Wladimir Bolchenkov, Chỉ huy trưởng Cảnh sát St. Petersburg đã đủ thứ phải suy nghĩ lắm rồi, chẳng cần thêm bốn cú điện thoại bí ẩn đó gọi đến nữa. Thứ Hai vừa rồi Chemopov đã đến thăm thành phố, ông ta đã làm cho giao thông thành phố bị đình trệ một lúc vì đòi cho đoàn xe hộ tống ông ta phải có tầm cỡ như của Tổng thống trước đây.
Borodin đã từ chối không cho người của mình ra khỏi trại lính nếu họ chưa được trả lương, và giờ đây xem ra ông ta đã bị loại khỏi cuộc chạy đua vào chức Tổng thống.
– Chẳng khó khăn gì mới tính ra là Borodin sẽ chiếm thành phố nào trước – Bolchenkov đã cảnh cáo trước với Thị trưởng như vậy. ông ta đã thành lập hẳn một phòng để giải quyết sự đe dọa của bọn khủng bố trong suốt chiến dịch vận động bầu cử. Nếu có ứng cử viên nào bì ám sát, thì ắt sẽ là ở trong thành phố của ông. Chỉ trong tuần này thôi phòng này đã nhận được hai mươi bảy tin về sự đe dọa tính mạng của Zerimski. ông đã xua đì, coi chúng ngang với những lời tiên tri nhảm nhí của những bọn điên rồ, cho đến sáng nay, khì một trung uý trẻ nhảy xổ vào văn phòng ông, mặt trắng bệch và nói líu cả lưỡi.
Chỉ huy trưởng Cảnh sát ngồi và lắng nghe băng tua lại lời báo cáo của viên Trung uý mấy phút trước. Cú điện thoại đầu tiên gọi đến là lúc chín giờ hai tư phút, tức là năm mươi mốt phút sau khi Zerimski đến thành phố.
“Có một âm mưu tấn công đe dọa tính mạng Zerimski vào buổi chiều nay”. Người nói là một người đàn ông nói giọng mà Bolchenkov không nhận ra. Hình như là giọng Trung âu, hình như thế, nhưng chắc chắn không phải giọng Nga. “Trong khí Zerimski diễn thuyết tại quảng trường Tự do, một kẻ ám sát do Mafya thuê sẽ ra tay.
Mấy phút nữa nếu có thêm chi tiết nào tôi sẽ gọi lại, nhưng tôi sẽ chỉ nói trực tiếp với chính Bolchenkov mà thôi”. Đường dây bị cắt. Cú gọi rất ngắn nên không thể có khả năng truy tìm người gọi. Ngay lập tức Bolchenkov hiểu rằng ông đang gặp một tay chuyên nghiệp.
Mười một phút sau cú điện thứ hai gọi tới. Viên trung uý cố kéo dài thời gian bằng cách nói rằng cần phải đi tìm Chỉ huy trưởng, nhưng người gọi chỉ nói “Mấy phút nữa tôi sẽ gọi lại, có điều các ông phải đảm bảo là Bolchekov ở bên máy. Chỉ phí thì giờ của các ông thôi chứ không phải của tôi”.
Chính đó là lúc viên trung uý đã chạy xổ vào phòng Chỉ huy trưởng. Bolchenkov đang giải thích với một trong những người trong phe của Zerimski là tại sao ông không thể bố trí cho đoàn xe của ông ta có được đủ số cảnh sát bảo vệ như đối với Chemopov. ông vội dập ngay điếu thuốc và đi tới phòng chống khủng bố. Chín phút nữa trôi qua mới có cú điện mới.
– CÓ ông Bolchenkov ở đó chưa?
Bolchenkov đang nghe đây.
– Người mà các ông đang tìm kiếm sẽ giả danh phóng viên nước ngoài, đại diện cho một tờ báo không hề tồn tại ở Nam Phi. Sáng nay hắn vừa đến St. Petersburg bằng chuyến tàu tốc hành từ Moscow. Hắn hoạt động một mình. Ba phút nữa tôi sẽ gọi lại.
Ba phút sau toàn phòng đã tập hợp để nghe.
– Tôi tin chắc rằng lúc này toàn bộ bộ phận chống khủng bố của St. Petersburg đang nghe từng lời tôi nói. .
ĐÓ là câu đầu tiên của người kia. – Vì thế cho phép tôi giúp các bạn một tay. Tên ám sát cao một mét chín, mắt xanh, tóc màu vàng thẫm. Nhưng có thể hắn sẽ cải trang.
Tôi không biết hắn sẽ mặc gì, nhưng các bạn cũng phải làm gì đó để xứng đáng nhận lương chứ – Điện thoại tắt ngấm.
Suốt nửa giờ sau đó cả phòng lắng nghe đoạn băng tua đi tua lại. Đột nhiên Chỉ huy trưởng dụi một điếu thuốc khác và nói:
– Tua lại băng thứ ba.
Viên Trung uý bấm nút, tự hỏi không hiểu sếp mình đã bắt được điều gì mà bọn họ đã bỏ qua. Mấy giây sau Chỉ huy trưởng nói:
Dừng lại. Tôi nghĩ vậy. Dừng lại và đếm đi.
Đếm cái gì ạ? Viên trung uý muốn hỏi nhưng anh vẫn ấn nút. Lần này anh nghe thấy tiếng đồng hồ điểm vẳng đến.
Anh tua lại băng và họ lại lắng nghe lần nữa. Viên trung uý nói:
Hai tiếng. Nếu đó là hai giờ chiều thì người cung cấp thông tin cho chúng ta gọi đến từ Viễn Đông.
Chỉ huy trưởng mỉm cười, nói:
– Tôi cho là không phải như vậy. CÓ vẻ là cú điện thoại gọi lúc hai giờ sáng từ miền đông nước Mỹ thì đúng hơn.
o O o
Maggie nhấc điện thoại bên giường và quay một số bắt đầu bằng 650. Một giây sau đã có người nhấc máy.
– Tara Fitzgerald đây – Một giọng nhanh nhẹn cất lên.
Không “Hello” “Xin chào” hay bất cứ một lời khẳng định nào là người gọi đã quay đúng số. Chỉ xưng tên mình, như vậy người gọi sẽ không phí chút thì giờ nào.
NÓ giống cha nó làm sao. Maggie nghĩ.
– Mẹ đây, con yêu.
– A, mẹ. Xe lại hỏng hả mẹ, hay có chuyện gì nghiêm trọng?
– Không có gì đâu, con yêu. Mẹ chỉ nhớ cha con quá .
chị nhắc lại và cười thành tiếng – Con có thì giờ nói chuyện không?
Tara nói, cố dịu giọng xuống:
– Vâng, ít nhất mẹ chỉ nhớ có một người. Con thì nhớ những hai kia.
– CÓ thể, nhưng ít nhất con biết Stuart đang ở đâu và có thể gọi cho nó bất cứ lúc nào con muốn, còn mẹ chẳng hề biết tăm hơi cha con đang ở đâu cả.
– Mẹ, điều đó có gì mới đâu, mẹ con mình biết rõ những quy định khi bố đi xa. Những người đàn bà thì phải ngồi nhà và tận tụy chờ đợi ông chủ trở về. Một người Insh điển hình…
Maggie nói:
Phải, mẹ biết. Nhưng mẹ với chuyến đi này mẹ cảm thấy có gì đó không bình thường.
– Mẹ ơi, con cam đoan là chẳng có gì đáng lo âu đâu.
Rốt cuộc thì bố chỉ mới đi có một tuần thôi mà. Mẹ không nhớ là đã bao nhiêu lần bố trở về đúng vào lúc mẹ không ngờ nhất à? Con vẫn ngờ rằng đó là kế hoạch của bố để kiểm tra xem mẹ có nhân tình không đấy.
Maggie cười một cách không tin tưởng mấy.
Tara khẽ hỏi:
– Mẹ còn lo lắng gì nữa không? Mẹ có muốn nói với con không?
– Mẹ tìm thấy một chiếc phong bì gửi cho mẹ giấu trong ngăn kéo của bố.
Tara nói :
– Chuyện tình lãng mạn cũ ấy mà. Vậy bố muốn nói gì?
– Mẹ không biết. Mẹ chưa mở nó ra.
– Tại sao kia chứ, trời ạ?
– Bởi vì trên phong bì bố ghi rất rõ ràng: Không mở ra trước ngày 17 tháng Mười hai.
Tara nhẹ nhàng nói:
– Mẹ, chắc đấy là một tấm thiếp chúc mừng Giáng sinh đấy thôi.
Maggie nói:
– Mẹ không tin như vậy. Mẹ biết ít có ông chồng nào gửi thiệp mừng Giáng sinh cho vợ, và chắc chắn là không gửi thiếp Giáng sinh trong một chiếc phong bì màu nâu giấu trong ngăn kéo.
– Mẹ, nếu mẹ lo lắng vì thế thì con tin rằng bố sẽ muốn mẹ mở nó ra, như vậy mẹ sẽ thấy ngay là chẳng có gì đáng lo lắng cả.
Maggie khẽ nói:
Mẹ sẽ không mở trước ngày 17 tháng Mười hai. Nếu Connor về nhà trước ngày đó và thấy rằng mẹ đã mở nó ra thì…
– Mẹ tìm thấy nó bao giờ?
Sáng nay. NÓ được để trong chồng quần áo thể thao của bố, trong một cái ngăn kéo mà mẹ rất ít khi mở ra.
Tara nói :
– Nếu là gửi cho con thì con sẽ mở phăng nó ra.
Maggie nói:
– Mẹ biết là con sẽ làm như vậy. Nhưng mẹ nghĩ rằng tốt hơn hết là mẹ cứ để nó đấy vài ngày đã. Mẹ đã bỏ lại nó vào ngăn kéo phòng khi bố về bất thình lình. Như” thế bố sẽ không bao giờ biết là mẹ đã nhìn thấy nó.
– CÓ lẽ con phải bay về Washington mới được.
Maggie hỏi:
– Để làm gì?
– Để giúp mẹ mở nó ra.
Tara, đừng có ngốc nghếch thế.
– Mẹ, nếu mẹ không tin thì sao mẹ không gọi cho Joan và hỏi xem cô ấy khuyên như thế nào?
– Mẹ đã gọi rồi.
Thế cô ấy nói thế nào?
– Mở ra.
o O o
Bolchenkov ngồi ở bàn, nhìn vào hai mươi mốt người đã được lựa chọn cẩn thận. ông đánh diêm và châm điếu thuốc thứ bảy trong buồi sáng hôm nay. ông hỏi:
– Chiều nay sẽ có khoảng bao nhiêu người đến Quảng trường?
Một sĩ quan cao cấp nhất mặc đồng phục nói:
– Thưa Chỉ huy trưởng, đây chỉ là con số ước đoán thôi, sẽ có khoảng một trăm ngàn người.
Tiếng rì rầm bàn tán nổi lên. Chỉ huy trưởng sẵng giọng:
– Im lặng. Đại uý, tại sao lại nhiều như vậy? Hôm Chemopov đến chỉ có bảy ngàn.
– Zenmski có sức lôi cuốn hơn nhiều, và hiện nay kết quả điều tra đang nghiêng về phía ông ta, tôi dự đoán rằng ông ta sẽ kéo được nhiều người đến hơn.
– Anh để cho tôi bao nhiêu sĩ quan dự trữ?
– Thưa Chỉ huy trưởng, tất cả những người có thể huy động được sẽ có mặt ở quảng trường, và tôi đã ra lệnh hủy tất cả các cuộc nghỉ phép. Tôi đã gửi bản miêu tả nhận dạng tên đó và hy vọng là chúng ta có thể tóm được hắn trước khi hắn đến quảng trường. Nhưng chẳng ai có nhiều kình nghiệm về chuyện này lắm.
Bolchenkov nói:
– Nếu như con số người đến quảng trường lên tới một trăm ngàn thì đối với tôi cũng là lần đầu tiên. Tất cả các sĩ quan đã nhận được bản mô tả chưa?
Đã Nhưng có thể hắn cải trang. Dù sao đi nữa thì cũng có rất nhiều phóng viên nước ngoài cao và mắt xanh, tóc vàng thẫm. Và chớ nên quên rằng các sĩ quan không được thông báo vì sao cần phải bắt giữ kẻ đó để thẩm vấn. Chúng ta không muốn bị vấy mực vào tay.
– Nhất trí. Nhưng bây giờ tôi chưa muốn đánh động hắn, như vậy sẽ chỉ khiến cho hắn đợi một dịp khác tốt hơn. CÓ ai có thông tin gì khác nữa không?
Một thanh niên đứng dựa vào tường đáp:
– CÓ thưa Chỉ huy trưởng.
Viên Chỉ huy trưởng gật đầu, dụi điếu thuốc đi.
– CÓ ba phóng viên Nam Phi đến để tường thuật cuộc bầu cử. Từ những mô tả nhận dạng do người kia cung cấp thì tôi có thể khẳng định đó là một người tên là Piet de Villiers.
– Trong máy tính có thông tin gì về hắn không?
Viên sĩ quan trẻ nói:
– Không, nhưng cảnh sát Johannesburg rất hợp tác.
Trong hồ sơ của họ có ba người tên như vậy, phạm tội từ ăn cắp tiền cho đến giấy hai vợ, nhưng không có ai phù hợp với nhận dạng, và hai trong số đó đang ngồi tù. HỌ không biết người thứ ba hiện đang ở đâu. HỌ cũng nhắc tới một mối liên quan đến người Colombia.
– Liên quan gì đến Colombia?
– Mấy tuần trước CIA có gửi đi một thông báo mật các chì tiết về tên giết người đã ám sát ứng cử viên tổng thống ở Bogotá. Hình như họ đã lần theo được dấu vết tên giết người đến Nam Phi, sau đó mất hút. Tôi đã gọi đầu mối của mình ở CIA, nhưng anh ta chỉ có thể nói rằng họ đã biết tên giết người lại bắt đầu hoạt động, gần đây nhất họ thấy hắn lên máy bay đi Geneva.
Chỉ huy trưởng nói:
– Chính là điều tôi cần. Tôi cho rằng không có dấu hiệu gì của de Villiers trong lúc Zerimskì đi thăm Hermintage sáng nay.
Một giọng khác lên tiếng:
Không, thưa Chỉ huy trưởng, nếu như hắn đi trong đám các phóng viên báo chí. CÓ tất cả hai mươi ba phóng viên nước ngoài ở đó, và chỉ có hai người trong đó giống với nhận dạng. Một người là Clifford Symond, một phóng viên của CNN, còn người kia thì tôi quen biết đã lâu năm, bởi vì tôi hay chơi cờ vua với anh ta.
Mọi người trong phòng đều cười ầm lên, khiến cho không khí bớt căng thẳng.
Chỉ huy trưởng nói:
Thế còn các mái nhà và các tòa nhà cao tầng thì sao?
Trưởng toán có vũ trang nói:
Tôi có hơn một chục người đã phong tỏa các mái nhà và các tòa nhà cao tầng rồi. Hầu hết các tòa nhà cao tầng đều là các công sở, vì thế tôi sẽ bố trí các sĩ quan mặc thường phục đứng ở tất cả các cửa vào và cửa ra.
Nếu có ai giống với mô tả nhận dạng mà có ý định vào quảng trường hoặc các tòa nhà nhìn xuống quảng trường sẽ bì bắt ngay.
– cẩn thận kẻo bắt phải một anh chàng nước ngoài lớ ngớ nào đấy và lôi chúng ta vào những chuyện còn phiền toái hơn. CÓ ai hỏi gì nữa không?
– CÓ thưa Chỉ huy trưởng. Ngài có nghĩ đến chuyện yêu cầu hủy cuộc mít tinh không?
– CÓ tôi đã nghĩ đến nhưng sau đó quyết định sẽ không làm như vậy. Nếu như cứ mỗi lần nhận được sự đe dọa tấn công một nhân vật nào đó mà tôi lại đòi huỷ các cuộc mít tinh thì điện thoại của chúng ta sẽ bị ùn lại vì những người quá khích hấp tấp gọi đến, và sẽ chẳng làm nổi cái gì ngoài việc khiến cho mọi sự càng lộn xộn hơn.
Dù sao đi nữa đó cũng vẫn có thể là báo động giả. Và thậm chí nếu như Villiers dạo quanh thành phố, nhìn thấy sự hiện diện của chúng ta có thể hắn sẽ nghĩ lại.
Còn câu hỏi nào nữa không?
Không ai động đậy.
– Nếu có ai trong các anh thu thập được điều gì – tôi nói là bất cứ điều gì, thì tôi muốn là mình sẽ được biết ngay lập tức. Cứ liệu hồn nếu có ai sau đó mời đến nói với tôi: “Thưa sếp, tôi không nói vì tôi nghĩ điều đó không quan trọng”.
o O o
Trong khi cạo râu, Connor vẫn để TV mở. Hillary Bowker đang tóm tắt những tình hình mới nhất ở Mỹ.
Chương trình Cắt giảm Vũ khí đã được thông qua ở Hạ viện, với tỷ số sát nút hơn có ba phiếu. Tuy nhiên Tom Lawrence tuyên bố rằng đó là một thắng lợi to lớn trên một ý nghĩa chung. Trên phương diện khác các nhà bình luận đã cảnh cáo rằng Dự luật đó sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều khi được đưa sang Thượng viện.
“Tuy nhiên Tổng thống đã cam đoan với các phóng viên trong cuộc họp báo sáng nay là chẳng có vấn đề gì hết, Hạ viện chỉ thực hiện các ý nguyện của nhân dân, và tôi tin rằng Thượng viện cũng sẽ làm đúng như thế.
Connor mỉm cười.
Khuôn mặt Tổng thống được thay bằng một cô gái tóc đỏ xinh đẹp gợi cho Connor nhớ đến Maggie. Gã đã từng nói với nàng một lần là lẽ ra với nghề nghiệp của mình gã nên cưới một nhà bình luận thời sự.
“Còn bây giờ hãy tìm hiểu tình hình bầu cử hiện nay ở Nga. Chúng tôi xin chuyển cho Clifford Symond, phóng viên của chúng tôi hiện đang ở Nga”.
Connor ngừng cạo râu và nhìn trừng trừng vào màn hình:
Việc điều tra cho thấy hiện nay hai ứng cử viên hàng đầu Thủ tướng Grigory Chernopov và Chủ tịch đảng Victor Zerimski đang đuổi theo sát nút nhau. Chiều nay Zerimski sẽ nói chuyện ở quảng trường Tự do, người ta dự đoán cuộc mít tinh sẽ lên tới hàng trăm ngàn người.
Sáng nay ông Zenmski sẽ có cuộc họp riêng với Đại tướng Borodin, người ta hy vọng ông này sẽ sớm thông báo việc rút khỏi cuộc chạy đua vì kết quả ít ỏi trong cuộc điều tra lần trước. Vẫn chưa biết rằng ông ta sẽ ủng hộ ai trong hai ứng cử viên hàng đầu, và quyết định của ông ta có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Clifford Symond, phóng viên CNN tại St. Petersburg”.
Khuôn mặt Hillary lại hiện ra trên màn hình:
– Và bây giờ chúng tôi xin chuyển sang phần thời tiết.
Connor tắt TV, bởi vì gã không thích nghe tình hình thời tiết ở Flonda làm gì. Gã xoa thêm một ít xà phòng lên cằm rồi tiếp tục cạo râu. Gã đã quyết định sẽ không dự cuộc họp báo sáng nay của Zerimski, bởi vì chắc sẽ chẳng có gì khác hơn những bài tán dương ông ta, gã cũng không muốn đi tới Hermitage để phải lúc nào cũng lo lẩn tránh Michell. Chủ yếu gã sẽ chỉ tập trung vào hoạt động quan trọng nhất của Zerimski trong ngày hôm nay. Gã đã tìm được một tiệm ăn thuận tiện nằm ở phía tây quảng trường. Tiệm ăn này không nổi tiếng vì ngon, nhưng lại có ưu thế là ở tầng hai và nhìn xuống quảng trường Tự do. Quan trọng hơn nữa là nó lại có cửa sau, vì thế gã sẽ không cần phải đi ra quảng trường nếu không cần thiết.
Ra khỏi khách sạn gã bèn tới một trạm điện thoại công cộng gần nhất để gọi đến tiệm ăn đặt một bàn ở góc phòng cạnh cửa sổ vào lúc mười hai giờ. Sau đó gã nghiên cứu đến việc thuê một chiếc xe, nhưng hóa ra ở St Petersburg việc này khó khăn hơn ở Moscow nhiều.
Bốn mươi phút sau gã lái xe vào trung tâm thành phố và để xe tại một khu để xe ngầm chỉ cách quảng trường Tự do có vài trăm mét. Gã quyết định sau buổi diễn thuyết sẽ lái xe về Moscow. Như vậy gã sẽ có thể biết ngay nếu có ai theo dõi mình. Gã đi bộ dọc phố, vào một khách sạn gần nhất và đưa cho tay trưởng nhóm khuân vác một tờ hai mươi đô la và nói là cần một phòng trong khoảng một tiếng để tắm một cái và thay quần áo.
Mấy phút sau khi gã quay xuống, tay trưởng nhóm không nhận ra gã. Connor gửi chiếc túi thể thao lại và nói rằng khoảng bốn giờ chiều sẽ quay lại lấy. Khi tay trưởng nhóm bỏ chiếc túi xuống gầm quầy, lần đầu tiên anh ta mới chú ý đến nó. Vì có một cái cặp được dán nhãn cùng tên nên anh ta để tất cả vào cùng nhau.
Connor chậm rãi thả bộ dọc một phố ngang gần quảng trường Tự do. Gã đi ngang qua hai cảnh sát đang chặn hỏi một người nước ngoài cao, tóc vàng thẫm. HỌ chẳng hề nhìn kỹ gã lúc gã kín đáo bước vào và đi thang máy lên tiệm ăn ở tầng hai. Gã xưng tên với người bồi trưởng và được đưa ngay về một chiếc bàn kê trong góc phòng. Gã cẩn thận ngồi sao cho tránh được hầu hết các ánh mắt của các thực khách, nhưng vẫn có thể quan sát quảng trường một cách dễ dàng.
Connor đang nghĩ đến Lawrence thì người phục vụ đến bên cạnh và đưa cho gã thực đơn. Connor liếc nhìn ra ngoài quảng trường và ngạc nhiên thấy ở đó đã rất đông người, mặc dầu còn gần hai tiếng nữa mới đến giờ diễn thuyết của Zerimski. Gã nhận ra có khá nhiều cảnh sát mặc thường phục đứng trong đám đông. Một vài sĩ quan trẻ khác đang trèo lên các tượng đài và nhìn rất kỹ lưỡng xung quanh quảng trường. Nhưng họ đang tìm gì thế nhỉ? Chẳng qua là Cảnh sát trưởng quá cẩn thận hay họ đang lo có một vụ biểu tình trong buổi diễn thuyết của Zerimski?
Người bồi trưởng đã trở lại:
– Thưa ngài, cho phép tôi nhận đặt món của ngài được không ạ? Cảnh sát yêu cầu chúng tôi đóng cửa trước hai giờ.
Connor nói:
– Vậy thì tốt nhất là tôi lấy món thịt bò rán.