Yếu tố may mắn

BỐN NGUYÊN TẮC MAY MẮN – CHƯƠNG 4 NGUYÊN TẮC HAI: LẮNG NGHE LINH CẢM MAY MẮN CỦA BẠN



Nguyên tắc:

Người may mắn ra những quyết định dựa vào linh cảm và trực giác của minh.

Marilyn, một đại diện bán hàng 26 tuổi, là điển hình trong số rất nhiều người không may trong nghiên cứu của tôi. Trong cuộc sống của cô, vận đen biểu hiện tất cả mọi mặt, nhưng phần lớn chúng lại xoay quanh đời sống tình cảm. Marilyn gặp bạn trai đầu tiên, Scott, trong khi đang làm việc tại một quán rượu ở Tây Ban Nha. Anh ta 19 tuổi và mới từ nước Anh tới trong chuyến nghỉ mát hai tuần. đêm đầu tiên tới thành phố anh ta bước vào quán bar nơi Marilyn đang làm việc, và hai người bắt đầu chuyện trò với nhau. Họ nói chuyện tâm đầu ý hợp và gặp nhau thường xuyên suốt hai tuần tiếp theo. Kết thúc kỳ nghỉ, Scott thổ lộ với Marilyn rằng anh ta yêu cô và sẵn sàng đến Tây Ban Nha sống với cô. Vài tuần sau anh ta cùng với đồ đạc, của cải bay trở lại Tây Ban Nha và chuyển đến sống với Marilyn.

Maryline nghĩ rằng mình đã gặp người bạn đời hoàn hảo. mọi chuyện cứ như trong chuyện cổ tích, và ban đầu tất cả mọi thứ đều diễn ra êm ả. Nhưng sau vài tháng mối quan hệ của họ bắt đầu rạn nứt. Scott dần dần đối xử vơi Maryline rất tệ bạc. anh ta trở nên ích kỷ, xấc xược, và ngạo mạn. Maryline tưởng vấn đề là do Scott sống xa quê nhà, nên cô gợi ý họ chuyển về lại Anh. Vài tháng sau, hai người bay trở về Luân Đôn và Maryline hy vọng mối quan hệ của họ sẽ được cải thiện. thế nhưng, mọi việc càng ngày càng tệ hơn. Scott vẫn đối xử với cô thật lỗ mãng và tình hình nhanh chóng đến hồi không thể cứu vãn được nữa. cuối cùng Maryline đành phải chấm dứt mối quan hệ, khi cô khám phá ra Scott vốn đã giao du với những phụ nữ khác.

Không lâu sau, Maryline gặp John. Mối quan hệ này cũng khởi đầu tốt đẹp và hai người dọn đến sống chung. Một lần nữa mọi việc lại kết thúc trong bị kịch. Sau mấy tháng sống chung với nhau, John bị mất việc và Maryline phải trần thân ra cưu mang cả hai người bằng số tiền học bổng ít ỏi của mình. Đến khi John tìm được việc làm thì anh ta lại lười biếng, không muốn đến chỗ làm. Anh ta bắt đầu mượn Maryline một số tiền lớn nhưng rất hiếm khi trả lại. khi mối quan hệ dó chấm dứt cũng là lúc Maryline sa vào nợ nần hàng ngàn bảng Anh.

Sự lựa chọn bạn đời của người may mắn xem ra thành công hơn nhiều. như nhiều người may mắn tham gia nghiên cứu của tôi. Sarah cũng rất may mắn trong tình yêu. Hồi học đại học, cô tham gia một khóa học quân sự và ngay trong buổi gặp gỡ đầu tiên, cô đã chuyện trò với viên sĩ quan trẻ, người đã huấn luyện cô cách tháo ráp và lau chùi súng trường. lập tức cả hai đều biết rằng mình dành cho nhau. Cô liền hủy hôn ước hiện tại của mình để cưới anh huấn luyện viên. Đó là một quyết định dũng cảm, nhưng Sarah tin rằng mình đã đúng. Thời gian đã kiểm chứng rằng cô đã thực hiện một lựa chọn chính xác – hai người đến nay vẫn sống với nhau hạnh phúc sau hơn 27 năm.

Điều thú vị là, khả năng ra quyết định và lựa chọn đúng đắn của người may mắn cũng thể hiện trong đời sống nghề nghiệp của họ. họ đặt niềm tin vào những đồng nghiệp và khách hàng trung thực, đáng tin cậy.

họ có những lựa chọn sáng suốt khi liên quan đến sự nghiệp và những vấn đề tài chính. Người không may thì ngược lại. có vẻ như họ hay đưa ra những quyết định kinh doanh tệ hại, tin cẩn nhầm những người không đáng tin, mua cổ phiếu ngay lúc thị trường rớt giá thê thảm, và “ngựa về sau thường ngã tại hàng rào đầu tiên”.

Khi tôi hỏi người may mắn và người không may mắn rằng điều gì nằm đằng sau những quyết định thành công và không thành công của họ, thì họ rất mù mờ, không biết phải giải thích vận may và vận đen của mình như thế nào. Theo người may mắn thì đơn giản là họ biết quyết định của mình là đúng. Ngược lại, người không may điểm lại những quyết định dở tệ của mình và chỉ thấy những bằng chứng rằng mình sinh ra đã mang định mệnh thất bại. tôi tiến hành nghiên cứu để khám phá xem tại sao những quyết định của người may mắn lại dẫn đến thành công và hạnh phúc nhiều hơn những quyết định của người không may. Kết quả chỉ ra những khả năng kỳ lạ của trí óc vô thức của chúng ta.

Chúng ta hãy bắt đầu với một thí nghiệm khác thường. trong trang kế tiếp, bạn sẽ thấy hình minh họa cùng chú thích ngắn gọn về sáu nhà phân tích tài chính. Vài người trong số họ rất thành công và vài người khác thì không, tôi đề nghị bạn không đọc hết phần chú thích và nhìn hình minh họa tương ứng của từng người một, rồi dành ra vài giây để tưởng tượng xem mỗi người họ là một con người ra sao. Sau khi đã nhìn kỹ cả sáu người, hãy vui lòng quay trở lại trang này.

Bạn đã quan sát cả sáu người rồi phải không?

Bây giờ tôi sẽ giới thiệu với bạn thêm hai nhà phân tích tài chính nữa. hãy tưởng tưởng cả hai người này đều sẽ tư vấn tài chính cho bạn xem nên đầu tư tiền tiết kiệm của mình như thế nào là tốt nhất. bạn chưa từng gặp họ bao giờ và không biết gì về nhân thân của họ. tôi đề nghị bạn hãy nhìn thật nhan vào gương mặt họ và quyết định xem bạn sẽ làm theo lời khuyên của ai. Đừng nghĩ quá lâu – chỉ nhìn họ thật nhanh, ra quyết định và rồi quay trở lại trang này. Hãy xem hình minh họa hai nhà phân tích tài chính ở phần phụ lục B(ở cuối cuốn sách)

Hãy ghi nhớ bạn đã chọn nhà phân tích nào. Trước khi đánh giá về lựa chọn của bạn, chúng ta cần xem nghiên cứu đầu tiên của tôi về bí ẩn tại sao người may mắn lại ra những quyết định đúng đắn.

Nguyên tắc phụ 1

Người may mắn lắng nghe linh cảm và trực giác của mình.

Tôi quan sát nhiều khía cạnh khác nhau trong cách thức ra quyết định của người may mắn và người không may: họ đánh giá các chứng cứ như thế nào, họ nghĩ về những giải pháp khác nhau ra sao, họ chọn giải pháp này hay loại bỏ giải pháp kia theo tiêu chí gi. Ban đầu, tôi hầu như không tìm thấy sự khác biệt giữa hai nhóm. Sau đó tôi quyết định nghiên cứu xem người may mắn và người không may có khác nhau ở khía cạnh huyền bí của việc ra quyết định là trực giác hay không.

Hầu hết những cảm giác của con người đều tương đối dễ xác định. Chúng ta biết người khác có ý gì khi anh ta nói anh ta cảm thấy hạnh phúc, buồn rầu, giận dữ hay điềm tĩnh. Nhưng thật khó mà biết đích xác người ta ám chỉ đến cái gì khi họ nói về trực giác và linh cảm. một phần của vấn đề là do mỗi cá nhân đều vận dụng trực giác theo cách thức khác nhau. Với người này, trực giác chịu trách nhiệm cho khoảng khắc “Eureka”mà dường như không biết nảy sinh từ đầu. người khác lại mô tả trực giác như một hình thức sáng tạo. những họa sĩ, nhà thơ, nhà văn thường nhắc đến khả năng trực giác khi nói về quy trình sáng tạo nằm đàng sau những bức tranh, bài thơ, và tác phẩm văn học của họ.

Tôi không lưu tâm đến những loại trực giác này. Mà, tôi muốn thăm dò trực giác ở khía cạnh đưa ra những quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến cả cuộc đời của mỗi người – cảm giác thấp thỏm xem việc mình vừa mới làm, hoặc sẽ làm là rất đúng đắn hay vô cùng sai lầm. liệu người mà ta vừa mới gặp đó là ý trung nhân tuyệt vời của ta hay là tên bịp bợm, bất tín? Cái quyết định kinh doanh mạo hiểm kia tiến triển tốt đẹp hay sẽ thất bại hoàn toàn? Tôi thắc mắc không biết người may mắn có sử dụng trực giác của họ thường xuyên hơn người không may hay không. Nếu có thì, họ sử dụng nó trong tất cả mọi mặt của cuộc sống của họ. hay chỉ đối với vài quyết định cụ thể nào đó. Để giải đáp một số trong những câu hỏi trên, tôi quyết định tiến hành khảo sát. Tôi cho hàng trăm người may mắn và người không may mắn trả lời một bài trắc nghiệm ngắn liên quan đến vai trò của trực giác, linh cảm trong cuộc sống. bài trắc nghiệm yêu cầu tất cả họ chỉ ra xem họ có sử dụng linh cảm khi ra quyết định ở bốn lĩnh vực trong cuộc sống của họ là sự nghiệp, những mối quan hệ cá nhân, kinh doanh và tài chính của họ hay không.

Kết quả thật ngoạn mục. như bạn sẽ thấy trong biểu đồ dưới đây, một tỉ lệ lớn người may mắn dùng trực giác khi ra quyết định ở hai trong bốn lĩnh vực được đề cập trong bài trắc nghiệm. gần 90% người may mắn nói rằng họ tin vào trực giác của họ khi liên quan đến những mối liên hệ cá nhân, và gần 80 % cho rằng trực giác đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của họ. quan trọng hơn, tỉ lệ người may mắn cao hơn người không may mắn ghi nhận là có tin cậy vào trực giác của mình ở cả bốn lĩnh vực trên. Và thường thì những sự khác biệt này không phải nhỏ. Người may mắn dùng trực giác khi ra quyết định quan trọng về tài chính hơn người không may mắn khoảng 20%. Về lựa chọn sự nghiệp, cũng trên 20% người may mắn dùng trực giác hơn người không may.

Những kết quả này chứng tỏ có mối liên hệ quan trọng giữa may mắn và linh cảm. rất nhiều người may mắn hơn người không may tin cậy vào trực giác của mình khi ra những quyết định quan trọng trong cuộc đời mình. Đó là một thông điệp đơn giản: khi nói đến may mắn thì trực giác mang tính chất quan trọng. thế nhưng, những kết quả này lại cũng bật ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. liệu trực giác của người may mắn có chính xác và đáng tin cậy hơn không? Và nếu thế thì, tại sao lại như vậy? tại sao người không may mắn ít ra quyết định dựa vào trực giác hơn người may mắn nhiều? để tìm hiểu thêm, tôi tìm tòi nghiên cứu sâu về vô thức.

Hơn một trăm năm nghiên cứu tâm lý học đã khám phá ra rất nhiều điều về cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành xử. trong đó, những phát hiện hấp dẫn và kinh ngạc nhất xoay quanh vai trò của vô thức trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nếu tôi hỏi bạn tại sao bạn quyết định mua cái áo lạnh này hoặc sơn phòng bạn màu này, thì có thể bạn sẽ cho tôi biết một lý do thỏa đáng. Có lẽ bạn quyết định mua cái áo lạnh đó là vì bạn thích kiểu áo. Có lẽ bạn sơn phòng bạn màu đó vì nó khiến bạn cảm thấy ấm áp và thoải mái. Bạn biết tại sao mình làm điều mình đã làm. Cho dù là những quyết định nhỏ nhặt hay lớn lao, bạn đều nhận thực được suy nghĩ nằm đàng sau chúng.

Hoặc ít nhất là bạn cũng nghĩ là mình nhận thức được. nhưng ngộ nhỡ tất cả những điều đó chỉ là ảo tưởng thì sao? Điều gì xảy ra, nếu như nhiều quyết định quan trọng trong cuộc đời bạn lại bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài ý thức của bạn? điều này tựa như một kịch bản phim, hay như một học thuyết đang thai nghén, nhưng kết quả của hằng trăm thí nghiệm tâm lý lại cho thấy rằng điều đó đúng. Chúng ta chỉ ý thức được một phần nhỏ thật nhỏ những yếu tố có ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, ra quyết định và hành xử. thay vào đó, chúng ta thường bị lèo lái bởi vô thức của chính mình.

Chúng ta hãy xem xét thẳng vào cách mà vô thức ảnh hưởng đến quyết định của một số người. chúng ta tất cả đều có những ước muốn và những khát khao. Hầu hết chúng ta đều muốn tìm được bạn đời hoàn hảo hoặc tìm được cách dễ nhất để kiếm thật nhiều tiền. với một số người, những ước muốn này có thể tác động mãnh liệt đến cách họ nhìn nhận thế giới, và thậm chí có thể khiến họ thấy điều họ muốn thấy hơn những gì nằm ở ngay trước mũi họ. khao khát muốn tìm được một người bạn đời tuyệt vời có thể khiến họ bỏ sót, không để ý tới những dấu hiệu đánh lừa và xung khắc. nhu cầu muốn tìm kiếm tiền dễ dàng có thể dẫn dắt họ tới việc đầu tư vào một mưu đồ bất lương hay một phi vụ mập mờ. nhưng trong vô thức, những người này thường nhận ra rằng mình đang tự lừa dối mình tin vào điều mà mình muốn tin. Sâu thẳm trong thâm tâm, họ biết rằng có một cái gì đó sai lệch. Và thường thì những cảm giác lạ kỳ này hay xuất hiện như một loại trực giác – một tiếng thì thầm bên trong, hay một linh cảm nói cho họ biết chính mình đang phỉnh phờ mình. Có người lắng nghe tiếng nói bên trong này, trong khi người khác lại chọn cách tiếp tục theo đuổi những khát khao và sự khắc kỷ của mình. Cả hai cách trên đều là những thí dụ trực diên về sức ảnh hưởng của vô thức đến cách ta suy nghĩ, cảm nhận và hành xử. nhưng thế vẫn chưa là toàn bộ câu chuyện. thật ra đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng.

Chúng ta hãy trở lại ví dụ bạn mua chiếc áo lạnh và chọn màu sơn phòng của bạn. dường như bạn nhận thức rõ tại sao mình lại mua món đồ mình đã mua. Tới một mức độ nào đó thì điều này đúng. Bạn mua cái áo đó vì bạn thích kiểu của nó. Nhưng tại sao bạn lại thích kiểu của chiếc áo lạnh ấy hơn là kiểu của những áo lạnh khác? Tại sao bạn lại thích màu đỏ hơn màu hồng? những tham khảo này được dẫn dắt với vô thức của bạn tới tầm mức nào?

Rất nhiều nghiên cứu tập trung vào vấn đề này và công bố những kết quả thật đáng sửng sốt. trong một nghiên cứu nổi tiếng, những người tham gia thí nghiệm được cho xem nhiều bức vẽ nguyêch ngoạc, những hình thù vô nghĩa, rối rắm. không lâu sau, tất cả họ lại được cho xem một danh sách dài những bức vẽ ngoằn nghèo hơn nữa. một số bức gồm những hình thù, đường nét mà họ đã xem trước đó rồi; trong khi những bức khác lại hoàn toàn mới đối với họ. tất cả mọi người đều được yêu cầu hãy xác định những bức nào mình đã xem rồi và bức nào mới. những bức vẽ trong thí nghiệm này đều rất ngoằn nghèo, lung tung, khó nhớ, và người ta không thể xác định được bức nào với bức nào.

Kết tiếp những người tham gia được yêu cầu hãy chỉ xem họ thích những bức vẽ nào hơn. Một số bức có vẻ thu hút, lôi cuốn người ta, nhưng những cái khác lại vô vị, chẳng có gì đáng xem. Tuy nhiên, khi những nhà nghiên cứu quan sát những mẫu vẽ được mọi người ưa thích, thì họ phát hiện ra một điều đáng kinh ngạc. không hề nhận ra, những bức vẽ mọi người thích lại chính là những bức vẽ họ đã thấy trong thí nghiệm ban đầu!

Họ không nhớ một cách ý thức rằng mình đã nhìn thấy những đường nét ấy rồi, nhưng vì lý do gì đó họ chỉ đơn giản là thích chúng hơn mà thôi. Thú vị hơn nữa, có người thậm chí còn tìm ra được những lý do để giải thích cặn kẻ cho quyết định của mình. Người thì nói họ chọn hoa văn này vì chúng mang lại cảm giác thẩm mỹ dễ chịu hơn, người khác lại bảo đơn giản là họ “cảm thấy” đúng. Không thể tin được, hầu như không ai thấu suốt yếu tố thật sự ảnh hưởng đến những quyết định của họ – rằng những đường nét họ thích hơn đấy là những đường nét họ đã trông thấy lúc trước rồi.

Khám phá này không thể đánh đồng như sự ăn may, bởi vì các nhà tâm lý học đã khám phá ra hiện tượng này lập đi lập lại biết bao lần, cả bên trong lẫn bên ngoài phòng thí nghiệm. hiệu ứng “quen nhẵn mặt” này không chỉ giới hạn ở những nét vẽ ngoằn ngèo. Không hề nhận thức được, chúng ta có khuynh hướng thích những gì mình đã nhìn thấy trước đó rồi hơn. Hiện tượng này tác động đến nhiều mặt trong cách suy nghĩ và hành động thường ngày của chúng ta. Nó cũng là phần lý thuyết cho công nghệ lăng xê thương hiệu hàng hóa, và giải thích tại sao các công ty sẵn sàng chi hàng triệu đô la cho những chiến dịch quảng cáo nhằm giữ cho sản phẩm của họ lúc nào cũng đập vào mắt công chúng. Vô thức dẫn đường chỉ lối cho rất nhiều lựa chọn hàng ngày của chúng ta – từ chọn áo lạnh đến màu sơn phòng, đến những hàng hóa chúng ta chọn mua ở siêu thị.

NHẬT KÝ MAY MẮN: BÀI LUYỆN SỐ 7

Vai trò của trực giác trong đời sống chúng ta.

Bài luyện này được thiết kế nhằm đánh giá xem trực giac, linh cảm may mắn và cảm giác đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta tới mức độ nào.

Trên đầu trang mới của nhật ký may mắn, hãy viết đầu đề: “những lần tôi vui mừng vì đã nghe theo trực giác của mình”

Hãy cố nhớ lại những lần mà bạn có linh cảm mạnh mẽ về một người hay một tình huống nào đó, và bạn hành động theo linh cảm của mình, để rồi bây giờ bạn rất vui vì mình đã làm như vậy. có lẽ đó là đầu tiên bạn được giới thiệu với người bạn đời của mình, bạn đơn giản biết rằng hai người rất thích hợp với nhau và bây giờ bạn sung sướng với cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền chặt.

Hoặc bạn thình lình có cảm giác rằng cô bạn thân không đáng tin cậy, nên đã thôi không chia sẻ những thông tin riêng tư với cô ta nữa, rồi sau đó bạn phát hiện đúng là cô ta đã đi bêu riếu bạn sau lưng bạn. hoặc trực giác liên quan đến một sự kiện trong nghề nghiệp của bạn. có lẽ bạn cảm thấy rõ ràng sự chuyển đổi nghề nào đó là đúng đắn; và mặc dù tất cả mọi người đều khuyên bạn điều ngược lại, nhưng bạn vẫn hành động theo trực giác của mình, kết quả: bạn tìm được một công việc trong mơ.

Hãy viết một bài mô tả ngắn về từng trường hợp vào nhật ký may mắn của bạn;

Bây giờ, trên đầu một trang giấy khác trong nhật ký may mắn, hãy viết đầu đề: “ những lân tôi không chịu nghe theo trực giác của mình mà đến giờ tôi vẫn còn hối tiếc”

Lần này, hãy nghĩ lại những lần mà bạn có linh cảm mạnh mẽ về một người hay một tình huống nào đó, nhưng bạn không hành động theo linh cảm của mình, và bây giờ ban ước gì mình đã làm theo. Có lẽ

bạn linh cảm rằng ngừi bạn đời đang lừa dối mình nhưng vẫn cứ tiếp tục mối quan hệ, và sau đó bạn phát hiện ra đúng là anh (cô) ấy không chung thủy. hoặc có lẽ bạn vẫn khăng khăng ký kết một hợp đồng kinh doanh, bất chấp mình có cảm giác lạ lùng rằng có cái gì đó vướng mắc, và bây giờ bạn ước gì mình đã nghe theo tiếng nói bên trong mình.

Hãy nhìn lại những sự kiện mà bạn vừa viết ra nhật ký may mắn. hầu hết những người thực hiện xong bài luyện này đều nhận ra, rằng trực giác chiếm một vai trò tiên quyết trong hầu hết những quyết định quan trọng nhất trong đời họ. nhiều người nhận thấy trong số những thất bại lớn nhất của cuộc đời mình là do mình lưỡng lự, không chịu lắng nghe tiếng nói bên trong mình. Hãy tưởng tượng, một cuộc sống mà trực giác của bạn rất thường xuyên và chính xác thì sẽ ra sao; một cuộc sống mà trong đó trực giác của bạn hoạt động như một thứ chuông cảnh báo đáng tin cậy, cho bạn biết cái gì đúng, cái gì sai thì sẽ như thế nào.

Đã bao giờ bạn được giới thiệu với một ai đó và ngay lập tức có cảm tình mạnh mẽ với anh ấy? bạn không biết nó là cái gì, nhưng bạn biết là có cái gì đó ở anh ấy. “cái gì đó” đó là tích cực. có thể bạn thật sự thích anh. Có thể bạn ngay lập tức tin tưởng vào anh. Ngược lại, cảm giác đó có thể là tiêu cực. bạn không biết tại sao nhưng đơn giản là bạn không tin anh ta. Những loại ấn tượng trực giác kiểu như vậy thường sai khiến chúng ta sẽ nói chuyện với người đó trong bao lâu, ta có muốn gặp họ nữa hay không, ta có thể tin cậy họ, và ta có muốn hợp tác làm ăn với họ chăng. Và kết quả của những thí nghiệm mới đây chỉ ra rằng những quyết định kiểu như vậy cũng dựa vào hoạt động âm thầm của trí não vô thức. chính xác, chúng ta vừa mới thực hiện một nghiên cứu kiểu tương tự cách đây 15 phút.

Bạn có nhớ những nhà phân tích tài chính mà bạn vừa mới xem ở đầu chương này không? Đúng rồi, đây là một thí nghiệm đơn giản được thiết kế nhằm khám phá xem ấn tượng ban đầu của bạn về người khác có bị ảnh hưởng bởi vô thức của bạn hay không. Tôi đề nghị bạn nhìn hình của sáu nhà phân tích tài chính trong tưởng tượng. một số họ thành công và một số họ không thành công. Sau đó tôi yêu cầu bạn xem thêm chân dung của hai nhà phân tích tài chánh nữa, rồi quyết định xem bạn sẽ là theo lời khuyên của ai nếu bạn đang dự định đầu tư tiền tiết kiệm của mình.

Giờ, hãy nhìn lại chân dung của họ trong phụ lục B. dự đoán của tôi là bạn sẽ chấp nhận lời khuyên của nhà phân tích tài chính 1, và từ chối lời khuyên của nhà phân tích tài chín 2. dự đoán này dựa vào một thí nghiệm tương tự mà tôi thực hiện trong phòng thí nghiệm của mình, khi nhà phân tích tài chính 1 được chọn bởi 90% số người tham gia. Kết quả này cho thấy rằng bài kiểm tra này có tác dụng với hầu hết mọi người. nó cũng bộc lộ rằng hầu hết người ta không biết tại sao mình lại lựa chọn như thế. Họ dường như chỉ linh cảm vậy thôi.

Phần minh họa trên dựa vào một thí nghiệm tài tình do nhà tâm lý học Thomas Hill và các đồng sự tại đại học Tulsa phát triển. có một mối liên hệ giữa gương mặt của sáu nhà phân tích tài chính với sự thành công trong những đầu tư của họ. chẳng hạn, người có khuôn mặt dài, tức là có những đường nét ở vị trí cao hơn trên gương mặt được mô tả là người thành công; và người khuôn mặt ngắn hơn, tức là người có những đường nét ở vị trí thấp hơn trên gương mặt, được mô tả là người thất bại. không hề nhận thức được, có lẽ vô thức của bạn đã dò tìm ra những nét khác nhau này, và sau đó tác động đến cách bạn đánh giá hai nhà phân tích tài chính mới. nhà phân tích tài chính 1 được nhiều người thích hơn, có gương mặt dài mà bạn thấy trước đó được mô tả là thành công, và điều này có lẽ đã ảnh hưởng một cách vô thức đến lựa chọn của bạn. có thể bạn nghĩ rằng sự lựa chọn nhà phân tích này chứ không phải là nhà phân tích kia chỉ đơn thuần là đoán. Hoặc có lẽ bạn có linh cảm thấy nhà phân tích này xuất sắc hơn nhà phân tích kia. Nhưng trong thực tế, những quyết định kiểu này dựa vào khả năng dò tìm khuôn mẫu thần kỳ của trí não vô thức của bạn.

Dĩ nhiên, thí nghiệm này chỉ bao gồm những khuôn mẫu gương mặt, có đôi chút nhân tạo. trong thí nghiệm của tôi, những nhà phân tích tài chính thành công có gương mặt dài, và nhà phân tích tài chính không thành công có gương mặt ngắn. trong thực tế thì không hẳn như vậy, và cũng thật sai lầm nếu chỉ phán đoán một người qua diện mạo gương mặt họ. thí nghiệm do Thomas Hill và các đồng sự của ông thiết kế này, một phần, để chứng minh kiểu suy nghĩ này có thể dẫn người ta đi lầm đường lạc lối như thế nào. Họ lập luận rằng sau khi thấy một người tình cờ vừa khít với khuôn mặt mẫu, chúng ta liền khái quát hóa cái khuôn mặt đó cho những người mà chúng ta gặp trong tương lai.

Thế nhưng cũng chính những quy trình tương tự lại có thể dẫn đến những linh cảm chính xác. Trong thực tế, những típ người nhất định thường hành xử theo những cách nhất định. Và trong tâm trí vô thức của chúng ta có khả năng kỳ lạ là dò tìm những khuôn mẫu này, và sẽ rung chuông cảnh báo mỗi khi gặp trúng tình huống, hay người nào đó đột nhiên có vẻ rất đường hoàng hoặc đáng nghi. Các cuộc phỏng vấn của tôi đều chứng tỏ rằng linh cảm và cảm giác của người may mắn thường xuyên rất thành công. Ngược lại, người không may thường bỏ qua linh cảm của mình, để rồi lại hối tiếc cho những quyết định mình đã đưa ra.

Phần trước tôi đã nhắc tới cô Marilyn không may. Cô có hai mối tình sâu nặng, mối tình đầu với Scott và mối thứ hai với John. Cả hai mối tinh đều là thảm kịch. Tôi hỏi Maryline xem liệu cô có linh cảm gì về những mối quan hệ đó trước khi chúng bắt đầu hay không. Cô trả lời rằng linh cảm của cô không nói mà thét gào với cô. Khi Scott đến Tây Ban Nha, Maryline ra sân bay đón anh ta. Cô mô tả tiếng nói bên trong mách bảo mình rằng có cái gì đó mắc mứu như sau: “khi tôi thấy anh ta đẩy xe hành lý bước đi, phản ứng theo bản năng đầu tiên của tôi là: “hãy trốn đi, đừng để anh ta trông thấy mi, hãy quay về đi”. Anh ta không trông thấy tôi, và tôi nghĩ : “không, đừng đến đó gặp anh ta, cứ ra khỏi đây và vào xe ngay”.

Marilyne đã không đếm xỉa gì đến linh cảm của mình và cảm thấy hối tiếc về điều đó. Điều thú vị là, cô cũng có cảm giác tương tự trong suốt thời gian sống với Scott ở Tây Ban Nha. Nhưng thay vì hành động theo nó, thì cô lại cứ tiếp tục sống với niềm hy vọng và nỗi chờ đợi Scott sẽ chín chắn hơn: “tôi yêu anh ấu, nhưng không phải vì anh ấy là ai, mà vì tôi muốn và tôi nghĩ anh ấy sẽ như thế nào. Tôi cứ ngóng nhìn vào tương lai và hy vọng rằng anh ấy sẽ trưởng thành”.

Bất chấp trực giác mách bảo minh rằng có cái gì đó không ổn, Marylin vẫn sống với Scott gần một năm rưỡi. mối quan hệ thứ hai với John cũng kết thúc trong đau khổ. Một lần nữa, Maryline cảm thấy trực giác của mình lên tiếng báo động về mối quan hệ này, nhưng cô lại không lắng nghe nó: “tôi biết con người John như thế nào và biết anh ta đang lừa dối tôi. Anh ta luôn bịa ra những câu chuyện thật hấp dẫn và tôi biết chúng không đúng sự thật. tôi không bao giờ tin John kể từ ngày tôi sống với anh ta. Không bao giờ, không bao giờ tinh anh ta… nhưng tôi vẫn níu kéo mối quan hệ vì tôi cô đơn. London là một nơi khủng khiếp để mà sống và tôi nghĩ là mình cần anh ta”.

Đó hoàn toàn không phải là tình yêu. Nhiều người không may đã bày tỏ sự hối hận vì đã không làm theo trực giác của mình cả trong những lĩnh vực khác của cuộc sống.

Người may mắn thì ngược lại. họ thường bày tỏ sự tin cậy vào trực giác của mình, và rất thành công. Trong chương hai chúng ta đã gặp Lee,

người từng thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc và là một giám đốc tiếp thị thành đạt. Lee nhớ như in cái linh cảm mạnh mẽ anh cảm nhận trong lần đầu tiên gặp người sau này là vợ mình. Ngay tức khắc, trực giác thì thầm với Lee rằng họ sinh sinh ra là để cho nhau. Và linh cảm của anh đã chính xác một cách phi thường. cả hai người đã chung sống với nhau hạnh phúc suốt 27 năm qua.

Anh không phải là người may mắn duy nhất trong nghiên cứu của tôi nhắc đến kinh nghiệm đại loại. ngay từ đầu chương này, tôi đã kể chuyện Sarah nhận biết ngay khi gặp người đàn ông trong mơ của mình tại khóa huấn luyện quân sự. linda một giáo viên 45 tuổi cũng mô tả kinh nghiệm tương tự. hồi mới 20 tuổi cô đã đính hôn với người đàn ông mà cô gặp ở Kenya. Cô trở về Anh để thu xếp đồ đạc trước khi dong thuyền trở lại nơi ây lấy chồng. chuyến đi chỉ mất vài tuần thôi, nhưng biến cố đóng cửa kinh đào Zuez bất ngờ có nghĩa là cô bị kẹt ở trên tàu một tháng. Trong khi ở trên tàu, cô gặp một hành khách khác và biết ngay đó là người trong mộng của mình. Cô liền hồi đám cưới ở Kenya để cưới tình yêu mới của đời mình, và hai người đã sống hạnh phúc từ đó đến nay.

Trực giác, linh cảm và cảm giác của người may mắn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc đời họ. thực sự, đôi khi chúng làm nên sự khác biệt giữa cái sống và cái chết.

Eleanor, một vũ công 24 tuổi người California. Cô tin chắc một linh cảm may mắn đã cứu sống cô. Một đêm nọ. đang lái xe trở về cha mẹ, chợt cô chú ý tới một người đi mô tô ở đằng sau mình. Theo như cách lái xe là lạ của hắn thì cô tin chắc là hắn say rượu. khi cô dừng lại bên ngoài nhà cha mẹ thì gã đi môtô cũng dừng lại bên cạnh cô. Cô kể lại cho tôi nghe những gì xảy ra kế tiếp: “tôi biết là nghe có vẻ kì quặc, nhưng ngay khi tôi kéo kính cửa sổ xuống thì lập tức tôi biết ngay là sẽ có chuyện chẳng lanh. Nó là một cái gì đó tôi cảm nhận rất rõ. Tôi đã trải qua cảm giác này vài lần trong đời mình nên tôi biết ngay. Tôi thình lình cảm thấy lạnh toát người. hắn ta không dở nón bảo hiểm ra, việc đó thật đáng sợ, và vì thế mà tôi lạnh run không sao giải thích được. dù không giải thích được nhưng tôi biết hắn ta có súng và hắn ta muốn giết người”.

Cô không biết phải làm gì, nhưng biết là mình không nên ra khỏi xe. Cô từ tư lần tìm chìa khóa và bắt đầu nổ máy. Gã đi mô tô chợt hoang mang và phóng xe biến mất. vào nhà, cô gọi cảnh sát và thông báo vụ việc vừa mới xảy ra. Hai ngày sau, một cảnh sát giao thông ở thành phố lân cận ngăn đúng tên đi mô tô đó lại. hắn bèn rút súng ra và bắn chết viên cảnh sát. Sau đo, cảnh sát bắt được đúng gã đi mô tô bí hiểm mà Eleanor đã gặp. hóa ra hắn là một tên côn đồ khát máu. Eleanor tin rằng quyết định rồ máy xe đầy linh cảm của mình đã cứu mình.

Một người tham gia thí nghiệm nữa là David, phần lớn cuộc đời làm thợ xây, 32 tuổi, ở Chicago. Trong một cuộc phỏng vấn, anh kể lại chuyện linh cảm đã cứu anh thoát khỏi một tai nạn chết người như sau: “tôi đang làm việc trên mái một tòa biệt thự ở Chicago. Đó là một mái nhà rộng, với những tháp cao thấp khác nhau. Khi ấy là mùa đông, trời đang đổ tuyết và tôi đang làm việc trên mái nhà thì phát hiện nó có một lồng cầu thang rộng chừng 6 mét vuông. Chỗ ấy bị tuyết phủ dày cỡ tám phân và thấp hơn mái nhà chính của tòa nhà hơn hai thước. trông nó như được lót nỉ, tôi vừa định nhảy xuống đó thì thình lình dừng lại. tôi không biết tại sao, chỉ biết là mình không nhảy xuống mà cứ nhìn quanh mái nhà. Chỉ khi xuống đất, đi vào bên trong tòa nhà và ngước nhìn lên, tôi mới nhận ra cái lồng cầu thang đó là một cửa trời khổng lồ – một mảnh kính to tướng lót trên mái nhà. Nó bị phủ đầy tuyết nên tôi không thể trông thấy tấm kính. Nhưng nếu tôi nhảy, thì tôi sẽ chui xuyên qua tấm kính, và rớt mười tám mét xuống một cầu thang xoáy trôn ốc. và điều thần diệu là việc không nhảy xuống lồng cầu thang đó hoàn toàn ngược lại với ý định của tôi. Tôi không biết tại sao, nhưng đúng là có cái gì đó – tựa như cảm giác bất an – đã ngăn tôi lại”.

Không hề nhận biết được, sự lành nghề xây dựng vô thức của David đã kích thích một linh cảm may mắn cứu sống anh.

Nhiều người may mắn khác mô tả họ đã sử dụng trực giác để giúp họ thành công trong sự nghiệp. thành công của Lee có sự đóng góp rất lớn của những linh cảm chính xác của anh về những khách hàng tiềm tàng và đội ngũ nhân viên. Anh quả quyết với tôi rằng anh tin vào trực giác của mình đến nỗi có thể bác bỏ ý kiến của các đồng sự. “chúng tôi nhận được điện thoại của một khách hàng tiềm năng, muốn biêt thông tin gì đó. Tất cả những người khác đều nghĩ là không đáng phải tiếp chuyện ông ta. Tôi nói chuyện với ông khách, và trong món hàng ông đang tìm kiếm có một cái gì đó, tôi không biết là cái gì, khiến tôi nghĩ: “mình phải chú ý đến điều này và sẽ đáp ứng được điều ông ấy muốn”. cho nên tôi thân chinh đi tìm hàng dù đó chỉ đơn giản là một đơn đặt hàng nhỏ thôi. Mọi người đều khuyên là tôi đang phí phạm thời gian, nhưng tôi nhất quyết thực hiện đơn đặt hàng cho khách. Quả thật, tôi đã phải làm việc đến tận một giờ sáng mới tìm được, sau đó chính tự tay tôi đi giao hàng cho ông. Trong vòng 12 tháng, tôi nhận được những đơn đặt hàng trị giá 250000 đô la cả thảy từ ông khách nọ. bây giờ mọi người trong công ty đã hài lòng. Tôi là một “quan tòa” giỏi phán đoán tính cách và rất tin vào trực giác của mình. Tôi cũng tin và chọn đúng những người mới được tuyển dụng để huấn luyện những kinh nghiệm buôn bán và tiếp thị, và họ thường trở thành những tài năng trong kinh doanh”

ở chương trước, chúng ta đã gặp Robert, viên chức an toàn hàng không. Công việc của anh là dò tìm những hỏng hóc trong máy bay. Chiếc phi cơ to lớn dềnh dàng là một cỗ máy phức tạp, tinh vi. Và đôi khi để tìm ra lỗi là cả một qui trình khó khăn và tốn thời gian. Nhưng Robert có biệt tài chỉ ra chỗ trục trặc trong máy bay bằng linh cảm. “tôi phụ trách điện tử hàng không – trang thiết bị, máy móc, ra di ô, thiết bị biến năng, máy phát tín hiệu, hộp đen, v.v…có những lúc gặp tình huống rối beng và phức tạp, tôi vắt óc suy nghĩ “có vấn đền quái quỉ gì ở đây nhỉ ? không biết có phải la sau bao năm làm trên máy bay mà tôi thuộc nằm lòng chúng rồi hay không, nhưng tôi thường cả cảm giác là mình chỉ việc nhặt ra chỗ hỏng hóc đó thôi. Tôi có thể xác định được ngay chỗ bị trục trặc trong cả một hệ thống máy móc khổng lồ như thế”.

Trong khi các đồng nghiệp thường phải mất nhiều thì giờ dò dẫm tất cả mọi bộ phận khác nhau để dò tìm ra chỗ hư hỏng trong máy bay, thì việc Robert chỉ việc tin vào trực giác của mình để quyết định xem phải tìm ở đâu trước. suốt bao năm, linh cảm may mắn của Robert thường chính xác một cách kỳ lạ.

James làm công việc thương lượng nhưng khoản vay quy mô lớn cho các công ty tại một ngân hàng lớn. anh nổi tiếng trong mắt các đồng nghiệp là may mắn. trong một cuộc phỏng vấn anh giải thích rằng nhiều vận may của anh là do tin tưởng vào trực giác của mình. “tôi thường phải đưa ra những quyết định quan trọng về việc có nên cho khách hàng tiềm năng vay một khoản nợ lớn hay không, và thương thì tôi tin vào trực giác của mình. Tôi dùng nó như một loại chuông báo động để rút lui hay tiến tới. tôi nhớ mãi một trường hợp đặc biệt. một công ty đến gặp tôi và đặt vấn đề vay một khoản tiền lớn. họ tỏ ra rất chặt chẽ trên giấy tờ và người thương lượng của họ tỏ ra rất điêu luyện trong các cuộc gặp gỡ . nhưng có một cái gì đó cứ lấn cấn, khiến tôi đắn đo chưa đặt bút ký kết hợp đồng. tất cả mọi người đều khuyên tôi hãy đồng ý cho họ vay tiền đi, nhưng tôi quyết định hoãn lại hai ngày à phái êkíp của mình đi tìm hiểu thông tin. Chúng tôi phải rà soát kỹ từng tài liệu và điều tra sâu hơn về công ty đó. Đột nhiên, một bức tranh hoàn toàn khác hiện ra. Công ty này đang sa vào những vấn đề tài chính nghiêm trọng, nhưng đã cố tình che giấu không cho chúng tôi biết. tôi quay lại và bác bỏ đơn xin vay tiền của họ. đó là một trong những quyết định sáng suốt nhất trong sự nghiệp của tôi – bởi vì một vài tuần sau, chúng tôi thấy trên báo chí xuất hiện thông tin rằng công ty đó dính vào một vụ xì-căng-đan lớn”

Linh cảm cũng quan trọng trong việc tạo ra may mắn trong chính cuộc đời tôi. Cách đây vài năm tôi được mời diễn thuyết tại hội thảo kinh doanh do một ngân hàng lớn tổ chức. theo lịch trình thì tôi phải nghỉ đêm tại khách sạn kề trung tâm hội thảo. khi tôi đăng ký phòng, người tiếp tân đằng sau quầy cầu tôi xuất trình thẻ tín dụng để thanh toán tiền phòng.

Trước giờ tôi đã làm việc này hàng trăm lần rồi, và thương thì tôi trao thẻ tín dụng của mình không một chút lần chần. nhưng lần này đột nhiên tôi cảm thấy bất an về tình huống. tôi không biết tại sao mình cảm thấy phập phồng như thế, chỉ biết mình lưỡng lự không muốn trình thẻ ra. Thậm chí tôi thấp thỏm đến mức tôi quyết định thanh toán tiền phòng bằng ngân phiếu. ngay hôm sau tôi diễn thuyết xong và trở về nhà. Vài tuần sau tôi chợt nhận được một thông điệp hơi khó hiểu từ người tổ chức hội thảo, đề nghị tôi kiểm tra lại tài khoản trong thẻ tín dụng của mình xem có gì bất thường không. Tôi liền kiểm tra bản kê tài khoản của mình và thấy nó vẫn ổn. tôi gọi lại để báo với bà ấy là không có vấn đề gì cả và hỏi tại sao bà lại đề nghị như vậy. bà giải thích rằng một nhân viên của khách sạn nơi tôt chức hội thảo vừa mới bị bắt, vài dính vào một vụ cuỗm tiền từ thẻ tín dụng với qui mô lớn. vài đại biểu dự hội thảo ở khách sạn đã là nạn nhân của mưu đồ bất lương này – thấy rằng một số tiền lớn đã bị thanh toán vào thẻ tín dụng của họ.

Tôi cho răng do nhiều năm nghiên cứu tâm lý của người nói dối đã khiến tôi có khả năng vô thức là nhận biết được cách hành xử của những kẻ dối trá, và nhân viên tiếp tân nọ đã bộc lộ hành vi này, khiến tôi cảm thấy có cái gì đó khúc mắc, dù cách nào thì trực giác đã cứu tôi thoát khỏi mất nhiều thời gian, rắc rối và nhất là tiền bạc. điều thú vị là, hội nghị đó lại thảo luận chuyên đề làm thể nào dò tìm gian lận trong kinh doanh.

Những cuộc phỏng vấn của tôi với những người may mắn cho thấy họ có kỹ năng ra quyết định một cách đây linh cảm hơn người không may. Những quyết định này liên quan đến những người mà họ gặp trong đời sống cá nhân và nghề nghiệp của mình. Trực giác và linh cảm của người may mắn thường đáng tin cậy và chính xác đến kinh ngạc.

Và thậm chí còn ngạc nhiên hơn nữa, họ không biết cái gì nằm đằng sau sự thành công của mình. Với họ, chỉ đơn giản là mình may mắn.

trong thực tế, tất cả là do cơ chế hoạt động tuyệt diệu của trí não vô thức.

bằng cách tập trung chú ý xem tại sao người may mắn hình như giỏi sử dụng trực giác của mình hơn, trong giai đoạn cuối của công trình nghiên cứu của mình tôi đã khám phá ra việc chúng ta có thể học cách ra những quyết định may mắn hơn trong cuộc đời mình như thế nào.

Nguyên tắc phụ 2:

Người may mắn ra tay hành động nhằm mài dũa trực giác của mình. ở đầu chương này tôi đã nêu cuộc khảo sát của mình về sự may mắn và trực giác. Tôi hỏi những người may mắn và người không may xem họ sử dụng trực giác của mình thương xuyên như thế nào, và họ có

khuynh hướng đưa ra quyết định trực giác trong lĩnh vực nào trong cuộc sống của họ. kết quả cho thấy người may mắn dùng trực giác thường xuyên hơn người không may trong một số lĩnh vực quan trọng, bao gồm kinh doanh, tài chính, mối quan hệ cá nhân, và sự nghiệp. khi chuẩn bị phiên bản trắc nghiệm đầu tiên của mình, tôi nhận thấy rằng biết được tần số họ sử dụng trực giác chỉ là một phần của bức tranh ghép. Tôi cũng muốn khám phá xem người may mắn có làm gì để gọt giũa linh cảm và trực giác may mắn của mình hay không. Trước khi soạn bài trắc nghiệm này, tôi xem lại những quyển sách nổi tiếng và những tài liệu học thuật về đề tài này, và liệt kê những kỹ thuật thúc đẩy trực giác được đề cập tới thường xuyên nhất – bao gồm một loạt phương pháp như dọn sạch đầu óc, thiền định, tìm nơi yên tĩnh, và suy tưởng. trong phần thứ hai của cuộc khảo sát, tôi đã giới thiệu danh sách này cho những người may mắn và người không may và yêu cầu họ cho biết, nếu được, họ thường hay sử dụng kỹ thuật nào.

Một lần nữa, kết quả vô cùng sửng sốt. biểu đồ sau đây chỉ ra tỉ lệ người may mắn sử dụng tất cả những kỹ thuật khác nhau trong danh sach cao hơn người không may mắn. trong đó có một sự khác biệt rất đáng chú ý là khoảng 20% người may mắn ghi nhận mình có áp dụng thiền định hơn người không may.

Cuộc phỏng vấn của tôi với những người may mắn minh họa sự tác động mạnh mẽ mà những kỹ thuật trên ảnh hưởng đến cuộc đời họ.

Nancy là một y tá 64 tuổi sống ở Dallas. Bà rất may mắn về nhiều mặt trong cuộc đời mình. Bà được nhận học bổng ngành y tá và luon may mắn tìm được những công việc mà mình yêu thích. Bà thổ lộ: khi tới Dallas tôi tìm được một công việc tuyệt vời. tôi là chủ chính mình trong một chương trình chăm sóc sức khỏe hơn mười năm. Tôi có thể tự sắp xếp lịch trình cho mình và tự làm lấy mọi việc. hai năm qua tôi đề xuất với bệnh viện về việc lập một dưỡng đường cho trẻ em thiểu năng học tập. và họ đồng ý chấp nhận cho tôi hoàn toàn tự do thực hiện đề án của mình. Chắc chắn tôi là người duy nhất trong toàn tổ chức có thể độc lập tự chủ – tất nhiên là phải có trách nhiệm giải trình – nhưng đó là một công việc hoàn hảo”.

Trong qúa khứ, không phải Nancy đã may mắn ở tất cả mọi mặt trong cuộc sống. thật ra bà không may trong chuyện tình cảm. bây giờ, hồi tưởng lại bà giải thích vận đen của mình là do cứ chối bỏ, không chịu nghe theo trực giác của mình. “tôi gặp chồng tôi ngay khi vừa tốt nghiệp cao đẳng. thoạt đầu, tôi thậm chí không yêu anh ta, nhưng sau đó anh ta

cứ theo đuổi, theo đuổi, theo đuổi mãi và cuối cùng tôi đành nhượng bộ. khi gặp anh ta, trực giác đã gởi cho tôi nhiều hồi chuông cảnh báo. Tôi biết là sai ngay cả vào ngày cưới của mình. Sau đó cuộc hôn nhân chẳng êm thấm chút nào. Chúng tôi sống với nhau 37 năm và có 5 người con, nhưng nhiều lần tôi chán ngán vô cùng mà vẫn cố bám víu. Cuối cùng, tôi mới đủ sức nói: “ông thấy đấy, không có thể cứu vãn được nữa, và ra đi. Đó là một quyết định đúng, và tôi thật sự may mắn với các con của mình – tôi rất thân thiết, gắn bó với chúng.

Tôi cũng có nhiều mối quan hệ sau khi cuộc hôn nhân đổ vỡ. một lần nữa, trực giác của tôi lại rung lên những hồi chuông báo động,một lần nữa tôi lại làm ngơ chúng, và chẳng có mối quan hệ nào suông sẻ cả. bây giờ thì mọi việc đã khác rồi. tôi bắt đầu chú ý đến trực giác thực sự. tôi bắt đầu giảng dạy về chăm sóc sức khỏe tinh thần và tôi đọc rất nhiều sách tâm lý. Bây giờ tôi có nhiều kiến thức hơn, nhận thức sâu sắc hơn, khôn ngoan hơn, những phán đóan và quyết định của tôi tốt hơn. Cuối cùng tôi đã học được bài học của mình và không lao vào điều gì không đúng đắn. tôi lắng nghe trực giác của mình. Tôi nghĩ mình biết chính xác sự việc sẽ tiến triển như thế nào, tuy nhiên tôi vẫn tiếp tục quan sát nó và có lẽ bỏ sức vào nó ít hơn.

Nancy không mù quáng hành động theo trực giác của mình và xem nó như một lời cảnh báo để hành xử thận trọng hơn “trực giác cho tôi may mắn trên nhiều phương diện khác nhau. Ngồi gần ai đó tại cuộc họp hay nhóm hội, tôi có thể biết mình có nên tin cậy họ hay không. Đang tìm mua xe hơi, tôi có thể biết người bán xe nào đáng tin người nào không nên tin. Tôi cũng có thể phát hiện ra người nào có ý đồ lợi dụng để tránh không để họ làm thất thoát năng lượng của mình.

Nhưng không chỉ những người tôi gặp. hai lần tôi dừng lại ở một biển báo dừng, nơi mà bình thường tôi lẽ ra đi tiếp. cho dù đường vắng nhưng trực giác khiến tôi dừng lại – tôi bất giác nghĩ, “ấy có người phóng vèo qua ngã tư bây giờ”, cả hai lần đều có một chiếc xe phóng vụt qua ngay trước mặt tôi, và lẽ ra tôi đã bị đâm xe. Hai lần trực giac đã cứu sông tôi thật sự”

Nancy mô tả mình sử dụng vài kỹ thuật thúc đẩy trực giac và linh cảm may mắn của mình như thế nào: “nếu chuông báo động rung, tôi đứng lùi lại một chút để nhìn lại tình huống ấy, thường là bằng cách chiêm nghiệm, thiền đinh, tất nhiên cũng khó dẹp yên tâm trí mình, nhưng tôi sẽ nói: cái quái gì thế, đằng nào mình cũng làm mà. . tuy nhiên, để bình ổn trong lòng, tôi thường lần tìm manh mối tháo gỡ từ những giấc mơ. Từ

trước đến giờ, tôi vẫn nhìn nhận công việc ở nhà tế bần này là sự nghiệp của mình. Cách đây vài ngày tôi nằm mơ thấy mình gặp nữ tư vấn chính trị, liền nghĩ cuộc đời bà ấy thật thú vị làm sao, có lẽ mình sẽ viết về cuộc đời bà ấy vì hẳn là sẽ có nhiều người quan tâm. Chợt, tôi choàng tỉnh mà giấc mơ cứ còn vương vấn mãi trong đầu. năm rồi tôi đã họ một khóa viết văn. Tôi kết luận là linh cảm nói với mình rằng mình đang đi sai đường. tôi nghĩ ‘chà, tại sao mình phải làm cái điều mà tâm linh mình không đồng tình? . hiện tại tôi đang suy nghĩ nghiêm túc về việc bỏ nhà tế bần để dành nhiều thời gian viết lách hơn”.

Nancy không phải là người may mắn duy nhất áp dụng những kỹ thuật mài dũa trực giác của mình. Jonathan, 40 tuổi, giám đốc một công ty triển lãm quốc tế. anh đạt được những bước ngoặc sự nghiệp mỹ mãn và sông hạnh phúc với vợ suốt 20 năm. Anh cũng từng lẫy lừng vì những quyết định kinh doanh thông qua trực giác: “cách đây khoảng hai năm rưỡi tôi chợt nảy ra một sáng kiến về khái niệm quản lý đầu tư và tiền trợ cấp mới. rất có lợi cho công ty tổ chức hội chợ quốc tế của mình. Phát hiện một lỗ hổng thị trường, tôi liền lập kiến nghị và có cảm giác mạnh mẽ là cần phải trình sáng kiến này ra hội chợ triển lãm. Tôi tin là mình đúng. Sau chút đắn đo ban đầu, cuối cùng công ty tôi xúc tiến nó và nhận được những phản hồi tuyệt vời từ thị trường”

Trong cuộc phỏng vấn, Jonathan cũng cho biết thiền định cũng mài giũa trực giác của anh: “tôi bắt đầu thiền định từ vài năm trước, đều đặn thực hiện mỗi ngày hai lần… mỗi lần hai mươi phút… chỉ đọc một câu thần chú. Một người bạn của tôi là cũng thực hiện phương pháp này. Điều cuốn hút tôi là không hề có tín điều, tín ngưỡng ở đây, mà chỉ đơn thuần là nối kết với cái tôi nội tại của mình. Tức là ta vận dụng tất cả các nguồn năng lượng, sự tập trung, năng lực sinh lý, v.v… với tôi, điều duy nhất nó giúp tôi linh cảm đươc đủ mọi loại vấn đề, cách đối xử với những típ khách hàng nhất định, cách ra quyết định cho công việc. và tôi chỉ cần làm theo linh cảm.

Milton, một giáo viên 34 tuổi từ San Diego, cũng mô tả thiền định giúp anh phát huy trực giác của mình: “điều duy nhất khúc mắc với linh cảm là ta có lắng nghe nó hay không. Nó như con bướm bay phớt qua tâm trí ta. Nếu ta chỉ lắng nghe nó một nửa thôi là lập tức điều tệ hại xảy ra – lúc đó ta mới nghĩ “ồ, chết tiệt, tại sao mình không chú ý cơ chứ? Ta không cần phải vồ bắt nó như kiểu bắt bướm. với tôi, tôi luôn thiền định. Điều này rất ích lợi, vì nó giúp tôi thoát ra và làm điều mình không thể làm được trong cuộc sống thực. nó giúp tôi thư giãn và tự do. Nó mở rộng cảm xúc của tôi tới những người khác, giúp tôi sắc bén hơn và may mắn hơn”.

Nhật ký may mắn: bài luyện số 8

Hồ sơ may mắn: nguyên tắc 2

Bây giờ chúng ta hãy trở lại hồ sơ may mắn của bài luyện số 1. đề mục 4 và 5 của bài trắc nghiệm liên quan đến những nguyên tắc phụ được đề cập tới chương này. Đề mục (lời tuyên bố) 4 hỏi về mức độ bạn lắng nghe linh cảm và trực giác của mình. Đề mục cho bạn biết có cố gắng trau dồi khả năng trực giác của mình hay không.

Chấm điểm; hãy xem lại những điểm số bạn đã chấm cho hai đề mục này, rồi cộng tất cả điểm lại với nhau để thành điểm tổng(xem ví dụ dưới đây). Đây chính là điểm số cho nguyên tắc may mắn thứ hai của bạn.

Tôi thường lắng nghe linh cảm và trực giác của mình

Tôi đã từng áp dụng những kỹ thuật mài dũa trực giác của mình như thiền định hoặc đến những nơi yên tĩnh.

Nào bây giờ hãy nhìn thang điểm sau đây để khám phá xem điểm số của bạn được xếp vào loại cao, trung bình, hay là thấp. hãy ghi chú điểm và loại của bạn vào nhật ký may mắn. vì những kết quả này sẽ rất quan trọng khi chúng ta thảo luận cách làm thế nào để gia tăng may mắn trong cuộc đời mình

Tôi đã yêu cầu rất nhiều người may mắn, người không may và người trung hòa hoàn tất hồ sơ may mắn này. Người may mắn thường có tổng số điểm cao ở những đề mục này hơn những người khác.

Người không may mắn thường đạt điểm thấp nhất (xem biểu đồ sau đây)

Tóm tắt nguyên tắc 2

Người không may hay đưa ra những quyết định dở tệ – họ tin nhầm người lọc lừa và chọn nghề sai. Ngược lại, người may mắn có khả năng đặt niềm tin của mình vào những người trung thực và ra những quyết định hiệu quả trong công việc. những khác biệt này là do người may mắn và người không may khác nhau trong việc sử dụng trực giác khi ra quyết định.

Rút gọn phần tóm tắt.

Nguyên tắc 2

Nguyên tắc: người may mắn ra quyết định thành công nhờ vận dụng trực giác và linh cảm của họ.

Nguyên tắc phụ:

Người may mắn lắng nghe tiếng nói bên trong mình.

Người may mắn hành động nhằm gia tăng trực giác của mình. Mài dũa trực giác trong cuộc sống của bạn. n

Những kỹ thuật và bài luyên sau đây giúp bạn tăng những quyết định thành công bằng cách sử dụng trực giác và linh cảm. hãy đọc kỹ và suy nghĩ xem bạn có thể áp dụng vào cuộc sống của mình như thế nào. Trong chương 8, tôi sẽ hệ thống những cách thức có thể gia tăng vận may trong đời bạn.

Lắng nghe tiếng nói bên trong

Hãy nhờ lại cuộc khảo sát của tôi về may mắn và trực giác. Theo đó, người may mắn tin vào trực giác của mình khi liên quan tới sự nghiệp, công việc, tài chính, và những mối quan hệ – như những trường hợp của Lee và Eleanor. Người không may thường hối tiếc về những quyết định của mình, như Maryline. Lắng nghe tiếng nói bên trong và thận trọng cân nhắc xem nó muốn nói gì với bạn. hãy coi nó như một thứ chuông báo động – một lý do để ngừng lại và suy xét tình huống hay ra quyết định một cách cẩn thận.

Bài luyện đề nghị

Thăm ông già trong hang

Rất nhiều lần bạn buộc phải ra quyết định và muốn lắng nghe tiếng nói bên trong mình để chọn lựa giải pháp hữu hiệu. bất cứ khi nào như vậy, hãy thử thực hiện bài luyện sau đây.

Tìm một căn phòng im lặng và một chiếc ghế thoải mái. Ngồi xuống, nhắm mắt lại, thở hít vài hơi thật sâu. Tưởng tượng, một phép màu đưa bạn tới cửa hang động trên một ngọn núi xa xăm. Bạn bước vào trong hang và đột nhiên cảm thấy sảng khoái và hài lòng. Bạn cảm thấy an toàn và tách biệt hoàn toàn với thế giới. hãy bình lặng và trầm tĩnh. Tưởng tượng có một ông già đang ngồi ở trong góc han. Ông mời bạn ngồi xuống đối diện ông và nói cho ông nghe về những lựa chọn của bạn. nhưng ông không muốn nghe dưới những sự kiện và con số – lời hay lỗ, hợp lý hay không hợp lý. Ông cũng không muốn nghe người khác nghĩ bạn phải làm gì, hoặc bạn nghĩ mình có bổn phận phải làm gì. Mà, ông muốn nghe bạn mô tả xem bạn cảm thấy như thế nào về từng quyết định. Bạn cảm thấy đúng đắn hay sai trái. Cuộc nói chuyện sẽ được bảo mật tuyệt đối, vì vậy bạn hãy hòan toàn thành thực. đừng nghĩ xem bạn muốn nói gì mà cứ thế nói ra. Ngay bây giờ. Nói to lên. Nói với ông già bạn cảm thấy như thế nào thật sự. rồi giờ thì từ từ mở mắt ra.

Bạn đã nói gì? Trong đó bạn cảm thấy cái gì đúng, cái gì sai? Chúng so sánh với những bằng chứng khách quan về từng chọn lựa như thế nào?

Nếu những bằng chứng và cảm giác của bạn trùng khớp nhau thì bạn đã tìm đúng câu trả lời. nếu bạn khám phá ra rằng mình cảm thấy bất an về một chọn lựa, cho dù những chứng cơ chứng minh là nó đúng, có lẽ tốt nhất hãy xem xét lại tình huống đó. Dành ra chút thời gian và suy nghĩ cẩn thận trước khi tiến lên tiếp. có lẽ bạn quyết định ngó lơ những bằng chứng và làm theo trực giác của mình. Có lẽ bạn chọn cách làm theo những bằng chứng và bỏ qua trực giác. Cho dù bạn quyết định làm gì, ít nhất bạn cũng lắng nghe tiếng nói bên trong mình cái đã.

Ra quyết định, và rồi, dừng lại.

Để xem bạn thực sự cảm thấy như thế nào về những lựa chọn của mình, hãy chọn một trong chúng và ghi quyết định của bạn ra giấy. nếu bạn chần chừ không biết có nên chấm dứt của mối quan hệ này không, chỉ viết một lá thư cho bạn đời của bạn giải thích rằng mọi việc đã kết thúc. Nếu bạn chần chừ không biết có nên nộp đơn xin nghỉ việc hay không, hãy cứ thử coi và việt một lá đơn xin từ chức ? bây giờ thì dừng lại. lúc này bạn cảm thấy ra sao? Bạn đang nắm giữ tương lai của bạn trong tay. Bạn có thực sự muốn gởi lá thư đó, hay có cái gì đó bên trong bạn nói với bạn rằng nó không cảm thấy thảnh thơi? Đó là trực giác của bạn nói hay đơn giản vì bạn sợ sự thay đổi? khi sự thay đổi kêu rào rạo dưới chân, thì tiếng nói bên trong nói gì với bạn?

Mài dũa trực giác của bạn.

Cuộc khảo sát của tôi về may mắn và trực giác cũng chỉ cho thấy người may mắn làm nhiều cách khác nhau nhằm nâng cao trực giác của mình.

Có người chỉ dọn sạch đầu óc, trong khi người khác dành thời gian vào những hình thức thiền định nghiêm túc. Có người đến những nơi yên tịnh, thôi không nghĩ về vấn đề đó nữa và quay trở lại sau vài ngày. Hãy thử áp dụng và xem chuyện gì xảy ra với bạn.

Bài luyện đề nghị. Chú ý thiền định

Nhiều người may mắn, như Jonathan, cảm thấy thiền định là cách đơn giản nhất để mài sắc trực giác. ở đây không phải là cố phát triển những linh cảm trong khi thiền định. Mà thiền định là quãng thời gian để dọn sạch đầu óc bạn khỏi tất cả những ý nghĩ và sự phân tâm. Chỉ sau khi thiền định, khi đầu óc bạn tĩnh lặng và minh mẫn, thì bạn mới cảm nhận trực giác của mình tốt nhất.

Tìm một căn phòng im lặng và ngồi trên một cái ghế thỏai mái. Nhắm mắt lại, hít thở vài hơi thật sâu à thực hiện bài luyện thư giãn trang 90. một khi đã bình tâm thả lỏng rồi, hãy thầm nhắc đi nhắc lại

một từ hay một câu trong tâm trí. Ý nghĩa của từ đó hay câu đó là gì không quan trọng. có thể là tên của một người bạn, một câu hát, hay thậm chí của tựa sách. Điều quan trọng là bạn liên tục lập lại để chúng khai thông đầu óc, quét sạch mọi suy nghĩ ra khỏi đầu bạn. tập trung tâm trí vào từ đó và cố không để đầu óc lan man sang đề tài nào khác. Ban đầu không dễ dàng gì, nhưng hãy tập luyện rồi ắt sẽ thành công. Từ từ bạn sẽ thấy càng ngày càng dễ dàng hơn để tập trung tâm trí và tạo trạng thái thanh tịnh. Sau chừng mười phút tập luyện như thế thì từ từ mở mắt ra. Hãy tập bài luyện đơn giản này ba lần một tuần, mỗi lần chừng 20 phút và bạn sẽ thấy nó có tác dụng đối với may mắn của bạn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.