Dạy Con Làm Giàu – Tập 2
CHƯƠNG 8
Tôi làm giàu bằng cách nào?
Khi mọi người hỏi tôi, “Anh đã học công thức làm giàu từ đâu?”,
tôi trả lời, “Nhờ chơi cờ Tỷ Phú khi còn nhỏ”.
Nhiều người cho là tôi nói đùa, còn những người khác thì yên lặng và chờ đợi tràng cười của tôi. Thế nhưng, đó không phải là trò đùa, mà tôi nói thực lòng. Công thức làm giàu trong cờ Tỷ Phú thật đơn giản, nhưng có thể áp dụng trong đời thực cũng như trong khi chơi.
BỐN NGÔI NHÀ MÀU XANH… MỘT TÒA NHÀ MÀU ĐỎ
Bạn có thể nhớ lại bí quyết chiến thắng trong cờ Tỷ Phú là chỉ cần đổi càng nhiều tòa nhà màu đỏ từ bốn căn nhà màu xanh. Chỉ thế thôi, và đó cũng chính là công thức đầu tư mà hai vợ chồng tôi đã sử dụng.
Khi thị trườ địa ốc trở nên bết bát, chúng tôi mua thật nhiều những căn hộ nhỏ với số tiền giới hạn mà chúng tôi có trong tay. Khi thị trường chuyển mình, chúng tôi bán đi bốn căn hộ màu xanh để đổi lấy một tòa nhà màu đỏ to lớn. Chúng tôi không bao giờ làm việc lại nữa bởi vì nguồn thu nhập từ những tòa nhà màu đỏ, các căn hộ cho thuê và những kho chứa hàng mi-ni đã trang trải cho các chi phí sinh hoạt của chúng tôi.
CÔNG THỨC ĐÓ CŨNG ÁP DỤNG
VỚI BÁNH MÌ KẸP THỊT
Hoặc nếu như bạn không thích địa ốc, bạn chỉ cần làm bánh mì kẹp thịt, xây dựng một hệ thống kinh doanh xung quanh ổ bánh và bán lại đặc quyền thương hiệu kinh doanh. Trong vòng vài năm, nguồn thu nhập mỗi lúc một tăng sẽ làm cho bạn có nhiều tiền hơn mức sinh hoạt của bạn.
Trong thực tế, con đường đơn giản đó chính là con đường dẫn đến sự giàu có. Nói cách khác, trong một thế giới đầy những kỹ năng cao như hiện nay, những nguyên tắc làm giàu vẫn hoàn toàn đơn giản và không cần những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Tôi cho đó chỉ là một quan điểm, một ý nghĩa hết sức bình thường nhưng hợp tình hợp lý. Điều không may là khi đề cập đến vấn đề tiền bạc, sự hợp lý bình thường lại trở nên phức tạp, rối rắm và vô nghĩa.
Chẳng hạn, đối với tôi thật hoàn toàn vô nghĩa khi mọi người được cho phép giảm thuế để mất tiền và mắc nợ. Hay cho ngôi nhà của mình là tài sản trong khi nó chỉ thực sự là nợ vì làm cho nguồn tiền của bạn ngày nào cũng bị hao hụt đi. Hoặc có một chính phủ tiêu tiền nhiều hơn số thuế thu được. Hay gởi một đứa nhỏ đến trường hy vọng nó sẽ tìm được một công việc sau này, trong khi chẳng hề dạy cho đứa bé về tiền bạc.
LÀM THEO NGƯỜI GIÀU KHÔNG KHÓ
Làm theo người giàu không khó. Một trong những nguyên nhân tại sao những người giàu có không thành công trong trường lớp là vì phần “hành động” trong quá trình làm giàu lại hết sức đơn giản. Bạn không cần phải đi học mới làm giàu được. Phần “hành động” trong quá trình làm giàu không phải là một môn học về tên lửa phức tạp.
Tôi đề nghị các bạn nên tìm đọc một quyển sách cổ điển, có nhan đề là “Hãy suy nghĩ và làm giàu” của tác giả Napolean Hill. Tôi đã đọc quyển sách này từ nhỏ, và nó đã ảnh hưởng rất lớn đến hướng đi của tôi sau này. Thực ra, chính người bố giàu đã đề nghị tôi tìm đọc quyển sách đó, và nhiều người đã thích nó.
Có một lý do tốt tại sao quyển sách mang tựa đề đó mà không phải là “Hãy làm việc chăm chỉ và làm giàu” hay như “Hãy xin được một công việc và làm giàu”. Sự thực là những người làm việc cực nhọc nhất không bao giờ giàu được. Nếu bạn muốn giàu, bạn cần phải “suy nghĩ”. Hãy suy nghĩ một cách độc lập chứ đừng chạy theo đám đông. Theo tôi, một tài sản quý giá của người giàu là cách suy nghĩ của họ rất khác biệt so với những người khác. Nếu bạn làm theo những gì người khác làm, bạn cũng chỉ có được những gì mà người khác có. Và đối với hầu hết mọi người, những gì họ có chỉ là những năm tháng làm việc cực nhọc, bị đánh thuế không công bằng và mắc nợ suốt đời.
Khi người ta hỏi tôi, “Tôi cần phải làm gì để đi từ bên trái sang phải bên phải tứ đồ?”, tôi trả lời, “Không phải những hành động của bạn cần thay đổi, mà trước hết chính cách suy nghĩ của bạn nên thay đổi. Nói cách khác, đó chính là làm sao trở thành một người để có thể hành động những gì cần phải thực hiện”.
Bạn có muốn trở thành người biết cách suy nghĩ mua bốn căn nhà màu xanh để đổi lấy một tòa nhà màu đỏ dễ dàng hay không? Hay bạn muốn trở thành người cho rằng việc đổi lấy một tòa nhà màu đỏ từ bốn căn nhà màu xanh là khó khăn?
Cách đây nhiều năm, tôi đã tham dự một lớp học về cách thiết lập mục tiêu. Đó là vào những năm bảy mươi, và tôi không thể nào tin rằng đã dám bỏ 150 đô, hy sinh những ngày nghỉ cuối tuần đẹp trời chỉ để học cách lập mục tiêu. Lẽ ra tôi đã có thể đi trượt sóng ở một bờ biển xinh đẹp nào đó. Thay vào đó, tôi lại có mặt ở đây để trả tiền cho ai đó dạy tôi làm thế nào lập ra mục tiêu cho mình. Tôi gần như muốn bỏ lớp học đó, nhưng chính những điều tôi đã học được từ lớp học đó đã giúp tôi đạt được những gì tôi mong muốn trong đời mình.
Người đứng lớp đã viết lên bảng ba từ sau:
TRỞ THÀNH – HÀNH ĐỘNG – ĐẠT TỚI
Cô ta sau đó giải thích. “Mục tiêu là phần đạt tới trong ba từ đó. Những mục tiêu như có một thân hình đẹp, có một quan hệ hoàn hảo, hay có hàng triệu đô, có sức khỏe tráng kiện, hay sự nổi tiếng. Một khi hầu hết mọi người nhận ra những gì mà họ muốn có, tức là mục tiêu của mình, họ bắt đầu liệt kê những điều cần phải “hành động”. Đó là lý do tại sao gần như ai ai cũng có những danh mục “những điều cần phải làm”. Họ đặt mục tiêu cho mình, và sau đó bắt đầu hành động.
Đầu tiên, cô ấy dùng mục tiêu có một thân hình đẹp. “Những gì mà hầu hết mọi người làm một khi mong muốn có thân hình đẹp là đi ăn kiêng, sau đó đi tập thể hình. Điều đó chỉ kéo dài được vài tuần lễ, và mọi chuyện trở lại như cũ. Họ quay lại ăn khoai tây chiên và pizza, và thay vì đi tập thể dục, họ xem bóng chày trên ti-vi. Đó chính là ví dụ về hành động thay vì phải là trở thành”.
“Không phải chế độ ăn kiêng có tác dụng, mà chính là con người bạn cần nên thực hành theo chế độ ăn kiêng đó mới có tác dụng. Vậy mà năm nào cũng có hàng triệu người đi tìm kiếm những chế độ ăn kiêng hoàn hảo để giảm mập. Họ tập trung vào những điều họ phải làm, mà lẽ ra họ nên cần tập trung vào con người mà họ nên trở thành. Chế độ ăn kiêng sẽ không có tác dụng gì nếu như bạn không chịu thay đổi những suy nghĩ của mình”.
Cô ta sau đó dùng thí dụ minh họa về chơi gôn. “Nhiều người đi mua những bộ chơi gôn mới với hy vọng họ có thể cải thiện được lối chơi của mình, mà lẽ ra họ nên bắt đầu từ thái độ, phản ứng và sự tin tưởng như một người chơi gôn chuyên nghiệp. Một người chơi gôn tồi cho dù có được một bộ chơi gôn mới cũng chỉ là một tay chơi tồi tệ”.
Cô ta nhảy qua lĩnh vực đầu tư. “Nhiều người nghĩ rằng đầu tư vào cổ phiếu hay quỹ hỗ tương sẽ làm cho họ giàu lên. Dĩ nhiên, đâu phải chạy đi mua cổ phiếu, trái phiếu, quỹ hỗ tương hay địa ốc sẽ giúp bạn giàu lên được. Làm theo những gì mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp đã làm không nhất thiết có nghĩa là bạn sẽ đạt được sự thành công về tài chánh. Một người mà đã có trạng thái tâm lý của kẻ thua cuộc sẽ luôn luôn bị thất bại cho dù họ mua các khoản đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào đi chăng nữa”.
Rồi cô ấy đưa ra ví dụ khác về tìm kiếm một người phối ngẫu hoàn hảo, lãng mạn. “Rất nhiều người đi đến các quán bar, công sở hay nhà thờ chỉ để tìm kiếm người bạn đời trăm năm lý tưởng. Đó chính là điều họ làm. Những gì họ hành động là chạy ra ngoài và “tìm kiếm một người yêu lý tưởng” mà lẽ ra chính bản thân họ phải nên phấn đấu “trở thành người yêu lý tưởng trước nhất”.
Đây là ví dụ mà cô đưa về các mối quan hệ. “Trong hôn nhân, nhiều người thử thay đổi nhiều người tình khác nhau để có thể tìm được một hôn nhân hoàn hảo. Thay vì cứ cố thay đổi người khác mà điều đó đã dẫn đến nhiều sóng gió trong gia đình, các anh chị tốt nhất là nên thay đổi bản thân mình trước”. Cô nói, “Đừng bao giờ áp đặt lên người khác, mà hãy thay đổi cách suy nghĩ của chính mình về người khác”.
Khi cô bàn về các mối quan hệ hôn nhân, đầu óc tôi liền liên tưởng đến nhiều người mà tôi đã gặp cách đây vài năm – những người cứ đòi thay đổi thế giới nhưng rốt cuộc chẳng đi đến đâu. Họ muốn mọi người khác thay đổi, nhưng lại không chịu thay đổi chính bản thân mình.
Còn về tiền bạc, cô đã giải thích thế này. “Khi đụng đến tiền bạc, nhiều người cố bắt chước hành động theo những gì người giàu đã làm và cố đạt được những gì mà người giàu có. Cho nên, họ chạy ra ngoài mua một căn nhà lộng lẫy, một chiếc xe ô-tô bóng loáng, và gởi con mình đến học ở những trường chỉ toàn con nhà giàu. Tất cả những hành động kiểu đó chỉ khiến họ phải làm việc cực nhọc hơn, mắc nợ nhiều hơn mà lại càng khiến họ làm việc nhiều hơn nữa. Thế nhưng đó đâu phải là cách làm của người giàu”
Từ cuối lớp, tôi gật gù đồng ý. Người bố giàu đã không dùng những ví dụ như thế để giải thích, nhưng Người đã thường nói với tôi, “Mọi người cho rằng làm việc vì tiền, sau đó đi mua những thứ trông có vẻ giàu có, sẽ làm cho họ giàu. Thế nhưng điều đó không phải như vậy. Điều đó chỉ làm cho họ càng mệt mỏi thêm mà thôi. Họ cứ kháo nhau, cố bắt kịp với bọn người Mỹ, nhưng nếu con tinh ý, con sẽ thấy người Mỹ đã mệt mỏi đến mức nào”.
Trong suốt khóa học cuối tuần đó, những điều mà người bố giàu nói với tôi trước đây càng trở nên thấm thía hơn, sâu sắc hơn. Người đã sống rất khiêm tốn trong nhiều năm liền. Thay vì làm việc cực nhọc để tiêu xài, Người làm việc cực nhọc chỉ để thu nhập thêm nhiều tài sản. Nếu bạn có dịp nhận ra Người trên đường, bạn sẽ
thấy Người không hề khác mấy so với những người bình thường khác. Người lái một chiếc xe buýt mi-ni chứ không phải một chiếc xe đắt tiền. Thế rồi đến một ngày, lúc Người ở cuối tuổi ba mươi, Người bỗng nổi lên như một trung tâm quyền lực tài chánh. Mọi người lập tức nhận ra Người khi Người bỗng nhiên mua lại một trong những miếng đất đắt đỏ của Hawaii. Sau khi tên của Người được lên mặt báo, người ta mới vỡ lẽ con người trầm lặng đó làm chủ rất nhiều doanh nghiệp khác, sở hữu nhiều miếng đất, và khi Người cất tiếng nói, mọi ngân hàng đều lắng nghe Người. Rất ít người biết được căn nhà nhỏ khiêm nhường Người đã từng cư ngụ trước đây. Chỉ đến khi nào có dư thật nhiều tiền, Người mới mua một căn nhà ta lớn cho cả gia đình mình. Người không phải vay nợ để mua căn nhà đó, mà Người đã trả dứt bằng tiền mặt.
Sau khi tham dự lớp học cuối tuần về cách đặt ra mục tiêu đó, tôi nhận thấy nhiều người cứ cốtheo những gì mà họ nghĩ là người giàu đã từng làm qua, và cố đạt được những thứ mà người giàu có. Họ thường mua những căn nhà to lớn, đầu tư vào thị trường chứng khoán bởi vì đó là nơi mà họ cho là người giàu đầu tư. Thế nhưng, những gì mà người bố giàu có dạy cho tôi hiểu, là nếu mọi người vẫn còn suy nghĩ, phản ứng và có niềm tin của một người nghèo hay một người trung lưu, sau đó làm theo những gì người giàu đã làm, những người đó cũng chỉ đạt được những gì mà giai cấp trung lưu và người nghèo có mà thôi. Công thức TRỞ THÀNH – HÀNH ĐỘNG – ĐẠT TỚI bắt đầu có ý nghĩa đối với tôi.
KIM TỨ ĐỒ LÀ NHẮM TỚI VIỆC TRỞ THÀNH…
CHỨ KHÔNG PHẢI HÀNH ĐỘNG
Di chuyển từ phía bên trái sang phía bên phải của tứ đồ chủ yếu là một quá trình trở thành chứ không phải hành động.
Không phải những gì mà những người nhóm C hay Đ hành động mới tạo ra sự khác biệt, mà chính là cách suy nghĩ của họ, bản chất con người của họ.
Một tin mừng là thay đổi cách suy nghĩ chẳng mất tiền bạc gì cả. Thực tế, sự thay đổi đó hoàn toàn miễn phí. Thế nhưng điều không hay là đôi khi rất khó thay đổi được những suy nghĩ bản chất, phát xuất từ trong đáy lòng về tiền bạc vốn đã được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hoặc những suy nghĩ mà bạnđược từ bạn bè, từ công việc và từ trường lớp. Thế nhưng, bạn vẫn có thể thay đổi được chúng. Và đó chính là đề tài chủ chốt của quyển sách này. Đây không phải là một quyển sách chỉ dạy cách làm thế nào, hay nên làm gì để trở nên tự do về tài chánh. Quyển sách này cũng không đề cập đến những loại cổ phiếu nào bạn nên mua, hay quỹ hỗ tương nào là an toàn nhất. Quyển sách này tập trung về cách làm thế nào có thể củng cố cách suy nghĩ của bạn (trở thành) sao cho bạn có thể hành động để đạt được sự tự do hoàn toàn về mặt tài chánh.
SỰ BẢO ĐẢM AN TOÀN LÀ MỐI QUAN TÂM CỦA NGƯỜI NHÓM L
Như một nguyên tắc chung, những người nhắm đến nhóm L thường coi trọng giá trị của sự bảo đảm an toàn khi đụng đến lĩnh vực tiền bạc. Đối với họ, tiền không quan trọng bằng sự ổn định an toàn. Họ có thể dám rủi ro sinh mạng của mình trong những trò chơi cảm giác mạnh như nhảy dù, thế nhưng lại sợ đến co vòi khi nói đến tiền bạc.
CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO LÀ MỐI QUAN TÂM CỦA NGƯỜI NHÓM T
Đây cũng chỉ là một nguyên tắc chung. Thế nhưng khi tôi quan sát những người thuộc nhóm T đang cố gắng hội nhập sang thế giới bên phải tứ đồ, tôi đều nhận ra trạng thái tâm lý tự mình làm hết mọi của họ. Họ thích tự làm lấy bởi vì trong họ luôn có nhu cầu đảm bảo mọi thứ cần phải được làm đúng cách. Và bởi vì họ gặp khó khăn tìm được người khác có thể làm theo ý họ muốn, họ đành phải tự mình làm lấy mọi chuyện.
Đối với nhiều người nhóm T, vấn đề thực sự là khả năng kiểm soát. Họ cần phải kiểm soát mọi thứ. Họ không ưa phạm lỗi. Và họ
càng không ưa khi người khác phạm lỗi và làm cho họ bị mất mặt. Điều đó khiến cho họ trở thành những người nhóm T hoàn hảo, tuyệt vời; và cũng chính vì lý do đó bạn muốn thuê mướn những người này làm một số công việc cho bạn. Bạn mong muốn vị nha sĩ của bạn phải hoàn hảo. Bạn muốn người luật sư của bạn phải tinh thông đủ mọi vấn đề. Bạn muốn vị bác sĩ giải phẫu não hay kiến trúc sư là một người xuất sắc. Đó chính là lý do bạn trả tiền cho họ. Đó là sức mạnh của họ, nhưng cũng là điểm yếu.
SỰ THÔNG MINH CẢM TÍNH
Phần chủ yếu làm nên con người chính là tính nhân bản hay sự cảm xúc. Tất cả chúng ta ai ai cũng có những cảm xúc giống nhau. Chúng ta đều có nỗi sợ, nỗi buồn, giận dữ, yêu thương, thù ghét, thất vọng, vui sướng, hạnh phúc và nhiều cảm xúc khác. Cách chúng ta phản ứng trước những cảm xúc đó đã tạo nên những cá nhân hoàn toàn khác biệt.
Khi đề cập đến vấn đề rủi ro tiền bạc, tất cả chúng ta đều sợ… kể cả người giàu. Sự khác biệt là cách chúng ta xử lý nỗi sợ đó. Đối với nhiều người, chính nỗi sợ đó đã khiến họ suy nghĩ, “Hãy chơi an toàn. Đừng chấp nhận rủi ro”.
Trong khi đối với nhiều người khác, nhất là những người ởải, nỗi sợ bị mất tiền đã khiến họ suy nghĩ cách khác, “Hãy chơi khôn ngoan. Hãy học cách quản lý rủi ro”.
Cũng một cảm xúc nhưng khác nhau trong suy nghĩ… dẫn đến những bản chất khao khát, hành động khác nhau và đạt tới những đích đến khác nhau.
NỖI SỢ MẤT TIỀN
Theo tôi, nguyên nhân lớn nhất khiến cho con người cứ vật lộn với tiền bạc chính là nỗi sợ bị mất tiền. Và chính nỗi sợ này đã khiến cho mọi người hành động quá cẩn thận, muốn tự mình kiểm soát mọi thứ, còn không thì họ sẽ đưa tiền cho người khác đầu tư mà họ coi là chuyên gia, và cứ cầu nguyện, hy vọng số tiền vẫn còn đó một khi họ cần tới chúng.
Nếu nỗi sợ đã giam hãm bạn trong một nhóm người trên tứ đồ, tôi đề nghị bạn nên tìm đọc quyển Sự khôn ngoan cảm tính của Daneil Goleman. Trong quyển sách này, Goleman đã giải thích câu hỏi ngàn đời tại sao những người học giỏi trong trường lớp lại ít khi
thành công về mặt tài chánh trong đời thực. Câu trả lời của ông là vì chỉ số thông minh cảm tính trội hơn chỉ số thông minh về học vấn. Đó chính là lý do tại sao những người dám chấp nhận rủi ro, phạm sai lầm và làm lại từ đầu thường thành công hơn những người chỉ được dạy không nên phạm lỗi bởi vì họ sợ gặp rủi ro. Có rất nhiều người tốt nghiệp với bằng cấp này, bằng cấp nọ, nhưng không đề được chuẩn bị về mặt cảm xúc để đương đầu với rủi ro… nhất là những rủi ro về mặt tài chánh. Lý do tại sao nhiều giáo viên không giàu được là vì họ hoạt động trong một môi trường mà ở đó “chỉ biết trừng phạt những người phạm lỗi”, và chính bản thân họ lại thường sợạm phải sai lầm. Lẽ ra, để đạt được sự tự do về tài chánh, chúng ta cần phải học cách phạm lổi và biết quản lý rủi ro.
Nếu mọi người suốt đời cứ sợ bị mất tiền, sợ làm những điều khác với đám đông, họ sẽ không bao giờ làm giàu được, cho dù việc làm giàu ấy chỉ đơn giản bằng cách mua bốn căn nhà màu xanh và đổi lấy một tòa nhà màu đỏ lớn.
CHỈ SỐ IQ CẢM TÍNH MẠNH HƠN
Sau khi đọc qua quyển sách của Goleman, tôi nhận ra rằng chỉ số IQ về tài chánh chỉ là sự kết hợp giữa 90% chỉ số IQ cảm tính và 10% hiểu biết chuyên ngành về tài chánh hay tiền bạc. Goleman đã trích dẫn nhà nhân văn học của thế kỷ 16, ông Eramus xứ Rotterdam – tác giả của nhiều bản văn châm biếm hài hước về sự mâu thuẫn giữa tính duy lý và tính cảm xúc của con người. Trong tác phẩm của mình, ông sử dụng tỷ số 24:1 để so sánh sức mạnh của một đầu óc cảm tính với một đầu óc duy lý. Nói cách khác, khi cảm xúc lên cao trào, chúng sẽ có sức mạnh ảnh hưởng lớn gấp 24 lần so với sự duy lý của suy nghĩ. Tôi không biết tỷ lệ đó có đúng hay không, thế nhưng tỷ lệ đó có thể dùng được để đối chiếu tác dụng ảnh hưởng của lối suy nghĩ cảm tính với lối suy nghĩ thuần lý trí.
24 : 1
Suy nghĩ cảm tính : Suy nghĩ thuần lý trí
Tất cả chúng ta, là con người, đều đã từng trải qua những sự kiện trong đời mà khi đó sự cảm xúc trong ta đã lấn át những suy nghĩ lý trí. Tôi chắc chắn là ai ai trong các bạn cũng đã từng:
1. Nói một điều gì đó trong cơn giận dữ mà sau này hối hận mình không nên nói ra câu đó.
2. Bị một ai đó lôi cuốn cho dù biết rằng người đó không tốt lành gì với mình… nhưng vẫn hò hẹn đi chơi với người đó, thậm chí lập gia đình với người đó.
3. Khóc sướt mướt, hay thấy người khác khóc một cách không tự chủ, vì người thân yêu của mình không còn nữa.
4. Cố tình làm tổn thương người thân của mình bởi vì chính bản thân mình đã bị tổn thương.
5. Bị thất tình và không hồi phục lại trong một thời gian dài.
Đó chính là một vài thí dụ việc những cảm xúc đã lấn át những suy nghĩ duy lý.
Cũng có những tình huống khi tác dụng ảnh hưởng của cảm xúc vượt xa tỷ lệ 24 : 1. Chúng ta có thể phân loại thành hai trường hợp sau:
1. Ham mê, chẳng hạn như tham ăn, nghiện hút, tình dục, đi mua sắm, thuốc phiện.
2. Khiếp đảm, như sợ rắn, sợ độ cao, không gian chật chội, bóng tối, người lạ.
Những cách phản ứng đó hoàn toàn do cảm xúc làm chủ đạo. Khi những trạng thái cảm xúc như ham mê hay khiếp đảm xuất hiện, tác dụng ảnh hưởng của suy nghĩ duy lý hoàn toàn bị cảm tính lấn át.
SỢ RẮN
Hồi còn học lái máy bay, tôi quen một người bạn rất sợ rắn. Trong một l học về cách sinh tồn trong điều kiện môi trường hoang dã khắc nghiệt, người thầy đứng lớp mang vào một con rắn vườn không có độc để dạy chúng tôi cách ăn thịt nó. Người bạn tôi, một người đàn ông trưởng thành vạm vỡ, liền nhảy dựng lên, la hét hốt hoảng và chạy biến ra khỏi phòng. Anh ta không thể nào kềm chế được mình. Không chỉ nỗi sợ rắn quá mạnh trong anh ta, mà ngay cả việc tưởng tượng ăn thịt một con rắn cũng đủ làm cho anh ta chết khiếp.
SỢ TIỀN
Khi đề cập đến rủi ro tiền bạc, tôi thấy nhiều người cũng có phản ứng như vậy. Thay vì tìm hiểu về đầu tư, những người ấy chỉ nhảy dựng lên, la hét từ chối và chạy ra khỏi phòng.
Khi đụng đến tiền bạc, có rất nỗi sợ thầm kín ẩn trong đáy lòng.
Tôi, bạn và tất cả chúng ta đều có cùng những nỗi sợ khiếp đảm ấy. Tại sao vậy? Bởi vì dù muốn dù không, tiền bạc luôn là một vấn đề mang tính cảm xúc. Chính vì thế, hầu hết mọi người không thể suy nghĩ một cách duy lý về tiền bạc được. Nếu bạn không cho tiền bạc là một đối tượng cảm xúc chủ đạo, cứ nhìn vào thị trường chứng khoán mà biết. Hầu hết trong các thị trường đều không có sự lô-gíc mà chỉ tồn tại những cảm xúc của sự tham lam và sợ hãi. Hay bạn hãy nhìn những người đi mua xe, chui vào trong một chiếc xe mới và ngửi thấy nệm xe còn nguyên khôi mùi dự án. Lúc này, chỉ cần người bán xe thì thầm vào tai họ những câu hỏi hấp dẫn như, “Trả góp hàng tháng thấp, dễ dàng” là mọi suy nghĩ lô-gíc của họ đều bay vèo ra ngoài cửa sổ.
NHỮNG SUY NGHĨ CẢM TÍNH ĐỀU
NGHE CÓ VN HỢP LÝ
Vấn đề với những suy nghĩ cảm tính bản chất là chúng nghe có vẻ hợp lý và lô-gic. Đối với một người nhóm L, khi cảm giác sợ hãi hiện diện, suy nghĩ hợp lý theo họ là: “Chơi an toàn, và đừng chấp nhận rủi ro”. Thế nhưng đối với người nhóm Đ, suy nghĩ kiểu đó chẳng hợp lý chút nào cả.
Đối với người nhóm T, khi nảy sinh vấn đề tin tưởng giao phó công việc cho người khác, suy nghĩ hợp lý theo họ là: “Tôi thà tự mình làm mọi thứ vậy”.
Đó chính là lý do tại sao đa phần các doanh nghiệp của người nhóm T thường mang hình thức cá thể, hộ gia đình. Chủ yếu là vì vấn đề tin tưởng trong việc kinh doanh của họ. Theo họ, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.
Như vậy, các nhóm khả năng, lý luận khác nhau, suy nghĩ khác nhau, hành động khác nhau dẫn tới những kết quả đạt được khác nhau, trong khi các cảm xúc đều như nhau. Cảm xúc làm cho chúng ta trở thành con người, và nhận ra rằng những cảm xúc ấy là một phần yếu tố làm nên tính người trong chúng ta.
Những gì chúng ta làm đều được quyết định bởi cách phản ứng cá nhân của mình đối với những cảm xúc ấy.
TÔI KHÔNG CẢM THẤY THÍCH ĐIỀU ĐÓ
Một cách nhận biết xem bạn đang suy nghĩ bằng cảm tính, chứ không bằng lý trí là khi nói chuyện với người khác, bạn có thường
dùng từ cảm thấy hay không. Chẳng hạn, những người hay bị cảm xúc chi phối thường nói những câu đại lại như: “Tôi không cảm thấy thích vận động hôm nay”. Dĩ nhiên, về mặt lý trí, họ thừa biết mình phải nên vận động cho khỏe.
Nhiều người hay vật lộn với tiền bạc đều không thể kiểm soát được cảm xúc của họ, hay nói khác đi họ đã để cho cảm xúc của mình ngự trị trong lòng và lấn át những suy nghĩ hợp lý bằng lý trí. Những người này thường nói:
“Tôi không cảm thấy thích học hỏi về đầu tư. Nhiều phức tạp quá”.
“Đầu tư không thích hợp với tôi”.
“Tôi không thích trò chuyện kinh doanh với bạn tôi”.
“Tôi không ưa cảm giác mình bị người khác từ chối”.
CHA MẸ – TRẺ CON – NGƯỜI LỚN
Đó là những suy nghĩ phát sinh từ cảm xúc hơn là từ suy luận lô-gíc. Theo tâm lý học hiện đại, đó chính là cuộc chiến giữa cha mẹ và con cái. Bậc cha mẹ thường nói những điều nên làm. Chẳng hạn, một bậc phụ huynh sẽ nói, “Con nên đi làm bài tập”, trong khi đó đứa nhỏ lại nói bằng cảm giác. Phản ứng trước lời khuyên đó, một đứa nhỏ có thể nói, “Nhưng con chẳng thấy thích làm bài tập chút nào”.
Về mặt tiền bạc, bậc cha mẹ trong bạn sẽ lặng lẽ nói, “Anh nên để dành nhiều tiền hơn”. Thế nhưng đứa nhỏ trong bạn sẽ phản ứng ngay, “Nhưng tôi thực sự muốn có một chuyến du lịch nghỉ ngơi. Tôi chỉ xài tiền thẻ tín dụng thôi mà”.
KHI NÀO LÀ NGƯỜI LỚN?
Để đi từ bên trái sang bên phải tứ đồ, chúng ta cần phải trở thành những người lớn. Tất cả chúng ta cần phải trưởng thành về mặt tài chánh. Thay vì là một bậc cha mẹ hay một đứa nhỏ, chúng ta cần nhìn về tiền bạc, công việc và đầu tư như một người lớn chín chắn. Trở thành người lớn có nghĩa là bạn cần biết được những gì nên làm và làm ngay, cho dù bạn không thích làm những điều đó về mặt cảm giác.
CUỘC ĐẤU KHẨU BÊN TRONG BẠN
Đối với những người đang xem xét việc di chuyển từ một nhóm
này sang nhóm khác, một phần quan trọng trong quá trình đó là bạn nên ý thức và cảnh giác trước những cuộc khẩu chiến sẽ xảy ra trong nội tâm của bạn. Hãy nên nhớ sự quan trọng của tựa đề quyển sách “Hãy Suy Nghĩ và Làm Giàu”. Trong quá trình đó, hãy luôn cảnh giác đề phòng với những suy nghĩ thầm lặng, những cuộc khẩu chiến nội tâm, và nhất là hãy luôn nhớ rằng một suy nghĩ có thể hợp lý đối với nhóm này nhưng sẽ rất vô lý đối với một nhóm khác. Quá trình đi từ sự ổn định an toàn về công việc hay tài chánh sang sự tự do về tiền bạc chẳng qua chỉ là một quá trình mà trong đó bạn cần cố gắng nhận biết đâu là những suy nghĩ cảm tính, và đâu là những suy nghĩ lô-gíc, duy lý. Nếu bạn có thể kiểm soát được cảm xúc của mình và làm theo những điều mà bạn biết rõ là nên làm về mặt lô-gíc, cơ hội thành công của bạn sẽ rất nhiều. Cho dù bất cứ ai nói với bạn từ bên ngoài, điều quan trọng chính yếu là chính bản thân bạn.
Khi hai vợ chồng tôi rơi vào tình trạng không nhà cửa, tài chánh thì bấp bênh, chúng tôi mất hết mọi khả năng kiểm soát những cảm xúc của chính mình. Rất nhiều lần, những điều nghe có vẻ hợp lý và duy lý đNu là những suy nghĩ phát sinh từ cảm xúc. Những cảm xúc đó của chúng tôi cứ kêu gào y như bạn bè của chúng tôi đã nói: “Hãy chơi an toàn. Chỉ cần tìm một công việc an toàn, ổn định và tận hưởng cuộc sống”.
Thế nhưng, về mặt lô-gíc, cả hai chúng tôi đều coi sự tự do có ý nghĩa quan trọng hơn về sự an toàn ổn định. Trên con đường tìm kiếm sự tự do về tài chánh, chúng tôi luôn biết rõ rằng mình vẫn có thể tìm được sự an toàn ổn định mà một công việc ổn định vốn không thể nào cho chúng tôi được điều đó thực sự. Những suy nghĩ đó hoàn toàn có ý nghĩa với chúng tôi. Điều duy nhất cản trở chúng tôi là những suy nghĩ của chính mình do cảm xúc chủ đạo. Những suy nghĩ nghe có vẻ hợp lý đó nhưng lại không hề hợp lý chút nào khi về lâu về dài. Tin mừng là một khi chúng ta vượt qua trạng thái đó, những suy nghĩ như thế sẽ thôi không còn gào thét trong lòng chúng ta nữa, và những suy nghĩ mới mà chúng ta mong muốn sẽ trở nên hiện thực. Đó là những suy nghĩ của nhóm C và Đ.
Ngày hôm nay, tôi hiểu được ngay những cảm xúc khi một người phát biểu:
“Tôi không dám rủi ro đâu. Tôi còn có gia đình để lo lắng. Tôi cần phải có một công việc ổn định an toàn”.
“Phải có tiền mới làm ra tiền. Do đó, tôi không thể đầu tư”.
“Tôi sẽ tự mình làm lấy”.
Tôi thông cảm với họ về những cảm xúc đó, bởi vì chính bản thân tôi cũng từng có những suy nghĩ như thế. Thế nhưng khi nhìn qua tứ đồ và đạt được sự tự do tài chánh trong thế giới nhóm C và Đ, tôi thành thật nói rằng suy nghĩ để đạt được sự tự do tài chánh lại rất ôn hào và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHÓM L VÀ C
Những giá trị cảm xúc từ bản chất dẫn đến những quan điểm khác nhau. Cuộc chiến thầm lặng giữa người chủ doanh nghiệp và người lao động thường xảy ra do sự khác nhau về những giá trị cảm xúc. Cuộc chiến đó không bao giờ dứt bởi vì một bên muốn được trả lương nhiều hơn, trong khi bên kia muốn công việc hoàn tất nhiều hơn. Đó là lý do tại sao chúng ta thường nghe một bên nói, “Tôi làm việc quá nhiều mà lương thật bèo”, còn bên kia thì: “Chúng ta có thể làm cách nào khuyến khích họ làm việc nhiều hơn, trung thành với chúng ta hơn mà chúng ta không cần phải trả cho họ nhiều hơn?”.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHÓM C VÀ Đ
Một mối xung đột khác là giữa các chủ doanh nghiệp nhóm C và các nhà đầu tư bỏ tiền vào doanh nghiệp do thuộc nhóm Đ, mà chúng ta thường gọi là các cổ đông. Một bên muốn có nhiều hơn để hoạt động kinh doanh, trong khi bên kia muốn được trả lời nhiều hơn.
Chúng ta có thể nghe một mẫu đối thoại thế này trong một buổi họp cổ đông với hội đồng quản trị công ty.
Giám đốc công ty: “Chúng tôi cần mua một chiếc trực thăng tư để các vị giám đốc lãnh đạo công ty có phương tiện đi họp ít mất thời gian hơn”.
Nhà đầu tư: “Chúng ta không cần có nhiều giám đốc lãnh đạo.
Do đó, chúng ta không cần mua một chiếc trực thăng tư để làm gì”.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHÓM T VÀ C
Trong các giao dịch kinh doanh, tôi thường thấy một người nhóm T rất giỏi, chẳng hạn như một vị luật sư tranh cãi một vụ tranh chấp làm ăn trị giá hàng triệu đô cho một thân chủ là một chủ doanh nghiệp thuộc nhóm C. Khi tòa xử kết thúc, chàng luật sư lặng lẽ cau có bởi vì vị thân chủ nhóm C kia thắng được hàng triệu đô trong khi
anh ta chỉ kiếm được từng đồng lương tính theo giờ.
Họ sẽ nói những câu này.
Chàng luật sư: “Tôi đã làm hết mọi công việc, còn hắn thì vơ được khối tiền”.
Vị thân chủ nhóm C: “Những gã luật sư đó chặt chúng ta bao nhiêu giờ vậy? Chúng ta đã có thể mua trọn cả công ty luật đó bằng số tiền mà chúng ta phải trả cho mấy gã đó”.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHÓM L VÀ Đ
Một ví dụ khác, một vị giám đốc ngân hàng cho một nhà đầu tư vay một số tiền mua bất động sản. Nhà đầu tư kiếm được hàng trăm ngàn đô, miễn thuế, trong khi vị giám đốc ngân hàng chỉ lãnh lương mỗi tháng mà lại bị đóng thuế nặng nề. Đó là ví dụ về một người nhóm L giao dịch với người nhóm Đ, dẫn đến thái độ phản ứng cảm tính như thế này.
Người nhóm L: “Tôi cho hắn mượn tiền mà hắn chẳng thèm cám ơn một tiếng. Tôi nghĩ là hắn chẳng biết mình đã làm việc cật lực cho hắn đến mức nào
Người nhóm Đ: “Này mấy anh, tên giám đốc ngân hàng thật là khó ưa. Cứ nhìn hàng đống giấy tờ thủ tục vô tích sự này xem chỉ để mượn được một khoản tiền chẳng ra gì”.
NẾU BẠN ĐÃ LẬP GIA ĐÌNH HAY ĐANG ĐÍNH HÔN
Nếu bạn đã lập gia đình hay đang đính hôn, hãy đánh dấu nhóm mà bạn kiếm được từ đó nhiều thu nhập nhất cho mình, sau đó đánh dấu nhóm của người phối ngẫu của bạn.
Lý do tôi yêu cầu bạn làm điều này là vì sự trao đổi thông cảm và hiểu biết giữa hai người sẽ rất khó khăn nếu như một người không hiểu được vị trí xuất thân của người kia.
CUỘC CHIẾN GIỮA NGƯỜI GIÀU
VÀ NGƯỜI CÓ HỌC THỨC
Tôi nhận thấy còn một cuộc chiến âm thầm khác, phát sinh từ những quan điểm khác nhau giữa người giàu và người có học thức.
Trong những năm tìm hiểu sự khác nhau giữa các nhóm khác nhau, tôi thường nghe các vị giám đốc ngân hàng, luật sư, kế toán viên và nhiều người trí thức khác thường lặng lẽ phàn nàn họ là những người có học, vậy mà chính những kẻ được coi là kém học
thức lại luôn kiếm được nhiều tiền. Tôi gọi đó là cuộc chiến thầm lặng giữa người giàu và người có học thức, mà thường là mâu thuẫn giữa những người thuộc phía bên trái với phía bên phải tứ đồ – nhóm T với nhóm C-Đ. Thế nhưng không phải những người thuộc nhóm C và Đ không có học thức, mà ngược lại có rất nhiều người có bằng cấp rất cao. Mà đó là vì những người này không phải là những sinh viên xuất chúng trong trường, cũng như không tốt nghiệp từ những trường chuyên ngành là luật sư, kế toán viên hay nhà quản trị có bằng MBA.
Những bạn đã đọc quyển đầu của tôi, chắc hẳn các bạn biết rõ đó là sự mâu thuẫn giữa những người giàu và những người có học thức. Người bố nghèo có học thức cao của tôi thường hãnh diện với những năm học xuất sắc ở các trường nổi tiếng như Đại học Stanford, Đại học Chicago. Trong khi đó, người bố giàu của tôi đã bỏ học nửa chừng để gánh vác công việc kinh doanh của gia đình khi bố của Người qua đời, cho nên Người đã không tốt nghiệp trung học. Thế mà Người đã đạt được sự giàu có khủng khiếp.
Khi tôi lớn lên và có vẻ bị ảnh hưởng từ người bố giàu nhưng thất học nhiều hơn, người bố học thức của tôi đôi khi tỏ vẻ khó chịu và bảo thủ quan điểm của mình. Một ngày nọ khi tôi vừa tròn 16 tuổi, người bố học thức của tôi đã thốt lên: “Ta có bằng cấp tốt nghiệp từ các trường đại học nổi tiếng. Còn bố của bạn con thì được gì nào”.
Tôi lặng lẽ trả lời, “Có tiền và thời gian rảnh, bố ạ”.
KHÔNG CHỈ LÀ MỘT SỰ THAY ĐỔI TÂM LÝ
Như đề cập trước đây, để thành công ở nhóm C hoặc Đ chỉ có kiến thức hiểu biết kỹ thuật hay chuyên ngành đại học đều không đủ. Để thành công đòi hỏi bạn đổi từ gốc rễ lối suy nghĩ cảm tính, cảm giác, niềm tin và cách phản ứng của mình. Hãy nhớ lại công thức:
TRỞ THÀNH – HÀNH ĐỘNG – ĐẠT TỚI
Những gì người giàu làm đều khá đơn giản. Vấn đề ở chỗ chính phần trở thành mới làm nên sự khác biệt. Sự khác nhau đó có thể nhìn thấy trong cách suy nghĩ của họ, và nhất là trong đối thoại nội tâm với chính họ. Đó là lý do tại sao mà người bố giàu luôn cấm tôi nói những câu này:
“Tôi không đủ sức mua được thứ đó”.
“Tôi không thể nào lam được điều đó”.
“Hãy chơi an toàn”
“Đừng làm mất tiền”.
“Chuyện gì xảy ra nếu bạn thất bại và không bao giờ phục hồi lại được?”.
Người đã cấm tôi nói những câu đó bởi vì Người thực sự tin rằng những câu nói đó là những công cụ có nhiều sức mạnh chi phối nhất mà con người có được. Những gì mà một người hay nói và suy nghĩ thường trở thành sự thực với chính người đó.
Người thường trích dẫn từ Kinh Thánh, mặc dù Người không theo đạo: “Và ngôn từ sẽ trở nên hiện hữu và có thực trong ta”.
Người bố giàu luôn tin rằng những gì chúng ta thường nói với chính mình, từ gễ bản chất của chúng ta, thường trở thành hiện thực. Đó là nguyên nhân tại sao tôi cho rằng những người vốn hay gặp khó khăn tiền bạc thường để cho cảm xúc đóng vai trò chủ đạo và chi phối cuộc đời của họ. Chỉ khi nào một người vượt qua được những suy nghĩ cảm tính đó, còn không những suy nghĩ đó sẽ trở thành hiện thực đối với người đó. Đó là những suy nghĩ như:
“Tôi sẽ không bao giờ giàu được” “Ý tưởng đó không thực hiện được” “Thứ đó quá mắc với tôi”
Nếu những suy nghĩ đó dựa trên cảm xúc, thế thì chúng sẽ tác động đến bạn với sức mạnh khôn lường. Tin mừng là bạn có thể thay đối lối suy nghĩ đó nhờ sự giúp đỡ của những người bạn mới, những ý tưởng mới và một chút ít thời gian.
Những người không thể kiểm soát được nỗi sợ bị mất tiền đừng bao giờ đầu tư một mình. Tốt nhất là họ nên để cho một chuyên viên tư vấn đầu tư lão luyện, tài giỏi đầu tư giùm họ, và đừng can thiệp vào.
Một điểm đáng chú ý khác. Tôi gặp nhiều chuyên viên tài chánh không hề sợ sệt khi đầu tư vốn của người khác và có thể kiếm được rất nhiều tiền. Thế nhưng khi đầu tư hay mạo hiểm với số tiền của chính mình, nỗi sợ mất tiền trong họ lại trở nên mạnh mẽ đến nỗi cuối cùng họ bị mất hết hoàn toàn. Những cảm xúc của họ đã ảnh hưởng đến suy nghĩ và lý luận lô-gíc của họ.
Tôi cũng gặp nhiều người có thể đầu tư tiền của mình và thắng liên tục, nhưng lại mất bình tĩnh khi một ai đó mang tiền của mình đN yêu cầu họ đầu tư giùm.
Việc kiếm ra tiền và mất tiền đều là một đề tài mang tính cảm xúc. Do đó, người bố giàu đã dạy cho tôi một bí quyết để xử lý những cảm xúc đó. Người bố giàu luôn nói, “Để trở thành một chủ doanh nghiệp hay một nhà đầu tư thành công, con cần phải điềm tĩnh và bàng quan trước mọi thắng thua. Thắng hay thua đều chỉ là những phần của cuộc chơi”.
TỪ BỎ CÔNG VIỆC AN TOÀN CỦA MÌNH
Mike, bạn tôi có một hệ thống thuộc về mình. Bố của anh đã xây dựng nên nó. Riêng tôi không có được cơ may đó. Tôi biết rõ một ngày nào đó, tôi sẽ phải rời bỏ sự tiện nghi và an toàn của tổ ấm để bắt tay xây dựng một hệ thống cho riêng mình.
Vào năm 1978, tôi từ bỏ công việc toàn thời gian ở tập đoàn Xerox, và bước tới mà không hề có một hậu thuẫn an toàn nào ở phía sau. Sự sợ hãi, sự nghi ngờ bắt đầu xuất hiện và gào thét trong đầu tôi. Tôi có cảm giác sợ hãi gần như tê liệt khi tôi ký vào lá đơn xin nghỉ việc, lãnh tháng lương cuối cùng và bước ra khỏi cửa. Trong tôi lúc ấy như có một dàn hợp xướng của những suy nghĩ, những cảm giác tự hủy hoại cứ ồn ào và gay gắt lên án tôi đến mức tôi không thể nghe được một điều gì khác. Điều đó lại tốt thôi, bởi vì rất nhiều đồng nghiệp của tôi đều nói, “Hắn sẽ quay trở lại. Hắn sẽ không bao giờ làm được”.
Khốn khổ ở chỗ là chính bản thân tôi cũng nói điều đó với mình. Những lời nói cảm tính đầy hoài nghi đó đã ám ảnh, theo đuổi tôi trong nhiều năm cho tới khi hai vợ chồng tôi thành công ở nhóm C và Đ. Ngày nay, tôi vẫn còn nghe những dư âm đó, chỉ có điều chúng mạnh tác động đến tôi nữa. Trong quá trình đương đầu với sự hoài nghi của mình, tôi đã học cách tạo ra những từ ngữ khác, những lời động viên tinh thần cá nhân, chẳng hạn như: “Hãy giữ bình tĩnh, suy nghĩ rõ ràng, mở rộng đầu óc của mình, tiếp tục đi tới; hỏi ý kiến một người đã đi trước mình để được hướng dẫn, tiếp thêm sự tự tin, và ấp ủ ngọn lửa niềm tin sẽ đạt được những điều tốt nhất”.
Tôi đã học cách tạo ra những câu nói động viên đó bên trong mình, mặc dù một phần con người tôi vẫn còn sợ hãi và khiếp đảm.
Tôi biết rằng lần đầu tiên tôi sẽ có rất ít cơ hội thành công. Thế
nhưng, những cảm xúc tích cực của con người như niềm tin, lòng can đảm và những người bạn tốt đã đẩy tôi tiến tới trước. Tôi biết tôi phải đương đầu với rủi ro. Tôi biết rủi ro sẽ dẫn đến sai lầm, và sai lầm sẽ dẫn đến trí thông minh và kinh nghiệm mà tôi đang còn thiếu cả hai. Đối với tôi, thất bại sẽ làm cho nỗi sợ hãi chiến thắng, cho nên tôi sẵn sàng tiến tới trước mà không cần nhiều bảo đảm cho hậu thuẫn ở phía sau. Người bố giàu đã tiêm nhiễm tôi quan điểm: “Thất bại chỉ là một phần của quá trình thành công”.
CUỘC HÀNH TRÌNH NỘI TÂM
Cuộc hành trình từ nhóm này sang nhóm khác thực ra chỉ là cuộc hành trình nội tâm. Đó là một chuyến đi từ những niềm tin gốc rễ và hiểu biết của nhóm này sang một hệ thống quan điểm, suy nghĩ và hiểu biết mới của nhóm khác. Quá trình đó không khác gì với việc tập đạp xe. Lúc đầu bạn sẽ té lên té xuống nhiều lần, cảm thấy hơi sợ hãi và bối rối, nhất là khi có bạn bè đứng đó coi bạn tập. Nhưng sau một thời gian, bạn không còn ngã nữa và việc chạy xe trở nên một phản xạ của bạn. Nếạn có té, điều đó chẳng hề hấn gì bởi vì bạn thừa biết bạn sẽ đứng dậy và chạy tiếp. Quá trình đó cũng áp dụng tương tự khi bạn đi từ quan niệm về sự an toàn ổn định của công việc đến quan niệm về sự tự do tiền bạc. Một khi hai vợ chồng tôi vượt qua được, chúng tôi càng ít sợ thất bại hơn bởi vì chúng tôi rất tự tin vào khả năng của mình sẽ đứng dậy và đi tiếp.
Bản thân tôi luôn tâm niệm hai câu nói để giúp tôi luôn tiến tới trước. Một là lời khuyên của người bố giàu, khi tôi đang có nguy cơ thối chí và bỏ cuộc: “Con có thể bỏ cuộc lúc nào cũng được… vậy tại sao lại bỏ cuộc ngay bây giờ?”.
Lời khuyên đó đã nâng tinh thần, ý chí của tôi lên và làm cho các cảm xúc trở nên điều hòa, điềm tĩnh. Câu nói đó nhắc nhở tôi đã đi được nửa đoạn đường… vậy tại sao tôi phải quay trở lại một khi đoạn đường đi tới và đoạn đường quay về nhà đều dài bằng nhau? Điều đó có khác nào Columbus đã vượt qua Đại Tây Dương để rồi quay trở lại?
Một điều bạn nên cẩn thận: Sự khôn ngoan là biết khi nào nên bỏ cuộc. Tôi thường gặp nhiều người quá cố chấp, họ vẫn cứ cố bám vào một dự án mà không hề có cơ hội thành công nào. Vấn đề biết
khi nào rút tay và khi nào đi tiếp là một câu đố muôn đời mà bất cứ người nào dám đương đầu với rủi ro cũng đều phải đối mặt. Một cách giải quyết vấn đề đó là tìm lời khuyên, hướng dẫn của những người đỡ đầu đã đi trước mình và đã thành công. Một người đỡ đầu như thế, vốn đang ở phía bên phải tứ đồ có thể hướng dẫn bạn hiệu quả nhất. Nhưng hãy nên cẩn thận với lời khuyên của một người chỉ đọc sách và được trả tiền để đi thuyết giảng về cách xé rào từ bên này qua bên kia. align=”justify”>Một câu khác luôn động viên tôi đi tới là:
“Những người khổng lồ thường đi tới và té ngã Nhưng những con sâu thì lại không, bởi vì Chúng chỉ đào đất và bò tới”.
Nguyên nhân chính khiến cho nhiều người gặp khó khăn với tiền bạc không phải vì thiếu học thức hay lười biếng, mà đó là vì họ sợ bị thua. Nhưng nếu họ dừng lại và bỏ cuộc chỉ vì sợ thua, bản thân họ đã thua cuộc mất rồi.
NHỮNG NGƯỜI THUA CUỘC CẮT BỎ CHIẾN THẮNG CỦA MÌNH VÀ CỐ BÁM VÀO LỖ
Nỗi sợ trở thành người thua cuộc thường khiến nhiều người có những hành động kỳ lạ. Tôi từng thấy nhiều người mua một cổ phiếu ở giá 20 đô, nhưng khi giá tăng lên 30 đô họ liền bán ra ngay bởi vì họ sợ mất số lời mà họ kiếm được. Thực tế, giá cổ phiếu đó cứ tăng lên tới 100 đô, chẻ[14] ra rồi leo tới mức 100 đô một lần nữa.
Cũng người đó, mua cổ phiếu ở giá 20 đô, nhưng khi giá giảm xuống chỉ còn 3 đô, họ vẫn cứ cố giữ cổ phiếu ấy với hy vọng giá sẽ tăng trở lại, và họ cứ giữ cổ phiếu đó ở giá 3 đô trong suốt 20 năm trời. Đó chính là ví dụ về một ngư̖bị mất tiền, hay thừa nhận mình bị lỗ, mà trong thực tế, họ thực sự bị lỗ nặng.
NHỮNG NGƯỜI CHIẾN THẮNG CẮT LỖ VÀ TẬN DỤNG CHIẾN THẮNG
Những người chiến thắng lại hành động hoàn toàn ngược lại. Thông thường, khi họ biết mình đang bị lỗ, tức là khi giá cổ phiếu bắt đầu giảm thay vì tăng lên, họ bán chúng ngay lập tức và chấp nhận lỗ. Hầu hết những người này không mặc cảm khi thú thật mình bị lỗ, bởi vì họ biết rằng thất bại chỉ là một phần của quá trình đi đến chiến thắng.
Khi họ mua được một cổ phiếu giá tăng, họ cứ để yên cho cổ phiếu đó tăng đến mức tối đa. Khi họ biết sự tăng giá đã đụng trần, họ liền bán cổ phiếu ra ngay.
Mấu chốt để trở thành một nhà đầu tư lớn là cần phải điềm tĩnh trước mọi thắng thua. Khi đó, bạn sẽ không còn bị chi phối và tác dụng bởi những suy nghĩ cảm tính phát sinh từ sự tham lam và nỗi sợ hãi.
NHỮNG NGƯỜI THUA CUỘC
ĐỀU HÀNH ĐỘNG TƯƠNG TỰ TRONG ĐỜI
Những người sợ bị thua cuộc thường hành động tương tự trong đời thực. Chúng ta đều biết có những người như thế.
1. Những người cứ bám vào một cuộc hôn nhân mà không có sự hiện diện của tình yêu.
2. Những người cứ bám vào những công việc tẻ nhạt và không có lối thoát.
3. Những người cứ để dành quần áo cũ hay những thứ mà không bao giờ dùng tới.
4. Những người chịu sống ở những nơi mà họ biết không có tương lai cho họ.
5. Những người cứ chơi với những người bạn luôn kềm hãm họ
lại.
SỰ THÔNG MINH CẢM TÍNH CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC
Sự thông minh tài chánh thường gắn liền với sự thông minh cảm tính. Theo tôi, phần lớn mọi người gặp khó khăn về tài chánh là vì họ đã để cho cảm xúc chi phối suy nghĩ của mình. Chúng ta đều là con người, và ai ai trong chúng ta cũng đều có chung những cảm xúc. Thế nhưng, sự khác biệt giữa chúng ta ở những gì chúng ta “HÀNH ĐỘNG” và “ĐẠT ĐƯỢC” chính là cách phản ứng và xử lý của chúng ta trước những cảm xúc đó.
Chẳng hạn, cảm giác sợ hãi có thể biến một số người trong chúng ta thành những tên hèn nhát. Nhưng cũng cảm giác sợ hãi đó có thể khiến cho nhiều người khác trở nên can đảm và gan dạ. Điều không may là khi đụng đến tiền bạc, hầu hết mọi người trong xã hội chúng ta đều được huấn luyện chỉ để trở thành những người hèn nhát. Khi nỗi sợ bị mất tiền xuất hiện và lên cao trào, đầu óc của mọi người
bắt đầu vang lên những câu tụng lặp đi lặp lại:
1. Ổn định an toàn thay vì sự tự do.
2. Né tránh rủi ro thay vì học cách quản lý rủi ro.
3. Chơi an toàn thay vì chơi khôn ngoan.
4. Tôi không mua nổi nó thay vì Làm thế nào tôi mua nổi nó?
5. Đồ đó quá mắc thay vì Thứ đó trị giá bao nhiêu về dài hạn?
6. Đa dạng hóa thay vì tập trung.
7. Bạn bè tôi sẽ nghĩ gì? thay vì Tôi nghĩ gì?
SỰ KHÔN NGOAN VỀ RỦI RO
Có một môn học về cách đương đầu với rủi ro, nhất là những rủi ro tài chánh. Một trong những quyển sách tuyệt vời nhất về đề tài tiền bạc và quản lý rủi ro mà tôi từng đọc là quy định “Mua bán để kiếm sống” của bác sĩ Alenxander Elder.
Mặc dù quyển sách đó dành riêng cho những người kinh doanh chuyên nghiệp về cổ phiếu và quyền mua bán cổ phiếu, sự khôn ngoan về rủi ro và quản lý rủi ro có thể áp dụng trên mọi lĩnh vực tiền bạc, quản lý tiền bạc, tâm lý học cá nhân và đầu tư. Một trong những nguyên nhân khiến cho những người nhóm C thành công lại không luôn thành công ở nhóm Đ là vì họ không hiểu được hoàn toàn tâm lý thực sự nằm sau việc rủi ro tiền bạc. Trong khi những người nhóm C hiểu về rủi ro trên khía cạnh hệ thống kinh doanh và con người, kiến thức đó không nhất thiết áp dụng thành công vào những hệ thống tiền bạc tạo ra
MANG TÍNH CẢM XÚC HƠN LÀ KỸ THUẬT
Nói tóm lại, con người đi từ thế giới bên trái sang thế giới bên phải của tứ đồ nghiêng về mặt cảm tính hơn là kỹ thuật. Nếu mọi người không thể kiểm soát được những suy nghĩ cảm tính của mình, tôi đề nghị đừng nên làm cuộc hành trình đó.
Lý do khiến cho mọi thứ ở phía bên phải tứ đồ trông có vẻ mạo hiểm, rủi ro đối với những người ở phía bên trái, là vì cảm giác sợ hãi thường ảnh hưởng đến suy nghĩ của họ. Những người bên trái cho việc “chơi an toàn” là một suy nghĩ lô-gíc, thế nhưng nó không phải vậy. Đó là một suy nghĩ mang tính cảm xúc. Và chính suy nghĩ cảm tính kiểu đó đã kềm hãm mọi người bị kẹt mãi vào nhóm này hay nhóm khác.
Những hành động của những người ở phía bên phải không phức
tạp và khó khăn. Tôi hoàn toàn thật lòng cho bạn biết những hành động ấy cũng dễ như việc bạn đi mua bốn căn nhà màu xanh với giá thấp, chờ đợi thị trường chuyển mình, bán chúng đi và mua một tòa nhà màu đỏ.
Đối với những người thuộc thế giới bên phải tứ đồ, cuộc sống thực sự chẳng khác gì trò chơi Tỷ Phú. Dĩ nhiên, có thắng có thua, nhưng tất cả điều đó chỉ là một phần của trò chơi. Thắng thua là một phần của cuộc sống. Để thành công ở phía bên phải tứ đồ, cần phải “TRỞ THÀNH” một con người yêu thích cuộc chơi đó. Số lần thua cuộc của Tiger Woods nhiều hơn chiến thắng của anh ta, thế nhưng anh vẫn đam mê chơi gôn. Donald Trump từng bị phá sản sạch túi và đã chiến đấu trở lại. Ông ta không bỏ cuộc chỉ vì ông ta bị mất sạch. Thất bại chỉ càng làm cho ông khôn ngoan hơn và dứt khoát hơn. Nhiều tỷ phú, triệu phú thường phá sản trước khi trở nên giàu có. Đó chỉ là một phần của cuộc chơi.
Nếu một người để cho cảm giác suy nghĩ giùm mình, những suy nghĩ cảm tính đó sẽ làm mù mắt người đó, không nhìn ra được những điều khác. Đó là vì chính những suy nghĩ cảm tính quỵ lụy đó đã khiến cho con người phản ứng mà lẽ ra họ nên suy nghĩ lại. Chính những cảm xúc đó đã khiến cho những người ở những nhóm khác nhau thường xuyên tranh luận và mâu thuẫn với nhau. Những mâu thuẫn đó thường phát sinh do con người không có cùng một quan điểm về mặt cảm xúc. Chính sự phản ứng theo cảm tính đã ngăn cản không cho một người thấy được mọi việc ở phía bên phải tứ đồ thường đơn giản, dễ dàng và rất ít rủi ro. Nếu một người không thể kiểm soát được những suy nghĩ cảm tính của mình, người đó đừng nên bao giờ cố thủ cuộc hành trình xé rào đó.
Riêng đối với những bạn đang nuôi ý chí xé rào, tôi khuyến khích các bạn nên có một nhóm bạn tích cực ủng hộ cho bạn lâu dài, và một người đỡ đầu ở phía bên kia tứ đồ dẫn dắt bạn. Theo chúng tôi, điều quan trọng nhất có được từ cuộc hành trình vượt sang phía bên phải từ phía bên trái tứ đồ không phải là những gì chúng tôi đã làm được, mà chính là con người mà chúng tôi đã trở thành trong suốt quá trình chông gai đó. Điều đó, đối với tôi, thật hoàn toàn vô giá.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.