Bí Quyết Quản Người

III. CÁCH QUẢN NGƯỜI: NHỮNG ĐIỀU CẤM KỊ TRONG QUẢN NGƯỜI – ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM



Người xưa nói: Quân tử có điều nên làm, điều không nên làm. Thuận theo lòng dân, thì người lãnh đạo sẽ làm nên chuyện. Trái với lòng dân, thì người lãnh đạo không thể làm được việc gì. Cư xử lạnh lùng để làm tổn thương tới người khác. Đó là điều cấm kị trong quản người cần phải nhớ đừng quên.

Làm người lãnh đạo, nếu biết sử dụng lực lượng cấp dưới, sẽ làm cho công tác tiến triển thuận lợi, cũng giảm được gánh nặng cho người kinh doanh.

Tử Kiến là học trò của Khổng Tử, giữ chức quan tại một địa phương. Sau khi đến nhiệm sở, ông ta chỉ gảy đàn vui chơi, không quản chính sự, nhưng địa phương mà ông cai quản lại rất chạy việc, khiến cho tên quan lại vừa bãi nhiệm không thể hiểu nổi. Vì ông ta hàng ngày đầu tắt mặt tối đến khuya cũng không thể nào làm hết việc, nên ông ta đến thỉnh giáo: “Tại sao ngài giải quyết công việc tốt thế?”. Tử Kiến trả lời:”Ngài chỉ dựa vào sức mạnh để giải quyết công việc, nên rất vất vả còn tôi nhờ vào sức người khác để hoàn thành nhiệm vụ”. Cho nên làm người lãnh đạo phải biết việc nào nên làm, việc nào không nên làm, càng cần phải biết những điều cấm kị trong việc quản người.

* Cấp trên không được ghen ghét kẻ hiền tài

Khoan dung khiêm tốn là đức tính tốt của người chủ. Là cấp trên không nên để xảy ra tình hình đố kị kẻ hiền tài như dưới đây:

  1. Mọi lúc mọi nơi đề phòng cấp dưới “vượt trội” hơn mình, thậm chí không muốn thấy cấp dưới có cơ hội tỏ rõ tài năng. 
  1. Thù ghét cấp dưới giành được thành tích nổi trội trong công việc, không thể chịu được cấp dưới có uy tín ngày càng cao trong quần chúng.
  2. Không muốn hợp tác với cấp dưới trong cùng hạng mục công việc, lo lắng cho sự hợp tác này có sự so sánh, dễ bộc lộ trước công chúng năng lực của mình yếu kém hơn cấp dưới. 
  1. Có một đối thủ cạnh tranh mạnh bên mình, cảm thấy không yên. Lo lắng sẽ có ngày, quyền lực, địa vị và các quyền lợi hữu hình, vô hình của mình đều bị đối thủ giành lấy hết.
  2. Tìm trăm phương nghìn kế đẩy cấp dưới có năng lực hơn mình đi nơi khác.

* Cấp dưới không được coi thường lãnh đạo

Một nhà chính trị đã nói: Cấp dưới phải lấy việc phục tùng làm thiên chức. Ngạo mạn và coi thường lãnh đạo là khuyết điểm chí mạng của cấp dưới, nếu có những biểu hiện dưới đây chứng tỏ là một cấp dưới không xứng đáng.

  1. Tự cho mình hơn cấp trên về mọi mặt, tự cao, tự đại , coi thường mọi người, coi thường cấp trên thiếu năng lực. 
  1. Bản thân có kĩ thuật giỏi, tài năng người, lại bị cấp trên kém năng lực chỉ huy, trong lòng cảm thấy bức bối. 
  1. Không thể chịu đựng được cấp trên đem mình ra so sánh với người khác, tự cho mình giỏi hơn người. Cấp trên kém năng lực ra chỉ thị thì có những biểu hiện không phục tùng với những mức độ khác nhau. 
  1. Cho rằng năng lực của mình hơn đứt cấp trên, vậy mình phải lãnh đạo anh ta. Do bị chi phối bởi tâm trạng đó, nên có ước muốn thay thế làm lãnh đạo. 
  1. Lo cấp trên kém năng lực không dung nạp được mình, nên lúc nào cũng chú ý giấu tài.

* Cấp trên không được làm người cô độc

Người ta vẫn thường nói, kẻ hạ đẳng chỉ biết dùng sức mình, kẻ trung đẳng biết dùng sức người, kẻ thượng đẳng biết dùng sức và trí tuệ kẻ khác. Là người lãnh đạo kiệt xuất, bạn phải biết cách chọn lựa và mở rộng đội ngũ nhân tài của mình, nhất định không được ôm hết mọi việc, trở thành con người cô độc.

Ví dụ một nhân viên tiếp thị rất có năng lực, rời khỏi chủ, ra mở một cửa hàng bán lẻ. Cửa hàng phát triển nhanh chóng, mở rộng đội ngũ nhân viên, nhưng anh ta vẫn giữ mọi quyền quyết định (bao gồm nhiều ngành nghề và cương vị mới). Thực tế một mình anh ta phụ trách công việc. Nên khi anh ta bị bệnh , phải rời phòng lòng việc mấy ngày, bỗng nhiên xí nghiệp như trời sụp. Không có ai ký séc, không ai quyết định việc mua bán, giải quyết mọi công việc, làm anh ta rã rời tinh thần. Lúc này mới biết khéo sử dụng trí lực của người khác quan trọng biết bao.

* Cấp trên không được kiêu ngạo và keo kiệt

Kiêu ngạo và keo kiệt là hai chữ “vi rút” làm tổn hại đến phẩm đức của lãnh đạo, vì:

  1. Làm lãnh đạo không được kiêu ngạo sẽ mất lòng người. Mất lòng người thì cấp dưới sẽ xa rời, tập thể sẽ chống lại bạn. 
  1. Làm lãnh đạo không được keo kiệt, keo kiệt sẽ không thưởng cho cấp dưới, không được khen thưởng thì cấp dưới đâu chịu sống chết với mình, không lập được công trạng, tập thể sẽ suy yếu.

* Cấp trên không thể có mắt không có con ngươi

Trên thế giới này có biết bao tài năng giả dối, coi thường kẻ có tài, nên việc thành thì ít, thất bại có dư. Là cấp trên không thể có mắt không ngươi, không biết phân biệt sử dụng người tài, gây tổn thất đến tập thể. Những người này thường biểu hiện:

  1. Tuy có mưu lược nhưng không phân biệt được đúng sai. 
  1. Tuy trọng lễ nghĩa, nhưng không dùng được người tài. 
  1. Tuy có pháp chế, nhưng giải quyết những vụ va chạm không công minh. 
  1. Tuy giàu có, nhưng không tiếp tế cho người nghèo.
  2. Tuy có trí tuệ, nhưng không đề phòng được sự bất trắc. 
  1. Tuy suy nghĩ kỹ, nhưng không ngăn được vấn đề chi tiết xảy ra.
  2. Tuy thăng quan tiến chức, nhưng không tiến cử được người hiểu biết. 
  1. Tuy đường hoạn nộ xuôi chèo mát mái, nhưng không tránh khỏi lời ong tiếng ve.

* Cấp trên không được cho mình là nhất

“Tự cho mình là nhất” là sai lầm mà mọi lãnh đạo đều có thể mắc sai lầm, hầu như những bài học thất bại của mọi người lãnh đạo, phần lớn đều là do cứ tự cho mình là nhất, lịch sử cũng đã có bài học như thế.

Từ giữa thời kỳ vạn lịch nhà Minh, triều chính ngày càng thối nát, các bậc nhân tài trong ngoài triều, đều tụ tập dưới cờ Đông Lâm. Nhưng tụ đảng Đông Lâm lại mắc sai lầm “nước trong quá sẽ không có cá, người tinh ranh quá không có bạn”, chỉ dựa vào cảm tình, chèn ép người khác, theo lối “ai theo ta thì được, kẻ chống ta ắt phải chết”. Cho nên sự thất bại của tụ đảng Đông Lâm, trên một chừng mực nào đó là do dựa vào cảm tính, cho rằng mình tuyệt đối đúng, từ chối nhiều người trung lập thậm chí cả những người định giúp đỡ, nên đã bị cô lập.

* Cấp trên không được ra những quyết sách sai lầm

Là cấp trên cần phải biết, những quyết sách đưa ra có quan hệ đến toàn cục. Nếu có những biểu hiện dưới đây thì phải sửa triệt để, vĩnh viễn không tái phạm:

  1. Không chú ý đến toàn cục, coi nhẹ toàn cục. 
  1. Quyết đoán chủ quan, không chịu nghe ý kiến khác .
  2. “Chỉ có mình là nhất, chỉ dựa vào sách vở” tự quyết mọi việc.
  3. Giành phần hơn người, thông qua tư vấn tìm mọi lý do cho quyết định của mình.
  4. “Công tử kiêm cố” đưa cả những ý kiến cá nhân vào trong quyết sách. 
  1. Trong đầu không có bài bản, ai nói cũng theo.
  2. Do dự trù trì, không thể tuỳ cơ quyết đoán.
  3. Bỏ công sức coi như xong việc, cho rằng sau khi đã có quyết định thì mọi việc xong xuôi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.