Bản Đồ Thành Công

Bước thứ nhất: Bạn thực sự mong muốn điều gì?



Mục đích của bước thứ nhất trong Bản đồ thành công là giúp bạn:

• Nhận thức rõ hơn phạm vi khả năng của mình;

• Tập trung chính xác vào điều bạn muốn đạt được;

• Điều chỉnh để biến những điều có thể cản trở thành những điều có thể hỗ trợ bạn;

• Tự xác định bạn mong muốn điều đó tới mức độ nào.

Khi bạn tin vào chính mình, mọi thứ đều có thể.

Bạn có mục tiêu công việc hay ước vọng cá nhân nào nhưng chưa thực hiện được không? Bạn có thể tự hỏi mình, rồi đưa ra vô số lý do giải thích tại sao không thể, như thiếu thời gian, không có người hỗ trợ, ít vốn đầu tư. Điều này cũng là bình thường. Những lời biện minh đó có thể không phải là lý do thực sự, tuy thông thường hầu như ai cũng nghĩ như vậy.

Tư duy con người vốn có khả năng tạo ra sự đột phá và những thành quả phi thường. Hằng ngày chúng ta vẫn thấy nhiều người đạt được bước tiến mới trong công việc cũng như cuộc sống cá nhân. Nếu bạn từng nghỉ việc để khởi nghiệp kinh doanh riêng và vẫn bám trụ được sau năm năm nghĩa là bạn đã thành công rồi đó, đặc biệt khi bạn biết đến con số thống kê về tỷ lệ đóng cửa doanh nghiệp.

Vì vậy, bạn hãy tạm thời gạt bỏ những lý do kiểu như trên khiến bạn không thể theo đuổi ước mơ hay mục tiêu của cuộc đời mình, mà hãy tin vào khả năng của bản thân và thực hiện từng bước theo Bản đồ thành công. Bạn sẽ vượt qua bất kỳ trở ngại nào.

Sức mạnh của niềm tin

Bạn sẽ nhận ra những lý do thực sự khiến bạn trì hoãn việc thực hiện những ước mơ và mục tiêu của mình sau khi trả lời hai câu hỏi dưới đây:

• Tại sao bạn do dự, trì hoãn hay bỏ quên ước mơ của mình?

• Bạn nghĩ rằng mình có thể và không thể đạt được những mục tiêu gì?

Kiểm tra: Hãy viết ra một việc bạn muốn đạt được, rồi trả lời câu hỏi: “Tôi có tự tin rằng mình sẽ đạt được điều đó hay không?”.

Bạn đánh giá câu trả lời của mình ở mức nào theo thang điểm 10? Điểm 5 ngụ ý “Tôi không chắc”. Độ tự tin giảm dần đến “Tôi không thể nào làm được” khi bạn chỉ được điểm 1. Mức điểm từ 6 trở lên nghĩa là “Tôi nghĩ tôi có thể làm được” và khi bạn đạt điểm 10 nghĩa là bạn tự tin cho rằng “Tất nhiên là tôi có thể”.

 Trở ngại thành công số 1: Phủ nhận khả năng của mình.  Do có quá nhiều lựa chọn hoặc không nhận thức rõ mục tiêu nên bạn không tin rằng mình có thể thành công

Bất kể điều bạn muốn đạt được là gì thì tuổi tác, giới tính, chủng tộc hay địa vị xã hội đều không phải là trở ngại trên con đường đi đến thành công của bạn. Mà trở ngại thực sự tồn tại trong chính con người bạn, khi bạn không tin tưởng rằng mình có thể làm được.

Tiềm năng của bạn lớn hơn bạn hình dung

Bạn có vô số cơ hội để khai thác và sử dụng những khả năng tiềm tàng của bản thân. Chúng ta đạt được những gì, nhiều hay ít đều phụ thuộc vào điều chúng ta tưởng tượng, nhận biết hay tiếp cận. Cho nên nếu bạn không tin mình thực sự có khả năng phi thường thì bạn khó có thể thành công, tức là ước vọng và mục tiêu của bạn cũng không thể hoàn thành.

Tuy nhiên, giới khoa học sẽ mang đến cho bạn một thông tin đáng mừng. Các nhà thần kinh học đã chứng minh được rằng bộ não của chúng ta có khả năng thay đổi, học hỏi, ôn lại và phục hồi sau những chấn thương. Khả năng bộ não tương tác giữa kinh nghiệm và sự thay đổi được gọi là tính đàn hồi thần kinh. Khả năng này mang đến cho chúng ta những kết quả đáng ngạc nhiên khi nó giúp những bệnh nhân mang chân tay giả có thể di chuyển được bằng ý nghĩ, giúp bệnh nhân lấy lại thị lực và thính giác nhờ các rãnh thần kinh được tạo mới, giúp bệnh nhân bị đột quỵ trở lại sinh hoạt bình thường, cải thiện kỹ năng nhận thức, ngăn chặn sự tác động của quá trình lão hóa, tăng cường trí nhớ và rất nhiều điều khác nữa.

Từ đây có thể suy ra rằng bạn hoàn toàn có thể thay đổi tư duy của mình. Thậm chí giáo sư thần kinh học Micheal M. Merzenich còn đề xướng các chương trình rèn luyện não bộ nhằm giữ cho trí tuệ của bạn hài hòa và linh hoạt. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi tư duy thông qua các hoạt động có chủ ý của mình.

Vậy thì với tất cả tiềm năng đó, không lý gì chúng ta lại không thể tạo ra một cuộc sống thật phong phú. Nhưng bạn phải làm gì để có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình trong công việc và trong cuộc sống?

Hãy giữ tinh thần phấn chấn và sắc bén

Khi tự chăm sóc cơ thể bằng những bài thể dục hay các cuộc kiểm tra sức khỏe, bạn đừng quên phần quan trọng nhất trong cơ thể mình: bộ não. Dưới đây là vài cách thức đơn giản và hiệu quả để giữ cho tinh thần bạn luôn phấn chấn và sắc bén:

• Say mê học hỏi: không ngừng tìm tòi để bổ sung kiến thức, rồi chia sẻ hay truyền thụ lại cho người khác.

• Ham hiểu biết và luôn đổi mới: mở rộng và thay đổi tư duy bằng cách nói chuyện với nhiều người khác nhau, tìm kiếm các giải pháp mới cho vấn đề đang giải quyết hay đang tiến hành.

• Suy nghĩ có chiến lược: loại bỏ những hoạt động không cần thiết nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng để tập trung vào những quyết định và hành động quan trọng.

• Hành động có chủ đích: luôn tiến về phía trước và không ngừng theo đuổi để đạt được mục tiêu hay ước mơ của mình.

• Lựa chọn có ý thức: hãy dành sự quan tâm hàng đầu cho những suy nghĩ, hành động hay bạn bè, đồng nghiệp đang ủng hộ bạn.

• Thư giãn: dành thời gian cho người thân hay chơi những trò chơi có thể làm bạn vui cười; chơi những trò chơi có nhịp độ nhanh, giải ô chữ hay các trò chơi kích thích tư duy của bạn.

• Nghỉ ngơi khi cảm thấy quá tải: dành ra năm phút để giải lao; hít thở đều và sâu.

• Chăm sóc trái tim và tâm hồn: hãy quan tâm, chăm sóc bản thân và người khác; phát triển, vun đắp những mối quan hệ cá nhân và công việc.

• Rèn luyện thể chất: vận động cơ thể và trí não, tập thể dục thường xuyên, đồng thời chọn chế độ ăn dinh dưỡng lành mạnh.

Lựa chọn, lựa chọn… Hãy quyết định điều bạn muốn

Việc có quá nhiều lựa chọn cũng là một thử thách lớn. Hãy thử quan sát các bạn trẻ trước ngưỡng cửa trường đại học: Họ lúng túng khi đối diện với quá nhiều lựa chọn và không biết phải ghi danh khóa học nào, chọn chuyên ngành gì hay nên theo đuổi hướng nghề nghiệp nào. Đối với họ, đây thực sự là câu hỏi không dễ trả lời.

Nếu không xác định được mục tiêu trước khi bước chân vào trường đại học, họ có thể sẽ phải trả một cái giá rất đắt: Hiếm khi họ nằm trong nhóm 35% sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp sau bốn năm học. Họ phải học thêm một năm nữa. Điều đó đồng nghĩa với việc phải mất đi một năm thu nhập, nếu giả sử họ đã ra trường và đi làm. Bên cạnh đó, những sinh viên không có mục tiêu cụ thể sẽ thiếu nhiệt tình học tập và có thể bỏ học giữa chừng. Như vậy, nếu bạn không biết mình muốn gì thì trường đại học sẽ là một nơi đắt đỏ để bạn tìm ra chính mình.

Trên đây chỉ là một ví dụ. Tuy nhiên, dù ở tình huống cụ thể nào, nếu thực sự không nhận thức rõ được mình muốn đạt được điều gì, chắc chắn bạn cũng sẽ lãng phí thời gian và công sức thôi. Cho nên, ngay từ đầu bạn đã phải quyết định đúng đắn và tập trung thật chính xác vào điều bạn muốn đạt được, kể cả trong sự nghiệp cũng như trong đời sống riêng tư.

Bạn thực sự mong muốn đạt được điều gì?

Hãy suy nghĩ về những cơ hội trong cuộc đời và những điều bạn cần bỏ thời gian và công sức để thực hiện. Nhưng lúc này, điều gì là quan trọng nhất với bạn? Muốn trả lời câu hỏi đó, trước hết bạn hãy tự hỏi mình:

• Bạn muốn làm, muốn thay đổi hay đạt được điều gì nhất?

• Mọi suy nghĩ, cảm nhận và hành động của bạn có đang tập trung để đạt được điều đó không?

Một khi đã có câu trả lời cho những câu hỏi trên thì Bản đồ thành công sẽ trở thành kim chỉ nam giúp bạn đi đúng đường. Trong trường hợp bạn muốn thay đổi lộ trình, các bước tiến hành trong Bản đồ này sẽ giúp bạn điều chỉnh để vẫn hướng về phía mục tiêu và đạt được điều bạn khao khát mà không làm bạn trì trệ hay mất động lực.

ⓥ GHI NHỚ

Dù có được một quy trình hoàn hảo để đi đến thành công, thì tại bất kỳ thời điểm nào, suy nghĩ và cảm xúc của chính bạn đều có thể giúp bạn đi đúng hướng, hoặc ngược lại, làm cho bạn chệch hướng khỏi điều mình khao khát.

Điều chỉnh để biến những điều có thể cản trở thành những điều có thể hỗ trợ bạn

Chúng ta lại thường nhìn thấy hạn chế trước khi nhận ra khả năng của mình. Giống như chùm tia X, chúng ta hay tập trung vào các “vật cản” tức là những điều ta tin rằng đang ngăn trở, thay vì chú ý đến những điều đang thúc đẩy ta đạt được những gì đang khao khát. Điều gì sẽ xảy ra khi ta chỉ tập trung vào những hạn chế? Bạn sẽ chọn cách khắc phục hạn chế để tiếp tục tiến lên phía trước, hay chọn cách luẩn quẩn với nó để rồi bị mắc kẹt lại. Quyết định nằm trong tay bạn và bạn có toàn quyền kiểm soát cuộc sống của mình.

Thay đổi tư duy, thay đổi thế giới của bạn

Bạn đừng quên rằng tư duy là công cụ có sức mạnh to lớn. Cách bạn tư duy tác động rất mạnh đến cuộc sống của bạn, bảo vệ những gì bạn ấp ủ và thay đổi hay đẩy lùi những ảnh hưởng bạn không mong muốn. Vì vậy, khi nghĩ về các mục tiêu bạn đang hướng tới, bạn hãy tự hỏi: “Tôi nghĩ gì về khả năng thành công của chính mình? Suy nghĩ nào đang chiếm ưu thế: Tích cực hay tiêu cực?”.

Nếu trong đầu bạn xuất hiện ý nghĩ tiêu cực thì bạn phải lập tức biến chúng thành suy nghĩ tích cực. Đây là sự khởi đầu cần thiết để duy trì và theo đuổi cuộc sống mà bạn mong muốn. Bạn có thể làm được việc đó nhờ một kỹ thuật đơn giản và hiệu quả gọi là điều chỉnh.

Trước tiên, bạn hãy xác định những suy nghĩ tiêu cực đang hiện diện, sau đó cân nhắc xoay chuyển những suy nghĩ đó, và cả những gì đã nói hoặc làm, theo hướng tích cực. Hãy quyết tâm nhìn nhận và mô tả sự việc theo cách có thể hỗ trợ tinh thần cho bạn một cách tốt nhất. Để điều chỉnh và thay đổi quan điểm về bản thân hay người khác, bạn phải sẵn sàng đấu tranh với lối suy nghĩ cổ hủ và bảo thủ.

Khi quyết định điều chỉnh những suy nghĩ tiêu cực về chính mình hay người khác nghĩa là bạn đã quyết tâm tự rèn luyện năng lực bản thân. Ngay lúc này, hãy bắt tay điều chỉnh và thay đổi:

• trở ngại thành cơ hội;

• hạn chế thành tiềm năng;

• giận dữ thành bao dung và tha thứ;

• điều không tưởng thành hiện thực;

• hiểu lầm thành cảm thông;

• chuyện lớn thành chuyện nhỏ;

• và nhiều điều khác nữa…

Bài tập điều chỉnh

Dựa vào danh sách “Điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực thành tích cực” dưới đây, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau để nhận diện và điều chỉnh những suy nghĩ ngăn cản bạn đạt đến ước mơ, hoài bão của mình:

1. Tôi mong muốn đạt được điều gì nhưng vẫn chưa thành công?

2. Tôi cần điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực nào?

3. Suy nghĩ tích cực nào giúp tôi đạt được điều mình muốn?

 

 Suy nghĩ tiêu cực   Điều chỉnh thành   Suy nghĩ tích cực 
 Thiếu thốn   ⇨   Giàu có 
 Sợ hãi   ⇨   Can đảm 
 Yếu đuối   ⇨   Mạnh mẽ 
 Bất an   ⇨   Tự tin 
 Thiếu tập trung   ⇨   Tập trung 
 Do dự   ⇨   Quyết đoán 
 Bất tài   ⇨   Có tài 

Nhưng làm thế nào bạn biết mình đã thực sự biến đổi những suy nghĩ tiêu cực trở thành tích cực? Đừng băn khoăn, bạn sẽ cảm nhận được điều đó ngay. Bạn sẽ “nhìn thấy” sức thuyết phục mạnh mẽ trong suy nghĩ và tư tưởng của mình. Bạn sẽ như một thỏi nam châm và hút về mình tất cả những gì bạn từng hình dung. Và khi đó, cuộc sống của bạn sẽ không còn chỗ cho khái niệm “thiếu thốn” hay “không hiệu quả” nữa.

ⓥ GHI NHỚ

Việc chọn suy nghĩ tích cực thay vì tiêu cực sẽ thu hút và đưa đến cho bạn nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp và cuộc sống.

Tôi điều chỉnh được bản thân, nhưng còn cấp trên, vợ/chồng, đồng nghiệp và bạn bè tôi thì sao?

Chúng ta thường dễ dàng rơi vào những cái bẫy kiểu như: “Tôi sẽ làm, nhưng nhỡ anh ta/cô ta không ủng hộ thì sao?”, “Tôi sẽ cố gắng làm công việc mới đó, nhưng sếp sẽ không giúp đỡ hay hỗ trợ tôi đâu”, “Vợ/chồng tôi sẽ không ủng hộ chuyện đi công tác nhiều vậy”, “Tuy nhiên, bạn tôi cho rằng lúc này không phải là thời điểm thích hợp để mạo hiểm”… hay đại loại như vậy.

Nếu bạn đang thực sự khao khát đạt được ước mơ và hoài bão của mình thì đây là thời điểm thích hợp nhất để nhìn lại vấn đề “nhưng” và “tuy nhiên” đó. Hãy kiểm tra xem bạn có thường nghĩ hay nói: “Tôi sẽ…, nhưng/tuy nhiên họ thì không…” hay không? Rất đáng báo động nếu bạn bị chi phối bởi những suy nghĩ hoặc lời nói như thế – bạn đang cho phép người khác cản trở mình thực hiện ước mơ đấy.

Rõ ràng bạn bè, người thân và đồng nghiệp đều có khả năng ủng hộ hay phản đối chúng ta trở thành người mình muốn hay làm điều mình khao khát. Khi được những người xung quanh ủng hộ, cuộc sống của chúng ta nói chung sẽ dễ chịu hơn nhiều, và bạn có thể yên tâm rằng những người ủng hộ này sẽ giúp bạn hành động ngay lập tức.

Có thể không phải mục tiêu nào của bạn cũng được ủng hộ, nhưng với các mục tiêu cụ thể mang tính tích cực, mọi người sẽ luôn cổ vũ bạn.

ⓥ GHI NHỚ

Đừng đánh mất sự ủng hộ từ những người có thể giúp bạn theo đuổi mục tiêu. Sự cổ vũ của họ là động lực mạnh mẽ trong công việc cũng như đời sống của bạn. Đừng quên nói lời cảm ơn chân thành với họ.

Cần phải làm gì với những người cản trở bạn?

Bạn cảm thấy khó khăn khi phải đối phó với những người mà bạn cho rằng đang cản trở mình tiến về phía trước, gây ra những cản trở tinh thần hay các chướng ngại thực sự trên con đường của bạn.

Điều đáng mừng là Bản đồ thành công có thể giúp bạn giành được sự ủng hộ từ những người vốn cản trở bạn. Quy trình giải quyết vấn đề ở bước thứ năm sẽ giúp bạn hiểu và vượt qua được những trở ngại tiềm ẩn, chẳng hạn việc thiếu hỗ trợ từ người khác. Sau đó, ở bước thứ sáu, bạn có thể sử dụng một công cụ hữu ích là Kế hoạch Đàm phán Hợp tác nhằm đề xuất yêu cầu và nhận được những hỗ trợ cần thiết.

Còn bây giờ, công cụ Kiểm tra Mục tiêu trong bước thứ nhất sẽ giúp bạn dễ dàng xác định liệu mục tiêu của bạn có thể đạt được hay không, liệu thiếu sự hỗ trợ từ những người quan trọng có làm cho mục tiêu nghề nghiệp cũng như ước mơ cá nhân của bạn trở thành viển vông không.

Khi sử dụng công cụ Kiểm tra Mục tiêu, bạn có thể ước lượng được tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ người khác để đạt được điều bạn khao khát. Bạn cũng có thể phát triển các hành động trong Bản đồ thành công để biến những yếu tố cản trở thành những yếu tố ủng hộ.

Mơ ước viển vông có thể trở thành hiện thực nhờ công cụ Kiểm tra Mục tiêu

Trước khi đầu tư thời gian, tình cảm và sức lực để theo đuổi một ước mơ, hoài bão nào đó, bạn hãy tự hỏi: “Liệu điều tôi khao khát là thực tế hay chỉ là một mơ ước viển vông?”.

ⓥ GHI NHỚ

Có những ước mơ bị cho là viển vông, nhưng người ta vẫn thực hiện được, đôi khi chỉ nhờ một chút khôn ngoan, thời gian hay tiền bạc.

Một khi đã xác định được chính xác điều mình muốn làm nghĩa là bạn đã sẵn sàng sử dụng công cụ Kiểm tra Mục tiêu để đánh giá mức độ khả thi của mục tiêu đó.

Bảng Kiểm tra Mục tiêu không phải là công cụ để dập tắt ước mơ, khát vọng của bạn, mà hoàn toàn ngược lại. Ngay cả khi ước mơ của bạn có vẻ viển vông thì việc phân tích chi tiết cũng là cách để gia tăng khả năng đạt được điều bạn mong muốn, bởi qua đó bạn sẽ nhận diện được mục tiêu của mình và biết cách làm thế nào để:

• Vận dụng thế mạnh bản thân;

• Giảm tối đa rủi ro tiềm ẩn;

• Đối mặt với bất kỳ trở ngại nào;

• Tìm ra lời giải đáp cho những gì bạn còn chưa biết.

Bảng phân tích ngắn gọn này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác về việc tiếp tục theo đuổi hay thay đổi mục tiêu, nếu cần thiết, mà không hề lãng phí công sức hay thời gian. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chỉnh hướng mục tiêu, thay đổi mức độ ưu tiên, hoặc vẫn giữ nguyên mục tiêu đó. Đôi khi, chỉ một thay đổi nhỏ trong mục tiêu cũng có thể mang lại cho bạn một kết quả lớn lao.

Phân tích bảng Kiểm tra Mục tiêu của bạn: Hãy đánh giá tính khả thi của mục tiêu bằng cách xếp hạng mỗi tiêu chuẩn trong bảng Kiểm tra Mục tiêu từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).

Bảng phân tích cá nhân: Bây giờ, bạn hãy viết ra bất kỳ suy nghĩ, giả thuyết hay “điều không biết” nào liên quan đến mục tiêu của bạn. Khi “Chắc chắn”, bạn cho điểm 4–5, còn “có thể” là điểm 1–2.

•……………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

• ……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………..

• ……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………..

• ……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………..

• ……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………..

 

BẢNG KIỂM TRA MỤC TIÊU

 (Đánh giá mức độ khả thi ở mỗi tiêu chuẩn, từ thấp đến cao, theo thang điểm từ 1 đến 5)

 

 Điều bạn muốn đạt được là:   Điểm mỗi mục (1-5) 
 Mục đích:

 (Tối đa 10 điểm cho mục này)

  
 Tính khả thi của mục tiêu bạn đặt ra tại  thời điểm này:   
 Sự tương thích với những mục tiêu khác trong cuộc sống:    
 Mức độ ưu tiên của mục tiêu này so với các mục tiêu khác:    
 Kỹ năng và năng lực cần thiết sẵn có:    
 Sự hỗ trợ từ những người quan trọng để đạt được thành quả:    
 Khả năng về thời gian, nếu cần:    
 Những nguồn lực có thể tiếp cận được, nếu cần:    
 Mức độ cam kết của bạn đối với mục tiêu này:    

 TỔNG SỐ ĐIỂM 

 

 Đánh giá kết quả:    
 • Bạn đã sẵn sàng. Xem lại những câu có thang điểm 4 trở xuống để xác định liệu có cần thay đổi điều gì để đảm bảo thành công không.   (40-50) 
 • Xem xét những câu bạn cho 3, 4 điểm để xác định liệu có cần thay đổi điều gì để đảm bảo thành công.   (29-39) 
 • Những câu chỉ được 2, 3 điểm cho thấy khá nhiều điểm yếu trong mục tiêu của bạn. Nếu mục tiêu đó là quan trọng thì bạn hãy xem liệu cần thay đổi điều gì để đảm bảo thành công.   (0-28) 

Điều tôi muốn đạt được là: (Nếu có sự thay đổi, hãy ghi lại dưới đây)

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

Chúc mừng bạn đã hoàn thành bảng Kiểm tra Mục tiêu của mình! Bạn đã xác định được phương hướng và đích đến một cách rõ ràng, giờ đã đến lúc bạn xây dựng một chiến lược vững vàng để đạt được mục tiêu.

Quy trình Bản đồ thành công chính là chiến lược đó. Khi bạn thực hiện các bước tiến hành và hoàn thành Bảng đánh giá, bạn sẽ xây dựng được Bản đồ thành công của mình với từng bước hướng dẫn cụ thể.

Bảng đánh giá ở cuối mỗi bước trong Bản đồ thành công sẽ giúp bạn tự tin khẳng định sự tiến bộ của mình trên hành trình đạt đến điều bạn mong muốn. Giờ thì hãy dành ra hai phút để hoàn thành bảng đánh giá bước đầu tiên của bạn!

 BƯỚC THỨ NHẤT

Bảng đánh giá 

(Đánh dấu vào ô đã hoàn thành)

 

 1. Tôi đã nhận thức và điều chỉnh những suy nghĩ tiêu cực thành suy nghĩ tích cực.

Bằng chứng là:

• 

 ꠸ 
 2. Tôi đã củng cố các mối quan hệ và tìm hiểu về những người đang hỗ trợ tôi đạt được điều tôi muốn.   ꠸ 
 3. Tôi đã đánh giá được ảnh hưởng của những điều không giúp tôi thành công lúc này và sẽ tiếp tục hành động với những công cụ trong Bản đồ thành công  để tăng cường những sự hỗ trợ cần thiết.  ꠸ 
 4. Tôi đã hoàn thành bảng phân tích Kiểm tra Mục tiêu và sẽ sử dụng thông tin này tiến hành các hành động trong Bản đồ thành công nhằm đạt được điều tôi khao khát.

Những thế mạnh quan trọng nhất giúp tôi thành công là:

Những hành động nhằm loại bỏ những cản trở và tăng cường hỗ trợ

• 

 ꠸ 

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.