một hôm tôi ngủ thiếp đi từ lúc chập tối. Khi thức dậy tôi có cảm giác như chân tôi cũng thức dậy. Tôi thả chân xuống giường thì lại thấy hai chân tê cứng, nhưng lúc này tôi tin chắc rằng chân tôi vẫn còn nguyên và tôi vẫn đi được. Cảm giác đó rõ ràng đến nỗi tôi hét lên vì vui sướng. Hai chiếc chân không sao mang nổi thân tôi và tôi ngã lăn ra, nhưng tôi cũng bò được đến cửa và lần xuống cầu thang. Tôi tưởng tượng mọi người ở dưới nhà sẽ ngạc nhiên như thế nào khi trông thấy tôi. Tôi không nhớ vì sao tôi lại mò được vào buồng mẹ tôi và ngồi lên lòng bà tôi. Trước mặt bà tôi có mấy người lạ đang đứng. Một bà lão người khô đét vận đồ xanh nói giọng nghiêm khắc, át cả tiếng mọi người:
-Cho nó uống phúc bồn tử rồi trùm kín đầu lại… Tất cả mọi thứ trên người bà lão toàn là màu xanh: từ áo, mũ cho đến khuôn mặt điểm một nốt thịt thừa dưới mắt, đều xanh, thậm chí đến túm lông mọc trên nốt thịt thừa cũng xanh như một búi cỏ. Bà lão trề môi dưới xuống, vểnh môi trên lên và nhe những chiếc răng xanh ra nhìn tôi, đưa bàn tay đi găng đen không ngón rua đăng-ten giơ lên che mắt.
-Ai đấy?
-Tôi rụt rè hỏi. ông tôi trả lời bằng một giọng nghe rất khó chịu:
-Đấy là bà mới của mày đấy… Gượng cười, mẹ tôi đẩy Epgêni Macximôp lại phía tôi:
-Bố con đấy… Mẹ tôi nói gì rất nhanh và khó hiểu. Macximôp nheo mắt, cúi xuống gần tôi và nói:
-Bố sẽ cho con một hộp thuốc màu. Trong buồng rất sáng; góc phía trước, trên một cái bàn, có đặt những giá nến bằng bạc, trên mỗi giá có năm ngọn nến đang cháy. Giữa những giá nến đó là bức tượng thánh “Xin Đức Mẹ đừng khóc” mà ông tôi rất quý; những hạt ngọc trai gắn trên bức tượng lấp lánh và hình như chảy ra; những viên ngọc thạch lựu đỏ thẫm trên nền vàng của bức tượng phát ra những tia hào quang chói lọi. Những khuôn mặt lờ mờ, tròn trĩnh nom như những cái bánh tráng cùng với những cái mũi bẹt lặng lẽ như dán vào những tấm kính cửa sổ tối om trông ra phố. Tất cả mọi vật xung quanh tôi đều chập chờn nghiêng ngả. Còn bà lão vận đồ xanh thì đưa những ngón tay lạnh buốt sờ vào phía sau tai tôi và nói:
-Nhất định rồi, nhất định rồi…
-Nó ngất rồi,
-bà tôi nói và bế tôi ra cửa. Nhưng tôi không ngất, tôi chỉ nhắm mắt lại thôi. Lúc bà bế tôi lên cầu thang, tôi hỏi bà:
-Sao bà không bảo cháu chuyện ấy từ trước?
-Chà… thôi im đi!
-Các người là đồ lừa dối… Đặt tôi vào giường xong, bà tôi rúc đầu vào gối và khóc, toàn thân rung lên. Hai vai rung động, bà tôi nghẹn ngào, nói lắp bắp:
-Cháu khóc đi… khóc đi… Tôi không muốn khóc. Căn gác tối và lạnh; tôi run lên, chiếc giường rung chuyển và kêu ken két. Bà lão vận đồ xanh vẫn hiện lên trước mắt tôi. Tôi giả vờ như ngủ, và bà tôi đi ra. Mấy ngày trống rỗng trôi qua một cách đơn điệu như một dòng nước nhỏ. Sau lễ ăn hỏi mẹ tôi đi đâu mất, không khí trong nhà trở nên vắng vẻ một cách nặng nề. Một buổi sáng ông tôi lấy ra một cái đục, đi tới cửa sổ và cậy mát-tít trát ở khung cửa hồi mùa đông. Bà tôi đi tới, tay bưng chậu nước với chiếc giẻ lau. ông tôi khe khẽ hỏi bà:
-Thế nào, mụ già?
-Cái gì kia?
-Mừng lắm phải không? Bà tôi trả lời cũng giống như trả lời tôi lúc đi lên cầu thang:
-Chà… thôi im đi! Những lời đơn giản đó lúc này có một ý nghĩa đặc biệt, chúng che giấu một sự kiện gì lớn, đáng buồn không cần phải nói ra nhưng mọi người đều biết. ông tôi thận trọng tháo khung cửa và đưa ra ngoài. Bà tôi mở rộng cánh cửa sổ. Trong vườn tiếng sáo sậu kêu, tiếng chim sẻ ríu rít. Mùi thơm ngây ngất của đất sau khi tuyết tan ùa vào trong phòng. Trên thành lò sưởi những viên gạch men hình vuông màu xanh nhạt ngượng nghịu ngả sang màu trắng, nhìn chúng đủ cảm thấy lạnh lẽo. Tôi bò từ trên giường xuống sàn nhà.
-Không được đi chân đất.
-Bà tôi nói.
-Cháu muốn ra vườn.
-Hãy chờ ít lâu nữa có hơn không, ngoài ấy chưa khô đâu!
Tôi không muốn nghe lời bà tôi, thậm chí nhìn mặt người lớn tôi cũng cảm thấy khó chịu. Trong vườn những ngọn cỏ non xanh mượt đã nhú lên, những nụ táo đã mọng ra và nở tung, rêu trên mái nhà nhỏ của mụ Pêtrôpna có một màu xanh nom thật thích mắt. Chỗ nào cũng thấy có nhiều chim. Tiếng chim hót rộn ràng, làn không khí thơm mát làm cho đầu óc tôi ngây ngất. Trong cái hố chỗ bác Piôt cắt cổ tự tử có những bụi cỏ dại màu vàng hoe bị tuyết đè nát, rối tung. Nhìn cái hố đó thật khó chịu, nó không có một vẻ gì là mùa xuân cả; những mẩu gỗ cháy dở đen bóng trông thật buồn thảm. Sự vô dụng của nó như chọc tức tôi. Tôi bực mình muốn nhổ tung những bụi cỏ dại đi, nhặt những viên gạch vỡ ra và những mẩu gỗ cháy dở vứt ra ngoài, dọn hết tất cả những thứ bẩn thỉu, vô ích đi, sửa sang cái hố thành một chỗ ở thật sạch sẽ và mùa hè sẽ sống trong đó một mình, không có người lớn. Tôi liền bắt tay ngay vào việc. Công việc đó làm cho tôi xa cách tất cả những gì xảy ra trong nhà suốt một thời gian dài, và tuy những chuyện ấy hãy còn làm cho tôi rất bực mình, nhưng càng ngày chúng càng làm tôi ít quan tâm hơn.
-Làm sao mà mày cứ quằm quặm thế? -Bà tôi hoặc mẹ tôi thường hỏi tôi như vậy.
Tôi thấy lúng túng mỗi khi bà và mẹ tôi hỏi câu đó. Nào tôi có giận gì bà và mẹ tôi đâu, tôi chỉ cảm thấy mọi thứ trong nhà đều trở nên xa lạ đối với tôi. Vào những bữa ăn trưa, chiều và những bữa trà tối thường có mặt bà lão vận đồ xanh, nom hệt như một cái cọc mục ở giữa dãy hàng rào đổ nát. Cặp mắt của bà ta như được đính vào mặt bằng những sợi chỉ vô hình. Từ trong hai hốc mắt xương xẩu chúng nhẹ nhàng lăn ra và chuyển động thoăn thoắt. Hai con mắt đó nhìn không sót một cái gì. Chúng rướn lên mái nhà mỗi khi bà ta nói đến Chúa và cụp xuống má khi bà ta nói đến việc nhà. Cặp lông mày của bà ta trông như cám và như dán vào da. Những chiếc răng to, trơ trụi lặng lẽ nhai tất cả những gì bà ta nhét vào mồm, cánh tay khòng khòng trông đến buồn cười, ngón út chìa ra. Quanh tai bà những cục xương tròn chạy đi chạy lại. Hai tai luôn luôn cử động, cả đến túm lông xanh trên nốt thịt thừa cũng động đậy giống như đang bò trên lớp da vàng khè, nhăn nheo và sạch bóng đến phát ghét lên được. Bà lão cũng sạch sẽ như người con trai
-chạm vào họ người ta cảm thấy ngượng nghịu và khó chịu. Mấy hôm đầu có lúc bà ta định đưa bàn tay như tay người chết ra sờ vào môi tôi
-bàn tay có mùi hương và xà phòng Kazan. Tôi vội vàng quay đi và chạy mất. Bà ta thường nói với con trai:
-Thằng bé này nhất định phải giáo dục cẩn thận, hiểu không Giênáa? Người con trai cúi đầu ngoan ngoãn, cau mày và im lặng. Trước mặt bà ta ai cũng đều nhăn nhó cả. Tôi hết sức căm ghét bà lão, và cả con trai bà ta nữa. Cũng chính vì cái tình cảm nặng nề đó mà tôi đã phải ăn nhiều trận đòn. Một lần đang ăn trưa, bỗng bà lão nói, hai mắt trố ra trông rất khủng khiếp:
-Chà, Aliôsenka, đi đâu vội mà cắn những miếng to thế? Khéo không lại nghẹn đấy. Tôi lôi miếng đang nhai dở trong mồm ra, cắm lại vào dĩa và chìa ra trước mặt bà ta:
-Này, bà tiếc thì cầm lấy… Mẹ tôi kéo tôi ra khỏi bàn ăn, tôi bị đuổi lên gác thượng một cách nhục nhã. Bà tôi đi lên và bịt miệng cười:
-Cha mẹ ơi, ai bảo mày nghịch tinh nghịch quái như thế! Cầu Chúa che chở cho mày.
Tôi không thích bà tôi bịt miệng lại như vậy. Tôi chạy đi chỗ khác. Tôi leo lên mái nhà và ngồi nấp phía sau ống khói một lúc lâu. Đúng, tôi rất muốn nghịch ngợm, tôi muốn nói với tất cả mọi người những lời cay độc. Khó mà dập tắt được ý muốn đó, Tức Epgêni Macximôp. vậy mà vẫn phải dập tắt như thường. Một hôm tôi lấy nhựa anh đào bôi vào ghế của ông bố dượng tương lai và người bà mới của tôi, và cả hai đều bị dính vào ghế. Cảnh đó trông thật là buồn cười. Sau khi tôi bị ông tôi đánh, mẹ tôi lên gác thăm tôi. Mẹ tôi kéo tôi vào lòng, kẹp chặt tôi giữa hai đầu gối và hỏi:
-Nghe đây, sao con lại chơi ác như thế? Giá con biết được điều đó làm mẹ đau lòng như thế nào! Mắt mẹ tôi rưng rưng những giọt lệ long lanh, mẹ tôi áp đầu tôi vào má. Tôi thấy đau khổ quá, thà mẹ tôi cứ đánh cho tôi một trận còn hơn. Tôi hứa sẽ không bao giờ xúc phạm đến hai mẹ con Macximôp nữa, miễn là mẹ tôi đừng khóc.
-Phải đấy, -mẹ tôi nói nhỏ, -con không nên nghịch ngợm nữa! ít lâu nữa bố mẹ sẽ làm lễ cưới rồi sau đó sẽ đi Matxcơva. Sau đó bố mẹ trở về và con sẽ ở với mẹ. Epgêni Vaxiliêvitạ rất tốt và rất thông minh, ở với bố, con sẽ sung sướng. Rồi con sẽ vào trường trung học, sau đó sẽ trở thành sinh viên giống như bố bây giờ và rồi sẽ thành bác sĩ hoặc làm gì tùy ý. Người có học vấn thì muốn làm gì cũng được. Thôi, đi chơi đi con… Tôi cảm thấy những tiếng “sau đó” mà mẹ tôi lần lượt nói ra đó là một cái thang đi xuống một nơi sâu thẳm nào đấy mỗi lúc một xa mẹ tôi, đi sâu vào bóng tối, vào cảnh cô độc và điều ấy làm cho tôi buồn rầu vô hạn. Tôi rất muốn nói với mẹ tôi:
-Mẹ đừng đi lấy chồng mẹ ạ, con sẽ nuôi được mẹ! Nhưng tôi không sao nói được điều đó. Mẹ tôi luôn luôn gợi lên trong tâm trí tôi rất nhiều ý nghĩ âu yếm về người, nhưng không bao giờ tôi muốn nói những ý nghĩ ấy cả. Công việc của tôi ở trong vườn tiến hành rất trôi chảy: tôi lấy con dao lớn rẫy hết cỏ dại đi, xung quanh miệng hố, chỗ nào đất bị lở, tôi lấy gạch đắp lại. Tôi xếp gạch thành một chỗ ngồi rộng, có thể nằm được là đằng khác. Tôi nhặt thật nhiều mảnh thủy tinh màu và bát đĩa vỡ đem nhét vào những khe hở giữa các hàng gạch và lấy đất sét trát lại. Khi ánh nắng chiếu vào hố, chúng rực sáng lên những màu sắc rực rỡ giống như ở trong nhà thờ.
-Khéo nghĩ đấy!
-Một hôm ông tôi ngắm nghía công trình của tôi và nói.
-Có điều là cỏ nó sẽ làm mày gay đấy: rẫy cỏ mà không đánh hết rễ! Để tao xới lại đất cho, vào lấy cái mai ra đây! Tôi đem ra một chiếc xẻng bằng sắt. ông tôi nhổ nước bọt vào lòng bàn tay, vừa lẩm bẩm vừa đưa chân ấn sâu chiếc xẻng xuống lớp đất màu mỡ.
-Nhặt rễ đi!… Rồi tao sẽ trồng ở đây cho mày mấy cây hướng dương và cây cối xay! Đẹp lắm… Và bỗng ông tôi im bặt, lặng người đi, người vẫn cúi trên chiếc xẻng. Tôi để ý nhìn: từ trong cặp mắt nhỏ thông minh giống như mắt chó của ông tôi, những giọt lệ lăn tăn liên tiếp nhỏ xuống đất.
-ông làm sao thế? ông tôi giật mình, đưa tay lau mặt và nhìn tôi bằng cặp mắt mờ đục.
-ông toát mồ hôi đấy! Trông kìa, bao nhiêu là giun! Rồi ông tôi lại tiếp tục đào và bỗng nhiên nói:
-Mày làm những cái này chỉ tổ phí công thôi, cháu ạ, tao sắp sửa bán nhà rồi, độ mùa thu này là bán. Cần có tiền để làm của hồi môn cho mẹ mày. Thôi thì cũng chỉ còn mong sao cho mẹ mày được sung sướng, cầu trời phù hộ cho mẹ mày… ông tôi vứt xẻng xuống đất, phẩy tay và đi về phía sau nhà tắm ở góc vườn, chỗ có đặt những chiếc nồi nấu nước.
Đến lượt tôi đào và bị xẻng đâm toạc ngay một ngón chân. Vì vậy tôi không đưa mẹ tôi đến nhà thờ để làm lễ cưới được. Tôi chỉ có thể ra cổng nhìn mẹ tôi khoác tay Macximôp và cúi đầu thận trọng đặt từng bước trên nền gạch của lề đường, trên những bụi cỏ xanh từ trong các kẽ gạch nhô lên, tựa như mẹ tôi đang đi trên những đầu đinh nhọn vậy. Lễ cưới rất âm thầm; sau khi ở nhà thờ về mọi người uống trà một cách buồn tẻ. Mẹ tôi đi thay quần áo ngay rồi vào buồng ngủ xếp đặt hòm xiểng. ông bố dượng tôi ngồi xuống cạnh tôi và nói:
-Bố có hứa cho con một hộp thuốc màu, nhưng ở đây không có loại nào tốt. Còn hộp của bố thì bố không thể cho con được, lên đến Matxcơva bố sẽ gửi về cho con vậy…
-Con lấy thuốc màu làm gì?
-Con không thích vẽ à?
-Con không biết vẽ.
-Thôi được, bố sẽ gửi cho con một thứ gì khác vậy. Mẹ tôi bước đến:
-Bố mẹ sẽ về ngay thôi mà. Khi nào bố con thi xong, tốt nghiệp là bố mẹ trở về… Tôi lấy làm thích thú thấy hai người nói chuyện với tôi như nói với một người lớn, nhưng tôi rất lấy làm lạ thấy một người đã có râu mà vẫn còn đi học. Tôi hỏi:
-Bố học gì?
-Đạc điền… Tôi cũng chẳng buồn hỏi đó là cái gì. Một sự im lặng buồn tẻ bao trùm căn nhà, có tiếng gì sột soạt như tiếng len dạ cọ sát vào nhau, mọi người như chỉ mong sao cho trời chóng tối. ông tôi đứng tựa lưng vào lò sưởi, nheo mắt nhìn ra cửa sổ. Bà lão vận đồ xanh giúp mẹ tôi xếp sắp đồ đạc, vừa làm vừa càu nhàu và kêu rên. Còn bà tôi thì say rượu từ trưa, mọi người sợ xấu hổ nên lôi bà tôi lên gác thượng và nhốt ở trên ấy. Sáng sớm hôm sau mẹ tôi lên đường. Khi từ biệt, người ôm lấy tôi, khẽ nhấc tôi lên khỏi mặt đất, nhìn vào mắt tôi bằng cặp mắt xa lạ rồi hôn tôi và nói:
-Thôi, con ở nhà nhé.
-Bảo nó ở nhà phải vâng lời tao,
-ông tôi vừa nói, giọng vẫn gắt, vừa nhìn lên bầu trời còn đang ửng hồng.
-Con phải vâng lời ông nhé!
-Mẹ tôi nói và giơ tay làm dấu cho tôi. Tôi chờ đợi mẹ tôi sẽ nói những gì khác kia, và tôi rất bực ông tôi đã làm cho mẹ tôi không nói nữa. Hai vợ chồng lên xe ngựa. Tà áo của mẹ tôi bị móc vào cái gì gỡ mãi không được, mẹ tôi phát cáu.
-Lại giúp mẹ mày, không trông thấy gì à?
-ông tôi bảo tôi. Tôi vẫn đứng im, nỗi buồn nặng trĩu trong lòng. Macximôp chịu khó xếp đôi chân dài thuỗn bó sát trong hai ống quần xanh vào xe. Bà tôi giúi vào tay Macximôp mấy cái tay nải, ông ta cầm đặt lên đầu gối, lấy cằm đỡ cho khỏi đổ, khuôn mặt tái mét nhăn lại với một vẻ hốt hoảng.
-Đủ rồi…
-Macximôp nói, giọng kéo dài. Bà lão vận đồ xanh với người con trai cả là một sĩ quan lên một chiếc xe khác. Bà lão ngồi ngay như tượng, còn người con trai thì lấy chuôi kiếm cọ vào râu và chốc chốc lại ngáp.
-Thế là anh ra trận đấy hả?
-ông tôi hỏi.
-Nhất định rồi!
-Tốt lắm! Cần phải đánh cho bọn Thổ Nhĩ Kỳ…
Xe chuyển bánh. Mấy lần mẹ tôi quay lại giơ khăn tay vẫy. Bà tôi, một tay chống vào tường, cũng giơ tay lên vẫy vẫy, nước mắt đầm đìa. ông tôi cũng lấy ngón tay quệt nước mắt và nói càu nhàu, giọng đứt quãng:
-Rồi chẳng… có gì tốt đâu… chẳng có… Ngồi trên một khúc gỗ, tôi nhìn hai chiếc xe vừa chạy vừa nảy trên mặt đường. Khi chúng đã khuất vào một góc phố, thì trong lòng tôi hình như cũng có một cái gì thắt lại. Trời hãy còn sớm lắm, cửa sổ ở các nhà vẫn còn đóng kín. Đường phố không một bóng người, tôi chưa bao giờ thấy nó vắng tanh vắng ngắt tiêu điều như thế. Từ xa vẳng lại điệu nhạc u uất của một gã mục đồng. Đây nói đến cuộc chiến tranh Nga
-Thổ năm 1877 -1878.
-Đi uống trà thôi -ông tôi nắm lấy vai tôi kéo đi và nói.
-Số phận mày là ở với tao; cho nên mày còn phải đụng chạm với tao như que diêm xát vào gạch vậy. Từ sáng đến chiều tôi với ông tôi mê mải làm việc ở trong vườn. ông tôi đánh luống, buộc các khóm phúc bồn tử, cạo rêu cho các cây táo và bắt sâu. Còn tôi thì chỉ loay hoay xây dựng và trang hoàng cho chỗ ở của tôi. ông tôi lấy rìu chặt bớt đoạn cuối của cây gỗ cháy dở đi và cắm xuống đất những cái cọc bằng gỗ, tôi đem mấy lồng chim treo lên những cái cọc đó. Tôi lấy cỏ khô đánh một tấm gianh thật dày và làm thành cái mái ở phía trên chiếc ghế dài để che nắng che sương. Chỗ ở của tôi thế là tươm rồi. ông tôi nói:
-Cháu tập lo liệu lấy một mình như vậy là rất tốt. Tôi rất coi trọng những lời của ông tôi. Thỉnh thoảng ông tôi tới nằm trên cái ổ cỏ của tôi và bằng một giọng chậm rãi, như cậy ra từng lời khó nhọc, ông khuyên tôi:
-Bây giờ mày đã lìa khỏi mẹ mày như một miếng bánh đã cắt rời ra. Rồi mẹ mày sẽ có con khác, đối với mẹ mày chúng nó sẽ thân thiết hơn mày. Còn bà mày thì đã bắt đầu uống rượu rồi. ông tôi im lặng một lúc lâu như nghe ngóng cái gì, sau đó lại miễn cưỡng buông ra những lời nặng nề:
-Bà mày uống lần này là lần thứ hai đấy. Khi thằng Mikhailô phải đăng lính bà mày cũng đã uống rồi. Lúc ấy, bà mày còn năn nỉ tao mua cho nó một cái giấy miễn đi lính nữa chứ, cái mụ già ngu ngốc ấy! Giá cứ đi lính quách thì bây giờ có thể nó lại khác… Chao ôi, lũ chúng bay… y… thật là… Còn tao thì đã gần kề miệng lỗ rồi, như thế là mày sẽ còn lại có một mình thôi, mày phải lo liệu lấy tất, phải tự kiếm lấy miếng ăn, hiểu không? Thế đấy! Phải tập chỉ trông cậy vào chính bản thân mình, đừng để kẻ khác dắt mũi mình! Hãy sống lặng lẽ, bình thản, nhưng phải cứng cỏi! Ai nói gì cũng nghe, nhưng cứ việc làm theo cách có lợi cho mình. Suốt mùa hè, tất nhiên trừ những hôm trời mưa gió, tôi đều sống ở ngoài vườn, thậm chí cả vào những đêm ấm trời tôi còn ngủ luôn ở đấy trên tấm thảm của bà tôi cho. Chính bà tôi cũng hay ngủ ở ngoài vườn. Bà tôi đem ra một ôm cỏ khô, rải gần chỗ tôi nằm rồi bà tôi nằm xuống và kể cho tôi nghe những câu chuyện rất dài, thỉnh thoảng lại ngừng kể và đột nhiên nói xen vào:
-Trông kìa, một ngôi sao sa! Chắc đó là linh hồn trong sạch của ai buồn nhớ đến đất Mẹ đấy! Như thế tức là ở đâu đấy lại mới có một người tốt ra đời. Hoặc bà tôi chỉ cho tôi xem:
-Nhìn kìa, một ngôi sao mới hiện ra! Trông long lanh như một con mắt ấy! ôi, bầu trời, bầu trời xinh đẹp, ngươi là tấm áo khoác lộng lẫy của Chúa… ông tôi càu nhàu:
-Bà cháu mày rồi đến cảm lạnh mà ốm mất thôi, lũ ngốc ạ…
Kẻ trộm mà vào thì nó bóp cổ… Đôi khi, vào lúc chiều tà trên bầu trời tỏa ra vô số suối lửa. Chúng tàn dần và đổ xuống vườn cây xanh mượt như nhung một lớp tro màu đỏ pha sắc vàng óng ánh. Một lúc sau tất cả cảnh vật xung quanh đều tối sẫm nhanh chóng, lan rộng mãi ra, phồng lên, chìm vào trong màn đêm nóng bức. Những chiếc lá được tắm no ánh nắng rủ xuống, những ngọn cỏ nằm rạp xuống mặt đất. Tất cả đều trở nên êm dịu hơn, lộng lẫy hơn: muôn hương nhẹ nhàng tỏa ra, dịu dàng như tiếng nhạc. Tiếng nhạc từ cánh đồng xa vọng về: đó là tiếng kèn điểm danh trong trại lính. Đêm xuống dần, và cùng với đêm một cái gì mạnh mẽ, tươi mát như sự âu yếm dịu hiền của người mẹ tràn vào lồng ngực.
Cảnh tĩnh mịch như một bàn tay ấm áp mịn như nhung khe khẽ vuốt ve trái tim. Và tất cả mọi ấn tượng xấu xa, tất cả làn bụi li ti và nóng bỏng trong ngày hôm đó đều bị xóa mờ đi trong tâm trí. Thật thú vị khi nằm ngửa mặt lên trời, ngắm những vì sao mỗi lúc một sáng thêm khiến cho bầu trời càng thêm sâu thẳm. Cái vực sâu thăm thẳm đó cứ vươn cao lên mãi, làm hiện ra những vì sao mới, nó nhẹ nhàng nâng bổng ta lên khỏi mặt đất và làm cho ta có một cảm giác thật là kỳ lạ: lúc thì ta cảm thấy toàn bộ trái đất thu nhỏ cho hợp với ta, lúc thì ta cảm thấy lớn lên một cách tuyệt vời, tỏa rộng và lan xa, hòa vào mọi vật xung quanh. Trời mỗi lúc một tối hơn, không khí mỗi lúc một thêm lặng lẽ. Nhưng khắp mọi nơi như có căng những sợi dây đàn vô tình rất nhậy; mỗi một âm thanh, tiếng chim hót trong giấc ngủ, tiếng nhím chạy qua hoặc một giọng nói nhỏ ở đâu đó -tất cả những âm thanh đó đều được bầu không khí lặng như tờ làm vang lên, đều ngân lên rất đặc biệt, khác hẳn lúc ban ngày. Tiếng phong cầm, tiếng cười của phụ nữ, tiếng gươm kéo lê trên nền gạch hè đường, tiếng chó sủa -tất cả những âm thanh vô ích đó đều giống như những chiếc lá rụng cuối cùng của một ngày tàn. Có những đêm ở ngoài đồng hoặc trên đường phố bỗng dội lên tiếng hát của người say rượu, tiếng chân người chạy thình thịch nặng nề, nhưng những cái đó đã quá quen thuộc và không còn ai chú ý đến nữa. Bà tôi thao thức rất lâu, bà tôi nằm, đầu gối lên hai bàn tay bắt chéo và kể chuyện với niềm hào hứng nhẹ nhàng, không hề để ý xem tôi có nghe hay không. Bao giờ bà tôi cũng khéo chọn những truyện cổ tích khiến cho đêm càng thêm ý vị và đẹp đẽ. Giọng nói du dương của bà tôi thường làm tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết và tôi tỉnh dậy vào lúc chim hót. ánh nắng chiếu thẳng vào mặt tôi, không khí ban mai run rẩy nhẹ nhàng, mỗi lúc một thêm ấm áp. Lá táo rũ những hạt sương xuống đất, những ngọn cỏ xanh ướt đẫm mỗi lúc một sáng rực lên, một làn hơi mỏng manh trong suốt như pha-lê bốc lên từ mặt cỏ. Trên bầu trời tim tím những tia nắng mỗi lúc một tỏa rộng như chiếc quạt đang xòe dần ra, bầu trời chuyển thành màu xanh. Tiếng chim sơn ca hót tít trên cao, và tất cả những màu sắc, âm thanh thấm vào lòng như những giọt sương mai, khơi lên một niềm vui thanh thản khiến người ta muốn dậy ngay, làm việc và sống hòa thuận với tất cả mọi sinh vật xung quanh mình. Đây là thời kỳ phẳng lặng và thơ mộng nhất trong đời tôi, và chính trong mùa hè này cảm giác tự tin vào sức mình đã nảy nở và lớn mạnh.
Tôi trở thành con người thờ ơ, thích cô độc. Nghe tiếng lũ trẻ nhà ạpxiannikôp la hét tôi cũng mặc kệ. Bọn em họ có đến chơi tôi cũng không mừng rỡ chút nào, mà chỉ sợ chúng phá mất những công trình của tôi ở ngoài vườn -sự nghiệp đầu tiên do tôi tự tạo nên. Cả những lời nói của ông tôi cũng không còn làm cho tôi bận tâm nữa, càng ngày giọng của ông tôi càng trở nên khô khan, gắt gỏng, than vãn. ông tôi bắt đầu hay cãi cọ với bà tôi và đuổi bà tôi đi. Bà tôi lúc thì đến nhà cậu Iakôp, lúc thì đến nhà cậu Mikhain. Đôi khi đến mấy ngày liền bà tôi không về, ông tôi phải thổi nấu lấy; bị bỏng tay, ông tôi la lối, chửi bới và đập phá bát đĩa. Tính keo kiệt của ông tôi ngày càng tăng. Thỉnh thoảng ông tôi vào lều của tôi, ngồi chễm chệ lên ổ cỏ và lẳng lặng nhìn tôi một lúc lâu, rồi đột nhiên hỏi:
-Sao cứ im thin thít thế?
-Cháu vẫn thế… Sao kia ạ? Và ông tôi bắt đầu “lên lớp” cho tôi:
-Chúng ta không phải là bọn quý tộc. Không ai dạy chúng ta hết. Chúng ta phải tự hiểu lấy tất cả. Người ta thì có sách vở để xem, có trường để học, còn chúng ta thì chẳng có cóc khô gì sất. Phải tự hiểu lấy tất…
Rồi ông trầm ngâm suy nghĩ, ngồi trơ trơ không nhúc nhích và im bặt, có thể nói là rất khủng khiếp. Đến mùa thu thì ông tôi bán nhà. Trước khi bán ít lâu, một hôm trong lúc uống trà buổi sáng ông tôi bỗng bảo với bà tôi bằng một giọng buồn rầu, nhưng cương quáết:
-Này, bà nó ạ, tôi nuôi bà như thế đã đủ rồi! Bây giờ thì bà đi kiếm lấy mà ăn.
Bà tôi tỏ ra hết sức thản nhiên đối với những lời đó, dường như bà tôi đã biết từ lâu là ông tôi sẽ nói như vậy và đang chờ đợi điều đó. Bà tôi thong thả moi hộp thuốc ra, lấy thuốc lá nhét vào cái mũi xôm xốp và nói:
-Thôi được! Đã vậy thì… ông tôi thuê hai căn buồng nhỏ tối om om ở dưới hầm một ngôi nhà cũ trong một ngõ cụt, phía dưới một ngọn đồi. Khi dọn nhà, bà tôi lấy một chiếc giày gai cũ, cầm sợi dây giày ném vào bếp lò. Rồi bà ngồi xổm và bắt đầu gọi gia thần:
-Gia thần, gia thần, xe đã sẵn sàng, xin Người hãy cùng đi với chúng tôi tới nơi ở mới, đến với hạnh phúc mới… ông tôi ở ngoài sân nhòm vào cửa sổ, quát lên:
-Đợi đấy, sẽ có xe đấy, mụ tà giáo kia! Cứ liệu, đừng có bêu diếu tôi.
-ôi, ông nó ơi, coi chừng kẻo khốn đấy!
-Bà tôi nói với ông tôi, giọng nghiêm trang. Nhưng ông tôi nổi nóng và cấm bà tôi không được đưa gia thần đi theo. Bàn ghế và những đồ đạc linh tinh khác ông tôi đem bán cho những người Tacta buôn đồ cũ suốt hai ba hôm mới xong. ông tôi đặt giá và chửi bới om sòm, còn bà tôi thì đứng ở cửa sổ nhìn ra, lúc khóc, lúc cười, miệng khẽ lẩm bẩm:
-Lôi cả đi! Đập hết đi!… Tôi cũng muốn khóc, tôi tiếc cái vườn và túp lều của tôi quá. Chúng tôi dọn nhà đi chỉ cần có hai chiếc xe ngựa. Tôi ngồi trên xe, giữa những đống đồ đạc linh tinh. Xe xóc một cách kinh khủng, dường như muốn hất tôi xuống đất. Và tôi đã sống với cảm giác bị lắc lư liên miên như muốn hất tôi đi như vậy trong khoảng hai năm trời, cho đến tận ngày mẹ tôi mất. Mẹ tôi trở về sau khi ông tôi dọn đến căn hầm được ít lâu. Mẹ tôi trông xanh nhợt, gầy còm, hai mắt mở to, ngỡ ngàng ánh lên như trong cơn sốt. Mẹ tôi nhìn một cách chăm chú kỳ lạ như mới trông thấy ông bà tôi và tôi lần đầu vậy. Mẹ tôi lặng lẽ nhìn cả nhà, còn bố dượng tôi thì cứ đi đi lại lại ở trong phòng, hai tay chắp sau lưng, miệng huýt sáo khe khẽ, chốc chốc lại húng hắng ho, mấy ngón tay khẽ búng vào nhau.
-Trời, sao con lớn khiếp thế này!
-Mẹ tôi nói, hai bàn tay nóng hổi áp vào má tôi. Mẹ tôi ăn mặc trông rất xoàng xĩnh: chiếc áo dài màu da cam rộng thùng thình, ở nơi bụng lại phình ra. ông bố dượng chìa tay cho tôi:
-Chào cậu cả! Độ này thế nào? Rồi ông ta hít hít không khí và nói:
-Này, ở đây ẩm ướt lắm! Cả hai người như vừa mới qua một cuộc chạy dài, dáng mệt mỏi, quần áo trên người đều nhàu nát, phai bạc. Hai người hình như không còn muốn gì hơn là được nằm nghỉ. Mọi người uống trà trong bầu không khí buồn tẻ. Nhìn những giọt nước mưa chảy trên cửa kính, ông tôi hỏi:
-Như vậy là cháy sạch cả à?
-Cháy sạch,
-bố dượng tôi trả lời, giọng quả quyết.
-Chúng con phải khó khăn lắm mới lao ra được…
-Hừ, lửa chứ có phải chuyện đùa đâu! Mẹ tôi áp sát vào vai bà tôi và nói thì thầm vào tai bà. Bà tôi nheo mắt lại như gặp ánh sáng chói. Không khí trong nhà mỗi lúc một buồn hơn. Bỗng ông tôi nói rất to, giọng thản nhiên và có vẻ cay độc.
-Epgêni Vaxiliep, sao tôi nghe nói là chẳng có cháy chiếc gì cả, mà chỉ vì anh đánh bạc thua hết. Không khí yên lặng như dưới mồi, chỉ nghe thấy tiếng ấm xamôva sôi phì phì và tiếng mưa rơi đập vào cửa kính. Một lúc sau mẹ tôi nói:
-Bố…
-Bố cái gì?- ông tôi thét nghe đến đinh tai.
-Còn muốn gì nữa? Tao đã chẳng bảo rằng ba mươi tuổi đầu đừng có đi lấy đứa hai mươi là gì? Đấy, mày đã được thỏa mãn,; ông chồng thanh lịch của mày đấy! Mày đã là bà lớn, oai ghê! Thế nào, cô quý nữ của tôi! Cả bốn người đều la hét ầm ĩ, la to nhất là bố dượng tôi. Tôi bỏ ra phòng ngoài, leo lên ngồi trên đống củi và lặng đi trong nỗi kinh ngạc: mẹ tôi đã bị người ta làm thay đổi hẳn, hoàn toàn không còn giống như trước nữa. Cảm giác này khi ở trong phòng ít thấy rõ hơn, nhưng ở đây, trong bóng tối lờ mờ, tôi nhớ lại rõ ràng mẹ tôi trước kia như thế nào. Tôi không còn nhớ rõ lắm tại sao về sau tôi lại ở Xôrmôvô, tại một ngôi nhà trong đó tất cả mọi thứ đều còn mới, tường không có giấy bồi, những khe hở giữa các cây gỗ thì bịt bằng sợi gai và có rất nhiều gián ở trong. Mẹ tôi và bố dượng tôi ở hai phòng có cửa sổ trông ra đường, còn tôi với bà tôi thì ở gian bếp chỉ có mỗi một chiếc cửa sổ nhỏ. Vượt lên trên các mái nhà, những ống khói nhà máy đâm thẳng Một khu phố ở Nijni-Nôpgôrôt có những nhà máy quan trọng nhất ở nước Nga. ở Nga nhà gỗ thường làm bằng những cây gỗ nguyên ghép lại. lên trời trông như những ngón tay đen sì và nhả ra những làn khói dày đặc, xoắn tít. Gió mùa đông thổi chúng bay đi khắp xóm. Trong những căn phòng lạnh lẽo của chúng tôi lúc nào cũng có mùi dầu mỡ khét lẹt. Sáng sớm tiếng còi rú lên như tiếng chó sói:
-U…, u
-u… u… u… Đứng lên ghế dài nhìn qua những tấm kính bên trên của cửa sổ và qua các mái nhà, có thể thấy cái cổng nhà máy sáng rực ánh đèn. Cánh cổng mở toang trông như cái mồm móm đen ngòm của một lão hành khất đang há ra cho đám người bé nhỏ lũ lượt tuồn vào. Giữa trưa tiếng còi lại rúc lên, hai cánh cổng nom như cặp môi đen sì lại há ra, để lộ cái hốc mồm sâu hoắm; những con người đã bị nhà máy nuốt chửng lại như bị tuôn ra. Họ đổ ra đường như một dòng nước đen sì. Một cơn gió mang theo tuyết trắng như bông thổi lùa vào đường phố, xua đuổi và dồn họ về những căn nhà của họ. Bầu trời trên xóm làng rất ít khi nhìn thấy: ngày này qua ngày khác phía trên các mái nhà, trên các đống tuyết đen kịt muội bồ hóng, người ta thấy lơ lửng một cái mái khác màu xám và bằng phẳng; nó đè trĩu lên óc tưởng tượng và làm lóa mắt người ta bởi cái màu sắc đơn điệu buồn tẻ của nó. Tối tối trên bầu trời nhà máy lập lờ một vừng sáng màu đỏ đục chiếu vào các đỉnh ống khói; người ta có cảm tưởng như các ống khói từ trong đám khói nhô ra, không phải vươn lên trời, mà là chúc xuống đất.
Chúng tuôn ra những tia lửa đỏ rực, gào rú lên. Nhìn tất cả những cái đó tôi cảm thấy bực dọc vô hạn, một nỗi buồn chua xót da diết trong lòng. Bà tôi trở thành người làm bếp; bà tôi nấu nướng, cọ sàn, bổ củi, xách nước, quần quật suốt từ sáng đến tối, và khi đi nằm bà tôi rã rời cả chân tay, vừa than vãn, vừa rên rỉ. Thỉnh thoảng sau khi làm lụng xong, bà tôi mặc một chiếc áo cánh bông ngắn, vén váy lên thật cao và đi ra phố.
-Xem lão già ở trên đó sống ra sao…
-Cho cháu đi với!
-Cháu sẽ chết rét mất thôi. Xem bão tuyết kia kìa! Rồi bà tôi đi hơn bảy vecxta trên con đường bị ngập giữa những cánh đồng tuyết. Mẹ tôi người vàng bủng, có chửa, co ro trong chiếc khăn san rách màu xám, có tua xung quanh. Tôi căm ghét chiếc khăn đó, nó làm cho thân hình to lớn, cân đối của mẹ tôi xấu xí hẳn đi. Tôi ghét và thường rứt đứt những tua ở xung quanh khăn. Tôi căm ghét cả ngôi nhà, xưởng máy và xóm làng. Mẹ tôi đi một đôi ủng bẹp dúm dó, mỗi khi ho thì cái bụng to phình lại lắc lư trông thật quái gở. Cặp mắt xanh xám của người ánh lên những nét khô khan và giận dữ, và thường hay nhìn trừng trừng vào những bức tường trơ trụi như bị dán chặt vào đó. Đôi khi mẹ tôi nhìn hàng giờ qua cửa sổ ra đường. Đường phố trông giống như một hàm răng, một số răng vì già nua nên đã đen kịt, khấp khểnh; một số đã rụng, và người ta đã vụng về thay vào đó những chiếc răng mới to quá khổ so với hàm.
-Chúng ta ở đây làm gì?
-Tôi hỏi. Mẹ tôi trả lời:
-ôi, im đi con ạ… Mẹ tôi ít nói với tôi, mà thường chỉ ra lệnh:
-Đi đi… Đưa đây… Đem lại đây… Tôi ít khi được ra đường; lần nào về nhà tôi cũng bị bươu đầu sứt trán vì bị tụi trẻ con đánh. Đánh nhau là thú vui duy nhất của tôi. Cho nên tôi đánh nhau rất say mê. Mẹ tôi lấy thắt lưng quất tôi, nhưng sự trừng phạt chỉ kích thích tôi thêm và lần sau tôi càng đánh nhau với tụi trẻ con một cách điên khùng hơn, và mẹ tôi cũng lại trừng phạt tôi nghiêm khắc hơn.
Một lần tôi cáo trước cho mẹ tôi biết rằng nếu mẹ tôi không thôi đánh tôi thì tôi sẽ cắn tay mẹ tôi, rồi chạy ra đồng và ở lỳ đến chết cóng ở đó. Mẹ tôi sửng sốt đẩy tôi ra, rồi đi đi lại lại trong phòng và vừa thở với vẻ mệt nhọc vừa nói:
-Đồ bất trị! Chiếc cầu vồng sinh động, lung linh của những tình cảm mà người ta gọi là lòng thương yêu đã phai nhạt đi trong tâm hồn tôi và càng ngày càng hay bùng lên những ngọn lửa xanh đầy thán khí
-ngọn lửa tức giận đối với tất cả mọi thứ; nỗi bất bình nặng nề, cảm giác sống cô độc trong cái thế giới vô nghĩa, một màu xám xịt và điêu tàn này, cứ âm ỉ trong trái tim tôi. Bố dượng tôi rất nghiêm khắc đối với tôi và ít khi nói chuyện với mẹ tôi. Suốt ngày ông ta chỉ huýt sáo miệng, ho và sau bữa trưa thì đứng trước gương lấy tăm xỉa những chiếc răng khấp khểnh rất cẩn thận và rất lâu. Càng ngày bố dượng tôi càng hay cãi nhau với mẹ tôi, gọi mẹ tôi bằng “cô” một cách giận dữ. Lối xưng hô đó làm cho tôi tức giận ghê gớm. Những lúc cãi nhau bao giờ bố dượng tôi cũng đóng chặt cửa thông vào bếp, có lẽ ông ta không muốn cho tôi nghe thấy lời nói của mình, tuy vậy tôi vẫn lắng nghe được cái giọng trầm trầm, khàn khàn của ông ta. Một lần ông ta giậm chân và hét:
-Chỉ vì cái bụng chướng mắt của cô mà tôi không thể mời ai đến chơi được, thật là giống bò cái! Tôi sửng sốt và tức giận như điên dại đến nỗi tôi nhảy bắn lên ở trên lò sưởi, đập cả đầu vào trần nhà và cắn vào lưỡi đến chảy cả máu. Cứ đến thứ bảy là có hàng chục người đem phiếu thực phẩm đến bán cho bố dượng tôi. Người ta đã trả công cho họ bằng phiếu thay cho tiền mặt, và họ sẽ dùng phiếu để mua thực phẩm ở cửa hàng nhà máy. Bố dượng tôi mua lại những phiếu đó chỉ bằng nửa tiền. ông ta tiếp họ ở trong bếp; ngồi sau một chiếc bàn, vẻ mặt quan trọng và cau có, ông ta cầm phiếu và nói:
-Một rúp rưỡi.
-Epgêni Vaxiliep, ông hãy nể Chúa một chút…
-Một rúp rưỡi. Cuộc sống vô nghĩa, tối tăm đó kéo dài không lâu. Trước khi mẹ tôi ở cữ, tôi được đưa tới chỗ ông tôi. Lúc này ông tôi đã về ở Kunavinô, ông ở trong một căn phòng chật hẹp có lò sưởi Nga và hai cửa sổ trông ra sân trong một ngôi nhà hai tầng ở phố Pêxtạanaia. Phố này chạy dưới chân một quả đồi xuống đến hàng rào khu nghĩa địa của nhà thờ Đức Bà Đồng trinh.
-Sao?
-ông tôi hỏi khi thấy tôi và cất tiếng cười the thé.
-Ngày xưa người ta nói: “Không có người nào đáng yêu hơn mẹ đẻ”, còn bây giờ có lẽ chúng ta phải nói: “Không phải mẹ đẻ, mà chính là ông ngoại quái quỷ này!” ôi chao, lũ chúng bay… y… y thật là…
Tôi chưa kịp quen với chỗ ở mới thì bà và mẹ tôi với em bé tôi tới. Bố dượng tôi bị đuổi khỏi nhà máy vì tội bòn mót của anh em thợ, nhưng ông ta chạy chọt và được tuyển ngay vào làm chân bán vé tại nhà ga. Sau những ngày không có việc gì xảy ra, tôi lại được đưa về ở với mẹ tôi trong tầng hầm một ngôi nhà đá. Lập tức mẹ tôi tống tôi đến trường. Nhưng ngay từ ngày đầu tiên trường học đã làm tôi chán ghét. Tôi đến trường với đôi giày của mẹ tôi, mặc chiếc áo bành tô nhỏ, nguyên là áo của bà tôi chữa lại, một chiếc sơ-mi màu vàng và một cái quần dài bỏ ống ra ngoài ủng. Cách ăn mặc lố lăng đó lập tức bị đem ra chế giễu. Vì chiếc áo sơ-mi màu vàng mà tôi bị gọi là “thằng tù”. Với tụi trẻ con tôi đã hòa hợp được nhanh chóng, nhưng thầy giáo và ông giáo sĩ thì vẫn ghét tôi. Thầy giáo tôi có nước da vàng bủng, đầu hói, thường xuyên chảy máu cam, với hai lỗ mũi nhét đầy bông, ông ta bước vào lớp, ngồi vào bàn và hỏi bài bằng giọng mũi. Đang nói nửa chừng ông ta bỗng im bặt, rút bông ở lỗ mũi ra, ngắm nghía rồi lắc đầu. Mặt ông ta trông nhẵn lì, nước da như màu đồng gỉ; giữa những nếp nhăn có những vệt xanh xanh, nhất là cặp mắt màu thiếc hoàn toàn thừa trên bộ mặt đó lại càng làm cho nó thêm xấu xí. Hai con mắt ấy dính chặt vào mặt tôi rất khó chịu khiến tôi luôn luôn muốn đưa bàn tay lên lau má. Mấy hôm đầu tôi ngồi ở dãy bàn trên cùng, ngay bàn đầu, gần sát với thầy giáo. Ngồi ở đây thật khó Những người tù bị khâu vào lưng áo một miếng vải hình vuông đỏ hoặc vàng. Tôi có cảm giác như ông ta không nhìn thấy ai hết, ngoài tôi ra. Suốt buổi ông ta nói bằng giọng mũi:
-Pêxkôp, thay áo sơ-mi đi! Pêxkôp, đừng động đậy chân! Pêxkôp, nước ở giày lại chảy ra thành vũng rồi! Tôi trả thù ông ta bằng những trò nghịch ngợm quỷ quái. Một lần tôi kiếm được nửa quả dưa hấu ướp lạnh. Tôi đem khoét ruột ra và lấy một sợi chỉ buộc nó vào chiếc ròng rọc ở cửa ra vào chỗ phòng ngoài tranh tối tranh sáng. Khi mở cửa thì quả dưa chạy lên trên, và khi thầy giáo khép cửa lại thì quả dưa chụp vào cái đầu hói của thầy y như một cái mũ vậy. Người gác trường dẫn tôi về nhà cùng với lá thư của thầy giáo, và vì trò tinh nghịch đó tôi đã bị một trận đòn nên thân. Một lần khác tôi rắc loại thuốc lá dùng để hít vào ngăn bàn thầy. Thầy bị hắt hơi đến nỗi phải bỏ lớp về và cử anh con rể đến dạy thay. Người con rể đó là một sĩ quan, y bắt cả lớp hát bài “Chúa hãy cứu giúp Nga hoàng” và bài “ôi, tự do, tự do của ta”. Những ai hát không đúng bị y lấy thước kẻ gõ vào đầu. Y gõ rất kêu, nhưng không đau. Và làm cho cả lớp cười rộ lên. Thầy giáo dạy giáo lý
-một giáo sĩ trẻ và đẹp trai có bộ tóc rất đẹp
-rất ghét tôi vì tôi không có cuốn “Thánh sử của Cựu ước và Tân ước thư” và vì tôi hay nhại lại lối nói của ông ta. Vào lớp, việc đầu tiên là ông ta hỏi tôi:
-Pêxkôp, có đem sách đi không? Đúng. Có đem sách không? Tôi trả lời:
-Không ạ, con không đem. Đúng.
-Đúng cái gì?
-Không đem ạ.
-Thế thì đi về ngay! Đúng, đi về. Vì tao không có ý định dạy mày. Đúng, tao không định dạy đâu. Điều đó không làm cho tôi buồn lắm. Tôi bỏ ra ngoài và đi tha thẩn trên những con đường bẩn thỉu ở trong xóm cho đến hết giờ học, vừa đi vừa để ý quan sát cuộc sống ồn ào của nó. Viên giáo sĩ có khuôn mặt sùng kính của Chúa Giê-su, cặp mắt dịu dàng như mắt phụ nữ và hai bàn tay nhỏ nhắn cũng dịu dàng đối với tất cả những gì được mó tới. Từ quyển sách, đến cái thước, cái quản bút
-ông ta đều nhấc lên một cách thận trọng lạ thường, dường như đó là một sinh vật hay vật rất dễ vỡ, ông ta yêu mến mọi vật lắm, chỉ sợ cầm không khéo thì hỏng mất. Đối với trẻ con ông ta không âu yếm như vậy, song chúng vẫn mến ông ta. Mặc dầu tôi học cũng tạm được, Nhưng chẳng bao lâu tôi được cáo rằng tôi bị đuổi ra khỏi trường Quốc ca của nước Nga thời Nga hoàng. vì hạnh kiểm xấu. Tôi chán nản vô cùng, vì chuyện này có thể đem lại cho tôi những rầy rà lớn: mẹ tôi càng đâm ra bẳn tính, và càng hay đánh đập tôi hơn. Nhưng thật là may mắn cho tôi: giám mục Crixanthơ đột nhiên tới trường. ông ta trông giống như một thầy phù thủy, và tôi còn nhớ là ông ta gù lưng. ông ta người nhỏ bé, mặc một chiếc áo đen rộng, đầu đội mũ nom rất buồn cười. Khi ông ngồi vào bàn, thò hai tay từ trong tay áo ra và nói: “Nào, các con chúng ta hãy nói chuyện với nhau!”, không khí lớp học lập tức trở nên ấm cúng, vui vẻ, gây nên một cảm giác dễ chịu khác thường. Sau nhiều người, đến tôi được gọi lên bàn ông. ông hỏi bằng giọng nghiêm trang:
-Con lên mấy?… Thế thôi à? Sao cao ghê thế, anh bạn? Con hay dầm mưa lắm phải không? ông ta đặt bàn tay khô khẳng với những móng tay dài và nhọn lên bàn, mấy ngón tay nắm lấy chòm râu lơ thơ. ông nhìn đăm đăm vào mặt tôi bằng cặp mắt dịu hiền và nói:
-Nào, con hãy nói cho ta nghe, trong Thánh sử con thích chuyện gì nào? Khi tôi nói rằng tôi không có sách và tôi không học Thánh sử, ông ta đưa tay sửa lại mũ và hỏi:
-Thế là thế nào? Cần phải học chứ? Có thể là con biết hoặc đã nghe kể về Thánh sử chăng? Con biết Thánh thi à? Giỏi! Cả Kinh thánh nữa chứ? Đó, thấy không? Biết cả sự tích các thánh nữa à? Bằng thơ à? Con giỏi lắm! ông giáo sĩ của chúng tôi bước vào, mặt mũi đỏ bừng, thở hổn hển. Giám mục ban phúc cho ông ta, nhưng khi ông ta bắt đầu nói đến tôi thì giám mục nói và giơ tay lên:
-Xin phép một chút… Nào, con hãy kể về Thánh Alêcxây, người của Chúa xem nào…
-Những câu thơ rất hay, phải không anh bạn?
-ông nói khi tôi quên một câu nào đó và ngừng lại.
-Còn bài nào nữa không? … Về vua Đavit à? Ta rất vui lòng nghe! Tôi nhận thấy ông ta quả có lắng nghe và thích bài thơ lắm. ông hỏi tôi rất lâu, rồi bỗng ông ngắt lời tôi rất nhanh và hỏi:
-Con đọc theo Thánh thi à? Ai dạy? Chắc ông con hiền lắm phải không? ác à? Chẳng có lẽ! Thế con có nghịch ngợm lắm không? Tôi lúng túng, nhưng rồi trả lời:
-Có ạ.
Thầy giáo và ông giáo sĩ xác nhận lời thú nhận của tôi bằng những câu nói dài dòng. Giám mục ngồi nghe, mắt nhìn xuống đất, rồi thở dài và nói:
-Mọi người nói về con những gì con đã nghe thấy chưa? Nào, lại đây! ông đặt tay lên đầu tôi, bàn tay phảng phất mùi gỗ trắc cá, và hỏi tôi:
-Tại sao con lại nghịch như vậy?
-Học chán lắm ạ.
-Chán à? Không đúng thế đâu, anh bạn ạ. Nếu con chán học thì con học phải kém chứ, đằng này các thầy giáo đều nói là con học khá cơ mà! Thế thì ắt phải có nguyên nhân gì khác đấy thôi. ông rút trong ngực áo ra một cuốn sổ nhỏ và ghi:
-Pêskôp, Alêcxây. Được rồi! Dù sao cũng phải cố dằn lòng mới được, anh bạn ạ, và đừng có nghịch ngợm quá! Nghịch một chút thôi thì được, còn nếu nghịch quá thì sẽ làm cho thiên hạ bực mình! Ta nói có phải không, các con? Nhiều giọng nói vui vẻ đáp lại:
-Vâng ạ.
-Cả các con cũng không nghịch ngợm quá phải không? Đám trẻ con mỉm cười ranh mãnh, trả lời:
-Có chứ! Cũng nghịch lắm ạ! Nghịch lắm ạ! Giám mục ngả người lên thành ghế, ghì chặt lấy tôi và nói một cách hết sức lạ thường đến nỗi tất cả mọi người
-ngay cả thầy giáo và ông giáo sĩ
-đều phải bật cười:
-Thế đấy, các chú em của ta ạ, vào tuổi các em ta cũng là một ông tướng nghịch đấy! Vì sao thế nhỉ, các em? Bọn trẻ con cười, ông ta hỏi han chúng, khéo làm cho cả lớp rối trí, khiến chúng phải tranh cãi với nhau. Không khí mỗi lúc một vui vẻ thêm. Cuối cùng ông đứng dậy và nói:
-ở đây với các con rất thích, các chú bé nghịch ngợm ạ, nhưng đến lúc ta phải đi rồi! ông giơ tay lên, vén tay áo, khoát tay làm dấu cho tất cả mọi người và chúc:
-Nhân danh Cha và Con và Thánh thần, chúc cho các con làm được những việc tốt lành! Thôi chào các con! Tất cả bọn trẻ con đều kêu lên:
-Tạm biệt Đức Cha! Xin mời Đức Cha trở lại đây lần nữa. Giám mục gật đầu, nói:
-Ta sẽ trở lại! Sẽ trở lại! Ta sẽ đem sách đến cho các con! Vừa nhẹ nhàng rời lớp học, ông vừa bảo thầy giáo:
-Thầy cho các em về đi! ông nắm tay tôi dắt ra phòng ngoài. Ra đến nơi, ông cúi xuống bên tôi và nói khe khẽ:
-Con phải tự kiềm chế mình nhé, được không? Ta hiểu vì sao con nghịch ngợm rồi! Thôi, tạm biệt anh bạn nhỏ của ta! Tôi hết sức xúc động, một cảm giác đặc biệt rạo rực trong lòng tôi. Sau khi cho lớp học giải tán, thầy giáo giữ tôi ở lại và bảo tôi rằng từ giờ tôi phải ngoan ngoãn hơn, tôi cũng lắng nghe một cách chăm chú và tự nguyện. ông giáo sĩ vừa khoác áo lông vào người, vừa nói bằng giọng dịu dàng:
-Từ nay mày phải đến học các giờ của tao! Đúng. Phải đến.
Nhưng phải ngồi cho nghiêm chỉnh! Đúng. Phải ngồi cho nghiêm chỉnh. Công việc của tôi ở trường tạm ổn thì ở nhà lại xảy ra một chuyện không hay: tôi ăn cắp của mẹ tôi một rúp. Việc này tôi không có chủ ý trước. Một hôm vào buổi tối mẹ tôi đi đâu không rõ, để tôi ở nhà trông em. Ngồi buồn, tôi giở một quyển sách của bố dượng ra xem
-cuốn “Bút ký của người thầy thuốc” của Đuáma-Bố, và giữa các trang sách tôi nhìn thấy hai tờ giấy bạc: một tờ mười rúp và một tờ một rúp. Cuốn sách tôi đọc không hiểu, tôi bèn gấp lại. Bỗng tôi hình dung ra rằng với một rúp không những tôi có thể mua được quyển “Thánh sử”, mà có lẽ còn mua được cả cuốn “Rôbinxơn”. Tôi biết đến cuốn sách này trước đó không lâu, trong một buổi học ở trường. Vào một ngày giá rét, trong lúc ra chơi, tôi kể cho bọn trẻ con nghe một truyện cổ tích. Bỗng một đứa trong bọn chúng nhận xét có vẻ khinh miệt:
-Truyện cổ tích chỉ là chuyện nhảm nhí thôi. “Rôbinxơn” mới thực là truyện! Có mấy đứa nữa cũng đã đọc “Rôbinxơn” rồi, tất cả đều khen cuốn sách đó. Tôi cảm thấy bực mình vì chúng không thích truyện cổ tích của bà tôi. Tôi bèn định bụng đọc “Rôbinxơn” cho bằng được để rồi cũng sẽ bảo cuốn sách đó là chuyện nhảm nhí! Ngày hôm sau tôi mang tới trường cuốn “Thánh sử” và hai tập truyện cổ tích đã nhàu nát của Anđecxen, ba fun bánh mì trắng và một fun xúc-xích. Trong một cửa hàng nhỏ, tối om ở cạnh hàng rào nhà thờ Thánh Vlađimia có bán cả “Rôbinxơn”
-một cuốn sách mỏng, bìa vàng, trên trang đầu vẽ một người râu ria xồm xoàm, đầu đội chiếc mũ lông hình chóp, trên vai khoác tấm da thú. Bức tranh đó tôi không thích; còn các truyện cổ tích thì bề ngoài trông cũng đã đáng yêu rồi, mặc dầu nhàu nát. Trong giờ nghỉ giữa buổi, tôi đem phân chia cho bọn trẻ con bánh mì và xúc-xích, rồi chúng tôi bắt đầu đọc truyện cổ tích kỳ lạ “Chim họa mi”. Truyện này ngay lập tức đã làm cho chúng tôi háo hức. “ở Trung Quốc mọi người dân đều là người Trung Quốc, cả vua cũng là người Trung Quốc”
-Tôi còn nhớ câu này đã làm cho tôi ngạc nhiên một cách dễ chịu như thế nào bởi tính cách giản dị của nó, bởi nhạc điệu như mỉm cười vui vẻ và một cái gì đó nữa đẹp đẽ lạ thường. Tôi không đọc được hết “Chim họa mi” ở trường vì không đủ thì giờ. Khi tôi về đến nhà thì mẹ tôi đang đứng bên bếp lò tráng trứng, tay cầm một chiếc chảo nhỏ. Mẹ tôi hỏi tôi bằng giọng rất lạ, gần như hết hơi:
-Mày lấy một rúp của tao phải không?
-Phải, con lấy mua sách đấy. Đây, sách đây… Mẹ tôi cầm chảo nện luôn cho tôi một cái rất đau, còn mấy cuốn sách của Anđecxen thì mẹ tôi lấy và giấu biệt đi đâu mất, điều này còn làm tôi xót xa hơn cả bị đòn. Mấy ngày liền tôi không tới trường. Trong thời gian đó hẳn là bố dượng tôi đã đem kể lại cái “thành tích” của tôi cho những người đồng sự nghe, và những người này lại kể cho con cái họ. Một đứa trong số đó đem chuyện này tới trường, và đến khi tôi đi học liền được đón tiếp bằng một cái tên mới: “Thằng ăn cắp”. Cái tên thật giản dị và rõ ràng nhưng không đúng, vì tôi có giấu việc tôi lấy đồng rúp đâu. Tôi muốn giải thích điều đó, nhưng người ta không tin tôi. Tôi bèn về nhà và bảo với mẹ tôi rằng tôi sẽ không đi học nữa. Mẹ tôi ngồi bên cửa sổ; lúc đó mẹ tôi lại đang có mang, nước da xám ngoét, cặp mắt trông đờ đẫn và khổ não. Mẹ tôi đang cho Xasa bú, mẹ nhìn tôi, mồm há ra như cá.
-Mày nói láo,
-mẹ tôi nói khẽ,
-không ai có thể biết chuyện mày lấy đồng rúp cả.
-Mẹ cứ đi mà hỏi xem.
-Chính mày ba hoa thì có. Nào, nói đi, có phải chính mày đã ba hoa không? Liệu đấy, mai tao sẽ tìm cho ra đứa nào đem chuyện đó đến trường! Tôi nói tên một đứa học sinh. Mặt mẹ tôi nhăn lại vẻ đau đớn và thổn thức khóc. Tôi bỏ xuống bếp, lên giường nằm. Chiếc giường của tôi là những chiếc hòm kê ở đằng sau lò sưởi. Tôi nằm và nghe tiếng nức nở khe khẽ của mẹ tôi ở trong phòng:
-Trời ơi! Trời ơi!… Không sao chịu nổi cái mùi kinh tởm bốc ra từ những mớ giẻ rách dính mỡ bị đốt, tôi trở dậy và đi ra sân, nhưng mẹ tôi gọi lại:
-Mày đi đâu thế? Đi đâu? Lại đây tao bảo!… Chúng tôi ngồi trên sàn nhà. Xasa nằm trong lòng mẹ tôi, nó nắm lấy những chiếc khuya trên áo dài của mẹ tôi, cúi xuống và nói:
-Huy,
-ý nó muốn nói: khuy. Tôi ngồi sát bên sườn mẹ tôi. Mẹ tôi ôm lấy tôi và nói:
-Chúng ta nghèo. Đối với chúng ta mỗi kôpêch, mỗi kôpêch… Mẹ tôi vẫn không nói hết một điều gì đó, người ghì chặt tôi trong cánh tay nóng hổi.
-Đồ vô lại… Đồ vô lại!
-Mẹ tôi bỗng nhiên thốt ra những tiếng mà có lần tôi đã nghe thấy mẹ tôi nói. Xasa nhắc lại:
-Vô nại! Xasa là một thằng bé kỳ lạ: vụng về, đầu to, nó nhìn tất cả mọi vật xung quanh bằng cặp mắt xanh rất đẹp, miệng khẽ mỉm cười và hình như đang chờ đợi một cái gì. Nó biết nói sớm một cách lạ thường, không bao giờ khóc, luôn luôn sống trong trạng thái vui vẻ bình thản. Nó rất yếu ớt, chỉ bò được đôi chút và rất vui mừng mỗi khi nhìn thấy tôi. Nó hay đòi tôi bế và thích mân mê tai tôi bằng những ngón tay mềm mại nhỏ xíu mà không hiểu sao lại phảng phất mùi hoa viôlet. Nó chết đột ngột, không ốm đau gì cả. Buổi sáng nó còn vui vẻ, yên lành như mọi ngày, nhưng đến lúc lễ tối, nó đã nằm ở trên bàn rồi. Việc này xảy ra ít lâu sau ngày sinh đứa em thứ hai Nikôlai. Mẹ tôi làm đúng như đã hứa; sinh hoạt của tôi ở trường lại trở lại bình thường. Nhưng rồi tôi lại bị quẳng đến ở với ông tôi. Một hôm trong bữa trà tối, lúc ở sân đi vào bếp, tôi bỗng nghe thấy tiếng mẹ tôi kêu não nuột:
-Epgêni, tôi xin anh, tôi xin anh…
-Ngu vừa vừa chứ!
-Bố dượng tôi nói.
-Thì tôi biết là anh đến với cô ta mà lại!
-Thì sao? Trong mấy giây cả hai đều im lặng. Cuối cùng mẹ tôi vừa ho sù sụ vừa nói:
-Anh thật là một tên vô lại độc ác!… Tôi nghe thấy tiếng bố dượng đánh mẹ tôi, tôi liền chạy bổ vào phòng thì thấy mẹ tôi ngã khuỵu xuống đất, lưng và khuỷu tay dựa vào ghế, ngực ưỡn ra, đầu ngửa lên, thở khò khè, hai mắt long lanh trông thật đáng sợ, còn bố dượng tôi thì ăn mặc sạch sẽ trong bộ lễ phục mới, đang giơ cái cẳng dài ngoẵng ra đạp vào giữa ngực mẹ tôi. Tôi vớ lấy con dao có chuôi bằng xương mạ bạc dùng để cắt bánh mì ở trên bàn
-vật duy nhất mẹ tôi còn giữ được sau khi bố tôi chết
-và lấy hết sức đâm vào sườn bố dượng tôi. May quá, mẹ tôi đã kịp đẩy Macximôp sang bên. Con dao sượt qua sườn làm toạc mất một mảng lớn trên bộ lễ phục và chỉ làm sầy da thôi. Bố dượng tôi kêu “ối”, bỏ chạy ra khỏi phòng, tay ôm lấy sườn, còn mẹ tôi thì vồ lấy tôi, nhấc lên và ném tôi xuống sàn nhà cùng với một tiếng rú. Bố dượng tôi từ ngoài sân trở vào, giằng lấy tôi. Tuy thế, bố dượng tôi vẫn cứ đi đến khuya, khi bố dượng tôi đã đi khỏi, mẹ tôi leo lên lò sưởi với tôi. Người khẽ ôm lấy tôi, hôn tôi và khóc:
-Con tha thứ cho mẹ, mẹ có lỗi với con! ôi, con yêu quý, sao con lại có thể làm như thế được. Dùng đến cả dao ư? Với một thái độ hết sức chân thành và hiểu rất rõ những điều mình nói, tôi bảo mẹ tôi rằng rôi sẽ đâm chết bố dượng rồi cắt cổ tự tử luôn. Tôi nghĩ rằng tôi có thể làm như thế lắm, hoặc dù sao tôi cũng thử làm. Mãi đến nay tôi vẫn còn nhìn thấy cái chân dài ngoẵng đáng nguyền rủa đó với cái nẹp sặc sỡ chạy dọc theo ống quần. Tôi nhìn thấy nó vung lên trong không khí và phóng mũi giày vào ngực mẹ tôi. Hồi tưởng lại những chuyện ghê tởm nặng nề này trong cuộc sống man rợ của người Nga, nhiều lúc tôi tự hỏi: có nên nhắc lại hay không? Và mỗi lần, với lòng tin tưởng mới, tôi lại tự trả lời: phải nhắc lại, bởi vì đó là một sự thật dai dẳng, đáng phỉ nhổ, mãi đến nay vẫn chưa bị thủ tiêu. Đó là một sự thật cần phải biết rõ đến tận gốc để nhổ bật gốc rễ nó ra khỏi trí nhớ, khỏi tâm hồn con người, khỏi toàn bộ cuộc sống của chúng ta, một cuộc sống nặng nề và nhục nhã biết bao. Và có một nguyên nhân khác khẩn thiết hơn đã bắt buộc tôi phải mô tả những sự việc ghê tởm đó. Mặc dầu chúng đáng ghét, thậm chí chúng còn đè nặng lên tâm hồn chúng ta và bóp chết nhiều tâm hồn đẹp đẽ, người Nga vẫn còn có một tâm hồn lành mạnh, trẻ trung đủ để đấu tranh và khắc phục chúng. Cuộc sống của chúng ta kỳ lạ không những vì nó còn chứa đựng một lớp bùn lầy với đủ mọi thứ rác rưởi có khả năng sinh sôi nẩy nở và nhầy nhụa đến thế, mà vì nó còn chứa đựng những mầm mống tươi sáng, lành mạnh, đầy sức sáng tạo, không ngừng xuyên qua lớp bùn ấy để vươn lên một cách đắc thắng
-những mầm mống tốt lành, nhân đạo vẫn tiếp tục vươn lên, khơi lên niềm há vọng bất diệt vào khả năng tạo ra một cuộc sống tươi sáng hơn và nhân đạo hơn.