Đàn Hương Hình
Chương 01 – 04
Tui thấy hai tên công sai cười đểu, gạt Giáp Con sang một bên, tay đặt trên cán dao, vếnh váo bước vào trong nhà.
Bố chồng hé mắt, cái nhìn sắc lạnh lướt qua hai tên công sai, vẻ khinh miệt. Rồi lão ngữa mặt nhìn lên tấm đan phía trên cửa buồn, không cần biết sự hiện diện của hai tên công sai.
Hai tên công sai đưa mắt nhìn nhau hơi lúng túng. Một tên hỏi giọng hách dịch:
– Ông là Triệu Giáp phải không?
Bố chồng tui đang ngủ say.
– Bố tui cao tuổi, tai nghễnh ngãng – Giáp Con nói – Các ông nói to lên!
Tên công sai cao giọng hỏi:
– Triệu Giáp, phụng mệnh quan lớn Tiền, mời ông lên huyện với chúng tôi!
Bố chồng tui vẫn ngữa mặt, dài giọng nói:
– Về bảo quan lớn Tiền các ông, nói rằng Triệu Giáp chân yếu tay mềm, không thể thực hiện lệnh của ông lớn!
Hai tên công sai lại đưa mắt nhìn nhau lần nữa, một tên bất cười khùng khục, nét mặt đầy mỉa mai:
– Hay là để quan lớn Tiền đem kiệu đón ông lên huyện!
Bố chồng tui nói:
– Tốt nhất là như vậy!
– Được lắm! Oâng cứ đợi đấy, quan lớn Tiền sẽ cho kiệu đến khiên ông đi!
Hai tên công sai vừa cười vừa bước ra khỏi nhà. Ra đến sân chúng tui cười càng to hơn. Giáp Con theo chúng ra sân, vênh váo:
– Ai cũng sợ các ông, cha tui thì không!
Hai tên công sai nhìn Giáp Con, lại cười một hồi nữa rồi khệnh khạng ra về, miệng vẫn cười. Tiếng cười của chúng từ ngoài phố lọt vào tai tui. Tui hiểu vì sao chúng cười, bố chồng tui cũng hiểu vì sao chúng cười!
Giáp Con đi vào buồng, ấm ức:
– Sao chúng lại cười hở cha? Chúng uống phải nước đái bà điên hở cha? Con nghe Hoàng Trọc nói, uống phải nước đái bà điên thì cười suốt! Chắc chắn chúng đã uống phải nước đái bà điên rồi! Hẳn thế rồi! Nhưng mà chúng uống phải nước đái bà điên nào nhỉ?
Bố chồng tui rõ ràng là nói với tui chứ không phải với Giáp Con:
– Con ơi, con người ta không nên đánh giá mình quá thấp! Đây là chân lý đến tận cuối đời cha mới nhận ra. Tri huyệ Cao Mật dù xuất thân con nhà võ, cũng chẳng qua chỉ là một tên quan ngũ phẩm, đội mũ chóp thủy tinh! Và cho dù vợ lão là cháu ngoại Tăng Quốc Phiên thì “Phượng hoàng thất thế thua xa đàn gà”! bố mày đây chưa khi nào làm quan, nhưng đã chém rụng hàng soạt loại đầu đội mũ chóp đỏ! Còn như thủ cấp của bọn danh môn quí tộc rụng dưới lưỡi dao bố mày thì phải chất đầy hai sọt!
Tiểu Giápnhe răng há miệng, không biết anh chàng có hiểu được ý tứ trong câu nói của ông bố, còn tui thì hiểu hết. Mấy năm thân cận với ông Tiền, tui học hỏi được nhiều điều, hiểu biết thêm nhiều. Nghe bố chồng nói vậy, tui toát mồ hôi, khắp người nổi da gà. Mặt tui không còn sắc máu. Nửa năm trở lại đây, những lời đồn thổi về bố tui rất nhiếu, tất nhiên là tới tai tui. Tui đánh bạo hỏi:
– Thưa cha, cha làm nghề đó thật à?
Bố chồng giương cặp mắt diều nhìn đóng đinh vào tui, nhấn từng tiếng, in hệt thả rơi những viên bi sắt: “Nghề… nào… cũng… có… trạng… nguyên…!” Biếi ai nói câu đó không?
Đây là câu cửa miệng, ai cũng biết.
– Không – Lão nói – Có một người nói với ta câu ấy! Có biết ai không?
Tui đành lắc đầu.
Bố chồng rời khỏi ghế thái sư, hai tay nâng chuỗi hạt – mùi thơm gắt của gỗ đàn hương lại toả khắp gian phòng. Khuôn mặt quắt của lão như dát vàng, lão thốt lên với một thái độ vừa kênh kiệu vừa thành kính, vừa mang vẻ hàm ơn:
– Từ Hi Hoàng Thái Hậu!
Hôm tết thanh minh trời mưa phùn, những đám mây chì rối như bông gòn, lười nhác chuyển động giữa trời và đất. Sáng tinh mơ, tui len lỏi trong đám gái trai ăn mặc diêm dúa, ra khỏi cửa Nam. Hôm đó, tui cầm chiếc dù giấy vẽ tích Hứa Tiên du ngoạn trên hồ gặp bạch xà, chiếc cặp con bướm khuôn gọn mái tóc đen mượt. Tôi thoa nhẹ một lớp phấn trắng lên mặt, phấn hồng lên hai gò má, chấm một nốt ruồi duyên giữa hai lông mày, môi tô thắm mầu hoa anh đào. Tui mặc chiếc áo cánh mầu hồng bằng vải ngoại, chiếc quần mầu hồ thuỷ cũng bằng vải ngoại. Người ngoại quốc rất xấu, nhưng vải ngoại thì rất đẹp. Tui đi đôi giầy bằng đoạn xanh thêu cặp uyên ương đang bơi giữa đầm sen. Chẳng phải các người chê chân tui to đấy sao? Tui đi đôi giầy loại đó đề các người ngắm chân tui to hay nhỏ. Tui ngắm mình trong chiếc gương tráng thuỷ ngân. Trong gương là một mỹ nhân, người đẹp ngời ngợi. Tui cũng mê tui, cứ gì cánh đàn ông. Tui xót xa trong lòng vì chuyện cha đẻ, nhưng cha nuôi đã nói, rằng trong lòng càng đau thì ngoài mặt thì càng phải tươi, không nên đưa cái bộ mặt ủ dột cho người ta nhìn ngắm. Được thôi được thôi, cứ ngắm cứ ngắm, hôm nay bà phải so tài cao thấp với đám phụ nữ trong thành Cao Mật, nào là tiểu thư nhà ông Cử, nào thiên kim tiểu thư phủ Hàn Lâm, tất tật điều không bén gót tui. Cái yếu của tui là hai bàn chân to, chỉ trách mẹ tui mất sớm không kịp bó chân cho tui, tui rất buồn khi nhắc tới chuyện này. Nhưng cha nuôi của tui lại rất thích bàn chân to, tức là bàn chân bình thường, chân bình thường thì cái thú mới trọn vẹn. Khi ở trên người tui, ông rất thích tui dùng gót chân gõ lên cặp mông của ông. Khi tui gõ, ông kêu toáng lên: “Vàng bạc là chân to, rủi ro là chân bé!…”
Khi đó, mặc dù cha tui đã lập thần đàn ở vùng đông bắc Cao Mật, chuẩn bị một phen sống mái với bọn Đức; mặc dù cha tui rất phiền lòng về chuyện của cha đẻ tui, hai mươi bảy nhân mạng khiến ông rầu rĩ, nhưng trong thành vẫn còn là cảnh tượng thanh bình. Aùn mạng cẩy ra ở vùng Đông Bắc, nhưng hầu như không liên quan tới trăm họ trong thành. Quan lớn Tiền cha nuôi tui sai người trồng năm cây cột bằng gỗ sam ở phía dưới ngoài cửa Nam, chỗ bãi luyện ngựa, làm một cây đu co chót vót, trai gái toàn thành kéo đến tự tập xung quanh, gáu trang điểm lè loẹt, trai biếm tóc đen mượt như nhung. Từng đợt tiếùng reo hò, từng trận cười hỉ hả. Tiếng reo tiếng cười xen lẫn tiếng rao:
Kẹo bạch nha đây!… Phá sa đây!…
Cụp dù lại, tui nhập vào đám người đưa mắt nhìn khắp lượt, trông thấy tiểu thư họ Tề, có a hoàn dìu hai bên. Tiểu thư họ Tề có tài văn chương thơ phú, quần là áo lượt, trâm ngọc đầy đầu, chỉ tiếc mặt cô dài như mặt ngựa, trên mảnh đất nhiễm phèn trắng bợt ấy mọc lên hai túm cỏ khô. Đó là lông mày của cô. Tôi còn trông thấy thiên kim tiểu thư nhà Hàn lâm họ Cơ có bốn thị nữ theo hầu. Nghe đồn cô ta là một cao thủ trong hội họa, chơi được các loại đàn, chỉ tiếc cô ta mũi nhỏ mắt nhỏ tai nhỏ, in hệt một con chó mắt lồi như mắt cóc. Từ trong ngõ phấn son ùa ra những cô điếm. Các cô đi du xuân, cười cười nói nói, nhí nhảnh nghịch ngợm như lũ khỉ. Trông trước ngó sau đủ rồi, tui ngẫng cao đầu, vênh váo đi lên. Đám choai choai sinh sau đẻ muộn cứ dán mắt vào tui, ngắm từ đầu xuống chân rồi từ chân lên đầu, miệng há hốc. Tui mỉm cười, bụng hả hê. Các con, mở mắt ra mà nhìn, rồi về nhà mà tơ tưởng! Bà hôm nay mở lượng hải hà, cho các ngươi ngắm cho đã mắt. Đám choai choai ngẩn ra hồi lâu, rồi như chợt tỉnh “ồ” lên một tiếng như sấm nổ lúc trời quang, sau đó tranh nhau gào toáng lên:
– Tây Thi thịt cầy, mỹ nương Cao Mật!
Xem kìa, hãy xem người ta mặt thoa da phấn, thắt đáy lưng ông, cổ cao ba ngấn, tiên hạc đôi chân!
Nhìn nửa người trên, thèm muốn mà chết! Nhìn nửa người dưới, sợ hãi mà gục, chỉ mỗi quan Tiền là quái đản, thích nàng Tiên chân to.
Đừng nói nữa, rừng có mạch vách có tai! Người ta nghe thấy giải lên huyện, lãnh bốn mươi gậy, tan xương nát thịt!
Bọn bây nói nhăng nói cụi gì thì hôm nay bà cũng không giận. Cha nuôi thích là được, bọn bây xá kể gì! Bà đến đây để chơi đu, không phải nghe bọn bay nói bậy. Bọn bay ngoài miệng nói xấu bà, nhưng trong lòng chỉ hận nỗi không được uống nước tiểu của bà!
Lúc này đu đang rỗi, hai dây thừng to đung đưa dưới mưa phùn, đợi tui trèo lên. Tui quẳng chiếc dù ra phía sau, cũng không rõ chàng trai nào trợ giúp, tui như con cá chép đã vọt lên mặt nước, hai tay tóm lấy hai bên dây thừng, vươn người vọt lên lần nữa, hai bàn chân đã đặt trên bàn đế. Các ngươi đã thấy bàn chân to lợi hại thế nào chưa? Tui nói to:
– Các con, hãy mở mắt mà nhìn, bà sẽ trổ tài cho các con xem, để biết đánh đu thì phải như thế nào!
… Vừa nãy có mật con nhỏ không biết là con nhà ai mà vụng về, lại vừa béo vừa đen, mặt cô nàng còn đen hơn than, cặp mông to hơn lồng bàn, chân to hơn cột nhà cháy, người ngợm như thế mà cũng leo lên cây đu! Cây đu là cái gì? Là sân khấu cho người ta biểu diễn, là trưng bầy tấm thân, khoe khoang khuân mặt, là chiếc bánh dập dềnh trên sóng, là ăn chơi nhảy múa, là nơi để đám phụ nữa nũng nịu làm duyên. Vì sao cha nuôi tui cho dựng cây đu trên bãi ngựa? Oâng ấy yêu dân chăng? Xì! cóc phải. Nói thật, đó là món quà ông tặng tui nhân dịp tết thanh minh. Các người có tin hay không? Không tin thì đi hỏi ông ấy. Chiềi tối qua tui đem thịt chó đến cho ông, sau cuộc mây mưa, ông ôm eo tui mà bảo: “Trái tim bé nhỏ, con yêu của ta! Mai là tết thanh minh, cha nuôi dựng cho con cây đu ở ngoài cửa Nam. Cha nuôi biết con đã từng luyện đao thương, con hãy hé lộ đôi chân, không chấn động được tĩnh Sơn Đông thì chấn động vùng Cao Mật cho ta! Để đám dân đen biết rằng, con gái nuôi quan Tiền là Hoa Mộc Lan, hào kiệt trong phái nữ! Để mọi người hiểu rằng, chân to đẹp hơn chân nhỏ. Oâng Tiền muốn sửa đổi phong tục, phụ nữ Cao Mật sẽ không bó chân nữa!”.
Tui nói, cha nuôi à, vì chuyện cha đẻ của tui mà cha nuôi không vui, cha nuôi đảm đương gánh nặng bảo vệ cha đẻ tui. Cha nuôi không vui, tui cũng không lòng dạ nào mà vui thú. Cha nuôi cảm động hôn chân tui, nói:
– Mi Nương, trái tim của ta! Cha nuôi muốn nhân dịp tết thanh minh xua đuổi sự rủi ro trong huyện, người đã chết thì không thể sống lại, nhưng người còn sống thì phải vui lên. Mình khóc khóc mếu mếu, không ai thật lòng cảm thông với mình, nhiều người còn cười nhạo mình. Nếu mình cứng rắn lên, đứng thẳng lên, tỏ ra mạnh mẽ hơn họ, họ sẽ phục mình. Những người viết sách, viết kịch sẽ đưa mình vào sách, đưa mình lên sân khấu. Mi Nương trổ tài trên cây đu đi, khoảng mười năm sau, biết đâu lại có vở Miêu Xoang: Mi Mương đại náo cây đu!
– Thưa cha nuôi, việc khác thì Mi Nương không rành – Tui dùng chân vuốt ve bộ râu của cha nuôi nói – Nhưng đánh đu thì chắc chắn không để cha nuôi phải hổ thẹn. Tui bám hai dây đu bằng hai tay, nhún nhấp mông, chân hơi khuỵu xuống, các ngón chân bấm trên bàn đạp, đưa mông về đằng sau, lại nhún chân khuỵu mông bấm bàn đạp, lại ưỡn ngực ngẩng đầu dướn hai chân. Cái chốt ngang bằng sắt của vây đu kêu kên kẹt. Đu đã bay lên, càng bay càng cao, càng bay càng nhanh, càng bay càng mạnh, dây đu thẳng băng, gió rít ù ù, vòng sắt trên then ngang rít rợn người. Tui cảm thấy lâng lâng như lên cõi tiên, đôi cánh chim đã biến thành cánh tay của tui, ngực tui mọc đầy lông vũ. Tui đu lên tầm cao nhất, người tui như bay, trong lòng rộn ràng như sóng vỗ, như thuỷ triều lúc dềnh lên lúc xuống thấp, như ngọn sóng đuổi nhau, bọt trắng dồn bọt trắng, cá lớn đuổi cá bé, cá bé đuổi tôm tép, ào ào ào… cao cao… cao nữa… Người tui đã nằm ngang trên tầm cao nhất, mặt tui đã chạm vào bụng chim en bay đến góp vui. Tui nằm trên một tấm nệm êm êm, đan bằng gió nhẹ mựa phùn. Đu lên điểm cao nhất, tui cắn lấy một bông hoa của cây cổ thụ, phía dưới ồ lên tán thưởng… Du dương quá, thư thái quá, đắc đạo rồi, thành tiên rồi… Tiếo đó, để cho đê vỡ, cho thủy triều lui, sóng níu sóng, cá lớn dắt cá bé, cá bé dồn tôm tép, đu hạ thấp rồi vút lên cao, dây đu thẳng căng, người tui song song với mặt đất, mắt tui nhìn mảnh đất mầu vàng tươi và những mầm non xanh biết, miệng tui ngậm bông hoa hạnh, mùi thơm thoang thoảng vương trong mũi.
Tui đùa giỡn trên cây đu. Dưới đất là đám choai choai, đám lưu manh vắt mũi chưa sạch, bọn độc thân chưa lập gia đình, tất cả đều hoá rồ. Tui bay lên, chúng “ồ”, bay bay xuống, chúng “á”; “ồ” bay đi, “à” bay lại, mưa phùn đủ làm ẩm áo, ngọt ngào, mằn mặn, gió thổi phồng áo sống, mưa thấm ướt trước ngực, trong lòng cảm thấy đã thỏa. Tuy trong nhà đang có chuyện, nhưng con gái đi lấy chồng như nước đã đổ đi, vậy cha tự lo liệu công việc của cha, từ nay con phải sống những ngày cho con! Con, trong nhà thì có người chồng thật thà trung hậu che chắn nắng mưa; ngoài thì kết bạn với người vừa có quyền vừa có thế, vừa đa tình vừa đa cảm; thích rượu thì uống rượu, thích thịt thì ăn thịt; dám khóc dám cười dám chơi bời dám quậy phá, chẳng ai dám làm gì tui. Đó là phúc, cái phúc mà mẹ tui cơ cực cả đời người ăn chay niệm phật mà có, cái phúc mà số tui được hưởng. Cảm ơn trời, cảm ơn Hoàng thượng và Thái hậu, cảm ơn cha nuôi Tiền đại nhân, cảm ơn Tiểu Giáp dở dở ương ương… Cảm ơn cây gậy của Quan lớn Tiến chuyên dùng cho tui… Đó là bảo bối không dễ mà có trong trời đất, là thuốc của tui. Tui cảm ơn bà mệnh phụ phía sau công đường không lộ mặt, bà không thể sinh nở, khuyên chồng lấy nàng hầu nhưng quan lớn Tiền không nghe.
Tục ngữ có câu: Nước đầy thì tràn, trăng tròn rồi khuyết, người vui chuyện gở, cho vui tranh phân. Trong lúc tui khoe tài ở đám đu, thì cha đẻ Tôn Bính cầm đầu nhân dân vùng Đông Bắc vác thuổng cuốc đinh ba, cầm đòn gánh chàng nạng, bao vây lán trại của bọn Đức đang làm đường sắt, đập chết hai tên bắt sống ba tên. Họ lột hết quần áo bọn bị trói vào cây hòe, đổ nước tiểu lên đầu chúng. Họ nhổ tất cả các cọc mốc đem đốt, họ móc đường ray quẳng xuống sông, họ gở tà vẹt đem về làm chuồng lợn. Họ còn thiêu trụi các lán trại.
Tui cho đu lên hết độ cao, tầm nhìn vượt ra ngoài tường thành, nhìn thấy mài nhà lô xô như bát úp. Tui nhìn thấy con đường lát đá xanh trước cổng huyện, nhìn thấy nơi ở của cha nuôi, những dãy nhà cao to trùng điệp. Tui trông thấy chiếc kiệu lớn bốn người khiêng của cha nuôi đã ra khỏi nghi môn, tên lính lệ mũ đỏ áo trắng gõ thanh la đi trước dẹp đường, theo sau là hai hàng nha dịch, điều mũ đỏ áo trắng, giương cao cờ biển, sau đó mới tới cỗ kiệu. Hai hộ vệ dắt đao bên mình, tay vịn đòn khênh tiến lên theo nhịp chuyển động của kiệu. Theo sao kiệu là thư biện của sáu phòng. Sau ba hôi thanh la, cùng với tiếng hô oai nghiêm của các nha dịch, bọn phu kệu cất bước chạy gằn, thoăn thoắt như gắn lò xo ở gối. Chiếc kiệu rập rình, nhấp nhô như con thuyền lướt trên sóng nước.
Tầm nhìn của tui vượt qua huyện thành về phía đông bắc, con đường sắt của Đức chạy từ Thanh Đảo, đã biến thành con rết không lồ bị đập bể sọ, đang quằn quại. Một đám đông đen ngòm dày đặc trên cách đồng chớm xuân mầu xanh nhạt, phất cờ, những lá cờ mầu sắc pha tạp, ùn ùn kéo về phía đường sắt. Lúc này tui chưa biết đó là chatui đang cầm đầu đám người chống đối, nếu biết, tui không còn bụng dạ nào tiếp tục cuộc chơi. Tui trông thấy phía đường sắt từng cột khói bốc lên như những cây to biết cử động, rồi những tiếng nổ nặng nề rất nhanh dội tới.
Đội nghi trượng của cha nuôi ngày càng tới gần, đã tiếp cận cửa Nam. Tiếng thanh la còn rõ hơn, tiếng hô càng trầm hùng hơn, những lá cờ ủ rũ dưới mưa, y hệt những tấm da chó rướm máu. Tui trông thấy mồ hôi lấm tấm trên mặt, nghe tiếng thở nặng nhọc của bọn phu khiêng kiệu. Người đi đường đều dừng lại cúi đầu, không một ai dám nói to hoặc một cử chỉ khác thường. Những con chó dữ nổi tiếng của nhà Đỗ Giải Nguyên cũng im thin thít, có thể thấy cái uy của cha nuôi, ngay súc vật cũng không dám nhờn. Tui trong lòng rạo rực, trong tim như có cái bếp lò, trên bếp hâm bình rượu. Cha nuôi thân yêu của tui, tui nhớ Người cháy ruột cháy gan! Hãy hoà Người vào trong bình rượu! Tui dùng hết sức đu lên thật cao, để qua rèm cha nuôi trông thấy tấm thân yêu kiều của tui.
Từ trên cây đu, tui trông thấy đoàn người phía xa dày đặc như một đám mây đen cuồn cuộn, không thể phân biệt đàn ông đàn bà, người già người trẻ, nhìn không ra ai là Cột ai là Kèo, nhưng mấy ngọn cờ đại của họ thì rực rỡ khiến tui hoa mắt! Họ í ới gọi nhau, kỳ thực tui hoàn toàn không nghe rõ tiếng gọi, mà chỉ phỏng đoán. Cha đẻ tui xuất thân két hát Miêu Xoang, tổ sư đời thứ hai của làn điệu này. Miêu Xoang vốn là một làn điệu dân gian, cha đẻ tui đã nâng tầm nó lên, trở thành một loại hình kịch nghệ nỗi tiếng cả vùng rộng lớn, phía bắc đến phủ Lai Châu, phía nam đến Phủ Đăng Châu, tổng cộng mười tám huyện. Tôn Bính hát Miêu Xoang, phụ nữ lệ chảy tràn. Oâng vốn là người thích hò la. Nay dẫn đầu đám quân, ông không hò hét sao được? Để không bỏ sót cảnh này, để được nhìn thêm lúc nữa, tui đưa đu lên thật cao. Những kẻ ngu ngốc đứng dưới cứ tưởng tui biểu diễn cho chúng xem. Chúng hoa chân múa tay, hò hét như điên. Hôm ấy tui mặc đồ mỏng, lại thêm mồ hôi ướt đẫm – Cha nuôi tui bảo mồ hôi tui thơm mùi hoa hồng. Tui huy động bằng hết những bảo bối trên người, cái mông tròn lẳn vổng ra sau, bộ ngực xinh xinh nhô ra trước, cho bọn háo sắc thèm rỏ rãi! Gió lạnh luồn trong áo, xoáy tròn trong nách tui. Tiếng gió mưa tiếng hoa đào xòe cách, cánh đào đẫm nước mưa. Tiếng hò tiếng hét của nha dịch, tiếng lanh canh của vòng sắt, tiếng rao hàng của dân bán dạo, tiếng nghé ọ của con nghé… tất cả quyện vào nhau. Một cái tết thanh minh ồn ào, một mồng ba tháng Ba rực lửa. Tại khu mộc ở góc tây nam, mấy bà già tóc bạc phơ đang hoá vàng. Một con lốc nhỏ quyện khói dựng đứng trên khu mộ, trông giống những cây bạch dương xám xịt xung quanh. Đội nghi trượng của cha nuôi ra khỏi cửa Nam, những người xem đánh đu đều quay lại nhìn. Quan huyện đến rồi! Có người kêu lên. Đội nghi trương của cha nuôi lượn một dòng quanh giáo trường, bọn nha dịch lên gân lên cốt, ngực ưỡn mắt tròn xoe. Cha nuôi, qua bức rèm trúc, tui trông thấy chiếc mũ đội trên đầu và khuân mặt hình chữ điền hồng hào của cha, trông thấy bô râu với những sợi thẳng và cứng như thép, nhúng vào nước không rối. Bộ râu của ông là chìa khóa, khóa chặt trái tim ông và tui, là sợi tơ hồng của ông Nguyệt lão, không có bộ râu của ông và bộ râu của cha đẻ tui, thì ông tìm đâu ra cô con nuôi ngon lành như tui?
Bọn nha dịch ra oai, thực ra chính là cha nuôi tui ra oai, thấy đã dủ, liền hạ kiệu xuống bên rìa giáo trường. Phía tây giáo trường là vườn hoa đào nở rộ, cây nọ nối tiếp cây kia, trong màn mưa mông lung, trông như những cụm khói. Một nha dịch đao cài thắt lưng tiến lên vén rèm, cha nuôi bước xuống kiệu. Mũ cánh chuồn đội ngay ngắn trên đầu, cha nuôi phải phủi phủi tay áo, rồi chắp tay trước ngực, cha xá mộ xá, cất giọng sang sảng: “Thưa các phụ lão, các con dân, chúc ăn tết vui vẻ!”
Cha nuôi, ông chỉ giỏi vờ vĩnh! Nhớ lại những lúc ông đùa với tui ở Tây Hoa sảnh, tui không nhịn được cười! Nghĩ tới nỗi khổ mà ông phải chịu trong mùa xuân năm nay, tui bất giác chỉ muốn khóc. Tui dừng đu, tay vịn thừng đứng trên bàn đạp, miệng hé mở, mắt đắm đuối nhìn cha nuôi làm trò, trong lòng rộn lên bao nỗi ngọt bùi cay đắng! Cha nuôi hiểu dụ:
– Bản quan xưa nay vẫn khuyến khích trồng đào…
Cà nhắc cà nhót đi theo sau cha nuôi tui là viên xã trưởng thành Nam, lão nói to:
– Quan tri huyện nhân tết xuân mưa phùn, trồng một cây phiên đào để làm gương cho dân chúng noi theo…
Cha nuôi liếc xéo viên xã trưởng một cái tỏ ý không bằng lòng về cái tội nói leo, ông nói tiếp:
– Hỡi các con dân, các ngươi hãy trồng đào trước nhà trước cửa, vườn trước vườn sau, “bớt chuyện gẫu bát phố, nên đọc sách, trồng đào”. Chỉ mươi năm là cùng, huyện Cao Mật sẽ có những ngày tươi đẹp.
“Nghìn vạn cây đào hoa nở rộ, muôn dân tận hưởng khúc âu ca”
Cha nuôi ngâm xong hai câu thơ, liền cầm xẻng xúc đất, lưỡi xẻng chạm một hòn cuội, tóe lửa. Đúng lúc đó, tên sai vặt Xuân Sinh lăn tới như một quả bóng. Hắn quấn quít vừa nói vừa thở:
– Bẩm quan lớn, hỏng rồi, hỏng rồi!…
Cha nuôi nghiêm giọng hỏi:
– Chuyện gì mà hỏng?
Xuân Sinh nói:
– Bọn dân đen ở vùng đông bắc làm phản…
Cha nuôi quẳng cái xẻng xuống, phủ tay áo, chui luôn vào trong kiệu chạy như bay, bọn nha dịch thất thểu chạy theo như chó nhà có tang.
Tui đứng trên đu, đưa mắt nhìn theo đội nghi trượng, trong lòng buồn rầu không kể xiết. Cha đẻ ơi, cha làm cái tết mất vui rồi. Tôi thẫn thờ nhảy xuống, lách vào đám đông ồn ào nhốn nháo, cắn răng chịu đựng bọn trai tơ đục nước béo cò, nghĩ là mình nên vào vườn đào ngắm hoa hay về nhà luộc thịt chó. Đang phân vân thì Giáp Con từ xó xỉnh nào vụt hiện ra trước mặt tui, mặt đỏ gay, mắt trợn trừng trợn trạc, miệng lắp bắp:
– Bố tớ, bố tớ về rồi!
Quái quỉ thật! Tự dưng tòi ra ông bố chồng. Bố anh chết rồi kia mà? Chẳng phải đã hơn hai mươi năm nay không có tin gì về bố anh đấy sao?
Giáp Con toát mồ hôi hột, vẫn tiếng được tiếng mất:
– Về rồi, đúng là về rồi!
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.