GIẾT NGUỜI TRONG MỘNG
Chương 6 : THỬ TÀI LÀM THÁM TỬ
“Em thử coi cái xác nằm chỗ nào? Quanh đây hở?” Giles lên tiếng hỏi.
Gwenda đứng bên Giles ngoài nhà trước ở Hillside. Hai vợ chồng vừa về tới hôm trước, Giles đứng một chỗ la ầm ĩ, thích thú như bọn trẻ được cho đồ chơi.
“Quanh đây thôi”, Gwenda nói. Nàng lui ra sau, bước lên cầu thang cúi xuống luống cuống.
“Đúng rồi, đây chứ còn đâu”.
“Khom xuống”, Giles nói. “Làm như trẻ con lên ba tuổi ấy”. Gwenda nghe theo.
“Chính em tận mắt nhìn thấy hắn thốt ra mấy lời đó?”
“Em không nhớ. Lúc đó gã ở khuất đằng xa kia – ờ phải. Em chỉ còn nhìn thấy mấy cái móng vuốt”.
“Mấy cái móng”. Giles nhíu mày.
“ĐÚng thế, mấy cái móng vuốt, nó màu xam xám – không phải là tay người”.
“Nghe này, Gwenda. Biết đâu đấy là một dạng trong chuyện vụ án ở phố nhà xác. Người thật làm gì có móng vuôt”.
“Thật mà, nhìn tay chân hắn có móng vuốt”.
Giles nhìn qua nàng không dám tin.
Gwenda chậm rãi kể:
“Anh cho đó là chuyện tưởng tượng hay sao? Này, Giles em đã nghĩ kỹ. Em không thể nào tưởng tượng ra được, nó như là trong giấc mơ. Hay biết đâu em mơ. Y như một đứa trẻ vừa nàm mơ, nó run rẩy, cố nhớ lại. Bởi ngay tại Dillmouth chẳng nghe thấy ai nhắc lại chuyện vụ án xa xưa hay là một cái chết bất đắc kỳ tử, một vụ án mất tích hay là gì đó ngày trong ngôi nhà này”.
Nhìn Giles mặt mũi như một đứa trẻ vừa đánh mất một món đồ chơi trên tay.
“Chẳng qua lafa cơn ác mộng”, Giles không thể biết nói gì hơn, chợt vẻ mặt anh sáng lên.
“Không đâu” anh nói. Làm gì có chuyện đó. Hay là em vừa mơ thất bàn tay của loài khỉ hay là một xác chết – nếu vậy chắc là em chợt nhớ lại một hồi kịch trong vở Bà quận công Malfi đấy thôi”.
“Hay em được nghe kể qua, về sau mới mơ thấy lại”.
“Ngay cả một đứa trẻ cũng không thể tự nhiên nằm mơ thấy. Nếu không phải là em đang gặp lúc bối rối – nếu quả thật như vậy thì ta nên trở lại từ đầu – em đợi đấy, nghe anh kể đây. Em nằm mơ
thấy mấy cái móng vuốt. Em nhìn thấy xác chết, tiếp đến nghe một tràng tiếng nói khiến em giật mình kinh hãi rồi trong giấc mơ em thấy cả bàn tay khỉ giương móng vuốt ra – tức là em hay sợ
khỉ”.
Gwenda ngơ ngác chưa hiểu ra sao – nàng chậm rãi nói:
“Em nghĩ có thể là vậy…”
“Em cố nhớ lại đi…Em trở lại chỗ ngoài nhà trước, nhắm mắt lại. Em nghĩ ra trong đầu… có còn nhớ thêm gì khác hơn nữa?”
“Không, chẳng thấy gì… Em cố nhớ, mọi thứ biến đâu mất thật xa… Giờ nhớ lại thấy mọi chuyện như không còn gì. Nhớ lại đêm trước ở nhà hát lúc đó như người quẫn trí”.
“Không phải. Chắc chắn có chuyện gì đó. Cô Marple đã nghĩ tới chuyện ấy. Còn cái tên “Helen”
là ai? Hẳn em còn nhớ đôi điều về Helen?”
“Em chẳng nhớ gì. Một cái tên thế thôi.”
“Vậy chắc không phải là tên thật”.
“Phải mà. Em biết đó là Helen”.
Gwenda tỏ ra tự tin.
“Nếu tên nàng là Helen, em còn nhớ lại lịch nàng chứ? Nàng luôn ở đây? Hay là ghé qua đây ít bữa?”
“Em đã nói là em không biết”. Vẻ mặt Gwenda như người thất thần.
Giles nghĩ ra một chiêu khác.
“Vậy thì em còn nhớ ai nào? Hay là cha em?”
“Đừng hỏi, em không thể nói được. Hình ảnh cha em luôn hiện về trong trí em, anh hiểu cho. Dì Alison thường nhắc: “Cha cháu đấy”. Em không còn nhớ ông đã có lúc về ở lại đây, ngay trong ngôi nhà này…”
“Ngoài ra không còn ai, người ở, người giữ trẻ, còn bao nhiêu thứ?”
“Không, không. Em cố nhớ mà cũng như không. Mọi thứ em còn nhớ như đâu dưới bàn chân, như thể là bước đi tự nhiên xuyên qua cánh cửa đằng kia. Em không nhớ chỗ đó là cánh cửa.
Hay anh đừng bận tâm vì em nữa. Rồi mọi chuyện sẽ lại hiện về cơ man mà kể, chớ hoài công tìm kiếm làm gì: xa xưa lắm em không nhớ nổi”.
“Không hẳn là hoài công, cô Marple đã nhìn nhận là…”
“Bà ta chẳng giúp được gì chuyện đó đâu”. Gwenda nói. “Em có thể đoán qua ánh bắt bà, bà đã thấy một số tình tiết. Chẳng hiểu bà ta làm nên trò trống gì đây”.
“Không hẳn bà ta nhìn nhận sự việc theo cách nghĩ của bọn mình”. Giles chắc như đinh đóng cột.
“Ta đừng nên suy đoán, Gwenda nên sắp xếp mọi việc theo thứ tự lớp lang. Bước đầu ta đã thành công, ta đã xem qua sổ bộ khai tử ngoài xóm đạo. Không ai tên “Helen”, cùng lứa tuổi đó. Vậy là chẳng có tên Helen trong thời gian ta tìm kiếm. Có mootij tên Ellen Dugg, chin mươi tư tuổi na ná với cái tên ta muốn tìm. Ta lần qua chỗ khác, có vẻ gần gũi hơn. Nếu cha em, hay có thể là bà mẹ kế đã từng ở nhà này, ở thuê hay có thể là đã mua lại ngôi nhà này”.
“Theo lời kể lão Foster – người làm vườn trước đây – có một người ở tên là Elworthy, trước cả
lúc nhà Hengrave về đây, xa hơn nữa có bà Findeyson. Ngoài ra không còn ai khác”.
“Hay là cha em đã mua căn nhà này và ở lại ít lâu sau đó bán lại cho người khác. Nhưng có phần chắc hơn ông chỉ ở thuê, nhờ trang bị thêm cho đầy đủ tiện nghi. Nếu quả vậy, ta nên tới gặp mấy tay môi giới nhà ở”.
Tìm tới chỗ mấy tay này không khó. Quanh Dillmouth có mấy tay như Wilkinson mới đổi về, mở văn phòng được mười một năm, chuyên kinh doanh nhà ở trệt, cả những nhà mới xa hơn ngoài thị trấn. Còn tay Galbraith với Penderley là người đứng ra bán nhà cho Gwenda. Lúc vừa đến nơi, Giles kể ra hết đầu đuôi, hai vợ chồng muốn ở lại Hillside, thích nhất là được ở
Dillmouth. Tới đây bà Reed sực nhớ lại lúc nhỏ đã từng sống ở Dillmouth. Cô chỉ nhớ mang máng là dường như đã từng ở trong ngôi nhà ở Hillsisde. Liệu còn ai giữ giấy tờ sổ sách cho một ông nào đó là thiếu rá Halliday thuê lại ở? Chuyện trôi qua mười tám mười chín năm rồi.
Ông Penderley tỏ vẻ có lỗi chìa tay ra.
“Tôi k hông thể nói ra dây, ông Reed. Hiện sổ sách không còn, đã qua đi lâu lắm, không tùm đâu ra sổ sách cho thuê nhà, đồ trang bị nhà ở. Vả lại không còn cách nào khác hơn để giúp ông. May ra còn lão thư ký Narracott có thể giúp ông được, nhưng lão mới chết năm ngoái. Lão có tài nhớ
lâu, nhớ dai lắm. Lão phục vụ công ty gần ba chục năm”.
“Vậy không còn ai nhớ nổi sao?”
“Nhân viên mới tuyển thuộc lớp trẻ, mỗi ông Galbraith người cao tuổi nhất, nghỉ hưu đã mấy năm nay”.
“Tôi có thể gặp ông ta được chứ?” Gwenda hỏi.
“À, chuyện này tôi không biết nói sao…”
Ông Penderley lưỡng lự “Một cơn tai biến đã quật ngã ông hồi năm rồi, trí nhớ kém, đã ngoài tám chục còn gì”.
“Ông lão còn sống ở quanh Dillmouth đấy chứ?”
“Phải, ở Calcutta Lodge, ngôi nhà nhỏ xinh xắn ở đường Seaton. Tôi nhớ không rõ lắm”.
II
“Coi như ta hết hy vọng”, Giles vừa nói cho Gwenda “Vậy có nên viết thư để lại. Thôi ta qua đó tự dung danh tình mình ra”.
Calcutta Lodge xung quanh là vườn cây, bước vô bên trong phòng khách tuy chật chội nhưng trang trí gọn gàng. Thoang thoảng một mùi vecni sáp ong. Mấy món vật liệu bằng đồng thau được đánh bóng sáng trưng, dãy cửa sổ với những tấm rèm bay phất phơ trước gió.
Từ xa một người đàn bà cao gầy đã có tuổi đang bước vào, đưa mắt nhìn vẻ ngờ vực.
Giles nhanh nhẩu nói ra trước lí do vì sao tới đây, lúc này cô Galbarith lên tiếng:
“Rất tiếc là tôi không thể giúp gì được cho hai bạn. Chuyện đó lâu lắm rồi thì phải?”
“Dù sao cũng còn nhớ ra một đôi điều”, Gwenda nói.
“Phải nói tôi đây không còn nhớ nổi, bởi tôi chẳng ngó ngàng tới mấy việc đó. Có phải bạn vừa nhắc tên ngài thiếu tá Holiday nào đó phải không? Thật ra ở Dillmouth này đây chưa nghe ai nhắc tới cái tên đó”.
“Biết đâu cha cô còn nhớ”, Gwenda nói.
“Cha tôi à?” Galbraith lắc đầu, “Dạo này ông không còn nhớ mấy chuyện đó, đầu óc ông bây giờ
lẩm cẩm rồi”.
Gwenda nhìn xuống chiếc bàn mặt đồng thau kiểu Benares, ngẫm nghĩ, nàng ngước nhìn lên tượng voi tạc gỗ mun bày trên mặt bếp sưởi.
“Ông phải nhớ ra thôi”, nàng nói “bởi tôi cũng có người ra bên Ấn Độ về. Ngôi nhà này mới đổi tên là Caltutta Lodge phải không?”
Nàng ngập ngừng một lúc.
“Đúng thế”, cô Galbraith nói. “Cha tôi qua bên Calcutta một thời gian, lo việc kinh doanh. Đến năm 1920, chiến tranh nổ ra, cha toi muốn xin trở về quê nhà làm ăn. Mẹ tôi không thích sống ở
nước ngoài. Khí hậu không được trong lành như đây. Thôi thì, tôi không biết nói sao. Các bạn mong được gặp cha tôi. Biết đâu nữa nay ông gặp ngày tốt?”.
Cô nàng chỉ tay đưa hai vị khách vô tới phòng làm việc nằm ở phía sau. Ngồi trên chiếc ghế
bành cũ kỹ là một ông lão lịch sự để hàm ria bạc thếch quặp xuống, gương mặt nghiêng qua một bên. Người con gái ông vừa lên tiếng giới thiệu, ông gật đầu nhìn theo đắc ý.
“Trí nhớ người ta hao mòn vì năm tháng”, giọng ông nói nghe rõ mồn một “Có phải cô vừa nhắc tới hên Haliday. Không, cái tên đó tôi không nhớ. Hồi nhỏ đi học ở Yorkshire có nghe nói – mà đã bảy chục năm xa xôi lắm rồi”.
“Ông ta thuê nhà ở Hillsidw”, Giles nói.
“Hillside nào nhỉ? Hồi đó người ta gọi là Hillside sao?” lão Galbraith một bên mắt hấp háy mở
lớn ra nhìn “Trước đây bà Findeyson tới ở. Bà thật là tử tế”.
“Cha tôi thuê ở và trang bị thêm đồ đạc…Ông vừa bên Ấn Độ về”.
“Ở Ấn Độ hở, có phải cô vừa nhắc Ấn Độ? Ta nhớ ra một người, lúc đó phục vụ trong quân đội.
Lão già tinh quái Mohammed Hassan, gạt ta hết mấy tấm thảm. Hắn có cô vợ trẻ, có một đứa con gái”.
“Chính là tôi đây”, Gwenda thú thật ngay.
“Vậy à, cô nói thiệt sao! Đấy, thấm thoát mới đó mà đã bao nhiêu năm. Nào cô nhắc lại tên là gì?
Cái anh chàng muốn ở nhà thuê đầy đủ tiện nghi, ờ bà Finderson phải đặt hàng tận bên Ai Cập trang bị đồ dung cho mùa đông – một bọn ngốc nghếch. Mà này tên hắn là gì nhỉ?”
“Halliday,” Gwenda nói.
“Đúng rồi, cô gái – Halliday. Tay thiếu tá Halliday. Anh chàng tốt bụng. Hắn có cô vợ trẻ đẹp tóc vàng óng, thích gần gũi với và con, với người than. Ta còn nhớ nàng đẹp lắm”.
“Những người bà con là a?”
“Ta không rõ. Nhìn mặt cô không giống bà ấy”.
Gwenda tính buột miệng nói ra “Bà là người mẹ kế”, chợt nghĩ lại nói ra câu chuyện càng rối thêm. Nàng hỏi “Mặt mũi bà ấy ra sao?”.
Lãi Galbraith chợt nhớ lại.
“Trông bà ta lúc nào cũng có vẻ lo âu, luống cuống. Còn ông thiếu tá thì thật tử tế. Nghe tôi kể
có qua Calcutta ông ta thích lắm. Không như bọn người kia ru rú một chỗ chưa một lầm ra khỏi nước Anh. Dù sao tôi đã nhìn thấy thế giới. Cái tên anh chàng thiếu ra là gì nhỉ, anh chàng thích ở nhà thuê đủ tiện nghi”.
Nghe lão kể như cái máy hát phát ra mấy bài cũ rich.
“Ở St. Catherine. Đúng rồi. Thuê ngôi nhà St. Catherine sáu đồng guinea một tuần – lúc này bà Findeyson đang ở Ai Cập. Bà chết bên đó, tội nghiệp. Ngôi nhà đưa ra bán đấu giá, đến nay ai mua được nhỉ? Elworthys – đúng rồi – toàn là mấy chị em. Rồi sau đổi tên khác – cho cái tên Catherine lai căng La Mã, ghét mọi thứ dính dáng tới công giáo La Mã. Mấy bà ăn mặc bình thường. Thích sống gần gũi với dân trong xóm. Giúp đỡ cho quần áo, sách Kinh Thánh. Hăng hái làm công việc cải đạo cho bọn ngoại giáo”
Lão thở ra một hơi, ngồi dựa ra sau ghế.
“Đã lâu lắm!” Lão gắt giọng “Chẳng còn nhớ tên ai. Cái anh chàng bên Ấn Độ về đây – hắn tử
tế… Ta mệt, Gladys, cho ta một tách trà”.
Giles và Gwenda cảm ơn lão, cảm ơn người con gái của lão rồi lui ra.
“Em đã hiểu rõ mọi việc”, Gwenda nói. “Hai cha chon em đã từng sống ở Hillside.
“Thì ra tôi là một thằng ngu”. Giles vừa nói: “Somerset House”.
“Somerset House là thế nào?” Gwenda hỏi lại.
“Nơi nhận đăng ký kết hôn, ta tới đó dò tìm danh sách đăng ký của cha em ngày trước. Theo lời người dì em kể lại, ngay lúc vừa tới Anh cha em lấy vợ khác. Này Gwenda em biết chưa, rất có thể là “Helen” có bà con bên người mẹ kế của em. Nếu ta biết được tên họ cô ta là gì may ra ta có thể tiếp xúc với những người hàng xóm biết lại lịch ngôi nhà. Hillside nó ra làm sao. Em còn nhớ
lão già hôm nọ kể lại hai vợ chồng thích ngôi nhà Dillmouth để được gần gũi những người than của nhà bà Halliday. Nếu những người đó còn ở gần quanh đây ta có thể tới hỏi thăm”.
“Này Giles”. Gwenda nói! “Anh thật là tài tình”.
III
Cuối cùng Giles thấy không cần phải đi London. Anh vốn thích bay nhảy, tự làm được mọi việc, anh thấy chỉ cần lui tới hỏi thăm từng người là đủ.
Anh nhấc máy gọi về văn phòng.
“Thấy rồi’ anh mừng rỡ reo lên.
Lần dò tiếp theo thứ tự chữ cái anh đã tìm thấy một bản chứng nhận đăng ký kết hôn.
“Nghe này, Gwenda. Thứ sáu, ngày bảy tháng Tám, phòng hộ tịch Kensington. Chứng nhận hai người là Kelvin James Halliday kết hôn với Helen Spenlove Kenmedy”.
Gwenda thét lên một tiếng.
“Helen?”.
Hai người nhìn nhau một hồi.
Chợt Giles chậm rãi nói.
“Nhưng…chưa chắc là nàng. Nghe dây – hai người chia tay, còn nàng thì lấy chồng khác – sau đó bỏ đi”.
“Còn ta thì không biết” Gwenda nói: “là nàng đã bỏ đi…”.
Nàng nhìn xuống hàng chữ viết ra từng nét : Helen Spenlove Kennedy… một lần nữa.
Helen…
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.