Luật im lặng
CHƯƠNG 12
Sau một tháng Aspinella Washington được xuất viện nhưng vẫn phải điều trị cho lành hẳn để lắp một bên mắt giả. Là một người khoẻ mạnh, cơ thể mụ dường như tự hàn gắn các vết thương. Chân trái mụ chỉ còn hơi cà nhắc và một hốc mắt nom vô cùng gớm ghiếc. Mụ đeo một miếng băng che mắt màu xanh thay cho màu đen; và mảng màu xanh đen lại làm nổi vật vẻ đẹp của nước da màu cà phê Moka của mụ. Quay lại làm việc mụ mặc quần đen, sơ mi xanh và áo khoác da cũng màu xanh. Khi ngắm nhìn mình trong gương mụ thầm nghĩ mình vẫn còn hấp dẫn chán.
Dù còn được nghỉ dưỡng thương nhưng thỉnh thoảng mụ vẫn đến nhiệm sở giúp điều tra xét hỏi.
Đối tượng trong lần xét hỏi đầu tiên của mụ là hai kẻ tình nghi, một cặp không bình thường trong đó một da trắng và một là da đen. Kẻ tình nghi da trắng, tuổi cỡ ba mươi, sợ mụ ngay lập tức. Nhưng thằng nhọ lại bị người phụ nữ cao lớn và xinh đẹp mang băng mắt màu xanh và có cái nhìn lạnh lùng làm cho khoái chí. Bà chị này quả là ngon mắt.
– Chó chết, nó la toáng lên, mặt mày tươi tỉnh. Đây là lần bị bắt đầu tiên, nó chưa hề có tiền án nên hiển nhiên không biết mình đang gặp rắc rối lớn. Nó và thằng đồng bọn đột nhập vào một ngôi nhà, trói gô vợ chồng chủ nhà lại rồi vơ vét. Chúng bị sa lưới bởi có người báo. Thằng nhọ vẫn còn đeo chiếc đồng hồ Rolex của chủ nhà. Nó vui vẻ nói với Aspinella, không hề có ác tâm,
– Này đại uý, bà sẽ đưa chúng tôi vào chỗ chết đấy chứ?
Những người có mặt trong phòng cười mỉa sự ngu xuẩn của nó. Riêng Aspinella không nói không rằng. Thằng nhọ đang bị còng tay và không thể tránh được cú đánh của mụ. Như một con rắn, chiếc dùi cui của mụ vụt vào mặt nó làm vỡ mũi và gẫy xương gò má. Nó không ngã, đầu gối nó khuỵu xuống, nó ném cho mụ một cái nhìn trách móc. Mặt nó đầm đìa máu. Rồi chân nó gập lại và nó ngã nhào ra sàn nhà. Aspinella tiếp tục đánh đập tàn nhẫn thêm mười phút nữa. Máu từ tai thằng nhọ bắt đầu tuôn ra như suối.
– Lạy Chúa tôi, một trong số các thám tử thốt lên, làm thế quái nào chúng ta xét hỏi nó bây giờ được?
– Tôi không muốn xét hỏi nó, Aspinella nói. Tôi muốn nói chuyện với thằng này. Mụ chỉ cây dùi cui vào kẻ tình nghi da trắng. Mày là Zeke phải không? Tao muốn nói chuyện với mày. Mụ chộp lấy vai và ấn gã ngồi xuống chiếc ghế tựa bên bàn làm việc của mụ. Gã nhìn mụ kinh hoàng. Mụ nhận ra chiếc băng che mắt của mụ trượt sang một bên và Zeke đang nhìn chằm chằm vào cái hốc mắt trông trơn ấy. Mụ với tay sửa lại miếng băng.
– Zeke, mụ nói. Tao muốn mày nghe cho rõ. Tao muốn tiết kiệm thì giờ. Tao muốn biết mày đã lôi kéo thằng nhóc kia vào vụ này ra làm sao. Hiểu chứ? Mày có hợp tác hay không?
Zeke tái xanh tái xám. Gã không thể im lặng.
– Vâng, thưa bà. Tôi xin khai hết.
– OK, Aspinella nói với thám tử. Đưa thằng nhóc này xuống phòng bệnh và cử người mang video tới đây để quay cảnh thằng Zeke tự nguyện thú tội.
Khi máy quay đã bố trí xong, Aspinella thẩm vấn Zeke
– Ai tiêu thụ hàng cho mày? Ai đã hỉ mục tiêu cho mày? Khai cho rõ chi tiết của vụ cướp. Đồng bọn của mày rõ ràng chưa đến nỗi tồi tệ. Nó không có tiền án tiến sự, và nó không phải là đứa khôn ngoan cho lắm. Chính vì vậy mà tao đã nhẹ tay với nó. Còn mày đã có tên trong hồ sơ, vì vậy tao cho rằng mày đã lôi kéo nó vào vụ này. Vậy hãy khai báo cho ngon.
Rời nhiệm sở, Aspinella lái xe qua đại lộ Southera State đi Brightwaters, Long Island.
Khi qua nhà Heskow mụ nhìn thấy chiếc xe của y và một người đang bê một cây đỗ quyên vào nhà. Sau đó một người nữa bước ra khỏi nhà trồng hoa với một thùng đầy hoa vàng trên tay. Hay thật, mụ nghĩ. Chúng đang dọn sạch khu nhà trồng hoa.
Lúc nằm trong bệnh viện mụ đã nghiên cứu về John Heskow. Qua hồ sơ đăng ký xe của tiểu bang New York mụ đã lần ra địa chỉ của y. Rồi mụ kiểm tra toàn bộ dữ liệu tội phạm và phát hiện ra rằng John Heskow chính là Louis Ricci, dù có ngoại hình giống một người Đức nhưng chắc chắn là dân Italy. Hồ sơ của y khá rõ ràng. Y bị bắt vài lần nhưng chưa lần nào bị kết án. Khu nhà trồng hoa không thể mang lại đủ tiền để đáp ứng lối sống xa hoa của y.
Mụ làm tất cả những việc đó xuất phát từ ý nghĩ y là kẻ duy nhất có thể chỉ điểm mụ và Di Benedetto. Cái duy nhất làm mụ điên đầu là việc y tráo tiền. Vì số tiền này mà phòng điều tra nội bộ đã sờ đến mông mụ, nhưng mụ cũng thoát được cuộc điều tra chẳng mấy nhiệt tình của họ bởi họ rất mừng khi chiếm được số tiền đó. Bây giờ mụ đang chuẩn bị loại trừ Heskow.
Hai bốn tiếng đồng hồ trước cuộc tập kích Cilke, Heskow lái xe đến sân bay Kêndy để bay đi thành phố Mexico, và tại đó y sẽ biến khỏi thế giới văn minh với những hộ chiếu giả y đã chuẩn bị nhiều năm trước.
Các chi tiết đã được trù tính. Khu nhà trồng hoa đã trống trơn. Mụ vợ cũ của y sẽ lo việc bán nhà và gửi số tiền thu được vào nhà băng để chi phí học hành cho đứa con trai chung. Heskow bảo mụ rằng y sẽ đi xa hai năm. Y cũng nói với con trai như vậy trong bữa tối tại nhà hàng Shun Lee.
Chập tối y ra sân bay. Y kiểm tra hai chiếc valy, tất cả những gì y cần, trừ một trăm ngàn toàn tờ một trăm đô đựng trong những chiếc túi nhỏ y lận quanh người. Y mang nhiều tiền cốt đề phòng những chi tiêu đột xuất, chưa kể y có một tài khoản bí mật ở ngân hàng Caymans với gần năm triệu đô la. Ơn Chúa, y hoàn toàn không phải sống nhờ trợ cấp xã hội. Y tự hào đã sống một cuộc sống khôn ngoan và không hề lãng phí tiền bạc vào cờ bạc, đàn bà hay những trò ngu xuẩn khác.
Heskow kiểm tra lại chuyến bay và vé. Bây giờ y chỉ còn mang một cặp táp với thẻ căn cước và hộ chiếu giả. Y bỏ xe ở bãi đỗ xe, mụ vợ cũ sẽ đến lấy và giữ giùm cho y.
Y còn chờ ít nhất một tiếng mới đến giờ bay. Y cảm thấy khó chịu vì không mang súng, nhưng y còn phải qua máy dò vũ khí mới lên được máy bay, và y sẽ có thể kiếm được hàng đống súng ống qua các đầu mối của y ở thành phố Mexico.
Để giết thì giờ, y mua vài tờ tạp chí ở quầy sách rồi vào tiệm cà phê trong phòng đợi. Y lấy một khay đồ ăn tráng miệng và cà phê rồi ngồi xuống bên một chiếc bàn nhỏ. Y đọc lướt tờ tạp chí và ăn món tráng miệng của mình, một chiếc bánh dâu phết kem. Bất thình lình y nhận thấy có ai đó đang ngồi bên chiếc bàn của y. Y nhìn lên và nhận ra thám tử Aspinella Washington. Như tất cả mọi người, y bị miếng băng che mắt màu xanh đen mê hoặc. Nó làm y khiếp sợ. Trông mụ đẹp hơn y tưởng.
– Chào John. Anh chẳng hề đến bệnh viện thăm tôi gì cả.
Heskow bối rối.
– Chị biết tôi không thể làm điều đó mà. Nhưng tôi rất tiếc khi nghe tin chị gặp nạn.
Aspinella ngoác miệng cười.
– John, tôi đùa đấy. Nhưng tôi muốn nói chuyện với anh chút xíu trước chuyến bay.
– Được thôi, Heskow đáp. Y nghĩ là y sẽ phải hối lộ và y đã để sẵn mười ngàn đô trong cặp cho những bất ngờ thế này. Tôi lo cho chị quá, và rất mừng vì thấy chị đã bình phục.
– Thật khó tin, Aspinella nói, con mắt độc nhất của mụ long lên như mắt diều hâu. Paul xui xéo quá. Anh biết đấy, chúng tôi là chỗ bạn bè thân thiết, ngoài ra anh ấy còn là sếp của tôi.
– Thật đáng tiếc, Heskow nói. Y thậm chí còn chắt lưỡi làm Aspinella mỉm cười.
– Tôi không phải cho anh xem phù hiệu chứ? Mụ dừng lại một lát. Tôi muốn anh đi cùng tôi tới phòng xét hỏi ngay tại sân bay. Hãy trả lời tôi một vài câu hỏi rồi anh có thể lên máy bay.
– OK, Heskow đáp. Y chộp lấy chiếc cặp và đứng lên.
– Và đừng có làm điều gì ngu ngốc nếu không tôi sẽ bắn anh đấy. Dù chỉ một con mắt tôi vẫn là một tay súng cừ. Mụ đứng lên nắm lấy cánh tay y và dẫn y tới cầu thang lên một gian gác lửng dẫn ra một hành lang dài. Mụ mở cửa một căn phòng. Heskow bị sốc. Không chỉ bởi sự rộng lớn của nó mà còn bởi một dãy phương tiện quan sát gắn trên tường. Có ít nhất hai mươi màn hình được hai người đàn ông ngồi trên ghế mềm điều khiển. Họ vừa xem xét chúng vừa ăn bánh sandwich và uống cà phê. Một trong hai người đứng dậy và nói
– Này Aspinella, có chuyện gì vậy?
– Tôi sẽ nói chuyện riêng với người này ở phòng thẩm vấn. Hãy để chúng tôi vào.
– Được thôi. Chị có muốn một trong hai chúng tôi ở lại với chị không?
– Không. Chỉ là nói chuyện thân mật thôi mà.
– À, một trong những chuyện thân mật nổi tiếng của chị đây, người này nói rồi cười toe toét. Y nhìn kỹ Heskow. Tôi đã thấy anh trên màn hình ở dưới ga hàng không. Ăn bánh dâu, đúng không? Y dẫn họ tới một cánh cửa phía sau căn phòng và mở khoá. Sau khi Heskow và Aspinella bước vào y khoá trái cửa lại.
Trong phòng kê một chiếc trường kỷ, một bàn làm việc và ba chiếc ghế tựa nom êm ái. Trong một góc phòng có một thùng ướp lạnh và ba chiếc ly giấy. Những bức tường màu hồng được trang trí bằng những bức tranh và ảnh máy bay.
Aspinella bắt Heskow ngồi xuống một chiếc ghế tựa đối diện với bàn làm việc còn mụ thì ngồi lên bàn và nhìn xuống y.
– Chúng ta có thể nói chuyện như thế này được sao? Heskow hỏi. Tôi không thể nhỡ chuyến bay được.
Aspinella không trả lời. Mụ chồm lên cầm lấy chiếc cặp trên đùi Heskow. Y nhăn nhó. Mụ mở cặp và nhìn lướt những gì bên trong, kể cả những bó tiền toàn tờ một trăm đôla. Mụ xem xét một trong những tấm hộ chiếu giả, sau đó bỏ tất cả vào cặp và đưa lại cho y.
– Anh là một thằng rát ma lanh, mụ nói. Anh biết đã đến lúc chuồn. Ai đã báo với anh là tôi theo dõi anh?
– Tại sao chị lại phải theo dõi tôi? Heskow bẻ lại. Lúc này y tự tin hơn vì mụ đã trả lại cho y chiếc cặp.
Aspinella kéo miếng băng che mắt ra để y có thể trông thấy cái hốc mắt gớm ghiếc. Nhưng Heskow không hề nao núng. Y đã thấy nhiều cái còn tồi tệ hơn trong đời.
– Anh đã làm mất của tôi con mắt đó, mụ nói. Duy chỉ anh mới có thể chỉ điểm rồi lừa tôi và Paul.
Heskow nói bằng một giọng chân thành nhất, đó đã là một trong những vũ khí hữu hiệu nhát trong cái nghề của y.
– Chị nhầm rồi, hoàn toàn nhầm lẫn. Nếu tôi làm việc đó thì tôi đã giữ tiền lại – chị biết quá còn gì. Này, tôi thực sự phải đi kịp chuyến bay. Y cởi khuy áo sơ mi và xé một gói giấy. Hai bó tiền xuất hiện trên bàn. Của chị đấy, cả chỗ ở trong cặp. Ba mươi ngàn cả thảy.
– Úi chà, Aspinella nói. Ba mươi ngàn đô. Quả là món tiền lớn cho một con mắt. OK. Nhưng anh phải nói cho tôi biết tên của kẻ đã trả tiền cho anh để lừa chúng tôi.
Heskow quyết định. Y biết mụ không hề hù doạ. Nghe đây, hãy tin tôi, y nói. Tôi không ngờ thằng đó lại dám hạ hai cớm cấp cao. Tôi chỉ làm một hợp đồng với Astorre Viola để nó có thể lẩn trốn. Tôi không ngờ nó lại làm chuyện đó.
– Tốt, Aspinella nói, thế ai đã trả tiền cho anh để giết nó?
– Paul biết hết. Ông ấy không nói với chị hay sao? Timmona Portella chứ còn ai.
Đến đây Aspinella cảm thấy một cơn giận dữ tuôn trào. Ông bạn mập của mụ không chỉ là đồ chấy rận bẩn thỉu mà còn là kẻ lừa đảo.
– Đứng lên, mụ ra lệnh cho Heskow. Một khẩu súng bất ngờ xuất hiện trên tay mụ.
Heskow kinh hoàng. Y đã từng thấy cảnh này trước đây, chỉ có điều y không phải là nạn nhân. Trong giây lát y nghĩ đến năm triệu đôla được cất giấu sẽ đi tong cùng y vì không ai nhận. Quả là một thảm kịch.
– Không, y gào lên, và thu mình sâu hơn vào chiếc ghế. Aspinella dùng một tay còn lại nắm lấy tóc y kéo y đứng dậy. Mụ đưa khẩu súng ra xa cổ y và bóp cò. Heskow dường như văng ra khỏi tay mụ rồi đổ sầm xuống sàn. Mụ quỳ bên xác y. Một nửa cổ họng y bị thổi bay mất. Sau đó mụ rút khẩu súng bỏ đi của mụ ra khỏi bao, đặt nó vào tay Heskow rồi đứng lên. Mụ có thể nghe thấy cánh cửa đang được mở và hai nhân viên theo dõi màn hình súng lăm lăm trong tay ập vào phòng.
– Tôi phải bắn nó, mụ nói. Nó đã cố tình hối lộ tôi và rồi nó rút súng. Hãy gọi cho bộ phận y tế của sân bay. Chính tôi sẽ gọi cho pháp y. Không được đụng đến bất kỳ thứ gì, và đừng rời mắt khỏi tôi.
Đêm hôm sau Portella mở cuộc tấn công. Vợ con của Cilke đã được đưa gấp đến văn phòng được canh gác nghiêm ngặt của FBI ở California. Còn Cilke, theo lệnh của giám đốc, có mặt tại tổng hành dinh của FBI ở New York cùng toàn bộ đán nhân viên của mình tham gia trực ban. Bill Boxton được giao quyền tổng chỉ huy lực lượng đặc nhiệm và giăng bẫy cạnh nhà Cilke. Chỉ thị giao chiến rất nghiêm. Cục không muốn một cuộc tắm máu có thể gây ra phản ứng từ phía các nhóm có tư tưởng tự do. Đội đặc nhiệm không được bắn trừ phi bị bắn trước. Phải cố gắng tạo cho những kẻ tấn công một cơ hội đầu hàng.
Trên cương vị là một sĩ quan tham mưu, Kurt Cilke gặp Boxton và viên chỉ huy lực lượng đặc nhiệm, một anh chàng ba mươi nhăm tuổi có khuôn mặt hằn lên những đường nét nghiêm khắc đầy quyền uy. Anh ta có màu da xám ngoét và một lúm đồng tiền trên má. Tên anh ta là Sestak và giọng nói chính hiệu Harvard. Họ gặp nhau tại văn phòng của Cilke.
– Tôi hy vọng các cậu thường xuyên liên lạc với tôi trong suốt chiến dịch, Cilke nói. Chỉ thị giao chiến sẽ được tuân thủ nghiêm ngặt.
– Đừng lo, Boxton nói. Chúng ta có một trăm người trang bị hoả lực mạnh hơn bọn chúng. Chúng sẽ đầu hàng thôi.
Sestak nhẹ nhàng lên tiếng
– Tôi có một trăm người nữa tạo thành một vòng vây. Chúng tôi để chúng vào nhưng không để chúng thoát ra được.
– Tốt lắm, Cilke nói. Khi tóm được chúng hãy đưa chúng đến trung tâm thẩm vấn New York của chúng tôi. Tôi không được phép tham gia xét hỏi, nhưng tôi cần thông tin càng sớm càng tố.
– Nếu có gì không ổn và chúng chết cả thì sao? Sestak hỏi.
– Thế thì sẽ có một cuộc điều tra nội bộ và ngài giám đốc sẽ không hài lòng. Thực tế là thế này: Chúng sẽ bị bắt vì âm mưu giết người, và chúng sẽ được tự do sau khi đóng tiền bảo lãnh. Chúng sẽ lặn mất dạng ở Nam Mỹ, vì vậy chúng ta chỉ có vài ngày thẩm vấn chúng mà thôi.
Boxton nhìn Cilke và nhếch mép cười. Sestak nói với Cilke bằng một giọng thanh nhã.
– Tôi nghĩ điều đó sẽ làm anh rất bực mình.
– Đúng vậy, nó làm tôi rất bực, Cilke nói. Nhưng ngài giám đốc lại phải lo về những rắc rối chính trị. Các âm mưu công kích lúc nào chả quỷ quyệt.
– Tôi hiểu, Sestak tán thành. Vì thế mà ngài bị trói tay.
– Phải, Cilke nói.
Boxton nói khẽ
– Việc này khốn nạn quá, chúng cố giết một sĩ quan Liên bang mà rồi vẫn thoát.
Sestak nhìn hai người với nụ cười khoái chí. Nước da xám ngoét của anh ta chuyển thành màu đỏ.
– Các ngài đang thuyết giáo cho ca đoàn trong nhà thờ đấy à, anh ta nói. Dù thế nào đi nữa, những chiến dịch như thế này luôn luôn có sai lầm. Những kẻ có súng rất hay nghĩ rằng họ không thể bị bắn. Bản chất của con người quả là buồn cười.
Đêm đến, Boxton và Sestak đi thị sát khu vực tác chiến quanh nhà Cilke ở New Jersey. Trong nhà vẫn để đèn làm như đang có người. Đồng thời có ba chiếc xe đỗ trên con đường dẫn vào nhà để tạo ấn tượng nhà còn có khách. Những chiếc xe đã được gài mìn. Chúng sẽ phát nổ nếu được khởi động. Ngoài ra Boxton không còn thấy gì nữa.
– Một trăm người của ngài ở chỗ quái nào hả? Boxton hỏi Sestak.
Sestak cười toe toét.
– Tốt quả hả? Họ ở quanh đây mà ngay đến ngài cũng còn không thấy. Họ đã chọn xong hướng bắn. Khi bọn khủng bố tới đây, con đường sau lưng chúng sẽ bị bịt kín. Chúng ta sẽ cất được một mẻ lưới đầy chuột.
Boxton vẫn đảm nhiệm cương vị chỉ huy ở bên sường đội của Sestak, cách ngôi nhà năm mươi bộ. Cùng với họ là một tiểu đội thông tin gồm bốn người nguỵ trang phù hợp với vạt rừng họ đang ẩn nấp. Sestak và đội của anh ta trang bị súng trường, nhưng Boxton chỉ mang theo súng ngắn.
– Tôi không muốn ngài tham gia chiến đấu, Sestak bảo Boxton. Hơn nữa, vũ khí của ngài chẳng có tác dụng gì ở đây cả.
– Sao lại không? Boxton phản đối. Tôi vẫn hy vọng trong thời gian tại chức của mình được bắn bỏ những thằng đểu cáng.
Sestak cười.
– Không phải hôm nay. Đội của tôi được các quy định hành pháp bảo vệ khỏi bất kỳ một cuộc điều tra hay truy tố nào theo luật định. Ngài thì không.
– Nhưng tôi là chỉ huy, Boxton nói.
– Khi chúng ta bắt đầu tác chiến thì không, Sestak lạnh lùng nói. Lúc đó tôi sẽ là chỉ huy duy nhất. Tôi sẽ đưa ra toàn bộ các quyết định. Ngay cả ngài giám đốc cũng không thể thay thế tôi được.
Họ cùng chờ đợi trong bóng tối. Boxton nhìn đồng hồ. Còn hơn mười phút nữa là nửa đêm. Một người trong tiểu đội trinh sát thì thầm với Sestak,
– Năm chiếc xe chở đầy người đang tiến về phía ngôi nhà. Con đường phía sau chúng đã được bịt kín. Thời gian chúng tới ước chừng năm phút nữa.
Sestak mang cặp kính tia hồng ngoại cho phép anh ta nhìn được trong đêm tối.
– OK, Sestak nói. Hãy truyền lệnh. Không được bắn trừ phi bị bắn hoặc có lệnh của tôi.
Họ chờ đợi. Bất thình lình năm chiếc xe lao vào con đường dẫn và những người trên xe nhảy xuống. Một trong số chúng ngay lập tức ném một trái bom xăng vào nhà Cilke, nó phá vỡ một tấm kính và làm bùng lên một đám cháy ở trong nhà.
Rồi bỗng nhiên toàn bộ khu vực chìm trong ánh đèn pha làm tê liệt cả hai mươi tên khủng bố. Cùng lúc một chiếc trực thăng vần vũ trên đầu rọi đèn sáng trưng. Những chiếc loa phóng thanh rống lên gửi thông điệp vào đêm tối.
– FBI đây. Hãy hạ vũ khí và nằm xuống đất.
Bị ánh đèn và những chiếc trực thăng gây ấn tượng mạnh, những kẻ sa bẫy chết điếng. Boxton thở phào nhẹ nhõm khi thấy chúng mất hết ý chí kháng cự.
Vì vậy ông ta kinh ngạc khi Sestak nâng súng lên và bắn vào nhóm khủng bố. Ngay lập tức chúng bắn trả. Và rồi tai Boxton ù lên bởi tiếng súng. Nó quét sạch con đường và tàn sát đám khủng bố. Một trong số những chiếc xe có gài mìn phát nổ. Mọi việc diễn ra cứ như thể có một cơn bão chì khủng khiếp vừa lướt qua, phá huỷ mọi thứ trên đường đi của nó. Thuỷ tinh vỡ vụn và rơi xuống như một cơn mưa bạc. Những chiếc xe đổ kềnh trên mặt đất bị đạn xuyên thủng đến nỗi mặt ngoài của chúng không còn giữ nổi màu sơn. Con đường dẫn xe đi vào nhà dường như biến thành một dòng suối máu. Hai mươi tên khủng bố chỉ còn là những mớ giẻ rách nát giống như những bao đồ trong tiệm giặt chờ được mang đi.
Boxton bị sốc.
– Anh đã bắn trước, khi chúng có thể đã đầu hàng, anh kết tội Sestak. Tôi sẽ báo cáo lại.
– Tôi cóc cần, Sestak ngoác miệng cười.
– Một khi chúng đánh bom ngôi nhà thì đó là mưu toan giết người. Tôi không thể mạo hiểm tính mạng của tôi. Đó sẽ là báo cáo của tôi. Hơn nữa, chúng bắn trước đấy chứ.
– Chi tiết đó sẽ không có trong báo cáo của tôi. Boxton nói.
– Đừng có đùa. Anh nghĩ rằng giám đốc sẽ cần đến báo cáo của anh ư? Anh sẽ có tên trong bản danh sách cứt đái của lão. Mãi mãi.
– Ông ta sẽ sờ đến mông anh vì anh đã không tuân lệnh, Boxton nói. Chúng ta sẽ cùng chết cháy với nhau mất.
– Tốt thôi, Sestak nói. Nhưng tôi là chỉ huy tác chiến. Tôi không muốn lũ tội phạm nghĩ rằng chúng có thể tấn công một sĩ quan của Liên bang. Thực tế là như thế, cả anh và lão giám đốc của anh làm đéo gì tôi được nào.
– Hai mươi đứa chết, Boxton nói.
– Và đó là một sự giải thoát tốt đẹp cho chúng. Sestak nói. Anh và Cilke muốn tôi chơi lão một vố, nhưng các anh đếch có cơ may làm chuyện đó đâu.
Boxton hiểu ngay đó là sự thật.
Kurt Cilke chuẩn bị cho một cuộc gặp nữa với giám đốc FBI tại Washington. Ông có những bản ghi chép với dàn ý những gì sẽ nói và một bản báo cáo về toàn bộ diễn biến cuộc tập kích nhà mình.
Như mọi khi, Bill Boxton sẽ tháp tùng ông, nhưng lần này việc đó thể theo ý định rõ ràng của ngài giám đốc.
Cilke và Boxton có mặt tại văn phòng giám đốc giữa tiếng huyên náo của những máy ghi hình đang chiếu những hoạt động của văn phòng FBI địa phương. Giám đốc, lúc nào cũng lịch sự, bắt tay cả hai và mời họ ngồi, mặc dầu lão nhìn Boxton bằng ánh mắt lạnh lùng, ngờ vực. Hai trợ lý của lão cùng có mặt.
– Thưa các ngài, lão nói với cả nhóm. Chúng ta phải dọn sạch cái đống rác rưởi này. Chúng ta không thể cho phép một hành động vô đạo đức như vậy xảy ra mà không được đáp lại bằng tất cả nguồn lực của chúng ta. Cilke này, cậu muốn ở lại làm việc hay về hưu hả?
– Tôi ở lại, Cilke đáp.
Giám đốc quay sang Boxton, khuôn mặt quý phái của lão trở nên nghiêm khắc.
– Anh là người phụ trách. Tại sao tất cả nhóm khủng bố lại bị giết và chúng ta không tóm được một mống nào để thẩm vấn? Ai đã ra lệnh nổ súng? Là anh à? Và dựa trên cơ sở nào vậy?
Boxton ngồi thẳng dậy một cách khó chịu trên chiếc ghế bành của mình.
– Thưa ngài, anh nói. Quân khủng bố ném một quả bom vào nhà và khai hoả. Lúc đó không còn sự lựa chọn nào khác.
Giám đốc thở dài. Một trong các trợ lý của lão càu nhàu khinh bỉ.
– Đại uý Sestak là một trong số những người xuất sắc của chúng ta, giám đốc nói. Ít ra anh ta cũng phải cố mà tóm cho được một tù binh chứ?
– Thưa ngài, việc đó diễn ra chỉ trong vòng hai phút, Boxton nói. Sestak là một nhà chiến thuật tài ba trên chiến trường.
– May mà giới truyền thông và công chúng không làm ầm lên, giám đốc nói. Tuy nhiên tôi phải nói rằng tôi xem đây là một vụ tắm máu.
– Đúng thế, một trợ lý lên tiếng.
– Thôi được, cũng không thể tránh khỏi điều đó, giám đốc nói tiếp. Cilke, câu đã tìm ra phương án hành động rồi phải không?
Cilke vô cùng bực tức trước sự chỉ trích của họ, nhưng ông vẫn bình tĩnh trả lời.
– Tôi muốn một trăm người được bố trí tại văn phòng của tôi. Tôi muốn ngài yêu cầu kiểm toán các nhà băng của Aprile. Tôi sẽ điều tra kỹ động cơ của những kẻ liên quan đến vụ này.
Giám đốc nói
– Cậu không cảm thấy mắc nợ Astorre Viola vì đã cứu cậu và gia đình hay sao?
– Không, Cilke đáp. Tôi quá biết lũ người này. Đầu tiên chúng đẩy anh vào rắc rối, sau đó chúng lại ra tay cứu giúp.
– Hãy nhớ rằng, một trong những mối quan tâm cơ bản của chúng ta là chiếm dụng các nhà băng của Aprile. Không chỉ vì chúng ta được lợi mà còn bởi những nhà băng đó có xu hướng trở thành một trung tâm rửa tiền buôn bán ma tuý. Qua đó chúng ta sẽ tóm được Portella và Tulipa. Chúng ta phải xem xét vấn đề này một cách tổng quát. Astorre Viola từ chối bán các nhà băng, và nghiệp đoàn đang có loại trừ cậu ta. Cho đến giờ chúng vẫn thất bại. Chúng tôi nhận được nguồn tin cho biết hai kẻ giết mướn hạ sát lão Trùm đã biến mất. Lại còn hai thám tử bên sở cảnh sát New York bị đánh bom.
– Astorre là đứa xảo quyệt và khó bắt giữ, nó không hề dính líu vào bất kỳ một vụ tai tiếng nào, Cilke nói, vì vậy thực tế chúng ta không thể làm gì được nó. Hiện tại nghiệp đoàn có khả năng loại bỏ được Astorre, và đám con của Aprile sẽ bán các nhà băng cho chúng. Tôi chắc rằng chỉ vài năm nữa thôi chúng sẽ đi quá giới hạn.
Việc đồng loã dài dài với những kẻ buôn bán ma tuý không phải là ngoại lệ đối với vấn đề thi hành luật của chính phủ. Song làm như vậy nghĩa là người ta cho phép tội ác tiếp diễn.
– Trước đây chúng ta đã hỗ trợ việc này, giám đốc nói. Nhưng như thế không có nghĩa là cậu để cho Portella được toàn quyền hành động.
– Đương nhiên rồi, Cilke nói. Ông biết rằng tất cả đều đang bị ghi âm.
– Tôi sẽ điều động năm mươi người, giám đốc nói. Và tôi sẽ yêu cầu một cuộc kiểm toán toàn bộ các nhà băng để rũ tung mọi thứ lên.
Một trong các trợ lý góp giọng.
– Trước đây chúng ta cũng đã tiến hành kiểm toán mà chẳng tìm được gì cả.
– Lúc nào cũng vẫn còn cơ hội, Cilke nói. Astorre không phải là một chủ nhà băng và nó hẳn phải mắc sai lầm.
– Đúng, giám đốc tán thành. Một sơ suất nhỏ là tất cả những gì ngài chưởng lý đang cần.
Trở lại New York Cilke gặp Boxton và Sestak để chuẩn bị cho chiến dịch của mình.
– Chúng ta sẽ có thêm năm mươi người để điều tra vụ tấn công nhà tôi. Chúng ta phải hết sức thận trọng. Tôi cần bất cứ thứ gì các cậu phát hiện được ở Astorre Viola. Tôi muốn điều tra kỹ vụ đánh bom hai thám tử. Tôi cần tất cả thông tin về việc anh em Sturzo biến mất và cả những tin tức mà chúng ta có thể thu thập được về nghiệp đoàn. Tập trung vào Astorre và cả nữ thám tử Aspinella Washington. Cô ta có tiếng về nhận hối lộ và tàn bạo. Câu chuyện cô ta bị đánh bom và cả số tiền lớn tại hiện trường là rất đáng ngờ.
– Thế còn cha nội Tulippa thì sao? Boxton hỏi. Hắn có thể rời khỏi đất nước này bất cứ lúc nào.
– Tulippa đang lê la khắp nơi để rao giảng cho việc hợp pháp hoá nạn buôn ma tuý và tống tiền những công ty lớn.
– Chúng ta không thể bắt hắn vì việc đó hay sao? Sestak hỏi.
– Không, Cilke đáp. Hắn có một công ty bảo hiểm và bán hợp đồng bảo hiểm cho họ. Chúng ta lẽ ra có thể mở một phiên toà, nhưng giới thương gia lại phản đối. Họ phải lựa chọn giải pháp an toàn cho nhân viên của mình ở Nam Mỹ. Còn Portella chẳng có nơi nào để chuồn cả.
Sestak cười khẩy
– Thế chỉ thị giao chiến ở đây là gì vậy?
Cilke trả lời ngọt sớt
– Ngài giám đốc ra lệnh chấm dứt tàn sát, nhưng hãy bảo vệ lấy mình, nhất là trước hiểm hoạ Astorre.
– Nghĩa là chúng ta có thể để nó chết, Sestak nói.
Cilke có vẻ nghĩ ngợi trong chốc lát.
– Nếu cần, ông đáp.
Chỉ một tuần sau khi các nhân viên kiểm toán Liên bang bu vào kiểm tra ngân hàng Aprile, Cilke với tư cách cá nhân đến gặp Pryor tại văn phòng của ông.
Cilke bắt tay Pryor vui vẻ nói
– Tôi luôn luôn muốn đích thân gặp gỡ những người tôi có thể phải tống vào nhà đá. Ngài có cách gì giúp chúng tôi xuống tàu trước khi mọi việc trở nên quá trễ hay không?
Ông Pryor nhìn Cilke với một thái độ thân mật.
– Thật vậy sao? Ông hỏi. Ngài đang hành động sai, hoàn toàn sai lầm. Tôi cam đoan với ngài. Tôi điều hành những nhà băng này không chê vào đâu được theo luật quốc gia và quốc tế.
– Thôi được, tôi chỉ muốn ngài biết rằng tôi đang truy tìm những thông tin quan trọng về ngài và một số kẻ khác nữa, Cilke nói. Và tôi hy vọng tất cả các ngài đều hoàn toàn trong sạch. Nhất là anh em Sturzo.
Ông Pryor mỉm cười.
– Chúng tôi không hề có sai sót.
Sau khi Cilke về, ông Pryor ngả mình ra chiếc ghế bành. Tình hình đang trở nên đáng lo ngại. Điều gì sẽ xảy ra nếu Cilke phát hiện ra Rosie? Ông thở dài. Thật chẳng ra sao. Lẽ ra ông phải làm một điều gì đó cho nàng.
Cho đến khi Cilke thông báo cho Nicole biết ông muốn nàng và Astorre đến văn phòng của ông ngày hôm sau, ông vẫn chưa hiểu đúng tính cách của Astorre. Ông chỉ cảm thấy coi thường, một cảm giác ông vẫn có đối với những kẻ phạm pháp. Ông không hiểu được quyết tâm của một Mafioso thực thụ.
Astorre tin vào truyền thống cũ. Đám tay chân yêu quý chàng không chỉ vì uy tín của chàng mà còn vì chàng coi trọng danh dự hơn hết thảy.
Một Mafioso thực thụ đủ mạnh về ý chí để trả thù bất kỳ sự lăng mạ nào nhằm vào người hay cosca của nó. Nó không bao giờ phục tùng ý chí của kẻ khác cũng như của nhà chức trách. Và sức mạnh của nó là ở đó. Ý chí của nó là tối quan trọng. Nó ban lệnh cái gì phải là công lý thì đấy chính là công lý. Việc Astorre bảo vệ Cilke và gia đình ông là một điểm yếu trong tính cách của chàng. Tuy nhiên chàng vẫn cũng Nicole tới văn phòng Cilke có vẻ như để chờ đợi những lời cảm ơn, một sự nới lỏng trong thái độ thù địch của ông.
Hiển nhiên là họ được đón tiếp chu đáo. Hai nhân viên an ninh khám xét Astorre và Nicole trước khi họ vào phòng làm việc của Cilke. Cilke đứng sau chiếc bàn và nhìn họ chằm chằm. Không một dấu hiệu thân thiện. Ông ra dấu mời họ ngồi. Một nhân viên bảo vệ khoá cửa và đứng chờ ở bên ngoài.
– Mọi thứ đang được ghi âm đấy chứ? Nicole hỏi.
– Đúng vậy, Cilke đáp. Cả nghe và nhìn. Tôi không muốn có bất kỳ sự hiểu lầm nào về cuộc gặp gỡ này, ông dừng lại một lát. Tôi muốn cậu hiểu rằng chẳng có gì thay đổi cả. Tôi cho rằng cậu là một thằng đê tiện mà tôi sẽ không thể cho phép được sống ở đất nước này. Tôi không tin câu chuyện về người báo tin của cậu. Tôi nghĩ cậu đã sắp đặt việc này với nó và rồi cậu phản lại đồng bọn của mình hòng giành thêm sự nương nhẹ của tôi. Tôi xem thường thủ đoạn này.
Astorre ngạc nhiên vì Cilke đã hiểu gần đúng sự thật. Chàng nhìn ông ta với một niềm kính trọng mới, tuy tình cảm của chàng bị thương tổn. Con người này chẳng hề biết ơn, chẳng hề quý trọng kẻ đã cứu y và gia đình y. Chàng mỉm cười với những mâu thuẫn của chính chàng.
– Cậu thấy buồn cười lắm sao, mọt trong những trò đùa Mafia của cậy đấy, Cilke nói. Tôi sẽ làm cho cậu tắt tiếng cười trong vòng hai giây thôi.
Ông quay sang Nicole
– Trước hết, Cục yêu cầu cô phải cho chúng tôi biết sự thực cô có được nguồn tin này ra sao. Không phải câu chuyện mà người anh em họ của cô đã phịa ra. Tôi ngạc nhiên về cô đấy, luật sư ạ. Tôi đang nghĩ tới việc buộc tội cô như một kẻ đồng loã.
Nicole lạnh lùng nói
– Ngài cứ thử xem, nhưng tôi đề nghị trước hết ngài hãy bàn với giám đốc của ngài đã.
– Ai đã nói cho cô biết cuộc tấn công vào nhà tôi? Cilke hỏi. Chúng tôi muốn biết đúng người báo tin.
Astorre nhún vai.
– Tin hay không thì tuỳ, chàng nói.
– Không được, Cilke lạnh lùng phản đối. Nào chúng ta cùng làm rõ việc này. Cậu không chỉ là một thằng đểu mà còn là kẻ sát nhân nữa. Tôi biết cậu đã đánh bom Di Benedetto và Washington. Chúng tôi đang điều tra sự biến mất của anh em Sturzo ở Los Angeles. Cậu đã giết ba thằng lưu manh của Portella, và cậu tham dự vào một vụ bắt cóc. Cuối cùng thì chúng tôi cũng sẽ tóm được cậu. Và lúc đó cậu sẽ chỉ là một đống cứt thôi.
Lần đầu tiên Astorre có vẻ mất bình tĩnh, và tấm mặt nạ nhã nhặn của chàng tuột mất. Chàng đã để Nicole chứng kiến cảnh chàng lâm vào một tình huống chẳng ra gì. Vì vậy chàng nổi cáu.
– Tôi không mong đợi ân huệ của ngài, chàng nói với Cilke. Ngài thậm chí cũng đếch biết thế nào là vinh dự. Tôi đã cứu vợ và con gái ngài. Nếu không có tôi họ đã nằm dưới mồ rồi. Bây giờ ngại lại mời tôi tới đây để kết tội tôi. Nhờ tôi mà vợ con ngài còn sống. Ít ra ngài cũng phải thể hiện lòng trân trọng đối với tôi vì điều đó chứ.
Cilke lườm chàng.
– Tôi chẳng thể hiện với cậu điều gì sất, ông nói, và điên tiết vì thấy mắc nợ địch thủ.
Astorre đứng lên để bước ra khỏi phòng nhưng một nhân viên an ninh đã đẩy chàng ngồi xuống.
– Tôi sẽ làm cho đời cậu trở nên khốn nạn, Cilke nói.
Astorre nhún vai.
– Cứ làm những gì ngài muốn. Nhưng hãy để tôi nói với ngài điều này. Tôi biết ngài đã giúp đưa ông Trùm Aprile vào thế bí chỉ vì ngài và FBI muốn chiếm các nhà băng.
Đến đây, hai nhân viên an ninh bỗng tiến về phía Astorre, nhưng Cilke xua họ ra.
– Tôi biết cậu có thể chặn được các cuộc tấn công vào gia đình tôi. Bây giờ, nói cho cậu biết, tôi xem đó là trách nhiệm của cậu.
Từ phía bên kia bàn làm việc Bill Boxton nhìn Astorre và lè nhè nói,
– Cậu đang đe doạ một sĩ quan Cục Điều tra Liên bang đấy phải không?
Nicole lên tiếng
– Đương nhiên không phải thế. Anh ấy chỉ hỏi về sự giúp đỡ của mình thôi.
Lúc này Cilke có vẻ lạnh lùng hơn.
– Tất cả việc này là vì ông bác yêu dấu của cậu. Rõ ràng cậu chưa đọc bộ hồ sơ tôi đưa cho Nicole. Ông bác yêu dấu của cậu là người giết cha cậu khi cậu mới lên ba.
Astorre nao núng và trừng mắt nhìn Nicole.
– Có phải đó là phần chị có tình xoá đi không?
Nicole gật đầu.
– Tôi không nghĩ rằng đó là sự thật, mà nếu đó là sự thật tôi cũng không nghĩ rằng anh cần phải biết. Việc đó có thể làm anh bị tổn thương.
Astorre có cảm giác căn phòng bắt đầu chao đảo, nhưng chàng cố trấn tĩnh.
– Điều đó cũng chẳng thay đổi được gì.
Nicole nói với Cilke
– Bây giờ mọi cái đã rõ ràng, chúng tôi có thể đi được chứ?
Cilke có một vóc dáng lực lưỡng, và khi rời khỏi bàn làm việc, ông vỗ đùa lên đầu Astorre. Điều đó làm Astorre và cả chính ông cùng ngạc nhiên vì trước đây ông chưa từng làm như thế. Đó là một cú đánh thể hiện sự coi thường của ông, nó che giấu nỗi căm hờn thực sự. Ông nhận ra rằng ông không thể quên việc Astorre đã cứu gia đình ông. Về phía Astorre, chàng điềm tĩnh nhìn thẳng vào mặt Cilke, bởi chàng hiểu rõ tâm trạng đó.
Nicole và Astorre quay về căn hộ của Nicole. Nàng cố gắng bày tỏ sự cảm thông của mình với việc Astorre bị làm nhục, nhưng thái độ đó càng làm chàng bực bội hơn. Nicole chuẩn bị một bữa ăn nhẹ rồi bảo chàng nằm xuống giường của nàng mà chợp mắt. Giữa chừng giấc ngủ chàng nhận thấy Nicole đang ở trên giường, bên cạnh chàng, và đang ôm chặt lấy chàng. Chàng đẩy nàng ra.
– Chị đã nghe Cilke nói gì về tôi rồi đấy, chàng nói. Chị còn muốn dính dáng đến cuộc đời tôi hay sao?
– Tôi không tin ông ta cũng như những báo cáo của ông ta, Nicole nói. Astorre này, tôi thực sự nghĩ rằng tôi vẫn còn yêu anh.
– Chúng ta không thể quay trở lại thời nhỏ dại, Astorre nhẹ nhàng nói. Tôi đã là một người khác, cả chị cũng vậy. Chị thì chỉ muốn chúng ta trở lại là những đứa trẻ.
Họ nằm nghiêng bên nhau. Sau đó Astorre hỏi bằng giọng ngái ngủ
– Chị có cho rằng điều đó đúng hay không, những gì người ta nói về việc ông già chị giết cha tôi ấy?
Ngày hôm sau Astorre bay tới Chicago cùng Pryor để tham khảo ý kiến Benito Craxxi. Chàng cho họ biết những thông tin mới nhất và sau đó chàng hỏi
– Có phải ông Trùm Aprile đã giết cha tôi không?
Craxxi tảng lờ và hỏi lại Astorre
– Cậu có liên quan gì tới cuộc tấn công gia đình Cilke không hả?
– Không, Astorre nói dối. Chàng nói dối họ bởi lẽ chàng không muốn bất kỳ ai biết được sự tính toán của mình. Và chàng biết rằng họ đâu có tán thành.
– Tuy nhiên cậu đã cứu họ, Trùm Craxxi nói. Tại sao nào?
Một lần nữa Astorre phải nói dối. Chàng không thể để cho những người liên minh của chàng biết chàng uỷ mị đến thế, rằng chàng đã không thể chịu được cảnh nhìn vợ con Cilke bị giết.
– Cậu làm khá lắm, Craxxi nói.
– Ngài vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi.
– Bởi vì việc đó phức tạp lắm, Craxxi nói. Cậu là con của một ông Trùm Mafia tám mươi tuổi ở Sicily thủ lĩnh của một cosca hùng mạnh. Mẹ cậu chết vì sinh nở khi còn rất trẻ. Ông Trùm già là một người cực đoan, ngài đã triệu tập ta, Don Aprile và Bianco đến bên giường bệnh. Toàn bộ cosca của ngài hẳn sẽ sụp đổ khi ngài qua đời, và ngài rất lo cho tương lai của cậu. Ngài bắt bọn ta hứa trông nom cậu và chọn Don Aprile đưa cậu sang Mỹ. Ở đó, vì bà vợ Aprile đang chết dần chết mòn và ông ấy muốn tránh cho cậu không phải chịu thêm đau khổ nên đã gửi cậu cho gia đình Viola. Đó là một sai lầm vì cha nuôi của cậu hoá ra lại là kẻ phản bội và phải bị trừng phạt. Ngay sau khi rắc rối đã được giải quyết, Don Aprile mang cậu về nhà ông ấy thu xếp để cho cái chết giống như một vụ tự sát trên thùng xe. Sau đó, khi lớn hơn, cậu đã bộc lộ tất cả những phẩm chất của người cha đẻ, ông Trùm Zeno vĩ đại. Và vì thế mà Don Aprile mới quyết định rằng cậu sẽ là người bảo vệ cho gia đình ông ấy. Bởi vậy ông ấy đã gửi cậu đến Sicily để được huấn luyện.
Astorre không thực ngạc nhiên. Ở một nơi nào đó trong ký ức của chàng còn lưu lại hình ảnh của một người rất già và chuyến xe tang.
– Vâng, Astorre chậm rãi nói. Và tôi đã được huấn luyện. Tôi biết phải bắt đầu tấn công như thế nào. Tuy nhiên, Portella và Tulippa được bảo vệ rất chu đáo. Và tôi còn lo ngại cả Grazziella. Kẻ duy nhất tôi có thể lấy mạng là thằng cha tổng lãnh sự Marriano Rubio. Trong khi đó tôi lại bị Cilke săn đuổi. Tôi thậm chí chẳng biết phải bắt đầu từ đâu.
– Cậu không được động đến Cilke, không bao giờ. Craxxi nói.
– Đúng thế, Pryor tán thành. Việc đó sẽ rất tai hại.
Astorre mỉm cười trấn an họ.
– Đồng ý, chàng nói.
– Có tin lành đây, Craxxi bảo chàng. Grazzielala trong đám Corleone đã đề nghị Bianco thu xếp một cuộc gặp với cậu. Bianco sẽ báo trước trong vòng một tháng. Lão ta có thể là chiếc chìa khoá của cậu.
Tulippa, Portella và Rubio gặp nhau tại phòng họp của lãnh sự quán Peru. Từ Sicily, Michael Grazziella bày tỏ lòng tiếc nuối sâu xa nhất của mình vì không thể có mặt.
Inzio khia mạc cuộc họp thiếu hẳn vẻ quyến rũ kiểu Nam Mỹ như thường lệ của y. Y mất hết kiên nhẫn.
– Chúng ta phải giải quyết vấn đề. Chúng ta có giành lấy các nhà băng hay không? Chúng ta đã đầu tư hàng triệu đôla, và tôi rất thất vọng với kết quả của nói.
– Thằng nhãi Astorre giống như một con ma, Portella nói. Chúng ta không thể hối lộ nó. Tiền bạc có là gì với nó đâu. Phải giết nó thôi. Rồi những đứa kia sẽ bán các nhà băng.
Inzzio quay sang Rubio,
– Ngài chắc cô người yêu bé bỏng của ngài sẽ đồng ý chứ?
– Tôi sẽ thuyết phục cô ấy, Rubio đáp.
– Còn hai thằng anh cô ta? Inzio hỏi.
– Họ chẳng quan tâm đến mối hận thù, Rubio nói. Nicole đã bảo đảm với tôi như vậy.
– Chỉ còn một cách thôi, Portella nói. Bắt cóc Nicole, sau đó nhử Astorre đi cứu cô ta.
Rubio phản đối rầm rầm
– Tại sao lại không phải là một trong hai thằng anh chứ?
– Bởi bây giờ thằng Marcantonio được bảo vệ chặt chẽ quá, Portella nói. Và chúng ta cũng không thể xử tệ với thằng Valerious được, vì cánh tình báo quân đội sẽ trừng phạt chúng ta ngay. Bọn này hung đấy.
Tulippa quay sang Rubio.
– Tôi không còn muốn nghe những gì nhảm nhí hơn thế nữa từ miệng ngài. Tại sao chúng ta phải mạo hiểm hàng tỷ đôla để nhẹ tay với bạn gái của ngài?
– Chỉ tại chúng ta đã chơi xấu trước, Rubio đáp. Và hãy nhớ rằng cô ấy có vệ sĩ. Y cần hết sức thận trọng. Sẽ là tai hoạ nếu Tulippa nổi đoá với y.
– Vệ sĩ thì nhằm nhò gì, Portella nói.
– Thôi được, tôi đồng ý với các ngài, nếu Nicole không bị hại, Rubio nói.
Mariano Rubio mời Nicole tới dự vũ hội hàng năm của người Peru tại lãnh sự quán. Vào buổi chiều trước vũ hội, Astorre đến gặp Nicole để báo cho nàng biết chàng sẽ đi Sicily ít này. Trong khi Nicole tắm và mặc đồ, Astorre cầm lên cây đàn guitar mà Nicole giữ hộ chàng và ngân nga những bản tình ca Italy bằng một chất giọng khàn nhưng khá hay.
Khi ra khỏi nhà tắm Nicole hoàn toàn khoả thân, trừ chiếc khăn tắm trắng tinh vắt hờ qua bờ vai nàng. Astorre gần như bị đánh bại bởi vẻ đẹp của nàng, vẻ đẹp vẫn được giấu kín trong mớ quần áo nàng mặc. Khi Nicole xáp vào, chàng cầm lấy chiếc khăn và quấn quanh người nàng.
Nàng ngã vào vòng tay chàng rồi thở dài.
– Anh không còn yêu tôi nữa.
– Chị đâu có biết tôi là ai, Astorre cười nói. Chúng mình không còn là trẻ con nữa.
– Nhưng tôi biết anh là người tốt, Nicole nói. Anh đã cứu Cilke và gia đình hắn. Ai đã báo tin cho anh?
Astorre lại mỉm cười.
– Đấy không phải là việc của chị. Rồi chàng lại đi sang phòng káhc để khỏi bị truy hỏi thêm.
Đêm hôm đó, Nicole được Helene tháp tùng, đến dự vũ hội. Nàng hiểu rằng, với cương vị chủ nhà, Rubio không thể dành cho nàng sự quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên y đã chuẩn bị sẵn một chiếc Limousine.
Sau vũ hội, chiếc Limousine đưa nàng về nhà. Helene xuống xe trước. Nhưng trước khi họ kịp bước vào toà nhà, bốn người đàn ông đã bao vây họ. Helene chụp vội bao súng nhưng đã quá muộn. Một viên đạn súng ngắn đã găm thẳng vào đầu cô.
Đúng lúc đó, một nhóm người khác từ bóng tối lao ra. Ba tên trong số những kẻ tấn công bỏ chạy và Astorre, người đã kín đáo theo Nicole đến vũ hội, đẩy nàng ra sau lưng mình. Tên bắn Helene liền bị tước vũ khí.
– Đưa cô ấy ra khỏi đây, Astorre bảo một người. Chàng chĩa súng vào kẻ giết người và hỏi
– Ok, ai đã cử mày đến đây?
Tên giết người ngó bộ không hề sợ hãi
– Mẹ mày, gã chửi.
Nicole nhận thấy khuôn mặt của Astorre trở nên lạnh lùng ngay trước khi chàng bắn một phát đạn vào ngực kẻ bị bắt. Chàng bước tới và tóm lấy tóc gã khi gã ngã xuống rồi bắn một phát nữa vào đầu gã. Lúc đó nàng chợt hiểu cha nàng phải là một người như thế nào. Nàng nôn thốc nôn tháo bên trên thi thể Helene. Astorre quay lại với nàng cùng nụ cười tiếc nuối trên môi. Nicole không thể nhìn chàng.
Astorre đưa Nicole lên căn hộ của nàng. Chàng hướng dẫn nàng phải nói những gì với cảnh sát, rằng nàng bị xỉu ngay sau khi Helene bị bắn và không thấy gì hết. Khi chàng đi, nàng gọi cho cảnh sát.
Ngày hôm sau, sau khi đã bố trí một vệ sĩ bảo vệ Nicole suốt hai bốn giờ, Astorre đáp chuyến bay tới Sicily để gặp Grazziella và Bianco. Chàng đi theo lộ trình thường lệ của mình. Trước tiên bay xuống Mexico rồi từ đó đáp máy bay riêng đi Palermo, như thế sẽ xoá sạch đấu vết chuyến đi của chàng.
Octavius Bianco đón chàng tại Palermo. Lão ăn mặc chỉnh tề và lịch sự đến nỗi khó mà nhớ được lão đã từng là một tên cướp mang râu và tàn ác. Bianco rất vui khi gặp Astorre và tình cảm của lão làm chàng bối rối. Họ lên xe về biệt thự của lão bên bờ biển.
– Vậy là cậu đã gặp rắc rối ở bên Mỹ, Bianco nói tại mảnh sân của ngôi biệt thự được trang điểm bằng những pho tượng thới Đế chế La Mã. Nhưng ta có tin mừng cho cậu đây. Rồi lão hỏi sang đề tài khác
– Vết thương cũ có gây rắc rối cho cậu không?
Astorre sờ chiếc vòng vàng.
– Không, chàng nói. Nó chỉ huỷ hoại giọng hát của tôi thôi. Bây giờ tôi hát giọng khàn thay cho giọng cao rồi.
– Giọng trầm còn tốt hơn giọng cao, Bianco cười. Dù sao, Italy vẫn còn nhiều người hát giọng cao. Cậu là một Mafioso thực sự, và đó là cái chúng ta cần.
Astorre mỉm cười và nghĩ về một ngày xa xưa hôm chàng đi bơi. Bây giờ, thay cho nỗi nhức nhối vì bị phản bội, chàng chỉ nhớ cảm giác khi chàng tỉnh dậy. Chàng sờ lá bùa hộ mệnh trên cổ và hỏi
– Tin mừng gì vậy?
– Ta đã giảng hoà với cánh Corleone và Grazziella, Bianco nói. Lão ta không liên quan đến việc giết Don Aprile. Sau này lão mới tham gia nghiệp đoàn. Nhưng nay lão không hài lòng với Portella và Tulippa. Lão cho rằng chúng quá liều lĩnh và là một lũ vô tích sự. Lão không tán thành âm mưu hãm hại nhân viên Cục Điều tra Liên bang. Và lão còn rất kính nể cậu. Lão biết cậu từ khi cậu làm việc với ta. Lão thấy cậu là một người khó mà loại bỏ. Bây giờ lão muốn rũ bỏ những mối hận thù với cậu và còn muốn giúp cậu nữa.
Astorre cảm thấy nhẹ nhõm. Nhiệm vụ của chàng sẽ dễ dàng hơn nếu chàng không phải lo lắng về Grazziella.
– Ngày mai hãy gặp bọn ta tại đây, tại biệt thự này, Bianco bảo chàng.
– Lão có tin ngài nhiều như vậy không? Astorre hỏi.
– Lão phải tin, Bianco đáp. Bởi vì nếu không có ta ở đây, ở Palermo này, lão không thể cai trị Sicily được. Và ngày nay bọn ta văn minh hơn khi cậu đến đây lần cuối rồi.
Chiều hôm sau Grazziella đến biệt thự. Astorre nhận thấy lão ăn mặc như một chính khách Roma cực kỳ đáng kính – Comple đen, sơ mi trắng và cà vạt màu sẫm. Lão được hai vệ sĩ ăn mặc giống nhau tháp tùng. Grazziella là một người nhỏ thó, lịch sự có giọng nói êm ái – người ta không thể nào đoán được lão phải chịu trách nhiệm về việc giết hại hai thẩm phán cao cấp chống Mafia. Lão nắm chặt tay Astorre và nói
– Tôi tới đây giúp cậu để thể hiện lòng kính trọng sâu sắc của tôi đối với ông bạn Bianco của chúng ta. Làm ơn hãy quên đi quá khứ. Chúng ta phải bắt đầu lại thôi.
– Cám ơn ngài, Astorre đáp lời. Đấy là một vinh dự cho tôi.
– Grazziella ra hiệu cho các vệ sĩ và chúng lập tức ra ngoài đi về phía bãi biển.
– Nào Michael, Bianco lên tiếng. Ngài có thể giúp thế nào đây?
Grazziella nói
– Portella và Tulippa là những kẻ quá khinh suất theo cách nhìn nhận của tôi. còn Marianco Rubio thì quá bất lương. Trong khi đó tôi thấy cậu là một người thông minh và có năng lực. Còn nữa, Nello là cháu tôi, tôi nghe nói cậu đã tha mạng cho nó. Đó không phải là chuyện nhỏ. Động cơ của tôi là như vậy.
Astorre gật đầu. Vượt qua Grazziella, chàng nhìn thấy những con sóng xanh thẫm của biển Sicily và những tia nắng mặt trời Sicily nhạt nhoà buồn tẻ đang lấp lánh. Chàng chợt có cảm giác nhớ nhà, và một nỗi niềm day dứt vì chàng biết chàng phải ra đi. Không như nước Mỹ, mọi cái ở đây đều thân thuộc với chàng. Chàng yêu những đường phố Palermo, âm điệu của tiếng Italy. Đối với chàng, tiếng mẹ đẻ thân thương hơn tiếng Anh nhiều. Chàng hướng sự chú ý của mình sang Grazziella.
– Thế ngài có điều gì chỉ giáo?
– Nghiệp đoàn muốn tôi sang Mỹ gặp họ, Grazziella nói. Tôi có thể báo cho cậu địa điểm và vấn đề an ninh. Nếu cậu mạnh tay thì tôi sẽ giúp cậu lánh nạn tại Sicily. Và nếu người ta đòi dẫn độ cậu thì tôi đã có bạn bè ở Roma. Họ có thể chặn đứng tiến trình này.
– Ngài có khả năng đó sao? Astorre hỏi.
– Phải, Grazziella nói kèm theo là một cái nhún vai. Nếu không thì làm sao chúng ta có thể tồn tại hả? Nhưng cậu không được hấp tấp.
Astorre biết lão đang ám chỉ tới vụ Cilke. Chàng tươi cười với lão.
– Tôi không làm điều gì hấp tấp.
Grazziella mỉm cười nhã nhặn và nói
– Kẻ thù của cậu cũng là kẻ thù của tôi. Tôi cam kết ủng hộ cậu.
– Tôi đoán ngài sẽ không tới dự cuộc họp, Astorre nói.
Grazziella mỉm cười.
– Tôi sẽ không tới.
– Khi nào họp? Astorre hỏi.
– Trong vòng một tháng nữa. Grazziella trả lời.
Sau khi Grazziella đã ra về, Astorre nói với Bianco
– Thật sự đi, hãy nói cho tôi biết tại sao lão ta lại làm việc này?
Bianco tủm tỉm cười, vẻ hiểu biết
– Làm sao cậu hiểu Sicily dễ dàng được. Tất cả những lý do lão đưa ra đều có căn cứ cả. Nhưng còn một động cơ căn bản lão không hề đề cấp đến. Bianco ngập ngừng. Tulippa và Portella đã lừa tước đoạt của lão khoản tiền buôn bán ma tuý, và trong bất kỳ hoàn cảnh nào lão rồi cũng phải bắt đầu cuộc chiến vì việc đó. Lão không thể cho qua. Lão đánh giá cậu rất cao, và thật là hoàn hảo nếu cậu quét sạch được kẻ thù của lão rồi trở thành đồng minh của lão. Cha nội Grazziella này quả là một tay láu cá.
Tối hôm đó Astorre tản bộ dọc theo bờ biển và nghĩ về những việc chàng phải làm. Cuối cùng thì phần kết của cuộc chiến cũng đang đến.
Pryor không hề lo lắng về việc kiểm soát các nhà băng của Aprile và bảo vệ chúng chống lại nhà chức trách. Tuy nhiên khi FBI tràn vào New York sau mưu toan ám sát Cilke, ông thấy hơi e ngại về những gì họ có thể phát hiện ra, nhất là sau chuyến viếng thăm của Cilke.
Bước vào tuổi thanh niên, Pryor là một trong những kẻ ám sát được đánh giá cao của Mafia Palermo. Nhưng rồi ông đã chấp nhận chuyển sang quản ly nhà băng, nơi mà vẻ quyến rũ, trí thông minh và các mối liên hệ với giới tội phạm bảo đảm cho sự thành công của ông. Thực chất, ông đã trở thành một chủ nhà băng Mafia, và rồi nhanh chóng nổi tiếng là một chuyên gia trong những cơn bão tố tiền tệ và che giấu những khoản tiền nhơ bẩn. Ông còn thể hiện tài năng qua việc mua lại các doanh nghiệp hợp pháp với giá hời. Cuối cùng ông đã di cư sang Anh quốc vì tại đây ông có thể bảo vệ tài sản của mình tốt hơn.
Tuy nhiên, cánh tay dài của ông còn vươn tới Palermo và Hoa Kỳ. Đối với cosca của Bianco, ông là một chủ nhà băng quan trọng trong việc kiểm soát công cuộc xây dựng ở Sicily. Ông cũng là cây cầu nối giữa các nhà băng của Aprile và châu âu.
Bây giờ các hoạt động của cảnh sát làm ông nhớ tới một mối nguy hiểm tiềm tàng: Rosie. Nàng có thể là mối liên kết giữa Astorre với vụ anh em Sturzo. Đồng thời Pryor cũng biết Astorre có điểm yếu và vẫn còn quyến luyến Rosie. Điều đó khôgn làm giảm lòng quý mến của ông đối với chàng, yếu dđểm đó ở loài người đã tồn tại từ thuở khai thiên lập địa. Và Rosie là một cô gái Mafioso như vậy. Ai có thể cưỡng được nàng? Nhưng dù có ngưỡng mộ nàng nhiều đến mấy ông cũng không nghĩ rằng để cho nàng sống là sáng suốt.
Vì thế ông quyết định ra tay, như đã có lần ông làm ở London. Ông biết ông không thể giành được sự chấp thuận của Astorre đối với một hành động như vậy – ông hiểu tính cách chàng và không hề đánh giá thấp cơn thịnh nộ của chàng. Nhưng Astorre luôn luôn là một người biết điều. Xong việc ông sẽ thuyết phục chàng và Astorre sẽ nhận ra sự sáng suốt phía sau việc làm ấy.
Thế là vào một buổi sáng ông gọi điện cho Rosie. Nàng rất mừng được nghe giọng nói của ông, nhất là khi ông bảo đảm với nàng rằng ông có những tin tức tốt lành. Khi cúp máy, ông buông một tiếng thở dài đầy nuối tiếc.
Ông mang theo hai đứa cháu làm lái xe và vệ sĩ. Ông để một đứa ở lại xe đỗ bên ngoài toà nhà và đi cùng đứa kia lên căn hộ của Rosie.
Nàng chào đón họ bằng cách nhào vào vòng tay Pryor và làm cho đứa cháu giật mình. Tay gã liền chuyển động bên trong chiếc áo khoác.
Rosie pha cà phê và đem ra một đĩa bánh ngọt, theo lời nàng, được nhập khẩu từ Naples. Với Pryor, người tự nhận là chuyên gia về lĩnh vực ăn uống, chúng chẳng hề có mùi vị như của bánh ngọt Naples thực thụ.
– A, cháu quả là một cô gái dễ thương, Pryor nói. Rồi ông quay sang đứa cháu. Này nếm thử đi. Nhưng gã đã lui vào góc phòng và ngồi vào chiếc ghế tựa để theo dõi vở hài kịch mà ông bác gã đang diễn.
Rosie đạp vào chiếc mũ phớt nằm lăn lóc bên cạnh Pryor và nói một cách láu lỉnh.
– Cháu thích cái mũ quả dưa của bác hơn. Hồi ấy trông bác không ngông nghênh như thế này.
– À, Pryor nói một cách hài hước, khi một người làm thay đổi được đất nước mình thì người đó phải luôn luôn đổi mũ. Và, Rosie quý mến của ta, ta đến đây để nhờ cháu một việc.
Ông bắt gặp một thoáng bối rối ở nàng trước khi nàng vỗ tay thích thú
– Ồ, bác biết là cháu sẵn sàng mà, nàng nói. Cháu nợ bác quá nhiều. Vẻ dịu dàng và biết điều của nàng làm ông mềm lòng, nhưng những gì cần làm thì vẫn phải làm.
– Rosie này, ông nói. Ta muốn cháu thu xếp công việc để ngày mai có thể lên đường tới Sicily, cũng chỉ đi một thời gian ngắn thôi. Astorre đang chờ cháu ở bên đó, và cháu phải chuyển một số giấy tờ của ta cho cậu ấy, loại tối mật đấy. Cậu ấy nhớ cháu và muốn cho cháu thấy Sicily.
Rosie đỏ mặt.
– Anh ấy thực sự muốn gặp cháu sao?
– Tất nhiên rồi, Pryor nói.
Sự thật là Astorre đang trên đường từ Sicily sang Mỹ và sẽ có mặt tại New York vào đêm hôm sau. Rosie và Astorre sẽ vượt Đại Tây Dương trên những chuyến bay ngược chiều nhau.
Lúc này Rosie trở nên nghiêm trang.
– Cháu không thể ra đi gấp gáp như vậy được, nàng nói. Cháu cần phải đặt chỗ, đến nhà băng, và nhiều việc vặt vãnh khác.
– Đừng nghĩ ta tự quyền nhé. Pryor nói. Nhưng ta đã thu xếp cả rồi.
Ông lấy từ trong áo khoác ra một chiếc phong bì dài màu trắng.
– Đây là vé máy bay của cháu, ông nói. Hạng nhất đấy. Cả mười ngàn đôla Mỹ để mua sắm chút đỉnh vào phút cuối và để chi tiêu trong chuyến đi. Cháu ta, nó đang ngồi đây, sáng mai sẽ đưa cháu ra sân bay bằng chiếc Limousine của nó. Astorre hoặc một người bạn của cậu ấy sẽ đón cháu tại Palermo.
– Sau một tuần cháu phải quay lại, Rosie nói. Cháu phải thực hiện một vài khảo sát cho luận án của cháu.
– Đừng bận tâm, Pryor nói. Cháu sẽ không phải lo lắng về việc bỏ lỡ những khảo sát của mình. Ta hứa. Có khi nào ta sai lời với cháu không? Giọng ông ngọt ngào như giọng người cha. Tuy nhiên trong đầu ôgn đang nghĩ, thật tiếc vì Rosie sẽ không bao giờ gặp lại Astorre nữa.
Họ uống cà phê và ăn bánh ngọt. Người cháu một lần nữa lại từ chối ăn uống mặc dù Rosie đã khẩn khoản mời. Câu chuyện của họ bị cắt ngang vì chuông điện thoại reo. Rosie cầm ống nghe.
– Ôi, Astorre, nàng reo lên. Anh đang gọi từ Sicily đấy à? Bác Pryor đã nói với em. Bác ấy đang ngồi uống cà phê ở đây.
Pryor tiếp tục nhấm nháp cà phê một cách bình thản, nhưng đứa cháu ông vụt nhổm dậy song lại ngồi xuống khi ông ném cho gã một cái hìn ra lệnh.
Rosie im lặng và nhìn Pryor dò hỏi. Ôgn gật đầu trấn an nàng.
– Vâng, bác ấy đang thu xếp để em gặp anh ở Sicily một tuần lễ, Rosie nói.
Nàng dừng lại lắng nghe.
– Vâng, tất nhiên. Em rất thất vọng. Em lấy làm tiếc vì anh phải quay về ngoài dự định. Vậy anh có muốn nói chuyện với bác ấy không? Không à? Ok, em sẽ bảo bác ấy. Nàng cúp máy.
– Tiếc quá, nàng nói với ông Pryor. Anh ấy phải quay về sớm. Nhưng anh ấy muốn bác đợi ở đây. Anh ấy nói khoảng nửa giờ.
Pryor lấy thêm một chiếc bánh ngọt.
– Được thôi, ông nói.
– Anh ấy sẽ giải thích mọi chuyện khi tới đây. Bác uống thêm cà phê nhé?
Pryor gật đầu và buông tiếng thở dài.
– Lẽ ra cháu sẽ có một kỳ nghỉ tuyệt vời ở Sicily. Tệ quá. Ông tưởng tượgn ra cảnh mai táng nàng tại một nghĩa trang ở Sicily, thật buồn nếu điều đó xảy ra.
– Xuống xe chờ ta, ông bảo đứa cháu.
Gã thanh niên miễn cưỡng đứng lên. Rosie để gã đi ra. Sau đó Pryor nở một nụ cười đầy vẻ quan tâm và hỏi.
– Những năm vừa qua cháu có hạnh phúc không?
Astorre về sớm hơn một ngày và được Aldo Monza đón tại một sân bay nhỏ ở New Jersey. Đương nhiên chàng đi bằng máy bay tư, với hộ chiếu giả. Việc chàng gọi điện cho Rosie chỉ là một cơn bốc dồng chỉ vì chàng muốn gặp nàng và muón có một đêm thư giãn bên nàng. Khi Rosie báo cho biết ông Pryor đang có mặt tại đó, các giác quan của chàng gióng lên những tín hiệu báo nguy. Về chuyến đi của nàng tới Sicily, chàng hiểu ngay kế hoạch của Pryor. Chàng cố kiềm chế cơn giận của mình. Ông Pryor dựa vào kinh nghiệm muốn có một hành động đúng đắn. Nhưng đó là một giá quá đắt để trả cho sự an toàn.
Rosie mở cửa và lao vào vòng tay chàng. Pryor đứng lên. Astorre bước tới và ôm lấy ông. Pryor cố giấu sự ngạc nhiên của mình – Astorre chẳng mấy khi biểu lộ cảm tình như vậy.
Sau đó, trước vẻ kinh ngạc của Pryor, Astorre bảo Rosie
– Ngày mai em cứ đi Sicily theo kế hoạch. Anh sẽ gặp lại em bên đó sau vài ngày nữa. Chúng mình sẽ có một kỳ nghỉ vui vẻ.
– Tuyệt vời, Rosie nói. Em chưa từng đến Sicily.
Astorre nói với ông Pryor,
– Cảm ơn vì đã thu xếp mọi thứ.
Rồi chàng lại quay sang Rosie.
– Anh không thể ở lại. Anh sẽ gặp lại em ở Sicily. Đêm nay anh có một số việc quan trọng phải làm với ngài Pryor. Vậy em cứ sẵn sàng lên đường nhé. Đừng mang quá nhiều quần áo. Chúng ta có thể mua sắm tại Palermo.
– OK, Rosie nói. Nàng hôn lên má ông Pryor rồi vòng tay ôm lấy Astorre và tặng chàng một nụ hôn dài. Sau đó nàng mở cửa để họ ra về.
Khi hai người xuống dưới đường Astorre bảo Pryor
– Đi cùng xe với tôi. Bảo cháu ngài về nhà đi – đêm nay ngài không cần tới họ.
Chỉ sau đó Pryor mới cảm thấy hồi hộp đôi chút.
– Tôi làm việc này vì lợi ích của chính cậu đấy, ông nói với Astorre.
Ở băng ghế sau của chiếc xe do Monza đang cầm lái, Astorre quay sang ông Pryor.
– Không ai đánh giá ngài cao hơn tôi, chàng nói. Nhưng tôi có còn là thủ lĩnh hay không hả?
– Đương nhiên cậu là thủ lĩnh, Pryor nói.
– Đấy là vấn đề tôi đang muốn giải quyết, Astorre tiếp tục. Tôi nhận thức rõ mối nguy hiểm và rất mừng vì ngài đã bắt tôi phải hành động. Nhưng tôi cần cô ấy. Chúng ta có thể chấp nhận đôi chút mạo hiểm. Vì vậy đây là chỉ thị của tôi: Hãy cấp cho cô ấy một ngôi nhà sang trọng có người hầu ở Sicily. Cô ấy có thể theo học tại Đại học Tổng hợp Palermo. Cô ấy sẽ được trợ cấp đầy đủ, và Bianco sẽ giới thiệu cô ấy với giới thượng lưu Sicily. Chúng ta sẽ làm cho cô ấy hạnh phúc ở bên đó. Bianco có thể kiểm soát được những vấn đề phát sinh. Tôi biết ngài không tán thành tình cảm tôi dành cho cô ấy, nhưng đó là điều tôi không thể cưỡng lại được. Tôi tha thứ cho những lỗi lầm của cô ấy và sẽ giúp cho cô ấy được hạnh phúc tại Palermo. Điểm yếu của cô ấy là ham tiền và ham vui, nhưng ai mà không thế chứ? Vì vậy bây giờ tôi cho rằng ngài phải có trách nhiệm đối với sự an toàn của cô ấy. Không được để xảy ra bất kỳ chuyện gì.
– Chính tôi cũng rất thích cô ấy, cậu cũng biết rồi đấy, Pryor nói. Một Mafioso thực sự. Cậu sẽ quay lại Sicily chứ?
– Không, Astorre đáp. Chúng ta có vấn đề quan trọng hơn.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.