Điểm tựa của niềm tin
3: Cô tin ở các em
“Không có niềm hạnh phúc nào êm dịu bằng lòng yêu thương giúp đỡ những người mà hoàn cảnh đã đưa họ đến gần với trái tim ta.”
Chẳng bao lâu sau ngày tốt nghiệp đại học, tôi được nhận vào giảng dạy tại một trường trung học. Thế là vào buổi sáng thứ Hai dịu mát của một ngày đầu thú, tôi đến lớp, mang trong tim cả một bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ.
Nhưng những gì tôi thấy ở lớp tôi chủ nhiệm ngày hôm đó đà thật sự dội một gáo nước lạnh lên tôi. Đón chào tôi không phải là những khuôn mặt hiền lành, tươi tắn như tôi vẫn mong đợi, mà là một cảnh đánh nhau.
Một cậu bé tay cầm một khúc gỗ gãy dí vào mặt một cậu bạn khác, bộ dạng hung tợn:
– Mày mà còn đụng tới tao lần nữa thì đừng có trách nghe chưa?
– Mày tưởng tao sợ mày à? – Cậu bé kia cũng không chịu thua, đỏ mặt tía tai sấn sổ bước tới.
Tôi vội vàng chạy đến ngăn không cho cuộc chiến xảy ra. Giờ thì cả lớp không còn quan tâm đến chuyện đánh nhau nữa, mà cả 14 cặp mắt đổ dồn về phía tôi.
– Cô là cô giáo mới các em hãy giải thích chuyện gì xảy ra đi! – Tôi nói, cố giấu vẻ bối rối, không tự tin của mình.
– Chúng em chỉ đùa thôi mà! – Thằng bé vứt thanh gỗ gãy xuống cuối lớp, nhìn tôi với nụ cười. Tất cả học sinh của lớp đều giương mắt nhìn tôi ánh mắt không chút thân thiện. Đang lúc bối rối không biết phải xử lý thế nào thì một thầy giáo bước vào. Một cách đầy quyền uy, anh bảo bọn trẻ hãy ngồi xuống, im lặng và làm theo những gì mà cô giáo mới của chúng – là tôi – yêu cầu. Tôi cảm thấy mình bất lực.
Tôi cố lấy hết nhiệt tình dạy cho kịp giáo án, nhưng đáp lại là những đôi mắt hoặc hờ hững, không chú ý đến bài học, hoặc nghi ngờ,dò xét. Suốt buổi học gần như chỉ có một mình tôi nói. Bọn trẻ không hề hưởng ứng chút gì với bài giảng của tôi.
Khi tiết học kết thúc, tôi yêu cầu hai đứa trẻ đánh nhau ở lại. Nhẹ nhàng khuyên bảo và hỏi nguyên do, chúng cũng chỉ lặng yên mà không nói gì. Đến khi biết mình không thể làm gì hơn, tôi đành bảo chứng về.
Mark, một trong hai cậu bé, tần ngần một lát nơi của ra vào rồi chợt chạy vào bảo tôi:
-Thưa cô, cô đừng lãng phí thời gian vô ích bởi chúng em là những học sinh cá biệt. Nói rồi, nó co giò chạy biến.
Thất vọng, tôi ngồi phịch xuống ghế mà nước mắt tủi thân cứ chực chảy la.
Tại sao tôi lại phải đương đầu với những chuyện thế này? Lẽ nào chúng không thể tiếp nhận tôi, và cách giải quyết duy nhất cho vấn đề này là bỏ nghề?
Không, tôi chỉ cần chịu đựng trong một năm thôi. Mùa hè tới, tôi sẽ kết hôn và chuyến đi sinh sống ở nơi khác. Hy vọng sau đó tôi có thể tìm cho mình một công việc khác tốt hơn.
– Chúng nó gây rắc rối cho cô phải không? Anh bạn đồng nghiệp vừa “cứu”
tôi lúc nãy hỏi. Tôi gật đầu,
– Đừng lo. Tôi đã từng dạy chúng hồi năm ngoái. Chỉ có 14 đứa và dù sao đi nữa, đa số chúng cũng không thể tốt nghiệp được. Cô đừng suy nghĩ gì nhiều!
– Anh nói thế nghĩa là sao? – Tôi ngạc nhiên.
– À, cũng không có gì quan trọng đâu. Phần lớn các em trong lớp này đều Là con em của những người thợ gặt nhập Cư, sống trong những túp lều ngoài đồng.
Chứng chỉ đến trường khi không phải phụ cha mẹ làm vụ mùa, nên làm sao theo được chương trình. Cô chỉ cần làm cho chúng bận rộn và im lặng là được rồi, chứ muốn chúng ngoan ngoãn và hiểu bài là quá sức đấy. Nếu ngày mai mà chúng vẫn tiếp tục gây rối, cô hãy bảo tôi.
Khi thu dọn sách vở, tôi lại nhớ đến khuôn mặt Mark và câu nói: “Chúng em là những học sinh cá biệt”. “Cá biệt” – hai tiếng đó cứ lởn vởn trong đầu tôi. Tôi thấy mình cần phải làm một cái gì đó.
Sáng hôm sau, tôi cảm ơn anh bạn đồng nghiệp và nói rằng anh không cần đến lớp tôi nữa. Tôi sẽ riêng mình cách xoay xở với bọn trẻ theo cách của riêng mình.
Tôi đầu tiết học bằng việc viết lên bảng từ:
– Đây là các chữ cái của tên cô. Các em có tìm ra được một thứ tự sắp xếp nào cho hợp lý không?
Tôi nghe loáng thoáng từ phía cuối lớp có tiếng xì xào rằng tên tôi phải là
“Weird”(có nghĩa là “kỳ quặc” ND) mới đúng, chứ còn “ECINAJ”thì chúng chưa nghe đến bao giờ. Dù sao, tôi cũng hài lòng nhất thì tôi cũng đã khiến bọn trẻ quan tâm. Một lúc sau, một cô bé nói lớn.
– Em biết rồi, chỉ cần viết ngược lại sẽ thành tên JANlCE phải không cô?
– Em thông minh lắm! – Tôi khen ngợi khiến mặt cô bé đỏ ửng lên.
Nhìn khắp một lượt những khuôn mặt non nớt, tôi nhẹ nhàng nói:
– Các em nói đúng. Tên cô là Janice. Khi cô mới đi học, cô không thể nào viết đúng được tên mình. Cô không biết đánh vần, và các chữ cái cứ như đang bơi trong đầu cô. Cô được gọi là “học sinh cá biệt”. Đúng vậy, cô đã từng là một học sinh cá biệt. Giờ đây thỉnh thoảng cô như vẫn nghe văng vẳng cái từ không lấy gì làm tốt đẹp đó trong đầu mình, và cô vẫn còn cảm thấy xấu hổ.
Một cậu bé hỏi:
– Vậy làm thế nào mà cô trở thành một giáo viên!
Bởi vì cô ghét cái biệt danh đó. Cô muốn chứng tỏ rằng mình không hề ngu ngốc. Đó cũng chính là vấn đề của lớp chúng ta. Các em hãy chứng tỏ bản thân mình. Nếu các em thích biệt danh “học sinh cá biệt” thì các em không phải là thành viên của lớp. Hãy thay đổi cách suy nghĩ của mình.
Không có ai là học sinh cá biệt trong lớp này cả. Thấy các em có chăm chú lắng nghe, tôi tiếp tục:
– Cô sẽ không dễ dãi với các em. Chúng ta sẽ học, học cho đến khi nào các em hiểu. Cô sẽ giúp các em đủ sức để đương đầu với kỳ thi tốt nghiệp trong tương lai nó sẽ là nền tảng để các em bước tiếp vào đại học. Đó không phải là lời nói suông.
Đó là một lời hứa. Cô không muốn nghe từ “học sinh cá biệt” trong lớp này nữa. Và cô tin các em sẽ bọn trẻ dường như ngồi thẳng lên một tí.
Từ đó, có một sự chuyển biến trong tập thể lớp tôi. Các em bắt đầu chịu học, cố gắng để chứng tỏ mình. Cô và trò đã phải làm việc cật lực, và đến giữa năm học, tôi đã tự tin rằng lời hứa của mình sẽ được hoàn thành một cách tốt đẹp – tôi biết các em đều đủ sức vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học sắp tới anh đặc biệt rất thông minh. Cả trường đã phải nhìn nhận lại tập thể lớp tôi. Các em không hề là những học sinh cá biệt.
Thời gian dần trôi. Tôi vui vì các em tiến bộ bao nhiêu thì càng thấy nuối tiếc khi nghĩ đến lúc phải xa chúng bấy nhiêu. Dù tôi không nói, nhưng rồi cả lớp cũng biết rằng tôi sắp kết hôn và sẽ chuyển đến sống tại một tiểu bang khác.
Vì đã trở nên quyến luyến và yêu quý cô giáo của mình nên không em học sinh nào muốn tôi ra đi. Nhưng chúng tôi đều biết rằng không thể thay đổi được gì.
Ngày cuối cùng đến lớp, vừa bước vào văn phòng, thầy giám thị đã thông báo với tôi:
Bọn trẻ lớp cô đang định làm một cái gì đó hay sao ấy. Chúng đã đến lớp từ rất sớm!
– Chuyện gì vậy nhỉ? Tôi lo lắng tự hỏi, rồi vội vàng cùng chạy ngay về lớp, thầm mong không phải là một vụ đánh nhau nữa.
– Thật ngạc nhiên! Lớp tôi đầy những hoa Hoa ở góc phòng hoa trên bàn bọn trẻ, hoa khắp trên tường, và cả một lẵng hoa thật lớn trên bàn giáo viên.
– Ở đâu ra mà nhiều hoa thế này? – Tôi thốt lên kinh ngạc:
Hầu hết các em đều rất nghèo. Chúng sống nhờ vào chương trình trợ giúp của trường mới có được quần áo ấm và những bữa cơm tươm tất làm sao chúng có thể có đủ tiền để mua ngần ấy hoa?
Nhưng, tất cả hoa đều là của tôi, dành cho tôi. Các em đã chuẩn bị lễ chia tay với tôi như thế đấy.
– Tôi bật khóc. Và bọn trẻ cũng òa khóc theo.
Cuối cùng rồi tôi cũng biết được sự thật Mark làm thêm tại một cửa hàng hoa ở địa phương. Vào cuối tuần, cậu bé đã xin người chủ tiệm tất cả những bông hoa bán còn dư. Vào dịp đó, cách trường học của chúng tôi không xa cũng có một công ty tổ chức lễ khánh thành. Các em học sinh không bỏ lỡ dịp may hiếm có, đã kéo nhau đến văn phòng, trình bày và năn nỉ họ cho chúng tất cả các lẵng hoa đã dùng trong buổi lễ. Sau một hồi thuyết phục và gặp cả người quản lý, cuối cùng các em đã đạt được mục đích.
Tuy nhiên, đó không phải là món quà duy nhất mà các em đã dành cho tôi.
Cả 14 học sinh của tôi đều vượt qua kỳ thi tốt nghiệp vào năm cuối cấp trong đó có sáu em được học bổng vào đại học.
Hai mươi tám năm sau, tôi vẫn là một cô giáo, dạy tại một trường đại học.
Trong tim tôi vẫn luôn giữ những kỷ niệm về các em học sinh đáng yêu của ngày đầu tiên tôi chập chững bước vào nghề. Tôi biết rằng Mark đã kết hôn với cô bạn cùng học tại trường đại học và đã trở thành một doanh nhân thành đạt.
Các em học sinh khác cũng thành công trên đường đời thoát thỏi cuộc sống cực khổ của những người thợ gặt mướn như cha mẹ mình trước kia. Chúng vẫn thường đến thăm tôi và nhắc lại chuyện ngày xưa. Và một điều trùng hợp đã xảy ra, giờ thì con trai của Mark lại là sinh viên lớp tôi. Thỉnh thoảng, tôi mỉm cười khi nhớ lại buổi lên lớp đầu tiên của mình. Tôi nhớ là mình đã có ý định bỏ nghề ngay trong buổi sáng hôm ấy. Chỉ cần thiếu một chút tự tin và kiên trì thôi thì có lẽ tôi đã đánh mất một điều quý giá trong cuộc đời-
– Thùy Mai –
Theo We’re TheRetards
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.