Cây Tỏi Nổi Giận

Chương 20 – Phần 02 ( Hết )



Trước khi vụ việc xẩy ra, huyện ủy và Uûy ban huyện chưa nắm chắc công tác giáo dục cho cơ quan nghiệp vụ tư tưởng phục vụ nông dân, khiến cho một số ngành trong quá trình kinh doanh tỏi vì chạy theo lợi ích của ngành mình, đã xâm hại lợi ích của nông dân trồng tỏi. Khi tỏi vào vụ, một số ngành nghiệp vụ không chấp hành giá chỉ đạo, nâng giá thu mua, đánh bật một số khách hàng đi nơi khác; Một số địa phương hạn chế khách hàng tỉnh ngoài để đảm bảo chất đầy kho lạnh của mình. Khi tỏi có mặt trên thị trường với số lượng lớn, thậm chí có hiện tượng thừa ế, thì đã không tích cực thu mua, mà lại đình chỉ thu mua. Lại thêm giá thu mua tại các trạm không thống nhất, khối lượng tỏi lưu đọng tăng, càng làm rối loạn thị trường, giao thông ách tắc. Lúc này, ngành công thương, đo lường…không những không giúp dân tháo gỡ khó khăn, trái lại, thu phí, phạt tiền vô tội vạ. Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng ngày 20 tháng 5, phòng đo lường đã phạt nông dân hai ngàn tám trăm đồng, tịch thu mất chục chiếc cân. Những chuyện này chẳng khác đỗ dầu vào lửa, khi tình hình tiêu thụ tỏi đang căng thẳng. Quần chúng nói rằng, các cơ quan nghiệp vụ đỏ mắt lên vì thấy năm ngoái dân trồng tỏi phát tài, năm nay giở trò kiếm chác, nói vậy chưa chắc đã sai.
Sáng 28 tháng 5, mấy ngàn quần chúng tụ tập bên ngoài cổng huyện, hét to: “Mời Bí thư, Huyện trưởng ra giải thích, vì sao tỏi không bán được?” Những người lãnh đạo chủ chốt của huyện thực hiện phương châm “Mặc kệ gào thét, không ra tiếp!” Đặc biệt nghiêm trọng là, khi tình thế dễ bắt lửa như thùng thuốc súng, đụng một phát là nổ thì Huyện trưởng Trọng Vì Dân bỏ về nhà ngủ, nhân viên văn phòng năm lần bảy lượt nối điện thoại, mời ông ta ra gặp quần chúng nhưng ông ta làm ngơ, sau đó dứt khoát gác máy. Thật không hiểu ông ta nghĩ gì? Sợ quần chúng, hay là không thèm nói lý với quần chúng? Phải biết rằng, đây là nhân dân kêu gọi người đầy tớ của dân, tức là người dân tin vào Chính phủ!
Có thể có đồng chí sẽ nói rằng, chẳng lẽ Huyện trưởng phải giúp dân bán tỏi? Đúng vậy, không chỉ giúp dân bán tỏi, mà còn giúp dân bán lương thực, bán nông , bán hành, bán dưa hấu…Còn phải giúp dân mua phân hoá học, mua thuốc trừ sâu, mua dầu điêzen, mua hạt giống…tóm lại, các loại khó mua khó bán của nông dân, đều phải giúp giải quyết. Đây là thiên thức của người đầy tớ nhân dân. Thử nghĩ, quần chúng gặp khó khăn, không tìm lãnh đạo thì tìm ai?
Nhân dân là ông chủ, cán bộ là đầy tớ. Đầy tớ một lòng một dạ phục vụ nhân dân mới được quần chúng ủng hộ. Đây là đạo lý vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Qua sự kiện ngồng tỏi ta càng hiểu đạo lý này, phải xác lập thật sự tư tưởng “Nông nghiệp phát triển mình phát triển, chia xẻ vui buồn với nông dân”, làm nhiều việc thiết thực cho nông dân, đồng tâm hiệp lực đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hoá.
Phải chống chủ nghĩa quan liêu, nhưng không được dùng chủ nghĩa vô chính phủ chống chủ nghĩa quan liêu.
Sự kiện ngồng tỏi Thiên Đường là do những người lãnh đạo chủ chốt của huyện Thiên Đường mang nặng tư tưởng quan liêu và tác phong tắc trách gây nên. Phải vậy chăng? Ta chỉ cần xem xét những biểu hiện trước và sau khi nổ ra sự kiện là rõ.
Quầng cạn tán mưa, sự kiện này đã có giấu hiệu báo trước. Trước khi nổ ra mấy hôm, tỏi rớt giá, quần chúng đã có biểu hiện bất mãn rõ rệt. Chiều 21 tháng 5, một số nông dân không bán được tỏi đã đập vỡ kính văn phòng kho lạnh, rạch thủng ghe phô tơi, chặn đường và đốt cháy chiếc xe du lịch của Cục Thương nghiệp. Sau khi xảy ra sự kiện này, lãnh đạo chủ chốt của huyện đôn cao tường vây quanh nhà, đầu tường cắm mảnh chai, ngoài chuyện đó ra, không hề có biện pháp phòng ngừa và đối sách đúng đắn. Chẳng phải quan liêu thì là gì?
Trưa ngày 26 tháng 5, một số dân trồng tỏi đủn xe vào sân cơ quan huyện ném tỏi tứ tung, miệng thì ca thán, một số cán bộ nhân viên cứ đứng xung quanh mà diễu, Huyện trưởng nhìn thấy cũng như không, chẳng thèm hỏi han nửa câu. Chẳng phải quan liêu thì là gì?
Sự kiện ngồng tỏi nổ ra, thị ủy, Uûy ban thị nhiều lần điện cho những người lãnh đạo chủ chốt huyện ủy, Uûy ban huyện, yêu cầu ra hiện trường giải quyết, ngăn ngừa tình trạng xấu thêm, nhưng huyện ủy, Uûy ban nhắm mắt làm ngơ, đó không phải quan liêu thì là gì ?
Sau khi sự vụ bùng nổ, họ ra sức đổ tại nguyên nhân khách quan, cố giảm nhẹ trách nhiệm cá nhân, đến nước này thì không chỉ là quan liêu hay không nữa?
Lúc đầu, họ dự đoán sản lượng tỏi đạt 70.000 tấn , rồi lại nói 90.000 tấn, cuối cùng họ lại nói là 100.000 tấn, rốt cuộc là bao nhiêu, chính họ cũng không rõ, khiến cho bao nhiêu xe tỉnh ngoài đến giúp thu mua phải ra về không, gây nên lãng phí khong cần thiết. Đến nông nỗi này, không phải quan liêu thì là gì?
Chính là huyện ủy, Uûy ban huyện quan liêu, tắc trách mới nổ ra sự kiện ngồng tỏi.
Sự kiện ngồng tỏi bộc lộ huyện ủy và Uûy ban huyện Thiên Đường về mặt tư tưởng và tác phong có vấn đề nghiêm trọng, lãnh đạo phải rút ra bài học này.
Quần chúng tham gia vào sự kiện này, cũng nên rút ra một bài học. Bài học đó là: Không thể dùng chủ nghĩa vô chính phủ để chống chủ nghĩa quan liêu. Là một trào lưu chính trị phản động, chủ nghĩa vô chính phủ phủ nhận tất cả những chính quyền nhà nước trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào, phản đối tất cả các tổ chức, kỷ luật và quyền lực, không nói cũng rõ, nó nguy hại vô cùng cho thể chế nhân dân làm chủ hiện nay. Trong “Cách mạng văn hoá”, hai tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu và “Bè lũ bốn tên” đã từng dấy lên phong trào vô chính phủ, khuyến khích “đánh đổ tất cả” “tung hê Đảng ủy, làm cách mạng” khiến đông đảo cán bộ bị vùi dập, đưa nền kinh tế quốc dân đến bờ vực thẳm. Chủ nghĩa vô chính phủ đã khiến đất nước nát như tương, nhân dân ta khốn khổ cùng cực, chẳng lẽ chúng ta cho phép nó sống lại?
Trong vụ ngồng tỏi, một số ít phần tử vô tổ chức vô kỷ luật đã đốt xe ô tô, đập vỡ cửa kính phòng làm việc của cơ quan huyện, đập phá bàn ghế, náy chữ, điện thoại, đốt và lấy đi hồ sơ nhân sự cùng văn công, chỉ thị, khiến tài sản quốc gia bị tổn thất nghiêm trọng, khi6ngày công việc bình thường của chính phủ không thể tiến hành. Hành động này là vô chính phủ, pháp luật xã hôi chủ nghĩa nhất định sẽ trừng trị.
Đất nước chúng ta là của nhân dân, Chính phủ cũng là Chính phủ của nhân dân. Quần chúng nhân dân phải yêu đất nước của mình, yêu Chính phủ của mình. Đương nhiên, quần chúng nhân dân hoàn toàn có quyền phê bình bệnh quan liêu và tác phong sai trái của lãnh đạo các cấp và cán bộ nhân viên chính phủ, nhưng phải thông qua con đường chính tắc và những thủ đoạn hợp pháp. Có vần đề gì thì phải dựa vào Đảng và Chính phủ mà giải quyết. Không làm như thế, mà lại dùng những thủ đoạn phi pháp gây sức ép với Chính phủ, thậm chí có những hành vi phi pháp đánh đập, cướp…không những không chống được chủ nghĩa quan liêu, không giải quyết được vấn đề thực tế, mà bản thân còn sa vào con đường phạm tội. Một số nhỏ phạm tội bị xử lý trong vụ tỏi Thiên Đường, là vì họ xúc phạm pháp luật. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, người nào phạm pháp, pháp luật sẽ trừng trị người ấy!
Xã luận bản cáo
NÊN RÚT RA BÀI HỌC
Hôm nay, bản báo đưa tin và bình luận về “Vụ tỏi Thiên Đường”. Sự kiện này không những gây ra tổn thất nghiêm trọng về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến xã hội cũng rất xấu, bài học để lại vô cùng sâu sắc. Nghiêm khắc tổng kết và tiếp thụ bài học qua sự kiện này rất cân thiết đối với lãnh đạo các cấp trong việc khắc phục chủ nghĩa quan liêu, nghiêm túc chấp hành kỷ luật của Đảng, cải tiến công tác, thay đổi tác phong, không để diễn ra sự kiện tương tự.
Sự kiện tỏi Thiên Đường nổ ra do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do bệnh quan liêu trầm trọng của lãnh đạo và thái độ tắc trách của những người lãnh đạo chủ chốt của chốt của huyện ủyvà Uûy ban huyện. Về tình hình sản xuất tỏi trong toàn huyện, cán bộ phụ trách chủ chốt của huyện Thiên Đường thiếu điều tra nghiên cứu tình hình thị trường, nắm không vững, không có chủ trương gì; Đối với những hành vi cấm chợ ngăn sông và hành động sai trái về nghiệp vụ, việc ngăn chặn không có hiệu quả; Khi chuyện xẩy ra, nông dân trồng tỏi đã tỏ thái độ vô cùng bất mãn, cũng không nhìn nhận đúng mức, không có biện pháp tiêu trừ hậu hoạn tiềm ẩn; Khi sự việc đã nổ ra thì “sợ “, tỏ thái độ né tránh để cho sự vụ ngày càng nghiêm trọng. Những điều nêu trên chứng tỏ, khi sự vụ phát sinh và phát triển, những người lãnh đạo chủ chốt của huyện Thiên Đường đã tỏ ra quan liêu và tắc trách trầm trọng.
Mấy năm gần đây, thị Trời Xanh, trong đó bao gồm huyện Thiên Đường, Đảng ủy, Uûy ban các cấp và đông đảo cán bộ nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, phương châm, chính sách của Trung ương, đã làm được nhiều việc, có nhiều thành tích, tình tình chính trị kinh tế rất tốt đẹp. Sự kiện ngồng tỏi Thiên Đường xẩy ra giữa lúc công cuộc cải cách nông thôn đang đi về bề sâu, kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ, khiến lãnh đạo các cấp phải suy nghĩ nghiêm túc và từ đó rút ra bài học. Các đồng chí lãnh đạo các ca6p1 chúng ta phải xác lập vững chắc quan niệm kinh tế hàng hoá có kế hoạch của chủ nghĩa xã hội, kịp thời nắm tin tức ở tầm vĩ mô. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ, điều tiết hữu hiệu mâu thuẫn cung và cầu, tổ chức, chỉ đạo tốt sản xuất hàng hoá phát triển. Kiên trì quan điểm quần chúng của Đảng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phải được thấm nhuần và thể hiện trên hành động thực tế quan tâm và ủng hộ quần chúng phát triển kinh tế hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho quần chúng về mọi mặt. Nếu không làm được điều này thì sẽ xa rời quần chúng, sa vào chủ nghĩa quan liêu, gây tổn thất cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa. Đảng không cho phép phạm những sai lầm như thế.
Một nguyên nhân quan trọng khác dẫn tới vụ tỏi Thiên Đường là tác phong sai trái của một số cơ quan nghiệp vụ. Họ không xuất phát từ toàn cục, không chú trọng phục vụ quần chúng, mà chỉ chăm lo cho quyền lợi của ngành mình, có đơn vị khéo lập danh mục, thu phí vô tội vạ, phạt vạ tràn lan, ra sức cướp giật bòn mót của dân, khiến quần chúng hết sức căm phẫn. Bài học đau xót chứng tỏ, cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, với cơ quan nghiệp vụ các cấp mà nói, bài toán vô cùng quan trọng và bức bách trước mắt là giải quyết mâu thuẫn về quyền lợi giữa ngành và cộng đồng, bảo vệ quyền lợi của đông đảo nông dân, chấp chỉnh tác phong sai trái trong nghề nghiệp. Cơ quan nghiệp vụ các cấp phải khắc sâu tư tưởng chỉ đạo sau đây: “Nông nghiệp phát triển mình phát triển, cùng vui cùng buồn với nông dân”, lo điều mà nông dân lo, nghĩ điều mà nông dân nghĩ, giúp điều mà nông dân cần, trăm phương nghìn kế giúp nông dân giải tỏa khó khăn, chỉ có như vậy mới được nông dân tín nhiệm và ủng hộ, mới lớn mạnh không ngừng trong nền kinh tế hàng hóa.
Một nhân tố quan trọng khác khiến sự kiện tỏi Thiên Đường trở nên ác tính, là sự kích động của một số ít phần tử coi thường pháp luật. Dùng pháp luật trói họ là cần thiết. Điều này một lần nữa bảo ta rằng, phải tăng cường giáo dục pháp chế cho quần chúng. Không ngừng tăng cường quan điểm pháp chế cho quần chúng là vô cùng cần thiết. Quần chúng có những vấn đề tạm thời khó giải quyết với chính phủ thì nên thông cảm, không được dùng chủ nghĩa vô chính phủ để chống chủ nghĩa quan liêu, càng không cho phép một số kẻ xấu làm bậy. Phạm pháp thì phải bị pháp luật nghiêm trị!
Chúng tôi cho rằng, sự kiện tỏi Thiên Đường không nên nổi ra, và hoàn toàn có thể tránh được. Thiên Đường sản xuất tỏi với số lượng lớn, đây là thế mạnh của huyện. Tỏi năm nay được mùa, cũng là chuyện đáng mừng. Chuyện tốt sở dĩ trở thành xấu là do lãnh đạo rời xa quần chúng, thoát ly thực tế, quan liêu trầm trọng, công việc quan trọng trước mắt là giải quyết tốt những tồn đọng, tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học, chuyển hoá chuyện xấu thành chuyện tốt. Những đồng chí phạm sai lầm phải nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình, qua đó học nhiều hơn so với người khác, “Miếng ngon nhớ lâu, điều đau nhớ đời”, qua thực tiễn mà sửa chữa sai lầm, san lấp những tổn thất đã gây ra cho Đảng và nhân dân. Các địa phương trong tỉnh phải liên hệ với thực tế của ngành mình, từ hai phía chính và phản diện mà rút kinh nghiệm, rút ra bài học, chuyển biến tác phong công tác, làm tốt sự nghiệp phục vụ quần chúng. Dứt khoát phải thấy rằng, loại sự kiện như ngồng tỏi Thiên Đường có thể nổ ra bất cứ lúc nào, ở nơi khác trên vấn đề khác. Do vậy nghiêm chỉnh học tập và quán triệt đường lối đề ra trong Hội nghị toàn thể TƯ III, Đại hội chính của Đảng, nắm chắc hai điểm cơ bản, nâng cao tính tự giác chấp hành đường lối, phương châm, chính sách của Đảng, nâng cao nâng lực điều phối kinh tế và chính trị, sáng tạo trong công tác, là vô cùng quan trọng.
– Ông đọc hết chưa?
– Đọc hết rồi.
Báo cho ông một tin sốt dẻo: Những người phạm sai lầm nghiêm trọng trong vụ tỏi Thiên Đường: Nguyên Bí thư huyện ủy Kỷ Nam Thành; Nguyên phó bí thư huyện ủy, nguyên huyện trưởng Trọng Vì Dân đã nghiêm chỉnh học tập đường lối, phương châm, chính sách của Đảng, đã kiểm tra tư tưởng sâu sắc, nhận rõ sai lầm và quyết tâm từ nay sửa chữa sai lầm, khắc phục những khiếm khuyết trong công tác. Thị ủy, Uûy ban thị Trời Xanh sau khi nghiên cứu đã báo cáo tỉnh ủy, Uûy ban Tỉnh : Bổ nhiệm đồng chí Kỷ Nam Thành làm phó Bí thư huyện ủy kiêm Huyện trưởng huyện Nhạc Thành; Đồng chí Trọng Vì Dân đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư huyện ủy kiêm Phó Huyện trưởng huyện Tam Hà. Đây là tin rò rỉ, không nên thông báo tùm lum.
Chao ôi, những tin rò rỉ của ta gần như hoàn toàn chính xác!
Ôi hãy thưởng cho tui một điếu.
10 tháng 8 năm 1987
5 tháng 9 năm 1987
 
Hết

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.