Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não
Chương 3: THÀNH KIẾN (CHÚNG TA CHỐNG LẠI HỌ)
Vào năm 1992, một nông dân Croatia tên là Adem đã kể một câu chuyện kinh hoàng. Trong một cuộc phỏng vấn với một phóng viên và tác giả người Mỹ, Peter Maas, Adem cúi gập người xuống, thì thầm tường thuật về những sự kiện quá tàn nhẫn mà chúng dường như đã làm cạn kiệt sức mạnh và tâm hồn từ thân thể của ông. Thậm chí giọng nói của ông có thể dường như biểu lộ nhiều hơn là thì thầm. Những năm về trước, ông nói, những mối quan hệ giữa những người Serb và Croatia đã thoái hóa. Chỉ trong một năm, họ đã thấy những đặc tính cá nhân tan biến, cuốn hút vào trong một thành kiến không có bất cứ một chức năng phân biệt nào: Chúng Ta chống lại Họ. Và rồi thì một đêm nọ, những thái độ thù địch đã trở thành một cơn ác mộng từ việc mà Adem không thể tỉnh táo lại. Đêm hôm ấy, những người Serb từ một làng láng giềng vây bắt ba mươi lăm người đàn ông trong làng của Adem và cắt cổ họ…
Mùa thu trước, những kẻ giết người đã giúp những nạn nhân của họ thu hoạch mùa màng. Các người Serb này đã từng là những người bạn của họ, những người đã từng chia sẻ đời sống với họ – và bây giờ, đã đem đến cái chết cho họ một cách không thể hiểu nổi.
Hai năm sau, trên một lục địa khác, một mùa xuân dễ thương, và đời sống tốt đẹp cho nhiều người trong một làng quê Phi châu, Nyarubuye. Bạn bè và láng giềng làm việc với nhau trên những cánh đồng, cày cấy mùa màng lúa miến, và, vào những ngày nghĩ, xem lễ ở Thánh đường với nhau. Mặc dù mọi người phân chia khác biệt thành bộ tộc, hoặc là Tutsi hay Hutu, Gitera, một nông dân địa phương nói, “Cuộc sống bình thường. Đối với chúng tôi, cho đến khi nào có một mùa thu hoạch vừa đủ để chúng tôi không phải mua thực phẩm từ cửa hàng, tôi có thể nói là chúng tôi vui mừng.”
Ngôi làng ở Rwanda, một xứ sở của căng thẳng và xung đột lâu dài giữa hai “sắc tộc chính,” Hutu và Tutsi. Vào ngày sáu tháng Tư, 1994, tổng thống người Hutu, Juvénal Habyari-mana, bị ám sát, đã làm tan vỡ một cuộc ngừng bắn mong manh đã có từ việc ký kết hiệp định hòa bình giữa hai nhóm vào mùa thu trước. Vụ ám sát châm ngòi sự phẩn uất và thù hận đã sôi sục từ lâu ngay bên dưới bề mặt, giáng xuống sự diệt chủng thiểu số người Tutsi dưới bàn tay những kẻ thống trị Hutu.
Chỉ chín ngày sau, Gitera đã thấy mình sử dụng một chiếc rựa đẫm máu, chém chặt những người láng giềng cạnh nhà đến chết, bà mẹ, những đứa con, mọi người – bên trong thánh đường của làng. Những người Tutsi địa phương đã chạy trốn vào đấy, chắc chắn một nơi tị nạn an toàn có thể được tìm thấy trong một nơi mà họ đã học tập cùng với những người Hutu láng giềng rằng giết người là một tội lỗi. Thay vì thế, bảy nghìn người đàn ông Hutu đã bao vây nhà thờ và tàn sát hầu hết mọi người trong ấy, chém chặt và đánh đập những người hàng xóm cho đến chết với mã tấu và gậy gộc. Gitera đã diễn tả một cảnh kinh khiếp không thể tưởng tượng nổi, thấy “người ta cụt tay cụt chân… lăn lộn chung quanh và la hét trong kinh hoàng cực độ, không tay không chân…” Gitera cuối cùng thêm rằng, “Những người này là láng giềng của tôi.”
Những sự kiện như vậy đã và đang xảy ra khắp mọi nơi Rwanda, với vô số sự việc – một đứa bé mười tuổi bị chôn sống, một bà nội trợ Hutu đi bộ qua nhà hàng xóm bên cạnh và chém giết những đứa trẻ từng là bạn thân của con cái bà, những chuyện tra tấn không nói ra – khi những gì được tiến hành với những nhóm vũ trang tổ chức kỹ càng gởi tới những thôn xóm tàn sát những người Tutsi biến thành một cuộc tắm máu điên cuồng, một sự miệt mài chém giết bởi thường dân, những người được khuyến khích bởi chính phủ và triệu tập bởi đài truyền thanh nhà nước Rwanda làm náo động lên liên tục một luồng tuyên truyền vô nhân đạo, liên hệ đến người Tutsi như không phải là những con người mà như những “con gián” phải bị tiêu diệt. Nhiều thường dân đã tham gia trong cuộc tàn sát diệt chủng.
Những con số của cuộc diệt chủng được là đáng kinh ngạc – phỏng đoán khoảng tám trăm nghìn đến một triệu nông dân Tutsi (cũng như những người Hutu ôn hòa) đã bị tàn sát trong một trăm ngày! Không phải với bom, súng máy, hay lò hơi ngạt – mà hầu hết từng người một, gần bên cạnh, cá nhân. Một nhân chứng báo cáo rằng ông ta đã thấy “chồng giết vợ, vợ giết chồng, láng giềng giết hàng xóm, anh em giết chị em, chị em giết anh em, và con cái giết cha mẹ.” Trong một trăm ngày, dường như mọi đặc trưng và mệnh danh xã hội, như chồng, vợ, anh em, chị em, láng giềng, bè bạn, già, trẻ, nông dân, bác sĩ, hay giáo sĩ đều biến mất cả – chi còn hai thứ tồn tại: “Chúng ta” và “họ”.
“Thưa Đức Thánh Thiện,” tôi bắt đầu, “trong cuộc đàm luận cuối cùng vừa qua, chúng ta đã tập trung trên tầm quan trọng của sự nối kết với những người khác, của một cảm giác liên hệ, một mối ràng buộc nhân loại căn bản. Ngài đã đề cập làm thế nào chúng ta có thể đồng nhất hóa với một nhóm người mà không đánh mất ý nghĩa tự thân và có nhiều loại nhóm người mà chúng ta có thể đồng cảm với, cho dù nó là với gia đình, hay cộng đồng, hay quốc gia chúng ta, v.v… Và trong thực tế có nhiều nghiên cứu về vấn đề liên hệ xã hội là không chỉ liên kết với hạnh phúc lớn hơn, mà cũng là với sức khỏe thân thể và tinh thần tốt hơn và nhiều phần thưởng khác, ngay cả sự sống lâu.
“Cùng một lúc, chúng ta đã xác định vấn đề rằng một khi chúng ta có một “Chúng Ta” chúng ta cũng sẽ có một cái “Họ”, là điều thành lập nên khả năng cho thành kiến, thù hận, và trong những trường hợp cực đoan nhất của những loại vô nhân đạo nơi mà chúng ta sẽ nhận thức những sự khác nhau giữa nhóm của chúng ta và nhóm khác là quá rộng mà chúng ta thậm chí không thể nhận ra họ như những con người. Và từ đấy không chỉ là một bước ngắn đến những hành động hung bạo và ngay cả sự diệt chủng.”
“Thấy một nhóm khác như ‘những người thấp kém’ là một thí dụ cực độ về những gì là khuynh hướng tự nhiên để tách biệt chính chúng ta thành “Chúng Tôi” và “Họ” đức Đạt Lai Lạt Ma nói. “Vì thế nhằm để ngăn chặn gốc rễ những vấn đề ông đề cập, tôi cảm thấy rằng chúng ta cần nhìn một cách nghiêm khắc vào chính khuynh hướng tự nhiên tách biệt thành những nhóm và nhìn vào thế giới trong dạng thức của Chúng Ta và Họ.”
“Rồi thì hãy để điều này như đề tài đầu tiên mà chúng ta khám phá hôm nay – khuynh hướng tự nhiên của con người để phân chia chính chúng ta thành những nhóm: ‘Trong nhóm’ và ‘ngoài nhóm’”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như sảng khoái, sẵn sàng để khám phá. “Vâng. Rất tốt!” Nắm bắt ngài vào buổi sáng luôn luôn là một việc tốt đẹp.
Tôi nói, “A, trong việc bắt đầu trên trình độ căn bản nhất, trước tiên tôi nghĩ có một căn bản sinh vật học, từ quan điểm tiến hóa, tại sao con người có khuynh hướng tự phân chia chính họ trong cách này. Nhưng dĩ nhiên, như ngài thường nhắc nhở tôi, những thứ này có thể là phức tạp. Do vậy, có thể có nhiều nguyên nhân khác về những thứ phân chia này ‘chúng ta và họ’, chẳng hạn những nguyên nhân tâm lý. Thí dụ, ngay bây giờ, Cúp Bóng Đá Thế Giới đang diễn ra. Nếu ngài thích một đội nào đó, ngài là một người hâm mộ, và nếu ai đấy hỏi ngài kết quả của một trận nào đấy, ngài không nói, “Ô, họ thắng.” Ngài nói, “Chúng tôi thắng!” Ngài biết không, ngài đồng hóa với nhóm thành công. Dĩ nhiên, người ta thích cảm giác tốt đẹp về chính họ. Và một cách làm như thế là bằng việc đồng hóa với một nhóm, nhóm thành công.
“Nhưng cũng có thể có một nguy hiểm lớn,” tôi tiếp tục. “Năm ngoái, thí dụ, có một sự kiện mà trong ấy hơn một trăm người đã bị giết trong một vụ náo loạn tại một trận bóng đá ở Phi châu. Ngài biết không, điều này nhắc nhở tôi, một người bạn mới nói với tôi về chiều hướng gia tăng của tính lưu manh gây rối quanh thế giới, với những cuộc đột kích, đâm chém, bắn súng bạo động, những người hâm mộ bị dẫm nát trong sự chạy trốn tán loạn của con người – hàng nghìn trường hợp khắp nơi trên thế giới. Ông ta gọi nó là Tệ Nạn Anh Quốc. Và nếu loại bạo động này có thể chỉ nổ ra qua một cuộc tranh chấp tưởng chừng như ôn hòa như một trận đá bóng, thế thì hy vọng nào ở đấy?” tôi thở dài.
Trong một khoảnh khắc, cả hai chúng tôi cùng im lặng, rồi tôi tiếp tục. “Nhưng tôi phỏng đoán câu hỏi đầu tiên là, tại sao điều này ‘Chúng Ta chống lại Họ’ là một đặc trưng tinh thần mạnh bạo của con người?”
Đức Đạt Lai Lạt Ma im lặng một lúc lâu trong khi ngài xem xét vấn đề, rồi bắt đầu, “Bây giờ, bản ngã và sự dính mắc đến sự hiện hữu của con người dĩ nhiên là một nét rất tự nhiên. Và tôi nghĩ rằng ý nghĩa của Chúng Ta chỉ đơn giản là sự mở rộng cảm nhận này của bản ngã – nó trở nên mở rộng vì thế người khác được bao gồm trong nó, một cách đặc biệt đối với bà con thân thiết. Ông mở rộng phạm vi của sự đồng nhất hóa, của đặc trưng cá nhân, để bao gồm những người khác, những người mà đối với họ ông tìm sự hỗ trợ. Do thế, khi điều này mở rộng, đầu tiên nó mở rộng đến gia đình của ông, rồi nhóm văn hóa của ông, rồi thì quốc gia của ông, bất cứ nơi nào nó liên hệ.
“Trong quá khứ cổ xưa, con người cần hợp quần trong những nhóm gần gũi này để hỗ trợ bảo đảm cho sự tồn tại. Nếu có sự ganh đua cho những tài nguyên hiếm hoi, thế thì có một thuận lợi để đồng nhất hóa một cách gần gũi với một nhóm đặc thù của họ; nhằm để tự tồn tại, người ta cần những người hỗ trợ. Và dĩ nhiên, trong quá khứ, trong những ngày ấy của thế giới là như thế có thể khả dĩ cho những nhóm hay những cộng đồng duy trì cô lập một cách tương đối, để phát triển và lớn mạnh một cách độc lập từ những nhóm khác.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục, “Tuy thế, mặc dù cảm giác Chúng Ta chống lại Họ có thể có một việc tích cực trong quá khứ, hỗ trợ cho sự sống còn, sự thật là thế giới đã thay đổi. Thực tế ngày nay là rất khác biệt. Thế giới ngày nay liên hệ hỗ tương hơn. Nơi mà tinh thần hợp tác là thiết yếu cho sự tồn tại. Do vậy, những gì có lần đã là màu mỡ thì bây giờ thật sự lại phản tác dụng, và rất tàn phá một cách tiềm tàng.
“Thế nên, chỉ bởi vì chúng ta có thể nói rằng ý nghĩa Chúng Ta chống lại Họ này là điểm tự nhiên, điều đó không có nghĩa rằng chúng ta không nên làm bất cứ điều gì về nó. Mặc dù ý nghĩa của tính ích kỷ này và sự mở rộng cho sinh khởi đến cảm giác Chúng Ta chống lại Họ có thể là tự nhiên, nếu nó đưa đến những hậu quả tiêu cực, thế thì chúng ta cần cố gắng một cách năng động để chống lại khuynh hướng này.”
BẠN BÈ VÀ NHỮNG KẺ THÙ ĐỊCH
Sự gợi ý của đức Đạt Lai Lạt Ma để tìm thấy dấu vết của sự phát triển những sự phân chia nhóm này không đơn giản như một vấn đề tò mò thông tuệ. Thấu hiểu căn bản của tiến trình này không chỉ giúp chúng ta thấu hiểu tại sao chúng ta cư xử theo cung cách chúng ta thực hiện mà cũng cung cấp khả năng thay đổi thái độ của chúng ta, của việc sáng tạo một thế giới tốt đẹp hơn, một tương lai tương sáng hơn cho con cháu chúng ta.
Trong việc tìm kiếm tiến trình của việc con người đã phân chia thành những nhóm đôi khi có thể tìm kiếm để tiêu diệt hay tổn hại những người khác, chúng tôi bắt đầu bằng việc phân loại con người thành hai nhóm đặc trưng, trong nhóm và ngoài nhóm (những gì tôi đang liên hệ đến như Chúng Ta và Họ) – những nhóm ấy mà tôi tự xác định như một thành viên, và những nhóm tôi nhận định là khác biệt với tôi, tôi không thuộc vào những nhóm ấy. Tiến trình để phân chia con người thành hai nhóm, Chúng Ta và Họ, là một thí dụ về sự phân loại. Não bộ thật sự thích phân loại mọi thứ nó có thể làm thành những nhóm – phân loại đối tượng, khái niệm, và con người. Tại sao? Chúng ta sống trong một thế giới vô cùng phức tạp, và khả năng của não bộ ứng tiếp thông tin là giới hạn. Phân loại là một trong những chiến lược sắp xếp theo hệ thống thích thú của não bộ để giúp đơn giản hóa sự tuôn chảy cuồn cuộn của thông tin cảm giác mà chúng ta bị tràn ngập trong mỗi thời khắc.
Biết đặc trưng nào điều ấy liên hệ để nói với chúng ta điều gì đấy về những đặc tính tổng quát của nó và làm thế nào để đáp ứng đến nó mà không phải phân tích tất cả những tính chất đặc thù của đối tượng từ vết xước, giống như chúng ta đang thấy một đối tượng không biết ngay lần đầu tiên. Điều này giúp chúng ta có thể đáp ứng đến thế giới chung quanh chúng ta một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất, nâng cao những điểm quan trọng của chúng ta cho sự tồn tại. Hình thành những đặc trưng căn cứ trên những đặc điểm tổng quát đòi hỏi sự phân tích kém phức tạp hơn, và điều này giúp chúng ta duy trì những tiềm lực của não bộ chúng ta và tiêu dùng ít năng lượng của tinh thần.
Loại phân chia quan trọng nhất trong đời sống hằng ngày của chúng ta là cung cách mà chúng ta phân chia con người: Sự phân loại xã hội. Điều này liên hệ sự xác định cá nhân ấy thuộc vào một nhóm chủng tộc, luân lý, giới tính, hay những loại khác, và rồi phân loại cá nhân thuộc Chúng Ta hay Họ.
Những môi trường xã hội trong thế giới hiện đại có thể rất phức tạp, và vì não bộ thích bảo toàn tiềm lực của nó, nó tìm kiếm những phương pháp để đơn giản hóa thế giới chúng ta và làm nó dễ dàng hơn để lèo lái chiều hướng tương tác của chúng ta. Những ấn tượng sâu sắc là một cách của việc làm này. Những ấn tượng sâu sắc là những niềm tin mà chúng ta có về những nét hay những thuộc tính điển hình của những nhóm đặc thù. Một khi não bộ ấn định một người cho một đặc trưng xã hội đặc thù nào đấy, những ấn tượng sâu sắc về đặc trưng ấy được gợi lên. Do thế, thay vì cố gắng cố gắng để ước định những đặc điểm và thuộc tính duy nhất của mỗi cá nhân mà chúng ta gặp, chúng ta quyết định một cách nhanh chóng đến đặc trưng nào mà người này thuộc vào, rồi thì dựa trên những ấn tượng sâu sắc để nói với chúng ta về người ấy. Những ấn tượng sâu sắc là một thí dụ về những sự khám phá, con đường tắt của tinh thần có thể nhanh chóng cho chúng ta thông tin về việc cư xử như thế nào.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra vấn đề Chúng Ta và Họ thành lập những phân chia như thế nào, cùng với những đáp ứng tự nhiên này đến Chúng Ta và Họ, là ở đấy vì một lý do. Vì thế, những đáp ứng này một khi mang tính thích nghi, hỗ trợ những tổ tiên xa xôi của chúng ta sống còn. Nhằm để thấu hiểu tại sao chúng ta phản ứng trong cung cách mà chúng ta thể hiện, điều quan trọng là phải thẩm tra một cách tóm lược sự tiến hóa của não bộ.
Sự định hình và cấu trúc căn bản của não bộ con người tiến hóa dần dần qua hàng triệu năm. Khi não bộ tiến hóa, sự phản ứng tự nhiên và bẩm sinh của con người, được hình thành bởi những năng lực tiến hóa, được bổ sung vào trong những mạch thần kinh. Trong hầu hết thời điểm tiến hóa của con người, những tổ tiên họ hàng con người của chúng ta, với những bà con xa xôi của chúng ta có những niên đại hơn 5 triệu năm về trước, sống như những tập thể săn bắn hay những tập thể ăn xác chết, rong ruỗi trên những lĩnh địa mênh mang trong những nhóm bé nhỏ, hái lượm bất cứ thứ thực phẩm gì mà họ có thể tìm thấy hay những thú vật nào mà họ có thể giết được với những vũ khí bằng đá thô sơ. Loại công việc của họ là để sống còn và trao truyền nhân tố gene của họ cho thế hệ kế tiếp. Suốt thời điểm tiến hóa của não bộ con người, bắt đầu khi giống người hiện đại xuất hiện trên sân khấu của địa cầu đại khái khoảng hai triệu năm trước, con người đã chiến đấu dài theo kỷ nguyên Canh Tân(1), kéo dài cho đến thời kỳ Băng Hà khoảng mười nghìn năm trước đây. Trong thời gian này, não bộ con người đã tiến hóa một cách nhanh chóng, kích thước to hơn ba lần.
(1)Thế Pleistocen hay thế Canh Tân là một thế địa chất, theo truyền thống kéo dài từ khoảng 1.806.000 tới 11.550 năm trước ngày nay, tuy nhiên kể từ ngày 30-6-2009, IUGS đã phê chuẩn đề nghị của ICS về việc kéo lùi thời điểm bắt đàu của thế này về 2,588±0,005 triệu năm để bao gồm cả tầng Gelasia[1][2]. Thế Pleistocen là thế được tạo ra có chủ định để bao trùm thời kỳ gần đây nhất của các chu kỳ băng giá lặp đi lặp lại. Tên gọi pleistocen có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp πλεῖστος (pleistos “nhất, hơn cả”) và καινός (kainos “mới”).
Tổ tiên chúng ta vào buổi ban đầu không có một sự dễ dàng để trải qua với nó. Đây là một kỷ nguyên của những sự thay đổi cực kỳ bất thường về thời tiết, hạn hán, đói kém, và cả những kẻ săn mồi như loài người hay loài thú thỏa mãn hạn hẹp với nó, và một đời sống nhất thời đầy những điều không chắc chắn – ngoại trừ một việc: Có sự ràng buộc đầy dẫy với những thảm họa và nghịch cảnh. Não bộ có tập quán thiết lập để hỗ trợ những tổ tiên xa xôi của chúng ta sống còn, để đáp ứng một cách đầy đủ đến những loại rắc rối của đời sống hằng ngày mà những ai sống trong kỷ nguyên Canh Tân là rất có thể phải chạm trán lần này đến lần nọ, thế hệ này sang thế hệ kia. Điều này đã để lại cho chúng ta một di sản của một bộ não tuyệt vời để vượt qua hiểm họa và những tình trạng đe dọa của đời sống, những điều mà các nhà nghiên cứu gọi là não bộ thảm họa – một bộ não ở trên sự giám sát liên tục đối với những vấn đề có thể xảy ra sai sót, những thứ có thể là một đe dọa đến sự sống còn của chúng ta, một bộ não có thể có khuynh hướng tảng lờ những thứ tốt đẹp trong đời sống, nhưng lại tán đồng những thứ xấu, tốt đẹp ở cảm nhận hòn sỏi bé bỏng trong giày chúng ta nhưng không tốt cho việc đánh giá vẻ đẹp của hoàng hôn hay phong cảnh mà chúng ta bất chợt gặp phải khi tản bộ.
Vì thế, từ quan điểm tiến hóa, thật dễ dàng để thấu hiểu tại sao não bộ của chúng ta được bổ sung để có sự thiên vị trong nhóm. Những tài nguyên không phải luôn luôn dồi dào, và nó bảo đảm để lợi thế của một người thuộc vào một nhóm, tất cả cùng hoạt động hợp tác với nhau để hổ trợ một cách tối đa những lợi thế tồn tại: Hoạt động với nhau để săn bắt thú lớn, tập hợp những thứ hiếm hoi, bảo vệ chống lại những sự tấn công và các loại thú săn mồi. Thêm nữa, một sự thiên vị bản năng trong nhóm sẽ có khuynh hướng lôi kéo chúng ta đến một nhóm giống với chúng ta, mà những quy luật và tiêu chuẩn của họ quen thuộc với chúng ta, và vì vậy bảo đảm thể hiện chức năng xã hội trôi chảy hơn cùng tác động hơn – gia tăng những lợi thế của chúng ta để tìm kiếm thành công một người phối ngẫu, tái sản xuất, và trao truyền những nhân tố gene của chúng ta.
Những lợi ích của việc cảm nhận một cảm giác đặc biệt về mối quan hệ đến một nhóm không giới hạn đến thuận lợi tiến hóa của việc có một đội ngũ riêng của mình để đem về nhà một cái đùi bò rừng mập béo hay hạ sát một con cọp răng nanh bén nhọn, một vấn đề của sự sống còn. Ngay cả ngày nay, thật dễ dàng hơn để hoạt động một cách hợp tác với một nhóm mà chúng ta quen thuộc, một nhóm mà trong ấy chúng ta biết những tiêu chuẩn, những quy tắc thích đáng của thái độ là gì, v.v… Chúng ta cảm thấy thoái mái hơn tin tưởng hơn với những người giống với chúng ta, và như chúng tôi đã đề cập, con người phát triển mạnh và thịnh vượng khi người ta nối kết với một nhóm.
Bây giờ, một cách bình thường thật không có gì sai với việc đơn thuần nhận ra những khác biệt giữa những nhóm, đơn thuần xác định Chúng Ta và Họ. Tương tự thế, không có gì sai với việc chiếu cố nhóm của riêng mình. Nhưng vấn đề là những năng lực và áp lực hành động để tạo hình cấu trúc của não bộ con người không dừng ở đấy – chúng ta không chỉ hình thành một khuynh hướng tích cực tự động đối với nhóm riêng của chúng ta, nhưng chúng ta cũng có một xu hướng tiêu cực bẩm sinh đối với những nhóm khác. Ngay khi mà chúng ta phân chia một cá nhân như thuộc vào Chúng Ta hay Họ, não bộ tiếp tục chế tác thông tin ấy bằng việc phân loại họ như Bạn hay Thù – lập tức đánh dấu hình tượng ấy với một sắc điệu cảm xúc, nhuộm đẫm theo bản năng những đặc trưng này với những cảm giác tiêu cực đối với “những kẻ thù” và những cảm nhận tích cực đối với “những người bạn”. Và như chúng tôi sẽ thảo luận, đấy là điểm mà mọi thứ có thể bắt đầu đi đến sai – rất sai.
THÀNH KIẾN
“Thưa Đức Thánh Thiện, ngài đề cập khả năng để những hậu quả tiêu cực phát khởi từ bên dưới cảm nhận về Chúng Ta chống lại Họ. Tôi chỉ nghĩ mục tiêu của chúng ta là hạnh phúc là thế nào, và dĩ nhiên điều ấy là chủ đề toàn bộ của những thảo luận của chúng ta. Khi đi đến hạnh phúc của con người, nghiên cứu đã cho thấy rằng con người thật sự hạnh phúc hơn khi sống trong những cộng đồng hay xã hội thuần nhất, nơi mà đơn giản là không có nhiều ‘Họ’ ở chung quanh. Là điều mà tôi dự đoán là không có gì ngạc nhiên, nhưng nó hơi chán nản cho những ai trong chúng ta khi sống trong những xã hội đa dạng như Hoa Kỳ.
Ngài biết không, tôi lạ lùng về một số kinh nghiệm của cá nhân ngài trong sự quan tâm này. Dĩ nhiên, một cách truyền thống Tây Tạng là một nền văn hóa rất thuần nhất. Không giống như Hoa Kỳ nơi chúng tôi có đủ loại văn hóa và chủng tộc khác biệt đến với nhau. Tây Tạng theo lịch sử là rất cô lập, thực tế là một trong những quốc gia cô lập nhất trong lịch sử, và hầu như về mặt dân tộc của tất cả những người Tây Tạng. Trong thực tế, khi tôi thăm viếng Tây Tạng lần đầu tiên, ngài có thể đếm số người Tây phương đã từng viếng thăm trong khoảng vài trăm…”
Ngay khi tôi nói điều này, tôi nhớ lại hoàn cảnh bi thảm
Tây Tạng mà trong ấy Trung Cộng đã hầu như đang bảo đảm sự tàn phá sau cùng nền văn hóa truyền thống của Tây Tạng qua chính sách di dần người Hoa vào Tây Tạng. Tôi cảm thấy rất lúng túng, tự hỏi những lời của tôi có làm cho đức Đạt Lai Lạt Ma cảm thấy sầu thảm hay đau đớn không bằng việc nhắc nhở ngài đến khủng hoảng hiện tại. Nhưng ngài không biểu lộ gì về điều này, thái độ của ngài không thay đổi – cảnh giác, chú ý, lắng nghe.
Cố gắng để che dấu sự lúng túng của tôi, tôi nhanh chóng lướt qua phần tiếp. “Ngài biết không, chúng ta đã nói về việc tại sao con người phân chia một cách tự nhiên thành những nhóm Chúng Ta và Họ. Nhưng vượt qua khỏi sự phân chia đơn thuần con người thành hai đặc trưng này, dường như nó tương đồng tự nhiên để có một thành kiến tự động hay phản ứng tiêu cực đến Họ, một sự sợ hãi bẩm sinh hay nghi ngờ những ai chúng ta nhận định như khác biệt. Và dĩ nhiên điều này có thể đôi khi leo thang thành sự phân biệt, thành kiến, v.v… Do vậy, phát sinh từ sự hiếu kỳ, vì ngài sinh trưởng từ một nền văn hóa đồng nhất, ngài có nhớ ngay lần đầu tiên ngài gặp một người phương Tây hay một người Caucasian(2), hay thành viên thuộc một chủng tộc khác? Ngài có nhớ ngài đã phản ứng như thế nào đến những chủng tộc khác không? Có một cảm giác thành kiến chống lại họ không?”
(2)Người thuộc giống da từ trắng đến nâu thuộc Âu châu, Bắc Phi, Tây Á, và Ấn Độ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma suy nghĩ một lúc. “Không, tôi không nhớ ngay lần đầu tiên. Nhưng dĩ nhiên -” Bất chợt đức Đạt Lai Lạt Ma dừng lại và ngài bắt đầu cười một cách náo động lên.
“Tôi chỉ nhớ,” ngài nói, vẫn cười, “lần đầu tiên người em trai tôi gặp một người ngoại quốc. Ông lúc ấy là một cậu bé. Có một người đàn ông Hồi giáo trông nổi bật, với bộ râu quai nón màu đỏ. Ông là người Uighur thuộc chủng tộc Đông Turkistan – Tân Cương, Trung Hoa. Tôi không ở đấy vào lúc ấy, nhưng sau này tôi biết rằng người em trai tôi, rất trẻ lúc ấy, đã hoàn toàn choáng váng khi chú ta thấy người đàn ông này! Chú rất kinh hãi gần như ngất đi!” Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục cười, vừa đủ để lấy hơi thở. “Và thậm chí chú không thể nói trong ba hay bốn ngày sau đấy, và người ta rõ ràng phải tiến hành một nghi thức chữa trị để đem chú ta trở lại bình thường!”
Khi tràng cười chấm dứt, ngài tiếp tục, “Trong trường hợp của riêng tôi, dù cho tôi không nhớ lại bất cứ sự kiện, hay phản ứng ngạc nhiên đặc thù nào. Dĩ nhiên, lớn lên tôi đã thấy một số người da trắng sống trong Hội Truyền Giáo Anh Quốc ở Lhasa. Và gần đây chúng tôi có một số người Uighur Hồi giáo ở Tây Tạng, và dĩ nhiên những người Hoa thiểu số. Khi tôi gặp những người này rõ ràng là họ khác biệt, sự nhận thức ấy chắc chắn ở đấy. Nhưng về phần tôi, tôi không nhớ có bất cứ một cảm nhận xa lạ hay cảm giác thành kiến nào trong những việc như thế.”
Một di sản từ quá khứ lâu xa của chúng ta như những chủng loại đã để lại cho chúng ta một thành kiến tự nhiên trong bản chất trong việc chiếu cố đến những ai chúng ta xem như các nhóm trong và chống lại những ai chúng ta cho là thuộc những nhóm ngoài. Điều này lập tức, đáp ứng bẩm sinh cảm xúc trong não bộ đến những nhóm ngoài, một phản ứng sợ hãi và ngay cả thù địch, có thể xếp hạng từ tế nhị đến công khai, từ một sự đáp ứng vô thức bên dưới ngưỡng cửa cảnh giác ý thức của con người đến một cảm giác tràn ngập của sợ hãi hay thù địch. Sự phản ứng tự động của người em trai đức Đạt Lai Lạt Ma như một cậu bé cung ứng như một minh họa sống động để thấy những phản ứng nền tảng này có thể mạnh mẽ như thế nào.
Một lần nữa, giống như những định kiến tích cực, hay sự thiên vị, đối với thành phần trong nhóm của chúng ta, sự thành kiến tiêu cực này đối với những nhóm ngoài tạo nên cảm nhận từ một nhận thức tiến hóa – bởi vì trong thời kỳ khi não bộ con người tiến hóa, tranh đua với những tập đoàn con người láng giềng vì những tài nguyên hiếm hoi là một thao tác gay go. Thao tác nhiệm vụ của ngày tháng là tồn tại, và nhiệm vụ của những người cạnh tranh trong kỷ nguyên Canh Tân (Pleistocene) chắc có lẽ là đánh đối thủ với một cây búa đá thay vì trương lên một quảng cáo khéo léo, hay ngay cả loại kẻ kình địch ra khỏi thương trường – và bằng việc cắt cổ đối phương thay vì cắt giảm giá hàng hóa.
Thế thì, nếu chúng ta nhớ lại rằng não bộ của chúng ta thật sự là tập quán xây dựng để đối phó một cách nhanh chóng và đầy đủ với những hiểm họa và rắc rối thông thường nhất của kỷ nguyên Canh Tân – một thời kỳ khi mà án mạng chính là thứ muộn màng nhất, kỹ thuật hiện đại nhất để giải quyết xung đột và khi những người xa lạ có thể là một số lượng không được biết – thế thì chúng ta có thể thấy rằng sự bổ sung não bộ để phản ứng đến những thành viên của một nhóm khác với một sự cảnh giác hiểm nguy hoàn hảo kiểu cổ điển, để giữ cho chúng ta đứng vững trên bàn chân của mình, không nghi ngờ gì nữa là một vấn đề thông minh để làm.
Thành kiến tiêu cực này dối với những nhóm ngoài đã trở thành căn bản cho việc tạo nên định kiến. Một cung cách thông thường của nhận thức định kiến là như một thái độ phổ quát đối với người khác gồm có hai thành phần: Định kiến bẩm sinh tự động, là sự đáp ứng tiêu cực của cảm giác, như sợ hãi hay thù địch, phối hợp với một hệ thống những niềm tin bất di bất dịch, như lòng tin trong tính siêu việt của bộ phận trong nhóm và tính chất thua thiệt của nhóm ngoài.
NGUỒN GỐC THẦN KINH HỌC CỦA THÀNH KIẾN
Điều gì xảy ra trong não bộ để sản sinh những cung cách bóp méo của tư duy và những cảm xúc tiêu cực phối hợp với thành kiến?
Để truy tầm lối mòn thông tin trong não bộ, chúng ta có thể bắt đầu với những thông tin cảm giác nguyên chất mà chúng ta nhận thức trong môi trường của chúng ta, hình sắc, âm thanh, mùi hương, và những thông tin xúc giác. Thông tin nhãn quan về mọi đối tượng mà chúng ta quán sát được lấy từ võng mạc, một nhóm tế bào bên trong mắt, và thông tin ấy được truyền đến não bộ qua thần kinh thị giác, mang dọc theo một nhúm những sợi thần kinh, di chuyển đến khu xương chẩm, một vùng trong phía sau não bộ thực hiện cái thấy. Con mắt tự nó không biết những gì nó đang thấy; nó chỉ ghi nhận mọi thứ một cách đơn giản trong môi trường của chúng ta không gì hơn những khuôn thức của hình dáng, màu sắc, cùng điều chỉnh tối và sáng. Chính là não bộ quy định một ý nghĩa đến những đối tượng ấy, nói với chúng ta những gì chúng ta đang thấy, đặt tên cho nó. Nó cũng đơn giản hóa những gì chúng ta đang thấy, bằng việc sàng lọc nhiều thứ những gì mắt đang thấy, và phân loại chúng thành những đặc trưng tổng quát, thực hiện một quyết định về những gì quan trọng cho chúng ta cảnh giác đến.
Để thấu hiểu việc não bộ thu thập và diễn giải thế giới chúng ta, sàng lọc nhiều thông tin để tạo nên một sự trình bày đơn giản hóa về thế giới, một sự thẩm nghiệm đơn giản có thể rất tác dụng: Đầu tiên, nhắm mắt lại, chuyển nó về hướng ngược lại, sau đó mở mắt ra khoảng mười giây, nhìn một cách cẩn thận và chú ý mọi thứ chúng ta thấy trong phòng trước mặt chúng ta. Rồi nhìn ngược trở lại chung quanh và viết xuống mọi thứ trong phòng trong phạm vi trực tiếp của cái thấy. Sau đó trở lại một lần nữa và so sánh danh sách của chúng ta với những đối tượng thật sự ở trong phòng – bằng việc thẩm tra mỗi một đối tượng trong phòng qua chi tiết. Chúng ta có thể ngạc nhiên bởi nhiều đối tượng mà chúng ta đã nhìn một cách trực tiếp nhưng chúng ta đã không “thấy”. Mặc dù nhìn chúng một cách rõ ràng với cả hai mắt mở rộng, nhưng não bộ làm cho những đối tượng này vô hình đối với chúng ta.
Đã xác định một đối tượng chúng ta chạm trán thuộc về thể loại “loài người”, chúng ta phân chia xa hơn rằng con người thuộc Chúng Ta hay Họ. Một số thông tin này đi đến những gì được biết như hệ thống phản ứng, một tập họp những cấu trúc sâu bên trong não bộ đóng một vai trò quan trọng trong việc quy định cảm xúc, động cơ, và trí nhớ. Theo quan điểm tiến hóa, hệ thống phản ứng và rất cổ xưa, một bộ phận của những phần nguyên sơ hơn của não bộ cũng có thể tìm thấy ở những động vật thấp hơn. Những cấu trúc trong hệ thống phản ứng có trách vụ cho phản ứng bản năng lập tức của chúng ta đến những thứ hay những người chúng ta chạm trán, sự phản ứng”can đảm” của chúng ta – chúng ta có một cảm giác tích cực hay tiêu cực về đối tượng, một cảm giác tổng quát hấp dẫn hay ác cảm, nó là tốt hay xấu hay không?
Bây giờ, trong hệ thống phản ứng là một cấu trúc hình quả hạnh chôn sâu trong não bộ gọi là amygdala. Amygdala một bộ phận của hệ thống báo động nguy hiểm, có trách nhiệm cho việc gợi lên những cảm giác như sợ hãi và giận dữ, những đáp ứng cảm xúc mạnh mẽ hỗ trợ trong những tình cảnh đe dọa đời sống. Những cảm xúc được sản sinh bời amygdala chuẩn bị chúng ta cho đáp ứng nổi tiếng đánh – hay – chạy, để chiến đấu hay trốn thoát khỏi hoàn cảnh nguy hiểm, thú săn mồi, hay kẻ thù. Amygdala là quan trọng vô cùng trong những phản ứng xã hội của chúng ta.
Có một sự gia tăng số lượng của những chứng cứ khoa học xác định amygdala như thủ phạm sinh học chính yếu chịu trách nhiệm cho thành kiến và thù hận, là những thứ đưa đến vô số xung đột tiếp diễn hiện nay trên thế giới. Hành vi của amygdala đại diện cho nhận thức của một sự khả năng đe dọa và liên hệ trong sự đáp ứng thành kiến hay định kiến trong phạm vi của sự tiến hóa xã hội, phản ứng giống như một sự chuẩn bị cho sợ hãi một cách đặc thù, hay thái độ thù địch chống lại những gì nó nhận thức là những nhóm ngoài. Điều này có thể là thích đáng hay hữu ích cho những tổ tiên tiền sử của chúng ta, nhưng nó dần dần bị gạt bỏ, và ngày nay amygdala có thể sinh khởi những sự báo động sai lạc.
Thông tin về môi trường của chúng ta được gửi đến nhiều phần của não bộ. Cùng lúc thông tin ấy được chuyển đến hệ thống phản ứng, những lối mòn thần kinh mang thông tin đến võ não, sự tiến hóa vẻ vang toàn thiện của nhân loại, dấu xác nhận tiêu chuẩn của loài người. Tọa lạc trên bề mặt phía ngoài và hướng về phía trước của não bộ, và tiêu biểu cho sự phát triển mới nhất trong sự tiến hõa của não bộ, đây là bộ phận của não phối hợp với những chức năng cao cấp của lý trí, phân tích, và luận lý [logic] – vị trí của tư duy có lý trí. Chính ở đây một sự phân tích hoàn hảo hơn về đối tượng hay con người có thể xảy ra, cùng một sự thấu hiểu sắc thái và chính xác có thể nổi bật lên. Đây là phần “suy nghĩ” của não bộ cấu thành tư duy ý thức và niềm tin của chúng ta về người khác. Ở đây nơi những khuôn mẫu ấn tượng sinh khởi. Và khi những khuôn mẫu ấn tượng hay niềm tin sai lạc về một nhóm ngoài được phối hợp với sự đáp ứng cảm xúc tiêu cực được sản sinh bởi amygdala, thành kiến phát sinh. Khi chúng tôi tiếp tục, chúng tôi sẽ thẩm tra những tin tưởng sai lầm này được hình thành như thế nào và vượt thắng chúng như thế nào.
Một vấn đề sau cùng là sự nổi bật ở đây: Những khu vực của tư duy có lý trí trong khu vực mặt lưng của vỏ não và những khu vực của cảm xúc trong hệ thống phản ứng có thể đối thoại với người khác, với những lối mòn thần kinh nổi kết với chúng, kết quả trong khả năng điều chỉnh một cách cố tình những phản ứng theo thói quen đến một mức độ nào đấy qua sự học hỏi mới, những kinh nghiệm mới, và những điều kiện mới. Như chúng ta sẽ thấy sau này, chính là mặt lưng của vỏ não có thể là sự bảo vệ của chúng ta, phần ấy của não bộ với khả năng giải thoát chúng ta khỏi những đáp ứng nguyên sơ tác động ngược trở lại về sợ hãi, thù hận, và thành kiến thừa kế từ tổ tiên xa xưa của chúng ta.
ẤN TƯỢNG RẬP KHUÔN VÀ TIN TƯỞNG SAI LẦM
Theo dõi sự tàn phá thành phố New Orlean bởi cơn bảo Katrina, giới truyền thông có đầy dẫy những câu chuyện và hình ảnh sau đấy, thường tập trung trên cảnh ngộ của những người sống sót. Trong nhiều câu chuyện này, những người sống sót da trắng bị áp lực phải rời khỏi nhà họ vì cơn bão được diễn tả bởi một từ ngữ chính xác là “người tản cư”, trong khi người sống sót da đen thường được diễn tả bởi một thuật ngữ sai lạc là “người tị nạn”, một từ ngữ mang một ý nghĩa rộng là bị áp lực bởi những hoàn cảnh phải tìm nơi tị nạn ở một vùng đất ngoại quốc — nói cách khác, một thành phần của Họ. Trong một tấm hình hiển nhiên ai cũng biết, một người đàn ông da đen mang một túi lớn qua làn nước sâu đến thắt lưng có lời phụ chú với diễn giải “cướp bóc”, một chữ gợi lên những hình ảnh của trộm cướp, bạo động, và nguy hiểm. Một tấm ảnh của hai người da trắng diễn tả cùng một hành vi diễn tả hành động ấy như “tìm tòi”, một từ ngữ liên tưởng đến một hình ảnh rất khác biệt – có lẽ của những con thỏ trắng đi tìm củ cải đỏ hay những con sóc vô hại đang săn lùng quả sồi.
“Thưa Đức Thánh Thiện,” tôi tiếp tục, “trong suy nghĩ về những loại hậu quả đa dạng tiêu cực của thái độ Chúng Ta chống lại Họ, như một người Mỹ sống trong một xã hội đa văn hóa, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc xảy đến tâm tư một cách lập tức. Điều này là một vấn đề nổi bật ở xã hội Hoa Kỳ, nguồn gốc của nhiều khổ đau qua hàng thế kỷ, mặc dù bây giờ ít hơn trong quá khứ …. Vì bây giờ chúng ta đang tập trung trên những nguyên nhân các hậu quả tàn phá của khái niệm Chúng Ta chống lại Họ, ngài có bất cứ suy nghĩ nào về những nguyên nhân đặc thù bổ sung cho vấn đề thành kiến và phân biệt chủng tộc không?”
“Howard, ở đây ông đang hỏi về phân biệt chủng tộc. Nhưng tôi cảm thấy rằng thành kiến không thật sự là một vấn đề của phân biệt chủng tộc chỉ căn cứ trên màu sắc — thành kiến chống lại màu sắc của làn da — nó liên hệ rất nhiều với sự hình thành tinh thần cụ thể, tiền đề sai lạc này cho rằng một nhóm nào đấy thấp kém hơn một nhóm khác.
“Thí dụ, nếu ông nhìn ngay cả vào một nhóm đơn độc nào đấy rõ ràng là thống nhất, ông sẽ thấy sự phân biệt căn cứ trên những tiền đề đa dạng. Thí dụ, trong chuyến viếng thăm lần đầu tiên của tôi đến Phi châu là Gabon, nơi tôi đi đến để tham gia một buổi họp mặt chính thức tại Trung tâm Albert Schweitzer ở đấy. Trên con đường đi đến trung tâm có một làng mạc rất nghèo nàn, quá lạc hậu. Tôi đã thấy những đứa trẻ, hoàn toàn trần trụi, chạy chung quanh với máu me vung vãi trên chúng từ một những con chim nước chân cao mà chúng vừa giết chết, một con sếu hay có thể là một con hồng hạc. Máu chim nhỏ giọt khắp mọi nơi. Điều ấy làm cho tôi cảm thấy buồn bả vô cùng. Nhưng rồi rất gần những làng mạc này là trung tâm mà tôi sẽ đến, nơi những người ưu tú lĩnh đạo quốc gia, kể cả tổng thống, rõ ràng đang sống trong một lối sống xa hoa. Tôi thật sự có thể cảm thấy một khoảng cách khổng lồ giữa giới lĩnh đạo ưu tú và giới công cộng phổ thông, quần chúng. Thật quá thất vọng. Vì thế ở đây, trong cùng một nhóm con người tôi cũng cảm nhận một thành kiến nào đấy căn cứ trên sự tin tưởng sai lầm hạ liệt chống lại siêu việt này [tự ti chống lại ưu thế].
“Dĩ nhiên, trong việc đối phó với những vấn đề như thành kiến hay phân biệt chủng tộc, luôn luôn có nhiều nhân tố phối hợp, nhiều nhân tố đóng góp. Thí dụ, chúng ta bị điều kiện hóa để chấp giữ những quan điểm sai lầm này, và điều kiện này có thể đến từ trình độ khác nhau — chúng có thể là quan điểm đã được khuyến khích bởi một gia đình nào đấy trong một số trường hợp, hay một nhóm đặc thù của một người nào đấy, hay những ý tường mà người ta tiếp nhận từ xã hội mà họ lớn lên. Rồi thì có thể thậm chí cũng là những nhân tố lịch sử liên hệ trong một mức độ nào đấy – thí dụ, một lịch sử của chủ nghĩa thực dân có thể cũng đóng một vai trò trong việc cho sinh khởi một số những thành kiến này.
“Vậy thì, có thể có nhiều thứ … và dĩ nhiên có nhiều thứ mà con người có thể căn cứ sự phân biệt trên…”
“Bằng ‘những thứ’, ngài muốn nói…?”
“Thí dụ, những nhân tố chẳng hạn như người ấy có bao nhiêu tiền, hay quyền lực, học lực, hay vị trí xã hội ra sao là tất cả những thứ thông thường được sử dụng như một căn bản cho cảm nhận cảm giác bản chất ưu việt này đối với người khác. Người Anh Quốc dùng những danh xưng như ngài (sir(3) ), đức ông (lord(4)), thí dụ thế; điều ấy thiết lập những sự phân chia tầng lớp bao hàm những loại phân biệt này. Một loại ưu việt bẩm sinh, tạo nên một cảm giác tách biệt. Dĩ nhiên, cũng có những tiêu chuẩn khác, chẳng hạn như ý tưởng rằng tông giáo của mình là ưu việt hơn tôn giáo của người khác hay chân chính hơn tôn giáo của người khác.
(3)Sir: Có thể là một hiệp sĩ (knight) hay một vị tòng nam tước (bar-onet), một tước vị của triều đình Anh Quốc.
Lord: Có thể là tương đương với công tước (duke), hầu tước (mar-quess), bá tước (earl), tử tước (viscount) hay nam tước (baron).
“Do vậy, có thể có nhiều hình thức phân biệt và thành kiến, nhưng các nguyên tắc chính yếu là giống nhau. Và bất chấp tiêu chuẩn người ta có thể chọn lựa là gì cho ý nghĩa ưu việt của một người, nó sẽ bất lợi cho cả hai phía, và nó có thể tạo nên những rắc rối một cách không tránh khỏi.”
Nhấn mạnh sâu hơn vào vấn đề, ngài nói, “Bất kể loại thành kiến hay phân biệt là gì, trong gốc rễ ông sẽ thấy một sự bóp méo thực tại, những quan điểm hay tin tưởng sai lạc trong tính ưu việt cố hữu của một nhóm đối với một nhóm khác.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhìn vào đồng hồ và tôi nhận ra rằng đã sắp hết thời gian cho buổi này. Vì thế kết luận lại, tôi nói, “Vậy thì để tóm lược lại…”.
Ngài nói, “Bất chấp điều gì là căn bản cho thành kiến của một người, trên bất cứ đặc trưng nào người ta đang căn cứ trên cảm giác ưu việt của họ, nó đưa đến những rắc rối về lâu về dài, vì thế chúng ta cần tìm ra những phương cách để giảm thiểu điều này.”
Khi buổi đàm thoại của chúng tôi sắp kết thúc, một câu hỏi cuối cùng xảy đến với tôi: “Thưa Đức Thánh Thiện, chúng ta đang nói về thành kiến và trên nền tảng thế nào mà con người đặt cơ sở của ý tưởng về ưu việt chỉ là sự phóng chiếu tinh thần, tin tưởng sai lầm. Nhưng trong một số trường hợp có những sự khác biệt giữa con người, và những người ưu việt trong những cung cách nào đấy; thí dụ, một số nhóm học vấn thật sự khá hơn. À, nếu người ta đang đặt cơ sở cảm giác ưu việt của họ trên sự kiện rằng họ được học hành tốt đẹp hơn một số người khác, và nếu họ có học vấn khá hơn, thế thì đấy không là một sự tin tưởng sai lầm; nó có một cơ sở đáng tin cậy trong thực tế.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp lại, “Howard, như tôi đã đề cập, khi chúng ta đối diện với thái độ và cung cách cư xử của con người, có nhiều nhân tố hiện diện. Đây là một vấn đề thật sự phức tạp.” Ngài thêm, với một sự bực bội nhẹ nhàng, “Và rốt cuộc, những sự thảo luận của chúng ta và quyển sách này mà chúng ta tiến hành sẽ không được phán xét bởi Liên Hiệp Quốc – chúng ta không phải đi đến một giải pháp cho tất cả mọi vấn nạn của thế giới. Do thế, ở đây, không phải những sự tin tưởng sai lầm liên hệ trong những loại thái độ này, nhưng theo quan điểm Phật giáo, căn nguyên của rắc rối thật sự là những phiền não tinh thần. Ông có những thái độ như kiêu hảnh và tự phụ, là những thứ có gốc rễ từ vô minh.
“Thế nên, vâng, một số người có thể có năng lực giỏi giang hơn do bởi sự học vấn khá hơn, một số ít học hơn; một số giàu có hơn, một số nghèo nàn hơn; một số trông xinh đẹp hơn, một số xấu xí hơn. Nhưng một nhân tố to lớn vẫn hiện hữu: Rằng mặc dù những thứ khác biệt này, chúng ta vẫn cần luôn luôn có thể duy trì sự tôn trọng tất cả. Họ là những con người, có chân giá trị của con người và tôn trọng trên trình độ căn bản ấy. Đấy là một sự thật không thể thay đổi.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma đặt chân vào giày và kết thúc buổi đàm luận. Sự bàn thảo của chúng tôi về phương cách vượt thắng thành kiến sẽ chờ đến cuộc gặp gỡ tới.
Cuộc chiến Rwanda giữa người Tutsi và Hutu, đề cập phía trước, có lẽ là sự minh họa rõ ràng nhất cho nguyên tắc này từ nửa sau của thế kỷ trước. Tiếp theo cuộc diệt chủng Rwanda, một Tòa Án Tội Ác Quốc Tế cho Rwanda được thành lập bởi Liên Hiệp Quốc để xử những thủ phạm của tội ác diệt chủng — những cố gắng có chủ tâm của các lĩnh đạo Hutu để tiêu diệt nhóm thiểu số Tutsi. Khi trường hợp đầu tiên đến tòa án, thuật ngữ “nhóm thiểu số” được nghiên cứu kỹ lưỡng. “Nhóm thiểu số” được định nghĩa một cách tổng quát như là một nhóm khác biệt mà những thành viên của nó chia sẻ một ngôn ngữ hay văn hóa chung. Vì cả Tutsi và Hutu cũng chia sẻ một ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa, những quan tòa nhanh chóng nhận ra rằng người Tutsi không thể được xem như một nhóm thiểu số riêng biệt. Nhận thức diệt chủng dĩ nhiên cũng áp dụng đến chủng tộc, nhưng người Tutsi cũng không được định nghĩa như một chủng tộc riêng biệt. Các quan tòa khám phá ra rằng họ không thể tiến hành những phiên xử này cho “diệt chủng” ngoại trừ Tutsi là một nhóm thiểu số hay chủng tộc riêng biệt.
Trong hơn một năm, một danh sách thay đổi những quan tòa và các học giả hợp pháp trong ủy ban Tòa Án Rwanda đã đưa ra một sự bối rối về những ý kiến và quyết định — hoàn toàn thay đổi vị trí của họ và đảo ngược chính họ bốn lần trong một cố gắng để tìm ra một phương thức để nhận định những người Hutu và Tutsi như hai nhóm chủng tộc hay thiểu số khác biệt, nhưng không thành công. Những quan tòa cuối cùng ra lệnh rằng việc định nghĩa một nạn nhân trong những trường hợp này sẽ được hoàn tất trong căn bản từng trường hợp – với kết quả rằng mỗi phiên xử diệt chủng sẽ bắt đầu bằng việc ôn lại cùng sự mập mờ và chứng cớ không đi đến kết luận về đặc tính của Hutu và Tutsi toàn bộ một lần nữa. Dĩ nhiên sự thù hận đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh và sự diệt chủng được căn cứ trên sự nhận thức chắc chắn của cả hai phía rằng có một cơ sở thiểu số và ngay cả những sự khác biệt chủng tộc giữa họ. Tuy thế, hiển nhiên không thể chối cải được rằng “những sự khác biệt” chủng tộc và dân tộc này, sự căn cứ cho những điều kinh khiếp và tàn sát con người không thể tưởng tượng được, chỉ đơn thuần là tưởng tượng, mà không có một căn bản nào thực tế.
Những ảo giác và tin tưởng sai lầm như thế sinh khởi như thế nào? Trong trường hợp này, lịch sử lâu dài và phức tạp của Rwanda – với những đảng phái thống trị luân phiên, những chương trình chính trị, và cấu trúc quyền lực — dần dần tạo nên một niềm tin trong cả người Tutsi và Hutu, rằng họ là những dân tộc khác biệt chủng tộc, nhưng trong thực tế thuật ngữ “Tutsi” và “Hutu” vốn phát xuất từ những đặc tính xã hội và kinh tế, chứ không phải chủng tộc hay dân tộc, và những thuật ngữ thật sự uyển chuyển và hay thay đổi, có nghĩa những thứ khác nhau đến những người khác nhau trong những vùng khác nhau tại những thời điểm khác nhau. Một cách tổng quát, “Tutsi” liên hệ gốc gác đến những người hoặc là vị quý phái, hay những ai có một mức độ quyền lực hay giàu sang nào đấy, trong khi “Hutu” phổ quát liên hệ đến những ai thuộc vị thế “bình dân”. Tuy thế, những thuật ngữ rất hay thay đổi, rằng những dòng dõi Hutu kiếm được sự giàu sang, quyền lực, và ảnh hưởng đầy đủ có thể thật sự trở thành Tutsi, và dần dần nguồn gốc Hutu của họ sẽ bị quên lãng.
Việc “chủng tộc hóa” thuật ngữ “Hutu” và “Tutsi” xảy ra như một cấu trúc chính trị gần đây hơn, là điều mà một số học giả tin là đã được bắt đầu bởi sự thống trị của triều đình Tutsi trong thế kỷ mười tám và mười chín, nhằm để tự cho tính ưu việt của Tutsi đối với Hutu. Sau này những người thực dân Đức và Bỉ đã làm cho cứng nhắc bất cứ sự định nghĩa uyển chuyển trước đây cấu thành một hệ thống phân chia chủng tộc, hoàn toàn với quan điểm của họ về chủng tộc và dân tộc ưu việt và hạ liệt. Đây là một thủ đoạn chính trị nhằm đưa đẩy người Tutsi ủng hộ những kẻ thực dân thống trị — cùng lúc làm vững chắc sự bất hòa và phân cực giữa hai nhóm. Tuy thế, những sự xác định chính thức tách biệt “chủng tộc” và những nhóm dân tộc rất tùy tiện, trong năm 1933, những người Bỉ đã phân loại, một cá nhân với ít hơn mười con bò là Hutu và một người với hơn mười con bò là Tutsi!
Tình thế lúng túng khó xử mà Tòa Án Rwanda đã đối diện nhấn mạnh khía cạnh thảm họa của sự thù hận và định kiến chủng tộc trong mọi hình thức của nó. Như đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề cập, nó thông thường bị căn cứ trên những niềm tin méo mó và sai lầm, cho dù nó là ảo giác khác biệt nền tảng chủng tộc giữa hai nhóm hay những sự tin tưởng sai lầm trong sự hạ liệt hay ưu việt bẩm sinh của nhóm này hay nhóm kia của hai nhóm.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra làm sao mà vì gốc rễ của thành kiến chúng ta sẽ thấy hiện hữu những sự tin tưởng sai lầm và một sự méo mó về thực tại. Bằng việc thẩm tra cơ cấu hạ tầng của não bộ trong việc tạo nên thành kiến, thì dễ dàng để thấu hiểu những sự méo mó về thực tại như vậy có thể xảy ra. Phía trước chúng ta đã thấy não bộ , bị tràn ngập với một khối lượng khổng lồ dữ liệu thông tin dồn lại, giống như sắp xếp những đối tượng và con người nó chạm trán thành những loại phổ thông. Xa hơn, một khi con người bị phân chia như thuộc vào một loại hay nhóm xã hội đặc trưng nào đấy, những ấn tượng – về nhóm ấy lập tức gợi lên. Những ấn tượng rập khuôn là một hình thức khám phá và giải quyết vấn đề, một loại tốc ký mà não bộ sử dụng để giúp chúng ta đối phó một cách dễ dàng hơn với một thế giới phức tạp. Trong khi điều này có những sự tiến bộ nào đấy — chẳng hạn giúp chúng ta phản ứng một cách nhanh chóng đến những sự việc xảy ra chung quanh chúng ta hay giúp chúng ta bảo tồn những kho tàng của não bộ — có một cái giá lớn mà chúng ta trả cho điều này. Nó có thể kết quả trong một thực tại méo mó, hình thành những tin tưởng sai lạc hay những ấn tượng khuôn sáo về những nhóm khác, và có khả năng đưa đến thành kiến, thù hận, và ngay cả bạo động.
Điều này xảy ra như thế nào? Những sự phân loại xã hội căn cứ trên việc đơn giản hóa thông tin, khái quát hóa, và hình thức hóa những sự phán xét nhanh chóng. Sự méo mó thực tại bắt đầu ở đấy. Nó hầu như không thể hình thành một sự thấu hiểu toàn vẹn và một bức tranh chính xác về một con người phức tạp, đặc tính, thuộc tính, sự thông minh, năng khiếu, giá trị, v.v… của chúng, mà chỉ căn cứ trên một vài điểm chung chung về một nhóm mà chúng ta nghĩ là chúng thuộc về nhóm ấy. Cùng lúc ấy, dễ dàng quá khái quát; đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng con người có khuynh hướng phóng đại một cách đáng kể các khác biệt giữa những nhóm và đánh giá quá cao những tương đồng trong nhóm của mình, coi nhẹ những đặc trưng khác biệt của những cá nhân trong nhóm – cái hiện tượng “tất cả họ đều trông như nhau”.
Những ấn tượng rập khuôn về một sự phân loại xã hội hay một nhóm đặc thù có thể tích cực hay tiêu cực và chúng có thể đa dạng trong mức độ chính xác của chúng. Tuy nhiên, ngay cả một ấn tượng rập khuôn “chính xác”, là điều có thể phản chiếu một sự khác biệt thật sự trong những tiêu chuẩn bình thường giữa những nhóm, là căn cứ trên sự bóp méo [của vọng tưởng], càng cô đặc một con người phức hệ lại thành một vài thuộc tính chính, nhận định con người ấy đơn giản như thành viên của một nhóm, chúng ta càng không thể tin cậy sự phán đoán của chúng ta về con người ấy chắc chắn là thế nào. Rốt cuộc, sự công thức hóa liên hệ đến việc tạo nên sự phán đoán về một người ngay cả trước khi chúng ta có thể biết người ấy. Trên tất cả, khi chúng ta phán đoán ai đấy căn cứ trên vấn đề là một thành viên của một nhóm xã hội đặc thù, thì chúng ta có khuynh hướng quên rằng con người ấy có thể cũng là thành viên của nhiều nhóm xã hội khác và chúng ta quên lãng tất cả những thứ còn lại.
Rắc rối với thành kiến không đơn giản chỉ là chúng ta có khuynh hướng bóp méo và có những tin tưởng sai lạc về những nhóm khác — mà những niềm tin sai lạc và thành kiến này có khuynh hướng củng cố hỗ tương mỗi bên. Thành kiến bắt đầu với một đáp ứng cảm xúc tiêu cực đến một nhóm khác, và chúng ta có khuynh hướng tự nhiên để hình thành những niềm tin về nhóm bao hàm với các định kiến cảm xúc, “phản ứng mạnh bạo” của chúng ta. Trong cùng cách như thế, chúng ta có khuynh hướng quy cho những đặc tính tích cực về nhóm của chúng ta – vì vậy có khuynh hướng nhận thức nhóm của chúng ta luôn luôn ưu việt và những nhóm ngoài là hạ liệt. Một nghiên cứu về ba mươi bộ tộc ở Phi châu, thí dụ, đã thấy rằng mỗi bộ tộc đều nghĩ rằng họ là ưu việt hơn những bộ tộc khác.
Dĩ nhiên, những sự tin tưởng này phát triên bất chấp chúng đúng hay không. Buồn thay, một khi chúng ta khuếch trương những sự tin tưởng hay ấn tượng rập khuôn sai lầm này, chúng có khuynh hướng cố định và cứng nhắc. Những nghiên cứu đã cho thấy rằng não bộ có khuynh hướng thâu lượm tin tức từ môi trường tương hợp với những tin tưởng của chúng ta, chẳng hạn như tin tưởng tính hạ liệt bẩm sinh của những nhóm khác, và thải ra những thông tin mâu thuẫn. Khi một thái độ hay chi tiết quán sát là mơ hồ, chúng ta sẽ bóp méo và sàng lọc theo cách mà chúng ta nhận thức mọi thứ phù hợp với những định kiến của chúng ta.
Mặc dù, như đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra, những niềm tin sai lạc của chúng ta về những nhóm khác là nguyên nhân trực tiếp của nhiều sự tàn nhẫn trên thế giới, thảm thương thay chúng ta thông thường không cảnh giác ngay cả việc não bộ chúng ta sàng lọc chọn lựa, thu nhỏ hay thổi phồng thông tin như thế nào để làm cho nó vừa vặn với niềm tin của chúng ta.
NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ
Một vài năm trước đây, một số nhà nghiên cứu đã tiến hành một cuộc thí nghiệm trên sự thiên vị phân biệt trong-nhóm. Trong cuộc nghiên cứu ấy, những đối tượng được phân công thành thành viên của một trong hai nhóm chơi một trò chơi trên máy điện toán, và họ có khả năng để đoạt tiền thật sự đối với những tay chơi khác của bất cứ nhóm nào. Tuy thế, những đối tượng được nói là họ sẽ không nhận bất cứ món tiền nào cho chính họ từ bất cứ người nào trong cuộc thí nghiệm này. Sự thiên vị phân biệt trong-nhóm được đo lường bằng số tiền mà đối tượng tặng thưởng cho nhóm của chính người ấy. Như người ta có thể dự đoán, những đối tượng thiên vị và tặng tiền cho nhóm của chính họ. Nhưng đây là phần nổi bật: Đầu tiên, không có thuận lợi vật chất nào cho đối tượng để thiên vị nhóm của mình, không có bất cứ thuận lợi bất cứ loại nào. Thứ hai, đối tượng tuyệt đối không được nói cho nghe bất cứ điều gì về những thành viên của cả hai nhóm — “trò chơi” được tiến hành bằng cách giấu tên qua máy điện toán. Đối tượng được phân công đến nhóm của người ấy căn cứ trên một đồng xu sấp ngửa. Vì vậy, khuynh hướng của đối tượng biểu lộ sự thiên vị nhóm hay cảm nhận rằng nhóm của người ấy là ưu việt hay khá hơn trong một cách nào đấy, là hoàn toàn tùy ý, chỉ căn cứ trên sự kiện rằng người ấy ở trong nhóm.
Thí nghiệm này nhấn mạnh một điểm quan trọng đã thực hiện trước đây bởi đức Đạt Lai Lạt Ma. Trong quá khứ xa xưa của chúng ta như một chủng loại, thích nghi để thực hành sự thiên vị trong-nhóm và thành kiến hay định kiến ngoài-nhóm. Vào một thời điểm khi những nhóm ngoài có thể thường đe dọa sự tồn tại của chúng ta, sự phản ứng đến những nhóm ngoài với một sự cảnh giác nguy hiểm tự động bản năng có thể cứu cho sự sống của chúng ta. Sự thiên vị nhóm của chúng ta cũng cung ứng những phần thưởng rất thật, giúp chúng ta tồn tại và tái sản xuất. Dĩ nhiên, thảng hoặc ngay cả ngày nay những sự đáp ứng này có thể hữu ích dưới một số hoàn cảnh nào đấy. Thí dụ, một cảm nhận thiên vị đối với nhóm của chính mình có thể đóng góp đến một cảm giác của mối quan hệ và nối kết, một cảm nhận có liên quan tới. Ngay cả những định kiến tiêu cực là một phần của hệ thống cảnh giác của não bộ có thể hữu ích, và ngay cả cứu cho đời sống của chúng ta nếu chúng ta ở trong một hoàn cảnh đời sống bị đe dọa, dưới sự tấn công từ những thành viên của một nhóm khác.
Nhưng rắc rối là bây giờ chúng ta đang bước đi chung quanh với một bộ não đã được phát triển để đối phó với những vấn đề thông thường mà tổ tiên chúng ta đã đối diện trong kỷ nguyên Canh Tân một triệu năm trước đây, những bộ não đã không được thay đổi một cách tự động qua hơn một trăm nghìn năm. Thế giới rất khác biệt, và tuy thế não bộ của chúng ta vẫn tự động, phản ứng một cách bản năng, một cách mù quáng cùng một cách như hàng trăm nghìn năm trước đây, ngay cả khi bây giờ không có giá trị thích ứng cho việc đáp ứng bằng cách ấy, hoàn toàn không có lợi ích gì, chẳng hạn như trong thí nghiệm trò chơi điện toán vừa đề cập.
Dĩ nhiên, như đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra, rắc rối ở đây không đơn giản là chúng ta hành động trong những cách không cung ứng bất cứ lợi ích hay thuận tiện gì cho chúng ta, mà hành động trong một số đáp ứng bản năng nguyên sơ nào đấy có thể có khả năng tai hại. Trong thực tế, những sách lược mà não bộ phát triển để đối phó với những rắc rối trong thế giới của kỷ nguyên Canh Tân, thúc đẩy lợi ích con người và sự tồn tại của tổ tiên chúng ta, là giống với những chương trình có thể có khả năng là sự suy sụp của chúng ta ngày nay.
Não bộ của chúng ta là thiện nghệ trong việc phát hiện ra những hiểm họa, đe dọa, và phản ứng một cách nhanh chóng, nhưng khi chúng ta hình thành những khuôn mẫu rập khuôn căn cứ trên những khác biệt vọng tưởng, hình thành những định kiến căn cứ trên những ấn tượng rập khuôn ấy, và hành động một cách mù quáng trên những chương trình phác họa cho tổ tiên xa xưa của chúng ta, và ghi thành mật mã vào trong nếp nhăn não bộ của chúng ta, những kết quả có thể tai hại. Thí dụ, trong thế giới liên hệ hỗ tương ngày nay, với sự tồn tại của chúng ta lệ thuộc trên sự hợp tác với những nhóm khác, sẽ là một sự bất lợi lớn khi hành động một cách tự động đến các nhóm này giống như họ là những kẻ thù. Sự bạo động và tàn ác mà chúng ta đã từng chứng kiến cho đến hiện tại là kết quả phẩn lớn căn cứ trên thái độ của một số cơ cấu não bộ sơ khai này.
Nguyên tác: Prejudice (Us Versus Them)
Ẩn Tâm Lộ – Ngày 22/06/2011
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.