Con Người 80/20

10 Bảo vệ nguồn vốn



“Sự thật là chúng ta không có nhiều tiền, do đó những gì ta phải làm là suy nghĩ.”

Giáo sư Ernest Rutherford, tác giả học thuyết tách nguyên tử

Con người 80/20 luôn biết cách khai thác tốt nguồn vốn. Họ là một trong số ít những người thường khởi nghiệp với rất ít vốn, nhưng sẽ kết thúc dự án kinh doanh bằng một kho tiền khổng lồ.

Câu chuyện của Christoforo

Việc tích lũy vốn xưa nay chưa từng dễ dàng. Thần hộ mệnh của những con người 80/20 là Christoforo Colombo (1446-1506), ông là người đã tạo ra giá trị to lớn nhất từ một lượng vốn ít nhất.

Colombo đã thuyết phục mọi người rằng ông chỉ cần ba con tàu nhỏ để thực hiện hành trình về phía Tây của Ấn Độ và tìm ra một vùng đất mới trù phú, đó chính là châu Mỹ ngày nay. Nhưng ông đã tốn nhiều công sức để quyên tiền cho cuộc hành trình của mình hơn mức cần thiết.

Là một người Ý, ông cố gắng tìm kiếm nguồn tài trợ từ các hoàng tử Ý. Thời đó,

Ý bao gồm rất nhiều các tiểu vương quốc nên ông có rất nhiều nhà tài trợ cho sự chọn lựa của mình. Và ông quyết định đi khắp nước Ý, phác thảo kế hoạch của mình cho vị vua này, bá tước nọ, nhưng không ngờ tất cả đều cho rằng kế hoạch của ông thật điên rồ.

Dù giới công tước Anjou – Pháp đã từng nghe đến đề tài của ông nhưng yêu cầu cấp vốn của Colombo vẫn bị từ chối.

Sau đó, ông hướng lòng thành tới hoàng đế Bồ Đào Nha, nhưng vẫn không được chấp thuận.

Ông trình bày kế hoạch của mình cho các công tước xứ Medina-Sedonia. Kết quả vẫn không khá hơn.

Kế tiếp, ông thử với các bá tước ở Medina-Celi. Thất bại, họ cho rằng đó là một kế hoạch viển vông.

Rồi đến đức vua và hoàng hậu xứ Tây Ban Nha, họ cũng nói “không” dù có phần lịch sự hơn.

Không phải là một người bỏ cuộc dễ dàng, vận may cuối cùng cũng mỉm cười với Colombo. Năm 1492, trước sự thất bại của Granada, thành trì Moors rơi vào tay người Tây Ban Nha. Nhận thấy nữ hoàng Isabella đang trong tâm trạng phấn khởi, ông quyết định thử lần nữa. Thành công! Sau mười tuần lênh đênh trên biển, Colombo đã tìm thấy đất liền, đặt nụ hôn mãn nguyện lên nó và đặt tên vùng đất này là San Salvador.

Ba bài học rút ra từ câu chuyện của Christoforo

Nếu dự án của bạn sẽ làm thay đổi thế giới và tạo ra một mức lợi nhuận trên vốn cực lớn, đừng nản lòng khi gặp khó khăn.

Vốn không phải là một thứ hàng hóa trao đổi. Nó không như bể rượu của liên minh châu Âu, có thể bị rút ra bởi những kẻ táo bạo luôn “khát nước”. Vốn thuộc về các nhà tư bản, do đó, con người 80/20 cần phải biết cách hợp tác với những cá nhân khác. Và mỗi người sẽ có phong cách thực hiện và những chuẩn mực của riêng họ. Bài học thứ ba của Christoforo là vốn cũng tuân theo nguyên lý 80/20. Chỉ một phần nhỏ vốn được sử dụng thích hợp sẽ mang lại hiệu quả sản xuất to lớn.

Chúng ta thường ngộ nhận về tầm quan trọng của vốn, thực tế cho thấy nó không phải là nguyên nhân chính dẫn đến thành công. Chi phí cho hành trình của Colombo chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong hàng trăm nghìn cung điện đồ sộ ở châu Âu lúc bấy giờ. Cái đã tạo ra sự giàu có cho Colombo, cho Tây Ban Nha và cho thế giới chính là ý tưởng và một con người dám nghĩ dám làm, chứ không phải vốn.

Từ một ít vốn có thể sẽ tạo ra đa số của cải vật chất. Nhân tố tạo nên sự gia tăng gấp bội này là ý tưởng và những con người 80/20. Suốt hai thập kỷ qua, Tây Ban Nha đã đổ đầu tư vào dự án Colombo. Và bất kỳ bá tước nào muốn “đầu cơ vặt” đều có thể làm như vậy, điều này ngẫu nhiên đã làm lệch hướng của tiến trình lịch sử.

Một số cú đột phá lớn tạo nên sự phồn vinh cho xã hội

Trước thời kỳ hiện đại, trữ lượng của cải của thế giới rơi vào tình trạng đình trệ kéo dài. Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm gần như bằng 0. Đây là hậu quả của việc dồn của cải xã hội để theo đuổi những mục tiêu phi kinh tế. Ngân sách quốc gia phần lớn bị tiêu xài bởi chính quyền và giới quý tộc; đổ vào chiến tranh hay tín ngưỡng, kiện cáo hay xây dựng các cung điện với những khu vườn xa hoa. Hầu hết những công trình này đều rất lãng phí. Mặc dù có một số công trình để lại cho người đời sau những giá trị nghệ thuật vô giá, nhưng nhìn chung vẫn không làm cho nền kinh tế lúc bấy giờ phát triển hơn. Của cải chuyển biến từ dạng này sang dạng khác nhưng không hề được tích lũy.

Nền kinh tế chỉ bắt đầu tăng trưởng từ thế kỉ XIV, khi mà một số ít ngân sách được chuyển hướng đầu tư vào thương mại và công nghệ, dẫn đến sự phát triển công nghiệp. Những dự án như Colombo cùng với tất cả các doanh nhân khác chỉ sử dụng một tỷ lệ nhỏ vốn sẵn có của châu Âu nhưng lại là nguồn gốc dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế châu Âu. Các công trình này đã mang lại thành tựu to lớn cho xã hội.

Khi chúng ta nói rằng nền kinh tế tăng trưởng 2% mỗi năm, không có nghĩa là mọi doanh nghiệp đều tăng trưởng 2%. Một số hoạt động kinh doanh lùi lại trong khi một số khác có thể có mức tăng trưởng lên đến 20%, 50% hoặc thậm chí 100%. Phần lớn sự phát triển đến từ thiểu số các hoạt động kinh doanh, những doanh nghiệp này đã và đang phát triển rất nhanh. Bản thân các doanh nghiệp luôn kinh doanh cùng lúc rất nhiều sản phẩm, dịch vụ. Hầu hết chúng đều có mức tăng trưởng chậm hoặc thậm chí là âm nhưng một số hoạt động trong đó lại có tốc độ phát triển nhanh bất thường. Và khi chúng ta đang ngập ngừng ở mức trung bình, ta sẽ nhận ra một số nhỏ tăng trưởng ngoạn mục đã góp phần rất lớn vào tỷ lệ tăng trưởng của toàn xã hội.

Vốn cũng vậy, chỉ có một số dự án mang lại lợi nhuận gấp hàng trăm nghìn lần, còn lại hầu hết thường có giá trị rất nhỏ hoặc đôi khi âm. Của cải được tích lũy thông qua một số ít hoạt động sản xuất có hiệu quả, và thông qua biện pháp phân phối nhiều vốn hơn cho những hoạt động có năng suất cao hơn của những người sử dụng hiệu quả nhất: những con người 80/20.

Vốn ngày nay ít gây trở ngại cho những con người 80/20 hơn

Mặc dù ngày nay các nhà tài phiệt đôi khi cũng mù quáng như các công tước Anjou, Medina-Sedonia, các bá tước vùng Medina-Celi trước đây cũng như các nhà tư vấn tài chính đa phần xuất thân từ tầng lớp vương tôn quý tộc, nhưng thực tế tôi phải nói rằng vẫn còn đó những tin tức tốt lành cho những con người 80/20.

Việc tìm nguồn vốn hiện nay đã dễ dàng hơn trước kia rất nhiều bởi sự phân chia lại nguồn vốn cho những cá nhân sáng tạo. Hơn nữa, ngày nay, người ta cần ít vốn hơn để có thể bắt đầu một dự án kinh doanh hứa hẹn nhiều tiềm năng lợi nhuận to lớn.

Dưới thời Đế chế La Mã, cơ cấu kinh tế không được tổ chức hướng tới đầu tư vào khoa học kỹ thuật. Cũng như tất cả các xã hội tiền hiện đại khác, nền kinh tế của Đế chế La Mã chủ yếu tập trung vào quân đội, chính trị, tập trung đẩy mạnh nông nghiệp, và trong thời kỳ sắp sụp đổ lại quay sang tập trung vào tôn giáo tín ngưỡng.

Lịch sử nhân loại cho thấy khi được đầu tư vào những dự án kinh doanh triển vọng thì với 20% vốn ban đầu bạn có thể tạo ra hơn 80% lợi nhuận. Tuy nhiên, hiện nay, mức độ tập trung vào các dự án kinh doanh nhỏ lại cao hơn bao giờ hết và mức tăng trưởng của thế giới cũng vậy.

Sự tăng trưởng sản xuất ngày càng trở nên ít phụ thuộc vào vốn hơn. Trong nhiều thập kỷ qua, sự phát triển kinh tế phải được đầu tư đúng mức, sự đầu tư đúng mức lại đòi hỏi phải có nhiều vốn. Giữa thế kỉ XIX, Karx Marx phát minh ra chủ nghĩa tư bản – một nền kinh tế chủ yếu tập trung xung quanh vốn.

Trong những năm 1850-1970, sự phát triển trở nên khó khăn hơn cho những doanh nghiệp nhỏ. Đây là thời của các công ty liên doanh, các tổ chức bề thế. Nguồn vốn ngày càng khan hiếm và quy tụ về tay các tập đoàn lớn mạnh.

Nguồn cung cấp ngân sách trong các tập đoàn kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi cá nhân và gia đình. Trong khi phần lớn các doanh nghiệp vào thế kỉ XIX chỉ ở cỡ vừa, cỡ quốc gia và công ty gia đình, thì sang thế kỉ XX, hoạt động kinh doanh được mở rộng trên nhiều quốc gia và có sự liên minh tài chính. Các tập đoàn này được điều hành bởi một số nhà quản trị – những người không phải chủ sở hữu tài sản. Vai trò của thương gia ít quan trọng hơn nhà quản trị, vai trò của cá nhân ít quan trọng hơn tập thể.

Nhiều nhà quan sát sắc sảo cho rằng tầng lớp thương nhân đã hết thời. Nhà kinh tế học vĩ đại Joseph Schumpeter, năm 1942 đã viết một đoạn kết buồn cho tầng lớp thương nhân.

“Chức năng xã hội (của các doanh nghiệp nhỏ) đang mất dần tầm quan trọng

và có khuynh hướng ngày càng giảm thêm … Bản thân sự đổi mới đang đi vào lối mòn. Khoa học kỹ thuật phát triển tạo ra đội ngũ chuyên gia có khả năng kiểm soát được mọi vấn đề. Yếu tố “cảm tính” trong thương mại đang dần mất đi và thay vào đó là tính khoa học và sự chủ động. Thói quan liêu bao cấp không chỉ “xóa xổ” các công ty nhỏ và vừa, mà còn làm điêu đứng tầng lớp thương nhân… Giai cấp tư sản không chỉ mất đi nguồn thu nhập mà còn mất cả một điều vô cùng quan trọng khác – vị trí trong xã hội”.

Sức mạnh của nguyên lý 80/20 phát triển cho thấy vốn ngày càng tách khỏi mối quan hệ với các tập đoàn to lớn của nó trước đây.

Mối liên hệ giữa đầu tư và tăng trưởng vốn bị phá vỡ

Một số người có vốn kết hợp cùng những con người 80/20 đã tạo ra lợi nhuận kinh tế cao hơn mức trung bình mà các công ty liên doanh đạt được. Một số nhà tư bản bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án kinh doanh nhỏ nhưng siêu lợi nhuận. Từ sau năm 1970, thực trạng này càng trở nên “nóng bỏng” hơn. Mặc dù chỉ một phần nhỏ vốn thuộc sở hữu tư nhân, nhưng chính nguồn vốn này đã tạo ra nhiều lợi ích kinh tế to lớn.

Trước đây, sự phát triển kinh tế quả thật có quan hệ mật thiết với các yếu tố vật chất. Nhiều công ty mới được xây dựng kề bên nguồn cung cấp nguyên vật liệu hay nguồn cung cấp năng lượng. Mãi đến 30 năm trở lại đây, người ta mới nhận ra sự tăng trưởng kinh tế đòi hỏi sự tăng trưởng tương ứng trong hàng hóa và sau đó là vốn. Sau những năm 1970, với vai trò của một nhà tư vấn quản trị trẻ, tôi rút lại suy nghĩ về sự can thiệp của xuất nhập khẩu trong giá trị và tỷ trọng của nền kinh tế.

Bước tiến của nguyên lý 80/20 đã để lại ảnh hưởng đằng sau. Ngày nay, không ai còn quan tâm đến tầm quan trọng của thương mại. Alan Greenspan, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ước tính tỷ trọng GDP của Mỹ hiện nay xấp xỉ năm 1900 nhưng giá trị của nó đã tăng lên gấp 20 lần.

Cơ sở vật chất và công nghiệp nặng là những ngành đòi hỏi đầu tư nhiều vốn. Công nghiệp nhẹ và dịch vụ thì ít hơn hoặc gần như không cần. Với mỗi đôla bán được, so với 25 năm trước, vốn bỏ ra ít hơn 20% và kết quả là tổng số vốn cần thiết giảm gần 350 tỷ đôla.

Nguyên lý 80/20 đã phá vỡ ràng buộc giữa vốn đầu tư và sức tăng trưởng kinh tế. Giữa năm 1994-2000, hoạt động sản xuất ở Hoa Kỳ tăng 2,8% mỗi năm, nhiều hơn trước đây. Trong đó, lĩnh vực công nghệ thông tin, vốn là một ngành không đòi hỏi đầu tư nhiều vốn, đóng góp hơn phân nửa vào sự tăng trưởng kinh tế đó. Trữ lượng ngân sách cho công nghệ thông tin chiếm ít hơn 1% trong tổng ngân sách Hoa Kỳ. Con số này biểu hiện mối quan hệ 50/1, là con số cực kỳ lý tưởng cho nguyên lý 80/20.

Vốn không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển kinh tế ngày nay mà

đó là công nghệ, ý tưởng và những con người 80/20. Khoa học công nghệ đã tự giải phóng bản thân nó khỏi sự lệ thuộc vào vốn. Nhà kinh tế học Lester Thurow thừa nhận: “Nếu không có thử thách, Bessemer có thể đã không tạo ra được sắt thép”. Con người 80/20 không còn cần những công cụ đắt tiền nữa.

Khái niệm “thương mại” giữa vốn và doanh nghiệp nhỏ cũng thay đổi ít nhiều tùy theo mỗi người. Một số người vẫn còn đánh giá cao tầm quan trọng của vốn, trong khi sức mạnh thực sự nằm ở ý tưởng và cá nhân sáng tạo.

Ngày nay, để phát sinh ra của cải, vốn không còn là yếu tố then chốt nữa. Thay vào đó là sự kết hợp giữa sức mạnh ý tưởng, khả năng sáng tạo của con người và một lượng vốn vừa đủ. Để thành công, vốn không chưa đủ, cái mà ta cần là “vốn cộng”: vốn + ý tưởng, vốn + con người 80/20.

Hai lý do cần thận trọng

Một là, việc tích lũy vốn có vẻ dễ dàng hơn trước đây, nhưng thực tế vẫn có những khó khăn riêng của nó. Đã từng chứng kiến hai mặt của vấn đề trong nhiều năm, tôi phải công nhận rằng những người cung cấp vốn vẫn có thế lực hơn những người cung cấp ý tưởng.

Hai là, con người 80/20 luôn cần một số vốn, thường nhiều hơn họ dự tính để có thể thực hiện kế hoạch của mình.

Nhiều công ty mới bị phá sản chỉ bởi vì họ chi hết lượng tiền mặt trong doanh nghiệp. Thời gian tồi tệ nhất cho việc tích lũy vốn không phải là lúc khởi đầu. Đó là khi bạn nhận được tài trợ nhưng đã cạn kiệt nguồn tiền mặt sẵn có.

Làm thế nào để sử dụng vốn?

1 . Chỉ sử dụng vốn nếu bạn có thể bội nhân nó

Mỗi phần vốn bạn sử dụng cần phải được tăng lên gấp ba lần hoặc hơn trong vòng một số năm nhất định. 20% vốn tạo ra 80% lợi nhuận hay 80% vốn chỉ tạo ra 20% lợi nhuận. Chắc chắn bạn không bao giờ muốn số vốn của mình là con số 80 trong trường hợp thứ hai.

Bạn có muốn tăng vốn của mình lên gấp bội? Hãy lập kế hoạch kinh doanh để thấy được tổng lợi nhuận mà số vốn của bạn có thể sinh ra. Ví dụ, nếu bạn tích lũy được một triệu đôla tiền vốn ban đầu, liệu khi kế hoạch được triển khai bạn có thể tạo ra lợi nhuận ít nhất là ba triệu đôla không?

Đây là tỷ lệ “tiền đổi tiền” mà các nhà đầu tư thường dùng. Họ thích nhìn thấy tỷ lệ này tăng ít nhất ba lần, tốt hơn là năm, mười hoặc cao hơn nữa.

Một cách kiểm tra khác mà các nhà đầu tư cũng thường áp dụng là “tỷ lệ hoàn vốn nội tại” (IRR – “internal rate of return”). Công thức này đơn giản chỉ là phần trăm lãi kép trung bình (lãi tính trên vốn cộng lãi của năm trước) của số vốn trong quá trình sử dụng. Ví dụ, nếu lợi nhuận trên một triệu tiền vốn ban đầu trong một năm là ba triệu

thì IRR là 200% (lợi nhuận là hai triệu, tức gấp đôi số vốn ban đầu). Nếu phải mất ba năm để tạo ra được ba triệu từ một triệu thì IRR sẽ là 44%.

Để tính toán được IRR, bạn cần có một máy tính đặc biệt hỗ trợ, nhưng bạn có thể
kiểm tra nó bằng một cách đơn giản hơn như sau:
Năm thứ nhất 1,00 triệu đôla 1,44 = 1,44 triệu đôla
Năm thứ hai 1,44 triệu đôla 1,44 = 2,07
Năm thứ ba 2,07 triệu đôla triệu đôla 1,44 = 3,00 triệu đôla
Với một dự án kinh doanh mới, một nhà đầu tư tài chính có khi yêu cầu IRR phải lên tới 50%. Để làm được điều đó, bạn phải hoạt động hết công suất mỗi năm:
Năm thứ nhất 1,00 triệu đôla 1,5 = 1,5 triệu đôla
Năm thứ hai 1,50 triệu đôla 1,5 = 2,25 triệu đôla
Năm thứ ba 2,25 triệu đôla 1,5 = 3,38 triệu đôla
Năm thứ tư 3,38 triệu đôla 1,5 = 5,06 triệu đôla

Tổng lợi nhuận thu được từ dự án kinh doanh mới có thể không khiến bạn hài lòng. Giả sử như sau ba năm hoạt động, bạn chỉ thu được tỷ lệ “tiền đổi tiền” gấp 2 lần, nghĩa là IRR chỉ bằng 26%. Nếu vậy, hãy chia nhỏ hoạt động kinh doanh của bạn ra thành nhiều phần khác nhau: sản phẩm, nguồn nguyên vật liệu, khách hàng, loại khách hàng, địa bàn hay khoa học công nghệ. Hãy kiểm tra lợi nhuận của vốn thu được (thông qua tỷ lệ “tiền đổi tiền” hay IRR) trên từng phần.

Ví dụ, bạn tính được lợi nhuận trong ba năm hoạt động như sau:

Vốn Lợi nhuận

Sản phẩm A 0,5 triệu đôla 0,75 triệu đôla

Sản phẩm B 0,25 triệu đôla 1,5 triệu đôla

Sản phẩm C 0,25 triệu đôla – 0,25 triệu đôla

Tỷ lệ của ba sản phẩm này là:
Tiền-Tiền IRR
Sản phẩm A 1,5 lần 14%
Sản phẩm B 6 lần 82%
Sản phẩm C 0,25 lần Âm
Tổng/TB: 2 lần 26%
Rõ ràng bạn có thể quyết định loại bỏ sản phẩm A và C, tập trung đầu tư vào sản phẩm B. Hãy luôn phân tích lợi nhuận trên từng vùng vốn được sử dụng. Càng tính toán khít khao, bạn sẽ càng giàu thêm.

2 . Giảm nhu cầu vốn của bạn

Cắt giảm nhu cầu về vốn không có nghĩa là bạn phải giảm quy mô kinh doanh. Cách để giảm nhu cầu về vốn là khai thác các công ty khác. Giới hạn bớt các hình

thức hoạt động của bạn chứ không phải tham vọng của bạn.

Ứng với mỗi đơn vị chi phí, thông thường bạn nên có thêm hai hay nhiều hơn số đơn vị chi phí từ bên ngoài. Nói cách khác, tối thiểu hai phần ba chi phí của bạn nên nằm trong các hàng hóa và dịch vụ được mua để dự trữ. Bằng cách này, đa số vốn thực tế mà bạn sử dụng sẽ không nằm trong sổ sách kế toán. Xuất khẩu ít nhất là hai phần ba nhu cầu vốn của bạn, lý tưởng hơn là ba phần tư.

3 . Tích lũy nhiều vốn hơn nhu cầu bạn cần Vốn, có bao giờ dư thừa là lãng phí? Không.
1% vốn mà bạn không có ngay vào thời điểm quyết định đôi

khi là nguyên nhân gây ra 99% hoặc thậm chí 100% sự thiệt hại cho việc kinh doanh của bạn.

Đừng bao giờ tin vào kế hoạch của bạn 100% bởi lẽ những dự án kinh doanh mới luôn không thể đoán trước được diễn biến. Tôi đồng ý rằng bạn nên cố gắng cắt giảm nhu cầu về vốn của mình càng nhiều càng tốt thông qua việc chấp nhận hợp tác với các công ty khác hoặc quyết định thay đổi cấu trúc chính sách kinh doanh. Tuy nhiên, bạn nên cho phép bản thân mình sai sót trong việc ước lượng nhu cầu vốn cần thiết. Vì vậy, hãy tích lũy 1,5 triệu vốn cho mỗi 1 triệu bạn nghĩ mình cần.

4 . Tìm nguồn cung cấp vốn cho riêng bạn.

Thực tế, vốn không phải là một thứ hàng hóa với giá cả biến đổi không ngừng. Để đổi được 20% vốn bạn sẽ mất đến 80% chi phí. Con người 80/20 cần cân nhắc kỹ về việc tìm kiếm nguồn cung cấp vốn và chi phí phải trả cho nó.

Sau đây là những nguồn cung cấp vốn chính được sắp xếp theo thứ tự chi phí từ thấp tới cao:

_ Vốn “nhàn rỗi” trong các công ty khác (tận dụng các công ty bên ngoài thực hiện giúp bạn một số hoạt động thiết yếu nhưng không mang lại lợi nhuận cao).

_ Nguồn vốn từ các công ty muốn mượn dự án của bạn để quảng cáo trước (đây là vốn không lưu động)

_Tiền dành dụm của bạn.

_Vốn từ gia đình và bạn bè. _Nợ ngân hàng.

_Vốn từ chủ xí nghiệp bạn.

_Vốn từ liên minh với các công ty khác.

_Vốn quốc doanh (từ luân chuyển vốn trên thị trường) _Vốn từ những cá nhân giàu có.

_Vốn từ các tập đoàn chuyên kinh doanh tài chính (ví dụ: công ty bảo hiểm) _Vốn tư hữu (từ các kinh doanh đang phát triển)

_Vốn đầu tư kinh doanh (từ các kinh doanh mới)

Phần trên danh sách này là những nguồn vốn mà bạn có thể tiết kiệm được. Tận

dụng được các nguồn vốn này bạn có thể tiết kiệm được từ 10% đến 20% thu nhập của mình.

5 . Tận dụng những nguồn vốn rẻ nhất từ bên ngoài

Hãy sử dụng vốn từ các công ty khác thông qua hợp đồng để họ cung cấp giúp một số hoạt động kinh doanh, tận dụng càng nhiều càng tốt vốn từ các người cho vay vốn. Sử dụng tiền của khách hàng bằng cách tính trước chi phí; những đối tác “tốt bụng” luôn sẵn lòng làm việc này đối với các doanh nghiệp mới hoạt động, cộng thêm bạn có thể thuyết phục khách hàng thanh toán trước hợp đồng (ví dụ như loại hình thuê bao hay cung cấp dịch vụ). Với vai trò là người cố vấn quản trị, tôi đã từng linh hoạt bằng cách yêu cầu được thanh toán trước khi thực hiện công việc gì đó và hiếm khi chúng tôi bị từ chối.

Vốn từ gia đình và bạn bè thường rẻ hơn và ít phiền phức hơn từ các công ty trung gian. Bạn bè và gia đình ngày nay dễ gần gũi và giúp đỡ bạn nhiệt tình hơn các thế hệ trước đây. Chu trình kinh doanh kéo dài hơn và vốn thị trường nhiều hơn đã tạo nên nhiều nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội.

Vay vốn từ ngân hàng thường có chi phí thấp, tỷ lệ trung bình từ một đến ba phần trăm. Thông thường người ta vay vốn ngân hàng bằng cách thế chấp nhà cửa. Nếu việc kinh doanh thất bại, ngân hàng phát mãi nhà được thế chấp và khi đó bạn cùng gia đình sẽ mất đi chỗ ở. Vì thế, để chắc ăn bạn nên thế chấp chính tài sản thu được từ công việc kinh doanh, đừng bao giờ thế chấp bằng các sở hữu cá nhân.

Một dự án hợp tác với chủ của bạn sẽ đặc biệt hấp dẫn nếu như công ty ấy luôn sẵn lòng tài trợ cho các dự án triển vọng mới. Vốn “nội bộ” (từ giám đốc) luôn rẻ hơn vốn từ bên ngoài, chính vì thế nó đáng để bạn tận dụng và sẽ đem đến cho bạn nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ. Với vận may sẵn có, đôi khi chi phí ban đầu cho dự án kinh doanh của bạn không đáng kể so với lợi nhuận thu được.

Khi thương lượng với “sếp”, hãy nhấn mạnh để ông ta thấy rằng dự án và nhân viên của bạn thật sự tiềm năng. Tuy nhiên, khi thỏa thuận về tỷ lệ phân chia lợi nhuận bạn nên cố gắng đưa ra một con số cụ thể khả thi và đàm phán sao cho ít nhất một phần ba lợi nhuận thuộc về nhóm bạn nếu như công ty tài trợ hoàn toàn và nhiều hơn một phần ba nếu như bạn cùng nhân viên mình có một phần vốn trong đó. Cố gắng làm tốt hơn để lợi nhuận thực tế vượt xa con số bạn đã ước lượng với công ty. Một trăm phần trăm lợi nhuận nên thuộc về bạn. Nên biết rằng những nhà đầu tư kinh doanh không thể “lội ngược dòng” và phải chấp nhận rủi ro để đạt được lợi nhuận cao.

Cân nhắc nguồn tài trợ từ những cá nhân giàu có sẵn lòng xuất vốn cho bạn kinh doanh. Một hợp đồng kinh doanh có được từ các cá nhân có thể sẽ an toàn hơn từ sự đầu tư liều lĩnh hay từ các cổ phần tư nhân.

Bên cạnh đó, các tập đoàn kinh doanh tài chính có thể rất hấp dẫn. Ví dụ như khi

hệ thống khách sạn muốn mở rộng hoạt động, trước đây nó từng sử dụng ba nguồn ngân sách chính là: vốn vay ngân hàng, cổ phần tư nhân và cổ phần quốc doanh. Hiện nay xuất hiện thêm một loại hình vay vốn mới: từ công ty bảo hiểm hay từ các quỹ tiền trợ cấp. Với hình thức này, khách sạn có thể thanh toán những món nợ ngắn hạn bằng cách trao đổi một phần lợi tức cố định trong dài hạn.

Ngay khi đó là một dự án đầu tư kinh doanh thì việc thăm dò và khảo sát giá cả để tìm ra phương án khả thi nhất vẫn luôn cần thiết. Mỗi công ty khác nhau luôn có những đặc trưng khác nhau, đặc biệt về công nghiệp, khoa học kỹ thuật, loại hình kinh doanh và đội ngũ quản trị. Vốn đầu tư kinh doanh và vốn cá nhân luôn luôn đắt đỏ, song nó có thể làm bạn sửng sốt bởi sự đa dạng giữa các thỏa thuận có được trên cùng một giao dịch.

Đừng bao giờ tự giam cầm bản thân mình trong bất kỳ công ty nào như một sở hữu tiềm năng của nó cho dù bạn nhận được thù lao xứng đáng. Hãy thử với ba hay bốn công ty khác nhau để thấy được những gì họ có thể sẵn sàng trả cho bạn. Ngay khi bạn gần chạm tới mục tiêu, hãy vẫn giữ cho mình một chú ngựa khác để có thể tiếp tục cuộc đua về đích trong trường hợp có sự cố. Điều này không chỉ là một sự thận trọng khôn ngoan mà còn đảm bảo rằng bạn không bị “ép” vào phút cuối. Chọn lựa được một nguồn vốn phù hợp nhất sẽ giúp bạn cải thiện được điều kiện kinh doanh của mình.

Khi đàm phán với những chuyên gia đầu tư rủi ro, hãy nhớ rằng họ là người nắm trong tay kinh nghiệm thương trường cũng như vốn. Bạn chỉ có thể “nói quá” số vốn thật sự cần lên một hoặc một số lần. Nhớ rằng họ là những người định giá các dự án kinh doanh trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Bạn cũng có thể cân bằng lợi thế cho mình bằng cách mướn một luật sư giàu kinh nghiệm hay một nhà tư vấn tài chính, người sẵn sàng giúp bạn chỉ ra thực chất vấn đề trong vụ giao dịch đó.

Trong Chương 8, chúng ta đã từng biết đến Paul Judge, người đã xoay xở để mua lại Premier Brands từ Cadbury Schweppes với 97 triệu bảng. Câu chuyện của ông là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng nguồn vốn trị giá thấp nhất từ bên ngoài.

Đứng trước nhu cầu cần một nguồn vốn rẻ như Paul Judge, hầu hết chúng ta đều không do dự bán đi cổ phần tư nhân của xí nghiệp. Tuy nhiên, Paul đã có ý tưởng khác, với 77 triệu bảng có được từ việc thế chấp tài sản cho ngân hàng Bankers Trust và Citybank (là những ngân hàng tầm thường) và 20 triệu bảng còn thiếu, ông đã tự mình xoay xở mọi thứ. Thay vì tập trung vào việc bảo vệ quyền lợi cá nhân và danh mục đầu tư vốn kinh doanh, Paul đã nảy ra ý tưởng tuyệt vời mà ngày nay được biết đến như một “sự khởi đầu của Judge”.

Kenco – công ty cung cấp cà phê hàng đầu cho các nhà hàng ở Anh, thuộc tập đoàn Premier, là công ty mà General Foods khao khát chiếm được từ lâu. Kenco trị giá khoảng 15 triệu bảng. Paul đã bán hoạt động kinh doanh hiệu quả này cho General

Foods trước khi ông sở hữu nó bằng cách ứng trước 20 triệu bảng mua lại Kenco khi các nhà quản trị của nó đang cần tiền. Sau đó, ông cho General Foods cơ hội mua lại Kenco chỉ với 9 triệu bảng, đổi lại nó phải đảm bảo trả 20 triệu bảng mà ông đã ứng trước. Điều này có nghĩa là toàn bộ số tiền mua lại Kenco chỉ chiếm 0,5% trên LIBOR, thay vì tiêu chuẩn lợi nhuận đề ra là 35% mỗi năm cho các cổ phần tư nhân.

Paul và những giám đốc khác bằng cách đó đã sở hữu được 100% dự án kinh doanh mới mà không cần phải đầu tư kinh doanh. Như đã đề cập ở trên, cá nhân Paul đã thu được hơn 40 triệu bảng khi Premier được bán cho người mua thương hiệu ba năm sau đó. Trong vụ này, các nhà đầu tư rủi ro đã bị liên lụy, lợi nhuận kinh tế chính thức mà Paul thu được chắc chắn chỉ bằng một phần tư hay ít hơn số tiền ông bỏ túi.

6 . Luôn nghĩ đến tiền mặt

Bất kỳ dự án kinh doanh nào cũng trông giống như độc quyền hoặc giống như những trò chơi “kiếm tiền” trong máy vi tính. Bắt đầu bằng một ít tiền mặt, mục tiêu của bạn là làm sao cho lượng tiền này tăng lên gấp bội. Khả năng thực hiện điều này chính là cách kiểm tra tốt nhất xem liệu bạn có đang làm tăng giá trị lợi ích kinh tế không. Nỗi ám ảnh tiền không chỉ có ở các quầy thu ngân mà còn là bài kiểm tra gay go đối với con người 80/20 – là những con người tạo ra giá trị phi thường từ việc kết hợp một ít vốn với những ý tưởng quyền năng.

Bạn nên thực hiện việc kiểm tra lại mối quan hệ giữa vốn đã sử dụng và lợi nhuận thu được trên mỗi sản phẩm, hoạt động, khách hàng, kênh phân phối và khu vực để tìm ra những điểm siêu lợi nhuận hằng năm. Tập trung mở rộng kinh doanh ở những điểm đó. Với phần còn lại, hãy tìm cách tăng lợi nhuận hoặc ngưng đầu tư cho nó.

7 . Xem người cấp vốn là một đồng sự đắc lực

Vốn cùng với các nhà cung cấp vốn không đơn thuần là một sản phẩm mua bán. Nguyên lý 80/20 cũng được ứng dụng cho các nguồn cung cấp vốn: Một số nhà cung cấp mang đến cho bạn nhiều thành công hơn số khác.

Hãy chọn lựa đúng nguồn vốn. Nếu họ tán thành kế hoạch, điều đó hẳn làm bạn tự tin hơn. Còn nếu họ phê bình thì chắc chắn đã có sai sót đâu đó trong kế hoạch của bạn. Theo kinh nghiệm của tôi, kỹ năng để tìm được nguồn cung ứng vốn thích hợp thuộc về trực giác, đôi khi đó chỉ là nguồn vốn “tầm thường”. Hãy lắng nghe lý trí của bạn mách bảo và thăm dò kỹ lưỡng các dấu hiệu thấy được.

Xem người cho bạn vay vốn như một đối tác thật sự. Bạn hãy thực hiện nghĩa vụ của mình với họ một cách nghiêm túc. Trình bày với họ về tình hình ngân quỹ, chiến lược cũng như điều bạn đang mong muốn. Ngay khi bạn không thể làm được điều gì, hãy thành thật và thoải mái với họ. Nếu bạn thấy có gì đó không ổn trong hoạt động kinh doanh, hãy thông báo cho họ biết sớm, đừng để đến khi quá trễ. Hãy tập trung nỗi sợ hãi của mình lại, thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, bạn sẽ nhận được tiếng khôn ngoan và cẩn trọng trong công việc. Nếu một sự việc tỏ ra thật sự đáng báo động,

chắc chắn các nhà cung cấp vốn cho bạn sẽ không hài lòng khi nhận được thông tin muộn màng.

Theo cách nhìn nào đó, nhà cung cấp vốn cũng là một thành phần kinh tế trong dự án kinh doanh của bạn. Bạn khởi nghiệp kinh doanh với mong muốn gia tăng số vốn lên gấp bội. Đây là việc của con người 80/20 – những người có trong tay quyền năng về ý tưởng kinh doanh. Khi việc gì đó trở nên xấu đi, điều đó có thể bởi vì ý tưởng kinh doanh của bạn không thật sự “siêu phàm” như bạn nghĩ hoặc bởi vì bạn đã không làm tốt như các đối thủ cạnh tranh của mình.

Lợi ích kinh tế thu được sẽ phản ánh rằng bạn có đang thành công hay không và những người cung cấp vốn có thể giúp bạn tìm ra lý do vì sao kết quả lại như vậy.

Duy trì tỷ số

Ý tưởng và con người 80/20 điều khiển quá trình hoạt động kinh doanh. Vốn thể hiện mức độ thành công hay thất bại của dự án kinh doanh đó. Một doanh nghiệp không thể gọi là hoạt động tốt nếu như vốn ban đầu không tăng lên. Con người 80/ 20 luôn biết cách tạo nên những giá trị kinh tế to lớn từ một lượng vốn ban đầu ít ỏi.

Nghịch lý của nguyên lý 80/20 là nếu vốn trở nên quá rẻ thì nó sẽ mất đi tính chất cơ bản của nó. Con người 80/20 không chỉ khai thác vốn mà còn phải quan tâm đến tính khan hiếm của nó. Chi phí vốn cao là điều đáng khích lệ cho phép con người 80/20 kỳ vọng vào sự thể hiện phi thường của nó. Mỗi khi bạn cảm thấy vốn trở nên dư thừa, hãy dừng lại và bắt đầu lại dự án kinh doanh của mình.

Chúng ta nên chân thành biết ơn những nhà đầu tư kinh doanh vì họ đã làm cho vốn trở nên có giá trị và giữ cho giá trị đó luôn ổn định.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.