Đặc điểm nổi bật của bất kỳ một dạng rối loạn cảm xúc nào là người ta bị căng thẳng tinh thần về những vấn đề nào đó. Những người chịu đựng chứng trầm cảm, lo lắng, bệnh lưỡng cực hay bệnh tâm thần phân liệt là vì họ bị ngăn cách với việc thích ứng với thế giới bên ngoài và phải điều chỉnh hành vi của mình để đền bù cho bệnh tật của họ.
Khi chúng ta bị tuyệt vọng. chúng ta mất sinh lực, không có khả năng để tập trung, và tâm trạng buồn rầu đã thành thói quen sẽ gây ra cho chúng ta sự rút lui và trốn tránh mọi người và những hoạt động trước đó vốn đem lại cho chúng ta niềm vui sống. Khả năng làm việc của chúng ta bị giảm sút và trong những trường hợp trầm trọng, chúng ta mất sự ao ước để sống cùng nhau. Tương tự như vậy, sự lo lắng quá mức thường gây ra những thái độ trốn tránh việc nỗ lực giảm bớt sự lo lắng và hoảng hốt với những điều trước đây chúng ta quen thuộc. Trong trường hợp của căn bệnh tâm thần nghiêm trọng, chứng trầm cảm điên rồ hay bệnh tâm thần phân liệt, chúng ta mất hẳn khả năng giữ được mối quan hệ với thực tại khiến chúng ta không thể hoà nhập với thế giới một cách tự do được.
Tất cả những điều kiện mà tôi đề cập trên đây có một nền tảng về sinh học, đó là lý do tại sao thuốc men có những tác dụng nhất định. Trong chừng mực những mối quan hệ hay chức năng của chúng ta bị ảnh hưởng, điều quan trọng là tạo nên một cách tiếp cận về hành vi để có thể chữa trị được. Trong trường hợp cuộc sống của bạn bị giới hạn bởi sự lo lắng, mọi người cần phải có lòng quyết tâm để đương đầu với nỗi sợ và không đầu hàng chúng. Sự tiếp cận này chứng tỏ qui luật có thứ tự của cuộc sống. Tránh né càng làm cho mọi sự tồi tệ hơn, sự đương đầu sẽ khiến cho mọi sự được cải thiện dần dần.
Trong trường hợp bạn cảm thấy tuyệt vọng, hành vi này cần phải được thay đổi. Nói chung, nó liên quan đến việc vượt qua những mặc cảm và sự mệt mỏi để làm những điều mà chúng ta dự đoán hoặc biết là sẽ làm cho tình hình của chúng ta tốt hơn. Đây là sự đòi hỏi lớn khi người ta đang bi quan, trầm cảm và cảm thấy vô dụng.
Thậm chí ngay cả những người có thái độ mù mờ và xa rời thực tế cũng không phải luôn luôn như vậy. Đối với họ, cuộc đấu tranh để thay đổi bản thân là tận dụng đến mức tối đa những gì có thể có lợi từ thuốc men đang dùng để sống một cuộc sống bình thường hết mức có thể. Khi người ta đang phải đương đầu với những căn bệnh hiểm nghèo về tinh thần, sự ủng hộ mạnh mẽ của gia đình là có tính thiết yếu. Những bài học cơ bản nhất về tình yêu mà tôi học được trong khoá học đã được các bậc cha mẹ, những người vợ người chồng và con cái của những người bị mắc chứng Alzheimer4, tâm thần phân liệt hay bị liệt tứ chi kể cho tôi nghe. Hầu hết những huân chương giành cho các anh hùng của chúng ta đã được tặng để ghi nhớ những dịp ngắn ngủi khi mà mọi người cư xử can đảm. Những người ngày đêm quan tâm săn sóc cho những người thương yêu bị bệnh tật thì lại hiếm khi được công nhận, nhưng trong tâm trí tôi, họ có một vị trí xứng đáng nhất, cao quí nhất.
Gần đây tôi có tham dự một hội nghị, có một diễn giả mô tả kỹ lưỡng gánh nặng của những chứng bệnh tâm thần và ông ta đề cập đến một tổ chức mà ông cảm thấy đặc biệt hữu ích. Khi ông ngừng lời, cố gắng để nhớ tên của tổ chức đó, một người đàn ông trong xe lăn nói rất to để cả hội trường cùng nghe «Những người chưa chết». «Vâng», diễn giả trả lời, «đúng thế đấy ạ».
Đó là một bài học cho tất cả chúng ta trong sự quyết tâm như vậy. Đây không đơn giản là chúng ta may mắn có những người mà gánh nặng của họ lớn hơn gánh nặng của chúng ta. Mỗi cuộc đời đều có những mất mát riêng. Chúng ta đáp lại sự bất hạnh đó của họ như thế nào chính là sự thể hiện con người của chính chúng ta. Tổ chức những người bạn tình thương (CF) là tổ chức của các bậc cha mẹ đã từng bị mất con. Nhiều người trong số họ đã nhận được những lời động viên. «Tôi không biết làm sao mà bạn có thể chịu đựng được những nỗi đau như vậy. Tôi không chắc là tôi có thể làm được như bạn! ». Câu bình luận này có thể coi là một lời khen, khơi gợi cảm giác vui buồn cay đắng lẫn lộn trong những bậc cha mẹ bất hạnh đó. Liệu chúng ta có thể chọn lựa hay không? Lẽ nào chúng ta có thể chết đi và bỏ mặc những người đang phụ thuộc vào mình? Nhiều khi, cái chết là sự lựa chọn ưa thích của nhiều người không chịu đựng nổi sự mất mát của người mình yêu nhưng hoàn cảnh không cho phép chúng ta làm như vậy và chúng ta đành phải tiếp tục sống như những người lính chẳng còn gì để mà mất!
Sức khoẻ về tinh thần là một chức năng lựa chọn. Chúng ta càng có nhiều sự lựa chọn thì chúng ta càng có khả năng được hạnh phúc. Những người ốm yếu hay đau khổ luôn cảm thấy sự lựa chọn của mình bị giới hạn, đôi khi bởi hoàn cảnh bên ngoài hay tình trạng ốm yếu của chính họ, đôi khi do chính chúng ta tự giới hạn cuộc sống của mình. Khả năng hàng đầu để xoá bỏ những giới hạn này là bạn hãy can đảm thử liều xem sao. Nếu chúng ta đông cứng lại vì nỗi sợ của mình, nhất là khi chúng ta sợ thay đổi thì khó có thể lựa chọn một cuộc sống làm chúng ta hạnh phúc được. Chính sự lo lắng hay chỉ là trí tưởng tượng đã ngăn cản chúng ta?
Chúng ta không bao giờ đứng ngoài sự lựa chọn của mình được, không thành vấn đề việc bạn cảm thấy tuyệt vọng như thế nào về hoàn cảnh. Đây chính là lúc các bạn nên tham vấn các bác sĩ tâm lý để không đầu hàng số phận, sự tuyệt vọng và tìm ra một sự tự thuyết phục bản thân là chưa phải đã mất hết tất cả. Chúng ta vẫn còn chưa chết cơ mà!
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.