MỘT LINH HỒN NHIỀU THỂ XÁC

Chương 2. George: kiểm soát cơn giận



Kiểm soát cơn giận là một trong nhiều kỹ năng mà bây giờ chúng ta có thể học để tránh lập lại sự bạo động trong những kiếp sau. Câu chuyện sau đây của một người đàn ông mà tôi đã điều trị trước khi tôi tiến hành điều trị liệu pháp cho vài bệnh nhân. Những điều mà anh ta nhìn thấy đều nằm ở những năm sắp đến, việc điều trị cho anh ta có thể đi khá nhanh.

George Skulnick đã làm hết sức mình để tự hủy hoại bản thân. Không màng đến bệnh sử là đau tim và cao máu, anh ta quá cân, nghiện thuốc, làm việc quá sức, từ bỏ những kỳ nghỉ ngay giây phút cuối, lạm dụng đơn thuốc bệnh tim bằng cả hai cách: quên uống thuốc, hoặc để đền bù, lại uống quá liều. Anh ta đã bị đau đớn vì bệnh tim và một bệnh khác vừa bị chớm.

Bác sĩ tim mạch của anh, Barbara Tracy, khuyên anh đến chỗ tôi để giảm căng thẳng.

Barbara cảnh báo tôi:

– George là một trường hợp rất khó. Hãy thận trọng với những cơn giận dữ bất thường.

Và giờ đây, anh cùng vợ đang ở tại văn phòng tôi. Vợ anh, một người phụ nữ độ tuổi trung niên, đang nhìn tôi với đôi mắt van nài.

George nói:

Betty sẽ ngồi ngoài phòng chờ, trong trường hợp ông cần cô ấy. Quay lại nhìn bà ta, tôi nói nhẹ nhàng:

Nếu bà không phiền.

Ồ, không.

Bà ta nhìn tôi lần cuối với sự van nài rồi rời khỏi phòng, đóng sập cửa.

George là người đàn ông béo lùn, chắc đậm có cái nhìn đầy quyền lực, với đôi cánh tay quá khổ, bao tử quá lớn, và đôi chân khẳng khiu đáng ngạc nhiên, một đứa trẻ bị bệnh đau không nhanh nhẹn. Khuôn mặt anh ta tròn trĩnh hồng hào; những tia máu như vỡ ra quanh mũi, dường như đang uống quá chén. Tôi đoán anh ta khoảng chừng gần 60 tuổi, dù anh ta chỉ mới 52.

– Ông là bác sĩ chuyên về việc đầu thai.

Đúng ra là anh ta nói chứ không phải là câu hỏi.

Chính xác.

Tôi không tin ba cái chuyện vớ vẩn đó.

Nhiều người cũng không tin.

Nếu anh ta có ý làm tôi nản lòng, thì cũng vô ích thôi.

Bác sĩ Tracy nói rằng ông làm gì đó gọi là trị liệu.

Đúng vậy. Thường thì nó đưa bệnh nhân trở lại những kiếp quá khứ.

Chuyện nhảm nhí.

Anh ta ngừng lại và giơ tay lên:

Đừng đưa tôi đi lạc đó. Tôi sẽ mạo hiểm với bất cứ điều gì miễn là nó sẽ tránh được cơn đau khác.

Thật ra, George đã từng kể cho Barbara nghe về chuyện anh đã trải nghiệm đến gần kề cái chết. Trong lúc cơn đau tim bị bùng phát, anh có cảm giác bản thân mình rời khỏi thể xác hướng tới đám mây có ánh sáng màu xanh. Trong khi bay bổng, anh bắt đầu nhận ra ý niệm: mọi việc sẽ ổn thôi. Sự nhận thức này làm anh nhẹ nhàng, và anh muốn kể chuyện này với gia đình. Từ một điểm lợi thế anh có thể nhìn vợ con anh đang ở đâu. Họ đang rất lo lắng, anh muốn làm cho họ yên tâm, nhưng anh không thể. Anh lướt xa ra đến chỗ thân thể mình, và khi anh nhìn lại anh thấy họ không quan tâm đến anh, như thể là anh đã chết nhiều năm. Sự kiện này đã thúc giục anh đến với tôi.

Tôi nói:

Sau khi tôi tìm hiểu kỹ về anh rồi chúng ta hãy quyết định nên làm gì. Bác sĩ Tracy nói là anh đang bận với việc kinh doanh xây dựng.

Công ty xây dựng Skulnick. Chúng tôi chuyên về xây dựng nhà máy, nhà kho và cao ốc văn phòng. Có lẽ ông đã nhìn thấy bảng hiệu của chúng tôi, nó tràn khắp Miami.

Thật tình thì tôi có thấy. Anh ta tiếp tục:

Tôi bị nhức đầu kinh khủng, bị áp lực liên tục. Nếu mà tôi không tự mình kiểm tra, giám sát mọi vị trí, chắc chắn người ta sẽ làm rối tinh lên.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ làm rối tinh lên. Mắt anh ta lóe lên:

Tôi sẽ nổi giận.

Barbara kể cho tôi biết cơn thịnh nộ là sự nguy hiểm nhất mà George đối phó, như một con dao ghim thẳng vào trái tim anh ta.

Tôi nói:

Hãy kể cho tôi nghe về cơn giận của anh.

Tôi mất tự chủ. Tôi nổi điên la hét. Mặt tôi đỏ lên, và tôi cảm thấy trái tim tôi đang bị căng phồng và sắp nổ tung.

Hơi thở anh ta tăng nhanh ngay lúc kể chuyện:

Tôi muốn chửi mắng hoặc đánh, hoặc giết một ai đó. Tôi nổi điên.

Khi anh ở với gia đình thì sao?

Cũng tệ như vậy, có khi còn tệ hơn. Thỉnh thoảng tôi giận dữ với ai đó trong văn phòng, uống vài ly trên đường về nhà, và bước vào nhà tìm kiếm cuộc cãi cọ. Bữa tối chưa sẵn sàng? Đập! Bài tập chưa làm xong? Đánh!

Anh ta cuối đầu xuống nhìn lòng bàn tay:

Gia đình tôi rất sợ tôi. Dĩ nhiên là tôi thật sự không muốn đánh họ. Nhưng có lẽ phút nóng giận lại xảy ra.

Tôi hiểu. Có lẽ chúng ta nên tìm hiểu cơn thịnh nộ bắt đầu từ đâu.

Anh ta ngẩng đầu lên:

– Tôi cho là do cha tôi. Cha tôi là người hung hãn và nghiện rượu.

Điều đó có thể giải thích được, nhưng có lẽ còn nhiều cái khác nữa.

Điều gì đó đã xảy ra trong kiếp trước? Tôi nhún vai:

Có thể.

Và bác sĩ nghĩ liệu pháp này sẽ giúp ích?

Tôi tin là quan trọng với ông, mặc dù tôi có thể giúp ông bằng liệu pháp tâm lý truyền thống. Nhưng có thể ông sẽ thích phương pháp trở về quá khứ này hơn. Ông đã từng trải qua giai đoạn cận kề cái chết, và điều này làm tôi tin rằng ông sẽ dễ dàng đi ngược lại quá khứ. Nếu ông bị khó chịu hoặc đau đớn, hoặc quá căng thẳng, lập tức tôi sẽ biết và chúng ta sẽ ngừng.

Anh ta yên lặng giây lát rồi hỏi:

Bác sĩ dùng thuật thôi miên, có đúng không?

Đúng.

Nếu tôi bị thôi miên, làm sao ông biết khi nào tôi muốn ngừng?

Ông sẽ nói với tôi.

Từ một kiếp sống khác?

Chính xác.

Tôi có thể nghe anh ta trả lời “vâng, chắc chắn” từ trong trí óc của anh ta. Nhưng tất cả những gì anh ta nói là “ được rồi, hãy thử đi”.

Trong một cuốn sách khác tôi đã viết rằng:

Thuật thôi miên là phương pháp chính mà tôi đã sử dụng để giúp bệnh nhân thẩm định những hồi ức về kiếp trước. Mục đích của thuật thôi miên, cũng như thiền định, là thẩm định tiềm thức. Trong tiềm thức, những quy trình tinh thần xảy đến mà không hề có sự nhận thức sáng suốt. Chúng ta đã trải qua những giây phút của trực giác, trí tuệ, và sáng tạo khi những quy trình này lóe sáng trong sự nhận thức sáng suốt.

Tiềm thức không hề bị hạn chế bởi những ranh giới áp đặt của lôgíc, không gian, hoặc thời gian. Nó có thể nhớ tất cả mọi thứ, bất kể thời gian. Nó có thể vượt qua điều

thường tình để đạt đến một trí tuệ siêu việt. Thuật thôi miên thẩm định trí tuệ của tiềm thức bằng cách tập trung để đạt được phương pháp điều trị. Chúng ta nằm trong trạng thái thôi miên khi mối quan hệ bình thường giữa nhận thức và tiềm thức được định dạng lại để tiềm thức đóng vai trò nổi bật hơn…

Khi bạn bị thôi miên, bạn không phải đang ngủ. Sự nhận thức của bạn luôn luôn biết rõ những gì bạn đang trải nghiệm trong lúc bạn bị thôi miên. Mặc dù trong tiềm thức sâu thẳm kết nối, trí óc của bạn có thể nhận định, phê bình và xem xét. Bạn luôn kiểm soát được những điều bạn nói. Thuật thôi miên không phải là một liều thuốc miễn dịch. Bạn không bước vào cỗ máy thời gian và bỗng nhiên tìm thấy bản thân mình chuyển sang một thời điểm khác, một nơi khác mà không hề nhận biết được hiện tại…

Điều này dường như cần có một kỹ năng xuất sắc để đạt đến một mức độ sâu thẳm của thuật thôi miên. Tuy nhiên, mỗi người trong chúng ta đều có những phút thoải mái dễ chịu mỗi ngày, tựa như chúng ta vượt qua tình trạng giữa tỉnh thức và cơn mê ngủ, đó là trạng thái bị thôi miên…

Lắng nghe một giọng nói hướng dẫn của ai đó để tập trung lại, và để giúp đỡ bệnh nhân đạt đến mức độ sâu hơn của tình trạng thôi miên và thư giãn. Thôi miên không có gì nguy hiểm. Chưa có người nào bị “kẹt” trong tình trạng thôi miên cả. Bạn có thể chìm vào trạng thái bị thôi miên bất cứ khi nào bạn muốn. Chưa ai từng xâm phạm đến nguyên tắc tôn giáo đạo đức của riêng họ. Chưa ai có hành động vô ý ngu xuẩn cả. Không ai có thể điều khiển được bạn. Bạn tự điều khiển mình.

Trong trạng thái thôi miên, bạn luôn tỉnh thức và quan sát. Đây là lý do nhiều người bị thôi miên vẫn tham gia tích cực vào thời thơ ấu hoặc những cảnh tượng của kiếp trước trong ký ức, họ có thể trả lời những câu hỏi của nhà trị liệu, nói bằng ngôn ngữ của đời sống hiện tại, biết nhiều vùng địa lý mà họ nhìn thấy, và thậm chí họ còn biết năm nào, thường thì những chuyện này chỉ lóe lên trong mắt hoặc chợt hiện ra trong trí thôi. Khi bị thôi miên, tâm trí vẫn luôn giữ lại sự nhận thức và hiểu biết trong hiện tại, còn những ký ức thời thơ ấu hoặc kiếp trước là được đặt vào ngữ cảnh. Nếu năm 1900 lóe lên, và bạn tìm thấy mình đang xây kim tự tháp vào thời cổ đại, bạn “biết” đó là thời kỳ trước Công nguyên, ngay cả khi bạn không nhìn được những hàng chữ có thật đó.

Đây cũng là lý do mà một bệnh nhân được chữa trị bằng phương pháp thôi miên có thể nhận ra những người sống ở kiếp trước mà anh ta được biết trong kiếp này, ví dụ như khi anh ta tìm thấy bản thân trong cuộc nổi dậy của giai cấp nông dân vào cuộc chiến tranh Châu Âu thời Trung cổ. Đây là lý do mà anh ta có thể nói tiếng Anh hiện

đại, so sánh những vũ khí thô sơ của thời kỳ đó với thứ vũ khí trong thời kỳ này mà anh đã từng nhìn thấy hoặc đã sử dụng, biết niên đại của nó, v.v…

Trí óc hiện tại của anh ta tỉnh thức, quan sát, nhận xét. Anh ta có thể luôn luôn so sánh những chi tiết và những sự kiện trong thời kỳ đó với đời sống hiện tại. Cùng một lúc, anh ta là một nhà quan sát và phê bình phim ảnh, và thường xuyên cùng một lúc là một ngôi sao màn bạc. Anh ta có thể giữ trạng thái vừa thư giãn vừa bị thôi miên.

Với cách giúp cho bệnh nhân khẳng định tiềm thức, thuật thôi miên đưa bệnh nhân vào tình trạng nắm được khả năng phi thường trong việc chữa trị. Nói theo cách ẩn dụ là thôi miên đưa bệnh nhân vào một khu rừng có phép thần thông, nơi có một loại cây thần dược, mà nếu thuật thôi miên tiết lộ cho bệnh nhân về xứ sở thần dược đó, thì quá trình thoái chuyển là cây thần dược có nhiều quả mọng thiêng liêng mà họ phải ăn để trị bệnh.

Phép trị liệu thoái chuyển là một hành động tâm linh quay về thời quá khứ xa xưa nào đó để tìm lại ký ức vẫn còn ảnh hưởng tiêu cực vào kiếp sống hiện tại của bệnh nhân và có lẽ cũng là nguyên nhân của những triệu chứng căn bệnh của họ. Thuật thôi miên cho phép tâm trí bỏ qua những rào cản của ý thức để khai thác thông tin này, kể cả những rào cản đó giúp bệnh nhân tránh sự khẳng định có ý thức về kiếp truớc của họ.

Tôi có thể hộ tống George đi vào khu rừng đó, giữ vai trò của nhà trị liệu bằng cách không nỗ lực đề nghị hoặc tác động vào những quả mọng chín mà anh ta có thể tìm thấy trên cây, bằng cách giữ giọng nói bình tĩnh và dịu dàng để bảo đảm sự thoải mái và thư giãn cho anh ta, bằng cách chỉ hỏi những câu mà anh ta có thể diễn tả thêm nữa về những gì mà anh ta đang nhìn thấy, bằng cách không ngạc nhiên, bằng cách không phán xét về mặt đạo đức, bằng cách không ngắt lời nhưng hướng dẫn anh ta lựa chọn thí dụ – ngắn gọn, bằng cách hành động như một người hướng dẫn.

Anh ta ngồi trên một cái ghế nhỏ, thoải mái. Tôi ngồi đối diện với anh ta. Tôi nói:

– Thư giãn, nhắm mắt lại…

Và chúng tôi bắt đầu. Cả hai chúng tôi đều không biết anh ta sẽ tìm được gì.

George nói:

Tôi là chủ quán trọ người Đức. Tôi đang nằm trên một cái giường trong phòng trên lầu. Đó là vào thời Trung Cổ. Tôi đã già, hơn 70 tuổi, rất yếu, mặc dù gần đây tôi rất khỏe. Tôi có thể nhìn thấy bản thân mình rất rõ. Tôi có vẻ lôi thôi lếch thếch, quần áo

bẩn thỉu. Tôi đang bị bệnh. Đôi cánh tay một thời khỏe mạnh, bây giờ đã gầy yếu. Cơ bắp chắc khỏe đã từng nhấc những hòn đá giờ đã teo đi. Tôi chỉ đủ sức để ngồi dậy.

Từ một khoảng cách của bảy thế kỷ, anh ta nhìn tôi và gục đầu:

– Tôi không có trái tim.

Gia đình đang đứng chung quanh anh ta.

Tôi đối xử với họ rất tệ bạc. Bần tiện với vợ con. Tôi không quan tâm tới họ, rượu chè say sưa, quan hệ bừa bãi. Nhưng họ bị lệ thuộc vào tôi, thậm chí bị tôi đánh đập, họ cũng không thể bỏ tôi đi. Những trận đòn của tôi rất tàn ác. Họ rất sợ hãi tôi.

Gần đây anh bị đột quỵ và đau tim, bây giờ chính anh là người phải lệ thuộc vào họ.

Tuy nhiên, dù anh bạc đãi họ, họ vẫn chăm sóc anh rất ân cần, thậm chí với lòng thương yêu. Người vợ hiện tại là con trai của anh trong kiếp trước, và người con gái bây giờ là vợ kiếp trước của anh.

Sự thay đổi như vậy là điều bình thường. Những người quan trọng trong hiện tại là đã quan trọng trong những kiếp trước đối với chúng ta.

Gia đình mệt mỏi nhìn anh nhưng không hề phàn nàn, vì anh quá yếu, không thể tự chăm sóc. Rốt cuộc, thể xác anh bị suy sụp do bởi những năm tháng rượu chè quá độ. Anh đang bay bổng trên đầu những người thân đang đau khổ, nhìn họ lòng tràn đầy hối lỗi vì đã cư xử quá tồi tệ.

Đó là khoảnh khắc của cái chết thể xác, khoảnh khắc dẫn ta đến sự hồi tưởng lại cuộc đời. Anh kể rằng tội lỗi là điều mà anh cảm thấy đau khổ nhất, tội lỗi cho một đời lãng phí.

Tôi bảo anh ta:

Hãy bỏ đi những tội lỗi, điều đó không còn cần thiết nữa. Gia đình anh vẫn ổn cả, tội lỗi đang kéo anh trở lại.

Chúng tôi cùng khơi lại một kiếp của chủ nhà trọ. Anh sẽ rút ra được bài học gì từ đó? Anh vẫn còn trong trạng thái thôi miên, vẫn còn trong nhà trọ, vẫn nhận thức được khoảnh khắc chết đi. Anh diễn tả những suy nghĩ từng câu ngắt đoạn, nhưng cảm giác giấu sau đó thì rất rõ ràng, trong sáng.

Anh nói:

Nguy hiểm và bạo động chứa đựng sự ngu xuẩn. Thể xác thì mong manh và nhất thời. Sự an ổn chỉ nằm trong tình thương yêu và lòng từ ái. Mọi gia đình đều cần nuôi dưỡng và chăm sóc. Tôi cần chăm sóc họ như họ đã chăm sóc tôi. Sức mạnh vĩ đại là sức mạnh của tình yêu.

Anh kể lại những điều này với một tác động của sự phát hiện, khi chấm dứt, anh dường như kiệt sức. Vì vậy, tôi nhẹ nhàng đưa anh trở lại. Chúng tôi có thể bàn bạc về những điều thầm kín của anh. Những điều mà anh tìm thấy khi anh quay về quá khứ. Anh cởi bỏ cái cảm giác bàng hoàng, sự thoái lui đầu tiên luôn luôn có tác động mạnh, và hứa sẽ quay lại vào tuần sau.

Khi anh ta ra về, tôi tự ghi nhớ một điều: “Có thể nhìn thấy trước kiếp sau từ sự gieo hạt ở kiếp này. Bệnh tim được lập lại. Đánh đập gia đình tái hiện. Một khuôn mẫu như nhau. Một bài học xuất hiện.” Tôi mong chờ George trở lại.

Lần sau khi tôi đưa anh ta trở về quá khứ thì anh là một người lính Pháp 17 tuổi, đang chiến đấu bảo vệ đất nước vào thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong một trận nổ bom, anh bị mất cánh tay trái. Khi trải qua điều này anh chộp lấy cánh tay và kêu đau đớn. Nhưng cơn đau biến mất vì anh nhận ra rằng anh đã chết bởi vết thương. Một lần nữa, ngay khoảnh khắc của cái chết anh đã bay lơ lửng trên thể xác và có thể nhìn thấy bản thân mình vào một thời điểm khác trong cùng một cuộc đời. Anh không còn là người lính nữa mà là một người quan sát, rời khỏi những sự kiện mà anh đã miêu tả. Bây giờ anh là một đứa trẻ không hơn 10 tuổi, làm việc cật lực nhưng sống bình yên trong nông trại với cha mẹ rất đáng yêu và một cô em gái luôn tôn sùng anh. Trong nông trại có nhiều ngựa, bò, gà. Đó không phải là cuộc đời đầy sự kiện đáng ghi nhớ, một cuộc đời trước chiến tranh.

Tôi băn khoăn liệu cơn đau ở cánh tay trái có tương quan với cơn đau tim mà anh đã trải qua cả hai thời kỳ xa xưa và gần đây không, nhưng tôi không chắc lắm. Nhiều khi rất đơn giản để ta nhìn thấy một mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại, nhưng trong trường hợp này tôi không triển khai tốt hơn được.

Tôi không có cơ hội để nghĩ về điều đó lâu hơn, vì bỗng nhiên anh bắt đầu kích động mãnh liệt. Anh nối kết đời sống của người Pháp với một đời sống khác. Điều này xảy ra không bình thường; thông thường việc thoái lui dẫn đến một thời kỳ, dù thường khi bệnh nhân che lấp thời gian và sự kiện khác nhau trong cùng một kiếp. Giờ đây anh là

một chiến binh Mông Cổ hay Tatar, đang sống ở Nga hay Mông Cổ gì đó anh cũng không chắc, cách đây khoảng 900 năm. Một chuyên gia huấn luyện ngựa dũng mãnh đi lang thang giết kẻ thù và tích lũy tài sản kếch sù. Những người bị anh giết thường là những thanh niên vô tội, nhiều người trong số họ là nông dân bị ép buộc đi lính, giống như người lính Pháp trẻ mà cuối cùng anh đã đầu thai. Trong khoảng thời gian đó, anh đã giết hàng trăm người và chết già. Hai trăm năm sau khi anh trở thành chủ nhà trọ người Đức anh ta không hề hối tiếc về những việc đã trải nghiệm. Bản thân anh ta không thấy đau khổ. Anh không hề học được bài học nào cả; có lẽ chuyện này sẽ đến vào những kiếp sau nữa. Cuộc đời chủ nhà trọ dường như là cuộc đời đầu tiên được xem xét lại mà anh cảm thấy ăn năn.

Kiếp làm người Mông Cổ của anh chỉ cho tôi điều gì đó mà gần đây tôi đã hiểu ra: học hỏi về những kết quả của hành động thì không cần thiết là việc tức thời. Anh có thể phải trải qua nhiều kiếp bạo động khác trước khi cảm nhận được những gì mà anh đã gây ra. Tôi không chắc là sẽ trải qua bao nhiêu kiếp; tôi không thể đếm được con số mà anh đã kể.

Có lẽ anh đã bị giết trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất như một nghiệp báo do kiếp làm chiến binh hung hãn. Có lẽ sự ăn năn của người chủ nhà trọ không đủ. Có lẽ nếu anh thay đổi trước những hành vi bạo động, anh đã không trở lại chết tại Pháp. Có lẽ anh đã có cuộc sống lâu dài ở nông trại. Chúng tôi đã thảo luận tất cả những điều này khi tôi đưa anh ra khỏi sự thôi miên. Tôi nghĩ anh đang tâm sự với tôi rằng: giá mà anh không quá hung dữ trong kiếp trước thì có lẽ anh sẽ không quá hung dữ trong kiếp này. Anh đã trải qua kiếp của một kẻ giết người máu lạnh đến chủ nhà trọ thô lỗ rồi người lính Pháp, bị giết trước khi anh có cơ hội cho một cuộc đời trọn vẹn, rồi đến một nhà kinh doanh thành công vẫn giữ lòng tàn nhẫn, bị bệnh tim nguy kịch và bị cao máu.

Ngày hôm đó, tôi viết hai câu: “Giá trị của sự đồng cảm. Anh ta phải cảm nhận được những gì anh ta đã gây ra.” Và “trái tim luôn kết nối với nhiều kiếp sống”. Điều gì sẽ xảy ra tiếp?

Vào kiếp này, anh là một gã đàn ông Nhật đồng tính ở độ tuổi 30, gầy nhom, đang sống vào cuối thế kỷ 19. Gã đang có vấn đề về tình cảm; gã đang yêu một thanh niên trẻ. Gã cảm thấy không có cách nào khác để chiếm được tình yêu của anh chàng này ngoài cách dụ dỗ, vì vậy gã bắt đầu tiến hành. Rượu là một cách. Gã đưa chàng thanh niên đến phòng và chuốc rượu. Chàng trai trẻ chống đối yếu ớt, và đêm đó họ trở thành đôi tình nhân.

Chàng trai trẻ mắc cỡ, bối rối và nhục nhã. Trong nền văn hóa của đất nước anh ta, bệnh đồng tính là hành động mất danh dự và bị cấm đoán; quá xấu hổ vì đã cho phép bản thân mình vướng vào điều đó, chàng trai nổi cơn thịnh nộ. Lần hẹn tới hắn cầm sẵn một con dao hay thanh kiếm gì đó và đâm thẳng vào ngực của tên đàn ông già hơn. George quá gầy yếu nên không thể chống đỡ, và chết ngay tức khắc.

Điểm lại kiếp sống đó là đề tài của thù ghét, giận dữ, thịnh nộ và rượu chè, tất cả đều tái hiện trong kiếp này. George nhận ra một điều lẽ ra anh nên kiên nhẫn hơn. Anh không nên dụ dỗ chàng thanh niên đó mà phải chờ đợi lòng tự nguyện của bạn tình. Anh ta không phán xét sự đồng tính, mà tội lỗi của anh là sự quấy nhiễu lòng tự nguyện của người khác bằng cách lôi kéo họ.

Mối liên hệ tinh tế hơn được đặt lên bàn cân. George bị béo phì làm cho cơn đau tim nguy hiểm thêm. Đôi khi người ta làm tăng cân và giữ cân như một sự bảo vệ. Vấn đề này chung cho phụ nữ bị hành hung, đánh đập, và họ cố gắng tránh sự hành hung bị tái diễn. Và đây là George, người hung hãn lại là nạn nhân của sự hành hung. Bệnh béo phì có vẻ như xuất phát từ kiếp sống đó và một kiếp khác, không phải trong kiếp này. Khi George hiểu ra điều này, ăn kiêng bắt đầu dễ dàng hơn.

Tôi viết: “Vết sẹo trong kiếp trước, có lẽ do vết dao đâm, liên quan đến tình trạng tim mạch trong tương lai?” tôi không chắc lắm, nhưng thường xuyên chúng tôi quay lại với những vết thương hoặc sự yếu ớt ở phần nào đó trong cơ thể, phần của vết thương bất diệt hoặc sự hư hại trong kiếp sống trước.

Trong trường hợp của George mối liên quan này có vẻ là như vậy. Lúc George có thể đi vào sâu hơn, dường như anh ta bị sốc vì những chuyện trải qua và bị thôi thúc bởi những điều đó.

Năm 1981, khi Catherine chìm sâu vào tình trạng bị thôi miên, cô nhớ những bài học có giá trị từ những kiếp trước, và cô mang về những lời nhắn nhủ của các vị thầy. Bây giờ tôi hỏi George, khi anh đang trong tình trạng sâu hơn, “Có gì nữa ở đó không? Có lời nhắn nào cho anh, bất cứ thông tin gì hoặc trí tuệ để anh nhận lại?”

Tôi ghi lại tất cả những điều anh nói như thể tôi đang viết tốc ký: “Đời sống là quà tặng. Đó là một ngôi trường để học cách yêu thương hiện thân trong khía cạnh vật lý nơi mà thể xác và tình cảm tồn tại. Nhưng ngôi trường này có quá nhiều sân chơi, và những sân đó cần được sử dụng. Đời sống vật lý có nghĩa là được hưởng thụ. Điều này là nguyên nhân bạn được ban tặng những cảm xúc. Hãy là người tốt. Tự bạn hãy vui vẻ và hưởng thụ. Hưởng thụ đơn giản nhưng tràn ngập niềm vui của cuộc đời, mà

không hại người, hại vật.”

Khi anh ra về, tôi viết: “Khi George thức tỉnh, anh ta biết lời nhắn nhủ này rất quan trọng vì anh không hề có một niềm vui nào trong cuộc đời này, và đây là điều đơn giản vì sao chúng ta có mặt trên đời. Cũng có rất nhiều sân chơi. Không phải chỉ có công việc là quan trọng. “Hãy là người tốt” có nghĩa là hãy từ ái và quan tâm chu đáo ở mọi cấp độ.”

Lần sau khi George đến, anh nói với tôi về một giấc mơ kỳ lạ. Những điều nghi ngờ về phép trị liệu trở về quá khứ đã biến mất. Anh phấn khởi, đầy hứng thú. Những lời nhắn nhủ đã cho anh bài học về một con người, một sinh vật thiêng liêng đang chan hòa dưới ánh sáng màu xanh mà anh đã thấy lúc đầu tiên của buổi trị liệu. Con người trong ánh sáng xanh đó đã nói với anh rằng anh cần yêu bản thân mình hơn nữa và con người trên trái đất này cần chăm sóc lẫn nhau, đừng sát hại người khác. Anh nhận lãnh sự hướng dẫn đó, kể lại cho tôi nghe, mặc dù không đầy đủ chi tiết. Anh biết lời hướng dẫn dành cho anh, nhưng có quan tâm đến nhân loại ở mọi cấp độ. Anh cần giao tiếp tốt hơn, cần biểu hiện tư tưởng và hành động hơn là đả kích kịch liệt. Tâm linh mách bảo anh hãy dịu dàng hơn. Đừng làm tổn thương người khác.

George nói với tôi rằng có một hệ thống thứ bậc của tâm linh và người đến trong giấc mơ của anh không hẳn là ở một cấp độ cao nhất. Có nhiều nơi khác, nhiều cảnh giới khác thậm chí cao hơn mà không thuộc về trái đất. Anh nói rằng chúng ta vẫn phải học những bài học của các bậc thầy vì điều quan trọng là phải thực hiện. Mặc dù điều này không có sức thuyết phục hoặc chứa đựng như những lời nhắn nhủ mà Catherine mang lại, tôi vẫn cảm động không ít.

Một lần nữa đó là trường hợp mà người bệnh ảnh hưởng đến bác sĩ.

Trong lần điều trị sau của George, sự nối tiếp khác lại rõ nét thêm. Trong một kiếp sống khác vào đầu thế kỷ 18, anh là một phụ nữ nô lệ ở miền Nam. George kết hôn với một người đàn ông rất vũ phu. Người đàn ông là chồng của George trong kiếp đó bây giờ là cha của anh trong kiếp này. Vào kiếp làm phụ nữ nô lệ, George đã bị người chồng đánh tàn nhẫn đến độ bị gãy chân và bị liệt.

kiếp này, cha George là một nguồn sức mạnh dồi dào và là trụ cột chính cho George, đặc biệt trong thời kỳ thơ ấu của anh, bởi lúc đó chân anh bị viêm khớp. Tuy nhiên, cha George quả là một hình ảnh độc tài và hung hãn, những hành động tàn nhẫn giống như con người của ông ở kiếp trước. George cũng lập lại những hành động đó sau này. Lúc nhỏ George đã nhanh chóng nhận ra điều đó và anh đã hoàn

toàn thoát khỏi ảnh hưởng của cha, anh phải đứng lên bằng chính đôi chân của mình, một mối tương quan rõ ràng với kiếp làm nô lệ.

Sự độc lập và sức mạnh trở thành dấu hiệu của cuộc sống đã có tiền căn đau tim của George, có lẽ anh cũng quá chú tâm mang nó bên mình, thậm chí sau khi rời khỏi bệnh viện.

George cần một bài học cân bằng tại kiếp này. Anh phải kết hợp cái uy quyền và khả năng lắng nghe người khác để nhận lời đề nghị cũng như ra lệnh.

Anh trở về một kiếp khác một cách ngắn ngủi, và chỉ nhìn lướt qua. Đó là thời kỳ đồ đá, anh là một người đàn ông mặc quần áo bằng da thú, chân tay đầy lông lá. Anh chết rất trẻ, chết vì đói. Đây cũng là lời giải thích vì sao trong kiếp này anh lại bị béo phì. Con người suýt chết đói, như những người chết trong cuộc tàn sát người Do Thái, khi đầu thai trở lại thường bị quá cân, bởi họ cần dư thừa ký như một sự bảo đảm để không bao giờ bị đói nữa.

Tôi sắp xếp những kiếp trước của George thứ tự theo niên đại như sau: một người ở thời kỳ đồ đá, một chiến binh Mông Cổ, chủ nhà trọ thời Trung cổ, phụ nữ nô lệ bị liệt chân, gã người Nhật đồng tính bị sát hại, người lính Pháp hi sinh vì đất nước. Chắc chắn là còn rất nhiều kiếp sống khác nữa, nhưng anh ta không đi đến đó trong những đợt trị liệu, và có lẽ sẽ không bao giờ. Linh hồn màu xanh nói với anh rằng những kiếp trước chúng tôi đã thấy là rất quan trọng trong kiếp này.

Bây giờ là người đã có kinh nghiệm, George nói với tôi:

Học hỏi cũng là để giữ việc xảy ra ở một đời sống khác. Tôi rất hài lòng với thái độ tích cực của anh.

Anh phát triển những khả năng và làm việc rất lanh lợi. Điều này không dừng lại.

Có nhiều chủ đề phù hợp trong những kiếp anh nhớ lại: bạo động và giận dữ, đau đớn thể xác, sự xúc phạm, cảnh chết chóc đe dọa thường xuyên. Những điều này đi song song với kiếp sống hiện tại của anh. Khi George sắp xếp những kiếp quá khứ lại với nhau, anh thấy rõ ràng kiểu sống hiện nay của anh hết sức buồn thảm. Anh đã say sưa rượu chè. Huyết áp của anh cũng cần điều chỉnh lại. Có thể anh sẽ còn một cơn đau tim khác. Sự hung bạo làm anh có nguy cơ đột quị.

Tất cả những điều này làm tốn thời gian gần 2 năm với một liệu pháp khắc nghiệt,

theo những giai đoạn định kỳ sau đó, khi anh nối kết những nhận thức và những dụng cụ điều trị mà tôi đã đưa, ví dụ như phần thư giãn trong dĩa CD, tôi rất hài lòng khi quan sát thấy anh bắt đầu có những biến chuyển tốt hơn. Anh có thể thư giãn mà không cần thực hành thiền định, thỉnh thoảng tôi đề nghị nhưng anh không tập. Anh thuật lại việc quan hệ tốt hơn với những người trong công ty, anh có thể lắng nghe và chấp nhận những trở ngại mà không nổi cáu, thậm chí cơn giận nổi lên cũng rất ngắn và không đáng sợ. Thỉnh thoảng anh có thể tự thư giãn. Anh nghe CD của tôi nơi văn phòng trong buổi ăn trưa, và dặn thư ký không để người khác quấy rầy anh. Anh bắt đầu chơi gôn, đi câu cá trở lại, và tham dự những trận bóng của đội Florida Marlins.

Về mặt thể chất, George đã tốt hơn nhiều. Huyết áp của anh đã hạ, chức năng hoạt động của tim cũng hồi phục. Anh bắt đầu tập thể dục, giảm rượu, ăn kiêng theo chế độ dinh dưỡng, với sự giúp đỡ của vợ mình. Nhiều lần tôi cho cô ta có mặt trong những buổi trị liệu,

cô đã thấy rõ những tiến bộ của chồng với lòng biết ơn chân thành vì giờ đây chồng cô đã biết cảm thông. Đối với con cái anh đã trở nên một người cha tốt, một người bạn, một người hướng dẫn, không còn là tên độc tài nữa.

Điều thay đổi này dẫn đến điều thay đổi kia, tiến trình của sự thay đổi đã đến sớm, cái mà chúng tôi gọi là vòng luân chuyển đầy năng lực. Thành công này tiếp nối thành công khác.

Anh kể với tôi:

Tôi có một thoáng nhìn về đời sống khác. Tôi nhìn thấy kiếp sau tôi sẽ là một người thầy giáo đáng yêu với đám trẻ con. Đó là một đời sống rất hạnh phúc, đầy mãn nguyện. Những kỹ năng tôi đã học là những gì tôi có thể mang lại cho kiếp sống hiện hữu này. Và tôi nhìn thấy một thế giới khác, chỉ một thoáng nhìn thôi. Những công trình, những ánh sáng trong suốt như pha lê, và con người, ông biết không, đầy hạnh phúc thư thái.

Tôi rất ngạc nhiên. Như tôi đã kể là từ trước tới giờ tôi chưa hề có ý định đưa một người nào đi đến tương lai. Tôi cho là cảnh tượng anh ta thấy có thể là phép ẩn dụ, một biểu tượng mà tâm hồn anh đã ước ao trong những ngày gần đây. Hoặc có thể đó không khác gì hơn một giấc mơ bị ảnh hưởng do chúng tôi hiểu biết về quá khứ của anh. Mặc dù vậy, có lẽ những gì anh ta thấy là đúng.

Vào cuối buổi trị liệu sau cùng, tôi viết: “Anh ta đã chữa lành trái tim tinh thần lẫn thể

chất”. Bác sĩ Barbara Tracy, bác sĩ tim mạch của anh, khẳng định hoàn toàn phần thể chất. Tôi biết bây giờ George tràn đầy hy vọng. Cuộc sống bỗng nhiên quá quan trọng đối với anh. Tinh thần trở thành một phần của bản chất tâm lý. Gia đình quan trọng. Bạn bè quan trọng. Đồng nghiệp quan trọng. Niềm vui cũng quan trọng.

Anh chuẩn bị cho một bước tiếp theo trong sự tiến hóa của mình. Khi thể xác George mất đi, linh hồn của George sẵn sàng quay trở lại, tôi tin chắc rằng cấp độ trong đời sống mới của anh sẽ cao hơn; chắc hẳn nó sẽ hoàn toàn nhẹ nhàng, dịu dàng hơn những đời sống mà anh đã trải qua. Anh cũng không quay lại và tìm hiểu những bài đã học từ những kiếp quá khứ. Điều đó sẽ làm mất thời gian hơn để anh đạt đến một giai đoạn mà hiện nay anh đã có. Có lẽ anh phải dành nhiều kiếp nữa cho một giai đoạn giận dữ, bạo động, trước khi anh rút ra bài học kinh nghiệm bản thân về những chân lý mà anh đã nhìn thấy trong những lần trị liệu. Liệu pháp chữa trị cho anh đã hoàn thành, tôi không còn xem anh như bệnh nhân nữa. Anh cũng nghĩ như vậy. Tôi muốn có cơ hội đưa anh đi đến tương lai, không phải vì mục đích chữa bệnh, mà vì chúng tôi muốn nhìn thấy những kiếp sống bất bạo động của anh sau này như thế nào.

Cuộc sống hiện nay của George đã thay đổi do từ bỏ hung dữ và nóng giận, khuyết điểm lớn của anh. Những kiếp sống hiện tại và quá khứ của nhiều bệnh nhân khác đã minh chứng khả năng thay đổi như thế nào trong hàng tá khía cạnh khác nhau trong cuộc đời, và họ suy ra phải là hàng trăm. Hiếm khi có một người thông hiểu nhiều bài học trong một cuộc đời, mặc dù họ vẫn còn giữ sự chú ý lắng nghe người khác.

***

Vì nhiều mục đích trong cuốn sách này, tôi phân chia ra nhiều bài học trong những lĩnh vực riêng rẽ khác nhau, dù chúng có trùng lấp với nhau, và sự tiến hóa trong người này có thể dẫn dắt đến sự tiến hóa của người khác. Lịch sử cũng đưa ra nhiều ví dụ đáng kể của con người tiến hóa đến những đời sống mới. Những đời sống này giúp họ phát triển hơn, và dần dần họ sẽ phát triển đến độ cao nhất.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.