Chuyến tàu 16 giờ 50

Chương mười một



Tôi không sao hiểu nổi cô đây, – chàng họa sĩ Cedric Crackenthorpe kêu lên.

Đứng tựa lưng vào bức tường nham nhở của gian chuồng lợn đổ nát, anh ta đang chăm chú nhìn Lucy Eyelessbarow.

Cô gái nhẹ nhàng hỏi:

– Vậy những thứ gì ông muốn hiểu về tôi?

– Cô xin vào làm ở Rutherford Hall để làm gì?

– Để kiếm sống!

– Làm người ở! – Cedric nói giọng khinh bỉ.

– Vậy là ông cổ lỗ rồi đấy! “người ở”, ông nói thế chứ gì? Không đâu! Nghề chuyên môn của tôi là coi sóc về nội trợ cho các gia đình. Nói đúng hơn, tôi làm một nghề mà rất nhiều gia đình cần đến, thậm chí cần đến mức cấp thiết.

– Hay cô định nói rằng cô thích làm những công việc trong cái nhà này: nấu ăn, gấp xếp chăn nệm, lang thang mọi chỗ với cái chổi hoặc máy hút bụi, nhúng tay vào thứ nước rửa đĩa bát đầy váng mỡ?

Lucy không nhịn được, bật cười vang:

– Vài chi tiết có thể không phải ý thích của tôi, nhưng nấu ăn là công việc tôi rất mê, khi đó mọi việc vụn vặt kèm theo không còn quan trọng đối với tôi nữa. Và tôi thấy cần nói thêm với ông rằng tôi luôn bị nhu cầu quét dọn cuốn hút, do tính tôi không chịu nổi sự bừa bộn, rác rưởi, sự mất trật tự!

– Mất trật tự? Nhưng đấy lại là nội dung cuộc sống của tôi. Quả thật, tình trạng bừa bộn, rác rưởi không hề làm tôi khó chịu chút nào.

Lucy liếc nhanh nhìn chàng họa sĩ, đáp:

– Nhìn ông tôi đã thấy quả là như thế rồi!

Cedric nhún vai:

– Cô biết không, ngôi nhà nhỏ của tôi ở Ibiza hết sức đơn giản: một cái giường cá nhân hẹp, hai ghế tựa vững chãi, một cái bàn mộc… à, thêm ba cái đĩa nhỏ, hai chiếc tách và một đĩa to duy nhất để đựng thức ăn… Sự mất trật tự ngự trị, chỗ nào cũng có vết thuốc màu và những tảng đá. Tôi vừa là họa sĩ vừa là điêu khắc. Tôi không bị ai quấy rầy: không có chỗ cho đàn bà trong ngôi nhà cũng như cuộc đời tôi!

– Kể cả mọi tư cách?

– Cô nói “tư cách” nghĩa là sao?

– Tôi nghĩ nghệ sĩ có thể không lấy vợ, nhưng cũng cần… tình cảm chứ!

– Chuyện đó là việc riêng của tôi, – Cedric đáp, giọng không được quả quyết cho lắm. Nhưng thứ mà tôi cố tránh là không để một phụ nữ nào nhân danh làm nội trợ, áp đặt quyền lực của họ lên cuộc sống của tôi.

Vừa nói giọng như đe nẹt, chàng họa sĩ vừa nhìn chằm chằm vào cô gái. Lucy nhỏ nhẹ đáp:

– Tôi lại muốn dọn dẹp cho căn nhà của ông trật tự ngăn nắp. Và tôi muốn áp đặt quyền lực của tôi ở đó.

– Tóm lại, cô thuộc loại phụ nữ chuyên môn nhúng mũi vào mọi thứ. Tôi biết việc tìm ra tử thi trong cỗ quan tài là do cô…

Im lặng một lát, anh ta nói thêm:

– Điều hài hước nhất là cô lại thân thiện được với ông già tôi. Cô nhận xét ông cụ thế nào?

– Phải thú thật là tôi có quá ít thời giờ để nghiên cứu về cụ Crackenthorpe.

– Cô không muốn trả lời câu tôi hỏi chứ gì?

Tính bủn xỉn của ông cụ vượt quá mọi sự miêu tả và theo nhận xét thiển cận của tôi thì đôi khi ông cụ còn điên rồ nữa. Tất nhiên, cụ không thể hiểu con cái, trừ cô Emma em tôi, có lẽ thế. Tính nết khó khăn của ông cụ là do bản chúc thư của ông nội tôi.

– Bản chúc thư…

– Chính thế! Cha tôi chỉ được hưởng phần tiền lãi của các doanh nghiệp, còn toàn bộ tài sản cụ không được hưởng quyền thừa kế, mà sẽ được chia ra cho các con cụ sau khi cụ qua đời. Do đấy, cụ tích cóp từng xu một và đến nay số tiền đã kha khá. Cô biết không, cho đến nay, tôi, Harold, Alfred và Emma chưa được nhận một xu nào trong cái gia tài khổng lồ của ông nội tôi. Phải nói thẳng, lúc này tôi vẫn chỉ là thằng họa sĩ “không một xu dính túi”, Harold thì lao vào hoạt động kinh doanh, chú ấy thuộc loại biết làm ra tiền. Tuy nhiên, tôi nghe đồn chú ấy làm nhiều trò bẩn thỉu lắm. Còn Alfred thì cả nhà đặt cho nó biệt danh là “thằng liều”.

– Tại sao?

– Tôi thấy cô có tính tò mò đấy! Thôi được, tôi nói cho cô biết, may mà thằng Alfred chưa vào tù đấy. Hồi chiến tranh, nó làm ở Bộ Vật tư, bị bắt quả tang biển thủ tiền và bị tống cổ ra ngoài. Sau đó nó lao vào hoạt động chợ đen, nghe nói thế.

Lucy ngăn chàng họa sĩ lại:

– Những chuyện như thế mà ông dám lộ ra với một người không phải trong gia đình sao?

– Hay cô là chỉ điểm của cảnh sát đấy?

– Có thể lắm chứ!

– Tôi không tin. Tôi lại có cảm giác cô ngược lại…

Thấy Emma đi vào bếp, câu chuyện giữa hai người bị ngưng lại.

Cedric nói to lên với cô em:

– Chào! Nhưng sao vẻ mặt cô đăm chiêu thế kia, Emma?

– Em rất băn khoăn một điều, đang muốn kể ra với anh.

– Xin lỗi, tôi phải lên gác bây giờ, – Lucy tế nhị tránh đi.

Cedric nhìn theo Lucy, nói với Emma:

– Cô người làm này quả là một phụ nữ đáng mến. Mà đúng ra cô ta là ai vậy?

– Khoan nói đến chị ấy vội, anh Cedric. Em đang rất lo. Cảnh sát cho rằng người phụ nữ trong cỗ quan tài cổ là người nước ngoài, có thể là người Pháp. Anh Cedric, em muốn hỏi thẳng anh: liệu có thể là … Martine được không?

Cedric ngơ ngác nhìn cô em một lúc lâu, chưa hiểu.

– Làm sao anh biết được cô định nói đến ai… Thôi, anh nhớ ra rồi… cô định nói đến… chị Martine…

– Đúng thế!

– Nhưng làm sao lại dính đến chị ấy ở đây?

– Anh quên là thư em nhận được hôm ấy sao? Rồi bức điện bí hiểm gửi đến nhà mình trước hôm người ta phát hiện ra tử thi ấy? Cộng cả hai thứ đó, có thể kết luận: chị ấy đã đến Rutherford Hall và…

– Vô lý! Chị Martine đến đây làm gì? Nhất là vì sao chị ấy lại chọn nơi chết trong căn nhà “bảo tàng” của bố?

Emma chưa chịu:

– Em thấy ta nên kể chuyện Martine với ông thanh tra Bacon hoặc ông kia, người của Cục Điều tra ấy. Nói cho họ biết…

– Biết gì?

– Biết chị ấy là ai, và đưa cho họ xem cả lá thư lẫn bức điện.

– Vớ vẩn! Làm thế cô chỉ gây thêm khó khăn vô ích cho họ, vì những thứ kia không dính dáng chút nào với vụ án. Ngay lá thư ấy, anh cũng cho là thứ vớ vẩn!

– Em thì lại thấy lá thư ấy làm em rất băn khoăn.

– Chỉ vì cô có thói dễ tin vào những thứ phi lý. Theo anh thì cô đừng nói gì hết. Nhiệm vụ tìm nhân thân của tử thi thuộc về cảnh sát. Và anh cam đoan Harold cũng có ý kiến tán thành như anh.

– Vậy là anh có đa số rồi, cả thằng Alfred chắc cũng tán thành như anh. Nhưng em cảm thấy lương tâm chưa thanh thản. Vậy em phải làm thế nào bây giờ?

– Không làm gì hết! Phương châm của anh là “đừng gây buồn phiền”.

Emma thở dài rồi đi ra. Rõ ràng cô vẫn chưa thấy yên tâm.

Đúng lúc Emma ra vườn thì cô nhìn thấy bác sĩ Quimper trong nhà đi ra . Viên bác sĩ đi thẳng đến chiếc ô tô tàng của ông ta. Nhìn thấy Emma, ông ta chăm chú nhìn cô một lát rồi bước đến:

– Tôi vừa vào xem cho cụ, – viên bác sĩ nói. Cha cô hoàn toàn khoẻ mạnh. Xem chừng các vụ án mạng lại làm cụ khoẻ người thêm. Khéo tôi phải áp dụng liệu pháp ấy cho các bệnh nhân khác của tôi mất.

Emma nhún vai, không tỏ thái độ gì hơn.

– Hình như cô đang có chuyện lo lắng? – viên bác sĩ hỏi gặng.

Emma vẫn nhìn ông ta không rời mắt: cô biết Quimper rất quý cô và ông ta đã thành như người trong nhà. Đôi khi lòng quý mến ấy bị giấu dưới vẻ ngoài hơi thô lỗ như lúc này chẳng hạn. Thật ra ông ta rất quan tâm đến cô.

– Có thể, – cuối cùng Emma nói.

– Vậy thì, cô thổ lộ ra với tôi đi, cho vơi nhẹ nỗi lòng… Nhưng nếu cô ngại thì tôi không ép.

– Tôi rất tin cậy bác sĩ, nhưng cái chính là tôi chưa biết nên thế nào.

– Tôi biết bao giờ cô cũng có cách suy nghĩ đúng đắn. Vậy cụ thể cô lo lắng chuyện gì?

– Chắc ông còn nhớ những gì tôi đã kể ông nghe về anh tôi, ông anh bị tử nạn trong những ngày đầu chiến tranh?

– Về chuyện ông ấy yêu một cô gái Pháp và định cưới cô ấy chứ gì?

– Vâng, đúng thế. Sau khi gửi lá thư báo tin ấy từ bên Pháp về nhà ít lâu thì anh Edmund tử trận. Từ ngày đó, gia đình không ai được tin tức gì về cô gái Pháp ấy nữa… cho đến gần đây, trước hôm lễ Noel vừa rồi.

– Nghĩa là cô gái Pháp ấy đã viết thư cho Emma…

– Vâng, chị ấy báo tin là chị ấy vừa sang Anh và muốn đến đây thăm gia đình. Cả nhà đã chuẩn bị mọi thứ để đón chị ấy, thì đùng một cái, sát ngày hẹn, tôi nhận được bức điện báo tin chị ấy phải quay về Pháp gấp.

– Thế thì sao?

– Bây giờ, cảnh sát lại nghi tử thi trong cỗ quan tài cổ là một phụ nữ Pháp!

– Vô lý! Tôi thấy rõ đó là một phụ nữ Anh. Tuy nhiên, tôi hiểu điều cô băn khoăn rồi. Cô đang nghĩ, rất có thể người phụ nữ trong cỗ quan tài cổ đó chính là cô người yêu ngày xưa của ông Edmund anh cô. Phải thế không?

– Vâng, chính thế.

– Tôi nghĩ không thể có chuyện đó.

– Nhưng ta có nên báo cảnh sát biết chuyện ấy không? Anh Cedric tôi và mấy người kia bảo không nên vì chẳng để làm gì. Còn ông thì ông nghĩ sao?

Viên bác sĩ cúi đầu suy nghĩ rất lâu, quả là câu hỏi quá tế nhị đối với một bác sĩ gia đình.

Cuối cùng bác sĩ Quimper nói:

– Theo tôi, mấy ông anh cô nói đúng, chẳng nên nói ra làm gì. Tuy nhiên…

– Tuy nhiên sao?

Bác sĩ Quimper nhìn Emma bằng cặp mắt đắm đuối, chậm rãi nói:

– Nếu ở địa vị cô, tôi không giấu cảnh sát bất cứ điều gì. Bởi còn giữ trong lòng điều gì, cô còn áy náy. Tôi biết rõ tính cô, Emma thân mến.

– Tôi chỉ là một con bé ngu ngốc!

– Hoàn toàn không phải thế! Cô nên làm theo lương tâm cô thúc giục, đừng nghe bất cứ ai! Tôi xin bảo vệ đến cùng cách xử sự đó của cô.

Tôi không sao hiểu nổi cô đây, – chàng họa sĩ Cedric Crackenthorpe kêu lên.

Đứng tựa lưng vào bức tường nham nhở của gian chuồng lợn đổ nát, anh ta đang chăm chú nhìn Lucy Eyelessbarow.

Cô gái nhẹ nhàng hỏi:

– Vậy những thứ gì ông muốn hiểu về tôi?

– Cô xin vào làm ở Rutherford Hall để làm gì?

– Để kiếm sống!

– Làm người ở! – Cedric nói giọng khinh bỉ.

– Vậy là ông cổ lỗ rồi đấy! “người ở”, ông nói thế chứ gì? Không đâu! Nghề chuyên môn của tôi là coi sóc về nội trợ cho các gia đình. Nói đúng hơn, tôi làm một nghề mà rất nhiều gia đình cần đến, thậm chí cần đến mức cấp thiết.

– Hay cô định nói rằng cô thích làm những công việc trong cái nhà này: nấu ăn, gấp xếp chăn nệm, lang thang mọi chỗ với cái chổi hoặc máy hút bụi, nhúng tay vào thứ nước rửa đĩa bát đầy váng mỡ?

Lucy không nhịn được, bật cười vang:

– Vài chi tiết có thể không phải ý thích của tôi, nhưng nấu ăn là công việc tôi rất mê, khi đó mọi việc vụn vặt kèm theo không còn quan trọng đối với tôi nữa. Và tôi thấy cần nói thêm với ông rằng tôi luôn bị nhu cầu quét dọn cuốn hút, do tính tôi không chịu nổi sự bừa bộn, rác rưởi, sự mất trật tự!

– Mất trật tự? Nhưng đấy lại là nội dung cuộc sống của tôi. Quả thật, tình trạng bừa bộn, rác rưởi không hề làm tôi khó chịu chút nào.

Lucy liếc nhanh nhìn chàng họa sĩ, đáp:

– Nhìn ông tôi đã thấy quả là như thế rồi!

Cedric nhún vai:

– Cô biết không, ngôi nhà nhỏ của tôi ở Ibiza hết sức đơn giản: một cái giường cá nhân hẹp, hai ghế tựa vững chãi, một cái bàn mộc… à, thêm ba cái đĩa nhỏ, hai chiếc tách và một đĩa to duy nhất để đựng thức ăn… Sự mất trật tự ngự trị, chỗ nào cũng có vết thuốc màu và những tảng đá. Tôi vừa là họa sĩ vừa là điêu khắc. Tôi không bị ai quấy rầy: không có chỗ cho đàn bà trong ngôi nhà cũng như cuộc đời tôi!

– Kể cả mọi tư cách?

– Cô nói “tư cách” nghĩa là sao?

– Tôi nghĩ nghệ sĩ có thể không lấy vợ, nhưng cũng cần… tình cảm chứ!

– Chuyện đó là việc riêng của tôi, – Cedric đáp, giọng không được quả quyết cho lắm. Nhưng thứ mà tôi cố tránh là không để một phụ nữ nào nhân danh làm nội trợ, áp đặt quyền lực của họ lên cuộc sống của tôi.

Vừa nói giọng như đe nẹt, chàng họa sĩ vừa nhìn chằm chằm vào cô gái. Lucy nhỏ nhẹ đáp:

– Tôi lại muốn dọn dẹp cho căn nhà của ông trật tự ngăn nắp. Và tôi muốn áp đặt quyền lực của tôi ở đó.

– Tóm lại, cô thuộc loại phụ nữ chuyên môn nhúng mũi vào mọi thứ. Tôi biết việc tìm ra tử thi trong cỗ quan tài là do cô…

Im lặng một lát, anh ta nói thêm:

– Điều hài hước nhất là cô lại thân thiện được với ông già tôi. Cô nhận xét ông cụ thế nào?

– Phải thú thật là tôi có quá ít thời giờ để nghiên cứu về cụ Crackenthorpe.

– Cô không muốn trả lời câu tôi hỏi chứ gì?

Tính bủn xỉn của ông cụ vượt quá mọi sự miêu tả và theo nhận xét thiển cận của tôi thì đôi khi ông cụ còn điên rồ nữa. Tất nhiên, cụ không thể hiểu con cái, trừ cô Emma em tôi, có lẽ thế. Tính nết khó khăn của ông cụ là do bản chúc thư của ông nội tôi.

– Bản chúc thư…

– Chính thế! Cha tôi chỉ được hưởng phần tiền lãi của các doanh nghiệp, còn toàn bộ tài sản cụ không được hưởng quyền thừa kế, mà sẽ được chia ra cho các con cụ sau khi cụ qua đời. Do đấy, cụ tích cóp từng xu một và đến nay số tiền đã kha khá. Cô biết không, cho đến nay, tôi, Harold, Alfred và Emma chưa được nhận một xu nào trong cái gia tài khổng lồ của ông nội tôi. Phải nói thẳng, lúc này tôi vẫn chỉ là thằng họa sĩ “không một xu dính túi”, Harold thì lao vào hoạt động kinh doanh, chú ấy thuộc loại biết làm ra tiền. Tuy nhiên, tôi nghe đồn chú ấy làm nhiều trò bẩn thỉu lắm. Còn Alfred thì cả nhà đặt cho nó biệt danh là “thằng liều”.

– Tại sao?

– Tôi thấy cô có tính tò mò đấy! Thôi được, tôi nói cho cô biết, may mà thằng Alfred chưa vào tù đấy. Hồi chiến tranh, nó làm ở Bộ Vật tư, bị bắt quả tang biển thủ tiền và bị tống cổ ra ngoài. Sau đó nó lao vào hoạt động chợ đen, nghe nói thế.

Lucy ngăn chàng họa sĩ lại:

– Những chuyện như thế mà ông dám lộ ra với một người không phải trong gia đình sao?

– Hay cô là chỉ điểm của cảnh sát đấy?

– Có thể lắm chứ!

– Tôi không tin. Tôi lại có cảm giác cô ngược lại…

Thấy Emma đi vào bếp, câu chuyện giữa hai người bị ngưng lại.

Cedric nói to lên với cô em:

– Chào! Nhưng sao vẻ mặt cô đăm chiêu thế kia, Emma?

– Em rất băn khoăn một điều, đang muốn kể ra với anh.

– Xin lỗi, tôi phải lên gác bây giờ, – Lucy tế nhị tránh đi.

Cedric nhìn theo Lucy, nói với Emma:

– Cô người làm này quả là một phụ nữ đáng mến. Mà đúng ra cô ta là ai vậy?

– Khoan nói đến chị ấy vội, anh Cedric. Em đang rất lo. Cảnh sát cho rằng người phụ nữ trong cỗ quan tài cổ là người nước ngoài, có thể là người Pháp. Anh Cedric, em muốn hỏi thẳng anh: liệu có thể là … Martine được không?

Cedric ngơ ngác nhìn cô em một lúc lâu, chưa hiểu.

– Làm sao anh biết được cô định nói đến ai… Thôi, anh nhớ ra rồi… cô định nói đến… chị Martine…

– Đúng thế!

– Nhưng làm sao lại dính đến chị ấy ở đây?

– Anh quên là thư em nhận được hôm ấy sao? Rồi bức điện bí hiểm gửi đến nhà mình trước hôm người ta phát hiện ra tử thi ấy? Cộng cả hai thứ đó, có thể kết luận: chị ấy đã đến Rutherford Hall và…

– Vô lý! Chị Martine đến đây làm gì? Nhất là vì sao chị ấy lại chọn nơi chết trong căn nhà “bảo tàng” của bố?

Emma chưa chịu:

– Em thấy ta nên kể chuyện Martine với ông thanh tra Bacon hoặc ông kia, người của Cục Điều tra ấy. Nói cho họ biết…

– Biết gì?

– Biết chị ấy là ai, và đưa cho họ xem cả lá thư lẫn bức điện.

– Vớ vẩn! Làm thế cô chỉ gây thêm khó khăn vô ích cho họ, vì những thứ kia không dính dáng chút nào với vụ án. Ngay lá thư ấy, anh cũng cho là thứ vớ vẩn!

– Em thì lại thấy lá thư ấy làm em rất băn khoăn.

– Chỉ vì cô có thói dễ tin vào những thứ phi lý. Theo anh thì cô đừng nói gì hết. Nhiệm vụ tìm nhân thân của tử thi thuộc về cảnh sát. Và anh cam đoan Harold cũng có ý kiến tán thành như anh.

– Vậy là anh có đa số rồi, cả thằng Alfred chắc cũng tán thành như anh. Nhưng em cảm thấy lương tâm chưa thanh thản. Vậy em phải làm thế nào bây giờ?

– Không làm gì hết! Phương châm của anh là “đừng gây buồn phiền”.

Emma thở dài rồi đi ra. Rõ ràng cô vẫn chưa thấy yên tâm.

Đúng lúc Emma ra vườn thì cô nhìn thấy bác sĩ Quimper trong nhà đi ra . Viên bác sĩ đi thẳng đến chiếc ô tô tàng của ông ta. Nhìn thấy Emma, ông ta chăm chú nhìn cô một lát rồi bước đến:

– Tôi vừa vào xem cho cụ, – viên bác sĩ nói. Cha cô hoàn toàn khoẻ mạnh. Xem chừng các vụ án mạng lại làm cụ khoẻ người thêm. Khéo tôi phải áp dụng liệu pháp ấy cho các bệnh nhân khác của tôi mất.

Emma nhún vai, không tỏ thái độ gì hơn.

– Hình như cô đang có chuyện lo lắng? – viên bác sĩ hỏi gặng.

Emma vẫn nhìn ông ta không rời mắt: cô biết Quimper rất quý cô và ông ta đã thành như người trong nhà. Đôi khi lòng quý mến ấy bị giấu dưới vẻ ngoài hơi thô lỗ như lúc này chẳng hạn. Thật ra ông ta rất quan tâm đến cô.

– Có thể, – cuối cùng Emma nói.

– Vậy thì, cô thổ lộ ra với tôi đi, cho vơi nhẹ nỗi lòng… Nhưng nếu cô ngại thì tôi không ép.

– Tôi rất tin cậy bác sĩ, nhưng cái chính là tôi chưa biết nên thế nào.

– Tôi biết bao giờ cô cũng có cách suy nghĩ đúng đắn. Vậy cụ thể cô lo lắng chuyện gì?

– Chắc ông còn nhớ những gì tôi đã kể ông nghe về anh tôi, ông anh bị tử nạn trong những ngày đầu chiến tranh?

– Về chuyện ông ấy yêu một cô gái Pháp và định cưới cô ấy chứ gì?

– Vâng, đúng thế. Sau khi gửi lá thư báo tin ấy từ bên Pháp về nhà ít lâu thì anh Edmund tử trận. Từ ngày đó, gia đình không ai được tin tức gì về cô gái Pháp ấy nữa… cho đến gần đây, trước hôm lễ Noel vừa rồi.

– Nghĩa là cô gái Pháp ấy đã viết thư cho Emma…

– Vâng, chị ấy báo tin là chị ấy vừa sang Anh và muốn đến đây thăm gia đình. Cả nhà đã chuẩn bị mọi thứ để đón chị ấy, thì đùng một cái, sát ngày hẹn, tôi nhận được bức điện báo tin chị ấy phải quay về Pháp gấp.

– Thế thì sao?

– Bây giờ, cảnh sát lại nghi tử thi trong cỗ quan tài cổ là một phụ nữ Pháp!

– Vô lý! Tôi thấy rõ đó là một phụ nữ Anh. Tuy nhiên, tôi hiểu điều cô băn khoăn rồi. Cô đang nghĩ, rất có thể người phụ nữ trong cỗ quan tài cổ đó chính là cô người yêu ngày xưa của ông Edmund anh cô. Phải thế không?

– Vâng, chính thế.

– Tôi nghĩ không thể có chuyện đó.

– Nhưng ta có nên báo cảnh sát biết chuyện ấy không? Anh Cedric tôi và mấy người kia bảo không nên vì chẳng để làm gì. Còn ông thì ông nghĩ sao?

Viên bác sĩ cúi đầu suy nghĩ rất lâu, quả là câu hỏi quá tế nhị đối với một bác sĩ gia đình.

Cuối cùng bác sĩ Quimper nói:

– Theo tôi, mấy ông anh cô nói đúng, chẳng nên nói ra làm gì. Tuy nhiên…

– Tuy nhiên sao?

Bác sĩ Quimper nhìn Emma bằng cặp mắt đắm đuối, chậm rãi nói:

– Nếu ở địa vị cô, tôi không giấu cảnh sát bất cứ điều gì. Bởi còn giữ trong lòng điều gì, cô còn áy náy. Tôi biết rõ tính cô, Emma thân mến.

– Tôi chỉ là một con bé ngu ngốc!

– Hoàn toàn không phải thế! Cô nên làm theo lương tâm cô thúc giục, đừng nghe bất cứ ai! Tôi xin bảo vệ đến cùng cách xử sự đó của cô.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.