Kế Hoạch Hoàn Hảo

Chương 18



NẠN NHÂN MƯỜI SÁU TUỔI – ĐƯỢC XÁC NHẬN LÀ CON GÁI THỐNG ĐỐC BANG

COLORADO , BẠN TRAI CỦA CÔ BỊ CẢNH SÁT NGHI NGỜ VÀ GIAM GIỮ.

CẢNH SÁT ĐANG TRUY LÙNG NHÂN CHỨNG

Hắn đọc những dòng tít trên và giật mình hoảng sợ. 16 tuổi ư? Cô ta trông có vẻ lớn hơn thế. Vậy hắn phạm tội gì nhỉ? Sát nhân? Hoặc có thể là tội ngộ sát. Thêm vào đó là tội quan hệ tình dục với lứa tuổi vị thành niên.

Hắn ngắm nhìn cô gái trần truồng bước ra khỏi phòng tắm khách sạn với nụ cười bẽn lẽn. – Em chưa làm chuyện này bao giờ.

Hắn quàng tay quang người cô, vuốt vẹ – Anh hạnh phúc vì được là người đầu tiên cùng em, em yêu. Trước đó, hắn đã rót ra ly rượu có pha Ecstasỵ Hắn mời cộ – Uống một chút đi. Nó sẽ làm cho em cảm thấy sung sướng hơn. Và rồi họ làm tình với nhau. Sau đó, cô gái kêu thấy người khó chịu. Cô ta vùng ra khỏi giường, loạng choạng đập đầu vào góc bàn. Một vụ tai nạn. Tất nhiên cảnh sát sẽ không đơn giản tin vào cái sự tật đó. Nhưng nó cũng chẳng có gì liên quan đến mình cả. Không gì hết.

Sự việc diễn ra như trong mơ, như một cơn ác mộng đã xảy ra với ai đó chứ không phải với hắn.

Nhưng một khi đã được in lên mặt báo thì nó là chuyện có thật.

Xuyên qua những bức tường của văn phònng, hắn vẫn có thể nghe thấy tiếng tiếng còi xe cảnh sát trên đại lộ Pennsylvania bên ngoài Nhà Trắng. Hắn nhìn những người xung quanh. Ai nấy đều đang cắm cúi với công việc của mình. Vài phút nữa là đến giờ họp nội các. Hắn hít một hơi thật sâu. Mình phải lấy lại can đảm mới được.

Trong phòng Bầu Dục có phó tổng thống Alvin Wicks, Sime Lombardo và Peter Tager.

Tổng thống Oliver bước vào và ngồi xuống bên bàn. – Xin chào quí vị.

Một lời chào bình thường.

Peter Tager hỏi. – Ngài đã dọc tờ Tribune chưa, thưa tổng thống?.

Chưa.

Xác một cô gái vừa được phát hiện ở khách sạn Monroe Arms. Tôi e rằng đó là một tin xấu.

Oliver đột nhiên thấy mình cứng đờ người trên ghế. – Chuyện thế nào?.

Cô gái tên là Chloe Houston, con gái của thống đốc Jackie Houston.

Ôi! Lạy Chúa!. Tổng thống như buột mồm nói.

Cả 3 người kia đều ngạc nhiên trước phản ứng đó. Oliver nhanh chóng nhận ra điều đó. – Tôi.. tôi có quen Jackie Houston.. Từ lâu rồi. Đó.. đó thật là một tin khủng khiếp. Khủng khiếp quá.

Sime Lombardo nói. – Cho dù tội ác xảy ra ở Washington thì cũng không thuộc phần trách nhiệm của chúng tạ Cái tờ Tribune này lại đang định bắt Nhà Trắng chúng ta gánh trách nhiệm ấy đây.

Melvin Wicks lên tiếng. – Có cần làm gì để bà Leslie Steward này ngậm mồm lại không?.

Oliver đang hồi tưởng lại buổi tối thú vị bên Jackie năm nào. – Không cần,. Oliver nói, – tự do báo chí mà, thưa quí vị.

Peter Tager quay sang hỏi. – Thế còn bà thống đốc..

Chuyện đó để tôi lọ Tổng thống nói rồi bấm nút nội đàm.

Cho tôi nói chuyện với thống đốc Houston ở Denver.

Chúng tôi đã tiến hành xem xét tình hình. Peter Tager tiếp tục, – Tôi sẽ thu thập những con số chứng minh tình trạng tội phạm trong nước đã giảm, và ngài cũng vừa đệ trình xin Quốc Hội chi thêm ngân sách cho lực lượng cách sát, và vân vân..

Những lời lẽ vang lên thật rỗng tuếch, đến ngay cả ông ta cũng nhận thấy.

Một sự lựa chọn thật không đúng lúc,. Melvin Wicks nói.

Điện thoại nội đàm kêu. Oliver nhấc máy. – Alô!. Ông nghe giây lát rồi đặt xuống. – Bà thống đốc đang trên dường tới đây. Ông nhìn Peter Tager. – Peter, anh xem xét giùm tôi bà ta bay chuyến nào rồi đón giúp về đây. Peter gật gật đầu, mắt vẫn không rời tờ báo, la lên:

Đây rồi. Đây là bài xã luận của tờ Tribunẹ Lời lẽ thật lỗ mãng. Peter Tager chuyển cho Oliver trang báo có đăng bài xã luận. – NGÀI TỔNG THỐNG BẤT LỰC TRONG VIỆC KIỂM SOÁT TỘI ÁC TẠI THỦ ĐỘ Đấy, bắt đầu là vậy đấy.

Mẹ kiếp con mụ Leslie Steward,. Sime Lombardo khẽ rủa. – Phải có người nói chuyện phải quấy với mụ ta mới được.

Tại văn phòng tổng biên tập Washington Tribune, Matt Baker đang đọc lại bài xã luận công kích tổng thống Russell có thái độ nhu nhược trước làn sóng tội phạm của nước Mỹ thì Frank Lonergan bước vào. Lonergan trạc 40 tuổi, là một phóng viên có biệt tài về những vụ phạm pháp hình sự. Có thể do anh ta từng làm việc trong ngành cảnh sát. Anh hiện là một trong những phóng viên điều tra bậc nhất.

Frank, cậu viết bài xã luận này đấy à?.

Đúng vậy.

Đoạn này nói về tình hình tội phạm ở Minnesota giản 25%. Không thể chấp nhận được. Mà sao cậu lại chỉ nói về Minnesotả.

Lonergan đáp. – Đó là gợi ý của nàng công chúa tuyết.

– Kỳ cục thật. Matt Baber cắn cảu nói. – Tôi sẽ nói chuyện với bà ta.

Lúc Matt Baker bước vào văn phòng của Leslie Stewart thì nàng đang nói chuyện điện thoại.

..Tôi sẽ gửi tới để anh sắp xếp lại các chi tiết, nhưng tôi muốn chúng ta hãy tăng số tiền cho ông ta, càng nhiều càng tốt. Đằng nào nghị sĩ Embry của bang Minnesota cũng đi ăn trưa với tôi hôm nay và tôi sẽ lấy danh sách đó từ chỗ ông tạ Cám ơn. Nàng đặt máy xuống.

Ồ, Matt.

Matt Baker bước lại sát bàn Lesliẹ – Tôi muốn nói chuyện về bài xã luận này.

Được đấy chứ, phải không?.

Thối lắm, Leslie ạ. Sặc mùi bôi nhọ. Tổng thống chẳng phải chịu trách nhiệm gì hết về tình hình tội phạm ở Washinton, D.C. Đã có ngài thị trưởng lo chuyện đó, và còn cả cảnh sát nữa. À, còn chuyện tội phạm giảm 25% ở Minnesota là cái quái quỷ gì vậy? Bà lấy ở đâu ra con số này?.

Leslie Stewart ngả người ra ghế, bình tĩnh đáp. – Matt, đây là tờ báo của tôi. Và tôi sẽ nói bất kỳ điều gì tôi muốn. Oliver Russell là một tổng thống tồi. Gregory Embry có thể đảm nhiệm vai trò ấy tốt hơn nhiều. Chúng ta sẽ giúp ông ấy vào Nhà Trắng.

Nhận thấy vẻ biến đổi trên khuôn mặt Matt, nàng hạ giọng. – Thôi nào Matt. Tờ Tribune là cánh tay phải của kẻ chiến thắng. Ông ta đang trên đường tới đây đấy. Liệu anh có muốn đi ăn trưa cùng chúng tôi không?.

Không! Tôi không thích những kẻ ăn đồ bố thí. Ông quay người rời khỏi văn phòng.

Phía ngoài hành lang, Matt Baker đụng với nghị sĩ Embrỵ Ông thượng nghị sĩ ở độ tuổi 50, nom ra vể vênh vang lắm.

Ồ, chào ngài nghị sĩ. Xin chúc mừng ngài. Embry nhìn Matt, bối rối.

Cảm ơn. Nhưng vì chuyện gì vậy?.

Vì ngài đã làm giảm dược 25% nạn tội phạm trong bang. Nói rồi Matt Baker bỏ đi, để lại sau lưng ông thượng nghị sĩ với vẻ mặt sững sờ.

Bữa ăn trưa diễn ra tại một nhà hàng trang trí nội thất theo kiểu cổ do Leslie Stewart đặt trước.

Khi nàng và nghị sĩ Embry bước vào, người quản lý vội chạy ra đón.

Bữa trưa đã sẵn sàng, thưa bà Stewart. Bà có dùng chút rượu không?.

Tôi thì không,. Leslie trả lời. – Còn ông nghị sĩ thì thế nào?.

Ồ, thường là tôi không uống vào ban ngày, nhưng hôm nay thì xin bà một ly Martini.

Leslie Stewart thừa biết nghị sĩ Embry uống rượu suốt ngày. Nàng có cả đống tư kiệu về ông tạ Ông ta có một vợ, 5 đứa con và một cô nhân tình người Nhật. Mong muốn của ông ta là thành lập một tổ chức quân sự bí mật ngay tại bang mình. Song những điều đó đều chẳng có nghĩa gì vói Lesliẹ Điều quan trọng hơn cả là ngài nghị sĩ Gregory Embry rất có hứng thú với những vụ làm ăn lớn. Một mình. Tự mình làm. Vàrất có lòng tin ở mình. Và Washington chính là món hàng số một. Lesli hiểu rõ điều này và nàng rắp tâm hỗ trợ Ông ta ở canh bạc đó. Trở thành tổng thống, Embry không thể quên ơn nàng.

Họ đang ngồi bên bàb ăn. Nghị sĩ Embry nhấp ngụm Martini thư hai.

– Tôi muốn cảm ơn bà về bài báo vừa rồi, thật là một cử chỉ đẹp.

Leslie cười tươi. – Đó là mong muốn của tôi. Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp ông đánh bại Oliver Russell.

Ồ, tôi nghĩ là mình đang gặp may.

Tôi cũng nghĩ vậy. Dân tình đã bắt đầu mệt mỏi về những vụ scandal của tổng thống. Tôi cho rằng chỉ cần thêm một chuyện nữa trước ký bầu cử, chắc chắn ông ta sẽ mất hết tín nhiệm.

Nghị sĩ Embry đăm đăm nhìn Leslie thăm đò. – Bà có nghĩ tình hình sẽ như vậy không?.

Leslie gật đầu, nhẹ nhàng nói, – Tôi không ngạc nhiên về điều đó.

Bữa trưa hôm ấy quả là ngon.

Cú điện thoại gọi đến là của Antonio Valdez – trợ lý phòng điều trạ – Bà Stewart, có phải bà muốn nhờ tôi tìm và tập hợp tài liệu về vụ Chloe Houston cho bà không?.

Đúng vậy.

Cấp trên yêu cầu giữ bí mật, nhưng vì bà là chỗ thân quen nên tôi nghĩ..

Anh đừng lọ Tôi sẽ cẩn thận. Cho tôi biết thông tin về giải phẫu tử thi đi.

Nguyên nhân cái chết là do một loại ma túy dạng lỏng có tên là Ecstasy.

Gì cở.

Ecstasỵ Cô bé đã uống rượu pha với chất đó.

Anh có một bất ngờ nho nhỏ dành cho em đây. Anh muốn em thử nó. Đây là Ecstasy ở dạng lỏng.. Một người bạn đã cho anh..

Và xác người phụ nữ được tìm thấy trên sông Kentucky được xác định chết là do uống quá liều Ecstasỵ.

Leslie ngồi thừ người ra, tim đập thình thịch.

Đó là ý Chúa.

Leslie cho gọi Frank Lonergan tới. – Tôi muốn anh theo dõi vụ Chloe Houston. Theo tôi thì tổng thống có thể dính líu vào vụ đó.

Frank Lonergan chằm chằm nhìn bà chủ, khinh ngạc. – Tổng thống ử.

Trong vụ này có vài uẩn khúc gì đó. Tôi tin chắc vậy. Chàng trai bị bắt giữ thì cứ khăng khăng đây là một vụ tự tử. Mà cậu ta cũng đã chết. Tôi muốn anh kiểm tra lại thời gian của tổng thống vào buổi chiều và tối hôm xảy ra vụ án. Hãy cầu Chúa để ông ta đủ chứng cứ ngoại phạm. Tôi muốn việc này phải hành động kín đáo. Tuyệt đối bí mật. Và anh chỉ báo cáo cho mình tôi thôi.

Frank Lonergan hít một hơi thật sâu. – Bà biết chuyện này nghĩa là gì không?.

Hãy bắt đầu ngay đi. À Frank nà.

Tôi đây.

Hãy tìm trên Internet giúp tôi về cái chất gọi là Ecstasỵ Xem nó có liên hệ gì với Oliver Russell không.

Trên trang y tế của mạng Internet, mục về ma túy, Lonergan tìm thấy tư liệu về Miriam Friedland, cựu thư ký của Oliver Russell. Cô ta đang nằn điều trị tại bệnh viện ở Frankfort, bang Kentuckỵ Lonergan lập tức gọi điện tới. Bác sĩ nói. – Cô Friedman mới mất cách 2 hôm. Từ lúc vào viện tới khi chết, cô ấy không một lần tỉnh.

Frank Lonergan gọi điện tới văn phòng của thống đốc Houston.

Tôi rất tiếc. Nhân viên thư ký nói, – bà thống đốc đang trên đường tới Washington. 10 phút sau, Frank Lonergan có mặt ở sân bay quốc gia. Anh đã đến muộn.

Hành khách từ trên máy bay bước xuống. Lonergan nhìn thấy Peter Tager tiến lại chào một phụ nữ tóc vàng, quyến rũ, trạc 40 tuổi. Họ vừa đi vừa trò chuyện, tới chiếc Limousine đang chờ sẵn. Tager mở cửa xe. Bà khách gật đầu như cám ơn rồi ngồi vào.

Đứng từ xa, Lonergan thầm nghĩ: mình sẽ phải nói chuyện với quí bà này.

Anh cho xe quay về thành phố và phôn từ xe hơi. Đến lần gọi thứ 3, anh được biết là bà thống đốc đã đặt phòng tại khách sạn Four Seasons.

Khi Jackie Houston được dẫn vào phòng đọc sách nhỏ nằm ngay cạnh phòng Bầu Dục, Oliver Russell đã đợi bà tại đó.

Tổng thống nắm lất tay bà. – Jackie, tôi rất lấy làm tiếc. Thật không có lời nào để chia buồn cùng bà.

Cũng đã 17 năm trôi qua kể từ lần cuối cùng họ gặp nhau. Họ đã quen nhau trong một văn phòng luật sư ở Chicago, Hồi đó bà vừa tốt nghiệp trường luật, là một cô gái trẻ, hấp dẫn. Rất nhanh chóng họ có một cuộc tình ngắn ngủi, nồng cháy , không dễ quên.

17 năm đã quạ Còn Chloe thì vừa tròn 16 tuổi.

Ông không dám hỏi Jackie điều đang cắn rứt mình. Ta cũng chẳng muốn biết. Họ im lặng nhìn nhau. Tới lúc Oliver nghĩ rằng bà đang sắp nói về quá khứ, ông quay mặt nhìn ra chỗ khác.

Jackie Houston nói. – Cảnh sát nghĩ rằng Paul Yerby có dính dáng tới cái chết của Chloe.

Có lẽ vậy.

Không đâu.

Không ử.

Paul yêu Chloe lắm. Thằng bé chẳng nỡ làm điều gì hại nó cả. Giọng bà như nghẹn lại. – Chúng nó.. chúng nó đang định làm đám cưới.

Theo những gì tôi biết thì cảnh sát đã tìm thấy dấu vân tay của chàng trai này trong phòng khách sạn, nơi cô bé bị giết.

Jackie Houston nói. – Báo chí viết rằng.. chuyện đó xảy ra ở dãy phòng Đế Vương tại khách sạn Monroe Arms.

Đúng thế.

Oliver, Chloe chỉ có ít tiền học bổng. Còn bố của Paul thì là một nhân viên đã về hưu. Thế thì chúng nó lấy tiền ở đâu mà thuê được dãy phòng đế vương ấy?.

Tôi.. tôi cũng không hiểu.

Cần phải sáng tỏ chuyện này. Tôi sẽ không bỏ cuộc chừng nào chưa tìm được kẻ gây cái chết của con gái tôi. Bà chau mày. – Chiều hôm đó, Chloe có hẹn với ông phải không? Ông có tới gặp con bé không?.

Tổng thống chần chừ một lát. – Không! Tôi cũng rất muốn gặp Chloe, Không may hôm đó lại có việc đột xuất nên dành phải hủy cuộc hẹn với cháu.

Tại một căn hộ Ở phía đầu kia thành phố. Trên giường, đôi tình nhân đang quấn chặt lấy nhau.

Em không sao chứ, JoAnn?.

Em khỏe, Alex ại.

Trông em có vẻ lơ đãng thế nào ấy. Em đang nghĩ gì vậy?.

Chẳng gì cả. JoAnn McGrath nói.

Thật không?.

Ừ, thật ra thì em đang nghĩ tới cô gái tội nghiệp bị giết hại trong khách sạn em.

À, anh cũng có có đọc về vụ đó. Cô bé là con gái một thống đốc đấy.

Đúng thế.

Cảnh sát có tìm ra người đã ở cùng cô ấy không?.

Không. Họ cũng đã thẩm vấn hết thẩy mọi người trong khách sạn.

Cả em ử.

Vâng. Tất cả những gì em có thể nói với cảnh sát là một cú điện thoại.

Điện thoại gì vậy?.

Có ai đó ở dãy phòng Đế vương ấy đã gọi điện đến Nhà Trắng.

Đột nhiên hắn sững lại. Rồi hắn nói thản nhiên. – Chuyện đó chẳng có nghĩa gì. Ai mà chẳng có việc phải gọi tới Nhà trắng. Nào em yêu, làm cho anh nóng lên đi.

Frank Lonergan vừa từ sân bay về tới tòa soạn thì điện thoại cấm tay của anh reo. – Lornegan đây.

– Chào ngài phóng viên. Cổ họng ngắn đây. Ngài vẫn bỏ tiền mua tin đấy chứ?.

Đó là Alex Coopper, kẻ chuyên sống bằng nghề bán tin. Chính Lonergan đã đặt cho gã cái bí danh Cổ họng ngắn. Anh ỡm ờ.

Còn tùy thuộc vào độ sốt dẻo và tin cậy của nó.

Nó sẽ làm anh nhảy dựng lên đây. Tôi muốn 5 000 đôla.

Tạm biệt nhé, cổ họng ngắn.

Đừng vội cúp máy. Đó là tin về cô gái bị giết ở khách sạn Monroe Arm.

Điều đó đột nhiên cuốn hút Franck Lonergan. – Có chuyện gì về cô gái?.

Ta nên gặp nhau ở đâu nhỉ, ngài phóng viên?.

Đúng nửa tiếng nữa, tại nhà hàng Riccós.

Hai giờ chiều, Frank Lonergan và Alex Cooper đều cùng có mặt tại điểm hẹn. Lonergan không thích làm việc với Alex vì hắn là con người không đàng hoàng. Nhưng từ trước tới giờ hắn rất được việc. Tuy vậy, với – vụ. này, Lonergan cũng không chắc ở hắn lắm.

Hy vọng anh không làm mất thì giờ của tôi. Lonergan nói.

Ồ, tôi không nghĩ đây là chuyện lãng phí thời gian. anh nghĩ gì nếu tôi nói rằng có sự liên quan giữa Nhà Trắng với hung thủ, kẻ đã giết cô gái?. Một vẻ khoái trá hiện ra trên khuôn mặt Alex.

Frank Lonergan cố kiềm chế. – Tiếp đi.

5000 đô chứ?.

1000.

Hai.

Được, anh nói đi.

Cô bồ của tôi trực điện thoại tại Monroe Arms.

Tên cô ấy là gì?.

JoAnn McGrath.

Có ai đó ở dãy phòng đế vương đã gọi điện tới Nhà trắng vào thời điểm cô gái ở đó.

Tôi nghĩ tổng thống có liên quan tới vụ này. lời của Leslie Stewart vang lên.

Độ tin cậy của thông tin này?.

Chắc như đinh đóng cột.

Tôi sẽ kiểm tra lại. Nếu đúng thì anh sẽ có tiền. Anh đã nói tin này với những ai, ngoài tôi?.

Chưa ai hết.

Tốt. Không được kể cho ai khác đấy. Lonergan đứng dậy. – Ta sẽ liên lạc sau.

Còn chuyện này nữa. Cooper nói.

Anh cũng đừng cho ai biết là tôi đã cung cấp tin này. Tôi không muốn JoAnn từ nay sẽ không tin tôi nữa.

Được thôi.

Ngồi lại một mình, Alex Cooper nhẩm tính xem sẽ làm gì với số tiền 2000 đô mà không để JoAnn biết.

Tổng đài điện thoại khách sạn Monroe Arms nằm ở một góc bên cạnh quầy lễ tân. Lúc Lonergan bước vào với cặp tài liệu trên tay, JoAnn McGrath đang bận việc. Anh nghe thấy cô ta nói qua điện thoại. – Tôi sẽ chuyển máy cho ngài. Xin chờ một chút.

JoAnn nối máy rồi quay lại phía Lonergan. – Tôi có thể giúp gì cho ông?.

Tôi là người của công ty điện thoại. Lonergan nói. anh rút ra một tấm thẻ. – Chúng tôi có một số rắc rối.

JoAnn McGrath nhìn anh ngạc nhiên. – Chuyện gì vậy?.

Có người khiếu nại rằng phải trả tiền cước phí cho những cuộc gọi không phải của họ. Anh vờ tra lại trong tập hồ sợ – Ngày 15 tháng 10. Họ phải trả tiền cuộc gọi đi Đức, mà họ thì không quen ai ở Đức cả. Thế nên họ bực mình lắm.

Ồ, nhưng nào tôi có biết gì về chuyện này?. JoAnn nói một cách bực dọc. – Tôi cũng không nhớ là đã có cuộc gọi nào đi Đức vào tháng trước không?.

Cô có ghi lại các cuộc gọi của ngày đó không?.

Tất nhiên là có.

Làm ơn cho tôi xem một chút.

Được thôi. Cô lôi ra dưới đống giấy tờ một tấm bìa kẹp hồ sợ Chuông điện thoại lại reo. Trong lúc JoAnn bận nghe máy, Lonergan nhanh chóng lật tìm tư liệu mình cần. Ngày 12 tháng 10.. Ngày 13.. 14.. 16..

Tờ ghi các cuộc gọi của ngày 15 đã bị mất.

Frank Lonergan đã chờ sẵn tại khách sạn Four Seasons khi Jackie Houston từ Nhà Trắng trở về.

Xin lỗi, bà là thống đốc Houston?.

Vâng. Bà ta quay lại.

Tôi là Frank Lonergan, phóng viên báo Washington Tribune tôi muốn gửi tới bà lời chia buồn sâu sắc của tờ báo chúng tôi, thưa bà thống đốc.

Cám ơn anh.

Liệu bà có thể dành cho tôi vài phút để trò chuyện không, thưa bà?.

Tôi thực sự không..

Tôi nghĩ sẽ có ích.. Anh hất đầu về phía phòng chờ của khách sạn. – Chúng ta có thể tới đó, vài phút thôi?.

Bà thống đốc thở dài. – Cũng được.

Tôi biết con gái bà đã tới tham quan Nhà Trắng vào đúng cái hôm mà.. Anh không thể nói nổi hết câu.

Đúng thế. Con bé.. nó tới đó cùng lũ bạn học. Nó rất muốn được gặp mặt Tồng Thống. Lonergan cố giữ giọng tự nhiên.

Cô bé có cuộc hẹn với tổng thống Russell phải không?.

Phải. Chính tôi sắp xếp cuộc gặp này. Tôi và tổng thống là bạn cũ.

Thế cô bé có gặp được tổng thống không, thưa bà Houston?.

Không, ông ấy mắc công việc đột xuất. Giọng bà ta nghẹn lại. – Có một điều tôi dám chắc..

Điều gì, thưa bà?.

Paul Yerby không giết con bé. Chúng nó rất yêu nhau.

Nhưng cảnh sát cho rằng..

Tôi không quan tâm những gì họ nói. Họ đã bắt giữ chàng trai đó vô tội. Cậu tạ. cậu ta thất vọng tới mức đã treo cổ tự vẫn. Thật khủng khiếp.

Frank Lonergan chăm chú nhìn bà thống đốc, giọng dè dặt: – Nếu không phải là Paul Yerby thì bà có nghĩ đến là ai khác không? Ý tôi muốn nói là cô bé có nói sẽ gặp ai đó ở Washington không?.

Không. Con bé chẳng quen ai ở đây cả. Con bé muốn.. Mắt bà bỗng nhòa lệ.Xin lỗi. Hãy bỏ qua cho tôi.

Ồ, không có gì. Cám ơn bà đã dành thời gian cho tôi, thưa thống đốc Houston.

Nơi tiếp theo Lonergan tới là nhà xác. Helen Chuan vừa bước ra khỏi phòng xét nghiệm tử thi.

Ồ, ai thế kia!.

Chào tiến sĩ.

Cơn gió nào mang anh tới đây, Frank?.

Tôi muốn nói chuyện với cô về Paul Yerby.

Lý do gì khiến một chàng trai như vậy lại tự tử nhỉ?. Helen Chuan nhún vai. – Ai mà biết được.
Ý tôi là cô có chắc cậu ta tự tử không?.

Kết quả kiểm tra hiện trường và xét nghiệm thì đúng như vậy. Dây thắt lưng xiết cổ cậu ta chặt tới nỗi người ta phải cắt bỏ mới gỡ ra được.

Không có dấu hiệu gì ở hiện trường hay trên thi thể cậu ta chứng tỏ có sự sát hại sao?.

Cô nhìn anh tò mò. – Không!.

Lonergan gật đầu. – OK. Cảm ơn. Đừng để các xác chết của cô phải chờ đợi lâu.

Hài hước thật.

Phía ngoài hành lang có một buồng điện thoại. Hỏi tổng đài, Lonergan có được số điện thoại của bố mẹ Paul Yerbỵ Bà mẹ nhấc máy, giọng mệt mỏi. – Alô!.

Bà Yerby phải không ạ?.

Vâng.

Xin lỗi đã làm phiền bà. Tôi là Frank Lonergan, phóng viên tờ Washington Tribunẹ Tôi muốn..

Tôi không thể.

Một lát sau, ông Yerby nghe máy. – Tôi xin lỗi. Vợ tôi.. báo chí làm phiền chúng tôi suốt cả sáng naỵ Chúng tôi không muốn..

Chỉ một phút thôi, thưa ông Yerbỵ Có người ở Washington tin rằng con trai ông bà không giết Chloe Houston.

Tất nhiên là không!. Giọng ông trở nên mạnh mẽ hơn. – Thằng bé chẳng bao giờ, chẳng đời nào làm vậy.

Cậu Paul nhà ta có bạn bè gì ở Washington không?.

Không. Nó chẳng quen ai ở đó cả?.

Tôi hiểu. Vậy nếu chúng tôi có thể giúp gì được..

Anh có thể giúp chúng tôi một việc được không anh Lonergan? Chúng tôi đã thu xếp mang xác thằng bé về đây rồi. Nhưng còn đồ đạc thì chưa. Chúng tôi muốn lấy về bất cứ thứ gì còn lại của nó. Anh có thể giải quyết giúp chúng tôi chuyện nhỏ này không?.

Tôi sẽ giúp ông.

Chúng tôi vô cùng cám ơn anh.

Tại trụ sở cảnh sát, viên sĩ quan mở hộp dựng đồ dùng cá nhân của Paul Yerbỵ – Không nhiều lắm đâu.Anh ta nói. – Chỉ có quần áo và một cái máy ảnh thôi.

Lonergan thò tay vào hộp và lôi ra chiếc thắt lưng màu đen. Nó không hề bị cắt.

Frank Lonergan bước vào phòng làm việc của Deborah Kanner – thư ký chuyên trách xếp lịch các cuộc hẹn của Tổng thống Russell. Cô ta đang chuyển bị đi ăn trưa.

Tôi có thể giúp gì được anh , Frank?.

Deborah, tôi có một vấn đề.

Chuyện gì đây?.

Frank Lonergan vờ nhìn sổ tay.

Tôi có nguồn tin nói rằng vào ngày 15 tháng 10 tổng thống có cuộc gặp bí mật với một đặc phái viên Trung Quốc để bàn về vấn đề Tây Tạng.

Tôi không hề biết gì về cuộc gặp này.

Cô có thể xem lại giúp tôi được không?.

Anh bảo ngày nào nhỉ?.

Ngày 15 tháng 10. Lonergan nhìn Deborah lôi từ ngăn kéo ra tập hồ sơ ghi các cuộc gặp và giở lướt qua.

Ngày 15 tháng 10 ư? Anh muốn nói vào giờ nào?.

10 giờ tối, ngay tại đây, trong phòng Bầu Dục.

Cô ta lắc đầu. – Không phải. 10 giờ tối hôm đo,ù tổng thống có cuộc hẹn với tướng Whitman.

Lonergan cau mày. – Không phải như vậy? Cho tôi xem qua một chút.

– Xin lỗi. Tôi không thể. Nhưng chính xác đấy.

30 phút sau. Frank Lonergan đang nói chuyện với tướng Whitman.

Thưa ngày, tờ Tribune muốn đưa tin về cuộc gặp gỡ giữa ngài và tổng thống vào ngày 15 tháng 10 vừa quạ Tôi cho là có một số điểm quan trọng đang được bàn cãi.

Vị tướng lắc đầu. – Tôi không biết anh lấy tin này từ đâu, anh Lonergan. Bời vì cuộc gặp đó đã bị hủy bỏ. Tổng thống bận việc khác.

Ngài có chắc như vậy không?.

Một trong 2 người là tôi mà lại không chắc ư? Chúng tôi đang thu xếp một cuộc gặp khác.

Xin cám ơn ngài.

Frank Lonergan quay về Nhà Trắng. Anh lại vào văn phòng của Deborah Kanner.

Anh biết mấy giờ rồi không, Frank?.

Thì cũng vậy thôi. Lonergan nói vẻ hối hận. – Người cung cấp tin cho tôi thề rằng Tổng thống đã gặp mặt ngay tại đây, với phái viên Trung Quốc để bàn về Tây Tạng.

Cô thư ký nhìn anh vẻ khó chịu. – Tôi phải nói thế nào để anh tin vào giờ đó, ngày đó tổng thống không có cuộc gặp nào như vậy cả.

Lonergan thở dài. – Nói thật tôi cũng chẳng biết phải làm sao đây. Sếp tôi thì cứ muốn đăng tin này, vì nó cũng khá quan trọng. Có lẽ chúng tôi cứ cho đăng vậy. Anh làm bộ đi ra cửa.

Đợi đã.

Anh quay lại. – Gì vậy?.

Anh không thể đăng bừa vậy được. Chuyện ấy hoàn toàn không xẩy ra. Tổng thống sẽ nổi giận cho mà xem.

Đăng hay không đâu phải do tôi quyết định.

Deborah lưỡng lự. – thế nếu tôi chứng minh cho anh rằng hôm đó tổng thống có gặp tướng Whitman thì anh sẽ quên chuyện này đi chứ?.

Tất nhiên rồi. Tôi đâu muốn gây rắc rối với Nhà Trắng làm gì. Lonergan nhìn Deborah lại lôi tập tài liệu ra, lần giở các trang. – Đây là danh sách những cuộc hẹn của tổng thống trong ngày đó. Xem nhé, ngày 15 tháng 10. Danh sách dài 2 trang. Deborah chỉ vào cột ghi thời gian 10 giờ tối..Đây anh nhìn đi, giấy trắng mực đen hẳn hoi.

Cô nói đúng. Lonergan đáp. Anh đang mải tìm kiếm trên trang giấy. Một cuộc hẹn lúc 3 giờ. Chloe Houston.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.