Ngày Hội Quả Bí
Chương 14
Herule Poirot đi khỏi. Feremy Fullerton trở lại ngồi sau bàn, tay gõ gõ lên tấm giấy thấm đặt sau bàn.
Oâng mở tập hồ sơ, đọc lướt một trang, song không tài nào tập trung vào văn bản. Một loạt sự việc xưa cũ trở về trong trí óc. Hai năm… gần hai năm rồi… vậy mà sáng nay, cái tay thám tử nhỏ bé có bộ râu mép ngắn và đi đôi giày da bóng đã làm ông nhớ lại tất cả.
Một cuộc đàm thoại cách đây đã hai năm.
Cô gái ngồi trước mặt ông, một cô gái tầm thường, da rám nâu, miệng rộng, gò má cao, đôi mắt cứng cỏi nhìn ông không chút sợ hãi. Một bộ mặt nhiều cảm xúc, hằn bao nỗi đau thương. Olga Seminoff, giờ này cô ở đâu? Bằng cách này hay cách khác, lẽ ra cô phải thành công, nhưng thành công cái gì nhỉ? Ai mà giúp cô được?
– Cô đã từ một nước Trung Aâu đến đây, hẳn là cô đã trở về đó rồi?
Feremy Fullerton tự coi mình là người tuân thủ và bảo vệ pháp luật. Ông tin tưởng pháp luật và coi thường những quan tòa nào coi nhẹ nó. Tuy nhiên, ông vẫn có thể thông cảm với một số người, như Olga Seminoff. Ông đã có sự thông cảm như thế khi Olga nói với ông:
– Tôi đến để nhờ ông giúp đỡ. Năm ngoái, ông đã rất tốt, đã giúp tôi nhiều trong việc hoàn tất các giấy tờ để tôi được ở lại nước Anh thêm một năm nữa. Lần này tôi đã nhận được thư nói: “Cô không cần phải trả lời các câu hỏi mà người ta đặt ra ở các nơi. Nếu muốn, hãy nhờ một công chứng đại diện cho mình.” Vì thế tôi đến gặp ông…
Fullerton nhớ lại cái giọng khô khốc của mình khi trả lời cô gái, mặc dù ông muốn che giấu sự khổ tâm vì không giúp được cô:
– Hoàn cảnh năm ngoái khác với năm naỵ Lúc này, tôi là đại diện của bên nguyên đơn, tức là ông bà Drake, do đó tôi không thể đứng về phía cộ Như cô đã biết, tôi đã làm công chứng viên của bà Llewellyn – Smythe.
– Nhưng bà ấy chết rồi, cần gì công chứng nữa!
– Bà ấy rất quý cô.
– Phải rồi, bà ấy quý tôi, cho lên mới để lại tài sản cho tôi.
– Toàn bộ gia sản?
– Chứ sao ông? Bà ấy có ưa gì gia đình.
– Cô nhầm. Bà ấy rất yêu ông cháu của cô em họ.
– Yêu ông cháu thì còn có lý, nhưng không yêu vợ Ông ta, mà bà ấy cho là hay gây phiền toái. Vợ Ông Drake luôn luôn xông vào công việc của bà Llewellyn – Smythe, can thiệp vào đời tư của bà. Ví dụ, không cho bà ấy ăn những thứ bà thích.
– Đó chỉ là thiện ý mà thôi. Bà ấy chỉ muốn buộc bà cô theo đúng lời khuyên của thầy thuốc.
– Con người ta thường không thích nghe lời thầy thuốc, và không chịu nổi người thân bó buộc. Họ muốn sống theo ý mình. Bà Llewellyn – Smythe giầu, rất giầu, bà có thể làm gì bà muốn, có quyền sử dụng tài sản của mình theo ý thích. Vợ chồng Drake đã khá sung túc: họ có nhà đẹp, quần áo đắt tiền, hai xe hơi. Họ sống thoải mái, tại sao còn muốn hơn.
– Họ là họ hàng duy nhất của bà Llewellyn – Smythe.
– Bà ấy muốn tài sản thuộc về tôi! Bà ấy thương tôi, biết là tôi sẽ khổ nhiều. Bố tôi bị bắt rồi đưa đi đâu biệt tăm. Rồi đến lượt mẹ tôi. Cả gia đình tôi đã mất. Ông không hiểu nỗi thống khổ của chúng tôi. Ông đứng về phía Cảnh sát. Ông không đứng bên phía tôi.
– Không, tôi không thể đứng về phía cộ Tôi lấy làm tiếc về những gì đã xảy ra cho cô, nhưng lỗi là tại cô.
– Không đúng! Tôi không làm điều gì không phải! Tôi rất chăm sóc bà ấy. Tôi lén mang tới cho bà đủ thứ bà ấy thích mà bị cấm không được ăn. Nào sôcôla, nào bơ…
– Vấn đề không phải là sôcôla hay là bơ.
– Tôi quan tâm đến bà, chăm chút từng li từng tí. Vì thế mà bà trả ơn tôi. Vậy mà giờ đây, bà ấy chết và ký giấy để lại tất cả cho tôi, thì bọn nhà Drake lại bảo tôi không được gì! Họ nói đủ thứ chuyện, nào tôi gây sức ép cho bà, nào chính tôi đã viết cái di chúc, trong khi chính là bà tạ Bà ta viết! Viết xong, bà bảo tôi ra ngoài và gọi bà phục vụ và bác làm vườn vào. Bà bảo họ ký vào các tờ giấy để làm chứng cho tôi. Vậy tại sao bây giờ tôi không được hưởng? Tại sao tôi không được quyền có cơ may hạnh phúc trên đời?
– Tôi đang giải thích cho cô rằng…
– Tất cả chỉ là dối trá! Các người bảo là chính tôi viết, không ai cãi được.
– Đủ rồi, thưa cô! Giờ đây, hãy nghe tôi. Đừng la lối nữavà nghe tôi. Có đúng là những lá thư đọc cho cô viết, bà Llewellyn đã yêu cầu cô bắt chước chữ viết của bà? Vì bà ta có ý nghĩ cổ hủ rằng thư gửi bạn bè, thân hữu mà đánh bằng máy chữ là không lịch sự?
– Phải. Bà bảo: “Olga, cháu trả lời những thư này đúng như ta đã đọc để con ghị Nhưng phải chép lại, bắc chước chữ của ta cáng giống càng tốt.” Bà ấy yêu cầu tôi tập viết giống chữ bà. “Nếu có hơi khác một chút, cũng không sao”, bà ấy nói. “Rồi cháu ký thay cho tạ Ta không muốn mọi người biết là ta không thể tự tay viết thự Bàn tay ta đau khớp rất khó chịu, nhưng ta nhất định không viết thư bằng máy chữ.”
– Lẽ ra cô nên giữ nguyên nét chữ của mình, rồi cuối thư ghi thêm đại loại “do thư ký chép lại”…
– Bà ấy không muốn thế. Bà ấy nhất định muốn gây cảm tưởng là do chính tay bà viết.
Và điều đó, như Fullerton lúc ấy đã nghĩ, đúng là một nét tính cách phù hợp với bà già. Bà ấy không cam chịu là không thể sống như đã từng sống. Điều Olga nói rất hợp lý, lời lẽ hết sức thật thà nên lúc đầu bản bổ sung được coi là thật và có giá trị. Chính tại văn phòng này – Fullerton nhớ rõ – sự nghi ngờ mới nảy sinh sau ý kiến của anh cộng sự trẻ:
– Tôi khó tin là chính bà Louise Llewellyn – Smythe đã thảo văn bản này. Đành rằng bà ấy đau khớp, song hãy so sánh nét chữ này với những giấy tờ khác của bà. Có một cái gì không ổn trong bản bổ sung này.
Fullerton đã tán thành ý kiến ấy, và cà hai quyết định yêu cầu sự giám định của chuyên gia. Họ trả lời dứt khoát: chữ viết ở bản bổ sung khác chữ viết ở các giấy tờ khác, tức không phải chữ viết của người quá cố. Nếu Olga không tỏ ra cố chấp, chỉ bằng lòng nhận một số tiền vừa phải, có thể gia đình Drake cũng chấp nhận, dù có tiếc rẻ. Fullerton thương hại, rất thương hại Olgạ Cô ta đã đau khổ từ tấm bé, mồ côi cha mẹ, không anh em chị em, nạn nhân của bất công và sợ hãi. Do đó sinh ra tâm lý đòi hỏi nhiều để đền bù.
– Tất cả mọi người chống lại tôi – Olga nói thêm. Các người không công bằng với tôi, vì tôi là người xa lạ. Tôi không ở xứ này, vì tôi không biết nói năng thế nào, biết cầu cứu ai.
– Theo tôi, tốt nhất là cô nên vấn lương tâm…
– Chính bà ấy chứ không phải tôi viết bản di chúc. Bà ấy viết rồi bảo tôi ra để hai người khác ký.
– Cô thừa biết là có nhiều lời chứng nói trái lại những gì cô khẳng định. Người ta nói là nhiều khi bà Llewellyn – Smythe ký đại mà chẳng biết mình ký cái gì. Nói thật nhẹ, điều thuận lợi cho cô là cô là người nước ngoài, hiểu tiếng Anh còn bập bõm. Chiếu cố điều ấy, nhiều khả năng là cô sẽ chỉ bị phạt nhẹ.
– Thế thì thà tôi bỏ đi trốn còn hơn.
– Tôi rất ái ngại cho cô, nếu cô muốn, tôi sẽ giới thiệu cho cô một luật sư giỏi để cãi giúp cô trong phiên tòa. Đừng nghĩ đến chuyện bỏ trốn, hành động như trẻ con!
– Tôi đã dành dụm được ít tiền – Và cô còn nói: Ông đã tỏ ra thông cảm với tôi, tôi tin ông, nhưng ông từ chối giúp tôi vì còn có luật pháp. Luật pháp! Tôi sẽ đi đến nơi mà không ai tìm ra tôi!
Và lúc này, Fullerton nghĩ: không ai tìm ra cô thật. Giờ này cô ở đâu?
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.