Điểm tựa của niềm tin
2: Những vết cắn trong đời
Mẹ tôi bỏ đi năm tôi 15 tuổi. Đó quả là một cú sốc lớn trong đời tôi nhưng tôi vẫn trụ vững, mặc cho nỗi đau âm ỉ cháy trong tim, không lúc nào nguôi. Nhưng khi bị bạn trai phản bội, tôi không còn trụ được nữa. Nhìn bề ngoài, không ai có thể biết được trái tim tôi đang rỉ máu.
Tôi vẫn là một học sinh trung học gương mẫu, như đã luôn luôn như thế rồi luôn ở trong tốp dẫn đầu lớp. Mấy tên con trai lóp trên thường gửi thư làm quen với tôi và tôi dễ dàng đạt điểm xuất sắc trong hầu hết các môn học ở lớp. Ai cũng cho rằng tôi là một người may mắn, chẳng phải kiếm việc làm thêm sau giờ học và tôi có thể theo học một trường đại học danh tiếng sau khi tốt nghiệp trung học. Nhưng liệu có đứa bạn nào của tôi phải chịu cảnh đơn độc như tôi không? Có ai thèm để tâm xem tôi suy nghĩ như thế nào? Cha tôi chỉ biết có công việc. Cha luôn mỉm cười và xoa đầu tôi nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đó.
Cha không hề biết tôi cần nhiều hơn thế, cần được cha hỏi thăm, được cha lắng nghe, để tôi có thể trút hết nỗi lòng…
Cha nói với tôi rằng mọi việc đều tốt. Cha muốn tôi luôn tươi tắn và bình thản, đừng suy nghĩ gì nhiều về chuyện của mẹ. Cha báo tôi rằng tôi đừng quan tâm đến chuyện gì cả. Nhưng vấn đề là tôi vẫn cứ bận tâm đến những chuyện quanh tôi. Tôi hay nghĩ về chuyện mẹ bỏ đi, việc bị bạn trai phản bội, và tôi chẳng thể chia sẻ cùng ai nhưng chuyện ấy. Tôi quan tâm đến mọi chuyện – và thấy. Tôi không bao giờ chia sẻ những cảm giác này với bạn bè, vì thật tình, tôi cũng chẳng có ai là bạn thân. Các bạn cùng lớp luôn nghĩ tôi là một đứa thật hạnh phúc và được mến mộ ở trường. Tôi lớn lên trong một khu phố mà ở đó những bãi cỏ luôn được cắt tỉa gọn gàng và quà tặng cho tuổi 16 của những đứa trẻ như tôi luôn là một chiếc xe hơi bóng loáng.
Vào những đêm khuya, nằm một mình trong bóng tối, tôi thích thú cảm nhận nỗi đau và sự lạnh lẽo lan dần trên da thịt mình. Tôi muốn sắp xếp lại những cảm xúc đang vỡ nát lộn xộn trong lòng thành một đường dài gọn gàng trên cánh tay phải, một đường vòng quanh mắt cá chân, để giải phóng những hình bóng kỳ dị đang la hét bên trong tôi.
Tôi cần đến sự trợ giúp rủa một cái kéo. Tôi dùng nó như một cái tuốt no vít, vặn chặt những con đinh ốc là những đau đớn trong tôi và giữ cho chúng nằm im để trước đám đông, tôi sẽ không phải khóc hay nói về những nỗi đau và sự đơn độc mà tôi đang phải gánh chịu.
Với mỗi vết cắt ấn sâu vào da, tôi cảm thấy nhẹ lòng vô cùng. Tôi không khóc mỗi khi tôi đau đớn hay tuyệt vọng. Thay vào đó, tôi tự cắt vào cơ thể mình. Những cảm giác phức tạp, lộn xộn trong tôi được giải tỏa bằng cảm giác đau đớn trên da thịt chứ không phải bằng những giọt lệ từ mắt. Bất cứ khi nào tôi cảm thấy trống trải, mỏi mệt và bất cứ khi nào nhìn thấy bộ mặt đáng ghét rủa mình trong gương tôi lấy kéo cắt vào da thịt mình. Tôi ấn mạnh mũi kéo cho đến khi da thịt bầm tím, để biết rằng tôi vẫn đang thở tim tôi đang đập và tôi vẫn đang sống.
Việc này giúp tôi cảm thấy an toàn. Tôi không thể thoát khởi sự mong muốn được trải qua cái cám giác đau đớn về thể xác. Thực vậy nó không làm tội đau, mà ngược lại tôi cảm thấy bình an. Tôi như tìm thấy chỗ trú cho tâm hồn mình với những nhát kéo thâm bầm trên da. Thế giới dường như chậm lại, và những vết cắt giúp tôi trấn tĩnh và cảm thấy bình yên lạ lùng:
Tôi mặc áo tay dài để che giấu những vết bầm, nhưng thỉnh thoảng tôi vô tình để lộ chúng ra ngoài. Nếu có ai đó hỏi, tôi sẽ nói là bị vấp ngã, và phải đồ gỗ trong nhà hay đơn giản là ”mèo cào” đối với những vết rướm máu.
Tôi làm việc này trong suốt thời trung học. Chẳng ai biết rằng đang có một cuộc chiến xảy ra trong lòng tôi. Tôi rất giỏi che giấu nó.
Sau bốn năm che đậy những nỗi đau và hai cánh tay đầy vết thương, cuối cùng cha tôi cũng biết được những chuyện đang xảy ra với tôi. Với cha thì tôi không thể biện hộ rằng đấy là nhưng vết mèo cào vì nhà tôi hoàn toàn không có nuôi mèo.
Tôi lúng túng đưa ra tro cha xem những vết bầm. Tôi không muốn cha thấy tôi trong tình trạng như vậy.Tôi giận vì cha chẳng quan tâm đến tôi, vì cha đã để mẹ ra đi và vì cha đa cho rằng tôi còn quá bé bỏng để có thể đau buồn vì chuyện tình cảm. Ông kiểm tra những vết đỏ dưới tay áo và rồi ông khóc. Trước đây cha tôi chưa bao giờ khóc. Tôi cùng khóc và ngay trong giây phút ấy, tôi thấy như vừa được giải thoát. Tôi nhận ra rằng mình thật bất hạnh biết bao. Tôi chẳng thể có được hạnh phúc sau mỗi lần cắt vào da thịt mình. Đó đã từng là một sự giải tỏa, là một niềm hy vọng nhỏ nhoi rằng mỗi khi chịu nỗi đau về thể xác thì nỗi đau ương lòng tôi được giải thoát, để tôi lại có thể mỉm cười. Tôi muốn làm mình đau và muốn nhìn thấy những vết thương của mình trở nên lành lặn. Nhưng khi đối diện với những giọt nước mắt của cha, tôi như đang cảm nhận những nỗi đau trong lòng mình, những nỗi đau mà tôi đã cố che giấu trong suốt thời gian qua.
Tôi bắt đầu đến bác sĩ đề điều trị và học cách biểu lộ cảm xúc để làm cho những nỗi đau trở nên nhẹ nhàng hơn. Tôi viết nhật ký và chơi ghitar. Tôi bắt đầu trò chuyện với chà và bạn bè ở trường. Tôi cũng gặp gỡ với một cậu bạn trai mới. Tôi cố gắng ra khỏi nhà khi không còn việc gì để làm, để khám phá thiên nhiên và cuộc sống bên ngoài, Tôi thấy thoải mái khi được tận hưởng bầu không khí trong lành. Dần dần, mọi thứ dường như dễ dàng hơn. Thật là khó khi phải đối mặt với những nỗi đau, nhưng mỗi lần như thế tôi thấy mình lớn hơn.
Tôi nhận ra rằng trong suốt bốn năm qua tôi cứ đi lầm lũi dưới bóng cây mà không hề ngẩng đầu nhìn để thấy tán lá rộng đang che chở và tỏa bóng mát trên cuộc đời mình.
– Bích Chi –
Theo Cuttier-CutHand
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.