Đạo của Buffett

KINH DOANH



LỜI SỐ 23

“Cái gì không thể tiếp diễn mãi mãi thì sẽ có lúc kết thúc.”

*

Giá cổ phiếu đang lên nhanh chóng rồi sẽ dừng lại khi thực tế kinh doanh của công ty cuối cùng cũng hiện rõ. Thoạt nhìn cứ tưởng nó có thể tiếp diễn mãi mãi, nhưng nếu công ty không đạt kết quả như kỳ vọng đã đẩy giá lên cao, thì cổ phiếu của công ty sẽ xem như đà đạt đỉnh và bắt đầu rớt nhanh như thả một viên gạch.

Hầu hết những công ty đang ăn nên làm ra hiện nay sẽ đến một lúc nào đó khựng lại. Mọi thứ đều thay đổi, vấn đề chỉ là thời gian. Những chiếc roi ngựa đã có thời được xem là ngành kinh doanh vĩ đại tại Mỹ, đầu máy video đã từng là thời thượng, bán và sửa chữa máy đánh chữ là một phần cần thiết và phức tạp trong phương trình kinh doanh. Ngày nay tất cả những thứ này chỉ còn là quá khứ không có chút hy vọng kinh tế nào. Mọi thứ đều kết thúc, và vì vậy bạn không chỉ phải luôn theo dõi tình hình mà còn phải biết lao đi trước một bước.

Đã vài lần Warren đầu tư vào những công ty hết thời hoặc sụt giảm nghiêm trọng dưới quyền quản lý của ông. Một ví dụ nổi bật là Blue Chip Stamps, đã hoàn toàn biến mất, và World Book Encyclopedia, hiện nay đang mất dần, cả hai đều thua cuộc trước môi trường kinh doanh thay đổi. Ngay cả một thiên tài cũng có thể sai lầm về con đường phía trước.

LỜI SỐ 24

“Khi một nhà quản lý nổi tiếng về sự khôn ngoan nắm quyền quản lý một công ty nổi tiếng về cơ cấu kinh tế suy yếu, chỉ có tiếng tăm của công ty là không suy suyển”

*

Có những công ty vĩ đại – những công ty có cơ cấu kinh tế vĩ đại – có khả năng tài chính cần thiết để xoay chuyển bản thân khi họ rơi vào khủng hoảng. Và cũng có những công ty tầm thường – những công ty có cơ cấu kinh tế suy yếu – không thể làm gì để cứu thoát ngay cả khi họ có một đội ngũ quản lý cực kỳ thông thái. Một công ty vĩ đại thường có đầy đủ tiền mặt, hiếm khi mắc nợ hoặc mắc nợ rất ít, và đứng ở một vị thế có thể tự mình thoát ra khỏi rắc rối hay thoát ra khỏi chu kỳ suy giảm của nền kinh tế. Những công ty tầm thường luôn phải vất vả tìm tiền mặt, nợ như chúa chổm, và nếu rơi vào rắc rối, họ thường phải giật bên này đắp bên kia, dẫn đến rắc rối ngày càng trầm trọng. Một công ty tầm thường cho dù được điều hành khôn khéo đến thế nào, thì cơ cấu kinh tế lỏng lẻo của nó vẫn sẽ cột chặt nó với kết quả yếu kém.

LỜI SỐ 25

“Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh.”

*

Có nhiều cách để miêu tả công việc kinh doanh của một công ty, nhưng nói gì thì nói, cuối cùng cũng quay về với ngôn ngữ của kế toán. Khi con gái một người đồng nghiệp hỏi Warren về những khóa học thiết yếu tại đại học, ông đã trả lời, “Kế toán – nó là ngôn ngữ của kinh doanh.” Để hiểu được bản báo cáo tài chính của một công ty bạn cần phải hiểu các con số. Và để làm được điều này bạn phải học kế toán. Nếu bạn không thể đọc được bản cáo bạch, bạn không thể tính toán, và đồng nghĩa với việc bạn không thể phân biệt kẻ thắng người bại.

LỜI SỐ 26

“Các vụ xoay chuyển hiếm, khi nhúc nhích.”

*

Thế giới này đầy rẫy những công ty có cơ cấu kinh tế yếu kém bán cổ phiếu với giá thoạt nhìn là hời. Warren chỉ tìm những công ty tốt được bán với giá hợp lý, hay nếu tốt hơn, một công ty vĩ đại được bán với giá hời (mặc dù thường rất khó tìm). Những công ty yếu kém sẽ mãi là công ty yếu kém bất kể cái giá bạn bỏ ra là bao nhiêu. Giá cổ phiếu có thể thay đổi, nhưng bản chất bên trong của công ty vẫn không thay đổi. Nếu nó là một công ty tốt, nó sẽ giữ vững vị thế một công ty tốt, còn nếu là một công ty yếu, thì mãi nó vẫn là một công ty yếu kém. Công ty yếu kém không thể được xoay chuyển thành công ty vĩ đại. Chỉ có trong truyện cổ tích thì con ếch xấu xí mới biến thành hoàng tử, nên mặc dù nhiều tổng giám đốc tin rằng họ có quyền năng thần kỳ, 95% những con ếch họ hôn vẫn chỉ là ếch — và con số 5% còn lại thì ngay từ đầu đã không phải là ếch. Warren tin rằng công sức quản lý và số vốn đầu tư tốt hơn nên được dành để mua một công ty có cơ cấu kinh tế tốt và được bán với giá hợp lý, thay vì đổ vào cho một công ty yếu kém đang trông đợi một nụ hôn thần kỳ, ngay cả khi nó được bán với giá rất hời. Sau khi hôn phải vài con ếch trong sự nghiệp của mình, ông kết luận rằng chúng chẳng hấp dẫn tí nào.

LỜI SỐ 27

“Nếu một công ty làm ăn tốt thì giá cổ phiếu cũng sẽ tăng theo.”

*

Một hiện tượng trên thị trường mà Warren tin tưởng là nếu công ty làm ăn tốt trong một thời gian dài thì giá cổ phiếu cũng sẽ tăng theo để phản ánh đúng giá trị gia tăng của công ty. Ngược lại, nếu công ty không làm ăn tốt trong một thời gian dài thì giá cổ phiếu sẽ giảm để thể hiện đúng hơn giá trị của công ty. Giá trị trong dài hạn của công ty chính là thước đo điều chỉnh tình hình thị trường, lên hoặc xuống. Vì vậy, cổ phiếu của các công ty mạng Internet tăng bất thường trong giai đoạn thị trường bùng nổ đều tụt giảm nặng nề khi họ không thể kiếm ra tiền trong dài hạn. Trong khi đó, những công ty vĩ đại có giá cổ phiếu giảm khi thị trường chứng khoán sụp đổ đều ngay lập tức phục hồi khi thị trường nhận thấy năng lực sinh lợi của họ không hề suy suyển.

Nếu bạn mua cổ phiếu có giá thấp, bạn phải chắc chắn rằng cơ cấu kinh tế dài hạn của công ty vẫn ổn định. Nếu đúng như vậy, và công ty làm ăn tốt về lâu dài, thì cổ phiếu của bạn cũng tăng theo. Muốn cho giá cổ phiếu gia tăng thì công ty phải làm ăn thuận lợi, và muốn làm ăn tốt, nếu ngay từ đầu đã là một công ty vĩ đại thì sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Những công ty như Washington Post, Coca-Cola, Disney, American Express, General Foods, Wells Fargo, Interpublic Group, và GEICO đều là những công ty có cơ cấu kinh tế thuận lợi vào thời điểm Warren mua cổ phiếu của họ, nhưng giá cổ phiếu lúc đó không thuận lợi vì một vấn đề chưa giải quyết được hay vì ngành đang trong giai đoạn suy thoái, hay thị trường đang hồi sụt giảm. Trong tất cả các trường hợp này thì cơ cấu kinh tế dài hạn của họ cuối cùng đã buộc thị trường phải đánh giá lại và giá cổ phiếu tăng đáng kể.

LÒI SỐ 28

“Quản lý sự nghiệp băn thân củng giống như đầu tư – mức độ khó khăn không được tính đến. Vì vậy bạn có thể tiết kiệm được tiền bạc và công sức bàng cách chọn đúng chuyến tàu cẩn lên.”

*

Người ta không chỉ cần phải học hỏi nên đầu tư vào những công ty nào mà còn phải biết nên làm cho công ty nào. Nếu ta đi làm cho một công ty có cơ cấu kinh tế yếu kém thì ta không thể trông mong mình đạt thành quả cao, bởi công ty của ta không làm ăn tốt. Lương bổng sẽ thấp hơn mức trung bình thị trường, tăng lương là rết hiếm và xa vời, và nguy cơ mất việc cũng rất cao vì nhà quản lý luôn phải chịu áp lực cắt giảm chi phí.

Nhưng nếu bạn đi làm cho một công ty có cơ cấu kinh tế dài hạn thuận lợi, thì công ty này lúc nào cùng có dòng tiền luân chuyển mạnh. Điều này có nghĩa là lương bổng cao hơn, cơ hội tăng lương thăng chức nhiều hơn khi bạn làm tốt công việc. Ngoài ra bạn cũng có nhiều cơ hội tiến bộ khi cấp quản lý tìm cách chi tiêu số tiền lãi đó.

Bạn nên làm việc cho một công ty có tỉ lệ sinh lợi cao và làm ra nhiều tiền. Và bạn cũng nên tránh xa những công ty có lợi nhuận biên thấp và liên tục thua lỗ. Trường hợp đầu là một chỗ ngồi trên toa hạng nhất đến với đường Thuận lợi; còn trường hợp kia là một chỗ ngồi trên toa chở hàng vừa chậm chạp, vừa dằn xóc đến một địa điểm hẻo lánh ở vùng Siberia.

LỜI SỐ 29

“Phản ứng của bộ máy quản lý yếu kém trước công việc kinh doanh yếu kém là một hệ thống kế toán yếu kém.”

*

Nếu một công ty có cơ cấu kinh tế yếu kém, và bộ máy quản lý không liêm chính, nó sẽ tạo điều kiện cho hệ thống kế toán yếu kém, thể hiện qua việc tạo ra các con số doanh thu ảo. Đây là một việc làm đơn giản, cực kỳ đơn giản – chỉ việc đưa chi phí vào phần đầu tư của đối tác, sau đó yêu cầu đối tác trả tiền lãi từ phần vốn đầu tư này, và ghi vào phần doanh thu. Giảm chi phí và tăng doanh thu chỉ là việc nâng bút lên hay xuống. Gia tăng doanh thu sẽ khiến cổ đông và Wall Street vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt, giúp bạn đẩy giá cổ phiếu lên cao, đồng nghĩa với việc bạn sẽ được nhận tiền thưởng hàng triệu đôla, lại còn được mời ăn trưa với chủ tịch hội đồng quản trị. Thử nhớ lại vụ Enron, ngoài ra còn nhiều nữa .

LỜI SỐ 30

“Sự chênh lệch giữa một công ty cần nguồn vốn lớn để tăng trưởng và một công ty tăng trưởng không cần vốn là rất lớn.’’

*

Đây là bí mật rất lớn trong chiến lược mua và giữ cổ phiếu của Warren. Nếu bạn mua và giữ cổ phiếu của một công ty cần nguồn vốn lớn để tăng trưởng, cổ phiếu của bạn sẽ không bao giờ tăng giá trị. Lý do là công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn để giữ cho nó không bị nhấn chìm bởi các đối thủ. Nếu bạn phải chi hàng tỉ đồng để tái thiết kế danh mục sản phẩm của mình sau mỗi năm năm, nghĩa là bạn đã mất cơ hội sử dụng hàng tỉ đồng vào việc mở rộng sản xuất hay mua lại công ty khác hay mua lại cổ phần.

Nhưng nếu một công ty có thể tăng trưởng mà không cần được bơm thêm vốn, nó có thể sử dụng số tiền dư ra này để làm được nhiều việc, gia tăng tỉ lệ lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, từ đó, đưa giá cổ phiếu của công ty gia tăng. Đó chính là lý do vì sao Warren thích mua cổ phiếu của những công ty như Wrigley’s và Coca-Cola thay vì GM hay Intel. Những công ty như Wrigley’s và Coca-Cola không bao giờ phải chi hàng tỉ đôla để thiết kế lại sản phẩm của mình hay trang bị mới cho nhà máy sản xuất, vì vậy họ có nhiều tiền để làm những việc vui thú hơn như mua lại cổ phần của chính mình. Ngược lại,GM hay Intel phải liên tục chi hàng tỉ dồng để thiết kế mới và trang bị lại dây chuyền sản xuất. Chỉ cần họ ngừng chi số tiền này vào các thiết kế mới hay dây chuyền sản xuất mới, họ sẽ bị qua mặt ngay lập tức bởi các đối thủ. Nếu một công ty cần nhiều vốn để tăng trưởng, nó sẽ không bao giờ làm bạn giàu có; còn nếu một công ty tăng trưởng không cần thêm vốn, nó sẽ không bao giờ để bạn nghèo khổ. 

LỜI SỐ 31

“Khi công ty gặp khó khăn thì cứ giải quyết xong vấn đề này sẽ có ngay vấn đề khác nảy sinh – chẳng bao giờ chuột không chạy theo đàn trong bếp.”

*

Một công ty có cơ cấu kinh tế yếu kém là một chiếc thuyền lững lờ vô định, không đem lại hiệu quả đầu tư dài hạn. Bản chất cạnh tranh khốc liệt trong môi trường kinh doanh khiến cho nó phải vất vả gói ghém trong phần lợi nhuận quá mỏng đồng thời vẫn phải liên tục nâng cấp nhà máy để giữ được thế cạnh tranh. Nếu nó còn phải liên tục thay đổi sản phẩm để cạnh tranh thì lại phải chi tiền cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Ví dụ, nếu một công ty sản xuất ô tô quyết định thay đổi dòng sản phẩm, nó sẽ phải đổ hàng tỉ đôla để thay đổi dây chuyền sản xuất. Chỉ cần một ước tính sai là toàn bộ hệ thống vận hành sẽ tan vỡ. Tất cả những thứ này uống đi phần vốn đáng lẽ ra có thể được dùng để tăng doanh thu, ví dụ như mở rộng sản xuất, mua thêm các công ty con, hay mua lại cổ phần. Liên tục giải quyết vấn đề lợi nhuận thấp, doanh thu thấp, đối nghịch với chi phí, cộng thêm vấn đề lao động rẻ ở nước ngoài, nghe có vẻ như bạn đang mắc kẹt trong một mô hình kinh doanh không bao lâu nữa sẽ không còn phù hợp. Nếu muốn đầu tư dài hạn thì đây là những loại hình kinh doanh bạn nên tránh. Warren tránh chúng như tránh bệnh dịch, ngay cả khi giá cổ phiếu của chúng rẻ như cho.

LỜI SỐ 32

“Muốn tăng doanh số thl chỉ cần nhảy sang thị trường thấp cấp, nhưng muốn nhảy sang thị trường cao cấp trở lại thì không đơn giản.”

*

Một số sản phẩm nhất định đã chiếm lĩnh được tâm trí của bạn – chúng là những thương hiệu bạn nghĩ đến ngay khi bạn có nhu cầu về ngành hàng đó. Kleenex, Tampax, Winđex, Snickers, Wrigley’s, Disney, và Coke là những thương hiệu đã chiếm được tâm trí của người tiêu dùng. Đồng thời chúng cũng là tiêu chuẩn xác định được kỳ vọng của người tiêu dùng dành cho sản phẩm của mình. Và bởi vì những sản phẩm này bao giờ cũng thỏa mãn kỳ vọng khách hàng, nhà sản xuất ra chúng có quyền đòi một mức giá cao hơn. Các nhà sản xuất chi hàng triệu đôla để đưa sản phẩm của mình vào khu vực riêng biệt này.

Tuy nhiên, nếu có một nhà sản xuất nào nhân danh lợi nhuận, giảm chất lượng sản phẩm của mình, họ có thể đối mặt với một nguy cơ cao là đánh mất vị thế trong tâm trí người tiêu dùng. Chúng ta đã chứng kiến những trường hợp này xảy ra trong thực tế – một sản phẩm chất lượng mà chúng ta đã quen sử dụng, bỗng nhiên nhà sản xuất hạ thấp chất lượng, thế là chúng ta thôi sử dụng và chuyển sang một sản phẩm khác. Sau khi tình huống này xảy ra, rất khó để nhà sản xuất quay lại vị trí ban đầu, bởi vì một trải nghiệm xấu đã đánh mất chỗ của họ trong tâm trí người tiêu dùng.

LỜI SỐ 33

“Khi một tổng giám đốc được các nhà tư vấn khuyến khích ký hợp đồng làm ăn, anh ta sẽ đáp ứng theo kiểu một cậu thiếu niên được cha mình khuyên nên sinh hoạt tình dục bình thường. Nó chẳng giúp gì được cho anh ta.”

*

Blaise Pascal, nhà toán học và triết học người Pháp, đã từng nói: “Bất hạnh của con người đều xuất phát từ việc họ không thể ngồi yên trong phòng một mình.” Tổng giám đốc không thể chỉ ngồi yên đó, họ cần phải ký hợp đồng làm ăn, một việc tương đối đơn giản nhờ Wall Street, từ đó tạo nên ảo tưởng rằng họ đang làm việc xứng đáng với mức lương chất ngất của mình. Ngoài ra, mua thêm một mớ vấn đề bao giờ cũng dễ dàng hơn là cố gắng giải quyết mớ vấn đề cũ.

Giải pháp của Warren đối phó với tình trạng mải mê tăng trưởng thông qua sáp nhập là chỉ mua những công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững. Những công ty này có cơ cấu kinh tế vĩ đại thể hiện qua tỉ lệ doanh lợi đầu tư cao và doanh thu vững vàng liên tục. Những công ty khác được ông định danh là công ty hàng hóa, thể hiện qua tỉ lệ lợi nhuận thấp và doanh thu trồi sụt. Đa số các công ty trên thế giới đều rơi vào loại hàng hóa, vì vậy Warren chỉ việc ngồi nghỉ ngơi – nhưng khi ông phát hiện ra một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững, ông sẽ nhảy ngay vào chỉ trong vòng 10 phút. Warren biết rõ những gì ông muốn ngay cả trước khi ông muốn.

LỜI SỐ 34

“Bạn không nhất thiết phải gom lại tiền bằng đúng con đường bạn đã làm mất tiền.”

*

Những nhà đầu tư mới tham gia thị trường thường nghĩ rằng cách chơi duy nhất là phải bám vào số cố phiếu mà họ vừa mới thua lỗ, giống như khi chơi mãi một trò trong sòng bạc, với hy vọng thời vận thay đổi. Nhưng trong chứng khoán, không phải như trò chơi trong sòng bạc, rủi ro chênh lệch rất nhiều giữa các loại chứng khoán khác nhau, tùy thuộc vào hai yếu tố – chất lượng kinh doanh của công ty và cái giá bạn trả cho cổ phiếu của họ so với chất lượng này. Chất lượng càng cao, rủi ro càng thấp, tỉ lệ giá và chất lượng càng thấp, rủi ro càng giảm. Đa số trường hợp chất lượng kinh doanh cao đi kèm với giá cổ phiếu cao, nghĩa là không phải một vụ làm ăn hời, nhưng thỉnh thoảng thị trường chứng khoán cũng khó lường và bạn thấy giá cổ phiếu của công ty có chất lượng cao được bán với giá thấp. Đây là lúc kiếm tiền dễ dàng. Bạn cần nên tránh những công ty có chất lượng kinh doanh thấp nhưng được bán với giá cao, vì đây là lúc bạn bị thua lỗ. Chất lượng thấp và giá cao so với chất lượng nghĩa là tránh xa, còn chất lượng cao cộng với giá thấp so với chất lượng nghĩa là nhảy vô. Nhưng mỗi loại cổ phiếu là một cuộc chơi khác nhau, có tỉ lệ rủi ro khác nhau, thay đổi tùy theo giá cổ phiếu, vì vậy bạn nên kiên nhẫn đợi đến khi thời vận nghiêng về phía bạn, mức độ an toàn chấp nhận được, và đánh cược thật lớn. Điều thú vị về thị trường chứng khoán là không giống như sòng bạc, đôi khi nó cũng chia cho bạn cơ hội thắng chắc. Warren là người chuyên đợi những lúc thắng chắc như vậy.

LỜI SỐ 35 

“Tôi đi tìm những công ty nào mà tôi nghĩ mình có thể tiên đoán tương lai của họ trong mười hay mười lăm năm sau. Ví dụ như công ty sản xuất cheiving gum Wrigley’s. Tôi không nghĩ Internet sẽ làm người ta thay đổi cách nhai cheiving gum.”

*

Những sản phẩm nhất quán giúp doanh thu ổn định. Nếu một sản phẩm không phải thay đổi, bạn có thể thu về tất cả lợi nhuận vì không phải chi tiền cho nghiên cứu và phát triển, và cũng không phải làm nạn nhân của thời trang lên hay xuống. Ví dụ như bia, nước ngọt, và kẹo. Budweiser đã sản xuất cùng một thứ bia trong hàng trăm năm, Coke vẫn bán thứ nước ngọt màu caramel kỳ diệu dó trong hơn một trăm năm, và Wrigley’s vẫn sản xuất thứ kẹo chewing gum trong suốt hơn một trăm năm. Bạn đã thấy xu hướng chưa? Bạn có nghĩ mình dự đoán được những công ty này sẽ bán món gì trong mười lăm năm nữa không? Nếu bạn làm được, thì bạn có thể chính là một Warren Buffett tiếp theo. 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.