Bí Quyết Trình Bày Từ Các Chuyên Gia

CHƯƠNG 10: PHẦN KẾT LUẬN TẠO NHIỀU DƯ ÂM



TÁC GIẢ: VŨ HOÀNG QUỐC TUẤN hần kết của mọi bài thuyết trình đều mang tính quyết định, then chốt. Đó là cơ hội cuối cùng để bạn tạo nhiều dư âm trong lòng người nghe.

Bạn thường kết thúc bài thuyết trình của mình như thế nào? Có phải là theo một trong những cách dưới đây?

Nghĩ rằng đến lúc kết thúc thì ai ai cũng nôn nóng ra về, cho nên chỉ cần nói qua loa mấy ý tổng kết cho xong; miệng vừa nói tay vừa tranh thủ thu dọn đồ đạc.

Nghĩ rằng phần kết không thực sự cần thiết vì những gì cần nói thì bạn cũng đã nói hết trong phần nội dung rồi, nên lúc đó hứng sao thì nói vậy, chẳng cần phải chuẩn bị gì trước cho mệt.

Biết rằng phần kết quan trọng và để chắc ăn là tránh được chuyện lỡ miệng nên bạn soạn trước lời kết ra tờ giấy nhỏ rồi cầm đọc nguyên văn trong đó.

Nghĩ rằng phần kết không cần phải quá rườm rà, nên để ngắn gọn, chỉ cần nói một câu thông báo đại loại “Bài thuyết trình đến đây là hết” là đã đủ rồi.

Hy vọng là bạn chưa bao giờ dùng bất kỳ cách nào vừa nêu trên để tạo hồi kết cho buổi thuyết trình của mình. Còn nếu bạn nghĩ rằng những cách làm đó là thích hợp dùng để kết thúc bài nói chuyện, thì tôi khuyên bạn nên chấm dứt ngay lối suy nghĩ ấy.

Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc tự hỏi không biết phần kết của bài thuyết trình đóng vai trò quan trọng thế nào, thì đây là câu trả lời chung của hầu hết các bậc thầy thuyết trình: Rất quan trọng!

Quan trọng, bởi vì trong cả buổi thuyết trình, hầu hết người nghe sẽ nhớ những lời đầu tiên bạn mở màn và những lời sau cùng bạn chốt lại. Còn chung chung thì có thể nói rằng bạn phải thực sự rất may mắn mới có thể làm cho người nghe nhớ trọn một số điều nào đó bạn trình bày ở phần nội dung chính. Lời khẳng định vừa rồi có thể làm bạn mất tinh thần, nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng về điều đó.

Phần kết chính là cơ hội cuối cùng để bạn tạo ra ấn tượng lâu dài đọng lại trong lòng người nghe.

Năm cách kết thúc cần tránh xa

Nếu phần kết thúc buổi thuyết trình quan trọng đến thế, tại sao lại có quá nhiều người lơ là để rồi làm hỏng cả buổi thuyết trình? Bạn nên loại trừ hết các yếu tố gây rối tệ hại nhất ra khỏi tiết mục kết thúc của mình. Dưới đây là những gì bạn cần tránh trong phần kết thúc bài thuyết trình.

Cái kết “đột ngột ra đi”

Nếu xảy ra trường hợp bạn đã rời sân khấu để đi vào bên trong, người nghe mới chợt hiểu là buổi thuyết trình đã kết thúc, tức là bạn đang để họ bay lơ lửng giữa chừng không, chưa biết tìm bãi nào để đáp. Một cái kết quá bất ngờ, không có dấu hiệu nào báo trước sẽ làm người nghe cảm thấy hụt hẫng.

Do đó, bạn phải báo trước cho người ta biết trước khi nào bạn sẽ kết thúc:

“Để kết thúc,…” hoặc

“Những lời sau cùng tôi muốn nói với các bạn hôm nay là…”. Đừng bao giờ dừng lại quá đột ngột.

Hãy tạo ra phần kết rõ ràng và dứt khoát để người nghe khỏi phải ngơ ngẩn, bất ngờ theo kiểu “Sao, đã xong rồi sao? Chỉ có thế thôi sao?”

Cái kết “thỏ thẻ oanh vàng”

Trong phần kết, bạn phải dõng dạc nhấn mạnh lại những thông điệp quan trọng đã trình bày. Cho dù các ý tưởng của bạn có thể gây ra tranh luận, bàn cãi, hay bị phản đối, thì bạn cũng cần phải kết lại những quan điểm ấy một cách rõ ràng và với thái độ xác quyết.

Người nghe có thể không thích những gì bạn nói, thậm chí họ trừng mắt, xì xào, giận dữ và kịch liệt phản đối kết luận của bạn, nhưng chắc chắn họ sẽ ghi nhớ rõ những gì bạn nói trong lời kết đó. Do đó, bạn đừng ngại ngần, đừng lí nhí trong miệng mấy câu kết, cốt cho qua chuyện.

Cái kết “không có bãi đáp”

Trước khi kết thúc, tôi xin nói vài lời… nhưng rồi lại nói mãi… nói mãi, bắt người nghe phải đợi mà chẳng thấy và chẳng biết lúc nào bạn thực sự dừng lại.

Người nghe sẽ khó chịu và nhanh chóng chuyển thành thái độ thù ghét nếu diễn giả cứ tiếp tục “sẵn đà nói tới” dù đã báo trước là sắp sửa kết thúc. Dường như tình trạng này luôn xảy ra với những bài thuyết trình “gây đau khổ cho người nghe” (những bài nói quá dài, quá dai, quá dở, quá lộn xộn, quá “kinh dị”…). Và thường thì đến lúc các diễn giả ấy kết thúc BÍ QUYẾT TRÌNH BÀY TỪ CÁC

CHUYÊN GIA phần nói, khán giả sẽ vỗ tay rất to, rất kêu; vỗ tay chẳng phải vì đánh giá cao bài thuyết trình, mà vì họ cảm thấy vui mừng vì cuối cùng thì nó cũng chấm dứt.
Cái kết “còn một điều quan trọng khác nữa…”

Đôi khi xảy ra trường hợp là trong khi nói lời kết, diễn giả chợt nhớ rằng mình quên trình bày một ý tưởng nào đó lẽ ra đã phải nói trong phần nội dung chính (Ồ, giờ này tôi nhớ là mình còn có điều muốn nói…”); hoặc bỗng dưng lại nảy ra một số ý tưởng mới mẻ (“Và còn một điều quan trọng khác nữa đáng để nêu ra…”). Quá muộn rồi! Có thể những ý tưởng đã quên hay mới nảy ra ấy đáng để xem xét, nhưng chúng chỉ thích hợp trong phần nội dung, còn đến lúc kết thúc, nếu bạn trình bày, khán giả sẽ coi chúng như những kẻ phá bĩnh cuộc vui.

Đừng bao giờ đưa ý tưởng hay đề tài nào mới vào trong phần kết. Bạn sẽ không có đủ thì giờ để nói cặn kẽ về chúng; ấy là chưa nói đến việc chúng sẽ làm loãng đi những nội dung chính trong thông điệp bạn đã trình bày.

Do đó, bạn phải biết mục đích mình nhắm đến, tập trung bám sát vào dàn bài đã soạn; và phần kết không phải là lúc để bạn tùy tiện thêm thắt hay sáng kiến ra điều gì đó. Hãy để dành những ý tưởng hay ho mới mẻ mới nảy sinh này trong các buổi thuyết trình khác.

Cái kết theo kiểu đọc văn

Nhiều người nhận xét rằng giữa vô số những cái kết tệ hại, có một cái kết được xem là “dở hơi” hơn cả: diễn giả kết thúc bằng cách đọc lên nguyên văn một lời kết đã soạn sẵn. Không biết nhận xét đó có đúng hay không, nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng nếu đã quyết định kết thúc bài thuyết trình theo

cách đọc văn như thế, thì tốt hơn cả, vào lúc kết thúc, bạn nên phát cho khán giả mỗi người một tờ giấy đã soạn sẵn lời kết của bạn, rồi đủng đỉnh bước ra khỏi sân khấu, để họ tự đọc lấy thì hơn.

Cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Barbara Bush được mời phát biểu trong buổi trao bằng ở trường Wellesley College. Bà đã có phần chia sẻ khá thú vị với nhiều câu chuyện lôi cuốn, những giai thoại hài hước, những trích dẫn đầy hứng khởi. Tuy nhiên, đến phần kết, bà lại lấy giấy ra và đọc nguyên văn trong đó. Nhiều người tham dự đã nhận xét là hành động ấy đã khiến họ cảm thấy có chút thất vọng về bà.

Sáu cách tạo ra phần kết thúc tạo dư âm

Kết thúc với một câu trích dẫn hoặc một đoạn thơ

Các châm ngôn hoặc những đoạn thơ hay có thể góp phần tạo ra một phần kết thúc cao trào BÍ QUYẾT

TRÌNH BÀY TỪ CÁC CHUYÊN GIA cho bất kỳ buổi thuyết trình nào của bạn. Bạn nên tập thói quen sưu tầm các châm ngôn, danh ngôn, trích dẫn, cùng các đoạn thơ ngắn nhưng hấp dẫn, tập hợp chúng lại trong cuốn sổ ghi chép hay trong tập tin văn bản máy tính, để có thể dùng khi cần thiết.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những câu này ở mọi nơi, trong các cuốn sách hoặc tài liệu, trên các website. Tuy có vẻ đơn giản, nhưng việc lồng ghép vào phần kết các câu danh ngôn hoặc các đoạn thơ phù hợp với đề tài, sẽ tạo ra ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.

Kết thúc bằng một câu chuyện

Về cốt yếu, khán giả bao giờ cũng thích nghe những câu chuyện hay và bất kể bạn kể ra lúc nào, họ cũng sẵn sàng đón nghe và hưởng ứng. Tận dụng điều này, trong phần kết thúc, bạn có thể kể một câu chuyện phù hợp để làm mát lòng khán giả trước lúc ra về.

Những câu chuyện ngụ ngôn, kịch tính, hài hước, gây kinh ngạc,… bạn có thể dùng phần kết để kể nốt câu chuyện bạn đã mở màn trong phần đầu hay giữa buổi thuyết trình.

Phát thanh viên danh tiếng Paul Harvey thường dùng kỹ thuật này trong phần kết các buổi trò chuyện của mình: “Và đây là lúc các bạn cần biết phần kết câu chuyện.” Trong các buổi nói trên sóng phát thanh, ông kể những mẩu chuyện có tính khơi dậy óc tò mò rất cao, nhưng không vội để cho khán giả biết ngay phần kết câu chuyện, mà đợi đến lúc kết thúc chương trình ông mới nói ra; và như thế, phần kết thúc của ông luôn thỏa mãn được thính giả.

Tuy nhiên, bạn phải biết chọn chuyện mà kể. Câu chuyện bạn định kể trong phần kết phải có gì đó phù hợp, ăn nhập với đề tài thuyết trình. Đừng kể câu chuyện nào đó chỉ vì bạn thấy nó hay ho thú vị nhưng lại không liên quan gì đến nội dung thông điệp bạn đã trình bày; vì làm như thế, người nghe sẽ phải suy nghĩ và thắc mắc tự hỏi không biết bạn muốn nói điều gì khi kể ra câu chuyện chẳng dính líu gì đến nội dung những điều họ đã được nghe trong cả buổi thuyết trình.

Bạn cũng phải kể thật ngắn gọn (đừng quá hai phút và lý tưởng thì ít hơn hai phút), rõ ràng, có thể ứng dụng được.

Kết thúc bằng cách đưa ra một thách đố

Muốn người nghe hành động, bạn phải lên tiếng kêu gọi hay yêu cầu họ.

Và phần kết buổi thuyết trình là lúc thích hợp để bạn làm điều đó.

Người nghe cần biết rõ điều bạn muốn họ làm, nên bạn đừng vòng vo, dông dài. Cứ nói thẳng ra điều bạn muốn, thậm chí thách đố họ ra tay: “Hỡi những tín đồ của sôcôla, người ta đã đuổi chúng ta ra khỏi căn-tin các trường tiểu học; họ nhìn chúng ta với ánh mắt coi thường tại các hội nghị về giảm cân. Đã đến lúc chúng ta phải vùng lên để bảo vệ cộng đồng của mình. Đã đến lúc chúng ta bước ra ngoài kia và dõng dạc tuyên bố rằng: ‘Đủ rồi! Đừng làm chúng tôi nổi điên.

Chúng tôi sẽ không để mình bị ức hiếp như thế nữa!’”

Chẳng lẽ những người ưa chuộng sôcôla có lòng tự trọng lại không có chút phản ứng nào trước thách đố và lời kêu gọi hành động ấy hay sao?

Kết thúc bằng cách nhấn mạnh một điểm chính đã nêu trước đó

Bạn có thể khép lại bài thuyết trình bằng cách trả lời một câu hỏi bạn đã đặt ra trước đó trong phần trình bày, hoặc bằng cách lặp lại một câu trích dẫn, một phát biểu hay nhận định bạn đã trình bày qua. Đây là một cách rất hay để củng cố thêm sức mạnh thông điệp bạn đã trình bày, bởi vì hầu hết khán giả đều cần được nhắc đi nhắc lại về một điểm nào đó thì mới có thể ghi nhớ lâu được.

Chẳng hạn, nếu bạn đã nêu ra một câu hỏi nào đó trong phần mở đầu buổi thuyết trình: “Nếu phải hỏi ông ngoại bạn một câu hỏi duy nhất, bạn sẽ hỏi câu gì?” thì trong phần kết, bạn có thể trả lời:

“Phần tôi, tôi sẽ hỏi câu sau đây: ‘Ông ngoại à, đâu là bài học quý giá nhất BÍ QUYẾT TRÌNH BÀY TỪ

CÁC CHUYÊN GIA ông đã học được trong 95 năm qua?’” Kiểu kết thúc này sẽ giúp gói ghém thông điệp của bạn vào một chiếc túi nhỏ gọn gàng để khán giả có thể mang theo.
Kết thúc với một câu hỏi

Bạn có thể kết thúc bằng cách đặt ra một câu hỏi tu từ, hay một loạt câu hỏi, làm cho khán giả lắng đọng và suy nghĩ. Chẳng hạn, bạn có thể nêu câu hỏi: “Cho phép tôi hỏi các bạn điều này: năm ngoái, Bộ giáo dục Mỹ đã chi 27 triệu đôla cho một nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu các chương trình truyền hình thực tế – theo kiểu thách đố để đưa cả đám người chui đầu vào một chiếc lu khổng lồ lúc nhúc những giòi bọ – thực sự có tác dụng giáo dục trí tuệ cho trẻ em hay không. Đó có phải là cách sử dụng tiền thuế của người dân Mỹ khôn ngoan và hiệu quả hay không?” Nếu bài thuyết trình của bạn có độ thuyết phục cao, thì đến đây, khán giả sẽ chỉ nhắm đến duy nhất một câu trả lời: đồng tình với quan điểm mà bạn đang ủng hộ (rằng hành động điên rồ ấy phải được chấm dứt!)

Kết thúc đậm chất nghệ thuật

Đôi khi, cung giọng trình bày và nội dung thông điệp của bạn là yếu tố cần thiết để tạo ra một phần kết dồi dào cảm xúc và tràn đầy dư âm.

Để hiểu rõ về kỹ thuật nói lời kết đầy chất thi sĩ nhằm tạo cảm xúc, mời bạn xem một đoạn kết thúc bài nói chuyện của tướng Douglas McArthur trong dịp ông chào từ biệt các học viên tại Học viện

Quân sự Hoa Kỳ:

Trong các giấc mơ, tôi lại nghe thấy những tiếng súng đì đùng, những loạt hỏa mai rền rã, những tiếng thì thầm đầy điệu tang thương vang khẽ khắp chiến trường. Nhưng trong những ký ức còn sót lại ở buổi xế chiều cuộc đời, tôi luôn nhớ bờ Tây là tổ quốc; luôn nghe văng vẳng, vọng vang hoài bên tai những tiếng yêu thương: bổn phận, danh dự, quê hương. Hôm nay là ngày đánh dấu lần cuối cùng tôi điểm danh các bạn. Nhưng tôi muốn các bạn biết rằng khi tôi băng qua con sông này, những ý nghĩ cuối cùng của tôi sẽ hướng về Đoàn Học viên, Đoàn Học viên và Đoàn Học viên. Thân chào tạm biệt tất cả các bạn.

Phần kết buổi thuyết trình là dịp cuối cùng để bạn cô đọng lại thông điệp đã trình bày cho khán giả; do đó, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

Ðừng quên kêu gọi hành động trong phần kết

Sau khi trình bày xong tất cả những gì cần nói, bạn cần phải cho người nghe biết những gì cần làm.

Lời kêu gọi hành động hướng người nghe đến những việc rõ ràng và cụ thể họ có thể bắt tay làm ngay.

Ai cần hành động?

Chắc chắc bạn muốn đưa lời kêu gọi hành động của mình đến những người có thể và thực sự mong muốn cũng như cam kết áp dụng thông điệp của bạn vào thực tế. Lời kêu gọi hành động thường hướng đến người nghe, nhưng chỉ dẫn của bạn có thể hướng đến bản thân mình (bạn hành động cho người nghe), hoặc cũng có thể kết hợp cả hai (cả bạn lẫn người nghe đều hành động)

Lời kêu gọi hành động hướng đến người nghe, tức là việc bạn yêu cầu người nghe hành động theo những gì bạn đã nói. Nếu bạn đang tiến hành chiến dịch vận động tranh cử, bạn có thể kêu gọi “Hãy bỏ phiếu cho tôi!” hoặc bạn có thể kêu gọi người nghe tiến hành một cuộc nghiên cứu, cải thiện ngân sách, xem lại một đề xuất, hay chấp nhận một chức vụ công việc. Cả những điều đơn giản như việc phát ra các biên bản của một cuộc họp cũng nên có lời kêu gọi hành động: “Xin vui lòng xem lại các biên bản đính kèm đây, và cho tôi biết về những điểm cần sửa đổi bổ sung trước thứ Sáu tới.”

Lời kêu gọi hành động hướng đến chính mình, tức là việc bạn đưa ra lời giải thích về những việc bạn sẽ làm dựa trên thông điệp của mình. Lời kêu gọi hành động dạng này thường được dùng khi người nói thấy khó lòng kêu gọi người nghe hành động. Chẳng hạn, một Tổng giám đốc đang nói chuyện với các cổ đông thì không thể nào nói là “Hãy mua cổ phiếu của chúng tôi,” nhưng ông ta có thể nói “Ban quản lý và tôi sẽ hành động để tiếp tục biến công ty thành một công ty đứng đầu trong ngành.”

Bạn có thể chốt một thương vụ với lời kêu gọi như sau: “Tôi rất vui được làm việc với anh để đạt được các mục tiêu chúng ta đã bàn đến,” hoặc đơn giản hơn: “Chúng ta cùng bắt tay vào công việc này nào!” Bạn có thể đề nghị mình làm một điều và đề nghị người nghe làm một điều khác. Chẳng hạn, một anh trưởng phòng kết thúc bài báo cáo trước ban giám đốc bằng lời kêu gọi hành động sau đây: “Tôi sẽ báo cáo lại cho các anh về những thị trường tiềm năng đang mở ra, nhưng tạm thời bây giờ chúng ta cần khai thác triệt để ngách thị trường hiện có.”

Lời kêu gọi hành động phải rõ ràng. Muốn người nghe làm gì, bạn cần nói rõ, đừng lòng vòng úp mở, đừng giả thiết người nghe sẽ tự đoán và hiểu được những gì bạn muốn kêu gọi. Nếu bạn muốn người nghe duyệt một khoản ngân sách, thì kêu gọi theo kiểu: “Tôi muốn các anh hỗ trợ” là rất mơ hồ. Bạn cần phải nói rõ ra, chẳng hạn thế này: “Khoản ngân sách này sẽ đảm bảo cho chúng ta và các cổ đông của doanh nghiệp có thể hoàn thành các mục tiêu đã đề ra cho năm nay – và như thế, tôi đề nghị các anh duyệt ngay khoản ngân sách này.” Nếu bạn muốn kêu gọi người nghe giải quyết nạn đói trên thế giới, chắc chắn họ sẽ không làm và có muốn làm cũng không biết phải làm thế nào. Nhưng nếu bạn đưa ra một gợi ý hành động nho nhỏ mà họ có thể làm, chẳng hạn như “Xin các bạn mỗi người góp một ký gạo” thì chắc chắn bạn sẽ có cơ hội thành công hơn.

Lời kêu gọi hành động phải thích hợp: Thích hợp với đối tượng người nghe, bối cảnh và tình huống,…

Một giám đốc có thể nói trong dịp tổng kết một năm kinh doanh thắng lợi: “Càng ngày chúng ta càng tiến bộ. Thành công cùng với cam kết của các bạn là lý do chính khiến tôi đứng trên đây. Tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người vì những gì các bạn đã làm và mong muốn các bạn tiếp tục phát huy để khai thông hết tiềm năng của bạn và của công ty chúng ta.” Đôi khi, lời kêu gọi hành động cũng cần phải mang tính chất cảnh cáo, thậm chí đe dọa để thúc đẩy người nghe tiến nhanh đến hành động: “Nếu các bạn không nỗ lực gấp đôi thì công ty ta sẽ mất dần khách hàng. Lúc đó, chuyện các bạn mất việc là điều đương nhiên…”

Lời kêu gọi hành động phải truyền cảm hứng. Bạn muốn mọi người thay đổi ư? Hãy cho họ cảm hứng và động lực. Những bài phát biểu vĩ đại đều chinh phục trái tim và khối óc của người nghe. Abraham Lincoln kết thúc bài diễn văn Gettysburg nổi tiếng như sau: “Chúng ta sẽ quyết tâm cao nhất để những liệt sĩ này không hy sinh vô nghĩa. Quốc gia này, dưới sự phù hộ của

Thượng đế, sẽ sản sinh ra một nền tự do mới; và một chính phủ của dân, do dân và vì dân sẽ không lụi tàn trên trái đất này.”

Hoàng tử Harry của xứ Wales đã bày tỏ lòng thương nhớ mẹ mình, Công nương Diana, nhân dịp 10 năm ngày mất của bà bằng lời kêu gọi xúc động: “Cả hai chúng tôi [Harry và William] đều nghĩ về mẹ mỗi ngày. Chúng tôi nhắc về mẹ và cùng nhau cười vui với những kỷ niệm xưa. Nói một cách đơn giản, mẹ khiến chúng tôi và nhiều người khác hạnh phúc. Hãy tưởng nhớ về mẹ theo cách đó.”Hãy làm cho họ xúc động, họ sẽ hành động bằng cả trái tim.

(tiểu sử Trần Thiên Lý)


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.