10 Điều Tạo Nên Số Phận

Điều thứ nhất: Xác định niềm say mê của mình



Phải trung thực với chính mình về điều này. Hãy thực sự suy nghĩ về cái bạn quan tâm. Bạn thích công việc gì, cái gì luôn thu hút trí tưởng tượng, bắt đầu óc bạn suy nghĩ. Việc bạn muốn làm – không phải việc bạn tin rằng cha mẹ, hay thầy cô, hay xã hội, hay bốn ông anh trai của bạn nghĩ bạn nên làm.

Tốt nghiệp năm 1977, tất cả những gì tôi muốn là điều phối một chương trình truyền hình. Mọi người đều bảo tôi là gàn. Bạn bè của cha mẹ nói, tôi phải làm chủ bản thân, nên đi học luật cho đến chừng nào có thể nhận ra thực sự mình muốn làm gì. Những người khác đề nghị, nên theo phong trào tìm việc ở phố Wall. Tất cả bạn gái của tôi đều muốn lên thành phố lớn, thuê chung một căn hộ và ” bật lên”. Có người thì bảo, thôi đừng phủ nhận, đừng đi ngược lại truyền thống gia định nữa hay hoạt động chính trị đi. Tất cả những lời khuyên đó đều có lí nhưng đó không phải mục đích của tôi.

Tôi muốn làm một công việc có tác động đến cuộc sống của mọi người nhưng không thông qua cả luật pháp, kinh doanh, chính trị lẫn phục vụ cộng đồng. Tôi muốn kể những câu chuyện của thời đại trên phương tiện truyền thông của thời đại – truyền hình. Trình bày cho thế giới những tư tưởng đưa lên những chuyện có thực bằng lời nói và hình ảnh.

Vậy thì, tại sao tôi lại thiết tha làm phóng viên truyền hình đến thế? Tôi đã say mê nó từ hồi năm 1972, khi còn học trung học. Năm đó, cha tôi được Đảng Dân chủ giới thiệu ra ứng cử phó Tổng Thống. Tôi đi giúp ông trong chiến dịch tranh cử và may mắn có cơ hội du hành bằng máy bay đi vận động tranh cử.( Lưu ý: Nếu các bạn có sở thích hoặc cơ hội làm việc trong một chiến dịch tranh cử thì hãy chộp ngay lấy. Đảm bảo các bạn sẽ học được nhiều điều về con người và chính trị gia nước ta gần như nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác mà các chuyến đi mang lại cho các bạn).

Nhân viên c ủa cha tôi giữ chặt tôi bên “họ” ở đằng sau máy bay – “con của ứng cử viên hả, rõ là một con nhãi”. Té ra đó là chuyện hay nhất mà tôi từng tham dự. Chắc chắn các bạn cũng biết, đằng sau máy bay là chỗ thú vui, vì “họ” là cánh báo chí, những anh chàng (và một vài cô nàng) lém lỉnh, làm việc tích cực chu đáo của các hãng truyền thông quốc gia lớn, các báo đài và TV. Đa số họ theo dõi đời sống chính trị suốt nhiều năm nay. Họ quan sát cuộc diễu hành của các ứng cử viên bằng con mắt đầy kinh nghiệm ( một số có thể nói là ghen tức). Họ không ngừng nhận xét bình luận với những lời lẽ châm biếm, và những tin tức vô tận của họ – thậm chí cả biếm họa

nữa – đã khoác lên cuộc vận động tranh cử tổng thống một bình diễn hoàn toàn mới đối với tôi. Thật đấy.

Tôi đã sống và hít thở đời sống chính trị suốt cả đời – bàn cãi và tranh luận chính trị thường xuyên như ăn món khoai tây nghiền mỗi tối từ khi là một đứa trẻ. Về nhiều phương diện, chính trị và tạo nên lịch sử là những công việc họ hàng với nhau. Nhưng trong chiến dịch tranh cử năm đó, tôi đã được nếm mùi trực tiếp những chuyện khiến tôi sửng sốt: Tôi đã thấy phóng viên để lại dấu tay của họ trên lịch sử trước khi nó trở thành lịch sử. Họ ghi lại những điều vừa diễn ra ngay trước mắt tôi và đưa nó vào bối cảnh. Những gì mà công chúng nhìn thấy không phải là những sự kiện “nguyên chất” mà tôi đã trải qua trong chiến dịch tranh cử. Nó đã được các phóng viên sàng lọc, giải thích và định hình trước.

Và khi chúng tôi đi khắp đất nước, cái nhóm tuyệt vời đầy màu sắc gồm các nhà giải nghĩa và định hình thông minh và vui nhộn này không ngừng thay đổi. Các phóng viên và các nhóm truyền thông địa phương nhảy bổ lên máy bay một thời gian rồi lại lần lượt bỏ đi – những người đó mang theo mối quan tâm của từng vùng, như nông nghiệp ở Wichita hoặc công đoàn ở Dettrot, họ chỉ tham dự cuộc dạo chơi ngắn bằng máy bay. Tôi còn kết thân và quan sát được một số tay tổ thực sự của nghề báo chính trị. Họ đi theo đoàn vận động tranh cử theo từng giai đoạn, tôi hăm hở chờ những mẩu tin của họ trên các tờ New York Time, Whasington Post hoặc CBS Evening News rồi cắt chúng ra.

Nhưng sự khác biệt giữa các phóng viên địa phương và phóng viên quốc gia không phải là những điều duy nhất mà tôi nhận thấy. Các phóng viên bình thường đưa tin những gì họ nghe thấy – sàng lọc và lựa chọn các chi tiết cho phóng sự của họ từ những gì có thật, nhưng sau đó chỉ trình bày và mô tả chúng, còn thì để người đọc người nghe tự rút ra kết luận riêng. Trái lại các nhà bình luận có tên tuổi sẽ diễn giải và phân tích, đưa ra nhận xét cá nhân về sự kiện đang diễn ra tại chiến dịch 72.

Dù b ằng cách nào đi chăng nữa tôi cũng thấy người quyết định đưa phần nào bài diễn văn, nếu có lên mặt báo hoặc phát đi là các phóng viên chứ không phải cha tôi hay các nhân viên báo chí của ông. Bằng cách tranh cãi một vấn đề nào đó hoặc đặt ra các vấn đề tranh cãi của ứng cử viên, hoặc tập trung vào một cuộc chay đua, các phóng viên nắm trong tay thế lực to lớn. Riêng với tôi thì hình như truyền hình là nổi nhất. Nó có tính tức thì, có khả năng nắm bắt và truyền đi sự nhộn nhịp (hoặc buồn tẻ) của chiến dịch

– và tính chân thật (hoặc bất chấp đạo lý) của các ứng cử viên.

Và chính ở đằng sau máy bay này trong khi ngồi nhai đậu phộng, một ý nghĩ đã loé trong óc tôi, rằng truyền hình nhất định sẽ là đời sống chính trị của tương lai. Truyền hình nhất định sẽ là cách tiếp cận tốt nhất với mọi người, làm họ cảm động, kích động họ, chọc cho họ tức giận và chỉ cho họ thấy phương pháp mà các chính trị gia sử dụng khi tiếp xúc cử tri trên đường phố. Tôi biết điều đó theo bản năng và tôi muốn nó.

Nhớ lại đó là cuộc bầu cử năm 1972, ngay trước vụ xì căng đan Watergate bị bóc trần. Trước khi Bob Wood – ward và Carl Bernstein (mặc kệ Robert Redford và Dustin Hoffman đi )say sưa với thế hệ mới có lý tưởng của các nhà báo muốn đấu tranh bóc trần những kẻ xấu xa trước ánh sáng sự thật. Vào năm 1972 ngành truyền thông không phải là sự lựa chọn nghề nghiệp sáng sủa nhất là đối với một thiếu nữ.

Thế là tôi ngồi phía sau máy bay, ăn rất nhiều đậu phộng (tôi sẽ nói thêm về chuyện này sau) và nghĩ “Đúng rồi, đây là công việc dành cho mình”. Tôi cũng thế, sẽ đi khắp cả nước thậm chí cả thế giới, gặp gỡ mọi người, của mọi tầng lớp xã hội ở khắp nơi. Sẽ nghe những câu chuyện của họ, rồi dựng lên làm nhân chứng, chia sẻ nó với những người còn lại trên cả nước. Tôi sẽ là một bộ phận của cái đám người sôi nổi và những tay nhà nghề có ý thức tranh đua cao này. Công việc chắc sẽ không bao giờ nhàm chán. Tiếng cười là một phần quan trọng của nó. Mà chẳng phải tôi luôn nói tôi không muốn làm việc bàn giấy đó sao? Những anh chàng trên máy bay này thậm chí còn không có bàn viết.

Ngày qua ngày tôi đặt cho các bạn đồng hành của tôi mọi câu hỏi có thể nghĩ ra. Các anh học trường nào? Các anh học ngành gì? Làm cách nào các anh có được kinh nghiệm như ngày nay? Các anh xử lý chuyện cạnh tranh như thế nào? Giới hạn công việc phải làm xong mỗi ngày có làm kiệt sức các anh không? Mỗi ngày các anh đọc bao nhiêu tờ báo? Năm à? Các anh lấy tin sốt dẻo bằng cách nào? Làm sao các anh có thể tán chuyện vô tư với các phóng viên khác trong khi mục đích của anh lại là đánh bật họ hàng đêm? Các anh gặp con cái khi nào? Tôi “hấp thụ” mọi câu trả lời và ước mơ của riêng tôi thành hình rõ nét hơn. Khi chiến dịch 72 kết thúc tôi đã biết tôi muốn làm gì với cuộc đời mình – nhưng không nói cho ai biết cả.

Tôi không nói cho ai biết vì tôi nghĩ họ sẽ coi chuyện đó là ngớ ngẩn, và tôi thì không muốn tranh cãi để cô thuyết phục họ là không phải như vậy. Tôi biết không phải vậy, thế là đủ. Ngoài ra là một phần công việc đó ít liên quan đến gia đình tôi, những người về nhiều mặt coi báo chí như đối thủ qua một dải phân cách lớn- luôn tọc mạch cuộc sống của chúng tôi, ghi chép lại mọi động tĩnh của chúng tôi. Cũng giống như nhiều thanh niên khác thích giữ bí mật về ước mơ của họ, tôi nghĩ gia đình tôi hẳn sẽ thất vọng không thể tưởng được cho lựa chọn của tôi.

Nhưng hãy nhớ rằng chỉ vì bạn nghĩ mình phải đáp ứng lòng mong đợi của người khác không có nghĩa là bạn phải làm như vậy. Và đây là điều sẽ khiến bạn sửng sốt: Thực sự bạn có thể nhầm. Tôi đã nhầm. Khi rốt cuộc tôi cũng phải nói cho bố mẹ biết việc tôi muốn làm, ông bà không hề ngăn cản tôi đừng làm. Cha mẹ chưa một lần bảo tôi không thể, hoặc không nên, hoặc không có khả năng thành công trong ngành truyền thông. Ông bà chỉ gật đầu nói rất tiếc không thể giúp tôi trong nghề đó được, và chúc tôi may mắn. Có thể ông bà nghĩ tôi ngớ ngẩn hoặc gàn dở nhưng không bao giờ cho tôi biết. Ông bà để tôi lớn lên, và mọi thái độ hoài nghi của ông bà đều biến thành lòng tự hào. Rốt cuộc là thế.

Dĩ nhiên, cha tôi mất phiếu trong cuộc bầu cử năm 1972 nhưng tôi thì không. Tôi đã thắng – một ước mơ mà tôi có thể theo đuổi trong tương lai, một đam mê tôi có thể thực hiện đến cùng. Nó định hình mọi quyết định mà tôi đưa ra sau đó – chỗ ở, nơi làm việc, và những người mà tôi muốn quan hệ. Tôi quyết tâm học mọi thứ có thể về truyền hình và quyết tâm làm tay tổ trong nghề.

Bài học: Hãy tin vào quyết tâm của mình, dù không biết ý kiến của cha mẹ, thầy cô hay bất kỳ ai khác về lựa chọn của bạn ra sao cũng không thành vấn đề. Có nhiều người không biết bắt đầu từ đâu. Vậy hãy cố xác định lĩnh vực, phạm vị, những kiểu người mà bạn muốn quan hệ. Đó là cuộc sống của bạn. Hãy tiến lên với quyết tâm của mình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.