Bí mật của cảm xúc

– 44 – CẢM XÚC LOẠI NGÔN NGỮ NỀN TẢNG CỦA LOÀI NGƯỜI



Bản thân con người luôn cảm nhận mọi thứ trên đời thông qua một ngôn ngữ nền tảng là các cảm xúc.

Trên thế giới có rất nhiều dân tộc khác nhau và mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng. Ước tính có hơn hai nghìn năm trăm loại ngôn ngữ trên toàn thế giới. Việc trao đổi bằng tiếng nói luôn là một trở ngại lớn.

Cho dù cá nhân là người da trắng, da đen hay da vàng, thì tác động mà cá nhân cảm nhận được cuối cùng vẫn là những cảm xúc. Khi anh nhăn mặt đau đớn, khi anh hớn hở vui vẻ, khi anh trần tư đau khổ,… tất cả các dân tộc đều có thể hiểu được trạng thái của người khác qua các cảm xúc được thể hiện bằng vẻ mặt, âm thanh, cử chỉ và điệu bộ.

Cảm xúc chính là loại ngôn ngữ nền tảng của con người. Hiểu và kiểm soát được ngôn ngữ cảm xúc, chúng ta sẽ tác động được tới tất cả mọi người trên thế giới này.

Cảm xúc của một cá nhân thường được biểu lộ qua ba dạng khác nhau:

+ Sự thay đổi của trường nhân điện quanh não bộ.

+ Qua ngôn ngữ âm thanh – tức qua lời nói, âm thanh do cơ quan phát âm tạo ra.

+ Qua ngôn ngữ hình ảnh – tức ngôn ngữ cơ thể, các hành vi, thái độ, cử chỉ.

1/ Trường nhân điện của cá nhân:

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mỗi cơ thể sống đều có một trường nhân điện bao quanh. Bằng các loại thiết bị cảm nhận có độ nhạy cao, chúng ta đã có thể chụp ảnh được trường nhân điện của các vật thể sống. Ở con người, trường nhân điện được tạo nên từ vòng luân chuyển của máu huyết, dưỡng khí và đặc biệt là các luồng dẫn truyền thần kinh. Do tất cả mọi cảm xúc đều xảy ra trong não, do đó khi não bộ thay đổi dưới tác động của các luồng thần kinh và thành phần hóa chất – tức thay đổi các cảm xúc – thì trường điện từ quanh não cũng sẽ bị thay đổi theo.

Việc phát hiện ra trường nhân điện đã giúp giải thích được rất nhiều hiện tượng như thần giao các cảm do các sóng điện lan truyền trong không gian, hay hiện tượng người chết nhập hồn vào người còn sống do trong một số trường hợp, gặp môi trường đặc biệt, tuy người chết rồi nhưng trường nhân điện vẫn còn và trôi đi trong không khí, tác động vào não bộ của những ai lọt vào vùng ảnh hưởng tương tự như cơ chế của từ trường nam châm lên sắt thép.

Bằng ý thức, chúng ta rất khó cảm nhận trường nhân điện, nhưng trên thực tế, chúng ta luôn bị tác động bởi các trường nhân điện của những người xung quanh. Khả năng cảm được trường nhân điện chính là giác quan thứ 6 của con người. Những người có khả năng cảm nhận cao hoàn toàn có thể cảm được sự thay đổi của trường nhân điện.

2/ Ngôn ngữ âm thanh:

Ðây là cách thông dụng và dễ dàng nhất. Tuy nhiên, do cuộc sống rất phức tạp nên con người thường nói ra những điều họ nghĩ là sẽ phù hợp với người nghe nhưng lại không nêu đúng được các cảm xúc của cá nhân, hoặc sẽ thể hiện sự việc thông qua lăng kính cảm xúc của họ làm sự việc thực tế bị sai lệch.

Do vậy, các thông điệp thể hiện cảm xúc qua lời nói thường không chính xác và không đáng tin cậy.

3/ Ngôn ngữ hình ảnh:

Ngoại trừ một số ngành đặc biệt như giáo viên, phát thanh viên, đa số chúng ta thường chỉ dùng lời nói trong khoảng thời gian không hơn hai tiếng đồng hồ mỗi ngày ước chừng bằng 1/8 khoảng thời gian mà cá nhân thức và hoạt động hàng ngày.

Trong 7/8 số thời gian còn lại, chúng ta không nói bằng lời. Trong khoảng thời gian này, chúng ta luôn nói bằng các cử chỉ và vẻ mặt, thể hiện các trạng thái cảm xúc của chúng ta đây là loại ngôn ngữ bằng hình ảnh hay còn gọi là ngôn ngữ của cơ thể.

Chúng ta thường không để ý là mình luôn luôn đang nói bằng vẻ mặt, điệu bộ, bằng thái độ và cử chỉ của chính mình, mặc dù không hề thốt ra một lời. Khi bạn bước vào văn phòng trong tâm trạng đang cực kỳ giận dữ, ngay tức khắc, nét mặt và cách thể hiện sẽ nói lên cảm xúc của bạn. Mọi người sẽ thấy được, cảm nhận được và cảm xúc xấu của bạn sẽ tạo ra các cảm xúc xấu khác cho mọi người.

Ðiều rất dở là chúng ta thường không ý thức rằng mình đang luôn luôn nói “bằng ngôn ngữ cơ thể”. Chúng ta dễ thể hiện những thái độ rất tệ hoặc rất không tế nhị một cách thiếu ý thức và tạo ra hàng loạt các cảm xúc xấu cho người khác.

Ngôn ngữ của cơ thể thường sẽ biểu lộ ra các trạng thái cảm xúc thật mà cá nhân khó có thể đóng kịch, hay giả bộ được.

Do vậy, cách tốt nhất để đọc và hiểu được cảm xúc một cách chính xác là thông qua quá trình quan sát các ngôn ngữ cơ thể của đối tượng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.