Khoảng trời mênh mông

Chương 03



Woft Point, Montana

Ngày 3 tháng giêng năm 1918

Cậu Holt kính mến!

Cháu viết vội vài dòng trước khi cầu tối. Nói chuyến đi đến trang trại là cuộc phiêu lưu cũng đúng như nói cậu thích đọc báo! Dù ngày dài kết thúc nhưng cháu chỉ có thể phỏng đoán rằng, nhiều cuộc phiêu lưu bắt đầu.

Anh chị Mueller có đón cháu ở ga, tuy không đúng giờ. Chẳng ai bảo “mươi phút dài đằng đẵng chỉ có một mình (và thêm con mèo mướp” trên sân ga lại lẫm, xung quanh tịnh không có một khuôn mặt thân quen” là tuyệt vời cả. Nếu biết cháu vẫn quyết tâm thực hiện kế hoạch khi không còn biết dựa vào ai ngoài chính mình, chắc cậu rất hài lòng.

Tôi rùng mình, kẹp hai bàn tay đeo găng hở ngón vào nách cho ấm. Tôi không biết chuyến đi của chị Perilee và gia đình đến Woft Point quá dài. Nhất là trong thời tiết lạnh khủng khiếp! Lỡ trên đường đi, họ gặp chuyện thì sao? Ngộ nhỡ họ không đến, tôi biết làm thế nào? Giả sử con ngựa kéo xe bị gẫy chân, hoặc giả sử họ lạc đường. Ngộ nhỡ…

Tôi lần tìm đồng hồ – món quà quí giá nhất của mẹ để lại. Giờ là lúc tôi cần chút nghị lực của dòng họ Wright. Răng tôi va vào nhau lập cập trong cái lạnh thấu xương. Đứng ỳ trên sân ga này chưa thể coi là hành động đáng kể. Chỉ sợ tôi sẽ chết cóng trước khi anh chị Mueller kịp đến. Xa xa, một bảng hiệu nhấp nháy ánh đèn như mời gọi: Khách sạn. Trời rét cắt da khiến tôi không thể chần chừ lâu hơn. Tôi bỏ rương, mang túi quần áo và “Ngài” Whiskers dấn bước trên con đường tuyết phủ trắng xóa.

Tôi vừa rời sân ga được mươi bước đã nghe tiếng phụ nữ gọi:

– Này! Này! Cô Hattie Brooks phải không?

Dù có trễ vài phút nhưng vẫn quyết giữ lời, chị Perilee Mueller đến đón tôi thật. Chồng chị dừng chiếc xe gỗ có ngựa kéo với tiếng kẽo kẹt cho chị nhảy xuống.

Chị bươn bả đi về phía tôi:

– Chị cứ lo cả nhà đến trễ. Em biết sao không: Mattie tìm mãi mới thấy Mulie.

Chắc chị tưởng giải thích như vậy làõ, nhưng tôi chẳng hiểu một nổi một từ trong đó. Nhìn thấy chị, tôi rất mừng và đỡ lo lắng hơn. Tôi nở nụ cười yếu ớt:

– Chắc chị là Perilee Mueller?

Nếu theo mắt thẩm mĩ của mợ Ivy, chị Perilee nhất định là người thô kệch. Sống mũi dài “cọc cạch” với khuôn mặt tròn. Mái tóc màu đỏ gạch, rối bù chĩa ra mọi phương trên đầu. Khi bước đi, đôi chân chị chẳng duyên dáng tẹo nào. Tất nhiên, khi ra đường, chị chẳng thể thu hút mọi ánh nhìn đổ dồn về mình. Nhưng với nụ cười ấm áp chị dành chào đón tôi, tôi thấy chị đẹp không kém Bebe Daniel, minh tinh màn bạc tôi ngưỡng mộ nhất.

Tay nhanh nhẹn xách túi hộ tôi, mắt chị nhìn tôi từ đầu đến chân:

– Đúng là họ hàng cũng có nét giống nhau thật.

Tôi bất giác đưa tay lên mũi:

– Thật hả chị? Em chưa gặp cậu Chester bao giờ.

– Ông tốt với nhà chị lắm. Anh chị mừng vì được giúp em, đây là một cách cảm ơn cậu em thiết thực vậy.

Chị dang tay như muốn ôm tôi. Tôi né bằng cách chuyển “Ngài” Whiskers vào vị trí giữa hai người. Nụ cười chị thoáng vẻ thất vọng nhưng rồi nó lại bừng lên thắp sáng khuôn mặt chị:

– Tất nhiên, đón được em, chị cũng mừng nữa. Cô láng giềng gần nhà chị nhất. Chị đang mong có chị có em cùng trò chuyệncho vui.

– Chị tốt với em quá. Đã đến đón em, lại còn cho em đi chung về nhà mới.

Chị phẩy nhẹ bàn tay dày dặn:

– Đừng khách sáo thế. Phải gọi là vinh dự mới đúng. Ở đây, người mới đến là tin trọng đại đấy. Nhờ đón em, cả tháng sau chị còn được người ta nhắc đến ấy chứ.

Chị đỡ tôi lên thùng xe, giới thiệu tôi với người có vóc dáng lực lưỡng cao lớn đang điều khiển ngựa:

– Đây là anh Karl.

Anh gật đầu:

– Guten Tag! (Anh chào bằng tiếng Đức)

Ngạc nhiên, tôi líu cả lưỡi trướckhi đem vốn tiếng Đức vô cùng nghèo nàn tích lũy từ khi còn đi học ra sử dụng.

– Ch… chào anh. Guten Tag!

Anh cười hiền, trao dây cương cho vợ rồi vội vẫn đi lấy rương của tôi còn nằm chơ vơ trên sân ga. Trong tay anh, chiếc rương nhẹ tênh như bên trong đựng toàn lông chim vậy.

Chị Perilee ấn tôi lên thùng xe, sau đó trèo lên theo rồi phủ lên người hai chúng tôi chiếc khăn len rộng khác thường. Chị chỉ tay xuống sàn xe:

– Đây là Chase, cháu tám tuổi. Bé Mattie, sáu tuổi. Con chích chòe của cả nhà đấy. Cuối cùng là bé Fern.

– Chào các em. (Tôi đếm thầm) Thế Mulie đâu?

Mattie giơ con búp bê có mảng đầu trọc vì chỉ đen làm tóc bị rụng tự bao giờ.

– Đây này.

Con búp bê nhún nhảy trong bàn tay đi găng hở ngón của bé Mattie:

– Mulie rất hân hạnh được gặp chị.

Giọng Mattie rất trang nghiêm khiến tôi phải nghiêm trang đáp lại:

– Chị cũng rất hân hạnh được gặp Mulie. Chase chìa tay cho tôi bắt:

– Chào chị ạ. Hồi này em đang chăm Plug và Vilolet cho chị đấy.

Sau khi ngỡ ngàng giây lát, tôi mới nhớ đó là tên con bò và con ngựa cậu Chester để lại cho tôi. Chị Perilee giải thích:

– Anh chị mang chúng sang bên này. Ngay khi em ổn định chỗ ở, Chase sẽ dắt chúng về cho em.

Vừa lúc ấy, bé Fren khóc ré lên. Anh Karl bỏ đồ của tôi xuống trướckhi đánh xe đưa cả nhà về khách sạn. Anh để mọi người xuống trước cổng, còn mình đưa xe sang dãy chuồng ngựa. Chúng tôi vội vào trong để tránh cái lạnh cắt da.

Chị Perilee bảo:

– Khách sạn Erickson không sang nhưng đồ ăn ngon lắm. Đường về còn xa, có đi đến đêm cũng chưa về đến nơi. Để mai ăn xong, mình hãy đi.

Nhanh như gió, chị vừa gỡ chăn bọc kín bé Fern, giúp Mattie cởi áo khoác và quát Chase chớ ngó vào ống nhổ bằng đồng trong khách sạn.

Ý nghĩ sắp được về nhà mới khiến tim tôi đập mạnh như chú sóc con nhảy nhót trong lồng ngực.

– Đi mất bao lâu thì về tới nhà hả chị?

Chị kéo các con lại gần, hệt như gà mẹ lùa đám con nhỏ xuống dưới cánh:

– Trước bữa tối ngày mai ta đã ở nhà rồi. Chắc chị đưa bọn trẻ lên lầu trước.

Tôi trao “Ngài” Whirskers cho Chase.

– À! Em cũng có vài việc ở thị trấn. Em đến chỗ ông Ebgard hỏi chuyện đất đai.

Bé Mattie lom khom bên chiếc lồng, hỏi:

– Tụi em nựng mèo được không chị?

– Để khi về hẵng hay. Nó cũng cần thời gian làm quen.

Chị Perilee chỉ tay ra đường:

– Văn phòng của ông Ebgard ngay phía đằng kia, cách đây vài căn nhà. Khi nào xong việc, em trở lại khách sạn nhé. Để chị còn đưa em đi mua đồ.

Tôi nhắc chị không cần thêm một “chú gà con” cần chăm sóc:

– Đừng lo cho em. Em tự đi được.

– Vậy gặp em vào bữa tối nhé.

Nói xong, chị nhanh nhẹn dắt những đứa con yêu lên lầu.

Khi tôi đến, ông Ebgard nói với người đàn ông tiều tụy ngồi đối diện:

– Chắc xong rồi đấy, anh Tom. Anh có đóng phí làm hồ sơ cuối cùng không?

Ông Tom xỉa tiền lên mặt bàn, lắc đầu:

– Đúng là cướp đường mà. Riêng chi cho giấy tờ thôi cũng mất ba mươi bảy đô la bảy mươi lăm xu. Chưa kể hai mươi đô la tiền thuế đất.

Ông Ebgard đặt bút xuống:

– Anh đóng tiền, tôi cũng không giàu được. Phần tôi chỉ có hai đô la.

Tom đứng dậy, cười lớn:

– Nào tôi có nói gì anh đâu. Mang tiếng là trang trại tự do, mà tôi chẳng thấy được sự tự do, thoải mái là mấy.

Ông Ebgard bắt tay Tom:

– Chúc mừng anh, ông chủ mới của ba trăm hai mươi mẫu đất Montana. Chúc anh may mắn.

Tom ngả nón khi qua mặt tôi:

– Chào cô.

Tôi gật đầu đáp lễ.

Ông Ebgard chìa tay vào chiếc ghế Tom vừa ngồi khi nãy:

– Cháu cần gì?

Tôi nhìn ông cười thay cho lời chào, sau đó ngồi thẳng lưng xuống ghế, hy vọng có vẻ ngoài già trước tuổi:

– Cháu là Hattie Inez Brooks. Cháu của cậu Chester Brooks. Tôi đưa thư của cậu Chester cho ông.

Ông Ebgard lắc đầu. Khuôn mặt ông thoáng chút ngạc nhiên:

– Sao thế này? Lạ quá.

– Bác bảo sao cơ ạ?

Ông vỗ nhẹ thân bút vào hàng ria mép:

– Bác không hề biết… thế cháu bao nhiêu tuổi rồi?

Tôi lúng túng bịa:

– Mười b…bảy ạ.

– Bao nhiêu? (Ông lớn giọng)

– Thực ra là mười sáu.

Cái bút rơi tự do:

– Trời Chester nghĩ gì thế không biết?

Có vẻ như không có cách nào trả lời câu hỏi ấy nên tôi lặng thinh.

– Vì cớ gì mẹ cháu cho cháu đến đây?

Tôi mân mê đồng hồ đeo tay của mẹ trên vạt áo:

– Mẹ cháu mất rồi. Cha cháu cũng thế.

Thật lạ lùng! Nghe tôi trình bày xong, ông Ebgard tỏ ra đồng tình:

– Người thừa kế. Và chủ hộ.

Ông xoay người lục lọi trong ngăn tủ gỗ:

– Watson, Williams, Wyatt – chưa tới. Đây rồi. Wright, Chester Hubert. Đất cách đây 30 dặm, cách thị trấn Vida gần nhất ba dặm. Ta cứ gọi là thị trấn Vida cho oai. Cháu biết đường đến đó chưa?

Tôi gật đầu:

– Rồi ạ. Anh Karl và chị Perilee Mueller sẽ đưa cháu đi.

– Anh chị ấy tốt đấy cháu ạ. Họ sẽ đùm bọc cháu. Thế cậu cháu có nói cháu sẽ phải canh tác trên một phần tám diện tích đất được giao không? (Ông nhìn tôi từ phía trên gọng kính xệ xuống sống mũi). Và trồng bốn trăm tám mươi cây cọc làm hàng rào?

Ruột gan tôi lộn tùng phèo, miệng khô đắng. Bốn mươi mẫu (mười sáu hec ta)! So với nó, vườn nhà cậu Holt chỉ bằng con tem. Và hàng rào có bốn trăm tám mươi cọc! Tôi còn chưa biết số ấy nhiều đến thế nào. Với tôi, nghe chừng với số cọc ấy ta có thể làm hàng rào từ đây về tận Arlington.

– Cậu cháu bảo có vài yêu cầu… Ông Ebgard giơ tay lên:

– Không nhiều nhưng không làm không được. Một là, phải dựng nhà và làm hàng rào. Bác nghe nói Chester đã có nhà. Còn hàng rào thì chưa biết. (Nói xong, ông giơ ngón tay trỏ). Hai là, phải trồng trọt trên đất ấy. Hầu hết dân quanh vùng đều trồng lanh trước. Lanh thuộc loại cây dễ trồng. Như bác đã nói: Một phần tám diện tích đất. (lại thêm ngón giữa đứng cạnh ngón trỏ). Ba là, (ngón nhẫn vươn lên đứng cạnh ngón trỏ) mọi chuyện phải xong trong ba năm đầu. Chester cắm đất một năm 1915, thế nên cháu có mười tháng để chứng minh đất ấy thuộc về cháu. Mà này, đừng quên khoản phí cuối cùng đấy.

Tôi cười như mếu:

– Cháu biết. Ba mươi bảy đô bảy mươi lăm xu. Vì mảnh đất tự do.

Ông Ebgard thôi xào xáo giấy tờ, ngẩng lên cười lớn, đoạn ông hí hoáy ghi vào sổ cái:

– Học nhanh đấy. Hattie Inez Brooks, hy vọng tháng Mười một ta sẽ gặp lại nhau trong văn phòng.

Tôi đứng lên:

– Cháu cũng mong thế ạ. Ông cũng chìa tay, đứng dậy:

– Nhớ giữ gìn sức khỏe nghe cháu. Chắc cháu cũng cần mua thực phẩm nhỉ?

– Cháu định ở đây ra sẽ làm việc ấy.

– Vậy hãy đến ngay tiệm Hanson’ Cash Grocery. Ông Hanson sẽ tính giá phải chăng cho cháu.

Cửa văn phòng lại bật mở. Sự chú ý của ông quay sang người mới tới. Tôi cố quay nhìn chỗ khác nhưng người này lập dị đến nỗi không thể bỏ qua. Nào là bộ râu quai nón rậm rì, đen bóng dài đến tận thắt lưng. Nào là đôi lông mày sâu róm nằm trên cặp mắt trẻ hơn khuôn mặt đến ba mươi tuổi. Khăn quàng cổ dài thậm thượt, vá chằng vá đụp quấn quanhcổ người mới đến, chưa kể chiếc mũ đội lệch trên cái đầu to ngoại cỡ.

Người mới đến mặc không dưới ba cái áo khoác lồng vào nhau, áo nào cũng có chất liệu và màu sắc rất lạ, tôi chắc sẽ không bao giờ có ở Arlington.

– Xin mạn phép giới thiệu với cô Hattie Inez Brooks thêm một hàng xóm mới, anh Jim Fowler. Người kia tháo găng, chìa bàn tay có móng dài và nhọn:

– Thôi mà ông Ebgard, đừng khiến cô đây rối trí. Ai cũng gọi tôi là Jim Gà Trống. Với cô, tôi cũng không nên khác.

– Chào anh.

Tôi bắt tay anh Fowler – Jim Gà Trống. Từ khi anh vào, chân tay mọi người trong phòng năng động hẳn lên. Tôi đoán chính cái mùi đặc trưngởcác sân nuôi gà vịt hiện đang bốc lên từ người Jim Gà Trống đã cho anh biệt hiệu ngộ nghĩnh

Jim Gà Trống buông tay:

– Mong là cô biết chơi cờ. Tôi đã quen truy đuổi ông Chester riết ráo trên bàn cờ rồi.

Tôi lục ví lấy khăn tay bịt mũi:

– Tiếc quá. Tôi không biết chơi cờ.

Jim Gà Trống tặc lưỡi:

– Dạy cô chắc không khó khăn gì. Tôi không phiền nếu cô muốn học.

– Cả… cảm ơn. Nhưng có lẽ sắp tới tôi bận lắm. Nói xong, chân tôi đã muốn bước ra phía cửa.

Jim Gà Trống vẫn đùa liến láu.

– À phải. Bận chống rét ấy mà. Trò tiêu khiển chính trong những tháng này. Đã rồi đến hè lại loay hoay chống nóng.

Ông Ebgard mỉm cười nhìn tôi:

– Kìa Jim, đừng dọa nữa kẻo người ta sợ, bỏ đi thì khổ. Cô ấy mới chân ướt chân ráo đến đây mà.

– Này cô láng giềng, tôi sẽ giúp cô quen với công việc. Hẹn gặp cô ở trang trại nhé.

Sau khi Jim Gà Trống cởi hai chiếc áo khoác ngoài, mùi hôi mới lại tràn ngập căn phòng.

– Vâng, cảm ơn anh!

Tôi gật đầu chào tạm biệt họ rồi vội vã ra ngoài. Khí trời giá buốt, nhưng tôi cảm thấy dễ chịu: nhờ nó, đầu óc tôi thêm tỉnh táo. Một anh láng giềng chơi cờ giỏi và hay đùa dai chẳng khiến tôi lo lắng. Ông Ebgard vừa nói gì nhỉ? Trồng cây trên bốn mươi mẫu đất. Trồng bốn trăm tám mươi cọc hàng rào. Tôi hít sâu luồng khí lạnh băng vào hai lá phổi, tay kéo tấm khăn choàng quanh người sát lại. Cậu Holt thường bảo lo quá cũng chẳng giúp được gì. Vả lại, trong lá thư đầu, chị Perilee nói vợ chồng anh chị sẽ giúp tôi. Tối nay, tôi sẽ nói chuyện với anh chị. Chắc chắn họ biết trả lời rất nhiều câu hỏi của tôi. Cứ từ từ, lo từng việc một, thể nào cũng xong thôi. Nếu có người chứng minh được quyền sở hữu đất, chẳng có cớ gì tôi không làm được như họ.

Tiệm bánh và thực phẩm Hanson’ Cash ngay phía bên kia đường. Nếu bây giờ là mùa xuân, thời tiết dịu nhẹ, tôi vài bước sẽ sang đến nơi. Nhưng lúc này thì khác. Gió mạnh tiếp tay cho tuyết rơi dày đặc, liên tục ụp cả đống tuyết lên chiếc váy len tôi đang mặc, còn tôi lảo đảo bước đi trên mặt đường băng trơn như đổ mỡ. Tôi có cảm giác của người đi trên dây trong rạp xiếc: vừa muốn chạy thật nhanh để trốn gió lạnh cắt da, vừa không thể không bước thật cẩn thận vì nếu bất cẩn, tôi sẽ ngã oạch xuống đường. Hai hàm răng tôi va vào nhau lập cập. Sau vô số lần trượt chân, tôi mới đến được bậc tam cấp bằng gỗ của tiệm. Toàn thân ấm sực sau nỗ lực hoàn thành chặng đường ngắn ngủi, tôi mở cửa bước vào trong. Mùi hương trong tiệm (gồm mùi thì là muối, mùi thuốc là và bạc hà trộn lẫn với nhau) đưa tâm hồn tôi về thẳng cửa hàng cậu Holt.

Khi tôi bước vào, tiệm đangcó khách. Người bán hàng gật đầu chào tôi rồi quay sang người đàn bà béo tốt đứng bên quầy.

Bà kia đỏng đảnh:

– Này ông Hanson, chưa chắc màu vàng đã hợp với vóc dáng tôi đâu ông ạ. Màu xám nhạt chắc đẹp hơn ông nhỉ?

Chủ tiệm khẳng định:

– Đâu có. Màu vàng làm tôn thêm dáng vẻ của bà, khiến bà nổi bật như ánh thái dương vậy.

Tôi cố nín cười. Ánh thái dương! Có mà sét đánh thì có.

Trong lúc ông Hanson bận rộn với bà khách, tôi lướt qua dãy quầy kệ trong tiệm. Mua bán xong xuôi, bà mập cùng với chiếc váy lụa màu vàng chóe, dài thậm thượt rời tiệm mà không hề quay sang tôi chào một tiếng cho đúng phép xã giao.

Tôi đứng thật thẳng lưng:

– Chào bác. Ông Ebgard có nói bác sẽ chỉ cháu cách chọn lương thực dự trữ.

– Xem nào, cháu gái ông cậu Chester đây phải không?

– Vâng, sao bác biết? Ông Hanson bắt tay tôi:

– Chào cô hàng xóm. Cô Perilee có nhắn bác giúp cháu thật nhiệt tình.

Ông niềm nở rời quầy:

– Nếu có sức, chắc Perilee đã bao bọc dân cả vùng này rồi. Hiện giờ, hàng trong kho hạn chế, đường và bột mì không nhiều lắm. Nhưng với cháu, bác sẽ cố gắng cung cấp mọi mặt hàng thiết yếu.

Ông lập tức tìm kiếm, tập trung thực phẩm ra quầy với tốc độ nhanh hiếm thấy. Thấy vẻ kinh ngạc của tôi, ông bảo:

– Cháu gái ơi, nếu ngoài trời lạnh âm 10˚C, tuyết rơi lấp kín cửa ra vào, cháu sẽ lấy làm mừng khi có bao đậu nặng cả yến trong nhà đấy.

Chỉ loáng sau, hàng của tôi đã có đủ: một phần tư thùng bột mì (khoảng 46 ki lô gam), bảy không lô gam bột ngô, 10 ki lô gam cà phê, rồi thì dầu hỏa, nho khô với đủ loại trái cây sấy khô, một hộp trà, vài hộp thịt, thực phẩm đóng hộp khác và vài loại gia vị.

Ông Hanson phân trần:

– Cố lắm, bác chỉ có thể bán cho cháu 11 ki lô gam đường. Thời chiến mà, thông cảm nhé.

– Không sao đâu ạ.

Tôi vẫn chưa biết dùng cách nào cho hết chỗ đường ấy.

Ông Hanson mãn nguyện thêm bao đường vào đống hàng chất trên mặt quầy:

– Tạm đủ dùng rồi nhé, cháu gái.

Tôi bật cười:

– Cháu có rủ thêm năm chục người nữa chắc ăn cũng không hết đâu bác ạ.

Ước gì Charlie thấy tôi lúc này: cô gái tầm thước cùng với số lương thực đủ cho cả trung đoàn. Cửa bật mở, chị Perilee hối hả bước vào, mang theo làn gió lạnh buốt.

– Chị cũng nghĩ em ở đây.

Xem xét đống thực phẩm to lù lù, chị có vẻ bằng lòng:

– Mỡ hiệu Chiếc lá bạc nướng bánh thì ngon phải biết. À mà em cũng phải mua thêm thức ăn cho Violet và Plug nữa đấy.

Ông Hanson thêm vài số nữa vào dãy số đang cộng, còn tôi đếm kĩ mười bốn tờ bạc mệnh giá năm đô la quí báu. Chị Perilee quay sang ông Hanson, hé mở nắp chiếc giỏ chị mang theo. Lập tức, mùi thơm ngào ngạt lan tỏa trong phòng:

– Ông lấy thêm mấy cái bánh ngọt nhé?

Ông Hanson bối rối vờ lau tấm kính sạch bóng trên quầy:

– Chị Perilee à, tôi khó xử quá. Hồi này người ta chẳng muốn dính dáng đến người Đức. Chiến tranh… (ông lắc đầu). Muốn bán dưa cải sauerkraut (dưa cải muối theo kiểu Đức), tôi phải đổi tên thành “cải bắp tự do” đấy.

– Nhưng bánh ngọt của tôi từng đoạt giải nhất ở hội chợ vùng cơ mà!

Ông chủ tiệm hạ giọng:

– Hay cô nghỉ nướng bánh một thời gian đi. Mà này, nhớ bảo anh Karl nên…

Cửa tiệm kẹt mở. Một làn gió lạnh buốt thổi mạnh, thông báo sự hiện diện của khách hàng mới. Ông Hanson bỏ lửng câu đang nói, thì thầm:

– Hay cô lấy tạm ít cà phê vậy. Tôi bán chịu cho.

Chị Perilee đậy nắp giỏ. Giọng chị hơi lớn hơn bình thường, rồi gần như lạc đi khi nhắc đến tên chồng:

– Cảm ơn, nhưng không cần đâu. Anh Karl… chồng tôi lo cho vợ con đầy đủ lắm. Nhà tôi không cần mua chịu.

– Này chị Perilee…

Ông Hanson chìa tay về phía chị.

– Anh ấy đến mang hàng của Hattie ra xe bây giờ.

Nói xong, chị quày quả bỏ đi.

Tôi đi theo chị nhưng khi đã ở ngoài cánh cổng, tôi lại ngần ngừ. Chị tất tả đi dọc con phố, còn tôi nghĩ mãi vẫn không biết nên nói gì với chị lúc này. Tôi nhớ thư Charlie viết trước khi sang châu u, thư duy nhất tôi nhận được kể từ khi anh đến giờ. Anh sôi nổi kể về súng ngắn lưỡi lê quân đội giao cho anh và bảo: “Anh đã sẵn tự tay hạ gục vua Đức”. Nhưng chiến tranh, kẻ thù đều ở tận đâu, cũng như Charlie bây giờ ở tận bên Pháp. Chắc ông Hanson phải hiểu điều đó. Còn nữa, chẳng lẽ ông không ngửi thấy mùi quế trộn lẫn hương táo tỏa ngào ngạt từ giỏ của chị Perilee? Theo tôi, nếu nhìn thấy thì ngay cả Tổng thống Wilson cũng phát thèm.

Đã đến bữa ăn trưa, tôi ghé O.K Café. Sau khi ăn bánh kẹp, bánh ngọt và uống cà phê, tôi đặt năm mươi xu lên bàn trước khi trở ra đường. Dù trời lạnh, tôi vẫn quyết định dành chút thời gian buổi chiều thăm thú Woft Point. Thị trấn cách nhà tôi những ba mươi dặm nên sau này chắc tôi ít có dịp ghé qua. KSherman xây bằng gạch vững chãi đứng sừng sững cuối thị trấn. Sherman đối diện với công viên Woft Point, một bục lớn dànhcho dàn nhạc hoàn thiện vẻ hoành tráng của nó. Khi băng tuyết không còn phủ kín đường xá, tôi mới biết bục ấy đúc bằng bê tông, không phải bằng gỗ. Cuộc sống hiện đại còn đến với Woft Point bằng nhiều cách khác nữa. Kia là công ty Ô tô Woft Point, quảng cáo các nhãn hiệu xe hơi như Buick, Chevrolet, Dodge. Muốn vào ngân hàng Quốc gia Citizens mở tài khoản, tôi phải đi ngang qua Công ty điện thoại Farmers. Thấy nhà thuốc Huxsol kế bên, tôi ghé vào muq hũ kem Pond’s Cold Cream. Mới loanh quanh vài nơi kể trên, tôi đã lạnh run cầm cập, đến độ ngay cả hàng mẫu bày sát cửa kính tiệm quần áo Mốt Thời Thượng cũng không hấp dẫn nổi tôi. Tôi vội vã trở về khách sạn Erickson’s, yêu cầu mang trà nóng lên phòng và ngồi viết thư đến tận sáu giờ tối.

Trong bữa tối tại khách sạn, tôi đãi mọi người món bít tết nướng. Dù túi tiền có vơi đi ít nhiều, nhưng tôi cho rằng thế mới phải phép. Khi chị Perilee phản đối, tôi phân trần:

– Anh chị giúp em quá nhiều rồi. Ít nhất cũng để em đãi cả nhà một bữa.

Tôi muốn cuộc sốngởMontana phải có khởi đầu hoàn toàn mới, không muốn nợ ai thứ gì. Có thế, sau này tôi sẽ không phải nghe ai kể công, giống mợ Ivy và nhiều bà con ruột thịt khác.

Bữa tối là thời gian vui nhất trong ngày. Mấy đứa con anh chị Karl đúng là vàng ròng: Chúng mới ngoan ngoãn làm sao. Chị Perilee cười nói luôn miệng, nhưcơn bão lạ thổi gió ấm giữa tiết trời lạnh giá. Tôi và anh Karl chỉ cần ngồi thật thoải mái tận hưởng. Tuy nhiên, chị không hề đả động chuyện ngoài cửa hàng lúc nãy. Hay ít nhất tôi không nghe chị nói lời nào về chuyện ấy cả.

Sau bữa tối, chúng tôi chúc nhau ngủ ngon trước khi về phòng. “Ngài” Whiskers ngáy khe khẽ dưới chân giường. Giống như lúc trước, tôi thay váy ngủ bằng vải lanh và cầu kinh tối. Nhưngkhi đặt đầu lên gối, tôi biết từ nay không có gì ‘giống như lúc trước’ cả. Khi lên tàu, tôi là Hattie Ăn-gửi-ở-nhờ, nhưngkhi xuống tàu, tôi đã là chủ trại Hattie: Người có nơi chốn của riêng mình, có mơ ước rất có thể sẽ thành sự thật.

Tựa làn khói thuốc từ ống tẩu của cậu Holt, suy nghĩ ngọt ngào ấy lơ lửng trong đầu đưa tôi đi thẳng vào giấc ngủ không mộng mị.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.