Hạ Đỏ

Chương 17



Khi lén lút bỏ “lá thư” vào giỏ của Út Thêm, tôi không nghĩ nó khờ khạo đến mức tưởng đó là giấy lộn. Vì vậy, khi gặp lại nó và sau một hồi dò hỏi, tôi không tránh khỏi sững sờ.

Hôm qua Út Thêm có thấy gì lạ trong giỏ đồ chợ không? – Vừa gặp, tôi hớn hở hỏi ngay .

Thấy gì là thấy gì? – Út Thêm ngơ ngác.

Có một tờ giấy … – Tôi đáp lấp lửng.

Út Thêm nhíu mày:

Tờ giấy hả ? Ờ, ờ… có. Tôi tằng hắng:
Út Thêm đã đọc chưa ?

Đọc gì kia ?

Thì đọc… tờ giấy! – Và tôi ấp úng nói thêm – Tờ giấy của tôi đó!

Của anh?

Ừ. Hôm qua tôi bỏ vào .

Út Thêm mở to mắt:

Anh bỏ vào lúc nào, sao Út không biết? Tôi cười:
Làm sao Út Thêm biết được! Tôi bỏ… lén! Út Thêm cũng cười . Và nó tò mò nhìn tôi:

Anh bỏ giấy vào giỏ Út chi vậy ?

Vẻ ngây thơ của Út Thêm khiến tôi phát bực. Đây là lần thứ hai nó dùng cái từ “chi vậy” oái oăm để hỏi tôi . Sau một thoáng phân vân, tôi đánh liều giải thích:

– Cái đó người ta gọi là… gửi thư .

Đến đây, dường như Út Thêm đã mơ hồ hiểu ra hành động của tôi . Nó không hỏi mà bẽn lẽn quay mặt đi . Nhưng nó không hỏi thì kệ nó. Tôi cứ hỏi:

Sao, Út Thêm đã đọc “lá thư” đó chưa ? Út Thêm lắc đầu và lí nhí đáp:
Chưa! Út liệng mất!

Câu trả lời của Út Thêm khiến tôi chưng hửng:

Trời đất! Sao lại liệng?

Út đâu có biết! – Út Thêm đáp với giọng biết lỗi – Út tưởng giấy người ta … gói rau!

Trời ơi, thư tình của tôi mà nó tưởng là giấy gói rau ngoài chợ! Con nhỏ này sao nó vô tình quá xá vậy không biết! Sự tưởng lầm của nó khiến tôi dở cười dở khóc, không biết phải trách nó hay nên tự trách mình.

Thấy tôi mặt mày bí xị, Út Thêm lo lắng hỏi:

Mà anh viết gì trong đó vậy ?

Đọc không đọc, bây giờ đi hỏi! – Tôi đáp, giọng giận dỗi .

Thì Út có biết đâu!

Tôi nhún vai:

– Không biết thì mai biết!

Thấy Út Thêm lộ vẻ ngơ ngác, tôi tặc lưỡi giải thích:

Ngày mai tôi sẽ bỏ vào giỏ của Út Thêm một tờ giấy khác. Út Thêm chớp mắt:
Lại “gửi thư” nữa hả ?

Ừ.

Tôi đáp. Và nhìn đăm đăm vào mắt Út Thêm.

Út Thêm tránh ánh mắt của tôi . Nó nhìn bâng quơ lên ngọn sầu đông, khẽ nói:

Muốn nói gì với Út, anh cứ nói Út nghe! Đừng gửi thư cho Út nữa! Tôi liếm môi:
Sao vậy ? Út Thêm sợ bị mẹ mắng hả ?

Út Thêm lắc đầu:

Mẹ Út chẳng bao giờ mắng Út! Tôi gãi cổ:
Thế thì tại sao ?

Út Thêm không trả lời ngay . Nó cũng chẳng nhìn lên ngọn sầu đông nữa . Mà nhìn xuống đất. Mãi một hồi lâu, giọng Út Thêm mới vang lên, xa xăm và buồn bã:

– Tại Út không biết đọc!

Lời thổ lộ bất ngờ của Út Thêm khiến tôi há hốc mồm:

– Không biết đọc?

Buột miệng xong, tôi chợt nhận ra mình vừa hỏi một câu ngu ngốc. Út Thêm đã

thú nhận điều đó một cách khổ tâm, vậy mà tôi lại dại dột nhắc lại sự đau lòng của nó thêm một lần nữa .

Chẳng biết làm gì cho đỡ áy náy, tôi cúi xuống nhặt một nhánh sầu đông khô gãy dưới chân, vò vò trong tay và bâng khuâng hỏi:

Hồi nhỏ, Út Thêm không đi học hả ?

Có. Nhưng Út chỉ học tới lớp hai! – Út Thêm đáp, vẫn không ngẩng đầu lên. Tôi ngạc nhiên:
Học lớp hai Út Thêm phải biết đọc chứ?

Hồi đó thì biết. Nhưng nghỉ lâu quá rồi, Út quên hết trơn.

Hóa ra vậy . Tự dưng tôi cảm thấy bùi ngùi:

– Sao hồi đó Út Thêm nghỉ học vậy ?

Út Thêm không trả lời thẳng câu hỏi của tôi . Nó chỉ thở dài:

– Nhà Út đông anh em lắm!

Nhà đông anh em, hẳng ba mẹ Út Thêm không đủ sức cho tất cả con cái đến trường. Và điều không may đó đã rơi vào Út Thêm. Nó không nói rõ, nhưng tôi hiểu . Tự dưng tôi đâm buồn lây nỗi buồn của Út Thêm. Tội nghiệp nó ghê! Hèn gì hôm trước tôi gạ cho nó mượn truyện, nó cứ một mực chối từ.

Vậy là anh biết rồi hén? – Út Thêm bỗng lên tiếng phá tan sự im lặng nặng nề. Tôi liếc nó:
Biết gì?

Biết Út không biết đọc.

Ừ. Mà sao ?

Vậy bây giờ anh nói cho Út nghe đi! Tôi vẫn chưa hiểu:
Nói gì?

Út Thêm cười:

Nói cái gì anh viết trong thư đó!

À. – Tôi ấp úng buột miệng – Trong thư ấy hả ? Trong thư tôi chỉ viết có… một câu thôi!

Câu gì vậy ?

Câu … hỏi .

Thì là câu hỏi . Nhưng anh hỏi gì? Tôi gãi đầu:
Tôi muốn hỏi Út Thêm là… hôm nào tôi đến nhà Út Thêm chơi được không! Tôi vừa nói xong, Út Thêm che miệng cười khúc khích:
Có vậy mà cũng viết thư! Anh buồn cười ghê!

Út Thêm cười, tôi đành nhe răng cười theo:

Sao, được không?

Được gì kia ?

Tôi khịt mũi:

Chuyện tôi đến chơi nhà Út Thêm ấy!

Khi nào anh muốn đến thì cứ đến, có gì mà không được! Tôi mừng rơn:
Thật hén?

Ừ.

Bỗng nhớ đến một chuyện quan trọng, tôi vội hỏi:

Nhưng nhà Út Thêm ở chỗ nào ? Dễ tìm không?

Dễ ợt hà! – Vừa nói, Út Thêm vừa chỉ tay về phía tán phượng đang cháy đỏ bên kia trảng – Anh thấy cây phượng đằng kia không?

Thấy .

Cây phượng trước sân nhà Út đó! Nhà Út nằm ngay đầu xóm!

Tôi gật gù:

Vậy hôm nào tôi ghé chơi hén?

Ừ. Nhưng anh đừng ghé buổi sáng. Buổi sáng Út đi chợ .

Được rồi, tôi sẽ ghé buổi trưa! – Đang nói, tôi sực nhớ buổi trưa tôi phải học võ với anh Thoảng, liền vội vàng chữa lại – Thôi, tôi sẽ ghé vào buổi chiều vậy!

Út Thêm dễ dãi:

– Ừ, buổi chiều .

Đang hân hoan với viễn ảnh xán lạn trong đầu, đột nhiên tôi nhớ tới con Hắc-Ín và con Đụp trong vườn nhà ông Tư Thiết, mặt tôi bỗng xám ngoét:

– Nhưng mà này …

Gì?

Nhà Út Thêm có nuôi chó không?

Cho hả ? Có!

Vừa buột miệng, chợt bắt gặp nỗi lo lắng trong ánh mắt tôi, Út Thêm hiểu ngay .

Nó mỉm cười trấn an:

– Nhưng con Vàng nhà Út hiền khô à!

Thấy Út Thêm nói trúng ngay tim đen, tôi đỏ mặt chống chế:

– Tôi chỉ hỏi vậy thôi, chứ chó hiền hay dữ đâu có thành… vấn đề.

Khi nói như vậy, tôi đang dóc tổ. Tôi bốc phét là tôi không sợ chó để giữ thể diện trước mặt Út Thêm. Nhưng khi về nhà, ngẫm lại, tôi thấy câu nói của mình không đến nỗi hoàn toàn sai sự thật. Bởi vì suy cho cùng, thái độ của con Vàng quả thực không phải là vấn đề. Vấn đề nằm ở thái độ của cô chủ nó kia!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.