Đạo của Buffett
GIÁ TRỊ KINH TỂ DÀI HẠN LÀ BÍ QUYẾT ĐỂ TẬN DỤNG SỰ ĐIÊN RỒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NGẮN HẠN
LỜI SỐ 111
“Thị trường chứng khoán là một trò chơi không cần phải đánh bóng để loại đối thủ. Bạn không nhất thiết phải đánh bóng trong mọi trường hợp – bạn có thể đợi đến lúc tốt nhất. Nhưng nếu bạn là nhà quản lý tài chính thì vấn đề là các cổ đông viên cứ thúc giục sau lưng, “Đánh đi, đồ lười!””
*
Các nhà quản lý tài chính về căn bản là nô lệ của các con số báo cáo theo quý và theo năm. Nếu con số trong quý thấp, họ có thể mất khách hàng, và nếu con số trong năm thấp, họ sẽ mất rất nhiều khách hàng. Vì vậy các nhà quản lý quỹ trở thành nộ lệ cho những ước muốn kiếm tiền trong ngắn hạn của khách hàng, và họ phải tham gia vào trò chơi đánh bóng ở bất cứ cú ném nào sượt ngang dù tỉ lệ lợi nhuận rất thấp. Nếu họ không làm thế, khách hàng sẽ bỏ rơi họ và tìm người khác. Nhà quản lý quỹ được thuê để đặt cược trên những cổ phiếu sẽ tăng giá trong vòng ba hay sáu tháng, không quan tâm đến cơ cấu kinh tế dài hạn của công ty bằng xu hướng dao động về giá.
Sự tập trung chủ yếu vào giá cổ phiếu dao động trong ngắn hạn gây ra bao nhiêu là sai lầm về định giá dựa trên giá trị kinh tế dài hạn. Warren khai thác tất cả những sai lầm này. Nếu các nhà quản lý quỹ khổng lồ không bị ám ảnh bởi việc kiếm tiền nhanh chóng, Warren có lẽ đã không thể nào có được những thương vụ béo bở làm nền tảng cho sự nghiệp của mình. Vì vậy nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền trên thị trường chứng khoán, bạn nên tránh xa các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp, học hỏi cách mua bán cổ phiếu ngắn hạn của họ để tận dụng những sai lầm trong định giá dài hạn.
LỜI SỐ 112
“Chúng ta học hỏi được từ lịch sử một điều rằng con người không biết học hỏi từ lịch sử. ”
*
Người ta phạm cùng một sai lầm nhiều lần trên thị trường chứng khoán – họ trả giá quá cao cho một công ty với hy vọng sẽ kiếm được tiền khi giá cổ phiếu của công ty tăng trong ngắn hạn. Sai lầm phổ biến này chi phối toàn bộ thị trường và được nuôi dưỡng bằng những nhà quản lý quỹ phải phục vụ công chúng chỉ nhìn ngắn hạn. Warren đã làm nên sự nghiệp bằng cách tận dụng bản chất ngắn hạn này và những sai lầm trong định giá nó gây ra cho giá trị kinh tế dài hạn của công ty.
Bài học lịch sử mà nhiều người không học được là khi công ty bị định giá quá cao so với giá trị kinh tế dài hạn, như vẫn thường xảy ra trong một thị trường giá lên, thì bất cứ thay đổi nào trong ngọn gió hy vọng cũng sẽ làm giá cổ phiếu rớt thảm hại và cuốn đi toàn bộ những nhà đầu tư nào đã trả giá quá cao. Khi giá lên cao, Warren thường rút lui khỏi thị trường; khi giá xuống thấp, Warren bắt đầu quan tầm đến việc mua vào, nếu chúng xuống đến mức chấp nhận được và nếu đó là công ty chấp nhận được thì ông sẽ mua vào.
LỜI SỐ 113
“Hãy nhìn vào sự dao động trong thị trường chứng khoán như là bạn chứ không phải là kẻ thù — hãy hưởng lợi từ những kể điên rồ thay vì cùng tham gia với họ.”
*
Thị trường chứng khoán là một con quái vật luôn bỏ qua giá trị kinh tế dài hạn của doanh nghiệp và chỉ giao dịch dựa trên tiềm năng ngắn hạn của nó. Tiềm năng ngắn hạn không tốt có thể làm giá cổ phiếu rớt xuống thê thảm – bất kể tiềm nằng dài hạn của doanh nghiệp như thế nào. Điều này tạo ra những cơ hội mua vào cổ phiếu các công ty có tiềm năng kinh tế dài hạn tốt nhưng đang gặp phải một số vấn đề trong ngắn hạn. Tránh xa khỏi một công ty khi bọn ngu ngốc đổ xô vào và đẩy giá lên, hãy mua vào khi họ kéo nhau đi và đẩy giá xuống.
Một số ví dụ vĩ đại thể hiện cách Warren tận dụng sự dao động của thị trường chứng khoán để mua vào là khi thị trường sụp đổ năm 1973-74, ông đã mua 10 triệu đôla cổ phiếu của Washington Post, bây giờ trị giá trên 1,5 tỉ đôla; khi thị trường sụp đổ nảm 1987, ông bắt đầu mua vào cổ phiếu của Coca-Cola với trị giá tương đương 1 tỉ đôla nhưng giá lúc đó chỉ nhỉnh hơn 8 triệu đôla; và trong thời kỳ suy thoái của ngân hàng, ông mua 400 triệu đôla cổ phiếu Wells Fargo, đến năm 2006 giá trị đã trên 1,9 tỉ đôla. Sự dao động của thị trường chứng khoán đã là người bạn tốt, rất tốt của Warren.
LỜI SỐ 114
“Cơ hội đầu tư tuyệt hảo xuất hiện khi những công ty tuyệt vời bị bao vây bởi những tình huống bất thường làm cho cổ phiếu không được định giá chính xác.’’
*
Warren học được rằng các công ty vĩ đại đôi khi cũng phạm những sai lầm có thể sửa chữa được nhưng chúng vẫn làm giảm giá cổ phiếu của họ trong ngắn hạn. Khi điều này xảy ra, cổ phiếu của họ sẽ bị định giá sai nếu nhìn trên dài hạn. Điểm mấu chốt là phải xác định liệu sai lầm này có thể sửa chữa được hay không. Vì vậy quan trọng là phải hiểu rõ bản chất kinh tế của công ty bạn đang đầu tư.
Vụ đầu tư đầu tiên của Warren vào GEICO, một công ty bảo hiểm ô tô, được thực hiện khi công ty đang có nguy cơ mất khả năng chi trả. Họ có một hệ thống nhượng quyền rất tốt với chi phí thấp, nhưng trong một nỗ lực ngắn hạn nhằm thu hút thêm khách hàng, họ đã để mất kỷ luật khi bán bảo hiểm và gần như chấp nhận bảo hiểm cho bất cứ ai mà không tăng phí bù đắp cho rủi ro. Công ty bắt đầu mất hàng tấn tiền. Warren biết rằng nếu họ quay về với nguyên tắc hoạt động căn bản của ngành bảo hiểm, họ sẽ không chỉ sống sót mà còn tăng trưởng. Và trên thực tế họ đã tăng trưởng, biến con số 45 triệu đôla đầu tư của Warren thành 2,3 tỉ đôla trong vòng 15 năm. Warren nhận thấy GEICO đã phạm một sai lầm có thể sửa chữa được, và một khi đã điều chỉnh, nó không làm ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế dài hạn của một công ty vĩ đại. Thị trường chứng khoán ngắn hạn, trong lúc đó, lại chỉ nhìn thấy sai lầm mà thôi.
LỜI SỐ 115
“Sự bất ổn trên thực tế chính là bạn của người mua dựa trên giá trị dài hạn. ”
*
Sự bất ổn trên thị trường chứng khoán dẫn đến hoảng sợ, và hoảng sợ gây ra các vụ bán đổ bán tháo, làm giảm giá cổ phiếu bất kể tiềm năng kinh tế dài hạn của công ty. Phản ứng dây chuyền này tạo ra cơ hội mua vào nếu giá trị kinh tế dài hạn của công ty vượt quá mức giá chào bán. Chính cơ cấu kinh tế dài hạn của doanh nghiệp đóng vai trò quyết định kéo giá cổ phiếu trở lên tương ứng với thực tế kinh doanh. Kho kiến thức của Warren về cơ cấu kinh tế dài hạn của các công ty đã giúp ông biết rõ công ty nào sẽ bật dậy sau giai đoạn nhà đầu tư lo lắng về bất ổn.
LỜI SỐ 116
“Đối với nhiều người tại Wall Street, công ty và cổ phiếu chỉ là nguyên liệu thô để giao dịch. ”
Các nhà quản lý tài chính chuyên nghiệp không xem các công ty và cổ phiếu là những doanh nghiệp, mà chúng chỉ là những con số chớp tắt trên màn hình giao dịch để họ đặt cược. Warren kiếm tiền từ những người chơi cá cược kiểu này khi họ kéo nhau cùng bán cổ phiếu của một doanh nghiệp và đẩy giá xuống đến mức tính ra thấp hơn so với giá trị dài hạn của doanh nghiệp này. Yếu tố canh bạc trong thị trường chứng khoán đã có từ khi khái niệm này mới hình thành; người ta thích đánh bạc, nó làm cho mọi thứ trở nên hào hứng hơn. Với cổ phiếu bạn còn có thể vay mượn tiền, nhiều tiền, để đặt cược; điều này thật tuyệt nếu mọi chuyện đi đúng như mong muốn của bạn, bằng ngược lại thì đó là cả một thảm họa. Điều này giải thích vì sao có những đợt giá biến động cực lớn – đôi khi các nhà quản lý tài chính phải rút lui bất kể giá cổ phiếu. Như Warren nói, “Thử tưởng tượng một rạp hát đang cháy. Cách duy nhất để rời chỗ ngồi trong một thị trường tài chính nóng bỏng là phải tìm ra người khác sẵn sàng ngồi vào chỗ của mình, một điều không dễ tí nào.” Tình trạng này đương nhiên tạo ra nhiều cơ hội cho những người biết định giá trị dài hạn của doanh nghiệp.
LỜI SỐ 117
“Có những thứ vẫn phải cần thời gian, bất kể bạn có tài năng hay đổ bao nhiêu công sức: Bạn không thể sinh con trong vòng một tháng bằng cách làm có thai chín phụ nữ.”
*
Phải cần thời gian để cho giá trị doanh nghiệp tăng lên – điều này không thể thực hiện qua đêm. Cũng như trẻ con phải cần thời gian để thành người lớn, các doanh nghiệp cần thời gian để gia tăng giá trị. Nhưng nếu bạn mua một doanh nghiệp vĩ đại, cuối cùng thì giá trị của nó sẽ cộng hưởng lại thành một con số khổng lồ. Như trong trường hợp Capital Cities/ ABC Corporation mà Warren đã đầu tư, ông chỉ trả 17,25 đôla cho một cổ phiếu năm 1986. ông không mua thấp mà cũng không mua cao. Ông trả số tiền tương ứng với giá trị của nó — nhưng theo thời gian giá trị kinh tế của doanh nghiệp gia tăng, đẩy giá cổ phiếu tăng theo tương ứng, và đến năm 1995 thì giá cổ phiếu là 127 đôla, tương đương với 24% tỉ suất lợi nhuận hàng năm. Tương tự là trường hợp của GEICO, cũng cần 15 năm để giá trị tiềm ẩn của doanh nghiệp gia tăng con số đầu tư ban đầu là 45 triệu đôla thành 2,3 tỉ đôla, tương đương với tỉ suất lợi nhuận là 24%/ năm. Những công ty vĩ đại, theo thời gian đều tăng trưởng để làm giàu cho các cổ đông của họ; duy chỉ có điều việc này không thực hiện trong vòng một tháng được.
LỜI SỐ 118
“Nếu lịch sử là toàn bộ những gì cần thiết cho cuộc chơi, thì người giàu nhất thế giới ắt phải là các thủ thư.”
*
Tìm hiểu lịch sử kinh doanh là một việc quan trọng để hiểu được những khả năng có thể xảy ra trong kinh doanh, nhưng nó không giúp bạn biết được chuyện gì sẽ xảy ra và vào lúc nào. Điều này cần một ít tiên đoán từ nhà đầu tư. Warren đã thử tiên đoán tương lai bằng cách chọn ở lại với những công ty sản xuất những sản phẩm không thay đổi theo thời gian. Sản phẩm tiên đoán được đồng nghĩa với lợi nhuận tiên đoán được. Hãy nhớ đến bia, kẹo, bảo hiểm ô tô, nước ngọt, chewing gum, và dao cạo. Bằng cách này ông có thể tiên đoán giá trị kinh tế trong tương lai của các công ty và quyết định về cái giá của nó trong hiện tại. Nhưng nếu một công ty phải liên tục thay đổi sản phẩm hay dòng sản phẩm của mình để tồn tại trong thị trường, lúc đó gần như không thể tiên đoán tương lai thậm chí chỉ trong thời gian ngắn sắp tới. Bạn kiếm tiền nhờ vào biết dược chuyện gì sẽ đến trong tương lai.
LỜI SỐ 119
“Chỉ mua những gì bạn hoàn toàn hài lòng nắm giữ ngay cả khỉ thị trường đóng cửa trong suốt 10 năm.”
*
Cứ mỗi hai năm một lần, kể từ đầu thập niên 1960 và kéo dài đến thập niên 1990, Warren và một nhóm những người ủng hộ Benjamin Graham sẽ tụ họp lại để thảo luận về triết lý và chia sẻ kinh nghiệm. Một trong những câu hỏi căn bản mà họ thường nêu ra cho nhau là “Nếu bạn phải đặt toàn bộ số tiền vào một cổ phiếu và đi ra một hoang đảo trong 10 năm, bạn sẽ chọn cổ phiếu nào?” Một phiên bản khác của câu hỏi là “Bạn sẽ cảm thấy thoải mái mua vào cổ phiếu nào hôm nay cho dù họ có đóng cửa thị trường chứng khoán trong suốt 10 năm tới?” Những câu hỏi này buộc bạn phải từ bỏ việc suy nghĩ ngắn hạn và bắt đầu nghĩ về dài hạn. Khi bạn bắt đầu nghĩ về dài hạn, bạn sẽ nghĩ đến chất lượng và bản chất kinh tế dài hạn của công ty. Điều này dẫn đến việc bạn tự hỏi liệu sản phẩm của công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững không, nghĩa là nhà máy thiết bị sẽ không bị lỗi thời, nghĩa là bạn không phải trang bị lại, và bạn không phải chi phí quá nhiều cho nghiên cứu và phát triển. Chi phí thấp đồng nghĩa với lợi nhuận cao, và lợi nhuận cao là tiền nhiều. Năm 1982 công ty mà Warren chọn mua mà không quan tâm đến liệu thị trường chứng khoán có mở cửa trong suốt 10 năm tiếp theo hay không chính là Capital Cities Communications. Năm 2006 ông có thể đã chọn Coca-Cola nếu ông có thể mua cổ phiếu của họ với tỉ lệ giá trên thu nhập thấp hơn 20. Warren không ngại chuyện phải nằm tắm nắng trên một hoang đảo miễn là ông giàu lên.
LỜI SỐ 120
“Nhà đầu tư hôm nay không hưởng lợi từ lợi nhuận do tăng trưởng trong hôm qua.”
*
Chính là tăng trưởng trong ngày mai mới mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư hôm nay. Nếu tôi mua một công ty hôm nay, lợi nhuận tôi thu được sẽ nằm toàn bộ trong tương lai. Tôi không kiếm được tiền từ quá khứ. Câu hỏi đặt ra là liệu tăng trưởng sẽ đến, và nếu có tăng trưởng, liệu tôi có sẵn sàng trả tiền cho nó không? Nếu công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững, tăng trưởng sẽ đến, nhưng nếu bạn trả giá cổ phiếu quá cao, bạn gần như đã làm giảm con số bạn kiếm được trong tương lai từ thương vụ đầu tư này – tức là làm giảm tỉ suất lợi nhuận hàng năm. Liệu bạn có muốn bỏ ra 100 triệu đôla cho một công ty nếu nó chỉ mang đến cho bạn 1 triệu đôla mỗi năm? Hơi nghi ngờ. Nhưng bạn chắc sẽ đồng ý chi ra 100 triệu đôla cho một công ty nếu kiếm được 20 triệu đôla mỗi năm. Đây là những trường hợp hơi thái quá. Quyết định càng khó khăn hơn đối với những công ty nằm trong khoảng giữa, nhưng nếu bạn muốn được như Warren, bạn có thể sẽ phải tránh ra cả những công ty nằm trong khoảng giữa và chỉ tập trung vào những trường hợp rõ mười mươi mà thôi.
LỜI SỐ 121
“Tôi chắc đã là một tay ăn mày khất thực nếu thị trường hoạt động hiệu quả.”
*
Trong thế giới đầu tư người ta có một giả thiết là thị trường chứng khoán hoạt động dựa trên tính hiệu quả, rằng giá cổ phiếu thể hiện chính xác giá trị của cổ phiếu trong ngày dựa trên những thông tin được công bố về nó. Đứng trên quan điểm ngắn hạn, thị trường chứng khoán tương đối hiệu quả, nhưng hiệu quả trong ngắn hạn thường mang lại những sai lầm về định giá trên quan điểm dài hạn. Điều này có nghĩa là đúng về mặt dài hạn, thị trường chứng khoán thường không hiệu quả. Warren thường dẫn chứng vụ đầu tư vào Washington Post Company là sở hữu của tờ báo Washington Post, tạp chí Newsweek, và bốn kênh truyền hình khác với tổng giá trị ít nhất là 500 triệu đôla – tuy nhiên thị trường chứng khoán lại định giá toàn bộ công ty chỉ bằng 100 triệu đôla. Tại sao lại rẻ đến thế? Bởi vì nếu nhìn ngắn hạn, Wall Street không cho rằng giá cổ phiếu sẽ tăng trong vòng một năm, mà đúng thế, nó không hề tăng. Nhưng nhìn từ quan điểm dài hạn, đây là một vụ mua vào cực kỳ tốt; và Warren đã mua 10 triệu đôla cổ phiếu của nó. Ba mươi năm sau con số 10 triệu này đã tăng lên thành 1,5 tỉ. Điều cần phải nhớ là tính hiệu quả trong ngắn hạn thường không tạo ra hiệu quả trong dài hạn, từ đó bạn có thể tận dụng để làm cho mình cực giàu.
LỜI SỐ 122
“Theo tôi nghĩ thì thị trường chứng khoán không hề tồn tại. Nó chỉ xuất hiện như một tham số để xem có ai đề nghị thực hiện những hành động ngu ngốc hay không. ”
*
Wall Street luôn miệng nói về thị trường chứng khoán đang lên hay xuống và khả năng dự báo hướng đi tiếp theo của nó. Warren không quan tâm tí nào đến hướng đi của thị trường, ông chỉ quan tâm liệu có người nào quản lý những quỹ hỗ tương và mua bán chứng khoán với tầm nhìn ngắn hạn một cách ngu ngốc nếu nhìn dưới quan điểm dài hạn. Để làm việc này, ông đọc tờ Wall Street ổournal, luôn ghi nhận lại tất cả những hành động ngu ngốc ngắn hạn nàý.
LỜI SỐ 123
“Chúng tôi tin rằng nếu gọi những tổ chức tích cực giao dịch là nhà đầu tư thì cũng giống như gọi tên một kẻ chỉ thích các mối tình qua đêm là lãng mạn.”
Giao dịch điên rồ gắn liền với các quỹ đầu tư hỗ tương gần như không bao giờ dứt. Họ mua cổ phiếu khi lãi suất giảm 0,25% và một tháng sau lại bán ra khi lãi suất tăng 0,25%. Họ áp dụng một chiến thuật gọi là đầu tư quán tính, theo đó họ phải mua cổ phiếu khi nó tăng giá nhanh chóng và bán khi nó giảm giá nhanh chóng. Nếu chỉ cần có một chút sụt giảm trong doanh thu, họ cũng bán cổ phiếu, và nếu chỉ cần có một chút gia tăng trong doanh thu, họ sẽ mua vào. Nếu chỉ cần có một chút dấu hiệu chiến tranh, họ bán ra, và nếu chỉ cần có một chút dấu hiệu hòa bình, họ mua vào. Tất cả những hành động này được thực hiện trong nỗ lực được định danh là tổ chức quỹ thành công nhất trong năm, một vinh dự sẽ mang lại cho họ thêm hàng triệu đôla từ công chúng vốn chỉ nhìn ngắn hạn và sẵn sàng chuyển đổi từ quỹ này sang quỹ khác dựa trên kết quả hành động trong một quý. Cách này không thể được gọi là đầu tư, chỉ là tiên đoán dưới chiêu bài đầu tư. Đầu tư là mua lại một phần công ty và ngồi nhìn nó phát triển; tiên đoán hay đầu cơ là ném hạt xúc xắc theo hướng ngắn hạn dựa trên giá cổ phiếu. Đầu tư giúp bạn trở nên cực kỳ giàu có, đầu cơ giúp cho những nhà quản lý quỹ ngồi ném xúc xích trở nên cực kỳ giàu có.
LỜI SỐ 124
“Chúng tôi không có ý kiến, chưa bao giờ có ý kiến, và sẽ không bao giờ có ý kiến về tương lai trong một năm tới của thị trường chứng khoán, lãi suất, hay các hành động kinh doanh.”
*
Thử tưởng tượng làm thế nào kiếm được hàng tỉ đồng từ thị trường chứng khoán mà lại không có ý kiến về thị trường chứng khoán hay lãi suất. Làm thế nào Warren có thể giữ được như thế? Ông làm được là vì ai cũng lo lắng về sự xoay chuyển của thị trường chứng khoán và dự báo lãi suốt trong năm sau, đồng nghĩa với việc họ sẽ rơi vào cái bẫy của những hành động ngu ngốc ví dụ như bán đi một công ty có cơ cấu kinh tế dài hạn rất tốt chỉ vì Cục dự trữ liên bang có thể tăng lãi suất lên thêm 0,25%. Và khi những nhà đầu tư nhạy cảm này bán đi những công ty vĩ đại vì những lý do ngu ngốc, Warren đã ngồi sẵn đợi mua lại, và một khi đã vào tay ông, ông sẽ không nhả chúng ra. Vì vậy nếu bạn muốn trở thành người siêu giàu, bạn chỉ việc giả lơ trước những lời đồn thổi và huênh hoang về hướng đi sắp tới của thị trường chứng khoán, quên đi Cục dự trữ liên bang và lãi suất, và chỉ tập trung vào xác định giá trị cơ cấu kinh tê dài hạn của các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững, và sau đó xác định liệu giá cổ phiếu đang ở mức nào trong tương quan với giá trị của chúng. Khi chúng bị định giá thấp, hãy mua vào, khi chúng bị định giá quá cao, hãy tránh xa. Nếu bạn nghiêm túc và theo đuổi trong một thời gian đủ dài, cuối cùng bạn sẽ tích lũy được một danh mục những công ty tuyệt vời giúp bạn siêu giàu sau này, như chính cách Warren đã làm.
LỜI SỐ 125
“Trong số những tỉ phú mà tôi quen biết, tiền bạc chỉ càng làm hiện rõ bản chất của họ. Nếu họ là những thằng hèn trước khi có tiền, thì họ cũng chỉ là một thằng hèn với một tỉ đôla.”
*
Tiền bạc chỉ càng nhấn mạnh thêm bản chất sẵn có của bạn. Nếu bạn là người tử tế và rộng lượng trước khi giàu có, bạn sẽ càng tử tế và rộng lượng hơn sau khi bạn giàu. Nếu bạn là người rẻ tiền và bủn xỉn trước khi giàu, thì bạn sẽ vẫn rẻ tiền và bủn xỉn khi bạn giàu. Bạn chĩ cần nhớ đến Ebenezer Scrooge (một nhân vật trong tiểu thuyết A Christmas Carol của Charles Dicken, tượng trưng cho sự thay đổi bản tính từ xấu xa sang tốt đẹp) là hiểu ngay. Tuy nhiên Scrooge phải gặp ma mới nhận ra vấn đề. Cuối cùng thì người tốt vẫn là người tốt cho dù họ giàu hay nghèo, điều quan trọng nằm ở chỗ họ là người tốt, chứ không phải họ giàu hay nghèo.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.