Bản Đồ Thành Công
Bước thứ sáu: Đề nghị để có được điều bạn cần
Mục đích của bước thứ sáu trong Bản đồ thành công là giúp bạn:
• Hiểu được tại sao bạn ngại đề nghị và tại sao người ta từ chối bạn;
• Nhận diện chính xác sự hỗ trợ hay nguồn lực cần thiết cho mỗi hành động để đạt được Tuyên bố ý chí của mình;
• Biết cách đề nghị những điều bạn cần, và có được những điều đó.
Nếu không đề nghị, đừng ngạc nhiên khi bạn chẳng nhận được gì!
Có những mục tiêu bạn may mắn có thể tự mình xoay xở, và thành công. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng gặp may như thế: Bạn không thể tự mình làm được nếu không có thêm thời gian, nguồn vốn hay sự hỗ trợ cần thiết để thực hiện mục tiêu của mình. Khi đó, bạn nên sắp xếp lại kế hoạch và nghĩ cách “cầu viện” từ các nguồn lực bên ngoài.
Một số người trong chúng ta tìm kiếm những cuộc trò chuyện hợp tác một cách tự nhiên bằng cách lắng nghe đối phương. Những người khác lại có khuynh hướng giải thích với mong muốn được cảm thông. Nếu khéo léo, bạn có thể kết hợp cả hai cách ở vài thời điểm thích hợp trong cuộc trò chuyện của mình. Và bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Tuy nhiên, dù bạn đang cân nhắc cách trò chuyện của mình có lôi cuốn hay không thì điều quan trọng nhất khi đề nghị người khác giúp đỡ là cách giao tiếp và cách bạn kiểm soát cuộc nói chuyện. Sự lôi cuốn chỉ là một yếu tố rất nhỏ.
Trở ngại thành công số 6: Làm một mình. Không tham vấn mọi người để nhận được ý kiến đóng góp và nhận sự hỗ trợ hay nguồn lực đặc biệt.
Giao tiếp hiệu quả là một cách thức tiếp cận hợp tác
Bạn cần thực sự hiểu rõ đối phương, biết tường tận nhu cầu và hoàn cảnh của họ trước khi cố gắng giải thích cho họ về nhu cầu và tình huống của bạn. Bạn có thể tưởng tượng các mối quan hệ trong cuộc sống hay trong kinh doanh của chúng ta sẽ trở nên chặt chẽ và bền vững đến mức nào, nếu mọi người đều thực hiện cách tiếp cận hợp tác này. Từ việc giải quyết vấn đề của cá nhân với đồng nghiệp, bạn bè hay các thành viên trong gia đình đến đàm phán những tình huống công việc phức tạp, bạn đều nên áp dụng cách tiếp cận này để thu được kết quả tốt hơn cho buổi nói chuyện của mình.
Dưới đây là một quy trình cơ bản giúp bạn định hình suy nghĩ của mình và xác nhận xem bạn đã tiếp cận đúng đối tượng, đúng thời điểm hay chưa. Với mỗi hành động bạn đã lên kế hoạch trong Bản đồ thành công, bạn cần cân nhắc những điều sau:
• Tôi cần sự hỗ trợ hay nguồn lực cụ thể nào để triển khai hành động đó?
• Cá nhân hay tổ chức nào sẽ hỗ trợ tôi tốt nhất?
• Bối cảnh và thời điểm phù hợp nhất cho cuộc trò chuyện sẽ như thế nào?
Để chắc chắn bạn sẽ nói chuyện với đúng người về đúng việc bạn cần, hãy điền chi tiết vào các ô trong bảng bên dưới trước khi bạn lên kế hoạch cho cuộc trò chuyện quan trọng sắp đến.
Cuộc thảo luận hợp tác để đề cập vấn đề và yêu cầu sự hỗ trợ mà bạn cần có thể cho bạn câu trả lời “Có” hoặc “Không”.
• Nếu là CÓ – rất tuyệt vời. Hãy bắt tay vào việc và tiến lên phía trước.
• Nếu là KHÔNG – bạn nên biết điều này càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, bạn không nên từ bỏ ý định ngay, bởi đây chỉ là dấu hiệu để bạn dừng lại, xem xét và cân nhắc việc thay đổi – thay đổi điều bạn đề nghị, hoặc thay đổi người bạn đề nghị.
Lời từ chối không phải là một chướng ngại vật, mà là “cú hích” để bạn chuyển hướng tinh thần từ suy nghĩ tiêu cực sang tích cực, đồng thời là bước đệm đưa bạn đến những cơ hội mới, hấp dẫn hơn.
ⓥ GHI NHỚ
Những sự hỗ trợ và cơ hội mới thường đến khi có ai đó từ chối bạn.
Chúng ta thường mong mọi người đọc được suy nghĩ của mình và nhận ra chính xác điều chúng ta cần. Nhưng thực tế lại chứng minh rằng hầu như không ai đọc được suy nghĩ và đáp ứng đúng nhu cầu của người khác. Vậy nên, bạn hãy tự nói ra điều bạn mong muốn. Cách này tuy đơn giản, nhưng cực kỳ hiệu quả, mà lại không tốn nhiều công sức.
Hãy sử dụng cách tiếp cận cởi mở, chân thành và hợp tác khi trò chuyện. Bạn sẽ nhanh chóng nhận được câu trả lời. Dù đó là câu trả lời Có hoặc Không, bạn vẫn sẽ xác định được bước hành động tiếp theo của mình.
Cản trở từ chính bạn
Tại sao chúng ta ngại yêu cầu giúp đỡ?
Chúng ta có xu hướng giúp đỡ những ai đang gặp khó khăn hay rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo, nói chung là những người yếu đuối và cần đến sự hỗ trợ. Tuy nhiên, niềm kiêu hãnh cá nhân khiến chúng ta không muốn nhờ cậy hoặc yêu cầu người khác trợ giúp. Có thể vì chúng ta cảm thấy sợ khi chính mình rơi vào thế yếu, hoặc chúng ta không muốn để người khác thấy mình đang yếu đuối và cần trợ giúp.
Việc lên tiếng yêu cầu sự giúp đỡ có thể không làm bạn thoải mái, nhưng thật đáng buồn khi bạn chấp nhận một cuộc sống tẻ nhạt vì không hoàn thành trọn vẹn ước mơ của mình, mà lý do chỉ vì bạn e ngại không dám nhờ cậy sự hỗ trợ, trong khi bạn có thể. Vậy thì hãy nghĩ về tất cả các cơ hội trong cuộc sống đang chờ đợi bạn phía trước để tự hỏi điều gì khiến bạn ngại yêu cầu sự hỗ trợ cần thiết để đạt được điều mình mong muốn.
Nếu lý do ngăn cản bạn không rõ ràng, hãy xem và đánh dấu một trong những nguyên nhân dưới đây:
• Tôi hoàn toàn không biết chính xác điều mình cần.
• Tôi nghĩ rằng mình có thể tự làm được.
• Tôi sợ bị từ chối.
• Hoàn cảnh không cho phép tôi nêu ra yêu cầu đó.
• Trước kia, họ đã từng từ chối khi tôi đề nghị hỗ trợ thêm nguồn lực.
• Tôi không chắc mình có lý do hay hoàn cảnh chính đáng để họ đồng ý hỗ trợ.
• Chỉ vì tôi không biết đề nghị thế nào.
• Nguyên nhân khác.
ⓥ GHI NHỚ
Hãy tự hỏi tại sao, nếu bạn thấy e ngại khi yêu cầu sự hỗ trợ cần thiết để thực hiện một hành động trong Bản đồ thành công của mình. Hãy suy nghĩ về vấn đề đó sâu hơn một chút để tìm ra nguyên nhân thực sự, sau đó sử dụng những công cụ và hành động từ Bản đồ thành công của bạn để tiến về phía trước.
Cản trở từ phía người khác
Tại sao những người mà bạn thỉnh cầu hỗ trợ lại đáp không, thay vì đáp có? Vì bạn chưa hiểu hay chưa chạm được đến những nhân tố giúp họ ra quyết định có lợi cho bạn. Tuy nhiên, tỷ lệ câu trả lời có sẽ gia tăng đáng kể một khi bạn nhận ra và tác động được đến các nhân tố đó. Do đó, để nâng cao cơ hội nhận được câu trả lời mong muốn, hãy suy nghĩ về những gì bạn biết và không biết về các nhân tố quyết định trong cuộc chơi: Vì sao họ nói có và vì sao họ nói không?
Trước buổi trò chuyện, bạn hãy tự hỏi mình đã biết những gì về người đó, cụ thể là:
• Môi trường công việc hay vị trí cá nhân của họ?
• Mục tiêu, mong muốn hay nhu cầu trong công việc và đời sống của họ có thể xung đột hay hỗ trợ với bạn như thế nào?
• Những lo ngại hay bận tâm có thể cản trở người đó hỗ trợ điều bạn yêu cầu?
• Quy trình ra quyết định hay ảnh hưởng của bên thứ ba trong quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của bạn là gì?
• Những lý do công việc và cá nhân có thể ảnh hưởng đến việc người đó muốn hay không muốn hỗ trợ bạn hay mục tiêu của bạn?
Nếu bạn không biết điều gì là thật sự quan trọng để một cá nhân hay tổ chức đưa ra quyết định khi bạn yêu cầu hỗ trợ thì HÃY DỪNG LẠI! Bạn cần dành thời gian để phân tích sâu hơn vấn đề này cho đến khi hiểu rõ điều bạn biết và cả điều bạn không biết về những nhân tố thúc đẩy họ trả lời có hay không.
Hãy lên kế hoạch cho cuộc trò chuyện để nhận được câu trả lời có
Bạn hãy chuẩn bị thật chu đáo trước khi đề nghị một sự hỗ trợ nào đó, nghĩa là đồng thời tìm câu trả lời cho cả hai câu hỏi: “Tại sao họ sẽ nói không?” và “Tại sao họ có thể nói có?”. Nếu bạn sắp có cuộc trò chuyện để đề nghị sự giúp đỡ hay hỗ trợ từ ai đó mà bạn chưa biết rõ các nhân tố trên thì hãy cố gắng trì hoãn cuộc họp trong khả năng có thể. Bạn cũng không nên tùy cơ ứng biến. Tùy cơ ứng biến không phải lúc nào cũng là một chiến lược tốt, bởi vì thật hiếm khi chúng ta có thể đạt được những kết quả quan trọng mà không hề chuẩn bị trước.
Đề cập đến nhân tố có và nhân tố không của họ
Khi đề nghị nguồn lực hay sự hỗ trợ từ một cá nhân hay tập thể, bạn hãy xem xét danh sách sau và sẵn sàng:
• Đề cập đến nhân tố có của họ bằng đam mê và nhiệt huyết về điều bạn muốn đạt được;
• Giảm nhẹ hay loại bỏ bất kỳ nhân tố không tiềm ẩn nào.
Nhân tố có | Nhân tố không |
---|---|
• Xác định được các nguồn lực sẵn có. | • Họ không có những nguồn lực bạn cần. |
• Vì lý do cá nhân hay công việc, họ muốn bạn thành công. | • Họ không thấy được giá trị trong những việc bạn đang làm. |
• Xác định cách thức hỗ trợ dựa trên kế hoạch cụ thể của bạn. | • Họ không biết cách hỗ trợ bạn. |
• Họ công nhận thành tích của bạn trong các thỏa thuận đàm phán và đạt được mục tiêu. | • Những vấn đề trong quá khứ khiến họ ngần ngại. |
• Những lợi ích tiềm năng thắng thế so với những yếu tố rủi ro khi đầu tư thời gian và nguồn lực. | • Họ chịu rủi ro khi nói có. |
• Họ thấy được lợi ích song phương khi bạn đạt được cột mốc quan trọng hay Tuyên bố ý chí. | • Yêu cầu của bạn xung đột với những ưu tiên khác của họ. |
Kế hoạch đàm phán hợp tác
Thái độ đàm phán hợp tác sẽ cho phép bạn giao tiếp hiệu quả và cùng đối phương đạt được mục tiêu nào đó. Kế hoạch đàm phán hợp tác chính là công cụ để bạn lên kế hoạch và có một cuộc thảo luận giúp bạn đề nghị điều bạn cần và nhận được câu trả lời có.
KẾ HOẠCH ĐÀM PHÁN HỢP TÁC
Trước thảo luận
1. Xác nhận điều bạn muốn hoàn thành và viết ra Tuyên bố ý chí của bạn:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
2. Nguồn lực hay sự hỗ trợ cụ thể bạn cần để đạt được Tuyên bố ý chí:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
3. Cá nhân hay tập thể có thể hỗ trợ bạn tốt nhất:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
4. Xác định các nhân tố có và nhân tố không:
Nhân tố có:
………………………………………………………………………………………………………………
Nhân tố không:
………………………………………………………………………………………………………………
5. Mục tiêu thảo luận của bạn là gì? Bạn phải quyết định hay hành động thế nào để nhận được câu trả lời có?
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Trong thời gian thảo luận
1. Với sự đam mê và nhiệt huyết cao nhất, bạn hãy phác thảo một bức tranh bằng lời để người nghe hình dung về mục tiêu của bạn. Hãy chia sẻ từng bước trong kế hoạch hành động mà khi hoàn thành sẽ là những cột mốc quan trọng để bạn công bố và/hay ăn mừng:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
2. Tại sao cá nhân hay tập thể đó lại quan tâm và muốn giúp đỡ bạn? Lợi ích của đôi bên là gì? Bạn sẽ nói gì để tác động đến nhân tố có của họ?
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
3. Làm thế nào để chứng minh ý tưởng của bạn đem lại nhiều giá trị hơn là rủi ro? Bạn có ý tưởng nào khác về cách những người này có thể hỗ trợ bạn không? Để họ có thể giúp bạn, bạn sẽ làm gì để giảm bớt hay loại bỏ nhân tố không của họ?
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
4. Hãy nói cho họ biết chính xác nguồn lực hay điều bạn cần hỗ trợ và lý do bạn đề nghị cá nhân hay tập thể đó giúp đỡ.
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
5. Hãy trình bày thật rõ ràng, cụ thể và ngắn gọn. Chính xác bạn muốn họ làm gì sau cuộc trò chuyện này?
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Sau thảo luận
1. Hãy thể hiện thái độ cảm kích đối với những người đã dành thời gian và công sức cho buổi gặp gỡ đó.
2. Hãy theo dõi tất cả những chi tiết đã được tán thành giữa bạn và họ để đảm bảo mọi người thực hiện đúng thỏa thuận.
Hầu hết mọi người thường cảm thấy vui vẻ khi nói có và đồng ý giúp đỡ người khác đạt được mục tiêu và ước vọng quan trọng trong cuộc đời. Để củng cố niềm tin của họ vào bạn, đồng thời tránh để họ hối tiếc vì đã ủng hộ bạn, bạn hãy thông báo kịp thời cho tất cả những người giúp đỡ mình về các thành tựu đạt được. Hãy chia sẻ cảm xúc tích cực khi mục tiêu của bạn ngày càng đến gần. Với mỗi cột mốc lớn bạn đạt được trong Bản đồ thành công, hãy cho họ biết bạn hào hứng với sự tiến bộ của mình đến mức nào. Đây cũng là một cách thông minh để bạn thể hiện lòng biết ơn về sự hỗ trợ của họ đối với bạn.
BƯỚC THỨ SÁU
Bảng đánh giá
(Đánh dấu vào ô đã hoàn thành)
Sau khi trả lời và đánh dấu vào mỗi ô dưới đây, bạn sẽ biết bạn đã thực sự sẵn sàng hay chưa trong việc sử dụng thế mạnh bạn cần để đạt được mọi ước vọng, hoài bão trong cuộc đời.
1. Tôi không cho phép bất kỳ nỗi sợ hãi, nghi ngờ hay mối lo ngại nào ngăn cản tôi yêu cầu sự trợ giúp từ mọi người. Nếu không nhận được câu trả lời có, câu trả lời không cũng sẽ trở thành bước đệm để tôi tìm kiếm sự hỗ trợ hay nguồn lực mới. | ⎕ |
---|---|
2. Tôi trình bày rất rõ ràng và súc tích về các mục tiêu của mình. Không ai phải băn khoăn về cái đích tôi đang hướng tới hay cách thức để hỗ trợ tôi. | ⎕ |
3. Tôi tôn trọng và quan tâm đến hoàn cảnh, nhu cầu của mọi người. Tôi cố gắng thảo luận trên tinh thần hợp tác để có được kết quả có lợi cho đôi bên. | ⎕ |
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.