Bí Quyết Trình Bày Từ Các Chuyên Gia

CHƯƠNG 12: NGÔN NGỮ CƠ THỂ DẪN DẮT NGƯỜI NGHE



TÁC GIẢ: LU TÙNG THANH

Theo các chuyên gia tâm lý, chúng ta chỉ có 30 giây để gây ấn tượng với người đối diện, và thời gian 7-17 giây đầu tiên là khoảnh khắc vàng để quyết định hình ảnh tích cực bên ngoài của chúng ta có lọt vào “mắt xanh” của khán giả hay không? Không phải ngẫu nhiên khi trong ba yếu tố chuyển tải thông điệp: ngôn từ, giọng nói và ngôn ngữ cơ thể, thì ngôn ngữ cơ thể lại chiếm vị trí quan trọng nhất: 55% so với 2 yếu tố còn lại là 7% cho ngôn từ, 38% cho giọng nói (theo nghiên cứu của Giáo sư tâm lý học Albert). Bởi lẽ thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới của hình ảnh, các thông tin phần lớn được thu nạp vào chúng ta thông qua con đường thị giác. Cái nhìn đầu tiên về một người hay vật gì đó sẽ in sâu vào trong não bộ của chúng ta và cảm xúc ban đầu của chúng ta về hình ảnh đó sẽ chi phối những suy nghĩ còn lại về nó sau này. Chính vì vậy, khi thuyết trình hoặc khi giao thiệp, yếu tố giọng nói, cũng như nội dung cuộc truyền thông sẽ ít quan trọng hơn hình ảnh bên ngoài mà bạn đang trực tiếp đưa vào thị giác của người đối diện: từ ánh mắt, gương mặt, nụ cười, mái tóc, cho đến tư thế đi đứng, điệu bộ và cả trang phục mà bạn đang mặc trên người. Điều này cũng giống như giây phút đầu tiên khi bạn gặp gỡ người mình yêu thương, sẽ đọng lại cho các bạn một tình cảm sâu sắc và ấn tượng khó phai.

Nếu xem một buổi thuyết trình là một cuộc “hẹn hò”, hãy nỗ lực để buổi hẹn hò ấy trở nên đẹp đẽ, đọng lại cho khán giả ký ức khó phai về bạn. Để làm được điều này, yếu tố ngôn ngữ hình thể luôn đóng vai trò quan trọng không thể xem nhẹ đối với những ai mong muốn nâng cao nghệ thuật thuyết trình.

Về ngôn ngữ cơ thể, có năm công cụ sắc bén bạn cần dùng để truyền tải thông điệp: nói bằng ánh mắt; bằng nét mặt; cử chỉ; tư thế; dáng đi.

Hãy để ánh mắt nói hộ bạn

Ông bà ta có câu “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.” Trong thuyết trình, chúng ta phải cần nắm vững kỹ thuật giao tiếp bằng mắt. Bất kể số lượng khán giả là bao nhiêu, người nghe ai cũng muốn được cảm giác họ là người quan trọng, đều muốn cảm thấy bạn đang nói chuyện trực tiếp với họ. Việc giao tiếp bằng mắt tốt sẽ tạo cảm giác thân thiện và cho thấy rằng bạn quan tâm đến họ. Bên cạnh đó, khi trình bày, đôi mắt còn đóng vai trò như chiếc điều khiển từ xa. Nhìn vào mắt người nghe, bạn có thể tác động lên sự tập trung, chú ý của họ. Còn nếu bạn không nhìn vào họ, họ cũng sẽ phớt lờ bạn và phần trình bày của bạn. Ngoài ra, ánh mắt còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của khán giả. Khi bạn kể một câu chuyện cười, hãy đưa nụ cười ấy vào trong ánh mắt, để khán giả cảm nhận niềm vui trong đó. Khi bạn muốn nhấn mạnh một vấn đề nghiêm túc, quan BÍ QUYẾT TRÌNH BÀY TỪ CÁC CHUYÊN GIA trọng, hãy để ánh nhìn của bạn toát lên được ý nghĩa này, để khán giả có thể cảm nhận. Và từ đó, cảm xúc của bạn có thể lan truyền đến khán giả nhiều hơn.

Thủ thuật giao tiếp bằng ánh mắt

Một quy tắc nhỏ mà không ít người phạm sai lầm, đó là khi thuyết trình trong nhóm nhỏ, ví dụ khoảng 30 người, một số diễn giả có tâm lý xem 30 người này đồng nhất, và cứ thế mà trình bày. Việc mang tâm thức này sẽ vô tình khiến cho giao tiếp bằng mắt của bạn với từng cá nhân trở nên kém đi, từ đó có thể rơi vào tình trạng có ánh nhìn lơ đãng, thiếu nhiệt tình, làm cho khán giả có cảm giác bị bạn “bỏ rơi”. Hãy lưu ý là tâm lý của 30 con người này khác nhau, hành vi cũng khác nhau và trong suy nghĩ của họ, bạn đang nói chuyện với chính cá nhân họ. Vì vậy, tốt nhất là hãy tạo điểm tương đồng với khán giả bằng cách hiểu tâm lý của họ: giao tiếp bằng mắt với từng người để thể hiện sự quan tâm chân thành.

Để làm được điều này, đầu tiên hãy chọn 1 khán giả mà bạn có thiện cảm, hay cảm nhận người đó có thiện cảm với mình (thường những người ngồi hàng đầu, nếu tự nguyện, là những người có hứng thú với nội dung trình bày của bạn nhất). Bạn hãy giao tiếp với họ bằng ánh mắt chân thành, nhiệt tình trong khoảng thời gian từ 2-3 giây. Cần chắc chắn rằng họ cũng BÍ QUYẾT TRÌNH BÀY TỪ CÁC CHUYÊN
GIA đáp lại bạn với ánh nhìn như thế. Sau đó, tương tự, kết nối với người khác bằng ánh nhìn này. Như vậy, bạn sẽ cảm nhận những người trong khán phòng đều đang giao tiếp với bạn.

Nhưng nếu thuyết trình trước đám đông, việc giao tiếp bằng mắt với từng người là điều không thể.

Vì vậy, mẹo nhỏ là bạn cần khảo sát trước hội trường để biết hội trường được bố trí như thế nào? Có thể chia thành bao nhiêu nhóm lớn? Mỗi nhóm khoảng bao nhiêu người? Từ đó, có thể chọn 2-3 người trong nhóm lớn để bạn giao tiếp với họ, từ 3-5 giây. Do khoảng cách xa, nên dù chỉ quan sát 2-3 người trong nhóm, nhưng những khán giả ngồi xung quanh trong nhóm vẫn có cảm giác được tiếp xúc trực tiếp với ánh nhìn của bạn. Hãy kiểm tra kỹ độ sáng trong phòng để chắc rằng có thể nhìn rõ được khán giả.

Những lưu ý khi giao tiếp bằng ánh mắt

Ánh nhìn soi mói

Một số khán giả sẽ có cảm giác khó chịu nếu như bạn liên tục nhìn họ theo kiểu dò xét, như nhìn vào tóc, vào trán, quần áo, trang sức họ đeo,… Đặc biệt với phụ nữ, bạn phải cẩn thận vì họ rất tinh tế và nhạy cảm với từng ánh nhìn của bạn. Nếu ánh nhìn các bạn không tốt, bạn sẽ bị mất “điểm” trầm trọng trong mắt các chị em phụ nữ.

Một trải nghiệm của tôi trong lớp học: trong lớp có 1 bạn sinh viên nam có hàm răng hô. Khi lần đầu giao tiếp với bạn, tôi bị phân tâm bởi hàm răng ấy, và thường soi ánh nhìn của mình vào hàm răng của bạn ấy. Khi bắt gặp ánh nhìn “soi mói” của tôi, bạn ấy tỏ vẻ bối rối và thể hiện rõ trên gương mặt mình cảm giác ngại ngùng, và tôi biết là mình cần phải thay đổi để không khiến bạn ấy cảm thấy khó chịu.

Ánh nhìn “con lắc”

Khi nghĩ đến con lắc, bạn thường mường tượng đến nguyên lý dao động điều hòa, liên tục, liên tục.

Cũng tương tự như vậy, nếu ánh nhìn của bạn dao động điều hòa, nhìn sang trái, sau đó lặp lại sang phải, rồi lại nhìn sang trái, và sang phải… sẽ khiến khán giả cảm giác buồn ngủ, nhàm chán bài trong lúc theo dõi bài nói chuyện của bạn.

Ánh nhìn theo kiểu đóng đinh

Hãy tưởng tượng đôi mắt bạn là cây búa và giấy ghi chú là cái đinh. Nếu các bạn liên tục “đóng đinh” trong suốt thời gian thuyết trình, khán giả sẽ nhìn thấy hình ảnh của một người với cái đầu đưa lên đưa xuống như đang đóng đinh và vô tình bạn cũng “đóng” luôn cả suy nghĩ và cảm xúc của khán giả và bài thuyết trình khô khan của mình.

Nguyên do của ánh nhìn này là sự thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng, sợ cung cấp thông tin sai nên phụ thuộc vào giấy ghi chú chứ không quan tâm đến người nghe.

Ánh nhìn gấp gáp

Một cuộc giao tiếp được tạm gọi là đầy đủ, khi cả hai người đều nhận thức người kia đã hướng sự tập trung về phía mình. Tương tự trong thuyết trình, bạn không nên đảo mắt sang người khác nếu như người kia chưa kịp tiếp xúc mắt với các bạn. Việc đảo mắt quá nhanh, quá gấp cũng làm khán giả cảm thấy khó chịu.

Nhìn lên trời, xuống đất

Việc nhìn xuống đất quá lâu, hoặc nhìn lên trời quá nhiều, đều thể hiện bạn là người kém tự tin, không dám nhìn thẳng vào mắt khán giả. Lý do của việc kém tự tin này, phần lớn là do bạn không chuẩn bị kỹ càng mọi thứ liên quan đến buổi thuyết trình.

Vì vậy, việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi thuyết trình luôn luôn là công việc rất quan trọng mà không người thuyết trình chuyên nghiệp nào bỏ qua. “Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại!”

Biểu cảm trên gương mặt

Trong một khóa huấn luyện đào tạo quốc tế tôi từng tham dự, tôi được tiếp cận phương pháp huấn luyện khá mới mẻ và đặc biệt. Trong khóa huấn luyện đó, tôi được rèn luyện ngôn ngữ hình thể của mình liên tục và nét biểu cảm trên gương mặt là tiêu chí hàng đầu mà chúng tôi được rèn luyện. Vị chuyên gia huấn luyện yêu cầu chúng tôi phải nỗ lực trong việc thể hiện cảm xúc trên gương mặt, phải làm sao lột tả được hoàn toàn những cảm xúc ấy. Lúc đầu, tôi thắc mắc không hiểu tại sao phải thực hành các hoạt động này. Nhưng đến bây giờ tôi đã hiểu lý do. Lý do rất đơn giản: biểu cảm trên gương mặt là phương tiện giao tiếp và trình bày cực kì hiệu quả, tạo ảnh hưởng đến người nghe một cách thần kỳ; thậm chí, có thể tác động được đến khán giả, khiến họ phải ngay lập tức thực hiện những yêu cầu mà mình đề nghị.

Hãy chinh phục hoàn toàn trái tim của người nghe, giúp cho họ cảm nhận nội dung bài nói chuyện của bạn một cách trọn vẹn nhất thông qua kỹ thuật này.
Nụ cười

Nụ cười là một trong các hành vi cơ bản của con người, không cần phải qua rèn luyện để có được. Khi bạn nở nụ cười với người đối diện, nghĩa là bạn đang trao sự ấm áp, sự nhiệt tình và sự thân thiện cho họ. Đừng bao giờ “trả giá” BÍ QUYẾT TRÌNH BÀY TỪ CÁC CHUYÊN GIA với nụ cười hay “tiết kiệm” nó. Hãy cười ở bất cứ nơi nào có thể, với bất kì ai bạn gặp và bất kì lúc nào được phép, để kết nối mọi người với nhau và thể hiện tình yêu thương.

Trong diễn thuyết, nụ cười là điều không thể thiếu ở bất kỳ diễn giả nào. Nó cho thấy bạn đang quan tâm đến thính giả và hứng khởi với nội dung bạn trình bày. Một bài thuyết trình thiếu vắng nụ cười là bài thuyết trình nhàm chán, ảm đạm, không chạm đến được con tim thính giả. Không gì tuyệt vời hơn với cái nhìn ấm áp, kèm theo nụ cười chân thành và mở đầu bằng lời dẫn nhập lôi cuốn mang phong cách riêng của bạn để chào đón tất cả khán giả đang có mặt tại hội trường.

Bạn có thể tập luyện cho nụ cười quyến rũ, thu hút khán giả qua việc luyện khẩu hình khi cười. Theo nghiên cứu của Viện Răng Hàm Mặt Việt Nam, thì nụ cười đẹp là đường cười lộ khoảng 75 – 100% kích thước của thân răng và một phần nhú lợi, không nhìn thấy đường viền lợi. Cười nhìn thấy đường viền lợi, hở lợi gọi là đường cười cao; còn nếu không bộc lộ răng cửa, nhỏ hơn 75% thân răng là đường cười thấp. Luyện tập nụ cười với khẩu hình chữ A và kiểm soát số lượng răng hở từ 8-10 cái là nụ cười đạt chuẩn. Những cảm xúc cơ bản trên gương mặt

Bạn không cần phải tham dự những khóa đào tạo diễn viên, hay đào tạo nghệ sĩ bài bản để có được sức biểu cảm tốt trên gương mặt. Chỉ cần bạn chú ý quan sát những người xung quanh hàng ngày, để ý đến nét biểu cảm trên gương mặt của họ, để từ đó rút thêm nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Buồn rầu

Nhướn chân mày lên Nhăn trán lại Trề môi dưới xuống

Ghê tởm

Nâng môi trên lên Nhíu mũi lại Mở miệng ra Nâng cằm lên Ngạc nhiên

Nhướng chân mày lên Nâng nhẹ mí mắt lên Mở miệng ra Ðồng cảm

Nhướng chân mày lên Môi khép lại

Ðầu nghiêng sang 1 bên Giận dữ

Hạ chân mày xuống Căng mắt, nhìn chằm chằm về phía trước Nâng hai môi lên

Mở miệng ra Yêu thương
Nhẹ nhàng mỉm cười

Nở hai lỗ mũi ra Nhô nhẹ môi dưới ra trước Hạnh phúc

Nâng hai gò má lên

Tách hai môi ra khỏi nhau Hạ quai hàm xuống Mỉm cười

Nghi ngờ

Hai mắt nheo lại Ðầu xoay 1 bên

Chân mày nhíu lại

Sợ hãi

Nhướng chân mày lên Nhướng mí mắt lên Căng hai môi ra

Mở miệng ra

Buồn chán

Nhìn lơ đãng Nghiêng nhẹ hàm qua một bên Nở nhẹ hai lỗ mũi ra.

Ngoài ra, vào thời gian rảnh rỗi, bạn có thể xem những bộ phim, những vở kịch do các diễn viên, nghệ sĩ nổi tiếng đóng; hoặc các bài thuyết trình của các diễn giả bậc thầy. Dần dần, bạn sẽ học được rất nhiều trong cách họ thể hiện cảm xúc.

Bên cạnh đó, bạn có thể thực tập tại nhà các nét biểu cảm trên gương mặt bằng cách đứng trước gương và tự điều chỉnh. Dưới đây là những cảm xúc cơ bản mà con người thường hay sử dụng được tôi trích từ cuốn Your Voice Image của tác giả Glass. Các bạn có thể thực tập các loại cảm xúc này. Đây cũng là cơ sở để bạn để ý đến cảm xúc của thính giả bên dưới khi nghe bài trình bày của bạn, từ đó có cách điều chỉnh bài thuyết trình của mình sao cho phù hợp hơn.

Tư thế, điệu bộ và cử chỉ

Nếu xem bài nói chuyện của các bạn như một bài văn, thì để có được một bài văn hay, bên cạnh nội dung muốn truyền tải, còn cần phải chú ý đến việc đặt các dấu câu. Giả sử không có dấu chấm để ngắt câu, dấu phẩy để tách ý, dấu hai chấm để liệt kê,… thì người đọc sẽ cảm thấy rối trước được thông điệp mà bài văn muốn truyền tải. Có thể xem các dấu câu như tín hiệu cử chỉ và hành vi, được dùng để nhấn mạnh ý muốn trình bày, thì với việc sử dụng hiệu quả, diễn giả sẽ giúp người nghe tăng sự tập trung, mức độ dễ hiểu và sẽ giúp họ nhớ lâu hơn.

Ví dụ như khi bạn muốn bày tỏ sự không đồng tình với một quan điểm nào đó, ngoài lời bạn nói ra, bạn còn cần kèm theo cái lắc đầu nhẹ thể hiện sự không tán thành, cộng với động tác mở lòng bàn tay ra để trình bày ý kiến riêng của bạn, sẽ tăng tính thuyết phục cho lời bạn nói.

Ngoài ra, cử chỉ và hành vi của một người phản ánh rất rõ cá tính của họ. Với những người nhiệt tình, nhiều năng lượng, cử chỉ của anh ta sẽ mạnh và nhanh trên sân khấu, truyền cho khán giả động lực lớn để hành động và thay đổi. Ngược lại, với những người nhẹ nhàng, sâu sắc, cử chỉ của anh ta sẽ ít, chậm rãi hơn, tạo cho khán giả cảm giác tin cậy và có thể chia sẻ, hướng khán giả quay vào thế giới nội tâm của họ. Việc bạn theo đuổi phong cách nào không quan trọng, quan trọng là bạn cảm thấy thoải mái, tự nhiên và là chính mình khi đang diễn thuyết trên sân khấu; bạn hãy trung thành với phong cách đó.

Ðôi bàn tay

Lòng bàn tay bạn là công cụ hữu hiệu giúp bạn tạo được cảm giác trung thực, cởi mở của mình đến khán giả. Đây là đặc tính bắt nguồn từ xa xưa khi tổ tiên chúng ta là loài vượn người; những con vượn đực gặp nhau thường chìa tay ra, thể hiện thông điệp không mang theo vũ khí, không nguy hiểm, không giấu giếm gì. Với con người hiện đại, đôi bàn tay mở sẽ tạo cho người đối diện cảm giác an tâm về bạn. Họ sẽ cảm nhận được sự cởi mở, thân thiện, thích chia sẻ của bạn với mọi người. Đó là lý do tại sao trong diễn thuyết, bạn cần phải mở lòng bàn tay ra trước khán giả, thể hiện thái độ thân thiện và “cho đi”.

Ngoài ra, công dụng khác của đôi bàn tay là chức năng truyền thông hình ảnh. Khi bạn muốn đề cập đến yếu tố: hình dạng, kích thước, con số và xu hướng, đôi tay sẽ giúp bạn đạt được điều đó, hỗ trợ mạnh mẽ thêm cho ngôn từ.

Ví dụ: Trong buổi thuyết trình giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, khi nói sản phẩm này được bán chạy tại hơn 50 quốc gia khác nhau [bàn tay bạn giơ lên xòe ra 5 ngón, để khán giả thấy trong đầu hình ảnh số 5, liên tưởng đến 50]. Sản phẩm được thiết kế dạng hình chữ nhật, tinh gọn vừa tay người cầm [Đôi tay bạn vẽ đường viền hình chữ nhật nhỏ gọn trong không trung – nếu lúc ấy không có vật mẫu thật để cầm, buộc phải minh họa]. Và hiện nay số lượng người sử dụng đang ngày một tăng [bàn tay dần đưa lên cao, thể hiện xu hướng gia tăng].

Nhưng cũng lưu ý nên kiểm soát ngôn ngữ tay vừa phải. Quá nhiều tín hiệu cũng sẽ làm cho khán giả bị phân tán, không tập trung vào nội dung của bạn, hơn nữa cũng làm cho khán giả thấy bạn “diễn” nhiều quá. Nếu cảm thấy không thoải mái với đôi tay, hãy đưa tay về trạng thái nghỉ: để tay tự nhiên sang 2 bên hông. Hoặc 1 tư thế giúp bạn tạo điểm dừng, đó là đặt đôi tay hình tháp chuông ở trước bụng, hoặc nắm hờ bàn tay này trên bàn tay kia trước khi di chuyển đôi tay thể hiện ý tiếp theo.

Có 3 điều cần tránh, không nên thực hiện với đôi tay:

Không cầm giấy để đọc

Nếu chỉ cầm giấy để đọc, như vậy, bài thuyết trình của bạn sẽ là một bài tập đọc. Và hãy nhớ rằng giọng đọc của bạn chưa chắc truyền cảm hơn giọng của khán giả bên dưới, nên họ không muốn tốn thời gian đến đây chỉ để nghe bạn đọc.

Không bỏ tay vào túi quần hoặc khoanh tay trước ngực suốt buổi

Việc bỏ tay vào túi quần tạo cho khán giả cảm giác bạn đang giấu giếm điều gì đó, không cởi mở chân thành. Còn khoanh tay trước ngực, vô tình bạn đã tạo bức tường chắn ngang giữa bạn và khán giả. Bức tường này tôi tin sẽ ngày càng dày thêm nếu bạn liên tục khoanh tay lại. Hãy nhớ bạn như một chiếc gương, khán giả cũng sẽ khoanh tay theo giống bạn. Khi bức tường giữa người diễn thuyết và khán giả quá dày, bạn sẽ rất khó để đập tan nó, để tái thiết lập mối liên hệ với người nghe.

Không mân mê vật dụng, trang sức đeo trên người

Cần tránh thói quen không tốt này, vì nó sẽ làm khán giả bị phân tán. Một số diễn giả có thói quen cầm viết lông trên tay suốt buổi, để tiện cho việc viết lên bảng những ý mà họ trình bày. Tuy nhiên, tôi nghĩ điều này không ổn, vì 2 nguyên do sau đây:

+ Theo thói quen, việc cầm viết trên tay sau một hồi sẽ dễ làm bạn chia trí, những động tác nghịch viết, xoay viết, mân mê cây viết đều khiến khán giả mất tập trung.

+ Khi mời một khán giả phát biểu, dễ rơi vào trường hợp bạn cầm viết chỉ vào mặt khán giả. Đây là một cử chỉ không tốt, thể hiện thái độ trịch thượng của người trên so với kẻ dưới, nên cần phải tránh.

Hãy lưu ý tháo đồ đạc trang sức ra khỏi người bạn trước khi thuyết trình, nhất là những món đồ dễ khiến khán giả phân tâm.

Ðôi vai

Để có một tâm thái cởi mở, đôi vai của bạn luôn cần được mở ra.

Hãy lưu ý giữa sự khác nhau giữa việc ưỡn ngực và mở vai: Ưỡn ngực khiến cho bạn cảm thấy không thoải mái, ảnh hưởng đến cột sống về lâu dài; còn mở vai là vẫn duy trì độ thẳng của cột sống, và bạn có thể thoải mái với tư thế đó liên tục. Tư thế này phù hợp với cả nam và nữ trong giao tiếp và cả trong thuyết trình.

Việc mở đôi vai sẽ giúp cho bạn hạn chế tình trạng gù lưng; giữ cho toàn thân người luôn ở vị trí thẳng đứng, tạo cảm giác vững chắc, tự tin; biểu lộ được những đường nét trên cơ thể bạn.

Ðôi bàn chân

Trong các ngôn ngữ tín hiệu, hầu như đôi chân là bộ phận ít được quan tâm và kiểm soát nhất. Lý do là chân ít được chúng ta quan tâm và kiểm soát do là cách xa khu vực xử lý là bộ não hơn so với các bộ phận khác. Sẽ dễ dàng nhìn thấy một người thiếu tự tin, bối rối thông qua dáng vẻ luống cuống khi gặp khó khăn trong việc điều khiển đôi chân. Việc kiểm soát tốt đôi chân sẽ giúp chúng ta thể hiện tâm thế vững chắc, tự tin và làm chủ được sân khấu.

Ba tư thế thường thấy của đôi chân khi ở vị trí đứng hoặc nghỉ: hình chữ V, tư thế 10 giờ hoặc 2 giờ. Tùy theo giới tính mà khoảng cách của đôi chân sẽ dài hay ngắn lại. Đối với nam, khoảng cách sẽ rộng hơn (tư thế chữ V: khoảng cách 2 bàn chân cách nhau 20-30 cm), và ngắn hơn đối với nữ, đặc biệt khi các chị em mặc trang phục công sở.

Tư thế đứng

Hãy tập tư thế đứng tại nhà bằng cách đứng áp người sát vào tường. Giữ cho cả 2 vai chạm BÍ QUYẾT TRÌNH BÀY TỪ CÁC CHUYÊN GIA vào tường, lưng tiếp xúc với tường, toàn bộ thân người vuông góc với mặt đất. Nếu bạn cảm thấy thoải mái với thư thế này, nghĩa là bạn đang sở hữu tư thế đứng đẹp, làm nổi bật lên cơ thể bạn.

Tư thế di chuyển trên sân khấu

Việc di chuyển hợp lý trên sân khấu thể hiện phong cách của bạn; nó giúp duy trì sự tập trung của thính giả, biểu lộ sự tự nhiên và thư giãn, cũng như góp phần làm rõ hơn thông điệp bạn trình bày.

Vì vậy, hãy làm cho việc di chuyển trên sân khấu của bạn có ý nghĩa hơn bằng cách chú ý đến các chi tiết sau:

Ðừng đứng “chết trân” trên bục phát biểu

Nếu bục và micro không thiết kế cố định, hãy tìm cách thoát khỏi bục càng nhiều càng tốt, vì tư thế đứng phía sau bục vô tình đã tạo một rào chắn giữa bạn và khán giả. Lưu ý rằng: khán giả càng thấy bạn nhiều và rõ ràng bao nhiêu, họ sẽ càng tin tưởng vào bài trình bày của bạn nhiều bấy nhiêu. Nếu không có cơ hội di chuyển nhiều, thì ít nhất là khi nói đến những nội dung trọng tâm bạn muốn nhấn mạnh trong bài nói chuyện, bạn nên bước ra khỏi bục và tương tác trực tiếp với khán giả.

Nếu như hội trường thiết kế bục và micro cố định: hãy cố gắng tận dụng cử chỉ của đôi tay, nét biểu cảm trên gương mặt để tạo cảm giác cởi mở và chân thành, vì lúc đó các ngôn ngữ cơ thể khác không còn được phát huy nữa.

Di chuyển khi chuyển sang một nội dung mới

Để tránh tạo cảm giác đơn điệu, nhàm chán, cũng như để khán giả nhận biết đã thay đổi nội dung, bạn hãy di chuyển sang vị trí mới khi qua ý mới.

Bạn có thể tạm dừng khoảng 3 giây, rời sang vị trí bên trái hoặc phải ít nhất 2 bước một cách tự nhiên và sau đó tiếp tục phần trình bày.

Nếu có sử dụng slide, khoảng thời gian 3 giây tạm dừng này là thời gian slide kế tiếp được hiện lên. Khi ấy, khán giả sẽ tập trung vào nội dung slide. Bạn cũng đừng nên để khán giả bị thu hút vào slide quá nhiều đến nỗi quên cả bạn. Khi cần diễn dịch ý, bạn có thể tạm thời tắt slide, để khi ấy, khán giả sẽ tập trung hoàn toàn vào bạn.

Di chuyển về phía khán giả

Mỗi khi bạn muốn tương tác với khán giả như: bắt đầu cuộc thảo luận, mời khán giả tình nguyện lên sân khấu, đón nhận ý kiến, chuẩn bị tiến hành một hoạt động nào đó,… bạn sẽ cần di chuyển gần hơn về phía khán giả của mình, để thể hiện điều ấy cho họ biết.

Hãy quan tâm đến khán giả ở cả hai bên sân khấu, chứ không chỉ tập trung vào một bên. Kiểm soát tốt hoạt động di chuyển của mình, bạn sẽ giúp duy trì được ánh nhìn rõ ràng của khán giả vào bạn.
Không nên “dao động điều hòa” trên sân khấu

Tương tự như giao tiếp bằng mắt, chúng ta không nên di chuyển qua lại thường xuyên theo kiểu con lắc trên sân khấu. Tôi đã từng thấy nhiều diễn giả đi qua, đi lại, sang trái, sang phải rồi lại tiếp tục lặp lại như thế. Điều này là sẽ làm khán giả phân tán nội dung trình bày, tạo cảm giác mệt mỏi, thậm chí bực bội. Hãy kiểm soát nhiều hơn cách di chuyển của mình, cần phải có ý nghĩa và có sự chủ ý trong các bước di chuyển. Hãy tâm niệm rằng: “Bạn là người làm chủ sân khấu, chứ không nên để sân khấu làm chủ bạn”.

Làm chủ sân khấu

Có bốn vị trí trên sân khấu bạn cần xác định trước:

Vị trí 1: Phía trước, giữa sân khấu: trước hàng ghế khán giả đầu tiên, vị trí có thể quan sát được tất cả mọi người, cả những người ở xa nhất.

Vị trí 2: Phía sau, giữa sân khấu: thường ở gần phông màn, bục giảng hay các công cụ dùng cho thuyết trình.

Vị trí 3: Bên trái Vị trí 4: Bên phải

Khi bắt đầu bài thuyết trình, hãy ở vị trí số 1 để tất cả khán giả có thể nhìn thấy được bạn, cũng như để bạn cũng có thể nhìn thấy tất cả khán giả. Đây là vị trí “chiến lược” giúp bạn thiết lập mối quan hệ với khán giả ở thời điểm đầu tiên tiếp xúc, cũng như thể hiện được sự tự tin, cởi mở và cá tính của mình. Ngoài ra, đây cũng là vị trí để bạn thực hiện các hoạt động tương tác với khán giả phía dưới trong lúc thuyết trình.

Trong quá trình diễn thuyết, bạn sẽ dành khá nhiều thời gian ở vị trí số 2, 3, 4. Tránh ở vị trí số 2 thường xuyên (đứng tại bục, nhìn vào màn chiếu hay giấy ghi chú để đọc), cũng như tránh dao động điều hòa liên tục giữa vị trí 3 và 4.

Minh họa chứ không làm rối nội dung

Có nhiều người hỏi: ‘‘Nội dung và phong cách trình bày, yếu tố nào quan trọng hơn?”

Thuyết trình cũng là hoạt động bán hàng, đòi hỏi chất lượng món hàng và kỹ năng bán hàng của người bán đều cần phải tốt. Một sản phẩm dù tốt đến mấy nhưng nếu không được người bán hàng quảng bá, giới thiệu trọn vẹn đầy đủ tính năng, công dụng với khách hàng, sản phẩm đó cũng không thể được biết đến và mất đi giá trị vốn dĩ nó có. Nhưng nếu người bán hàng có kỹ năng quá giỏi, bán được sản phẩm cho khách hàng, nhưng món hàng kém chất lượng, không mang lại giá trị, thì điều này cũng sẽ làm mất uy tín và lòng tin nơi khách hàng.

Theo quan điểm cá nhân, tôi nghĩ cả 2 đều quan trọng, không hơn không kém, đều không thể thiếu để cấu thành một bài thuyết trình hoàn hảo. Sơ đồ bên dưới sẽ mô tả rõ ràng về điều này:

Nội dung/Thông tin

Không chú ý Chú ý nhiều

Ngôn ngữ hình thể

Không chú ý

Bài thuyết trình quá tệ, không còn gì để nói

Bài thuyết trình nhàm chán, buồn ngủ

Chú ý nhiều

Không mang lại nhiều giá trị cho khán giả.

Bài thuyết trình xuất sắc

Cũng tương tự như vậy với nội dung và phong cách thuyết trình. Nội dung là giá trị cốt lõi mà khán giả mong muốn được nhận khi đến tham dự buổi diễn thuyết. Họ muốn thay đổi, muốn có tri thức và muốn vận dụng nó vào trong cuộc sống. Nó là linh hồn mà người diễn thuyết phải truyền tải trọn vẹn cho khán giả. Còn phong cách đóng vai trò như chất xúc tác giúp bạn truyền đạt nội dung một cách tinh tế và hiệu quả đến người nghe. Nếu chất xúc tác tốt, nội dung sẽ được truyền thông hiệu quả, thậm chí hơn mức kì vọng. Nếu chất xúc tác không tốt, nội dung sẽ không được truyền đạt chính xác đến người nghe, và khi đó, đề tài dù có hay hoặc giá trị đến mấy cũng bị “mất giá” trong mắt khán giả.

Cần cẩn thận với việc quá lạm dụng chất xúc tác này, bởi nó sẽ có nguy cơ làm rối, làm mờ đi nội dung trình bày. Khán giả sẽ thấy bạn như một diễn viên giả tạo trên sân khấu, cảm giác không thật khi họ nhận nhiều thông điệp phi ngôn từ mà nội dung lại “nhạt nhẽo”. Chính vì thế, hãy tạo sự cân đối hài hòa giữa thông điệp ngôn từ và thông điệp phi ngôn từ khi diễn thuyết.

Kiểm soát toàn thân

Thuyết trình không chỉ đơn thuần là việc chuẩn bị nội dung tốt, sau đó lên thể hiện và kết thúc, mà thuyết trình còn là sáng tạo và kiểm soát. Sáng tạo là khi bạn có cơ hội đối diện với nhiều vấn đề hoặc sự cố mà bạn chưa hề dự liệu trước, những tình huống trục trặc, “bi hài” trên sân khấu,…

Tôi nghĩ bạn đã ít nhiều có những trải nghiệm không mấy thú vị như việc máy tính đột nhiên bị đứng, cúp điện giữa chừng khi đang thuyết trình, gặp sự cố với dây khóa quần hoặc gặp phải khán giả khó tính, liên tục đặt câu hỏi chất vấn,… Mỗi tình huống khác nhau đòi hỏi phải có những cách giải quyết khác nhau, tùy sự linh hoạt và kỹ năng của diễn giả. Tuy nhiên, khán giả đánh giá cao khi bạn luôn giữ sự tự chủ, không lúng túng trước những tác động của ngoại cảnh.

Phòng thủ

Khoanh tay trước ngực Ðan 2 bàn tay vào nhau Ðộng tác “chặt chém” bàn tay Bắt chéo chân

Chỉ ngón tay trỏ vào người đối diện

Hai tay che ngực

Suy tư bối rối Lấy tay che mặt Vuốt ve cằm Cởi kính ra lau Ngậm đồ trong miệng

Kéo gọng kính xuống nhìn qua mắt trần

Ngậm gọng kính trong miệng Ðưa tay quẹt mũi

Nghi ngờ

Bắt chéo tay

Ðưa tay gãi hay chà mũi

Nhìn chéo 1 bên Dụi mắt

Phòng thủ và căng thẳng

Ngậm bút hoặc viết Cắn ngón tay

Khuỷu tay cong, cử chỉ khép kín

Cựa quậy trên ghế Giao tiếp mắt kém

Ngọ nguậy đồ trong túi quần

Ðổ mồ hôi, vắt tay Xoay qua lại

Cắn môi Thở dài

Cạ 2 ngón tay cái vào nhau Ðút tay vào túi quần Ðằng hắng trong cổ họng

Nhéo vào da, bứt lông cánh tay Lấy tay che miệng khi nói chuyện Kéo mạnh quần khi ngồi

Giật mạnh tai Nghịch tóc Xoay bút

Bực tức

Thở gấp

Tay vung lên “chặt chém” Chỉ ngón trỏ Chà tay vào cổ Nắm tay lại Chà tay lên đầu

Khi mất tự chủ, chúng ta thường dễ phát sinh ra những hành vi tiêu cực hoặc cử chỉ không cần thiết. Những hành vi bên dưới tôi nghĩ có khá nhiều người trong chúng ta đã từng gặp hay mắc phải khi diễn thuyết trước đám đông.

Để tránh những hành vi trên, hãy tập cho mình tinh thần tự chủ bằng các phương pháp sau:

Trước khi diễn thuyết

Tập thuyết trình trước gương; Thuyết trình trước nhóm bạn; Quay video clip gửi chuyên gia nhận xét.

Đây đều là những phương pháp hữu hiệu để giúp bạn quan sát, tự rút kinh nghiệm về ngôn ngữ hành vi của mình, từ đó phát hiện ra những cử chỉ không đẹp bạn thường mắc phải khi diễn thuyết để có thể tự điều chỉnh lại cho phù hợp. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng này sẽ quyết định 80% thành công của bạn khi đứng trên sân khấu.

Trước khi bắt đầu bài diễn thuyết 15 phút

Bạn hãy hít thở sâu, làm những động tác thể dục đơn giản để cảm thấy thoải mái toàn thân.

Tập thể dục nhẹ nhàng với cơ mặt, để khẩu hình được trở nên linh hoạt. Có cảm xúc tích cực trước khi bước chân ra sân khấu (bằng động tác vung tay nói “yeah” hoặc một cử chỉ làm bạn hưng phấn)

Trong khi diễn thuyết

Khi gặp những tình huống ngoại cảnh phát sinh, bạn cần làm chủ cả suy nghĩ lẫn hành vi của mình.

Tâm thế bên trong

Hãy đón nhận và tập trung giải quyết chúng, chứ không tập trung vào cảm xúc tiêu cực đang khởi lên trong lòng. Điều kỳ lạ là nếu bạn càng tập trung vào cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, tức giận, thì những cảm xúc ấy sẽ ngày càng lớn và càng có ảnh hưởng xấu đến bạn.

Đừng xem khán giả như những giám khảo khó tính, mà hãy xem họ như những người bạn. Với tâm lý này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn để có thể ứng phó với tình huống phát sinh từ ngoại cảnh.
Hành vi bên ngoài

Ánh mắt: bạn hãy duy trì giao tiếp mắt với khán giả, không thay đổi hướng nhìn, không biểu lộ sự bối rối.

Biểu cảm trên gương mặt: nở nụ cười nhẹ nhàng, gương mặt bình thản và không để lộ cảm xúc lo lắng.

Hai cánh tay mở ra, thể hiện xu hướng đón nhận. Bạn cần chủ ý kiểm soát đôi tay để không rơi vào khung ngôn ngữ hình thể tiêu cực.

Chân đứng vững, đôi vai mở ra thể hiện sự vững chắc và kiên định.

Một bí quyết khác để ngôn ngữ cơ thể bạn trở nên tích cực, hài hòa: đó là bạn phải có trạng thái tích cực, thoải mái, phải thực sự hứng thú với vấn đề bạn trình bày. Có như vậy thì tiềm thức mới dẫn dắt và thể hiện ra bên ngoài các hành vi, cử chỉ tương ứng. Việc nỗ lực cố gắng đi ngược lại với cảm xúc bên trong, sẽ làm cho ngôn ngữ cơ thể của bạn bị gượng ép, không thật; và dần dần, bạn cảm thấy xa lạ với con người bên trong của mình. Vì vậy, hãy chuẩn bị tâm thái thật tốt trước khi bước lên sân khấu. Hãy tâm niệm câu: “Bạn luôn luôn là chính mình, không cần phải trở nên một ai đó khác!”

Ðôi điều về trang phục

Như chúng ta đã biết, thời gian 7-17 giây đầu tiên là khoảng thời gian vàng để quyết định xem hình ảnh bên ngoài của chúng ta có lọt vào mắt xanh của “khán giả” hay không? Và tín hiệu đầu tiên được đưa trực tiếp vào mắt khán giả, đó là trang phục trên người khi chúng ta xuất hiện trước sân khấu. Hãy lưu ý chọn trang phục theo tiêu chí sau:

Phù hợp với người nghe

Khảo sát thông tin: độ tuổi trung bình, chức vị, giới tính của đại đa số khán giả để có cách chọn lựa trang phục cho phù hợp.

Nếu buổi thuyết trình dành cho thanh niên, nên chọn trang phục sáng, trẻ trung, thể hiện sự năng động. Nếu buổi thuyết trình dành cho người ở độ tuổi trung niên, nên chọn trang phục có gam màu tối hơn, để thể hiện sự chững chạc và nhiều kinh nghiệm.

Phù hợp với tính chất buổi nói chuyện

Trong một buổi tọa đàm, bạn cần chú ý chọn lựa trang phục phù hợp với môi trường hôm ấy. Nếu đây là một chương trình từ thiện, trang phục chọn lựa cần nhẹ nhàng, giản dị, ngược lại so với chương trình được tổ chức tại nơi sang trọng…

Phù hợp với nội dung bài nói

Chủ đề trình bày cũng là tiêu chí quan trọng để bạn chọn lựa trang phục cho thích hợp. Bạn cần cân nhắc về trang phục khi trình bày chủ đề liên quan đến kinh doanh và chủ đề liên quan đến tâm lý xã hội.
Phù hợp với bản thân

Nên chọn trang phục thoải mái, nhẹ nhàng, vừa vặn với cơ thể để có thể di chuyển tự tin trên sân khấu. Tránh những trang phục quá chật, gây khó cử động. Một điều cũng cần làm, đó là kiểm tra xem tông màu chủ đạo của sân khấu là gì để có thể chọn bộ trang phục với màu sắc tương phản, nổi bật.

Trước khi chuẩn bị thuyết trình, cần lưu ý kiểm tra lại vẻ bên ngoài, bỏ hết các đồ đạc lỉnh kỉnh trong túi quần áo, những thứ có thể đung đưa hay phát ra tiếng kêu khi bạn di chuyển. Điều này sẽ khiến khán giả mất tập trung.

TRẦN ÐỨC HƯNG

Trần Ðức Hưng là một diễn giả chuyên nghiệp, chuyên gia đào tạo, huấn luyện và tư vấn uy tín cho học sinh các trường THCS, THPT, sinh viên các trường Ðại học, Cao đẳng. Anh thường chia sẻ các chủ đề: Bí quyết học tập sáng tạo, Sức mạnh vô tận, Bí quyết trình bày bậc thầy, I’m Student – Con đường thành công, Bí quyết giao tiếp đỉnh cao, Trò chuyện với người khác phái, Thay đổi số phận –

Bạn có thể, Khởi nguồn thành công, Bạn không thể thành công một mình…

Anh đã chia sẻ cho hơn 20.000 bạn trẻ mỗi năm và mang lại sự thay đổi mạnh mẽ nơi họ, giúp họ sống theo đam mê, có định hướng và nghiêm túc trang bị những kỹ năng cần thiết để vững vàng bước vào tương lai.

Anh được mời diễn thuyết tại rất nhiều trường THCS, THPT và Ðại học, Cao đẳng: như Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Ðại học kinh tế, Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ðại học Quốc gia Hà Nội, Ðại học

Lao động Xã hội, Ðại học Sư phạm Hà Nội, Ðại học Hải Phòng, Ðại học Thái Nguyên…


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.