Chiến Tranh Và Hòa Bình (Quyển 1)
"Chiến Tranh và Hòa Bình" là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, cuốn truyện đề cập tới một giai đoạn của Lịch Sử của nước Nga vào thời gian trước và sau cuộc xâm lăng của Napoléon Bonaparte. Thứ hai, tác giả Leo Tolstoy đã phân tích và chứng minh những gì ông tin tưởng rằng tại sao lịch sử đã diễn ra như thế và phải viết lịch sử ra sao. Tác giả tin rằng không phải những "anh hùng" đã tạo ra "thời thế", kiểm soát được cách vận hành của định mệnh con người, mà do "sự khích động" (ferment) của dân chúng. Leo Tolstoy đã dùng cuốn truyện "Chiến Tranh và Hòa Bình" để mô tả sự khích động kể trên trong các hoạt động chiến tranh và về phần cuối của tác phẩm, đại văn hào Tolstoy đã hầu như nói về bản chất của lịch sử.
Đại tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình" là một thiên anh hùng ca, giống như cuốn truyện Odyssey của Homer, với tính cách bách khoa, đề cập tới các điều kiện thiết yếu của đời sống con người. Với tinh thần "anh hùng ca" của quốc gia, tác giả đã cố gắng kêu gọi sự đoàn kết dân tộc Nga, nhận ra những gì được coi là cá tính, bản chất của dân tộc này và phân cách họ với các dân tộc khác. Leo Tolstoy muốn cho độc giả nhận thấy sự ra đời của nước Nga, một quốc gia với chủng tộc khác nhau, tập quán và ngôn ngữ khác nhau, nay có thể đoàn kết lại để chống kẻ xâm lăng. Nước Nga còn lãnh một định mệnh đặc biệt, đó là bảo vệ thế giới.
"Chiến Tranh và Hòa Bình" là một tiểu thuyết cung cấp cho độc giả các kinh nghiệm cá nhân, đã đề cập tới 3 gia đình là Rostov, Bolkonsky và Bezuhov. Hình ảnh của gia đình Rostov là bản sao của gia đình Tolstoy trong khi các nhân viên trong gia đình bà mẹ của đại văn hào được nhân cách hóa bằng gia đình Bolkonsky. Hoàng tử Andrew và Pierre là bóng dáng của chính tác giả và các nhân vật khác trong truyện đã được Leo Tolstoy mô tả với độ chính xác rất cao.
Đại tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình" được dịch sang tiếng Anh vào năm 1886, gồm 4 cuốn, tổng cộng hơn 1,600 trang, được chia ra làm 15 phần (parts), mỗi phần còn có nhiều chương (chapters). Đây là cuốn tiểu thuyết dài nhất của nước Nga vào thế kỷ 19 và của cả thế giới nữa. Leo Tolstoy đã nghiền ngẫm hầu như tất cả sách thư viện, đã tạo ra 500 nhân vật trong truyện với 100 nhân vật chính. Ngoài ra trong truyện còn nói tới các quân đoàn, đám đông quần chúng, các thú vật đáng nhớ, đặc biệt có các con chó săn và một con chó sói khác thường. Tác giả bắt đầu câu chuyện bằng cách mô tả bối cảnh lịch sử, những nhân vật sống trong bối cảnh đó và họ đã hành xử ra sao.
Vào cuối tháng 10 năm 1799, Sieyès và Napoléon đã thực hiện một cuộc đảo chính, thiết lập nên một chính quyền mới tại nước Pháp với ba Tổng Tài là Napoléon, Sieyès và Pierre Robert Ducos. Do tham vọng không giới hạn, Napoléon chẳng bao lâu nắm toàn quyền kiểm soát nước Pháp bằng danh nghĩa "Tổng Tài Thứ Nhất". Sau trận đánh Marengo tại nước Ý, Napoléon đã đánh bại quân đội Aùo, bắt buộc nước Aùo phải ký Hòa Ước Luneville vào tháng 2 năm 1801, công nhận nước Pháp có quyền chiếm đóng các miền đất sông Rhine, dãy núi Alps và vùng đất Pyrénées. Từ năm 1803 tới năm 1805, chỉ còn hai nước mà Napoléon phải chinh phục, đó là nước Anh ở phía tây và nước Nga ở phía đông. Napoléon đã ra lệnh chuẩn bị công cuộc xâm lăng nước Anh trên một quy mô rộng lớn. Gần 2,000 con tầu chiến được tập trung tại các hải cảng của nước Pháp, nằm giữa quân cảng Brest và thành phố Antwert. Nhưng hạm đội Pháp do Đô Đốc De Villeneuve đã bị Hải Quân Anh đánh bại bên ngoài hải cảng Trafalgar vào ngày 21-10-1805.
Vì muốn lật đổ Napoléon, nước Anh đã trợ giúp các người Pháp bảo hoàng để họ tiếp tục thực hiện các âm mưu và gây rối loạn, và rồi một trong các âm mưu kể trên bị khám phá vào năm 1804. Để làm cho các kẻ chống đối phải khiếp sợ, Napoléon đã ra lệnh bắt cóc Hầu Tước trẻ d\\\'Enghien, đưa ra xét xử và bắn chết. Kết quả của hành động này là Sa Hoàng Alexander I của nước Nga đã triệu hồi đại sứ tại Paris về nước, đồng thời Napoléon cũng cho rút đại sứ Pháp ra khỏi thành phố Petersburg.
Sau lễ đăng quang rực rỡ tổ chức vào ngày 2 tháng 12 năm 1804, Napoléon trở nên "Hoàng Đế của Nước Pháp", rồi tới năm sau, 1805, tự phong mình làm "Vua của Nước Ý". Muốn chống lại sự bành trướng của nước Pháp, Sa Hoàng Alexander I tìm cách liên minh với nước Anh và một khối liên hiệp được thành lập gồm các nước Nga, Anh, Thụy Điển, Aùo, Phổ và xứ Naples.
Ngày 02 tháng 12 năm 1805, Napoléon Bonaparte đã kín đáo chuyển Đại Quân đánh bất ngờ vào các đạo quân liên hiệp Nga-Aùo tại làng Austerlitz, gây thiệt hại cho địch quân là 27,000 người so với 9,000 quân tổn thất của nước Pháp. Sau trận đánh lừng danh này, trên lục địa châu Au đã lan truyền lời nói của Napoléon: "Ta đã đánh bại đạo quân Nga-Aùo do 2 Hoàng Đế chỉ huy".
Tới ngày 14 tháng 10 năm 1806, Napoléon Bonaparte đã đánh bại các đạo quân Phổ tại Jena và Auerstadt rồi qua năm sau, đạo quân Pháp tiến vào xứ Ba Lan. Sau các lần liên minh quân sự với nước Anh, Sa Hoàng Alexander I của nước Nga đã cảm thấy mệt mỏi và chán nản, nên đã hẹn gặp Napoléon Bonaparte trên một cái bè nhỏ thả nổi trên giòng sông Niemen tại Tilsit, một nơi biên giới giữa 2 xứ Nga và Đông Phổ. Hai Hoàng Đế Pháp và Nga đã ký một thỏa ước chia đôi châu Aâu.
Mùa Xuân năm 1812, Napoléon Bonaparte đưa quân vào xứ Ba Lan, đe dọa biên giới của Sa Hoàng rồi sau khi các thỏa hiệp với nước Nga không thành, Đại Quân của Napoléon gồm khoảng 453,000 người đã vượt qua giòng sông Niemen, tiến sang đất Nga. Vào tháng 8 năm 1812, Napoléon chiếm thành phố Smolensk nhưng người dân Nga thuộc các thành phố đã "kháng chiến" một cách khác hẳn, họ đã "tiêu thổ" tài sản và nhà cửa. Quân đội Pháp tiến tới đâu trên lãnh thổ Nga cũng gặp cảnh không người, không lương thực... Ngày 7 tháng 9 năm 1812, quân đội Nga do Thống Chế Mikhail Illarionovich Kutuzov chỉ huy, đã dàn trận, chờ đánh đoàn quân Pháp tại làng Borodino, cách thành phố Moscow 110 cây số (70 dặm) về phía tây nam. Quân đội Nga có vào khoảng 125,000 người, lực lượng Pháp gồm 130,000 lính. Đã diễn ra trận chiến rất đẫm máu và rất tàn ác. Quân Nga thua trận, thiệt hại vào khoảng 42,000 người và đây là tổn thất cao nhất của nước Nga vào thế kỷ 19. Napoléon bị mất 32,000 quân. Trận đánh Borodino được Đại Văn Hào Leo Tolstoy mô tả trong đại tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình".