Mật Mã Do Thái

Chương 7 QUY TẮC VỀ SỰ GIÀU SANG VÀ THỊNH VƯỢNG



MẬT MÃ 7:

Thiên Chúa có một giao ước thịnh vượng với dân tộc của Người

ĐỨC CHÚA sẽ đặt anh em đứng đầu chứ không đứng cuối, anh em sẽ chỉ đi lên chứ không đi xuống, nếu anh em nghe các mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em mà hôm nay tôi truyền cho anh em giữ và đem ra thực hành.

– Đnl 28,13

Khi đề cập đến cụm từ “sự thịnh vượng của người Do Thái”, một số người tin rằng đây là thuật ngữ mang tính định kiến của những người ngoại đạo, số khác lại hình dung đó là âm mưu bí mật thiết lập một trật tự thế giới mới của người Do Thái. Một số cho rằng, có một nhân tố đặc biệt – nhân tố X – hoặc một nhân tố siêu việt trong ADN của người Do Thái, giúp dân tộc này trở thành mũi nhọn trong việc lập kế hoạch và đầu tư kinh tế. Một số người đã nhận ra nguồn gốc sự thành công của người Do Thái trong việc kinh doanh trên toàn cầu và đó là một lời giao ước về sự thịnh vượng đã được thiết lập trong Kinh Torah.

Một điều chắc chắn là không phải người Do Thái nào cũng giàu có. Những người Do Thái ở Israel phải sống trong nghèo khổ, còn những người Do Thái sống ở nước ngoài cũng phải chịu đựng sự đàn áp, phân biệt đối xử và chủ nghĩa bài trừ Do Thái nhằm hạn chế sự phát triển kinh tế của họ và ngăn chặn sự ảnh hưởng của người Do Thái trên toàn thế giới. Một vài quốc gia đã nhận ra tiềm năng sáng tạo và khả năng kinh doanh của người Do Thái trong nhiều lĩnh vực như tôn giáo, tài chính, khoa học, nghệ thuật và y tế. Những người Do Thái ít ỏi đã chiến đấu chống lại tất cả, như chim phượng hoàng trong thần thoại, họ đã gây dựng lại đất nước của mình từ đống tro tàn và đổ nát (Israel) và làm cho nó trở nên thịnh vượng. Những người Do Thái biết rằng có một lời giao ước về sự thịnh vượng mà Thiên Chúa đã dành cho dân Do Thái:

Vì vậy, hãy giữ lời giao ước này và thực hành chúng như vậy, con sẽ có cuộc sống thịnh vượng.

– Đnl 29,9

Kế hoạch về sự thịnh vượng của Thiên Chúa được bắt đầu từ Tổ phụ Abraham, qua Jacob và kéo dài đến Joseph trước khi được thể hiện trong Kinh Torah:

Ông nói: “Tôi đã bước đi trước tôn nhan Ðức Chúa, thì chính Người sẽ sai sứ thần của Người ở với chú và Người sẽ cho chuyến đi của chú thành công”.

– St 24,40

Chủ cậu (ông Giêsu) thấy rằng Ðức Chúa ở với cậu và mọi việc cậu làm thì Ðức Chúa cho thành công.

– St 39, 3

Trong nhiều triều đại ở Israel, Thiên Chúa đã nhiều lần nhắc nhở họ về lời giao ước thịnh vượng của Người.

Hãy tuân giữ các huấn lệnh của Ðức Chúa, Thiên Chúa của con, mà đi theo đường lối của Người, là giữ các giới răn, mệnh lệnh, luật pháp, và chỉ thị của Người, như đã ghi trong luật Moses. Như thế con sẽ thành công trong mọi việc con làm và trong mọi hướng con đi.

– 1 V 2,3

Ðức Chúa là Thiên Chúa các ngươi, cứ tin tưởng vào Người, các ngươi sẽ tồn tại; cứ tin lời các ngôn sứ của Người, các ngươi sẽ chiến thắng.”

– 2 Sb 20,20

Từ “thành công” hay “thịnh vượng” đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều từ những người tin và không tin vào điều đó. Có phải thành công chính là bạn có một khoản tiền lớn? Giá trị ngôi nhà của bạn, ô tô bạn sở hữu hay loại quần áo mà bạn mặc là thước đo của sự thành công? Thực tế, định nghĩa về sự thành công tùy thuộc vào đánh giá của từng người.

Trong thế giới trần tục, các tín hữu và những người tin vào Kinh Thánh cũng có những quan niệm khác nhau về sự thành công. Đối với những người không tin thì thành công được biết đến như khả năng vươn tới đỉnh cao của sự thành công trong kinh doanh và có một khối tài sản đồ sộ. Đối với các tín hữu, bất kỳ bài giảng nào mang thông điệp thành công đều nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tiền bạc hay những thứ làm mờ mắt con người – những con người luôn quan tâm tới thếgiới (Mc 4,19). Những tín hữu khác lại có xu hướng tạo nên sự thành công bằng cách nỗ lực hết sức mình và dâng hết những gì họ có.

Nghĩa thuần khiết nhất của từ “thành công” được tìm thấy trong sách Kinh Thánh. Từ “thành công” được dùng tới 49 lần, trong khi từ “giàu sang” được ghi lại tám lần và từ “phát đạt” được ghi lại 17 lần trong bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Anh. Trong sách Cựu Ước, người Do Thái thường dùng từ “tsalach” nghĩa là “đi tới, đi qua và phát triển thịnh vượng”. Thiên Chúa đã làm cho dân Israel được trở nên thịnh vượng khi Người đưa dân Israel thoát khỏi cảnh nô lệ của người Ai Cập, bảo họ vượt qua sông Jordan và hứa ban cho họ sự thành công nếu họ vâng lời Người. Joshua đã được dạy rằng:

Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy ngẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước.

– Gs 1,9

Trong sách Kinh Thánh của vua James, chỉ có một đoạn ngắn nhắc đến từ “thành công”. Từ gốc của từ này có nghĩa là “trở nên tươi sáng” nhưng cũng có nghĩa là “hành động sáng suốt, hướng dẫn, hay trở nên thành thạo”. Ngày nay, chúng ta thường nói rằng thành công là ám chỉ những người có trí tuệ, đưa ra những quyết định chuẩn xác, tạo nên những kết quả tốt hay thành công. Bản thân tôi đưa ra định nghĩa về thành công là “trong một hoàn cảnh nhất định, làm theo những dấu chỉ của Thiên Chúa, đưa ra sự lựa chọn đúng đắn và truyền cảm hứng vào cuộc sống.” Sự thịnh vượng theo nghĩa Kinh Thánh đích thực có nhiều ý nghĩa hơn việc làm ra hay tích lũy tiền bạc, cổ phiếu, trái phiếu hay những quỹ đầu tư. Cuộc đời mỗi người là hành trình đi từ ý nghĩa này đến ý nghĩa khác và cuộc hành trình ấy phải được chúc phúc:

Chúng tiếp: “Thế thì, hãy hỏi ý Đức Chúa Trời, để chúng ta biết con đường chúng ta đi đây sẽ có may mắn chăng”

– Tl 18,5

Mỗi khi cầu nguyện, tôi hằng xin Người cho tôi có ngày nào được dịp tốt đến thăm anh em, nếu Người muốn.

– Rm 1,10

Những người tín hữu thường cầu xin Thiên Chúa ban cho họ một cuộc hành trình thịnh vượng, kể cả xin ân huệ của Người trong thời chiến tranh. Thiên Chúa đã xác nhận lời giao ước của Người với dân Israel về vùng đất mà Người đã hứa dành riêng cho họ bằng một dấu chỉ thắng lợi trong trận chiến.

Và ông (đức vua) đã tìm kiếm Thiên Chúa suốt thời ông Zechariah, người đã dạy cho vua biết kính sợ Thiên Chúa. Bao lâu vua tìm kiếm Ðức Chúa, thì Thiên Chúa cho vua được thành công. Và Ông (Vua Zechariah) xuất quân giao chiến với người Philistines, triệt hạ tường thành Gath, tường thành Jabneh, tường thành Ashdod, rồi kiến thiết các thành trong miền Ashdod và miền của người Philistine.

– Sb 26,5-6

Thành công trong cuộc hành trình và chiến thắng vinh quang trong chiến tranh là hai minh chứng rõ ràng nhất của sự thịnh vượng. Dấu chỉ thứ ba của Thiên Chúa về sự thành công là lao động chân tay. Khi những người Do Thái bị giam cầm trở lại thành Babylon và cầu xin Thiên Chúa ban cho họ sự thành công trong tái thiết các đền thờ:

Tôi trả lời họ: Chính Thiên Chúa các tầng trời sẽ giúp chúng tôi thành công: và chúng tôi, tôi tớ của Người, chúng tôi sẽ đứng ra lo việc xây cất.

– Nhm 2,20

Lời Chúa và ý chỉ của Người đã hé lộ cho biết các tín hữu sẽ được chúc lành và thành công thông qua những việc họ làm (Tv 1,3). Với những người Israel cổ đại, dấu chỉ ban ơn lành của Thiên Chúa gồm có mùa màng bội thu, cây cối sinh nhiều hoa trái, động vật khỏe mạnh, có mưa vào mùa xuân, mùa thu và con đàn cháu đống. Hàng năm, các bộ lạc sẽ làm chứng cho những điều này vì đó như là giao ước thịnh vượng mà Thiên Chúa đã làm cho dân Người.

Anh em hãy nhớ Ðức Chúa, Thiên Chúa của anh em, vì Người ban cho anh em năng lực tạo ra sự giàu có, để Người giữ vững giao ước đã thề với cha ông anh em, như anh em thấy hôm nay.

– Đnl 8,18

Từ “giàu có” trong đoạn văn trên trong tiếng Do Thái là chayil. Nó nói đến nguồn dự trữ, tài sản và sự giàu có. Thiên Chúa đảm bảo cho người Do Thái có nguồn tài nguyên phong phú như là một phần thưởng cho sự vâng nghe lời giao ước của Người. Những lời chúc lành sẽ được lặp lại mỗi năm, ví dụ như mưa làm cho cây cối tốt tươi, sinh trưởng tốt tạo ra nhiều lúa gạo và hoa quả. Động vật cho sữa, pho mát và thịt. Hoa quả, lúa gạo và thịt có thể được sử dụng hoặc đem bán. Như vậy, vòng tròn của lời chúc lành được bắt đầu từ mưa! Nếu không có mưa sẽ dẫn đến hạn hán, kéo theo đó là nạn đói kém. Vì vậy mưa thể hiện cho sự thịnh vượng.

Những người tín hữu đã đọc cam kết của Chúa về sự thịnh vượng trong lời Chúa trong nhiều thế kỷ nhưng những lời dạy về sự thịnh vượng mới chỉ nở rộ trong thời gian gần đây. Tại sao các thế hệ trước đây lại không nhấn mạnh đến việc dạy những nguyên tắc trong chúc lành mà người Do Thái sùng đạo đã biết đến trong 3500 năm trước? Là thế hệ thứ tư của dòng dõi linh mục, tôi sẽ trả lời câu hỏi này dựa vào những quan sát và kinh nghiệm của bản thân.

TINH THẦN NGHÈO KHÓ

Cả ông nội tôi và cụ tôi đều là thợ mỏ ở vùng Tây Virginia. Vào những năm đầu 1930, công việc khai thác mỏ là công việc vô cùng nặng nhọc, vất vả và đòi hỏi phải siêng năng. Dụng cụ làm việc chỉ có cuốc và xẻng. Cụ tôi Rexoad và ông nội tôi Bava ban ngày đều làm việc ở các mỏ còn ban đêm thì đi thuyết giảng.

Vào thời đó, họ chỉ nhận được một ít hành tây và sữa bò ấm khi đi rao giảng.

Khi ông nội tôi cố gắng khôi phục lại đức tin vào những năm 1930, thì những vật dâng tế chỉ được làm bằng mạ kền. Trong suốt những năm 1930, khả năng chi tiêu của con người còn rất ít nhưng một số cho rằng không cần phải giúp đỡ những người đi rao giảng bởi những người này cũng đã có một công việc rồi!

Trong nhiều thế kỷ luôn tồn tại một tinh thần nghèo khó trong mỗi người tín hữu, bởi họ nhận thức rằng bất kỳ sự tích lũy về tiền bạc hay vật chất sẽ làm phá hủy tinh thần của tôn giáo và đều bị ngăn cấm.

Những người tiên phong tin theo sách Phúc âm thường có một cuộc sống đơn giản với tính cách và phẩm chất của một người sùng đạo. Thu nhập của những người này chủ yếu là từ trang trại, công việc ở nhà máy, mỏ khoáng hoặc một vài việc lặt vặt. Trong thời kỳ đầu, các thông điệp trong truyền giáo đều mang đậm ý nghĩa linh thiêng và thần thánh, vì vậy, bất kỳ một lời cầu xin nào về sự giàu có đều bị nghi ngờ là yêu cuộc sống trần tục. Tuy nhiên, khi xã hội tiến bộ, các nhà thờ chuyển từ những túp lều vải đến những đền thờ rộng rãi hơn, thì linh mục và các giáo dân nhận ra cần phải tích lũy tài chính cho sự phát triển và mở rộng nhà thờ. Việc phát triển số lượng linh mục cũng nhằm tăng cường việc truyền giáo và mở rộng giáo dân. Sự mở rộng này bao gồm cả in Kinh Thánh và thư phúc âm, xây dựng các nhà dòng, trường học cho các Kitô hữu, nhà thờ cho những người ngoại đạo và nhà cho trẻ mồ côi. Ngay cả trên đài, vô tuyến và tivi cũng phát những chương trình sách Phúc âm, những chương trình của của người Kitô hữu và cả trên mạng internet. Mỗi thành tựu mới đều được tạo ra nhờ sự tích lũy tài chính từ các thế hệ trước.

Khi số lượng các linh mục tăng lên thì nhu cầu tài chính cũng tăng lên. Trong thời kỳ trước, thuế và các lễ phẩm ít khi được nhấn mạnh hay đòi hỏi. Khi sự thật bị làm ngơ hoặc bị giấu đi, Thiên Chúa luôn tạo ra thời cơ để mang nó trở lại. Xin cha ý chỉ của Thiên Chúa cho dân người sẽ được chúc lành trên mỗi cơ thể, tâm hồn và tinh thần. Và để họ cũng dành sự thịnh vượng của mình cho những người khác.

NHỮNG NGƯỜI DO THÁI GIÀU CÓ NHẤT TRONG LỊCH SỬ

Vua Solomon, con trai của vua David là một trong những người giàu có và khôn ngoan nhất trong lịch sử Do Thái. Khi còn trẻ, Solomon đã được chọn làm vua kế vị thay cho cha mình – vua David. Thiên Chúa ghé thăm Solomon và hỏi ông mong muốn nhất điều gì. Thay vì đòi hỏi sự giàu sang, nổi tiếng hay được nhiều người yêu mến, Solomon lại cầu xin sự khôn ngoan, hiểu biết.

Thiên Chúa phán với vua Solomon: “Vì ngươi có những tâm tư như thế, ngươi đã không xin cho được giàu sang, phú quý và vinh quang, cũng không xin cho những kẻ ghét ngươi phải chết, hay cho bản thân ngươi được sống lâu, mà chỉ xin cho ngươi được khôn ngoan và hiểu biết để lãnh đạo dân Ta, dân mà Ta đã đặt ngươi làm vua cai trị, cho nên ngươi sẽ được khôn ngoan và hiểu biết. Hơn nữa, giàu sang, phú quý và vinh quang, Ta cũng sẽ ban cho ngươi, đến nỗi trước và sau ngươi, không có vua nào sánh với ngươi được.”

– 2 Sb 1,11-12

Solomon đã viết sách Cựu Ước Giảng viên và 29 chương đầu tiên trong sách Châm ngôn. Những cuốn sách này được xem như cuốn sách khôn ngoan trong Kinh Thánh. Sách Châm ngôn gồm có 31 chương, hai chương cuối cùng đã được một người vô danh viết (có thể là vua Hezekiak). Sách Châm ngôn dạy những quy tắc sống khôn khéo mỗi ngày. Trong cuốn sách này, có ba từ được nhấn mạnh thường xuyên là: Kiến thức được lặp lại 43 lần, Hiểu biết được đề cập tới 55 lần và từ Khôn ngoan được nhấn mạnh 54 lần. Cả ba từ này là chìa khóa mở ra cánh cửa khôn ngoan của Solomon về tâm linh, tình cảm, ý chí và tài chính. Con người sẽ tiến từng bước từ thấp đến cao nếu tuân thủ theo ba bước của Solomon:

Kiến thức được tích lũy từ thực tế.

Hiểu biết là sắp đặt mọi sự việc.

Thông thái là ứng dụng những điều trên vào cuộc sống.

Cha mẹ, thầy cô và những nhà giáo dục có thể truyền đạt kiến thức cho con mình và học sinh thông qua việc đọc sách cho chúng (hoặc đưa sách cho chúng đọc), làm gương cho con cái, học sinh hay dạy dỗ trực tiếp. Con người có thể thu thập được kiến thức thông qua cuộc sống của mình. Tuy nhiên, kiến thức mà không có hiểu biết thì cũng chỉ giống như chiếc máy tính được lấp đầy thông tin nhưng lại không bao giờ bật lên. Chúng ta có thể khoe khoang về hàng tỷ bite thông tin nhưng cho đến khi những thông tin đó được tiếp cận và in ra từ máy tính thì đó cũng chỉ là do máy tính thu thập giúp ta. Chúng ta phải xử lý thông tin, tiếp cận thông tin từ nghĩa đen sang nghĩa bóng hay nhận biết về thông tin đó.

Hiểu biết là khả năng đánh giá thông tin (hay sự việc) thông qua việc học hỏi hay kinh nghiệm được tích lũy của bản thân. Nếu chúng ta chỉ học mà không thực hành thì kiến thức của chúng ta sẽ giống như đức tin mà không hành động – đó là đức tin chết (Gc 2,17). Thầy giáo có thể truyền đạt kiến thức cho hàng trăm học sinh, những học sinh này tiếp thu được kiến thức nhưng không phải ai cũng biết cách làm cho thông tin trở nên hữu ích hay ứng dụng nó vào cuộc sống của mình. Ví dụ như những người hút thuốc, họ biết thói quen hút thuốc là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, điều này đã được y học chứng minh, tuy nhiên một số người hút thuốc lại nghĩ rằng họ sẽ không bị ung thư do hút thuốc. Đây không phải là thiếu kiến thức mà là thiếu hiểu biết.

Chúa Giêsu đã gặp phải sự thách thức hiểu biết giữa những người nghe lời

Người. Thông thường, những người này chỉ nghe Người kể những Châm ngôn

mà không hiểu ý nghĩa thực sự. Những tông đồ của Người thường yêu cầu Chúa

Giêsu giải thích ý nghĩa của Châm ngôn (những câu chuyện nằm trong câu

chuyện). Trong sách Matthew chương 13 câu 3, Chúa phán: “Bởi thế, nếu Thầy

dùng Châm ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không thấy, nghe mà không

hiểu”. Trong tiếng Hy Lạp từ “hiểu biết” trong đoạn văn trên có nghĩa là “đặt

cạnh nhau và hiểu nghĩa tinh thần của nó”. Con người có thể nghe Châm ngôn

nhưng chưa chắc đã hiểu ý nghĩa đằng sau câu chuyện.

Khi chúng ta hiểu được ý nghĩa và mục đích của thông tin, chúng ta phải học cách ứng dụng các thông tin này. Điều này dẫn tới chìa khóa quan trọng thứ ba của Solomon – Sự cần thiết của khôn ngoan. Sự khôn ngoan đích thực là khả năng ứng dụng mọi việc để giúp con người và vật làm đúng chức năng tự nhiên của mình và Đấng Toàn Năng đã ban cho.

Có hai loại khôn ngoan: Khôn ngoan trần tục (con người) và khôn ngoan

thần thánh (đấng thánh). Người Israel đã sử dụng trí khôn ngoan của con

người trong nhiều cuộc chiến tranh trước đó. Trong một cuộc chiến những năm

1940, quân đội của Ả Rập đã chiếm đóng toàn thị trấn, người Israel đã chiến

đấu chống lại chỉ với một chiếc súng ống và hai quả đạn pháo nhỏ. Khi người

đứng đầu quân Do Thái nhìn thấy một chiếc xe tải chở các ống bằng kim loại bị

đổ, xung quanh đó có rất nhiều toa xe cũ thì một người Israel đã nảy ra ý tưởng

tạo ra những súng ống giả. Người này và một số người khác đã tạo ra súng ống

giả và ban đêm họ đem đặt chúng khắp nơi trong thành phố. Chỉ có một chiếc

súng ống thật được đặt trên đồi và hướng xuống thành phố. Ngày hôm sau, thủ

lĩnh Do Thái gọi người đứng đầu đội quân Ả Rập tới và đe dọa họ sẽ tấn công

nếu ông ta không đầu hàng. Người Ả Rập trả lời: “Người Do Thái các ngươi đâu

có vũ khí”. Người thủ lĩnh Do Thái liền ra lệnh sử dụng một trong hai gói thuốc

súng duy nhất mà họ có được. Thủ lĩnh người Ả Rập nhìn khắp các tường

thành và thấy một số súng ống mà không nhận ra đó là súng giả. Thấy vậy, ông

ta liền đầu hàng.

Một lần khác, hải quân Ai Cập gửi một tàu chiến loại lớn đến Thành phố Haifa của Israel. Người Israel không có tàu chiến nhưng họ có một tàu bỏ không đỗ ở cảng. Họ liền lấy lớp giấy papier-maché làm giả vũ khí và súng trên boong tàu để ngăn tàu Ai Cập. Lúc này, tàu Ai Cập tiến đến, họ hết sức bất ngờ vì người Israel có một con tàu chất đầy vũ khí. Một chiếc thuyền nhỏ chở một nhóm binh lính người Israel tiến đến gần tàu Ai Cập và yêu cầu thuyền trưởng

hoặc là đầu hàng hoặc sẽ bị nhấn chìm vào dòng nước bởi chiến thuyền Israel mới và chiếc thuyền chiến Ai Cập đã đầu hàng. Đây chính là một ví dụ về trí thông minh của con người sử dụng với mục đích tốt, chống lại kẻ thù.

Sự khôn ngoan thần thánh là khả năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống theo những quy tắc và lời hứa trong lời Chúa. Đây là sự khôn ngoan trên hết mọi sự khôn ngoan mà chúng ta học được từ người thầy vĩ đại – Chúa Thánh Thần. Với sự trợ giúp của Người chúng ta có thể áp dụng lời Chúa vào từng tình huống thực tiễn, vì thế mà đưa ra những giải pháp hay tìm được những câu trả lời thích hợp cho từng vấn đề. Những người Do Thái sùng đạo hiểu rõ tầm quan trọng của sự khôn ngoan và nhận ra việc sử dụng trí khôn ngoan được thể hiện trong sách Châm ngôn sẽ tạo nên nhân cách, sự toàn vẹn và sự trung thực – bộ ba sức mạnh cần thiết để tạo nên thành công trong các vấn đề gia đình, các mối quan hệ và kinh doanh.

Chúng ta có thể thấy một ví dụ về sự khôn ngoan của vua Solomon trong sách Các Vua 1 chương 3 câu 16-28. Có hai người phụ nữ vào chầu vua Solomon với một đứa trẻ trên tay. Cả hai đều nhận là mẹ của đứa trẻ. Một người phụ nữ nói: “Ðêm nọ, đứa con của chị này chết, vì chị ta đè lên nó và bây giờ chị ta lại nhận là mẹ của con tôi.” Người phụ kia cũng lặp lại những điều này và cáo buộc người phụ nữ kia đã làm chết con rồi nói rằng đứa trẻ còn sống là con của bà ấy.

Vua Solomon quan sát và ra lệnh đưa gươm cho Ngài. Đức vua nói: “Phân

đứa trẻ còn sống ra làm hai, và cho mỗi người một nửa”. Ngay lập tức, một

người phụ nữ thưa: “Không, xin đừng làm vậy. Xin ngài, hãy cứ đưa cho chị ấy

đứa trẻ còn sống; còn giết chết nó, thì xin đừng”. Vua Solomon liền trao lại con

cho người phụ nữ này. Xét cho cùng, chỉ có người mẹ thực sự mới mong muốn

con mình được sống – cho dù là để người phụ nữ khác chăm sóc. Đây chính là

minh chứng về sự khôn ngoan thần thánh.

CHÂM NGÔN VÀ NGUỒN GỐC CỦA SỰ KHÔN NGOAN

Những hiền triết người Do Thái thường dùng từ “con của ta” để gọi những học sinh của mình. Những nguyên tắc khôn ngoan của vua Solomon thường được chỉ theo cách này. Một số Châm ngôn bắt đầu bằng cách nói “hỡi con của ta” và sau đó đưa ra những lời chỉ dẫn như sau:

Hỡi con, hãy nghe lời khuyên dạy của cha. Sách Châm ngôn chương 1 câu 8.

Hỡi con, hãy tiếp nhận lời ta. Sách Châm ngôn chương 2 câu 1.

Hỡi con, chớ quên sự khuyên dạy của ta. Sách Châm ngôn chương 3 câu 1.

Hỡi con, chớ khinh điều sửa phạt của Ðức Chúa. Chớ hiềm lòng khi Ngài quở trách. Sách Châm ngôn chương 3 câu 11.

Hỡi con, hãy gìn giữ sự khôn ngoan thật và sự dè dặt, Chớ để nó lìa xa mắt con. Sách Châm ngôn chương 3 câu 21.

Solomon biết rõ ràng rằng một người con trai khôn ngoan hay một con

người khôn ngoan sẽ không bao giờ đồng tình với những lời ngu dốt hoặc làm

theo, bắt chước cuộc sống của một con người tội lỗi. Ông khuyên những người tín hữu không được quên lời răn dạy và cũng không được khinh miệt người

phạm lỗi. Những điều này hoàn toàn trái ngược với đức tin yếu kém ở những thanh niên người Mỹ, những người luôn chạy theo những xu hướng mới nhất, hút thuốc và sử dụng chất cồn có hại cho sức khỏe. Mặc dù được lớn lên trong gia đình truyền thống, rốt cuộc chúng vẫn quên những lời giảng dạy và nổi loạn để chống đối. Những hành động vô tâm này chính là sự thiếu hiểu biết của mỗi cá nhân.

SOLOMON: SỰ THẬT HAY HỆ QUẢ

Trải qua cuộc sống giàu có, tiếng tăm, thành công, những lời chúc lành, Solomon đã đưa ra những từ ngữ của sự khôn ngoan cho các thế hệ tương lai về những hậu quả của việc vi phạm lời răn của Thiên Chúa và những quy tắc của sự khôn ngoan: Anh em có thể theo sự thật, cũng có thể nổi loạn hay chống đối nhưng sẽ phải gánh chịu hậu quả về những hành động đó:

Những sự xâm phạm Những quy tắc Những hậu quả
khôn ngoan

Quan hệ bất chính với một người Cn 5,3-10 Sẽ mất tất cả những gì làm cho mình giàu có là thể
phụ nữ diện và các thứ khác

Ngủ quá nhiều Cn 6,10-11 Sẽ sống trong nghèo khó và luôn thèm muốn mọi thứ

Kiếm tiền bằng những việc làm phi Cn 10,2-3 Sẽ mất tài sản của mình
nghĩa

Bảo lãnh cho người ngoại Cn 11,15 Sẽ bị hại

Sống quá hà tiện Cn 11,24 Sẽ sống trong nghèo khổ

Gây rối nhà mình Cn 11,29 Sẽ được gió làm cơ nghiệp

Chăm chỉ lao động Cn 13,11 Sẽ được thêm nhiều của cải

Chối bỏ lời khuyên bảo Cn 13,18 Sẽ bị nghèo khổ và sỉ nhục

Nói quá nhiều Cn 14,23 Sẽ chỉ sống thiếu thốn

Biếng nhác Cn 19,15 Sẽ bị đói khát

Không nghe tiếng kêu than của Cn 21,13 Sẽ kêu la mà chẳng có ai đáp lại
người nghèo khổ

Ham vui chơi Cn 21,17 Sẽ chẳng thành công hay giàu có

Uống quá nhiều rượu và ăn quá Cn 23,21 Sẽ sống trong nghèo khổ và ăn mặc rách rưới
nhiều

Tham lam của cải Cn 28,22 Sẽ lâm vào khốn khó

NHỮNG ĐIỀU SOLOMON NÓI

Solomon hiểu rằng nhận được phần thưởng cho thành quả lao động của mỗi người đều có sợi dây liên kết chặt chẽ giữa việc “làm” và “không làm”. Khi còn nhỏ, tôi đã chơi một trò chơi đó là “Lời nói của Simon”. Hãy tạm quên những điều Simon nói và khám phá những điều Solomon nói.

Solomon nói: Dậy đi, kẻ biếng nhác

Hỡi kẻ biếng nhác, ngươi sẽ nằm cho đến chừng nào? Bao giờ ngươi sẽ thức dậy?

Ngủ một chút, chợp mắt một chút, khoanh tay nằm một chút, thì sự nghèo khổ của ngươi sẽ đến như kẻ đi rảo, và sự thiếu thốn của ngươi tới như người cầm binh khí.

– Cn 6, 9-11

Solomon đã cảnh báo nhiều lần về sự nguy hiểm của tính lười nhác (Cn 13,4). Một người lười nhác là người lười cả trong tâm trí và hành động. Người lười nhác luôn chần chừ hoặc để lại những việc mà mình cần phải làm bây giờ đến lúc khác. Người lười nhác luôn ngủ muộn, dậy muộn, đi học, đi làm hay tới các cuộc hẹn cũng muộn (Cn 6,9). Những người lười nhác thường dễ ngủ như những con voi. Người lười nhác sẽ luôn thiếu thốn và không bao giờ có được những thứ mình muốn. Họ là những người luôn mơ mộng về những việc họ làm và những thứ họ có nhưng lại không bao giờ làm được, có được hay nhận được (Cn 13,4). Con đường đấu tranh chống lại sự lười biếng để trở nên siêng năng:

Lòng kẻ biếng nhác mong ước, chẳng có chi hết; còn lòng người siêng năng sẽ được no nê.

– Cn 13,4

Solomon nói: Hãy siêng năng và con sẽ tìm được vàng

Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra.

– Cn 4,23

Trong tiếng Do Thái, chỉ có một từ dành cho nghĩa “siêng năng”, đó là từ “charuwt”. Nó ám chỉ việc đào vàng hay việc đẩy chiếc răng cưa để xới đất dưới đồng ruộng. Và thành quả phía sau những quyết tâm, đam mê và kỹ năng đều vì một mục đích cuối cùng (đào được vàng hoặc mùa màng bội thu). Những người siêng năng sẽ được vinh hạnh đứng trước mặt các vua chứ không phải trước mặt người hèn hạ (Cn 22,29).

Sự siêng năng thường gắn liền với sự kiên trì và cần mẫn. Trong xã hội của chúng ta, người ta thường mong muốn được ăn ba bữa một ngày mà vẫn giảm cân được, vừa tập thể dục trong lúc dựa trên ghế khi đang xem tivi, hoặc giảm được vài cân khi đang ngủ hay được trả lương mà không cần phải làm việc chăm chỉ. Solomon nói: “Kẻ làm việc tay biếng nhác trở nên nghèo hèn; còn tay kẻ siêng năng làm cho được giàu có.” (Cn 10,4). Có một số lý do khiến người Mỹ không muốn làm việc chân tay bởi họ không thích những công việc đó. Những người làm việc chăm chỉ nhất là những người được sinh ra trong những gia đình kinh doanh (hoặc gia đình linh mục) hoặc những người được trả lương cao vì năng lực của họ hay những người làm việc vì đam mê và mong muốn tìm thấy thành công. Phần khen thưởng tài chính tuyệt vời chính là động lực thúc đẩy những người làm việc chăm chỉ và siêng năng theo đuổi kết quả tích cực và tăng doanh thu ở nơi họ làm việc.

Nếu phải dùng một từ để thể hiện tổng quát được cách sống của người Do Thái thì đó là từ “chăm chỉ ”. Một số người Do Thái làm việc một cách chăm chỉ hơn, số khác lại làm việc một cách thông minh khéo léo hơn. Làm việc 18 tiếng một ngày và làm sáu ngày một tuần thì bạn sẽ nhận được phần thưởng cho “người làm việc chăm chỉ nhất và lâu nhất” nhưng sẽ không nhận được phần thưởng “người làm việc thông minh nhất”. Và nếu bạn làm việc với cường độ đó thì bạn có thể sẽ phải nằm nghỉ ngơi trong một thời gian dài hoặc nằm trong quan tài vĩnh viễn.

Tôi nhớ lại thời gian trước, có lần tôi thuyết giảng vào các buổi tối liên tục

trong ba tuần và nhiều nhất là thuyết giảng trong 11 tuần liên tiếp. Tôi đã truyền đạo mỗi tối liên tiếp trong bốn tháng mà không cần nghỉ ngơi và hậu quả là các dây thần kinh của tôi căng lên và cơ thể mệt mỏi đến nỗi tôi không thể tự mình ngồi cầu nguyện trước bàn thờ được. Tôi đã làm việc chăm chỉ mà không khoa học. Tuy nhiên, ngày nay thông qua mạng lưới viễn thông như Manra-fest, internet, sách vở, đĩa CD, DVD và tạp chí, tôi có thể truyền đạt tới nhiều người trên thế giới chỉ trong vòng 30 ngày mà trước đây tôi đã mất tới 25 năm để đi rao giảng trong các nhà thờ ở địa phương. Đó chính là cách làm việc thông minh hơn.

Theo Solomon:

Kẻ làm việc biếng nhác trở nên nghèo hèn; còn tay kẻ siêng năng làm cho được giàu có (Cn 10,4).

Tay người siêng năng sẽ cai trị; nhưng tay kẻ biếng nhác phải phục dịch (Cn 12,24).

Kẻ biếng nhác không chiên nướng thịt mình đã săn; song người siêng năng được tài vật quí báu của loài người (Cn 12,27).

Các ý tưởng của người cần mẫn dẫn đến sự dư dật (Cn 21,5).

Người siêng năng sẽ đứng ở trước mặt các vua, chớ chẳng phải ở trước mặt người hèn hạ đâu (Cn 22,29).

Hãy ráng biết cảnh trạng bầy chiên con, và lo săn sóc các đàn bò của con (Cn 27,23).

Sẽ rất khó chăm chỉ nếu chúng ta sống mà không có ước mơ và mục đích.

Hãy mơ ước, xây dựng, bảo vệ và thành công với ước mơ của bạn.

Solomon nói: Hãy học cách ăn nói

Điều này không phải là điều bạn nói ra mà chính là cách bạn nói như thế nào. Một lời nói vô tâm trong cuộc tranh luận gay gắt có thể gây ra những tổn thương sâu sắc hơn bất kỳ một loại xung đột nào.

Solom dạy rằng: “Sống chết ở nơi quyền của lưỡi” (Cn 18,21). Ông đề cập đến miệng lưỡi 19 lần trong sách Châm ngôn và luôn cảnh báo về sự nguy hại của

nó (Cn 25,23) và tỏ rõ rằng: “Ai giữ lấy miệng và lưỡi mình thì sẽ giữ linh hồn mình khỏi hoạn nạn” (Cn 21,23). Trong Tân Ước, James đã đưa vào bài diễn thuyết của mình sự nguy hiểm của việc không kiểm soát miệng lưỡi và nói rằng cái lưỡi cũng giống như tia lửa làm nên một đám cháy lớn (Gc 3,5-6). Thánh James cũng dạy rằng đừng có thề, nếu “có” thì hãy trả lời “có”, còn nếu “không” thì hãy trả lời “không” (Gc 5,12). Hãy giữ sự trung thực, đơn giản và rõ ràng trong lời nói của mình. Lời đáp êm ái nhẹ nhàng sẽ làm nguôi cơn giận (Cn 15,1).

Một số lời khuyên khôn ngoan như: Nếu không muốn người khác đọc thì đừng viết, nếu không muốn người nhắc lại thì đừng nói và nếu không muốn người khác nhìn thấy thì đừng thể hiện nó ra.

Trên lĩnh vực chính trị, các nhà chính trị thường tìm lại giấy tờ từ thời đại học, những bức ảnh cũ, những cuộc trò chuyện với bạn bè cũ của ứng viên đảng đối lập để chống phá họ. Nhiều nhà chính trị đã mất chức vì lời nói không đúng hoặc nói lời không đúng thời điểm. Solomon nói rằng sự khôn ngoan bao gồm cả việc theo dõi cuộc trò chuyện của mình bởi khi lời đã nói ra thì không rút lại được. Sách Châm ngôn chương 17 câu 27 viết: “Người nào kiêng lời nói của mình là có tri thức; còn người có tính ôn hòa là một người thông sáng”.

Qua sách Châm ngôn, Solomon đã thể hiện rõ sức mạnh của miệng lưỡi và ảnh hưởng của lời nói:

Để giữ con khỏi lưỡi dua nịnh của dâm phụ (Cn 6,24).

Lưỡi người công bình giống như bạc cao (Cn 10,20).

Lời vô độ đâm soi khác nào gươm (Cn 12,18).

Lưỡi người khôn ngoan truyền ra sự tri thức đúng (Cn 15,2).

Ai nhạo báng người bần cùng sẽ bị trừng phạt (Cn 17,5).

Sống chết ở nơi quyền của lưỡi (Cn 18,21).

Ai giữ lấy miệng và lưỡi mình thì giữ linh hồn mình khỏi hoạn nạn (Cn 21,23).

Ai quở trách người nào, về sau sẽ được ơn hơn là kẻ lấy lưỡi mà dua nịnh (Cn 28,23).

Những lời chỉ dẫn khôn ngoan của vua Solomon được đúc kết từ chính nhận thức và kinh nghiệm của cá nhân ông. Ông được công nhận là vị vua giàu có nhất trên thế giới. Các vua và nữ hoàng luôn mong được ngồi dưới chân Người nghe giảng về dụ ngôn và khám phá bí mật về sự khôn ngoan của Người.

Solomon nói: Hãy rửa tai con thật sạch để con có thể nghe tiếng ta nói

Solomon nói hãy “nghe” (Cn 4,1), hãy “giữ” (Cn 7,1) và “đừng quên” (Cn 3,1) những chỉ dẫn và răn dạy của Thiên Chúa. Mọi kiến thức đều bắt nguồn từ lắng nghe. Có hai loại lắng nghe – một là lắng bằng tai và loại còn lại là lắng nghe bằng tâm hồn. Mọi người đều có tai để nghe nhưng đôi khi chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa ẩn chứa bên trong sau khi nghe.

Ví dụ, có 500 người cùng ngồi trong nhà thờ và nghe giảng, sau đó chúng ta hỏi xem họ đã học được điều gì hay tiếp thu được điều gì. Một số sẽ giải thích rõ ràng, số khác thì thừa nhận: “Tôi chẳng thu nhận được bất kỳ điều gì”, mặc dù họ cùng ngồi nghe như nhau. Điều này cho thấy có ba loại tai nghe. Đó là:

Đôi tai thanh sạch: là những người nghe sự thật, nhận thức nó và đi theo đúng chỉ dẫn đó.

Đôi Tai hỗn loạn: là những người không tiếp nhận được thông tin vì thành kiến trước đó

Đôi tai chống đối: là những người từ chối nghe, vì họ có thái độ tiêu cực với những thông điệp.

Kiến thức đi vào tâm trí con người thông qua quá trình nghe và đọc. Chúng

ta phải làm cho đôi tai mình thanh sạch, xóa đi những rào cản và định kiến…

rồi giữ nó thật cẩn thận (Cn 4,23). Đức Giêsu đã dạy rằng: “Những kẻ ở bên vệ đường, nơi lời đã gieo xuống, là những kẻ vừa nghe thì quỷ Xatan liền đến cất lời đã gieo nơi họ” (Mc 4,15-17). Bước thứ ba là luôn nhớ những quy tắc và không bao giờ được quên rằng sự thiếu hụt kiến thức sẽ làm ta khó lòng theo được những chỉ dẫn khôn ngoan. Người Do Thái đã được cảnh báo rằng sau khi định cư tại Miền Đất Hứa thì không bao giờ được phép quên rằng chính Thiên Chúa và lời giao ước của Người đã ban cho họ sức mạnh để trở nên giàu có (Đnl 8,17-18). Trong sách Đệ nhị luật, Moses đã cảnh báo người Do Thái không được quên lời giao ước tới tám lần.

Solomon biết rằng, kiến thức bắt nguồn từ sự lắng nghe, hiểu biết bắt đầu từ hành động và khôn ngoan được minh chứng qua sự siêng năng.

ĐIỀU TÔI HỌC ĐƯỢC TỪ NHỮNG NGƯỜI TÍN HỮU GIÀU CÓ
Trải qua quá trình rao giảng ở hơn 35 bang và 10 quốc gia khác nhau, tôi đã gặp hàng nghìn Kitô hữu, những tu sĩ được xếp vào tầng lớp giàu có theo tiêu chuẩn của người Mỹ. Họ có một số công ty kinh doanh riêng, họ là những chủ tịch, phó chủ tịch các tập đoàn, hoặc một số có công việc được trả lương cao trong các thành phố lớn. Trong khi tôi chưa từng tìm kiếm điều gì đằng sau những người giàu có hay những cá nhân nổi bật, tôi đã biết được nhiều quy tắc đạo đức và kỹ năng giao tiếp nhờ nhiều tín hữu. Tôi đã kết hợp một số khái niệm chính trong chương này và gọi là “Sự hiểu biết của Perry từ nhận thức của bạn anh ta” hay “Điều tôi học được sau khi họ gặp khó khăn”.

Hiểu biết thứ nhất của Perry: Hãy trở thành một người đặc biệt

Nếu bạn cảm nhận được hướng đi hay cảm hứng đặc biệt cho cuộc sống của mình thì hãy học hỏi từ những người đã trải qua hay đi qua con đường mà bạn muốn đi. Hãy nghiên cứu sự thành công và những thất bại của họ. Đây là bước đầu tiên của Solomon – Hãy thu thập những thông tin và kiến thức. Bạn nên tích lũy thật nhiều kiến thức cho đến khi người ta tìm bạn và chọn bạn vào một công việc chuyên môn.

Cha tôi đã giữ nhiều tạp chí, bài thuyết giáo và các bài báo trong những bài giảng tuyệt vời nhất từ những năm 1940 đến những năm 1960. Sau khi gia nhập vào đoàn linh mục, tôi đã dành cả trăm tiếng đồng hồ để học về cuộc sống, các thông điệp của những con người vĩ đại trước tôi. Bài giảng của họ, phương pháp, quà tặng, thành công và thậm chí cả những thất bại của họ. Sau hơn 33 năm truyền giáo và 44 nghìn giờ đồng hồ nghiên cứu sách Kinh Thánh, tôi cũng được chú ý đến như một người lãnh đạo các linh mục tiên tri và là thầy dạy của những Kitô hữu Do Thái. Đây không phải là lời tự khen ngợi bản thân mình mà đó là những quan sát của những người đã quen biết tôi trong nhiều năm. Tôi tập trung vào hai mảng chính – nguồn gốc Do Thái và tiên tri Do Thái – và tôi vẫn tiếp tục duy trì hai mảng này đến ngày hôm nay.

Nếu bạn trở thành người đặc biệt trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cần có một đam mê cho giấc mơ của mình và sẽ là một gánh nặng nếu bạn nghe theo lời gọi của Thiên Chúa để bước chân vào con đường truyền rao tin mừng. Trong kinh doanh, người lãnh đạo sẽ trả lương cho bạn vì những vấn đề mà bạn giải quyết được chứ không phải vì bản thân bạn! “Những hành động sáng suốt sẽ giữ con; hiểu biết sẽ giữ con” (Cn 2,11). Các ông chủ hầu như ít sa thải những người có kiến thức giá trị, làm cho công việc được phát triển và tăng thu nhập. (Cn 17,27). Hãy đặt đam mê vào những điều bạn hứng thú và thực hiện ý tưởng của mình.

Hiểu biết thứ hai của Perry: Hãy mua và đầu tư sự khôn ngoan

Sự đầu tư tốt nhất là những gì đem lại những kết quả khả quan. Khi mua một vài món đồ với giá quá cao và bán ra chỉ với vài đô la thì đó lại là sự lãng phí. Vì thế, khi tiêu tiền, người mua cần cân nhắc những giá trị tương lai hay những giá trị được tạo ra của món đồ đó.

Một trong các sở thích của tôi là tham dự những phiên đấu giá, thường là từ

2 đến 3 lần một năm. Tôi sẽ chỉ mua những món đồ mình cần hoặc những món đồ sẽ tăng giá hay ít nhất cũng phải giữ được giá trong tương lai. Em gái út của tôi, Melanie, bán một số món đồ mà tôi đã đấu giá trên trang Ebay của cô ấy.

Một lần, tôi mua một vài món đồ chơi và 50 bánh xe ô tô với giá 70 đô la, sau đó Melanie đã bán lại với giá gần 500 đô la. Do tập trung vào việc truyền giáo, tôi không có thời gian để kinh doanh nên tôi đã cho Melanie một ít tiền hoa hồng sau khi bán.

Nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hay đồ trang sức, đừng bao giờ chỉ nghe ý kiến của một người. Nghiên cứu và tìm hiểu các thông tin trong lĩnh vực mình đầu tư trước khi đặt một khoản tiền lớn vào đó. “Hãy giáo huấn người khôn, họ sẽ khôn hơn nữa. Hãy dạy bảo người công chính, họ sẽ hiểu biết thêm” (Cn 9,9). Thông tin sẽ mang lại kiến thức và kiến thức sẽ gia tăng sự hiểu biết. Đừng quên rằng nếu chuyện gì có vẻ đẹp như mơ, thì đúng là chỉ có trong mơ thôi.

Hiểu biết thứ ba của Perry: Kinh doanh ngay trong nhà

Với những chiếc máy tính ở nhà và kết nối mạng internet, bạn có thể dễ dàng tạo ra một công việc kinh doanh nhỏ ngay tại nhà. Thực tế, mỗi năm có hàng tỷ đô la được lưu thông, bắt nguồn từ mạng internet và con số này ngày càng tăng lên. Ví dụ, một người có thể mua một tạp chí cũ có hình ảnh chiếc đàn ghi ta cũ. Bằng cách sử dụng máy tính ở nhà, anh ta điều chỉnh lại hình ảnh này rồi đem đi bán. Tôi đã rất bất ngờ khi vợ anh ta nói thu nhập trung bình mỗi năm của anh ấy khi làm công việc này là 100.000 đô la.

Mô hình kinh doanh đa cấp cũng đang trở nên phổ biến nhưng chúng ta phải cảnh giác để không trở nên quá chú tâm vào công việc này vì công việc sẽ làm ta quên đi nhà thờ và cũng nên dừng lại đúng lúc để có thời gian cho gia đình. Như Thiên Chúa đã ban cho Moses những kế hoạch cho nhà tạm và ban cho David kế hoạch cho những đền thờ, thì Người cũng ban sự giàu sang cho những nơi này. Người Do Thái lấy vàng, bạc từ người Ai Cập (Tv 105,37) và vua David đã giành được chiến lợi phẩm từ những nỗ lực trong các cuộc chiến tranh (1 Sb 28,11-19). Với một ý tưởng, một ít tiền khởi nghiệp và sự cần mẫn, con người có thể tạo ra thu nhập bằng cách sử dụng mạng internet.

Hiểu biết thứ tư của Perry: Sự gặp gỡ có thể tiết kiệm tiền bạc

Những năm trước, chúng tôi đã đánh giá việc tiêu dùng của đoàn linh mục hàng năm và thấy rằng hàng trăm nghìn đô la đã đổ vào việc gửi thư, đóng gói và những nhu cầu hàng ngày. Tôi đã nói chuyện với Arab – một doanh nghiệp người Israel, ông đã có nhiều năm giúp đỡ các Kitô hữu trong việc chuyển giao những món quà tràn đầy tình yêu thương. Ông đã quan sát và thuê một công ty đóng gói để gửi thư đi và tiết kiệm được hơn 80.000 đô la trong mỗi lô hàng.

Khoản tiết kiệm này tạo thêm thu nhập và được dùng cho hai kênh truyền hình ở hai trạm chính. Thay vì gửi tiền để trả cho hóa đơn đóng gói, chúng tôi lại đầu tư để trao lại cho hàng trăm nghìn người thông qua chương trình Manna-fest hàng tuần.

Tôi được biết rằng Thiên Chúa đã mang sự kết nối đến với cuộc sống của chúng ta – những con người giữ chìa khoá mở cánh cửa cơ hội cho chính mình. Sự kết nối này giữa người với người, kết nối con người với địa điểm và kết nối những người có chung mục đích. Chúa Giêsu phán: “Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người ta sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.” (Lc 6,38).

Trong nhiều thế kỷ, những doanh nhân Do Thái đã hợp tác kinh doanh với những người Do Thái khác và họ hiểu được quan niệm mà tôi gọi là hợp nhất anh em vì mục đích kinh tế. Khi cần các mặt hàng thiết yếu cho nhà máy, cửa hàng quần áo, thời trang hoặc bạc thủ công, những người Do Thái sẽ biết những người Do Thái khác có thể cung cấp những mặt hàng này. Trong mọi tình huống, sẽ có người đưa ra những giải pháp cho tình huống của bạn, giúp bạn trả lời câu hỏi và khuyến khích niềm đam mê trong bạn “Đừng lừa dối bạn bè hay bạn của cha mình” (Cn 27,10). Hãy học cách giữ và kết bạn với những người bạn tốt.

Hiểu biết thứ năm của Perry: Món quà của bạn có thể tạo ra cái mà bạn cần

Thiên Chúa thường sử dụng những món quà tự nhiên và tinh thần trong cuộc đời mỗi người để chúc lành cho người khác, bao gồm cả chính gia đình họ. Khi đứng trước đức vua, cả Joseph và Daniel đều giải thích rõ ràng giấc mơ tiên tri kỳ lạ và món quà duy nhất mà họ nhận được. David có một năng lực tự nhiên trong việc sử dụng súng cao su. Và chính món quà tự nhiên này của Thiên Chúa đã dẫn David tới cuộc chiến, đánh bại Goliath và biến David trở thành anh hùng dân tộc. Mỗi chúng ta đều có một món quà đặc biệt mà món quà đó có thể chúc lành cho chúng ta và cũng có thể chúc lành cho nhiều người khác.

Tượng bán thân của vua David (Michelangelo)

Trong sách Châm ngôn chương 18 câu 16 có viết: “Ai có quà biếu sẽ rộng đường lui tới, sẽ gặp được người chức trọng quyền cao.”

Hiểu biết thứ sáu của Perry: Đừng so sánh mình với người khác

Một trong những lỗi lầm lớn nhất của con người là so sánh việc mình đang làm với những gì người khác đã có. Trong Kinh Thánh nói, thật là không khôn ngoan khi đem mình so sánh với người khác (2 Cr 10,12). Các linh mục thường so sánh sự có mặt của các tín hữu ở nhà thờ với sự tập trung khác ngoài cộng đồng. Điều này hoàn toàn không đúng. Nếu bạn không có kinh nghiệm hay nổi bật hơn những người khác, bạn thường có xu hướng cảm thấy mình thất bại và không thấy những thành công mà mình đã có được. Đó thực sự không phải là khôn ngoan bởi sự phát triển và những lời chúc chắc chắn sẽ xuất hiện ở những thời điểm nhất định trong cuộc đời bạn và thời điểm phát triển của bạn cũng có thể bị chậm lại vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

Trong thời cổ đại Israel, vua David đã được phong vua khi còn đang tuổi thanh niên trong khi vua Saul vẫn đang giữ ngai vàng. David kiên nhẫn chờ đợi nhiều năm, chờ đợi thời cơ tới trước khi được đưa lên làm vua chính thức.

Khi nhìn thấy những gì người khác đã có, ta thường có xu hướng sao chép phương pháp đó, nhưng những phương pháp ấy không phải lúc nào cũng hiệu quả trong hoàn cảnh của từng người. Hãy bằng lòng với bản thân mình vì ta luôn nỗ lực hàng ngày để tiến tới ước mơ và mục đích của mình. Thịnh vượng và thành công không đến ngay lập tức như trúng xổ số mà nó được trau dồi hàng ngày như hoa trong vườn luôn cần nước và ánh sáng.

Hiểu biết thứ bảy của Perry: Đừng xây gì nếu chưa tính toán chi phí

Trong sách Luke chương 14 câu 28 Chúa Giêsu nói rằng: “Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không?” Tôi có xây hai trụ sở của đoàn linh mục – một văn phòng rộng 2322 m(2) và một văn phòng rộng 4180 m(2). Khi biết được chúng tôi cần mở rộng thêm, tôi đã nhớ đến lời của Chúa Giêsu “Hãy tính toán chi phí”. Tôi đã học được một bài học từ Solomon. Cha của ông, vua David đã ấn định số lượng vàng cho tất cả các đồ phải làm bằng vàng dùng trong mỗi công việc, và số lượng bạc cho tất cả các đồ phải làm bằng bạc dùng trong mỗi công việc trước khi Solomon tiến hành xây dựng (1 Sb 28,11-19). Tôi cũng ấn định chi phí cần thiết để dành cho việc xây tòa nhà mới. Khi làm vậy, chúng tôi chỉ cần mượn thêm khoảng 100.000 đô la cho mỗi công trình. Cả hai đều hoàn thành mà tôi không có một chút nợ nần nào.

Hầu hết các gia đình đều thế chấp nhà và ô tô, tuy nhiên khi nợ nần vượt quá, nó sẽ trở thành sợi dây xích nặng nề. Đừng đưa ra những quyết định quan trọng về tài chính nếu nó dẫn đến sự vay mượn hoặc nợ nần và đừng xây gì nếu không có đủ tiền và khả năng thanh toán.

SỰ ĐẦU TƯ CỦA NGƯỜI ISRAEL CỔ ĐẠI

Định nghĩa về sự thịnh vượng đã thay đổi trong suốt quá trình tiến hóa của lịch sử. Khi xem xét lịch sử của người Do Thái và Kinh Toral, chúng ta phát hiện ra rằng Thiên Chúa đã chỉ ra ba loại hàng hóa mà người Israel tích lũy như sự đầu tư cá nhân trong thời kỳ đầu và vì vậy mà họ đã đảm bảo tốt cho các thế hệ tương lai. Ba loại hàng hóa đó là vàng, vật nuôi và đất đai.

Vàng

Trải qua lịch sử, vàng đã được chứng minh là loại hàng hóa có khả năng tích lũy, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Vàng được buôn bán dưới dạng vàng cục và được dùng để chế tạo đồ trang sức hoặc đúc tiền. Trong nền văn hóa cổ đại có rất nhiều vàng được giấu trong đền thờ. Đây là những nơi an toàn bởi vì họ cho rằng con người luôn sợ uy nghiêm của Thiên Chúa và họ sẽ không dám tiến vào nhà thánh để trộm đồ từ những chiếc hòm trong đền thờ thiêng liêng.

Lịch sử đã cho thấy, nhiều vị vua đi xâm lược cũng vì muốn chiếm vàng và các vật liệu giàu có từ các nước khác. Điều này đã xảy ra hai lần trong lịch sử Israel. Lần đầu tiên là khi người Babylon tiến vào Jerusalem rồi trộm vàng và bạc từ các đền thờ. Lần thứ hai là khi người La Mã bất ngờ tấn công vào các đền thờ và chuyển sự giàu có trong các ngôi nhà Thiên Chúa về thành Rome. Trong cuốn sách Vòng tròn chiến tranh, vòng tròn hòa bình (War Cycles, Peace Cycles) của tác giả Richard Kelly Hoskins đã chỉ ra có bốn đế quốc được tiên tri là sẽ khơi mào chiến tranh với các nước khác để xóa đi nợ nần và chiếm đoạt

vàng, bạc từ các quốc gia đó. Media Persia đã xâm lược Babylon, sau đó Hy Lạp chiếm giữ Ba Tư. Nhiều năm sau, người Roma lật đổ người Ai Cập, tạo nên Đế quốc Roma. Mỗi đế quốc đều phải chịu gánh nặng thuế má và để làm giảm gánh nặng này họ đi xâm chiếm nước khác để cướp đoạt tài sản. Từ thuở bắt đầu, vàng vẫn luôn duy trì được sự hấp dẫn của một kim loại quý hiếm.

Ngày nay, vàng được xem là một loại hàng hóa làm tăng giá trị trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Năm 1999, một người bạn gợi ý với tôi, trong một vài năm vàng sẽ được bán với giá 1.000 đô la cho một ounce. Sau khi xem xét, tôi và vợ đã rút tiền mua một ounce vàng đúc từ một thương nhân. Chúng tôi mua hết 265 đô la cho mỗi miếng vàng đúc. Một vài năm sau, miếng vàng đúc đó có giá lên tới hơn 1050 đô la.

Thông thường khi giá vàng tăng thì giá bạc cũng tăng theo. Cuối những năm 1990, một người đàn ông đã tặng cho đoàn linh mục chúng tôi hàng trăm ounce bạc để bán và tạo quỹ cho chuyến đi truyền giáo. Tôi đã giữ số bạc này trong một thời gian, cuối cùng tôi bán với giá 4.25 đô la một đồng bạc đúc. Số tiền này đã hỗ trợ cho hai chuyến đi truyền giáo. Nếu chúng ta tôi thêm vài năm nữa, thì có thể bán với giá 15 đô la một đồng bạc đúc – gấp 3 lần giá trị lúc đó và có thể có thêm hai chuyến đi truyền giáo (bao gồm cả những chi phí phát sinh cho chuyến đi truyền giáo ở nước ngoài). Trong suốt nhiều năm trước đây, vàng còn có giá trị tốt hơn cả chỉ số DOW, SNP và NASDAQ.

Vật nuôi

Trong câu chuyện của Đấng Sáng Tạo, Thiên Chúa đã đề cập ba lần đến tên một loài động vật. Đó là bò (St 1,24-26). Một sự thật tương tự như vậy cũng xảy ra khi Đại Hồng thủy xuất hiện. Chúa nói, hãy mang “các gia súc theo loài” vào trong thuyền lớn (St 6,20). Abraham là một người giàu có, ông có nhiều “gia súc, vàng và bạc” (St 13,2). Jacob cũng rất quan tâm đầu tư vào gia súc khi làm việc với Laban (St 30,29-43). Trong thời kỳ đói kém, khi người Israel chuyển đến Ai Cập, họ cũng mang theo đàn gia súc của mình (St 46,6). Chúa đã bảo vệ đàn gia súc của người Israel khi những dịch bệnh truyền nhiễm tấn công Ai Cập (Xh 9,4-7) và họ rời khỏi Ai Cập với “rất nhiều gia súc” (Xh 12,38). Tại sao đầu tư vào gia súc lại quan trọng đối với người Do Thái?

Các từ bò hay gia súc thường là để ám chỉ đến bò hoặc gia súc cái (không phải bò hoặc gia súc đực). Bò đực thường được dùng làm vật tế lễ (Ds 7,7-83). Bò đực không cho sữa nhưng bò cái thì có trong Kinh Thánh, vùng đất Bashan

ở phía bắc Israel được chú ý là một nơi có nhiều gia súc. Israel là vùng đất của “sữa và mật ong” – nó cho thấy đó là một vùng đất thịnh vượng nhưng đồng thời cũng thể hiện nhu cầu trong đời sống của người Do Thái.

Đầu tư vào đất đai

Chúa hứa với Abraham, Isaac và Jacob về vùng đất thịnh vượng nằm giữa Địa Trung Hải mà ngày nay chúng ta gọi là Israel. Vùng đất này có 7 loại địa hình khác nhau và hấp dẫn mỗi người với cuộc sống khác biệt. Ví dụ:

Bạn có thể trượt tuyết trên núi Hermon ở phía bắc cao nguyên Golan Heights.

Bạn có thể bơi và câu cá tại bờ biển Galilee ở phía bắc Israel.

Bạn có thể tận hưởng ánh nắng và bãi biển bên bờ Địa Trung Hải ở Thành phố Tel Aviv.

Bạn có thể bơi giữa lòng Biển Chết và tận hưởng sự thư thái ở vùng đất Israel hoang dã.

Bạn có thể ghé thăm những trang trại tuyệt đẹp ở thung lũng Megiddo.

Bạn có thể đi 762 m để chiêm ngưỡng sự uy nghiêm của Thành Jerusalem.

Bạn có thể tận hưởng sự mấp mô, gồ ghề của núi đá vôi ngay giữa trung tâm của đất nước.

Tất cả đều có ở vùng Israel. Một vài quốc gia ở Trung Đông cũng có những vùng đất, sông hồ và trang trại giống như Israel. Nhưng Israel vẫn là vùng đất vĩnh cửu của con cháu Abraham (St 13,15; 15,18) mà Thiên Chúa đã tạo ra ranh giới “Hôm đó, Ðức Chúa lập giao ước với ông Abraham như sau:

“Ta ban cho dòng dõi ngươi đất này, từ sông Ai Cập đến sông Cả, tức sông Euphrates” (St 15,18). Trong Đệ Nhị Luật có đến hơn 25 đoạn văn nhấn mạnh vùng đất của Thiên Chúa mà Người đã ban cho dân Israel được thừa hưởng. Nhưng chỉ đến khi người Israel phá vỡ lời giao ước với Thiên Chúa, thì họ mới bị “trục xuất” khỏi miền đất và bị phân tán giữa các dân tộc không phải người Do Thái (Đnl 28,63-68).

Bất kỳ một quốc gia mới nào cũng cần có những văn bản thiết lập và người Israel đã có Kinh Torah. Một điều cần thiết khác với một quốc gia là người lãnh đạo và với Israel đó chính là những nhà tiên tri, linh mục và đức vua, tất cả đều nằm dưới sự chỉ dẫn của Thiên Chúa – Đấng Tối Cao. Để thực hiện tất cả những điều trên, cần có phần đất riêng của mình và Thiên Chúa đã ban cho người Israel đất đai mà họ cần. Đất đai là nguồn sức mạnh to lớn, nó tạo ra những lợi ích về nguyên liệu, trồng trọt và kinh tế.

Thức ăn được trồng trên đất

Khoáng sản được chôn sâu dưới lòng đất

Vàng, bạc và các loại đá quý khác cũng được khai thác từ đất

Động vật ăn cỏ được lớn lên trên đất

Hoa quả được trồng từ đất

Gỗ cũng được trồng trên đất

Dòng sông, suối cũng chảy trên mặt đất

Nhà được xây trên đất

Hoa nở trên đất

Rau, củ được trồng trên đất

Tuy nhiên, giá bất động sản thường thay đổi thất thường. Lịch sử đã chứng minh rằng con người không sai lầm khi sở hữu bất động sản. Nó có thể được sử dụng để làm trang trại, nuôi gia súc hoặc xây dựng.

Ông nội tôi là một người Ý. Ông làm việc rất chăm chỉ. Ông là một thợ mỏ, một nhà soạn nhạc, một nhà xuất bản và vẫn dành thời gian làm mục sư ở nhà thờ Gorman, Maryland – nơi ông đã xây dựng vào năm 1959. Ông sống ở Davis, Tây Virginia, một ngôi làng nhỏ với khoảng hơn 700 người. Trong cuộc đời mình, ông đã mua một vài miếng đất và căn hộ, sau đó cho thuê. Thỉnh thoảng, tôi cùng ông tới những căn hộ đó nói chuyện với người thuê nhà và sửa chữa một vài chỗ ở đó. Tôi nhớ lời ông từng dặn tôi khi còn nhỏ: “Nếu cháu muốn đầu tư vào bất kỳ thứ gì thì hãy đầu tư vào đất. Con người luôn cần đất để trồng trọt và một nơi để ở. Cháu sẽ không bao giờ thất bại với khối tài sản, nếu đó là khối tài sản tốt”.

Ông nội tôi nghỉ hưu khi 79 tuổi và sống đến năm 84 tuổi. Cho đến khi lìa đời, ông vẫn có những khoản thu nhập từ việc cho thuê các căn hộ đó. Tiền thuê nhà giúp ông có thu nhập và nộp thuế. Tuy nhiên, tôi vẫn nhìn thấy những tác dụng của việc tích lũy đất đai ngay cả khi ông đã qua đời. Khi ông mất, lúc đó bà nội tôi 67 tuổi. Bà đã bán số tài sản đó, sống nhờ vào số tiền này và để lại một món tiền cho hai người con gái của mình sau khi bà qua đời ở tuổi 86. Ông nội luôn mong muốn có thể đảm bảo cuộc sống cho người vợ yêu thương của mình ngay cả khi ông qua đời.

ĐẤT ĐAI – HÀNG HÓA TỒN TẠI QUA CÁC THẾ HỆ

Những gia đình Do Thái thời cổ đại xây dựng trang trại trên các mảnh đất được truyền từ đời này qua đời khác. Những gia đình đông đúc (gọi là mishpachah) thường có vài thế hệ cùng chung sống. Họ sống cùng nhau và cùng chia sẻ công việc ở trang trại trên một mảnh đất. Nếu một trang trại bị bán do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, Thiên Chúa sẽ chỉ cho họ cách để chuộc lại mảnh đất cho gia đình mình. Đó là lễ Đại xá. Vòng tròn cứu chuộc này xảy ra 50 năm một lần (Lv 25). Khi đưa được tên người chủ sở hữu đích thực thì phần đất đó sẽ được trả lại cho gia đình đó. Đây là cách để duy trì đất đai của gia đình được truyền từ đời này sang đời khác. Những người nô lệ Do Thái cũng được cho phép trở về với gia đình trong ngày lễ Đại xá này.

Nếu gặp phải những khó khăn về kinh tế, thì người chủ bán nhà đi và có một năm để cố gắng chuộc lại mảnh đất đó. Nếu họ không chuộc lại được thì người mua được phép thay tên mình trên đó và truyền lại căn nhà từ thế hệ này sang thế hệ khác. (Lv 25,30-31). Nếu một người Do Thái gặp khó khăn về kinh tế thì những người Do Thái khác phải giúp đỡ họ bằng cách cho vay tiền hoặc cho thức ăn mà không đòi hỏi lợi nhuận (Lv 25,35-37). Lấy vật thế chấp của người nghèo cũng là điều cấm kỵ (Đnl 24,12-13). Nếu một đất nước luôn hỗ trợ những điều thiết yếu trong cuộc sống và cho vay tiền không lãi suất thì sẽ không có nhiều người dân bị tịch thu tài sản.

Khi Thiên Chúa luôn chúc lành cho những tộc trưởng với vàng (bạc), gia súc, và đất, thì đây chính là ví dụ điển hình cho ba loại tài sản cần đầu tư lâu dài. Trong quá khứ, nhiều kẻ thù của người Israel đã chiếm đoạt vàng, gia súc, đất đai nhưng chỉ có Thiên Chúa mới tập hợp những người Israel lại, trao cho họ đất đai, gia súc và sự thịnh vượng. Abraham đã thiết lập vùng đất được bảo vệ vĩnh cửu của người Do Thái. Điều này đã được tái xác nhận từ thế hệ này sang thế hệ khác và cũng được xác nhận một lần nữa khi đất nước Israel được thành lập năm 1948.

CHÌA KHÓA CUỐI CÙNG CHO SỰ THỊNH VƯỢNG

Có nhiều cuốn sách được viết ra nhằm nỗ lực giải thích những bí mật thành công đáng ngạc nhiên của người Do Thái. Tuy nhiên, nhiều tác giả lại quên chiếc chìa khóa vàng để mở cánh cửa thành công của người Do Thái – đó là những người Do Thái sùng đạo có một lời giao ước với Thiên Chúa về sự giàu sang, thịnh vượng, những lời chúc phúc và họ luôn tuân theo chỉ dẫn của

Người ghi trong Kinh Thánh. Những lời giao ước chúc lành phụ thuộc vào sự vâng nghe và thực hiện lời Chúa của họ.

Có rất nhiều hoàn cảnh nghèo khổ xung quanh chúng ta. Đó thường là kết quả của những thế hệ thiếu hiểu biết và những người thất bại trong việc thay đổi giao ước cuộc sống với chúa Giêsu. Những lời răn dạy của Thiên Chúa trong thực tiễn, đạo đức và đời sống xã hội không phải là một cuộc sống sai lầm hay cuộc sống thử. Bằng việc xóa bỏ những thói quen không tốt cho sức khỏe và thay đổi thái độ sống, có thể kéo dài cuộc sống của con người tội lỗi thêm một vài năm. Ví dụ như nhiều người sống trong các thành phố luôn nằm trong vòng quay của những thói quen hoặc nghiện ngập. Solomon viết:

Vì bợm rượu và kẻ háu ăn sẽ trở nên nghèo; còn kẻ ham ngủ sẽ mặc rách rưới.

– Cn 23,21

Ai chối sự khuyên dạy sẽ bị nghèo khổ và sỉ nhục; nhưng kẻ nào nhận tiếp lời quở trách sẽ được tôn trọng.

– Cn 13,18

Tôi tin rằng có nhiều cuộc đời nghèo khổ là bởi họ chưa bước vào lời giao ước mới – lời giao ước thay đổi cuộc sống. Lời giao ước cứu độ của Chúa Giêsu đã mang sự giải thoát đến cho con người, cứu con người thoát khỏi những thói quen nghiện ngập. Đồng thời, sự cứu độ của Thiên Chúa cũng làm thay đổi cách suy nghĩ trong tâm hồn và suy nghĩ của con người. Nền tảng những điều luật về cuộc sống của Thiên Chúa đã được viết trong Kinh Torah.

Lề luật pháp luật hướng dẫn chúng ta trong các mối quan hệ với người khác.

Lề luật đạo đức sẽ chỉ dẫn chúng ta chuẩn mực đạo đức của mỗi người.

Lề luật hiến tế hướng dẫn ta cách đưa Thiên Chúa lên trên hết mọi cuộc sống tinh thần.

Cách chúng ta đối xử với mỗi người đều phản ánh tính cách của mình. Cách chúng ta đối xử với bản thân thể hiện tội lỗi của mình. Cách chúng ta hành động với lời giao ước và ý chỉ của Thiên Chúa phản ánh mối quan hệ giao ước của chúng ta với Ngài. Những lời chúc lành luôn có những điều kiện đi kèm. Một trong những điều kiện có ý nghĩa là chúng ta phải tha thứ cho những người đã mắc lỗi với mình. Nếu máu giao ước là ADN của lời giao ước thần thánh, thì sự tha thứ chính là động mạch giữ mạch sự sống.

MÙA TESHUVAH – SỰ TRỞ LẠI CỦA THIÊN CHÚA

Tha thứ là điểm quan trọng của người theo đạo Do Thái. Trong Tân Ước, chúa Giêsu,Thánh Paul và nhiều người khác đã nhấn mạnh rằng, để trải qua cuộc sống lành thánh với những lời chúc lành và cuộc sống no đủ ta phải sẵn sàng tha thứ cho những điều, những người đã làm mất lòng mình. Hầu hết những người Kitô hữu chưa nhận thức được điều mà người Do Thái gọi là mùa Teshuvah. Teshuvah là một từ được tạo ra từ gốc Hebrew là shuv, có nghĩa là quay lại hoặc ăn năn.

Năm mới của người Do Thái luôn bắt đầu bằng mùa thu, có thể là tháng Chín hoặc tháng Mười. Tháng cuối cùng trong quyển lịch được gọi là Elul. Mùa Teshuvah bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng Elul (tháng Mười hai), kéo dài trong 40 ngày tiếp theo và kết thúc vào ngày đền tội được cử hành vào ngày thứ 10 của tháng Tishri (tháng đầu tiên).

Khái niệm về mùa Teshuval được bắt nguồn từ Moses. Theo sách của người Do Thái Midrash, Moses đã ở trên núi Sinai trong suốt 40 ngày để nhận những điều răn dạy và học luật Chúa (Xh 24,13-18). Ông trở lại lều của người Israel vào ngày thứ 17 của tháng Thammuz (tháng Mười theo lịch Do Thái) và đập vỡ bia đá (Xh 32,19). Theo truyền thuyết, Moses đã ở trong một lều khác trong 40 ngày cho đến khi ông làm cháy con bê thờ phụng bằng vàng, nghiền nhỏ và làm nước uống cho mọi người. Sau khi sắp xếp lại các bộ lạc theo ý muốn của họ, Thiên Chúa đã chỉ dẫn ông Moses lên núi một lần nữa vào ngày thứ 6 của tháng Elul. Một tiếng kèn bằng sừng trâu vang lên giữa các trại, cảnh báo họ không được lại gần ngọn núi và mắc lỗi lần nữa. Thiên Chúa hiện đến trong luồng gió của chiếc kèn và âm thanh đó như nói rằng “Thiên Chúa đã tới trên những luồng gió, Thiên Chúa xuất hiện trong âm thanh của kèn sừng trâu”. Vì vậy, 40 ngày của mùa Teshuvah là để tưởng niệm lần thứ hai ông Moses lên núi và trải qua 40 ngày nữa để nghe những điều răn dạy của Chúa (Xh 34, 28).

40 ngày của mùa Teshuvah được chia làm hai phần. Phần thứ nhất gồm 29 ngày trong tháng Elul. Mỗi ngày một tiếng kèn vang lên nhắc nhở người Do Thái ăn năn, hối lỗi. Trong lần đầu Moses lên núi, những người Do Thái cảm thấy sốt ruột nên đã làm con bê bằng vàng để thờ phụng. Lần thứ hai, tiếng kèn sẽ nhắc nhở họ, Thiên chúa ở giữa họ, Người đang xem những gì họ làm. Trong suốt 29 ngày của tháng Elul, người Do Thái có một số phong tục.

1. Họ sẽ đọc những lời cầu nguyện và cầu xin Thiên Chúa tha thứ cho họ. Những lời cầu nguyện được đọc trong cộng đồng vào mỗi buổi sáng sớm và trong những buổi muộn hơn trong suốt một tuần trước khi diễn ra lễ Rosh Hashanah (lễ mừng năm mới).

2. Những bức thư ghi lại việc sửa chữa những sai lầm và mong được người khác tha thứ. Thông thường, phần cuối lá thư thường viết điều mong ước: “Mong bạn được khắc sâu trong cuốn sách cuộc đời.”

Phần đầu tiên của mùa Teshuvah là những lời ăn năn của từng người với Thiên Chúa và với người khác. 10 ngày cuối cùng, được bắt đầu bằng ngày đầu tiên trong tháng Tishri, tháng đầu tiên trong năm mới của người Do Thái. Đây là thời gian mọi người sẽ ăn năn trên toàn quốc. Nếu mỗi cá nhân đều ăn năn thì cả đất nước sẽ được chuẩn bị gặp mặt Thiên Chúa trong ngày đền tội (ngày thứ 10 của tháng Tishri) và nhận được ơn tha tội.

Người ta tin rằng, trong suốt 10 ngày này, cánh cổng Thiên đường sẽ mở ra để nghe những lời cầu xin của con người. Người ta được dạy rằng, Thiên Chúa sẽ xem xét ba nhóm người – những người ngay thẳng, chính trực, những người không ngay thẳng và những người ở giữa sự ngay thẳng và không ngay thẳng. Trên cơ sở những lời cầu nguyện ăn (và tha thứ cho người khác), Thiên Chúa sẽ rủ lòng thương xót và tha thứ tội lỗi cho những người đã phạm tội trong ngày đền tội.

Một số người Kitô hữu đã chỉ ra rằng, chúng ta không nên chờ đến mùa nhất định rồi mới sám hối tội lỗi. Điều này là hoàn toàn đúng. Một người tín hữu sẽ không đi ngủ khi vẫn chưa sửa chữa lỗi lầm của mình hay ăn năn về những việc mình đã làm (Ep 4,26). Tuy nhiên, nhà thờ cần tổ chức thời gian cụ thể để tất

cả mọi người có thể tới cùng nhau trong một mùa, cùng nhau nhận xét, ăn năn, xóa đi những quan niệm cũ và bắt đầu một khởi đầu mới. Mùa Teshuvah tạo ra một khoảng thời gian của Chúa, đưa con người gần Chúa, tìm kiếm ý chỉ của Người và tha thứ cho mọi người khác. Một thầy tu người Do Thái cũng tin con người nên ăn năn hối lỗi cho những tội lỗi của mình. Tuy vậy, họ tin rằng từ ngày đầu tiên của tháng Elul đến ngày thứ 10 của tháng Tishri, sự tha thứ sẽ dễ dàng được chấp nhận, bởi đã có lần Thiên Chúa tha thứ cho toàn bộ lỗi lầm của dân chúng Israel trong thời Moses. Vì vậy, tháng Elul được xem là tháng của lòng thương xót trên trời.

SỰ CẦN THIẾT CỦA MÙA HỐI LỖI, ĂN NĂN

Trọng tâm trong công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa là sự tha thứ cho những người sám hối qua lòng thương xót của Người. Những người Kitô hữu nên nhận thức đầy đủ sự nhấn mạnh của Kinh Thánh Tân Ước thể hiện qua việc tha thứ cho người khác vì sự xúc phạm và tội lỗi của họ đối với chúng ta. Kinh Torah đã chỉ ra rằng những lời chúc lành sẽ được ban cho những người đã được tha thứ tội lỗi và sẵn sàng đón nhận cuộc sống trung thực bằng cách tuân theo đạo đức và tinh thần của Luật Torah. Những lời chúc lành được ban cho họ, cho con cái họ, cho mùa màng và đàn gia súc của họ cũng như khả năng chiến đấu chống lại mọi kẻ thù (Đnl 28, 1-14). Kinh Thánh Tân Ước đã chỉ rõ rằng, những lời chúc lành của Thiên Chúa cho mỗi Kitô hữu kèm theo điều kiện là sự đón nhận giáo huấn của lời giao ước mới và sẵn sàng tha thứ cho người khác như Chúa Giêsu đã tha thứ tội lỗi của chúng ta (Mt 6,12-15). Những lời chúc lành của chúng ta bao gồm sự tha thứ cho những tội lỗi, những lời cầu nguyện được đáp lại, tài chính thịnh vượng và truyền rao tinh thần chính trực, hòa bình và nhân ái (Rm 14,17). Chúa Giêsu phán:

Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.

– Mt 6,33

Sự công minh chính trực không phải là do giành được mà có, nó được tạo ra bởi niềm tin vào giao ước cứu độ mà Thiên Chúa đã truyền ban. Nó còn giá trị hơn việc có tài khoản ngân hàng và đáng giá gấp nhiều lần việc sở hữu những ngôi nhà.

PHÁT HIỆN CUỐI CÙNG CỦA SOLOMON

Phát hiện cuối cùng của vua Solomon trước khi qua đời đã gây bất ngờ cho nhiều người. Sau khi xây dựng một đền thờ khó tin nhất trong lịch sử, sở hữu khối tài sản khổng lồ và cuộc sống thịnh vượng nhưng cuối đời vua Solomon lại đưa ra một phát ngôn bât ngờ “Tất cả chỉ là hư vô”. Ông nhận ra rằng tất cả tài sản đều được để lại cho con trai ông… (Gv 2,19). Ta có thể tóm tắt thái độ của Solom qua câu nói: “Hãy tận hưởng mỗi phút giây trong cuộc đời mình bởi chúng ta không thể mang theo bất kỳ vật gì”. Thiên Chúa đã có một giao ước chúc lành cho những ai tuân theo giới luật của Người. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng còn có nhiều thứ quan trọng hơn đất đai màu mỡ, hay vàng bạc châu báu:

Đảm bảo toàn bộ gia đình bạn tham gia vào giao ước cứu độ của Đấng Cứu thế.

Bạn và gia đình hãy tận hưởng cuộc sống mạnh khỏe, bền lâu và đầy đủ.

Hãy biết rằng con cháu mình (những hạt giống tương lai) sẽ được lớn lên trong điều răn của Thiên Chúa và giao ước mới.

Có một giấc ngủ yên lành mỗi đêm và hạnh phúc với công việc mình đang làm.

Hãy kết bạn với những người yêu mến bạn không phải vì những gì bạn có mà vì những gì họ đã làm cho bạn.

Hãy học cách tha thứ để khi chết đi bạn biết được nơi mình sẽ tới.

Nếu bạn được Chúa Cứu thế cứu độ, có những đứa con khỏe mạnh, có thể chi trả cho các hóa đơn, có giấc ngủ mỗi đêm, có những người yêu mến bạn, đam mê với công việc của mình thì bạn chính là người thành công trong cuộc sống.

ĐIỀU CHÚA BIẾT

Như một phần của lời giao ước chúc lành và động lực khi tuân theo lề luật của Thiên Chúa, Đấng Toàn Năng đã thiết lập một giao ước thịnh vượng với dân tộc Do Thái. Giao ước này đã cho họ sự ổn định tài chính của mỗi cá nhân và dân tộc. Giao ước này cũng chứng minh cho các dân tộc ngoại giáo thấy những lời chúc lành trên đất đai, vật nuôi, cây trồng và mùa màng là bằng chứng cho tình yêu và sự quan tâm mà Thiên Chúa dành riêng cho dân người.

ĐIỀU NGƯỜI DO THÁI SÙNG ĐẠO BIẾT

Kinh Torah và những bài giảng khôn ngoan chứa đầy những chỉ dẫn và lời khuyên thực tiễn, đáng tin cho cuộc sống thường ngày và giúp con người đưa ra sự lựa chọn đúng đắn. Những người Do Thái chính thống vẫn tiếp tục đọc, nghiên cứu những quy tắc và chỉ dẫn này để dạy cho con cháu họ.

ĐIỀU NGƯỜI KITÔ HỮU NÊN BIẾT

Thánh John viết: “Anh thân mến, tôi cầu chúc anh được mọi bề thịnh đạt: thể xác mạnh khỏe và tinh thần phấn chấn.” (3 Ga 2). Bước đi trong công chính và ngay thẳng, đặt nước Chúa lên hàng đầu thì những gì bạn cần sẽ tìm thấy (Mt 6,31-33). Thịnh vượng là một cành của cây giao ước. Các tín hữu nên đọc và nghiên cứu những bài giảng khôn ngoan trong Châm ngôn và ứng dụng những lề luật này thì sẽ sinh nhiều hoa trái trên cây. Hãy luôn nhớ rằng tiền đơn giản chỉ là một công cụ để thực hiện giấc mơ, mục đích và nó được sử dụng như một nguồn giúp đỡ cho gia đình bạn. Khi bạn được chúc phúc thì đừng bao giờ quên rằng chính Thiên Chúa đã cho bạn sức mạnh để “vươn tới sự thịnh vượng”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.