Điểm tựa của niềm tin
Phần 01 – 1: Điểm tựa của tinh thần
“Hình ảnh một người tử tế, luôn quan tâm đến mọi người và cũng là người thầy dạy tôi rất nhiều về cuộc sống, sẽ còn mãi trong tâm trí tôi, không bao giờ phai nhạt.”
Khi tôi còn nhỏ, có lẽ năm tôi tám hay chín tuổi gì đó có một cặp vợ chồng già đến ở đối diện nhà tôi. Họ sống thanh bình và trung thành với tổ tiên gốc Ý của họ trong cách ăn mặc cũng như trong cách trang trí nhà cửa.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, nhắc đến người Ý là nhiều người liên tưởng đến những tay mafia khét tiếng. Tôi đã rất sợ hãi khi gặp người vợ. Bà có đôi mắt đen tuyền, lạnh như băng. Bà luôn mặc bộ váy đen dài với một chiếc vòng cổ trắng, đôi giày da tinh xảo đen bóng được viền vải và đính một hạt ngọc lớn.
Trông bà ấy có vẻ rất lạnh lùng và khó gần. Có lẽ cũng vì thế mà bà không được người trong lành chào đón.
Vừa sợ hãi, vừa tò mò, tôi thường hay nấp dưới cây sung trước nhà và lén nhìn bà đi đi lại lại trong sân. Bà ấy rất yêu chim. Ngày nào bà cũng dành thời gian ra vườn, chậm rãi vãi từng nắm thóc khắp các góc sân rộng lớn để cho chim ăn. Đôi mắt đáng sợ của bà nhìn chằm chằm xuống phía dưới khi bà thì thầm với những người bạn lông vũ của mình.
Điều đó càng khiến tôi sợ bà chết khiếp. Hoàn toàn ngược lại với vợ mình, ông Conti chồng bà lại là một người rất thân thiện. Lúc nào thấy tôi, ông cũng giơ tay lên vẫy vẫy. Môi ông nở nụ cười để lộ la hàm răng trắng và rất đều đặn.
Mái tóc bồng bềnh của ông làm tội liên tưởng đến một nhà soạn nhạc, còn cái bụng to ẩn sau chiếc áo măng tô lại khiến tôi nghĩ đến ông già Noel. Trông ông rất hiền và vui tính.
Một điều đặc biệt nữa ở ông là ông có một chiếc Buick 1928. Một buổi sáng, khi ông lái chiếc xe tuyệt vời ấy ra ngoài nắng, tôi không thể nào không trầm trồ thán phục. Nó mới lộng lẫy và oai vệ làm sao! Nước sơn đen bóng trông thật sắc sảo. Theo phản xạ tự nhiên, tôi chạy băng qua đường để đóng chiếc cửa gỗ khá nặng trước ga-ra giùm ông.
Ông mỉm cười:
“Chào cậu bé cháu tên gì?”
“Dạ, Jack ạ!”- Tôi trả lời.
“A, Jack dễ thương, cảm ơn cháu. Ta cho cháu vài thanh kẹo này.”
Bàn tay mập mạp và đầy đồi mồi rủa ông đưa ra 5 thanh kẹo xô -cô-la hạnh nhân mà tôi thích mê.
Vào năm 1932, món quà đó rủa ông khá giá trị, nhất là đối với một đứa trẻ như tôi! Từ hôn đó trở đi, khi nào thấy ông Conti lái xe ra ngoài, tôi đều chạy qua đóng cửa ga-ra giùm ông, và như thông lệ, lần nào ông cũng trò chuyện và cho tôi kẹo. Khi tôi “kết bạn” với ông Conti được vài tháng thì một xáo trộn đã sảy đến với gia đình ông. Bà Conti bị bệnh. Lũ chim đó. Chúng kêu chiêm chíp gọi người bạn rủa chúng. Ông Conti không còn lái xe ra ngoài như trước nữa.
Nấp sau gốc sung nhìn sang, tôi thấy ông cứ đi đi lại lại trong nhà, vẻ rất lo lắng, Nỗi lo đã làm cho tóc ông bạc nhiều. Một ngày, tôi thấy cờ tang bên nhà ông. Rồi sau đó những chiếc xe màu đen xếp hàng dài trước nhà ông để đưa bà đi. Ông Conti mặc đồ đen, lưng còng xuống như đang phải gánh một gánh nặng vô hình nào đó. Trông ông buồn không thể tả. Chiếc Buick nằm im lìm trong cái không khí ẩm ướt của ga-ra nhà ông Conti. Ông gần như không bước ra khỏi cửa. Vì còn quá nhỏ tôi không biết phải an ủi ông như thế nào cả. Tôi chỉ biết chờ đợi.
Thời gian cứ trôi qua. Cuối cùng cánh cửa ga-ra cũng mở và ông Conti lại vẫy tôi sang. Một giải băng to màu đen quấn trên tay áo của ông. Sợ ông không còn muốn trò chuyện với mình, nên tôi không chạy đến như mọi lần.
“Đến đây nào, Jack dễ thương, ông có mấy cây kẹo cho cháu đây.” – Ông vẫn dịu dàng gọi tôi.
Tôi rụt rè băng ca con đường lót gạch vàng. Tôi biết có một nỗi buồn ẩn sâu trong lòng người bạn lớn của tôi, một nỗi buồn mà tôi không thể hiểu thấu được.
“Jack à, ông sẽ đi đến nghĩa trang để chăm sóc những cây hoa quanh mộ bà.
Nếu cháu muốn đi theo thì hãy vào xin phép mẹ đi.”
Ngồi trên chiếc Buick là mơ ước từ trước đến giờ của tôi, nên tôi vội vàng vào nhà xin mẹ. Không những đồng ý, mẹ còn kéo tôi lại, thì thầm vào tai:”Con hãy làm cho ông vui nhé!”
Tôi chờ chiếc xe màu đen bóng loáng mà mình đã ngưỡng mộ từ bấy lâu ấy ra khỏi ga-ra mi đóng cửa lại, nhanh nhẹn trèo lên. Ối chao, chiếc ghế nhưng mới êm làm sao! Chiếc vô- lăn bằng gỗ thật nhẵn và bóng loáng, khiến tôi chỉ ao ước được nắm lấy. Tiếng động cơ xe kêu nhẹ nhàng, êm ái khi chúng tôi chạy xuống đường phố. Ông Conti thì buồn nhưng tôi thì không thể nào vui hơn được nữa!
Chúng tôi đỗ xe trong con đường nhỏ của nghĩa trang rồi cùng đi lên ngọn đồi đầy những bông hoa khô héo và úa tàn. Ông lặng lẽ đi lấy nước, tưới cho nhưng cây hoa trên ngôi mộ đơn sơ của vợ mình rồi ngồi xuống, im lặng. Ông ngồi như thế rất lâu.
Hình ảnh người bạn lớn rủa tôi in trên nền trời u ám, vàng vọt rủa ngày hôm đó mới đơn độc và buồn bã làm sao!
“Jack, bây giờ ông cháu mình đi giải trí một chút nhé’! Chúng ta cùng ghé qua sân gôn và cùng chơi một lát, cháu thấy thế nào?” – Ông nói khi chúng tôi quay ra xe.
Còn gì vui sướng bằng nữa chứ! Mắt tôi sáng lên đồng ý. Bánh xe kêu lạo xạo khi chúng tôi đi qua con đường sỏi đá rời khỏi nghĩa trang – một nỗi buồn kinh khủng. Đến sân gôn, ông Conti mua một giỏ banh và lựa ra 2 cây gậy tốt nhất. Đó cũng là lần đầu tiên tôi khám phá ra ông quả là một người đánh gôn cừ khôi. Chiếc gậy trong tay ông vùng lên theo một vòng tròn lớn, đập vào quả bóng nhỏ màu trắng làm nó bay qua cột mốc 200 mét, 250 mét và cuối cùng rớt xuống mặt cỏ mượt ở cột mốc 300 mét trước con mắt kinh ngạc lẫm ngưỡng mộ của tôi.
“Được rồi, Jack, bây giờ đến lượt cháu đấy!”
Tôi cố đánh quả bóng đi xa nhưng không thể. Thế là thời gian còn lại của buổi chơi, ông nhẫn nại chỉ cho tôi thế đứng hợp lý và cách cầm cây gậy gôn đúng cách. Những giây phút ấy thật tuyệt vời. Các cuộc viếng mộ và ghé lại sân gôn diễn ra hàng tuần sau đó. Tôi luôn chờ đợi những chuyến đi thú vị ấy và đếm lùi từng ngày cho đến chủ nhật.
Ông Conti có dăm ba mỏ đá. Ông đã ký hợp đồng với chính phủ và nhưng con đường được rải nhựa hay lát sỏi thường là bằng đá từ những mỏ này. Suốt mùa hè, tôi là vị khách thường xuyên trong những chuyến công đu đây đó của ông. Ống chỉ dạy cho tôi nhiều điều, cả bằng lời nói và bằng chính cách sống của mình. Tôi thấy ông ôm hôn người đàn ông bị mất con. Tôi thấy ông đặt 200 đô la vào lòng bàn tay của một thanh niên trẻ không có tiền để tổ chức lễ cưới với người mình yêu. Ông giảng giải lẫn khuyên nhủ một người công nhân già đang bất mãn nên chăm lo cho người vợ đang chết dần chết mòn vì bệnh lang y của mình. Thấy một đứa trẻ chơi trước lều của những người công nhân, ông Conti, với thân hình nặng nề, củng cố đi bộ đến tận nơi chỉ để xoa đầu âu yếm và cho nó gói kẹo. Mọi người đều rất yêu mến và kính trọng ông. Còn với tôi, ông vừa như một người bạn, một người thầy lại vừa là một người ông đáng kính.
Tôi biết thế nào là nỗi đau mất đi người mình yêu quý khi ông Conti đột ngột qua đời. Khi đó, tôi vẫn còn rất nhỏ. Đó là cú sốt tinh thần đầu tiên trong đời tôi. Quá buồn bã và suy sụp, tôi nằm cuộn tròn trên gác xép, khóc như mưa khi đoàn xe tang đưa tiễn ông chuyển bánh. Từ đó căn nhà của ông trở nên lạnh lẽo và buồn thảm. Lũ chim cũng đã bay đi chốn khác.
Lời tạm biệt cuối cùng của tôi với người bạn lớn thân thiết của mình là khi một người con của ông từ phương xa về mở cửa ga-ra và lái chiếc Buick đi mất.
Nhìn chiếc xe đen bóng, oai vệ khuất dần trong ánh nắng, mắt tôi đẫm lệ. Tôi nhớ ông biết bao.
Những tháng ngày thơ ấu được sống bên ông Conti thực sự đà trở thành điểm tựa tinh thần lớn lao trong suốt hành trình xa thẳm của cuộc đời tôi sau này.
– Nguyễn Vũ Hưng –
Theo A Neighbor I’ll Never Forget
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.