Sau một tuần tở lại Nghị viện, Simon cảm thấy một cảm giác “déjà vu” 1. Sự cảm nhận này càng tăng khi anh thấy mọi vật không thay đổi, ngay cả người cảnh sát gác cổng đứng chào anh tại lối ra vào của các nghị sỹ. Khi Edward Heath tuyên bố đội ngũ của Chính phủ Nội các chỉ định của mình, Simon không thấy ngạc nhiên khi không có anh trong đó vì anh chưa khi nào được coi như một người ủng hộ lãnh đạo phe Bảo thủ. Tuy nhiên anh có bối rối nhưng không bực mình khi thấy Charles Hampton cũng không nằm trong số tên có trong Chính phủ Nội các.
– Anh có thấy tiếc vì từ chối anh ấy khi bây giờ toàn bộ danh sách đã được công bố không? – Fiona vừa hỏi vừa nhìn vào tờ Daily Mail trước mặt cô.
– Đó không phải là một quyết định dễ dàng, nhưng anh nghĩ càng ngày nó sẽ được chứng minh là đúng. – Charles trả lời và cắn thêm một miếng bánh nữa.
– Cuối cùng thì anh ấy đề nghị gì vậy?
– Bộ trưởng bộ Công nghiệp trong Nội các.
– Nghe tương đối hay đấy. – Fiona nói.
– Mọi điều xung quanh điều đó đều hay trừ có lương lại chẳng là gì. Đừng quên là ngân hàng vẫn trả cho anh bốn mươi nghìn một năm khi anh là Chủ tịch.
Fiona gấp tờ báo lại: “Charles, nguyên nhân chính là gì vậy?”.
Charles thừa nhận rằng anh khó có thể lừa được Fiona.
– Sự thật là anh còn xa Ted hiện nay để lãnh đạo đảng trong cuộc bầu cử mới.
– Vậy sẽ là ai nếu không phải là anh ấy?
– Một người nào đó sẽ có lòng quả cảm đối lập với anh ấy.
– Em không tin là em hiểu. Fiona nói và bắt đầu dọn dẹp những chiếc đĩa.
– Anh không ủng hộ ai trong lúc này, nhưng anh sẽ chăm chú quan sát. – Charles nói, gấp khăn ăn lại và đứng dậy khỏi bàn.
– Có sự dọn đường nào trước không? – Fiona nhìn chồng hỏi.
– Không, thực tế là không, mặc dù Kerslake đang tập hợp sự ủng hộ cho Margaret Thatcher. Nhưng ý tưởng này bị dập tắt ngay từ lúc bắt đầu.
– Một phụ nữ lãnh đạo đảnh Bảo thủ? Số phận của các anh không có được sự tưởng tượng để mạo hiểm.
– Đừng hoài nghi như vậy. Bà ấy là sự đánh cuộc tốt nhất của bọn anh lúc này.
– Nhưng cơ hội bên ngoài của Ted Heath là gì vậy? Em luôn nghĩ rằng lãnh tụ của đảng đứng đó cho đến khi bị một chiếc xe buýt huyền thoại va phải. Em không biết rõ Heath, nhưng không khi nào em có thể tưởng tượng rằng anh ấy sẽ từ chức.
– Anh đồng ý, vì ủy ban 1922 quyết định mọi điều, các thành viên của dãy ghế sau sẽ phải thay đổi luật.
– Anh cho rằng thành viên các dãy ghế sau sẽ ép anh ấy từ chức?
– Không, nhưng nhiều người trong ủy ban với tâm trạng hiện nay của họ sẽ muốn tự nguyện trở thành người lái chiếc xe buýt huyền thoại đó.
– Nếu nó là sự thực, anh ấy phải nhận thức ra rằng cơ hội giữ vững của anh ấy là mỏng manh.
– Anh nghi ngờ, một vị lãnh tụ một lúc nào đấy biết được điều đó.
– Anh phải ở Blackpool vào tuần tới. – Kate nằm, tay đặt lên gối và nói.
– Tại sao lại Blackpool? – Raymond hỏi, mắt vẫn chăm chắm nhìn lên trần nhà.
– Bởi vì, đó là nơi đang tổ chức hội nghị năm nay của Đảng.
– Em tưởng tượng anh có hy vọng gì để hoàn thiện ở đó chứ?
– Anh được nhìn nhận là sinh động. Hiện nay anh chỉ là tin đồn trong vòng tròn các liên đoàn thương mại.
– Điều này không công bằng, Raymond phẫn nộ. – Anh cho họ nhiều lời khuyên hơn là cho khách hàng của anh.
– Lại càng là nguyên nhân hơn để anh đi và ở đó vài ngày cùng họ, em muốn anh nối lại các mối liên hệ của anh.
– Tại sao? Raymond hỏi – số phận không thể ảnh hưởng tới sự nghiệp của anh.
– Không phải tại thời điểm này, Kate nói – nhưng em thấy trước rằng, cũng giống như các chàng trai người Mỹ ở các hội nghị của họ, sẽ có một ngày đảng Lao động sẽ bầu Lãnh tụ của mình.
Raymond vừa rời khỏi ga tàu hỏa đã nhận thấy Kate hoàn toàn đúng khi cố gắng thuyết phục anh tham dự hội nghị. Anh cùng ngồi taxi đến khách sạn với hai vị lãnh đạo công đoàn thương nghiệp, họ đối đãi với anh như thể anh là “ngài Thị trưởng” của địa phương. Khi đăng ký phòng ở khách sạn, anh ngạc nhiên một cách dễ chịu khi biết Jamie Sinclair, người được coi là Bộ trưởng Bộ nội vụ cũng đặt phòng kế bên. Họ đã đồng ý cùng ăn trưa với nhau vào ngày hôm sau. Sinclair đề nghị đến một khách sạn rất tuyệt ngoài Blackpool, và rất nhanh chóng rõ một điều là anh thường xuyên đến dự hội nghị.
Dù cả hai người cùng ở Nghị viện đã mười năm, đầy là lần đầu tiên họ phát hiện rằng họ đã có nhiều điểm chung đến như vậy.
– Anh đã phải rất thất vọng khi Thủ tướng không đề nghị anh tham gia vào chính phủ, – Sinclair mở đầu câu chuyện.
Raymond nhìn vào tờ thực đơn, chưa nói gì. Sau cùng, anh công nhận: – Rất thất vọng.
– Mặc dù vậy, anh đã rất khôn ngoan đến Blackpool, bởi vì sức mạnh của anh nằm ở đó.
– Anh nghĩ như vậy à?
– Ai cũng biết rằng anh là một người của công đoàn và họ vẫn có rất nhiều ảnh hưởng như người đang ngồi trong Nội các Chính phủ.
– Tôi không nhận thấy đấy, – Raymond nói ảm đạm.
– Anh sẽ nhận thấy, khi họ cần thiết chọn lãnh tụ.
– Thật đúng là buồn cười, đó đúng là điều… Joyce đã nói tuần qua.
– Joyce là một cô gái nhạy cảm, tôi sợ điều này sẽ xảy ra trong thời gian chúng ta là nghị sỹ.
Cô hầu bàn xuất hiện bên cạnh họ và cả hai cùng gọi món ăn.
– Tôi nghi ngờ điều này, – Raymond nói – và tôi có thể nói với anh một điều. Tôi sẽ chống lại ý tưởng mà sẽ không làm cho tôi nổi tiếng với các liên đoàn.
– Cũng có thể. Nhưng đảng nào cũng cần một người giống như anh.
– Tôi sẽ nói với anh điều này, tôi không đi theo con đường của các nhà chính trị để phải trả cả cuộc đời trên những hàng ghế.
– Anh đã quyết định anh sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc đấu tranh vì quyền lãnh đạo như thế nào chưa? – Fiona hỏi khi ăn sáng.
– Rồi, – Charles trả lời – và tại lúc này trong sự nghiệp của anh, anh không thể mắc một sai lầm nào.
– Vậy anh đã quyết định chọn ai đây? – Fiona hỏi.
– Trong khi chưa có một đối thủ thực sự đối lập lại Ted Heath, điều vẫn còn tốt nhất cho anh là ủng hộ anh ấy.
– Có Bộ trưởng Nội các chỉ định nào có lòng quả cảm để chống lại anh ấy không?
– Tiếng đồn ngày càng tăng rằng Margaret Thatcher hành động như một cô gái dễ uốn. Nếu như bà ấy có đủ sức đến cuộc bầu cử thứ hai, các đối thủ thực sự sẽ tham gia vào.
– Thế nếu bà ấy thắng ngay từ vòng đầu?
– Đừng có ngốc thế, Fiona, – Charles nói và chăm chú nhìn vào miếng trứng tráng – đảng Bảo thủ sẽ không khi nào bầu một phụ nữ để lãnh đạo họ.
Simon vẫn đẩy Margaret Thatcher nhận lời thách thức.
– Bà ấy nhất định có đủ họ – Elizabeth nói.
Raymond dễ chịu quan sát cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo của đảng Bảo thủ trong khi anh tiếp tục công việc của mình. Anh cũng đã có thể bỏ qua cơ hội của bà Thatcher nếu Kate đã không nhắc anh rằng những đảng viên Bảo thủ là những người đầu tiên, và cũng là đảng duy nhất đã chọn Benjamin Disraeli một người Do Thái làm lãnh tụ và Ted Heath làm hiệp sĩ.
– Tại sao họ lại sẽ không phải là người đầu tiên bầu một phụ nữ? – Cô hỏi. Anh sẽ phải còn tiếp tục tranh luận với Kate, nhưng một phụ nữ hay chỉ trích đã được chứng minh rằng thường là người đứng trong quá khứ.
Ủy ban 1922 tuyên bố rằng cuộc bầu cử người lãnh đạo đảng Bảo thủ sẽ tiến hành vào ngày 4 tháng 2 năm 1975. Tại cuộc họp báo đầu tháng Giêng tại Nghị viện, Margaret Thatcher, vẫn còn là người phụ nữ duy nhất trong Chính phủ Nội các chỉ định đã tuyên bố bà tự cho phép mình được ứng cử tranh chức lãnh tụ.
Vào lúc bốn giờ của một ngày đặc biệt gió và ẩm ướt, ngài Chủ tịch Ủy ban 1922 tuyên bố các số liệu sau:
Margaret Thacher 130
Edward Heath 119
Hugh Fraser 16
Theo luật của Ủy ban 1922 người thắng cử cần có 15% đa số, vì vậy cần phải có lần bầu cử thứ hai. “Nó sẽ được tiến hành trong bảy ngày nữa”, – ông trưởng ban tổ chức tuyên bố. Ba cựu Bộ trưởng của Nội các đã ngay lập tức công bố rằng họ là những ứng cử viên. Ted Heath đã rút khỏi lần bầu cử thứ hai.
Bảy ngày tiếp theo là những ngày dài nhất trong cuộc đời của Simon. Anh làm mọi điều có thể để giữ những người ủng hộ bà Thatcher lại với nhau.
Khi tất cả các phiếu bầu đã được kiểm, ngài Chủ tịch ủy ban 1922 tuyên bố Margaret Thatcher đã thắng lợi chung cuộc với số phiếu 146 so với 79 phiếu của hai người tranh cử sát nút.
Simon rất vui còn Charles chết lặng người. Cả hai ngay lập tức đều viết thư đến lãnh tụ của mình.
Ngày 11 tháng Hai năm 1975
Bà Margaret kính mến,
Xin chúc mừng Bà như một Lãnh tụ phụ nữ đầu tiên của Đảng chúng ta. Tôi hãnh diện vì cũng có một vai trò nhỏ trong thắng lợi của Bà và sẽ tiếp tục làm việc cho thắng lợi của cuộc bầu cử tiếp theo.
Simon của bà.
—-
27 Quảng trường Eaton
London SW I, 11/2/1975
Bà Margaret kính mến,
Tôi không giấu sự ủng hộ Ted Heath trong vòng đầu của cuộc tranh cử quyền lãnh đạo vì đã có sự ưu tiên được phục vụ trong cơ quan hành chính của ông ấy. Tôi cũng đã rất vui được ủng hộ Bà tại cuộc bầu cử lần hai. Điều này minh họa sự tiến bộ của Đảng ta như thế nào khi chúng ta đã chọn một người phụ nữ làm Lãnh tụ, người chắc chắn sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của nước Anh.
Xin hãy tin tưởng vào lòng trung thành của tôi.
Charles của bà.
Margaret trả lời tất cả các bức thư của đồng nghiệp trong tuần. Simon nhận được một bức viết tay mời tham gia vào thành viên của chính phủ được chỉ định mới như nhân vật thứ hai của Bộ Giáo Dục.
Charles nhận được một bản đánh máy cảm ơn bức thư ủng hộ của anh.
——————————–
1 Dja vu (déjà vu) – đã xảy ra.