Rằng đời sống là gian nan, tôi thường nhận ra điều đó một cách cay đắng. Hiện giờ tôi phải thêm vào cái nguyên nhân cho sự suy tư nghiêm trọng đó. Cho đến hiện tại tôi chưa bao giờ mất đi cái cảm giác tương phản nằm đàng sau tất cả sự hiểu biết đó. Đời tôi vốn khốn khổ và gian nan rồi, và tuy vậy đối với những kẻ khác, và một đôi khi đối với chính mình nữa, nó có vẻ như là phong phú và tuyệt diệu. Đời sống con người hình như giống với một đêm tối dằng dặc, buồn tẻ mà sẽ không sao chịu nổi nếu thỉnh thoảng không có tia sáng bật lên, một sự sáng tỏ bất thần thật là vỗ về và tuyệt diệu đến nỗi ở những khoảnh khắc có sự hiện diện của ánh sáng ấy đã bôi xoá đi và biện minh cho những năm dài của bóng tối.
Sự buồn rầu chán nản, cái bóng tối bất tiện khó chịu, nằm trong cái triều lưu cố hữu của cuộc sống thường nhật của chúng ta. Tại sao ta cứ một cách lập lại hoài, thức dậy vào buổi sáng, ăn, uống, và lại lên giường ngủ? Đứa bé con, bậc hiền triết, người thanh niên khoẻ mạnh đã không khốn khổ chi như một kết quả của những hoạt động tự động đều đặn vô cảm giác của dòng luân lưu này. Nếu một người không nghĩ ngợi nhiều quá, thì y lấy làm hoan hỉ ở lúc thức dậy vào buổi sáng, và ở lúc ăn và lúc uống. Y nhận thấy thoả mãn ở những điều đó và không muốn chúng là trái lại. nhưng nếu y thôi không còn mặc nhiên thừa nhận điều đó nữa, thì tìm kiếm một cách mong mỏi và hy vọng đang trong cái triều lưu của ngày tháng cho những khoảnh khắc của cái đời sống thật sự, cái trạng thái rực rỡ từng làm cho y hoan hỉ và bôi xoá hết cái trực thức về thời gian và tất cả những ý nghĩ trong ý nghĩa và mục đích của tất cả mọi sự. ta có thể gọi những khoảnh khắc này là sáng tạo, bởi vì chúng có vẻ như đem đến một cảm giác hợp nhất với tạo hoá, và trong khi chúng trường tồn, ta ý thức hết tất cả mọi sự đó là cần thiết, cả đến cái chi có vẻ như là ngẫu nhiên. Đấy là những gì mà các nhà thần bí gọi là sự hợp nhất với Trời Phật. có lẽ cái trạng thái rực rỡ thái quá của những khoảnh khắc này cũng làm cho tất cả mọi sự xuất hiện thật là tối tăm nữa, có lẽ đó là cái cảm giác của sự giải phòng, sự sáng tỏ mê hồn và sự chân phúc lờ lững đã làm cho cái còn lại của đời sống có vẻ gian nan, chán ngán và khốn khó đến dường ấy. Tôi không hề biết. tôi chưa hề phiêu lãng rất xa trong tư tưởng và triết lý.
Tuy nhiên, tôi được biết rằng nếu có một trạng thái chân phúc và cõi niết bàn, thì hẳn phải có một nối tiếp triền miên của những khoảnh khắc như thế, và nếu cái trạng thái chân phúc này có thể đạt đến qua khốn khổ và cư ngụ trong đau đớn thì bấy giờ không có phiền muộn hoặc đau đớn nào có thể là to lớn đến dường ấy khiến ta phải tìm kiếm sự trốn thoát khỏi nó.
Một ít ngày sau đám tang của thân phụ tôi – tôi vẫn còn ở trong trạng thái rối loạn và kiệt quệ tâm thần – tôi nhận thấy mình bước đi vô định trên đường phố ở ngoại ô. Những ngôi nhà nhỏ, hấp dẫn đã đánh thức dậy những hoài niệm giờ đã mờ mịt trong tôi, cho đến khi tôi nhận ra căn nhà và khu vườn của ông thầy cũ của tôi, người đã cố cải hoá niềm tin của tôi về các nhà thông thiên học một vài năm trước đây. Tôi gõ cửa và ông xuất hiện, nhận ra tôi trong một cách thức thân mật, dắt tôi vào phòng làm việc của ông, nơi đây cái mùi thú vị của thuốc hút trộn lẫn với mùi sách vở và cây cảnh của ông.
– Mạnh giỏi không? – ông Lohe hỏi. – Dĩ nhiên là anh vừa mới mất ông thân của anh. Trông anh khốn đốn đấy. Điều đó đã xúc động sâu đậm đến anh thế à?
– Không – tôi nói – Cái chết của thân phụ tôi sẽ làm xúc động sâu xa hơn nếu tôi vẫn còn ở những giao tiếp lạnh nhạt với người, nhưng trong cuộc thăm viếng cuối cùng của tôi, tôi đã đến gần hơn với người và tự mình đã tống khứ đi cái cảm giác đau đớn của sự phạm lỗi mà người ta thường có đối với các bậc cha mẹ mà họ nhận được nhiều tình yêu hơn là ta có thể trao tặng.
– Tôi rất vui về chuyện đó.
– Thầy vẫn tiếp tục với thông thiên học đến đâu rồi? tôi sẽ thích được nghe thầy nói cho tôi nghe vì tôi đang bất hạnh.
– Có gì sai lầm à?
– Tất cả mọi sự. Tôi không thể sống và cũng không thể chết. Tất cả đều có vẻ vô nghĩa và vớ vẩn.
Ông Lohe nhíu lại cái gương mặt trông ân cần thanh thản của ông. Tôi phải thú nhận rằng, ngay cả cái gương mặt ân cần đó của ông cũng có phần bầu bĩnh đã đặt tôi trong cái khôi hài thảm hại, và tôi không mong có được bất cứ loại an ủi nào ở ông và sự khôn ngoan của ông. Tôi chỉ muốn nghe ông nói thôi, để chứng tỏ sự khôn ngoan của ông là không có giá trị và để quấy rầy ông vì cái trạng thái hạnh phúc và tín ngưỡng lạc quan của ông. Tôi không có cái cảm giác sẵn sàng hoà giải với ông hay bất kỳ ai khác.
Nhưng con người đó không phải như là người tự thoả mãn và mê mải trong cái học thuyết của ông ta như tôi đã nghĩ. Ông nhìn đến tôi với mối liên quan thực sự và gật cái đầu đẹp đẽ của ông với tôi một cách buồn rầu.
– Cậu ốm rồi, ông bạn thân của tôi – ông nói giọng quả quyết – Có lẽ chỉ là đau ốm thể xác thôi, và nếu như vậy, thì cậu cần phải chạy chữa ngay đi. Thế thì cậu nên đi về miền quê, làm việc nhiều và đừng ăn bất cứ loại thịt nào cả. Nhưng tôi không nghĩ nó có thế. Cậu còn bệnh tinh thần nữa.
– Thầy nghĩ như thế sao?
– Phải. Cậu bị khốn đốn từ sự bệnh hoạn, tiếc thay, đó là cái bệnh theo mốt, và đó là căn bệnh tình cờ gặp gỡ mỗi ngày trong những người đa sầu đa cảm. Nó có liên quan đến việc bất ổn luân lý và cũng có thể gọi là chủ nghĩa cá nhân hoặc nỗi cô đơn chỉ có trong tưởng tượng. Sách vở hiện thời có đầy dẫy điều đó. Chính điều đó nó có luồn lọt trong sự tưởng tượng của cậu, cậu bị cô lập, không ai quan tâm đến cậu và không ai hiểu cậu. Tôi nói có đúng không?
– Gần như thế – tôi thú nhận với sự ngạc nhiên.
– Nghe đây, đối với kẻ nào khốn khổ với căn bệnh này thì chỉ cần hai lần thất vọng đủ khiến cho họ tin rằng không có sự liên kết giữa họ với người khác, rằng tất cả thiên hạ đều đi lang thang trong một trạng thái hoàn toàn cô đơn, rằng họ chẳng bao giờ thực sự hiểu biết nhau, chia sẻ bất cứ điều gì hoặc có bất cứ điều gì chung chung. Nó cũng xảy ra rằng con người bị khốn khổ từ căn bệnh này trở nên ngạo mạn và xem tất cả những người khoẻ mạnh khác mà họ có thể hiểu biết và yêu thương lẫn nhau như những đàn cừu. Nếu căn bệnh này mà phổ thông thì loài người sẽ bị tiêu diệt, nhưng nó chỉ tìm thấy giữa những giai cấp thượng lưu ở trung tâm Âu Châu mà thôi. Nó có thể chạy chữa nơi người tuổi trẻ và thật thế, là một phần không sao tránh khỏi của cái thời kỳ phát triển trưởng thành.
Cái giọng điệu châm biếm đó của ông làm tôi hơi bực mình. Khi mà ông không thấy cái mỉm cười của tôi hoặc cái nhìn sắp sửa để tự vệ mình, thì sự phô diễn có liên quan đến sự tử tế ân cần trở lại gương mặt ông.
– Hãy tha thứ tôi – ông nói giọng ân cần – Cậu thì khốn khổ từ chính căn bệnh chứ không phải là bức hí hoạ phổ thông về nó. Nhưng có một sự chạy chữa thực sự cho nó. Đó là do thuần giả tưởng mới là không làm gì có sự nối kết giữa người này với người kia, rằng mọi người đơn độc đi lung tung và hiểu lầm nhau. Trái lại thế. Cái gì người này có chung với người kia thì có nhiều hơn và quan trọng lớn lao hơn là cái gì mỗi người có trong cái bản chất riêng rẽ của hắn, cái gì làm hắn khác với những người khác.
– Điều đó có thể lắm – tôi nói – Nhưng những gì là tốt lành để cho tôi hiểu tất cả điều này? Tôi không phải là một triết gia và tôi không phải là người bất hạnh bởi vì tôi không thể tìm ra chân lý. Tôi chỉ muốn sống được đôi chút thoải mái và vừa lòng hơn thôi.
– Tốt, hãy cố gắng đi! Cậu chẳng cần gì phải nghiên cứu bất cứ sách vở hoặc lý thuyết nào cả. Nhưng bao lâu mà cậu còn bệnh thì cậu phải tin vào bác sĩ chứ. Cậu sẽ làm điều đó chứ?
– Tôi sẽ cố gắng.
– Tuyệt! Nếu cậu đau ốm thể xác và một bác sĩ khuyên cậu tắm hoặc uống thuốc hoặc đi ra bờ biển, thì cậu không thể hiểu rằng tại sao sự chữa trị này hoặc nọ sẽ giúp được, nhưng cậu phải cố gắng và tuân theo những chỉ bảo của ông ta. Bây giờ hãy làm y như vậy những lời tôi khuyên bảo cậu. Hãy học hỏi nghĩ nhiều về kẻ khác hơn là nghĩ về mình một thời gian. Đấy là con đường duy nhất cho cậu để được tốt hơn.
– Tôi có thể làm điều đó như thế nào đây? Mọi người đều nghĩ về mình trước nhất.
– Cậu phải vượt qua nó chứ. Cậu phải khai phá một sự lãnh đạm nào đó đối với hạnh phúc của riêng mình. Hãy học suy nghĩ, tôi có thể làm gì đây? Chỉ có một điều thích hợp duy nhất. cậu phải học hỏi để yêu thích trời người nào đó nhiều đến sự an lạc của y hoặc thì quan trọng hơn là cái an lạc riêng của cậu. Tôi không định nói rằng cậu yêu đương. Điều đó sẽ làm cho cậu cái kết quả ngược lại!
– Tôi hiểu, nhưng tôi sẽ cố gắng điều đó với ai đây?
– Hãy bắt đầu với một người nào đó gần gũi với cậu, một người bạn hay một người họ hàng. Có mẫu thân cậu đấy. Bà ta đã bị một mất mát lớn lao, hiện tại bà cô đơn và cần một người nào đó an ủi bà. Hãy chăm sóc bà và cố gắng làm một vài giúp đỡ gì đó cho bà.
– Mẹ tôi và tôi không hiểu nhau gì mấy. Chuyện đó sẽ rất khó khăn.
– Nếu những ý định tốt lành của cậu bị bất thần dừng lại, thì quả thật là thật khó khăn. Đấy là câu chuyện cũ kỹ về sự không hiểu nhau! Cậu không nên nghĩ rằng người này hay người nọ không hoàn toàn hiểu cậu và có lẽ không hoàn toàn công bình với cậu. Chính cậu hãy gắng hiểu biết người khác, cố gắng làm họ hài lòng và hãy công chính với họ. Cậu hãy làm điều đó và rồi khởi đầu với mẫu thân của cậu. Này, cậu phải nói với mình: dù sao đời sống không đem đến cho tôi nhiều thích thú, tại sao tôi không cố gắng như thế theo đường lối này lấy một lần? Cậu đã mất sự chú tâm trong cuộc sống riêng của cậu, thế nên đừng nghĩ ngợi đến nó nhiều. Hãy cho chính cậu một bổn phận, làm cho mình hơi khó chịu một chút.
– Tôi sẽ cố gắng. Thầy nói đúng. Tất cả điều đó cũng tương tự với bất cứ cái gì tôi làm. Tại sao tôi sẽ không làm những gì thầy chỉ bảo tôi.