Ngày Hội Quả Bí

Chương 22



Poirot chậm chạp leo cái dốc đi lên nhà ông bạn Cảnh sát hưu trí. Đột nhiên ông dừng bước, quên phứt đôi chân đau và con đường dốc. Ông vừa ghép lại những sự việc mà ông đã ngờ ngợ là chúng có một điểm chung. Và chợt nhận ra là nếu không lập tức có biện pháp, rất có thể một nạn nhân mới sẽ gặp nguy hiểm.

Xốn xang vì ý nghĩ đó, ông lên tới nhà “Ngọn thông” vừa lúc bà Elspeth McKay bước ra bậc cửa.

– Ông Poirot, trông ông có vẻ mệt? Vào đây ngồi.

– Ông anh bà có nhà không?

– Không. Anh ấy vừa chạy ra gạ Hình như có tai nạn.

– Đã xảy ra rồi? Không thể được!

– Ông nói gì?

– Không, không. Chuyện gì vậy?

– Tôi không biết. Ông Jim Raglan gọi điện, yêu cầu anh tôi xuống ngaỵ Để tôi pha cho ông chén trà nhé?

– Không, xin cảm ơn, nhưng có lẽ… có lẽ tôi phải trở về nhà trọ. Chân tôi đau, phải về thay giày.

Bà Elspeth cúi nhìn chân thám tử.

– Đúng là đôi này không tiện. À mà, ông có thự Từ nước ngoài. Để tôi vào lấy.

Một lát sau, bà ra, đưa thư cho Poirot.

– Nếu không cần giữ phong bì, ông cho tôi xin, để cho một đứa cháu nó thích sưu tập tem.

– Vâng, bà cứ lấy.

Poirot bóc thư rồi đưa phong bì cho chủ nhà. Bà cảm ơn rồi trở vào bên trong.

Olga Seminoff đã không trở về quê hương, ở đây cô không còn ai thân thuộc. Nhưng ở đó còn một người bạn, một bà đứng tuổi mà Olga lâu lâu có viết thư, kể về cuộc sống ở Anh. Cô báo tin cô rất hòa hợp với chủ; bà chủ nghiêm khắc, khó tính, nhưng ngược lại rất hào phóng.

Trong những thư gần nhất – cũng cách đây một năm rưỡi rồi – cô có nói loáng thoáng đến một chàng trai mà cô hy vọng sẽ kết hôn khi nào anh này làm ăn khấm khá. Trong thư cuối cùng, Olga lại nói về dự định hôn nhân này, có vẻ tiến hành thuận lợi. Khi bặt tin của người đồng hương, bà bạn yên trí Olga đã lấy chồng và thay đổi chỗ ở. Song bà không biết tên chàng trai người Anh là ai.

Mọi việc có vẻ ăn khớp – Poirot nghĩ, Lesley Firrier hẳn đã nói chuyện hôn nhân với Olga, nhưng chưa hứa hẹn gì sâu hơn. Bà Llewellyn – Smythe được mô tả là người “hào phóng”. Tiền nhận được của bà, Olga chắc đã đưa cho Lesley để thúc đẩy anh này làm giấy giả mạo cho hai người cùng hưởng.

Nhân bà McKay lại ra sân, Poirot liền hỏi xem bà nghĩ gì về những suy luận của ông liên quan đến cặp Lesley – Seminoff.

Bà Elspeth suy nghĩ một lát rồi mới nói:

– Nếu hai đứa ấy yêu nhau, chắc chúng đã giấu thật kín. Không thấy ai đồn đại gì về họ, mà ở đây trai gái đi với nhau thì mọi người chẳng chóng thì chầy đều biết.

– Firrier đã đi lại với một phụ nữ có chồng, nên chắc phải dặn Olga giữ kín mối quan hệ.

– Có thể. Mặt khác, bà Llewellyn – Smythe biết Firrier là người không tốt nên đã khuyên cô hầu phải cảnh giác.

Poirot gấp cẩn thận lá thư của ông Goby, bỏ vào túi.

– Để tôi pha cho ông một tách trà trước khi đi.

– Cảm ơn bà, nhưng tôi muốn về ngay để thay giày. Bà không đoán được ông anh bao giờ về?

– Chịu.

Poirot cáo từ, trở về khách sạn. Vừa bước lên bậc thì cửa mở, bà chủ trọ hiện ra, vẻ bí mật:

– Có một bà muốn gặp ông. Chờ ông đã khá lâu. Tôi đã nói không biết ông đi đâu, bao giờ về, bà ấy cứ đòi đợi. Đó là bà Drakẹ Có vẻ như bà ấy rất sốt ruột. Xưa nay bà ấy bình tĩnh lắm, chắc bị sốc vì cái gì. Tôi để bà ấy ở phòng khách. Tôi đi pha trà nhé?

– Không, cảm ơn. Có lẽ để tôi nghe xem bà ấy muốn gì đã. Poirot vào phòng khách. Nghe tiếng cửa khép lại, bà Rowena Drake quay giật người.

– Ông Poirot! Ông đã về!

– Rất tiếc, thưa bà, tôi không biết bà tìm tôi. Chẳng hay có chuyện gì?

Đó là một câu hỏi Poirot không ngờ phải hỏi người phụ nữ này. Bà Drake vốn là người luôn chủ động, thật kỳ lạ!

– Ông biết rồi ư?

– Biết gì?

– Kinh khủng! Nó chết rồi…có người giết nó!

– Ai chết?

– Nó chỉ là đứa trẻ, thế mà tôi cứ nghĩ… sao tôi ngu xuẩn quá thế! Lẽ ra tôi phải tin cậy ông. Tôi cảm thấy mình rất có tội đã nghĩ là mình biết làm gì hơn ai hết… Tôi làm thế vì tin rằng đó là giải pháp tốt nhất. Ông phải tin tôi.

– Mời bà ngồi xuống và kể rõ xem nào. Lại một đứa trẻ nữa chết… đứa nào?

– Lèopold, em nó.

– Lèopold Reynolds?

– Phải. Người ta tìm thấy nó trên con đường đồi. Tôi đoán, từ trường về nhà, nó muốn đi vòng để nghịch ở khe suối chỗ đó. Kẻ nào đã dìm đầu nó xuống nước cho đến lúc chết ngạt.

– Y như Joyce.

– Vâng. Chắc chắn hành động này chỉ là của một tên loạn óc. Đáng lo là không có một dấu vết gì để truy tìm. Khổ một cái là tôi đã đoán đúng! Nhưng cứ tưởng…

– Lẽ ra bà phải nói hết với tôi.

– Vâng. Ông đến hỏi tôi về chuyện đánh rơi lọ hoa, mà cô Elizabeth Whittaker cho là tôi giật mình vì nhìn thấy cái gì bất thường. Tôi đã chối vì nghĩ rằng…

Bà im bặt. Poirot dồn:

– Và bà có thấy cái gì thật?

– Vâng, tiếc là tôi đã không nói với ông sớm hơn. Cửa phòng sách mở ra và nó xuất hiện ở bậc cửa. Nó đứng sững một lát rồi biến ngay.

– Nó là ai?

– Là Lèopold.

– Bà cho là… là Lèopold vừa giết chị xong. Phải thế không?

– Phải. Nhưng thấy Lèopold có vẻ gì là lạ. Về mặt nào đó, nó là một thằng bé đáng sợ, luôn luôn gây cho ta cảm tưởng không bình thường. Rất thông minh, nhưng có vẻ sống khác người. Lúc trông thấy nó, tôi nghĩ bụng: “Sao Lèopold không ở cùng các bạn chơi trò Snapdragon? Cậu ta tìm cái gì trong phòng sách?” Sau đó, tôi quên ngay chuyện ấy, nhưng sự xuất hiện bất ngờ của nó đã làm tôi sửng sốt đến mức đánh rơi lọ hoa. Đến khi phát hiện Joyce bị giết, tôi mới nghĩ lại chuyện đó, và suy luận ra…

– Là Lèopold đã giết chị nó.

– Vâng… Một xét đoán sai lầmkinh khủng. Nay đến lượt Lèopold bị giết, có nghĩa là nó đã vào phòng sách, nhìn chị nó… chết, và bị sốc mạnh. Muốn chạy trốn mà không ai biết, nó nhìn nhanh ra ngoài và thấy tôi, thế là nó vội rút mau.

– Và bà không nói gì cả? Kể cả sau khi phát hiện vụ án?

– Nó… nó còn nhỏ quá, chưa tới mười một tuổi. Tôi có cảm tưởng nó không nhận thức được tầm vóc việc nó làm… ý của tôi hoàn toàn trong sáng, thưa ông. Tôi nghĩ như thế là tốt nhất.

Poirot nói, giọng lững lờ:

– Hôm nay tôi vừa được biết Lèopold gần đây tiêu xài nhiều lắm. Chắc có ai cho tiền nó để nó giữ yên lặng.

– Nhưng ai… ai?

– Rồi chúng ta sẽ biết.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.