Cuộc Sống, Tình Yêu, Tiếng Cười
Tỉnh rượu đi!
Chuyện Thiền
Sư Zuigan thường bắt đầu mọi ngày bằng việc nói to với chính mình, “Thầy ơi, thầy có đấy chứ?” Và ông ấy sẽ trả lời, “Vâng, tôi có đây.”
Thế rồi ông ấy sẽ nói, “Tốt hơn cả là tỉnh rượu đi.” Và ông ấy sẽ đáp, “Vâng, tôi sẽ làm điều đó.”
Thế rồi ông ấy sẽ nói, “Cẩn thận bây giờ, đừng để họ lừa ông.” Và ông ấy sẽ trả lời, “Ồ không đâu, tôi sẽ không bị lừa, không bị lừa đâu.”
Thiền không thể là thứ bị phân mảnh, nó nên là nỗ lực liên tục. Mọi khoảnh khắc người ta đều phải tỉnh táo, nhận biết, và có tính thiền. Nhưng tâm trí giở thủ đoạn: bạn thiền vào buổi sáng và thế rồi bạn gạt nó sang bên; hay bạn cầu nguyện trong đền chùa và thế rồi quên nó đi. Thế rồi bạn quay về với thế giới, hoàn toàn không có tính thiền, vô ý thức, cứ dường như bước đi trong giấc ngủ thôi miên. Nỗ lực phân mảnh này sẽ chẳng có tác dụng gì mấy. Làm sao bạn có thể thiền trong một giờ khi bạn đã từng không thiền trong hai mươi ba giờ của ngày? Điều đó là không thể được. Bỗng nhiên trở nên có tính thiền trong một giờ là không thể được. Bạn đơn giản có thể tự lừa mình thôi.
Tâm thức là liên tục; nó giống như dòng sông, thường xuyên chảy. Nếu bạn có tính thiền cả ngày, mọi khoảnh khắc của ngày… và chỉ khi bạn có tính thiền cả ngày, việc nở hoa sẽ tới với bạn. Chẳng cái gì tới trước đâu.
Giai thoại Thiền này có vẻ ngớ ngẩn nhưng rất có nghĩa. Bậc thầy này, sư này thường tự gọi mình – đây là điều thiền nghĩa là gì, tự gọi mình – ông ấy thường gọi tên riêng của mình. Ông ấy sẽ nói, “Ông có đấy không?” Và đích thân ông ấy sẽ đáp, “Dạ có ạ, tôi đây.” Đây là nỗ lực, nỗ lực trên đỉnh, để tỉnh táo. Bạn có thể dùng điều này, nó sẽ rất có ích. Bỗng nhiên, đang bước đi trên phố, bạn tự gọi mình theo tên riêng của mình, “Ông có đấy không?” Bỗng nhiên suy nghĩ dừng lại, và bạn phải trả lời, “Có, tôi đây.” Điều đó đem bạn về sự hội tụ. Khi suy nghĩ dừng lại bạn có tính thiền, tỉnh táo.
Việc gọi mình là một kĩ thuật. Đi ngủ, tắt đèn trong đêm, bỗng nhiên bạn gọi, “Ông có đấy không?” Và trong bóng tối đó tỉnh táo tới. Bạn trở thành ngọn lửa và bên trong bạn trả lời, “Có, tôi đây.”
Và thế rồi sư này thường nói, “Tỉnh rượu đi!” Chân thành, đích thực vào; đừng giở trò. Ông ấy thường gọi bản thân mình, “Tỉnh rượu đi!” Và ông ấy sẽ đáp, “Vâng, tôi sẽ làm mọi nỗ lực tôi có thể làm.”
Toàn thể cuộc sống của chúng ta là việc lừa xung quanh. Bạn có thể làm điều đó bởi vì bạn không nhận biết về cách bạn lừa, cách bạn phí hoài năng lượng – cách cuộc sống bị làm phí hoài mà bạn không nhận biết. Đó là mòn mỏi mất dần. Mọi thứ cứ mòn mỏi đi. Chỉ khi cái chết tới với bạn, bạn mới có thể trở nên nhận biết, tỉnh táo: Mình đã làm gì thế này? Mình đã làm gì với cuộc sống thế này? Một cơ hội lớn lao đã bị mất. Mình đã làm gì lừa dối xung quanh? Mình đã không tỉnh rượu. Mình chưa bao giờ suy nghĩ về điều mình đã làm.
Cuộc sống không chỉ là để đi qua, nó là để đạt tới đâu đó sâu bên trong bạn. Cuộc sống không trên bề mặt, nó không phải là chu vi, nó là trung tâm. Và bạn chưa đạt tới tâm. Tỉnh tượu đi! Đã phí hoài đủ thời gian rồi. Tỉnh táo và nhìn điều bạn đang làm. Và bạn đang làm gì? Kiếm tiền sao? Nó cuối cùng, chung cuộc là vô dụng. Nó lại là trò chơi, trò chơi tiền. Bạn có nhiều hơn người khác, bạn cảm thấy tốt; người khác có nhiều hơn bạn, bạn cảm thấy tệ. Nó là trò chơi. Nhưng nghĩa của nó là gì? Bạn thu được gì từ nó? Cho dù bạn có tất cả tiền mà thế giới có, vào khoảnh khắc chết, bạn sẽ chết đi như kẻ ăn xin thôi. Cho nên toàn thể của cải thế gian không thể làm bạn giầu được. Trò chơi không thể làm bạn giầu được. Tỉnh rượu đi!
Ai đó theo đuổi quyền lực, danh vọng, ai đó theo đuổi dục, và ai đó theo đuổi cái gì đó khác. Tất cả đều là trò chơi. Chừng nào bạn còn chưa động tới tâm của bản thể mình tất cả đều là trò chơi. Trên bề mặt chỉ trò chơi tồn tại, và trên bề mặt chỉ có sóng, và trong những con sóng đó bạn sẽ chỉ khổ sở và trôi giạt. Bạn không thể bỏ neo vào trong cái ta của mình được. Đây là lí do tại sao ông ấy phải gọi, “Tỉnh rượu đi!” Ông ấy nói, “Đừng chơi trò chơi nữa. Thế là đủ rồi, ông đã chơi đủ rồi. Đừng phí hoài thời gian thêm nữa. Dùng cuộc sống để bỏ neo, dùng cuộc sống để bắt rễ, dùng cuộc sống như cơ hội để đạt tới điều thiêng liêng. Ông đang ngồi ngay ngoài ngôi đền, ngồi ngay bậu cửa, chơi trò chơi, và điều tối thượng đang đợi ngay đằng sau ông. Gõ cửa và cửa sẽ mở cho ông…” Nhưng bạn không có thời gian còn lại để ra khỏi trò chơi.
“Tỉnh rượu đi” nghĩa là nhớ điều bạn đang làm và tại sao bạn làm nó. Nhưng cho dù bạn thành công, bạn có thể đạt tới đâu? Đây là nghịch lí – rằng bất kì khi nào người ta thành công trong những trò chơi ngu xuẩn này, lần đầu tiên người đó trở nên nhận biết rằng toàn thể mọi sự đã là vô nghĩa. Chỉ những người chưa bao giờ thành công mới cứ chơi trò chơi; những người thành công bỗng nhiên trở nên nhận biết rằng chẳng cái gì đã được đạt tới cả. Cứ hỏi Alexandre, hỏi Napoleon điều ông ấy đã đạt tới.
Người ta kể về Alexandre rằng trước khi ông ấy chết, ông ấy bảo với triều đình, “Khi các ông đem thân thể chết của ta đi trên phố, để cả hai tay ta thò ra ngoài. Đừng che đậy chúng.” Điều này là hiếm hoi – không ai đã được mang đi theo cách đó.
Triều đình không thể hiểu nổi, cho nên họ hỏi, “Bệ hạ ngụ ý gì? Điều này không phải là cách thức thông thường. Toàn thân phải được che kín… Sao bệ hệ muốn cả hai tay thò ra?”
Alexandre đáp, “Ta muốn mọi người được biết rằng ta chết đi với hai bàn tay trống rỗng. Mọi người phải thấy điều đó, và không ai nên cố gắng là Alexandre lần nữa. Ta đã thu được nhiều mà dầu vậy vẫn chẳng thu được gì; vương quốc của ta là lớn nhưng ta vẫn nghèo.”
Bạn chết đi là người ăn xin cho dù bạn là hoàng đế; thế thì toàn thể mọi sự dường như giống giấc mơ. Cũng như buổi sáng giấc mơ tan vỡ và tất cả tính chất hoàng đế biến mất, mọi vương quốc biến mất, cho nên cái chết là việc đánh thức. Cái còn lại trong cái chết là cái thực, cái mà biến mất là mơ: đây là tiêu chí. Và khi sư này thường gọi, “Tỉnh rượu đi!,” ông ấy ngụ ý điều này: nhớ tới cái chết và đừng lãng phí thời gian gian xung quanh.
Bạn cứ tiếp tục theo cách dường như bạn sẽ không chết bao giờ. Tâm trí bạn nói, “Chết bao giờ cũng xảy ra cho người khác, không bao giờ cho mình; nó bao giờ cũng là hiện tượng xảy ra cho người khác, không bao giờ cho mình.” Ngay cả bạn nhìn một người sắp chết bạn cũng chẳng bao giờ nghĩ rằng bạn đang chết trong người đó. Cái chết của người đó là biểu tượng: cùng điều đó sẽ xảy ra cho bạn. Nếu bạn có thể thấy rằng bạn sắp chết, liệu bạn có khả năng chơi những trò chơi này một cách nghiêm chỉnh thế, đánh cược toàn bộ cuộc sống của bạn vì cái không không? Sư này phải khi gọi vào buổi sáng, “Tỉnh rượu đi!” Bất kì khi nào bạn bắt đầu chơi trò chơi – với vợ bạn, trong cửa hiệu, trong chợ, trong chính trị, nhắm mắt lại, tự gọi mình, và nói, “Tỉnh rượu đi!” Và sư này thường đáp, “Dạ vâng, tôi sẽ làm mọi nỗ lực tôi có thể làm.”
Điều nữa là ở chỗ ông ấy thường nhớ vào buổi sáng. Và tại sao lại buổi sáng? Buổi sáng đặt ra hình mẫu, ý nghĩ đầu tiên trong buổi sáng trở thành cánh cửa; do đó tất cả các tôn giáo đều nhấn mạnh vào ít nhất hai lời cầu nguyện.
Nếu bạn có thể có tính cầu nguyện, đó là điều đúng, nhưng nếu không có, thế thì nói ít nhất hai lời cầu nguyện – một vào buổi sáng một vào buổi đêm. Vào buổi sáng, khi bạn còn tươi tắn và giấc ngủ đã rời khỏi bạn và tâm thức lại vươn dậy, ý nghĩ đầu tiên, lời cầu nguyện, thiền, hồi tưởng, sẽ đặt hình mẫu cho cả ngày. Điều đó sẽ trở thành cánh cửa… bởi vì mọi sự đi theo dây chuyền. Nếu bạn giận dữ vào buổi sáng, cả ngày bạn sẽ trở nên ngày một giận dữ hơn. Cơn giận đầu tiên tạo ra dây chuyền, cơn giận thứ hai theo sau dễ dàng, cơn giận thứ ba trở thành tự động – và thế rồi bạn ở trong nó. Thế thì bất kì cái gì xảy ra quanh bạn cũng đều tạo ra giận dữ. Có tính cầu nguyện vào buổi sáng, hay tỉnh táo – tự gọi mình, lưu tâm – đặt ra hình mẫu.
Trong đêm cũng vậy, khi bạn đi ngủ, ý nghĩ cuối cùng trở thành hình mẫu cho cả giấc ngủ. Nếu ý nghĩ cuối cùng có tính thiền, cả giấc ngủ sẽ trở thành thiền; nếu ý nghĩ cuối cùng là về dục, cả giấc ngủ sẽ bị quấy rối bởi giấc mơ dục; nếu ý nghĩ cuối cùng là về tiền, cả đêm bạn sẽ trong mua bán ngoài chợ. Ý nghĩ không phải là điều ngẫu nhiên. Nó tạo ra dây chuyền, và thế rồi mọi sự đi theo và những điều tương tự đi theo.
Cho nên cầu nguyện ít nhất hai lần một ngày. Người Mô ha mét giáo cầu nguyện ít nhất năm lần. Điều đó là hay, bởi vì nếu một người cầu nguyện năm lần một ngày thì điều đó gần như là suy nghĩ liên tục. Người đó phải nhớ, “Bây giờ buổi sáng đã tới, bây giờ buổi trưa, bây giờ lời cầu nguyện buổi tối, bây giờ lời cầu nguyện buổi đêm đã tới…” Có các lỗ hổng, nhưng hai lời cầu nguyện gần nhau tới mức chúng trở nên được gắn với nhau. Cứ nhìn người Mô ha mét giáo cầu nguyện mà xem: họ là những người đẹp nhất cho lời cầu nguyện. Người Hindu trông chẳng có vẻ cầu nguyện thế – họ sẽ làm nó vào buổi sáng. Nhưng người Mô ha mét giáo phải cầu nguyện năm lần; chỉ thế thì người đó mới là người Mô ha mét giáo. Đó là một qui tắc đơn giản, và năm lần, liên tục nhớ, tạo nên hình mẫu. Nó trở thành dòng chảy bên trong; bạn phải tới nó lặp đi lặp lại. Giữa hai lời cầu nguyện sẽ khó mà giận dữ được; giữa hai lời cầu nguyện sẽ khó mà hung hăng và bạo hành. Điều nền tảng là ở chỗ nếu điều người ta làm mà liên tục thì không cần năm lời cầu nguyện. Dầu vậy vẫn có lỗ hổng, và bạn tinh ranh tới mức bạn có thể lấp đầy lỗ hổng này bằng cái gì đó sai, và thế rồi lời cầu nguyện của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Thế thì nó sẽ không là lời cầu nguyện thực. Bạn sẽ cầu nguyện đấy, nhưng bên trong, sâu bên dưới, dòng chảy sai sẽ cứ tiếp diễn và tiếp diễn.
Vào buổi sáng sư này thường tự gọi mình – bởi vì phật tử không tin vào lời cầu nguyện, họ tin vào thiền. Phân biệt này phải được hiểu. Bản thân tôi không tin vào lời cầu nguyện; nhấn mạnh của tôi cũng là vào thiền. Có hai kiểu người tôn giáo: một kiểu là kiểu cầu nguyện, và kiểu kia là kiểu thiền. Phật tử nói không cần cầu nguyện, chỉ cần tỉnh táo, nhận biết, bởi vì tỉnh táo sẽ cho bạn tâm trạng cầu nguyện. Cũng không cần cầu nguyện Thượng đế. Làm sao bạn có thể cầu nguyện Thượng đế mà bạn không biết? Lời cầu nguyện của bạn là trong bóng tối; bạn không biết điều thiêng liêng. Nếu bạn biết ngài sẽ không cần cầu nguyện – cho nên lời cầu nguyện của bạn chỉ là dò dẫm trong bóng tối. Bạn đang nói chuyện với ai đó mà bạn không biết, cho nên làm sao việc nói chuyện của bạn có thể đích thực và thực được, làm sao nó có thể tới từ trái tim được? Nó chỉ là niềm tin và sâu bên dưới có hoài nghi. Sâu bên dưới bạn không chắc liệu Thượng đế có tồn tại hay không; sâu bên dưới bạn không chắc liệu lời cầu nguyện này là độc thoại hay đối thoại, liệu có ai đó đang lắng nghe và sẽ trả lời không, hay liệu bạn có một mình không, cứ thế nói với mình. Sự không chắc chắn này sẽ phá huỷ toàn thể vấn đề.
Phật nhấn mạnh vào thiền. Ông ấy nói, “Không cần người khác; biết rõ rằng ông một mình thôi.” Ít nhất chừng ấy cũng là chắc chắn – rằng bạn một mình. Đặt cuộc sống của bạn lên cái gì đó tuyệt đối chắc chắn đi… bởi vì làm sao bạn có thể đặt cuộc sống của mình lên cái gì đó không chắc chắn, hoài nghi, cái chỉ tồn tại như niềm tin, không như việc biết? Nhưng chắc chắn trong cuộc sống là gì? Duy nhất một điều là chắc chắn, và đó là bạn. Mọi thứ khác đều có thể bị hoài nghi.
Tôi ở đây nói với bạn: bạn có thể không ở đây, nó có thể chỉ là mơ thôi. Bạn ở đây nghe tôi; tôi có thể không ở đây, nó có thể chỉ là mơ, bởi vì nhiều lần trong mơ bạn đã nghe tôi rồi. Và khi mơ đang diễn ra, nó có vẻ thực. Làm sao bạn có thể phân biệt được liệu đây là mơ hay không? Làm sao bạn có thể phân biệt được giữa cái thực và mơ? Không có cách nào. Về người khác bạn không bao giờ có thể chắc chắn được; không có cách nào để chắc chắn về người khác. Về bản thân mình chỉ bạn mới có thể chắc chắn được; chắc chắn duy nhất có đó là bạn. Tại sao? – bởi vì ngay cả để hoài nghi chính mình, bạn phải có đó.
Người cha của triết học phương tây hiện đại, Descarters, đã bắt đầu hoài nghi; ông ấy hoài nghi mọi thứ, bởi vì ông ấy đi tìm cái gì đó mà không thể hoài nghi được. Duy nhất điều có thể trở thành cơ sở của cuộc sống thực, cuộc sống đích thực – là điều có thể được hoài nghi. Điều có thể được tin không thể trở thành nền tảng thực được. Nền tảng này đang chìm dần và bạn xây nhà trên cát. Cho nên ông ấy hoài nghi mọi thứ. Thượng đế có thể bị hoài nghi dễ dàng, thế giới có thể bị hoài nghi, nó có thể chỉ là giấc mơ; người khác… ông ấy hoài nghi mọi thứ.
Thế rồi bỗng nhiên ông ấy trở nên nhận biết rằng ông ấy không thể hoài nghi chính mình được. Điều đó là mâu thuẫn. Nếu bạn nói rằng bạn hoài nghi bản thân mình điều đó nghĩa là bạn phải tin bạn có đó để hoài nghi. Bạn có thể nói rằng bạn có thể bị lừa về bản thân mình, nhưng có ai đó người phải có đó để mà bị lừa chứ. Cái ta không thể bị lừa được.
Do đó Mahavira đã không tin vào Thượng đế; ông ấy chỉ tin vào cái ta, bởi vì đó là cái chắc chắn duy nhất. Bạn không thể phát triển lên từ không chắc chắn được. Khi có chắc chắn thì có tin cậy; khi có không chắc chắn thì có thể có niềm tin, nhưng niềm tin bao giờ cũng che giấu hoài nghi.
Cho nên nhiều người tới tôi là người hữu thần. Họ tin vào Thượng đế, nhưng niềm tin của họ chỉ sâu như làn da. Hích họ chút ít, đẩy họ chút ít, lay họ chút ít – họ trở nên hoài nghi và họ trở nên sợ. Kiểu tôn giáo nào là có thể đây nếu bạn sợ nhiều thế? Cái gì đó không thể nghi ngờ được cần tới.
Mahavira và Phật cả hai đều nhấn mạnh tới thiền. Họ bỏ lời cầu nguyện; họ nói: làm sao ông có thể cầu nguyện được? Ông không biết điều thiêng liêng, cho nên ông không thể thực sự tin được… Ông có thể áp đặt niềm tin, nhưng niềm tin bị áp đặt là niềm tin giả. Và bạn có thể biện minh và thuyết phục bản thân mình, nhưng điều đó sẽ không có tác dụng, bởi vì luận cứ của bạn, thuyết phục của bạn, bao giờ cũng là của bạn; còn tâm trí cứ vẩn vơ.
Cho nên Phật và Mahavira cả hai đều nhấn mạnh vào thiền. Thiền là kĩ thuật hoàn toàn khác. Không cần tin, không cần đi tới người khác; bạn một mình ở đó. Nhưng bạn phải đánh thức bản thân mình: đó là điều sư kia đang làm. Ông ấy không gọi tên của Ram, ông ấy không gọi tên của Allah, ông ấy gọi tên của bản thân mình, và chỉ bản thân ông ấy thôi, bởi vì chẳng cái gì khác là chắc chắn. Ông ấy gọi toàn thể tên của mình, “Ông có đấy không?” Và ông ấy không đợi bất kì Thượng đế nào đáp lại. Ông ấy đáp lại cho mình, “Dạ có ạ, tôi đây.”
Đây là thái độ của Phật tử, rằng bạn một mình ở đó. Nếu bạn ngủ bạn phải gọi bản thân mình, bạn phải trả lời. Đó là độc thoại. Đừng đợi bất kì Thượng đế nào trả lời bạn; không có ai trả lời bạn cả, câu hỏi của bạn sẽ mất hút trong bầu trời trống rỗng, lời cầu nguyện của bạn sẽ không được nghe – chẳng có ai khác để nghe chúng. Cho nên sư này dường như ngu xuẩn, nhưng thực sự, tất cả những người đang trong lời cầu nguyện có thể còn ngu hơn sư này. Sư này đang làm một điều chắc chắn hơn, tự gọi mình và tự trả lời mình.
Bạn có thể làm cho bản thân mình tỉnh táo, tôi bảo bạn, tên bạn là mật chú đấy. Đừng gọi Thượng đế, đừng gọi Allah, cứ gọi tên riêng của bạn. Nhiều lần trong ngày, bất kì khi nào bạn cảm thấy buồn ngủ, bất kì khi nào bạn cảm thấy rằng trò chơi xong rồi và bạn làm mất mình trong đó, lại gọi bản thân mình, “Ông có đấy không?” – và tự trả lời mình. Đừng đợi câu trả lời của bất kì ai; không có ai trả lời bạn đâu. Trả lời, “Dạ có đây, tôi đây.” Và đừng trả lời miệng, hãy cảm thấy câu trả lời: “Tôi đây.” Và hiện diện ở đó, tỉnh táo. Trong tỉnh táo đó ý nghĩ dừng lại, trong tỉnh táo đó tâm trí biến mất, cho dù một khoảnh khắc. Và khi không có tâm trí thì có thiền; khi tâm trí đã dừng lại thiền tới trong hiện hữu.
Nhớ lấy, thiền không phải là cái gì đó do tâm trí làm, nó là vắng tâm trí. Khi tâm trí dừng lại thiền xảy ra. Nó không phải là cái gì đó bắt nguồn từ tâm trí, nó là cái gì đó bên ngoài tâm trí. Và bất kì khi nào bạn tỉnh táo, tâm trí đều không có. Cho nên chúng ta có thể kết luận rằng tính ngủ của bạn là tâm trí bạn, vô nhận biết của bạn là tâm trí bạn, kẻ mộng du của bạn là tâm trí bạn. Bạn đi cứ như say, chẳng biết mình là ai, không biết mình đang đi đâu, không biết tại sao mình đi.
Và điều thứ ba sư này nói là nhớ không bị người khác lừa. Người khác đang lừa bạn liên tục. Không chỉ bạn tự lừa mình, người khác cũng lừa bạn. Làm sao người khác lừa bạn được? Toàn thể xã hội, nền văn hoá, nền văn minh, đều âm mưu tập thể. Đó là lí do tại sao không xã hội nào cho phép người nổi dậy; mọi xã hội đều yêu cầu vâng lời, tuân thủ. Không xã hội nào cho phép ý nghĩ nổi dậy. Tại sao? Ý nghĩ nổi dậy làm cho mọi người nhận biết rằng toàn thể sự việc chỉ là trò chơi, và khi mọi người trở nên nhận biết rằng toàn thể sự việc chỉ là trò chơi, họ trở nên nguy hiểm, họ bắt đầu vượt ra ngoài xã hội.
Xã hội tồn tại như một quốc gia thôi miên, và đám đông là nhân tố thôi miên. Bạn được sinh ra, nhưng khi bạn được sinh ra bạn không là người Hindu giáo không là người Ki tô giáo, bởi vì tâm thức không thể thuộc vào giáo phái nào. Tâm thức thuộc về cái toàn thể, nó không thể mang tính giáo phái được. Đứa trẻ đơn giản hiện hữu, hồn nhiên với mọi cái vô nghĩa của Hindu giáo, Phật giáo, Ki tô giáo. Đứa trẻ là tấm gương thuần khiết. Nhưng ngay lập tức xã hội bắt đầu làm việc trên đứa trẻ này – cái khuôn phải được trao. Đứa trẻ được sinh ra là tự do, nhưng ngay lập tức xã hội bắt đầu giết chết tự do của nó. Cái khuôn phải được trao, hình mẫu.
Nếu bạn được sinh ra trong gia đình Hindu cha mẹ bạn sẽ bắt đầu dạy bạn rằng bạn là người Hindu. Bây giờ họ đang tạo ra trạng thái thôi miên. Không ai là người Hindu cả – nhưng đứa trẻ này hồn nhiên, nó có thể bị lừa. Đứa trẻ này đơn giản. Nó sẽ tin cha mẹ, rằng nó là người Hindu – không chỉ là người Hindu, mà là Brahmin, không chỉ là Brahmin, mà còn là Deshsastha brahmin. Giáo phái bên trong giáo phái, cũng như các cái hộp Trung Quốc – hộp bên trong hộp. Và người đó càng trở nên hạn hẹp hơn, người đó càng trở thành tù nhân hơn. Cái hộp cứ nhỏ dần nhỏ dần đi. Người đó đã giống như bầu trời khi người đó được sinh ra. Thế rồi người đó trở thành người Hindu, cái hộp nhỏ hơn; thế rồi người đó trở thành Brahmin – cái hộp nhỏ hơn; thế rồi người đó trở thành Deshastha – cái hộp thậm chí còn nhỏ hơn nữa.
Điều này cứ diễn ra mãi. Xã hội cứ ép buộc người đó vào những cái hộp nhỏ hơn, và thế rồi người đó sẽ phải sống như một Deshsastha brahmin. Trong cả đời mình, người đó sẽ sống trong cái hộp này. Người đó sẽ mang cái hộp này quanh mình. Cái hộp này là nấm mồ. Người đó phải bước ra khỏi những cái hộp này; chỉ thế thì người đó mới biết tâm thức thực là gì.
Thế rồi xã hội cho các khái niệm; thế rồi xã hội cho các định kiến và hệ thống và tôn giáo. Và thế rồi người đó sẽ không bao giờ có khả năng nhìn trực tiếp, bao giờ xã hội cũng sẽ có đó để diễn giải. Bạn không nhận biết khi bạn nói cái gì đó là tốt. Bạn có đó không, nhìn mà xem? Đây có phải là cảm giác của bạn, rằng cái gì đó là tốt, hay chỉ là cách diễn giải của xã hội? Cái gì đó xấu: bạn đã nhìn vào trong nó và đi tới kết luận rằng cái gì đó là xấu không, hay xã hội đơn giản đã dạy bạn rằng đây là xấu?
Nhìn mà xem! Người Hindu nhìn phân bò và nghĩ rằng đây là thứ thuần khiết nhất có thể có trên thế giới. Không ai trên thế giới sẽ nghĩ phân bò là thứ thuần khiết nhất trên thế giới – phân bò là phân, chất thải – nhưng người Hindu coi phân bò là thứ thuần khiết nhất trên thế giới. Người đó sẽ ăn nó một cách sung sướng. Người đó ăn nó! Không ai trên thế giới có thể tin được làm sao người Hindu lại có thể bị lừa theo cách này, nhưng họ bị lừa đấy. Khi đứa trẻ Hindu được điểm đạo, panchamrita được trao cho nó – một tổ hợp đặc biệt của năm thứ. Trong năm thứ này phân bò là một, và nước đái bò là thứ khác. Thật khó – không ai có thể tin được rằng điều này là đúng. Nhưng họ có định kiến riêng của họ. Dẹp mọi định kiến đi và nhìn trực tiếp vào.
Nhưng không xã hội nào cho phép bạn nhìn trực tiếp cả. Xã hội bao giờ cũng tới và diễn giải, và bạn bị nó lừa. Sư này vào buổi sáng thường gọi, “Đừng bị người khác lừa đấy.” Và ông ấy sẽ đáp lại, “Dạ vâng ạ – xin vâng, tôi sẽ không bị người khác lừa đâu.”
Điều này phải được nhớ tới thường xuyên, bởi vì người khác có khắp xung quanh và họ đang lừa bạn theo những cách tinh vi thế. Và bây giờ người khác có nhiều quyền năng hơn bao giờ. Qua quảng cáo, qua radio, qua báo chí, qua tivi, người khác đang thao túng bạn.
Ở Mĩ, toàn thể thị trường phụ thuộc vào cách bạn có thể lừa khách hàng, cách bạn có thể tạo ra ý tưởng trong tâm trí người khác. Bây giờ, chỗ để hai xe hơi là điều phải có nếu bạn muốn hạnh phúc; ở Mĩ, chỗ để hai xe là điều phải có. Không ai hỏi tại sao cả. Nếu bạn không sung sướng với một xe hơi, làm sao bạn có thể sung sướng được với hai xe? Nếu chỉ có sung sướng năm mươi phần trăm với một xe, làm sao bạn có thể sung sướng với hai xe được? Với một xe bạn bất hạnh; với hai xe bạn sẽ bất hạnh gấp đôi, có vậy thôi. Toán học là đơn giản! Nhưng có quảng cáo, tuyên truyền; toàn thể xã hội tồn tại qua thao túng người khác.
Hạnh phúc là cái gì đó giống như món hàng ở chợ – bạn tới và mua nó, nó phải được mua. Làm sao hạnh phúc có thể được mua? Hạnh phúc không phải là món hàng, nó không phải là đồ vật; nó là phẩm chất của việc sống, hệ quả của cuộc sống khác. Bạn không thể mua được nó – không có cách nào.
Nhìn vào báo chí Mĩ và bạn sẽ thấy bạn đang bỏ lỡ cái gì: hạnh phúc có thể được mua chỉ qua tiền. Họ tạo ra cảm giác rằng bạn đang bỏ lỡ cái gì đó; thế rồi bạn bắt đầu làm việc vì nó, thế rồi bạn kiếm tiền, thế rồi bạn mua nó. Và thế rồi bạn cảm thấy rằng bạn đã bị lừa. Nhưng cảm giác đó không thật sâu sắc, bởi vì trước khi bạn cảm thấy rằng bạn đã bị lừa thì lừa dối mới nào đó đã đi vào tâm trí, và bây giờ chúng đang kéo bạn lên trước. Bạn phải có ngôi nhà miền quê, hay bạn phải có khu nghỉ dưỡng mùa hè, hay bạn phải có chiếc du thuyền – cái gì đó bao giờ cũng có đó cần được đạt tới. Chỉ thế thì bạn mới hạnh phúc. Chúng sẽ cứ kéo bạn tới cái chết của bạn. Cho tới khi bạn chết, những quảng cáo đó, những tuyên truyền đó sẽ cứ kéo bạn đi.
Sư này là đúng. Đây phải là một phần của sự tỉnh táo của bạn, rằng bạn không nên bị người khác lừa. Toàn thể xã hội tồn tại trên khai thác, khai thác người khác. Mọi người đều khai thác, và khai thác này không chỉ ở trong chợ, nó có ở trong đền chùa, trong nhà thờ, trong giáo đường. Nó có ở mọi nơi… bởi vì tu sĩ cũng là doanh nhân thôi, và giáo hoàng là siêu doanh nhân. Bởi vì bạn cần an bình, bạn hỏi xin an bình, cho nên có những người nói, “Tới chúng tôi đi, chúng tôi sẽ cho bạn an bình.” Bạn hỏi xin phúc lạc, và có những người sẵn sàng bán phúc lạc cho bạn. Nếu những người như Maharishi Mahesh Yogi đã thành công ở phương Tây, họ không thành công ở phương Đông. Không ai nghe họ ở Ấn Độ. Không ai bận tâm.
Nhưng Mĩ nghe mọi loại vô nghĩa. Một khi bạn mắc vào đúng kinh tuyên truyền, một khi bạn mắc vào đủ mọi người quản cáo đúng, thế thì không có vấn đề gì. Maharishi Mahesh Yogi nói cứ dường như im lặng bên trong có thể mua được ngay lập tức, cứ dường như trong vòng một tuần bạn có thể tìm ra thiền; chỉ bằng việc ngồi trong mười lăm phút và lẩm nhẩm mật chú bạn sẽ hạnh phúc mãi mãi. Và tâm trí Mĩ, vốn đã bị đầu độc bởi các quảng cáo, bị hấp dẫn và đám đông tụ tập lại. Đám đông cứ thay đổi, nhưng nó bao giờ cũng là đám đông, và cứ dường như là mọi sự xảy ra. Ngay cả đền chùa và nhà thờ cũng trở thành cửa tiệm.
Thiền không thể được mua và không ai có thể trao nó cho bạn được. Bạn phải đạt tới nó. Nó không phải là cái gì đó bên ngoài, nó là cái gì đó bên trong, sự trưởng thành, và trưởng thành đó tới qua nhận biết. Gọi tên riêng của bạn, vào buổi sáng, vào buổi đêm, vào buổi trưa, bất kì khi nào bạn cảm thấy buồn ngủ, gọi tên riêng của mình. Và không chỉ gọi nó, trả lời nó và nói thật to. Đừng sợ người khác. Bạn đã từng sợ người khác đủ rồi; họ đã sát hại bạn qua sợ hãi. Đừng sợ. Ngay cả ở bãi chợ bạn cũng phải nhớ. Gọi tên riêng của mình, “Joseph, ông có đấy không?” Và trả lời, “Dạ có ạ.”
Cứ để mọi người cười. Đừng bị họ lừa. Điều duy nhất cần đạt tới là tỉnh táo – không cần kính trọng, không cần tôn trọng từ mọi người… Bởi vì đó là một trong những thủ đoạn của họ: họ làm cho bạn vâng lời qua việc tôn trọng. Họ nói, “Chúng tôi sẽ kính trọng ông. Ông cúi xuống và vâng lời. Đừng có đó chút nào. Cứ theo xã hội và xã hội sẽ bày tỏ kính trọng ông nhiều.” Đây là dàn xếp lẫn nhau. Bạn càng chết xã hội càng bày tỏ kính trọng bạn; bạn càng sống động xã hội sẽ tạo ra rắc rối cho bạn. Tại sao?
Jesus phải bị đóng đinh bởi vì ông ấy đã là người sống động. Ông ấy phải đã nhớ trong thời thơ ấu của mình, “Jesus, đừng bị người khác lừa.” Và ông ấy đã không bị lừa, cho nên người khác phải đóng đinh ông ấy bởi vì ông ấy không phải là một phần của trò chơi. Đây là những người đã thoát ra khỏi nhà tù, và bất kì điều gì bạn nói bạn cũng không thể thuyết phục được họ quay trở lại. Họ sẽ không vào nhà tù nữa. Họ đã biết tự do của bầu trời rộng mở.
Nhớ lấy: lưu tâm và tỉnh táo. Nếu bạn tỉnh táo, nếu hành động của bạn trở nên ngày một nhận biết hơn, bất kì điều gì bạn làm sẽ không được làm trong giấc ngủ. Toàn thể nỗ lực của xã hội là làm cho bạn thành tự động, là làm cho bạn thành cái máy tự động, là làm cho bạn thành cái máy hoàn hảo, hiệu quả.
Khi bạn bắt đầu học lái xe bạn tỉnh táo nhưng không hiệu quả, bởi vì tỉnh táo lấy mất năng lượng, và bạn phải tỉnh táo với nhiều điều – số, vô lăng, phanh, chân ga, bộ li hợp. Có nhiều thứ bạn phải nhận biết tới mức bạn không thể hiệu quả được, bạn không thể đi nhanh được. Nhưng dần dần, khi bạn trở nên hiệu quả, bạn không cần nhận biết. Bạn có thể cứ ngân nga bài hát hay nghĩ bên trong hay giải câu đố, và chiếc xe cứ tự đi. Thân thể làm điều đó một cách tự động. Bạn càng trở nên tự động bạn càng hiệu quả hơn. Xã hội cần hiệu quả, cho nên nó làm cho bạn thành ngày một hiệu quả hơn: trong mọi thứ bạn làm, cứ thành tự động. Xã hội không bận tâm về nhận biết của bạn; nhận biết của bạn là vấn đề cho xã hội. Bạn được yêu cầu hiệu quả hơn, năng suất hơn. Máy năng suất hơn bạn. Xã hội không muốn bạn là người, nó cần bạn như thiết bị máy móc cho nên nó làm bạn hiệu quả hơn và ít nhận biết hơn. Đây là tự động hoá. Đây là cách xã hội lừa bạn. Bạn trở thành hiệu quả, nhưng linh hồn của bạn bị mất.
Nếu bạn có thể hiểu được tôi, thế thì toàn thể nỗ lực của các kĩ thuật thiền là để giải tự động hoá cho bạn, để làm bạn lại thành tỉnh táo, làm bạn lại là người, không là máy. Lúc ban đầu bạn sẽ thành kém hiệu quả, nhưng đừng bận tâm về điều đó bởi vì mọi thứ đã lắng đọng như cái máy tự động. Lúc ban đầu mọi thứ sẽ trở thành đống lộn xộn. Bạn sẽ không có khả năng làm cái gì hiệu quả. Bạn sẽ cảm thấy khó khăn, bởi vì bạn đã trở nên bị cố định với hiệu quả vô ý thức. Để hiệu quả có ý thức, sẽ cần nỗ lực lâu dài, nhưng dần dần bạn sẽ nhận biết và hiệu quả.
Nếu trong tương lai có tồn tại khả năng nào của xã hội con người thực, điều đầu tiên, điều căn bản sẽ phải được làm là điều này: không làm trẻ con thành tự động. Cho dù có tốn thời gian lâu hơn để làm cho chúng hiệu quả, cứ làm chúng hiệu quả có nhận biết; đừng làm chúng thành máy. Sẽ lâu hơn, bởi vì hai điều phải được học: hiệu quả và nhận biết. Xã hội con người sẽ cho bạn nhận biết, cho dù kém hiệu quả, nhưng hiệu quả sẽ tới dần dần. Thế thì khi bạn tỉnh táo bạn sẽ có khả năng hiệu quả mà tỉnh táo.
Thiền là giải tự động hoá ngay lúc bắt đầu. Thế thì bạn sẽ bắt đầu làm việc với nhận biết mới – hiệu quả vẫn còn trong thân thể, và tâm thức vẫn còn tỉnh táo. Bạn không trở thành máy, bạn vẫn còn là người. Nếu bạn trở thành máy, bạn đã đánh mất tính người.
Sư này đang làm việc giải tự động hoá. Từ ngay buổi sáng ông ấy đã tự gọi mình, nói, “Tỉnh táo nhé!,” nói, “Đừng tự lừa mình!,” nói, “Đừng bị người khác lừa!” Ba tầng này của lưu tâm phải được đạt tới.
Tôi đã nghe…
Ngày xưa chuyện xảy ra là một thanh niên thuộc gia đình quí tộc và rất giầu tới gặp một Thiền sư. Anh ta đã biết mọi điều, mê đắm trong mọi ham muốn; anh ta có đủ tiền, cho nên không có vấn đề gì. Nhưng thế rồi anh ta phát chán – chán với dục, chán với đàn bà, chán với rượu. Anh ta tới gặp Thiền sư và nói, “Bây giờ tôi chán thế giới này rồi. Có cách nào để tôi biết bản thân mình không, tôi là ai?”
Anh thanh niên nói, “Nhưng trước khi thầy nói điều gì, để tôi kể cho thầy cái gì đó về bản thân tôi. Tôi là người không quyết đoán và không thể tiếp tục cái gì được lâu, cho nên nếu thầy cho tôi kĩ thuật nào đó, hay nếu thầy bảo tôi thiền, tôi có thể làm nó trong vài ngày và thế rồi tôi sẽ trốn đấy – vẫn biết rõ rằng chẳng có gì trong thế giới này cả, vẫn biết rõ rằng chỉ khổ sở đang chờ đợi đấy, cái chết. Nhưng đây là kiểu tâm trí của tôi. Tôi không thể tiếp tục được, tôi không thể kiên trì trong bất kì cái gì, cho nên trước khi thầy chọn cái gì đó, xin hãy nhớ điều này.”
Thầy nói, “Thế thì sẽ rất khó nếu anh không thể kiên trì được, bởi vì sẽ cần có nỗ lực lâu dài để hoàn tác mọi điều anh đã làm trong quá khứ. Anh sẽ phải đi ngược lại. Đó sẽ là việc thoái lui lại. Anh sẽ phải quay lại khoảnh khắc anh được sinh ra, khi còn tươi mới, trẻ trung. Tươi mới đó sẽ phải được đạt lại lần nữa. Anh sẽ phải đi, không phải là về phía trước, mà là về phía sau – lại trở thành đứa trẻ. Nhưng nếu anh nói anh không thể kiên trì được và rằng trong vòng vài ngày anh sẽ trốn đi, thì khó đấy. Nhưng để ta hỏi anh một câu hỏi: anh đã bao giờ quan tâm tới cái gì đó sâu sắc tới mức anh bị cuốn hút hoàn toàn không?”
Anh thanh niên nghĩ và anh ta nói, “Có chứ, chỉ trong chơi cờ thôi, trò chơi cờ, tôi quan tâm lắm. Tôi thích cờ, và đó là điều duy nhất cứu tôi. Mọi thứ khác đều rơi rụng đi; chỉ mỗi cờ vẫn còn lại với tôi, và với nó tôi có thể trải qua thời gian bằng cách nào đó.”
Thầy nói, “Thế thì cái gì đó có thể được làm. Anh đợi đấy.” Thầy gọi người phụ việc và bảo anh ta đem tới một sư đã từng thiền trong mười hai năm ở trong tu viện, và bảo sư này đem ra bàn cờ.
Bàn cờ được đem ra; sư này tới. Ông ta đã quen chút ít với cờ, nhưng trong mười hai năm ông ta đã thiền trong phòng nhỏ. Ông ta đã quên mất thế giới và cờ và mọi thứ.
Thầy nói với ông ta, “Nghe đây, anh sư! – đây sẽ là trò chơi nguy hiểm. Nếu ông mà thua anh thanh niên này, kiếm có đây và ta sẽ chặt đầu ông, bởi vì ta không thích sư thiền – người đã thiền mười hai năm – mà lại thua một thanh niên thường. Nhưng ta hứa với ông, nếu ông chết dưới tay ta thì ông sẽ đạt tới cõi trời cao nhất. Cho nên đừng bị rối loạn.”
Anh thanh niên bắt đầu có chút ít không thoải mái, và thế rồi thầy quay sang anh ta và nói, “Trông đấy, anh nói rằng anh bị cuốn hút trong chơi cờ, cho nên bây giờ hãy bị cuốn hút toàn bộ đi – bởi vì đây là vấn đề sinh tử. Nếu anh thua ta sẽ chặt đầu anh – và nhớ lấy, ta không thể hứa cõi trời cho anh được. Người này thì được, ông ta bằng cách nào cũng sẽ đi, nhưng ta không thể hứa cõi trời nào cho anh cả. Nếu anh chết địa ngục là chỗ cho anh – lập tức anh sẽ được đưa tới địa ngục thứ bẩy.”
Trong một khoảnh khắc anh thanh niên nghĩ tới chạy trốn. Đây sẽ là trò chơi nguy hiểm rồi, và anh ta đã không tới đây vì điều này. Nhưng thế thì điều đó lại có vẻ nhục nhã; anh ta là võ sĩ đạo, con của chiến binh, và chỉ bởi vì cái chết, cái chết sắp xảy ra mà trốn sao, trốn chạy không có trong máu anh ta. Cho nên anh ta nói, “Được.”
Trò chơi bắt đầu. Anh thanh niên bắt đầu run như chiếc lá trong cơn gió lớn, toàn thân lẩy bẩy. Anh ta bắt đầu vã mồ hôi, và mồ hôi lạnh lan khắp thân thể; anh ta bắt đầu ướt đẫm mồ hôi từ đầu tới lòng bàn chân. Đó là vấn đề sinh tử – và suy nghĩ dừng lại, bởi vì bất kì khi nào khẩn cấp như thế bạn không thể nghĩ được. Ý nghĩ chỉ dành cho giải trí. Khi không có vấn đề bạn có thể nghĩ; khi thực sự có vấn đề suy nghĩ dừng lại, bởi vì tâm trí cần thời gian, và khi khẩn cấp thì không có thời gian. Bạn phải làm cái gì đó ngay lập tức.
Mọi khoảnh khắc, cái chết đều đang tới gần hơn. Sư bắt đầu, và ông ta trông chân thành và bình thản tới mức anh thanh niên nghĩ, “Thôi, chết chắc rồi!” Nhưng khi ý nghĩ biến mất, anh ta trở nên bị cuốn hút toàn bộ trong khoảnh khắc đó. Khi ý nghĩ biến mất, anh ta cũng quên mất rằng cái chết đang chờ đợi mình – bởi vì cái chết nữa cũng là ý nghĩ thôi. Anh ta quên mất về cái chết, anh ta quên mất về cuộc sống, anh ta trở nên chỉ là một phần của trò chơi này, bị cuốn hút, hội nhập toàn bộ vào trong nó.
Dần dần, khi tâm trí biến mất hoàn toàn, anh ta bắt đầu chơi hay. Anh ta chưa bao giờ chơi theo cách đó. Lúc ban đầu sư thắng, nhưng trong vòng vài phút anh thanh niên bị cuốn hút, bắt đầu đi những nước hay, và sư bắt đầu thua. Chỉ khoảnh khắc tồn tại, chỉ hiện tại. Thế rồi không có vấn đề gì; thân thể trở nên ổn thoả, run rẩy dừng lại, mồ hôi bay hơi. Anh ta nhẹ như lông hồng, vô trọng lượng. Vã mồ hôi có tác dụng – anh ta trở nên vô trọng lượng, toàn thân được cảm thấy như nó có thể bay. Tâm trí anh ta không còn nữa. Cảm nhận trở nên rõ ràng, tuyệt đối rõ ràng, và anh ta có thể thấy trước, năm nước trước. Anh ta chưa bao giờ chơi hay thế. Đối thủ của trò chơi bắt đầu sụp đổ; trong vài phút đối thủ sẽ bị thua, và thắng lợi của anh ta là chắc chắn.
Thế rồi bỗng nhiên, khi mắt anh ta trong trẻo, tựa tấm gương, khi cảm nhận là sâu lắng, sâu sắc, anh ta nhìn vào sư kia. Ông ta hồn nhiên thế. Mười hai năm thiền – ông ta đã trở thành như bông hoa. Mười hai năm khổ hạnh – ông ta đã trở thành tuyệt đối thuần khiết. Không ham muốn, không ý nghĩ, không mục đích, không chủ định nào tồn tại với ông ta. Ông ta hồn nhiên như có thể… thậm chí trẻ con cũng không hồn nhiên được như thế. Khuôn mặt đẹp của ông ta, sự sáng sủa của ông ta, đôi mắt đầy trời xanh… Anh thanh niên này bắt đầu cảm thấy từ bi với ông ta – chẳng chóng thì chầy đầu ông ta sẽ bị chặt. Khoảnh khắc anh ta cảm thấy từ bi này, những cánh cửa không biết mở ra, và cái gì đó tuyệt đối không biết bắt đầu rót đầy tim anh ta. Anh ta cảm thấy phúc lạc thế. Trong khắp bản thể anh ta hoa bắt đầu rơi xuống. Anh ta cảm thấy phúc lạc thế… anh ta chưa bao giờ biết phúc lạc này, cái đẹp này, phúc lành này.
Thế rồi anh ta bắt đầu đi nước lạc một cách có chủ định, bởi vì ý nghĩ tới trong trí anh ta, “Nếu mình chết thì cũng chẳng có gì bị xáo động; mình chẳng có gì đáng giá cả. Nhưng nếu sư này bị chết thì cái gì đó đẹp đẽ sẽ bị phá huỷ; nhưng với mình, chỉ là sự tồn tại vô dụng…” Anh ta bắt đầu đi những nước lạc một cách có ý thức, để làm cho sư thắng. Vào khoảnh khắc đó thầy hất tung bàn cờ, bắt đầu cười và nói, “Không ai thua cả. Cả hai đều thắng.”
Sư này đã trong cõi trời rồi, ông ta giầu có; không cần chặt đầu ông ta. Ông ta không bối rối chút nào khi thầy nói, “Đầu ông sẽ bị chặt.” Không một ý nghĩ nảy sinh trong tâm trí ông ta. Không có vấn đề chọn lựa – nếu thầy nói thì nó sẽ là vậy, thế là được. Ông ta đã nói có với toàn thể trái tim. Đó là lí do tại sao không có vã mồ hôi, không run rẩy. Ông ta đã chơi cờ; chết không phải là vấn đề.
Và thầy nói, “Anh đã thắng, và thắng của anh còn lớn hơn thắng của sư này. Bây giờ ta sẽ điểm đạo cho anh. Anh có thể ở lại đây, và chẳng mấy chốc anh sẽ chứng ngộ.”
Cả hai điều cơ bản đã xảy ra: thiền và từ bi. Phật đã gọi hai điều này là cơ sở: pragya và karuna, thiền và từ bi.
Anh thanh niên nói, “Xin thầy giải thích điều đó cho tôi. Cái gì đó đã xảy ra mà tôi không biết. Tôi đã được biến đổi hoàn toàn; tôi không còn là cùng người đã tới thầy vài giờ trước. Người đó đã chết rồi. Cái gì đó đã xảy ra – thầy đã làm phép màu.”
Thầy nói, “Bởi vì cái chết sắp xảy ra thế, anh không thể nghĩ được, ý nghĩ đã dừng lại. Cái chết ở cận kề thế, suy nghĩ là không thể được. Cái chết gần thế, không có lỗ hổng giữa anh và cái chết, và ý nghĩ cần khoảng cách để di chuyển. Không có khoảng cách, cho nên suy nghĩ dừng lại. Thiền xảy ra một cách tự phát. Nhưng điều đó chưa đủ, bởi vì kiểu thiền xảy ra do khẩn cấp sẽ mất đi; khi sự khẩn cấp qua rồi thiền đó sẽ bị mất. Cho nên ta không thể hất bàn cờ đi vào khoảnh khắc đó, ta phải đợi.
“Nếu thiền thực sự xảy ra, dù nguyên nhân là bất kì cái gì, từ bi phải theo sau. Từ bi là việc nở hoa của thiền. Nếu từ bi không tới, thiền của anh bị sai lạc ở đâu đó.
“Thế rồi ta nhìn vào mặt anh. Anh đã tràn ngập với phúc lạc và mắt anh trở thành như phật. Anh đã nhìn vào sư này, anh đã cảm và anh đã nghĩ, ‘Tốt hơn cả là hi sinh bản thân mình hơn là sư này. Sư này còn có giá trị hơn mình.'”
Đây là từ bi – khi người khác trở nên có giá trị hơn bạn. Đây là tình yêu – khi bạn có thể hi sinh bản thân mình vì người khác. Khi bạn trở thành phương tiện và người khác trở thành mục đích, đây là tình yêu. Khi bạn là mục đích và người khác được dùng như phương tiện, đây là thèm khát. Thèm khát bao giờ cũng tinh ranh còn tình yêu bao giờ cũng từ bi.
“Thế rồi ta thấy trong mắt anh từ bi nảy sinh, và thế rồi anh bắt đầu đi lạc nước chỉ để bị thua, để cho anh sẽ bị chết còn sư này được cứu. Vào khoảnh khắc đó ta đã hất tung bàn cờ. Anh đã thắng. Bây giờ anh có thể ở đây. Ta đã dạy cho anh cả thiền và từ bi. Bây giờ đi theo đường này và để chúng trở thành tự phát trong anh – không theo tình huống, không phụ thuộc vào bất kì sự khẩn cấp nào; nhưng chỉ là phẩm chất của bản thể anh.”
Mang câu chuyện này đi cùng bạn, trong tim bạn; để nó trở thành nhịp đập của trái tim bạn. Được bắt rễ trong thiền, bạn sẽ có cánh của từ bi. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng tôi sẽ cho bạn hai thứ: rễ ăn vào trong đất này và đôi cánh bay trong cõi trời kia. Thiền là đất này, nó là ở đây và bây giờ; chính khoảnh khắc này bạn có thể lan toả rễ của mình, làm điều đó đi. Và một khi rễ có đó, đôi cánh của bạn sẽ đạt tới bầu trời cao nhất có thể được. Từ bi là bầu trời, thiền là đất. Và khi thiền và từ bị gặp gỡ, vị phật được sinh ra.
Đi ngày càng sâu hơn vào trong thiền để cho bạn có thể đi ngày càng cao hơn trong từ bi. Rễ của cây càng ăn sâu đỉnh cây càng vươn cao hơn. Bạn có thể thấy cây, bạn không thể thấy được rễ, nhưng chúng bao giờ cũng theo tỉ lệ. Nếu cây đạt tới trời thì rễ phải đạt tới chính tận cùng của đất. Tỉ lệ là như nhau. Thiền của bạn càng sâu, cùng chiều sâu đó sẽ được đạt tới trong từ bi. Cho nên từ bi là tiêu chí. Nếu bạn nghĩ bạn có tính thiền và không có từ bi, thế thì bạn đang tự lừa mình đấy. Từ bi phải xảy ra, bởi vì đó là việc nở hoa của cây. Thiền chỉ là phương tiện hướng tới từ bi; từ bi là mục đích.
Làm cho bản thân bạn ngày một tỉnh táo hơn đi. Gọi tên bạn và trả lời, chỉ để tạo ra nhiều nhận biết hơn. Khi bạn thực sự trở nên nhận biết, bạn sẽ cảm thấy trào dâng mới của năng lượng. Từ bi sẽ xảy ra cho bạn, và với từ bi, có phúc lạc; với từ bi, có cái đẹp; với từ bi, có sức thuyết phục.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.