Người đàn ông bí ẩn

Chương VI



Satterthwaite thấy mình đã già. Dưới mắt người khác cũng vậy. Đám choai choai cợt nhả với bạn gái của chúng thế này: “Ông lão Satterthwaite ấy à ? Ồ có lẽ cũng trăm tuổi rồi. Không thì cũng chẳng thể dưới tám mươi”. Ngay cả những người không hay nói phóng đại cũng phát biểu với vẻ cảm thông: “Satterthwaite ? Người xưa đấy, ông ấy không dưới sáu mươi tuổi đâu “. Xét về mặt nào đấy bọn họ đều nhầm, vì tuổi ông là sáu mươi chín tuổi.

Tuy vậy, ông không thấy mình đã già đến vậy, 69 tuổi là lứa tuổi đầy thú vị. Lứa tuổi có những khả năng không ngờ, lứa tuổi mà con người băt đầu gặt hái những kinh nghiệm sống của một con người. Nếu có cảm thấy già cỗi thì đó là chuyện đương nhiên, vì cũng đã đủ đầy mệt mỏi và những sự nản lòng, vì ý muốn thả mình tránh những chuyện phiền toái. Tự đáy lòng, ông là gì cơ chứ? Một ông già nhỏ thó không vợ con, chẳng sở hữu của cải gì ngoài một bộ sưu tập tranh và khi sang đến dốc bên kia của cuộc đời ông cũng chưa tìm đủ cho trọn bộ. Theo kiểu nói nhân văn, ông chẳng có gì gắn bó với đời. Ông sống hay chết, ai là người biết đến?

Giữa mớ bòng bong suy diễn ấy, Satterthwaite đã tự làm khổ mình bằng những ý nghĩ kỳ quậc cằn cỗi, rằng nếu ông lấy vợ, hai vợ chồng ông sẽ ghét nhay thậm tệ, con cái sẽ là nguồn gốc của mọi muộn phiền, lo lắng và cuối cùng, nghĩ vụ phải dành thời gian và sự thương tiếc cho gia đình sẽ khiến ông bị phiền nhiễu cùng cực.

“Không có gì đáng giá sau mọi vẻ tiện nghi và thoải mái”, ông tự nhủ vẻ cương quyết.

Phản xạ này khiến ông nhớ đến một bức thư mới nhận sáng nay. Rút thư ra, ông đọc lại thật kux và lấy làm thú vị. Bởi lời lẽ trong thư chứng tỏ người viết là một phụ nữ đài các. Mở đầu bức thư kêu gọi đóng góp cho một hoạt động từ thiện, có lẽ người viết chưa viết thư kiểu này bao giờ, nhưng lời dề nghị được diễn tả khéo đến nỗi Satterthwaite chỉ còn biết thán phục. Vào đề, bức thư viêt:

“Vậy là ngài đã làm sa mạc hóa Riviera. Hòn đảo của ngài thế nào? Giá cả ở đó ra sao? Năm nay ở Cannotti cuộc sống đắt đỏ dễ sợ, tôi sẽ không bao giờ quay lại bờ biển Ngà nữa. Năm tới, có thể tôi sẽ đến hòn đảo của ngài nếu ngài đồng ý. Tôi sợ năm ngày tàu nhưng nếu ngài đích thân đặt chỗ, chắc chắn là sẽ rất – thậm chí là quá tốt. Cuối cùng ngài phải giống như những người sống thoải mái và chỉ quan tâm đến những tiện nghi nho nhỏ. Chỉ có một việc suy nhất cứu rỗi ngài, ngài Satterthwaite, là lợi nhuận vô kể mà ngài kiếm được trước đây…”

Khi gấp bức thư lại, trước mắt Satterthwaite hình ảnh bà công tước hiện rõ nét: Bủn xỉn, ngôn từ sắc nhọn, cá tính chưa được thuần hóa.

Cá tính! Tự thân nó là một phẩm chất hiếm có vào thời đại ngày nay. Ông rút ra một bức thư khác gửi từ Đức của một ca sỹ trẻ mà ông yêu mến. Lời thư thân thuộc và trìu mến. “Biết cảm ơn ngài thế nào, ngài Satterthwaite kính mến? Sắp tới cháu sẽ hát bài Isolde, điều này làm cháu vô cùng hạnh phúc…”. Tiếc là cô ca sỹ đã không thực hiện được điều này. Cô bé Olga này thật đáng mến: chăm chủ, chất giọng đẹp trời phú, có điều còn thiếu cá tính. Cô lầm rầm hát: “Không, hãy yêu cầu anh ta điều đó! Hãy hiểu tôi, tôi đây, Isolde, tôi ra lệnh đó” – Không cô bé này không thế có cá tính mạnh như vậy, ý chí không khuất phục thế hiện rất rõ trong câu kết “Ich Isolde”

Cuối cùng…chẳng lẽ ông không có ích cho một người nào hay sao? Rõ ràng là hòn đảo này khiến tinh thần ồn suy sụp. Làm sao, mà tại sao ông lại làm “sa mạc hóa” Riviera, nơi mà ông biết rất rõ và ong cũng được mọi người biết đến. Ở đây không có ai quan tâm tới ông. Không ai biết ông là “ngài Satterthwaite” nổi tiếng, bạn của các bà công tước, bá tước, bạn của các nữ ca sỹ và các nhà văn. Trên hòn đảo này không có ai là nhân vật quan trọng của xã hội thương lưu hay của giới nghệ thuật. Pần đông cư dân đến đây từ bảy, mười bốn, hai mươi mốt năm liên tiếp, thời gian như vậy khiến họ nhanh già.

Hít thở thật sâu, Satterthwaite ra khỏi khách sạn đi về bến cảng. Ông men theo con đường hoa giấy đang nở tung, rực rỡ. Thốt nhiên, ông thấy mình như một con vịt già nua xám xịt.

– Mình đang già đi – Ông thì thầm – Mình tự khiến mình già và mỏi mệt.

Ông nhẹ người rời giàn hoa giấy và rẽ sang con phố trắng dẫn ra biển. Ở giữa đường, một con chó ghẻ đang nằm sưởi nắng. Nó sảng khoái vươn mình rồi ngồi dậy ngó nghiêng bóng mình. Sau đó, nó ngẩng lên, nhìn quanh tìm kiếm xem có thức gì ngon lành và cuộc đời còn có thể dành cho nó.

Vệ đường có một đống rác lớn. Con chó lon ton chạy lại gần, cánh mũi phập phồng đánh hơi đầy vẻ phấn chấn. Quả không sai. Mùi thối xộc lên từ đống rác. Con chó sịt mũi khoái trá, sục vào. Cuộc đời lúc này quả thực là thiên đường đối với nó.

No nê, con chó đứng dậy và nhoáy cái đã đến giữa đường. Đúng lúc đó, một chiếc ôtô cũ mèm ầm ầm lao tới không một tiếng còi báo, đâm rầm vào con chó làm nó văng bật ra xa.

Con chó rướn lên rồi bất động trong giây lát, đôi mắt bám chặt lấy Satterthwaite, câm lặng trách cứ, rồi rũ xuống. Ông bước lại cúi xuống chỗ con chó. Nó chết rồi. Ông lại cất bước, lòng cứ thấy day dứt trước nỗi buồn và sự tàn bạo của cuộc đời. Thật lạ lùng, ánh nhìn chê trách của con vật cứ như muốn nói: “Ồ cuộc đời! Cuộc đời mà ta tin yêu biết bao, tại sao chuyện đó lại xảy ra với ta?”

Ông Satterthwaite đi qua hàng cọ, qua những ngôi nhà nằm rải rác đây đó, rồi đứng trước bãi biển. Những con sóng trồi lên rồi lại lùi ra xa. Ở dây, lâu rồi, một vận động viên bơi lội nổi tiếng của Anh đã chết đuối vì những con sóng này. Ông đi qua vùng bờ đá, chỗ bọn trẻ con và mấy bà sồn sồn đang loi choi choi trong nước mà cho rằng mình đang bơi. Cuối cùng ông theo con đường dốc đứng quanh co lên đến vách đá. Trên cao này có ngôi nhà mang biệt danh “La Paz”sơn màu trắng, những ô cửa màu xanh đã phaimauf đóng kín mít, khu vườn bao quanh hoang sơ thật đẹp, đường đi trồng bách hai bên chạy dài lên cao nguyên ven vách đá. Từ trên cao đó, tầm mắt phóng ra xa thật xa. Dưới kia là biển xanh ngút ngắt.

Những ngày này ông Satterthwaite hay đến đây. Ông rất thích khu vườn “La Paz”, nhưng chưa bao giờ ông bước vào khu biệt thự đầy vẻ quạnh hiu này. Anh làm vườn người Tây Ban Nha tên là Manuel có khuôn mặt sạm nắng và vui vẻ. Anh đón mừng khách khứa bằng cách tặng một bó hoa lớn cho các bà, một bông hồng cài áo cho các ông.

Việc làm này khiến ông Satterthwaite tưởng tơợng ra bao chuyện về chủ nhân ngôi biệt thự. Giả như ngôi nhà này là của một vũ nữ người Tây Ban Nha, khi xưa nổi tiếng trên toàn thế giới vì sắc đẹp nay tìm đến đây chạy trốn sự tàn phá của thời gian.

Ông hình dung ra cảnh cô vũ nữ ra khỏi nơi cư ẩn, đi dạo trong khu vườn trong buổi hoàng hôn. Có đôi khi ông những muốn hỏi Manuel sự thể thế nào, nhưng rồi lại gạt đi. Ông vốn thích tưởng tượng mà.

Sau vài lời hỏi thăm anh làm vườn và lịch sự đón nhận bông hồng màu cam, ông Satterthwaite men theo con đường trông bách ra đến biển. Ngồi ở đây, bên bờ dại dương vĩ đại, đỉnh cao ngay dưới chân mình, thật là một niềm đam mê khó tả. Nhưng rồi bỗng ông rùng mình, cảm thấy mình đã già nua, lòng tê tái, đơn lẻ… Ông đã nhận được gì của cuộc đời? Chẳng gì cả. Trắng tay. Còn không bằng con chó bị kẹp chết sáng nay trên đường phố…

Đột nhiên, một tiếng động dội đến kéo ông ra khỏi dòng suy tưởng. Không phải tiếng bước chân mà là một lời rủa bằng tiếng Anh.

Quay đầu lại, ông thấy một thanh niên đang chăm chú nhìn ông với vẻ ngạc nhiên pha lẫn thất vọng. Ông nhanh chóng nhận ra anh ta, vị khách du lịch làm ông tò mò kể từ lúc anh ta đến vào hôm qua. Ông gọi “chàng thanh niên” Vì anh ta có vẻ trẻ so với phần đông những người hay lu tới khách sạn, tuy vậy anh ta cũng phải tầm bốn mươi, không thế ngoài năm mươi được. Dù vậy, gọi anh ta là “thanh niên” Cũng có vẻ đúng vì trông anh ra có vẻ không phải người sành sỏi. Ông Satterthwaite thường có những phán đoán kiểu này khác chính xác. Người đang ông kia có dáng vẻ của những con chó đã trung thành những vẫn lưu lại những đặc tính của chú cún con xưa kia.

“Chàng trai này chưa khi nào thực sự là người lớn. Ít nhất là theo nghĩa đen của từ này”. Ông Satterthwaite nghĩ.

Dù sao, người đang ông kia không như một “cậu bé” Nghèo khó. Dồi dào sinh lực, béo tốt, biểu hiện của những người đầy đủ cả vật chất và tinh thần. Anh ta có đôi mắt màu nâu tròn, mái tóc vàng hoa và bắt đầu hoa râm, hàng ria mép nhỏ trên khuôn mặt rám nắng.

Anh ra đến hòn đảo này làm gì nhỉ? Ông Satterthwaite thực sự tò mò. Ông hình dung thấy anh ra đang đi săn, tập bắn, chơi bài, đánh gôn hay tennis, tán tỉnh các cô nàng xinh đẹp nhưng trên hòn đảo này làm gì có máy cung để tập bắn, không có bãi săn, cũng không có môn thể thao nào khác ngoài bóng chày, và chỉ có cô Baba Kindersley, không quản tuổi tác vẫn giữ được dáng vẻ duyên dáng. Tất nhiên không lọa trừ lí do phong cảnh nên thơ nơi đây quyến rũ các nghệ sỹ, nhưng ông Satterthwaite dám chắc rằng anh ta không thuộc giới nghệ sỹ. Ở anh ta toát lên dáng vẻ cục mịch, không ham chữ nghĩa, nghệ thuật.

Mặc những phỏng đón trong đầu Satterthwaite, người lạ mặt nói với vẻ bối rối, vì biết câu rủa của mình khi nãy là hớ.

– Xin lỗi. Tôi …tôi…không định nói thế… Tôi không nghĩ là lại có người ở đây.

Anh ra nở nụ cười hối lỗi. Nụ cười của anh ta thật quyến rũ, thân thiện và dễ làm động lòng người khác.

– Chỗ này kể cũng vắng vẻ – Ông Satterthwaite đòng tình.

Ông lịch sự nhích ra để nhường chỗ cho chàng trai. Anh ra im lặng ngồi xuống.

– Ở đây mà hoang vắng sao? – Anh ta nói – Tôi không nghĩ thế. Có vẻ như lúc nào ở đây cũng có người.

Trong giọng anh ra ẩn chứa sự kích động. Ông Satterthwaite tự hỏi vì sao anh ra tỏ ra là người thân thiện với những người al? Sao anh ra lại tìm đến nơi quạnh quẽ nãy nhỉ? Có lẽ là một cuộc hẹn tình tứ chăng? Nhất định là không đúng. Ông nhìn trộm người ngồi cạnh. Ông bất chợt thấy mình đã gặp người này ở đâu rồi, mới đây thôi, vì ông nhận ra ánh nhìn pha trộn vẻ bối rối và khiêu khích được che giấu.

– Vậy ra anh đã đến đây rồi à? – Ông Satterthwaite gợi chuyện.

– Vâng. Tôi ra đây hôm qua, lúc sau bữa tối.

– Thế à? Chắc buổi tối cửa vẫn đóng chứ?

Một lát lặng im.

– Tôi đã trèo tường vào – Cuối cùng anh ra trả lời với giọng cáu kỉnh.

Ông nhìn anh ta càng ngạc nhiên hơn. Vốn có sự tinh nhạy của một cảnh sát điều tra, ông không nghĩ là người đồng hành với ông đây lại có đủ thời gian khám phá vẻ đẹp quyến rũ của khu biệt thư lức ban ngày khi mà anh ta mới chỉ tới đây chiều hôm trước, hơn nữa anh ta cũng chưa nói chuyện với bất kỳ khách du lịch nào khác. Nhưng ngay khi đêm xuống anh ta đi thằng đến “La Paz” Làm gì nhỉ? Ông Satterthwaite quay đầu ngắm ngôi nhà có ô cửa xanh. Nó vẫn vắng vẻ, tĩnh lặng, và đóng cửa im ỉm như mọi khi… Vậy là, điều bí mật không trốn trong đó.

– Thế anh đã gặp ai tối qua ở đây à?

– Vâng. Có thể là khách của một khách sạn khác. Ông ra mang đồ giả trang.

– Đồ giả trang?

– Vâng. Một kiểu trang phục của Arlequin.

– Sao cơ?

Câu hỏi bật ra rành rọt khiến người lạ mặt ngạc nhiên nhìn ông chòng chọc.

– Tôi tưởng các khách sạn ở đây thường tổ chức các đêm dạ hội hóa trang?

– À! Vâng. Rất, rất thường xuyên.

Hơi thở ngắt quãng, ông ngừng lại rồi nói thêm.

– Mong anh bỏ quá cho sự xáo động vừa rồi. Anh có biết, vô tình thôi, rằng đó là một chất xúc tác không?

Chàng trai nhìn ông sững sờ.

– Chưa bao giờ tôi nghe nói đến từ này. Đó là cái gì vậy?

Với vẻ trang trọng, ông Satterthwaite kể:

– Một hành động mà qua đó một chất – gọi là chất xúc tác – đấy nhanh phản ứng hóa học!

– Thật thế sao? – Chàng thanh niên bối rỗi.

– Tôi có một người bạn tên là Quinn, mà từ “chất xúc tác” với ông ấy là dấu hiệu báo trước những sự kiện bất thường, mà ông ấy chưa nhầm lẫn bao giờ. Tôi có cảm giác người ông gặp hôm qua chính là bạn tôi.

– Ra vậy! Kiểu đó chẳng giống ai, bạn của ông ấy. Ông ra đã làm tôi sốc. Đột nhiên ông ra xuất hiên, như là ông ấy từ biển lên vậy.

Ông Satterthwaite đưa mắt nhìn dải đất và nhìn ra xa tận cùng thung.

– Tôi biết là vô lý, nhưng ông ta đã làm tôi sốc. Chuyện này rõ ràng là không có thực. Anh ta sẽ cúi xuống phía dốc đứng. Một cái vách phẳng lỳ, dựng đứng, nếu bị trượt trên đó, chúa ơi là cầm chắc cái chết.

– Còn nơi nào lý tưởng hơn để thực thi tội ác chứ! – Ông Satterthwaite bông lơn.

Người đồng hành nhìn ông, ngơ ngác, như thế bất chợt anh ta lạc mất chủ đề câu chuyện.

– À, vâng, thực sự… Cuối cùng anh ta nói, giọng mạnh mẽ.

Anh ra cau mày gõ đầu gậy xuống đất. Ông Satterthwaite chợt nhớ ra điều mà ông ngờ ngợ từ nãy giờ. Ánh nhìn dò hỏi và bối rối… Con chó bị kẹp chết sáng nay có cái nhìn y hệt như vậy, đều biểu hiện cùng một câu hỏi thống thiết và lời trách cứ: “Ồ cuộc đời mà ta tin yêu biết bao, tại sao điều đó lại xảy ra với ta?”

Giữa người lạ mặt kia và con chó sáng nay còn những điểm giống nhau như: cuộc sống vô lo, hưởng thụ, cùng vui vẻ giã từ những vui thú của cuộc đời, thiếu vắng những hành xử trí tuệ. Cả hai tận hưởng từng giây phút hiện tại, thế giới này là một nơi dễ chịu dành cho những thú vui vật chất: Mặt trời, biển khơi, bầu trời… biết bao là điều vui. Sau đó thì sao ư? Một chiếc ô tô đã cán chết con chó, còn điều gì sẽ quật ngã người đàn ồn kia?

Người lạ mặt lên tiếng, như là tự nói với mình hơn là nói với ông Satterthwaite.

– Ta tự hỏi tất cả rồi để làm gì chứ?

Những lời của người đàn ông khiến Satterthwaite mỉm cười vì chúng biểu lộ một cách vô thức bản chất ích kỷ của con người, mà loài người vẫn tin rằng mọi sự việc trên đờ đều chỉ dành riêng cho niềm vui cũng như sự đau buồn của chúng ta, Satterthwaite không trả lời. Người lạ mặt cười trừ:

– Dường như tất cả đàn ông đều phải xây một ngôi nhà, trông một cái cây và có một câu con trai… Tôi đã ngỡ là mình đã trông nên một cây rồi, buổi xưa kia…

Ông Satterthwaite lắng nghe. Trí tò mò trối dậy: sự hứng thú được quan tâm đến câu chuyện của người khác hiện rõ. Có sao đâu! Chẳng phải trong ông có những đức tính tốt của phụ nữ sao? Ông rất biết lắng nghe, có năng khiếu phát ngôn đúng lúc, đúng chỗ để diễn ta đúng sự việc, và nhanh chóng biết được mục đích của câu chuyện.

Người lạ mặt tên là Anthony Cosden. Có vẻ như anh ta giống như trong hình dung của ông Satterthwaite. Anh ta không có năng khiếu dẫn dắt câu chuyện, nhưng thính giả lại là một người thừa trí tưởng tượng. Anh ta có một cuộc đời bình dị như bao người khác: Thu nhập trung bình, đi nghĩ vụ quân sự, chơi thế thao mỗi khi có dịp, nhiều bạn, biết bao hoạt động thú vị và có vài phụ nữ vây quanh. Một cuộc sống thực dụng tách ròi cảm xúc. Nói trắng ra, sống như một con vật vô lo. “Nhưng người ta có thể thấy tệ hơn, ông Satterthwaite thầm đánh giá bằng tất cả sự nhạy cảm của kinh nghiệm sống. Phải rồi, có thể còn tệ hơn”. Anthony vẫn luôn tin tưởng rằng cuộc đời thật đáng yêu. Nếu anh ra có tỏ ra khó chịu với đòi thì đó không phải là thực lòng muốn vậy, ấy vậy mà bất hạnh cuối cùng đã xảy đến với anh.

Anthony kể chuyện, giọng khá gay gắt và rời rạc. Một hôm, anh ra cảm thấy bất ổn liền đi gặp bác sỹ. Ông này đã thuyết phục anh ra đi gặp một chuyên gia ở phố Harley. Và không thể tin nổi. Chuyên gia đã cố gằng đề cập vấn đề khi nói đến những điều trị tăng cường, sự yên tính, nghỉ ngơi… Nhưng rốt cuộc cũng không thể lừa được anh ra tin vào câu chuyện đó được… Cuối cùng họ cũng phải thông báo nhẹ nhàng với anh ta rằng anh ta chỉ còn sống được sáu tháng nữa thôi.

Đôi mắt màu hạt dẻ nhìn Satterthwaite với vẻ tuyệt vọng. Thế là ông lại sốc vì nhận thấy tình thương lại dội lên trong lòng. Ông không biết…nói thế nào nhỉ?… Ông chỉ biết hành động.

Ông lắc đầu vẻ nghiêm trọng. Ông hiểu.

Thật khó cho Anthony Cosden. Biết sống những ngày tháng cuối cùng ra sao chứ? Đợi thần chết đến tìm ư? Đó đâu phải là sống. Anh ta không thấy mình bị bệnh, chưa thấy thì đúng hơn. Nhưng sau khi gặp chuyên gia thì khồn trốn tránh chuyện đó được nữa. Thật nghịch lý: Phải chết khi không hề muốn chêt! Anh ra đã nghĩ là cứ làm như không có việc gì xảy ra thì tốt hơn. Nhưng không được.

Đến đây, ông Satterthwaite những muốn ngắt lời người kể để hỏi cho ra xem anh ta có gắn bó với người phụ nữ nào khồn? Ông chỉ hỏi rất tế nhị.

Có vẻ như là không. Anh ra có nhiều phụ nữ quanh mình, dễ hiểu thôi, nhưng đó là hai chuyện khác nhau. Anh ra có cả hội bạn vui nhộn. Anh ra không hề muốn chết, không muốn ở trong lòng đất lạnh lẽo. Cái chết làm tất cả mọi người đều bối rối. Đó là lý do vì sao anh ta ra nước ngoài.

– Vậy là anh quyết định đến hòn đảo này! Nhưng vì sao lại chọn nơi đây chứ?

Ông Satterthwaite xâu chuỗi lại sự việc những diều không lối thoát…tế nhị nhưng hữu ích, và ông bị thuyết phục.

– Có thể trước đây anh đã đến đây rồi?

– Vâng – Cosden thành thật – Cũng lâu rồi, khi tôi còn trẻ.

Đột nhiên, gần như bản năng, anh ta đưa mắt rất nhanh về phía khu biệt thự.

– Tôi nhớ rất rõ nơi này, anh ta vừa nói vưa quay ra biển. Một bước đi về vĩnh hằng!

– Thế tại sao anh ta lại lên đây tối hôm qua? – Satterthwaite từ tốn. Anthony bực dọc nhìn ông.

– Ồ! Thực ra, tôi…

– Hôm qua anh đã gặp một người ở đây. Và chiều nay, anh gặp tôi. Vậy là chúng tôi đã cứu anh hai lần.

– Ông hiểu mọi việc như vậy cũng không sao, nhưng…nhưng, chúa ơi, đó là cuộc sống của tôi. Tôi có quyền muốn làm gì thì làm chứ.

– Đây là nơi công cộng – Satterthwaite nói với giọng mệt mỏi.

– Tôi hiểu – Anthony nói giọng cảm thông – Người ta khó nói khác được. Tôi cũng vậy thôi, tôi sẽ cố gắng thuyết phục để ngăn bất kỳ ai muốn tự tử, cho dù thâm tâm tôi vẫn biết là anh ta có lý. Và tôi đang có lý, ông biết đấy, một cái chết chóng vánh, không chê vào đâu được còn hơn là hấp hối trong lo âu không dứt. Hơn nữa, khi tôi không có người thân nào trên đời…

– Thế nếu anh có ai đó? – Satterthwaite ngắt lời.

Cosden thở dài.

– Tôi không biết nữa. Nếu có như vậy đi nữa thì tôi thấy đây vẫn là giải pháp tốt nhất. Dù sao tôi không có…

Anh ta đột ngột dừng lời. Satterthwaite nhìn anh ra tò mò. Bản tính lãng mạn, ông giả thiết là anh ta nhất định phải có một người đàn bà ở dâu đó. Nhưng Cosden không công nhận. Anh ta cũn không hề than phiền. Có thể là vì anh ta có một cuộc sống khá thoải mái. Tiếc là cuộc đời đó phải kết thúc quá sớm. Dù thế nào, anh ta cũng nghĩ là phải tận hưởng tối đa cuộc đời đó đi: Anh ta có được tất cả những gì anh ta có thể ước mong… Trừ một đứa con. Hắn là anh ta rất thích một cậu con trai. Anh ra sẽ yên tâm hơn nếu niết mình còn có một đứa con trai. Nhưng vẫn phải nói rằng anh ta đã có một cuộc sống rất thoải mái…

Điều đó làm Sattertwaite mất kiên nhẫn. Ông cảm thất bực mình trước sự mềm yếu của người đàn ông trước mặt.

– Anh vẫn chưa biết sống mà vẫn chỉ ở thời điểm bắt đầu.

Cosden phá lên cười.

– Vậy mái tóc hoa râm của tôi là sao kia? Tôi đã bốn mươi…

– Đây không phải là chuyện tuổi tác – Satterthwaite ngắt lời – Cuộc đời là tổng quan những kinh nghiệm về thể chất cũng như tinh thần. Như tôi là một ví dụ, tôi sáu mươi chín tuổi, và tôi đã sống thực sự. Với tư cách cá nhân hay với tư cách nào khác, tôi đúc rút được tương đối những kinh nghiệm sống mà cuộc đời có thể mang lại. Còn anh thì ngược lại, anh khiến tôi nghĩ đến một người luôn miệng nói về bốn mùa nhưng mới chỉ trông thấy tuyết và váng băng! Hoa cỏ mùa xuân những ngày hè uể oải, những cành lá chể của mùa thu, anh ta đâu đã biêt. Thậm chú anh ta còn không biết có những điều như vậy tồn tại trên đời. Và anh muốn quay lưng lại với cơ hội được khám phá những điều tốt đẹp đó sao?

– Có lẽ ông quên là tôi chỉ sống được có sáu tháng thôi – Giọng Anthony Cosden khô khốc.

– Thời gian là tương đối, mọi thứ đều chỉ có tính tương đối. Sáu tháng có thể sẽ dài hơn và anh sẽ thu được nhiều vốn sống hơn tất cả quãng đời trước đó.

Cosden vẫn chưa bị thuyết phục.

– Tôi dám chắc là ông cũng làm như tôi khi ông rơi vào hoàn cảnh giống tôi.

Satterthwaite lắc đầu.

– Không đúng. Trước hết, tôi không chắc mình đã rèn được sự dung cảm vì muốn tự vẫn phải có lòng dũng cảm, ma tôi thì chưa có. Thứ hai…

– Thứ hai nữa là gì?

– Tôi luôn tò mò muốn biết ngày mai sẽ ra sao.

Cosden lại cười và đứng dậy

– Vâng thưa ông. Ông đã rất lịch thiệp ngồi nghe chuyện của tôi. Tôi cũng không biết vì sao tôi lại kể ông nghe…mà lại nói rất nhiều. Ông vui lòng quên chuyện vừa rồi đi nhé.

– Thế ngày mai, khi tai nạn được thông báo tôi sẽ phải im lặng sao? Tôi phải bỏ qua giả thiết về một vụ tự tử?

– Ông cứ xử sự như ông cho là phải. Ít ra thì ông cũng có ý thức về một việc mà tôi lấy làm vui mừng, vì ông đã không ngăn cản tôi.

– Anh bạn trẻ oi, hãy suy xét cho kỹ càng, tôi không thể bán theo anh suốt ngày để ngăn cản được. Sớm muộn gì anh cũng phải bỏ qua tôi để thực hiện cho bằng được dự định của anh. Dù sao anh không được làm chuyện đó trong chiều nay. Anh hẳn không định để người ta kết tội tôi đấy anh tới cái chết chứ!

– Đúng vậy. Nếu ông còn ở đây…

– Tất nhiên là tôi sẽ ngồi lại – Satterthwaite nói vẻ dứt khoát.

Cosden cười hóm hỉnh.

– Được rồi, vậy là tôi phải tiến hành sau vậy. Tôi về khách sạn đây. Có lẽ sẽ gặp lại ông.

Satterthwaite còn lại một mình ngắm biển. Ông lẩm bẩm:

“Rồi đây chuyện gì sẽ xảy ra? Chắc chắn là sẽ có một biến cố. Mình tự nhủ nếu…”

Ông đứng dậy, lặng bên vách đá chiêm ngưỡng những đợt sóng đang nô giỡn ngoài khơi. Không khí nơiđaây không tố cho bộ máy hô hấp. Ông chậm rãi trở về trên lối đi bách bước vào khu vườn im ắng. Ông nhìn ngôi nhà vắng vẻ có những ô cửa xanh đóng kín và tự hỏi rằng ai sống trong đó và bí mật phía sau bức tường kia là gì. Bị trí tò mò thúc đấy mạnh mẽ, ông rảo bước đến đẩy một cánh cửa đã phai màu.

Ông ngạc nhiên thấy cánh cửa chuyển động. Một chút lưỡng lự, rồi ông mở cửa. Ông trở lùi lại ngay, kêu lên rụng rời. Trước mặt ông trên bậc cửa kính thông ra bao lơn là một phụ nữ mặc toàn đồ đen, đầu trùm một chiếc khăn đăng ten cùng đen.

Satterthwaite bỏ chạy, lắp bắp bằng thứ tiếng Italia trộn lẫn tiếng Đức, thứ tiếng nghe như tiếng Tây Ban Nha. Ông giả thích bằng những câu ngắt quãng, ông mệt mỏi và bối rối. Mong quý bà bỏ qua cho ông. Rồi ông hấp tấp trở lui, không để người phụ nữ nói câu nào.

Cuối cùng, khi ông đã ra đến giữa vườn, bà ta mới lên tiếng, gãy gọn như một phát súng:

– Quay lại!

Đó là một âm thanh khô khốc, một mệnh lênh vẫn dùng cho một con chó. Nhưng nó có đầy đủ uy quyền khiến Satterthwaite ngoan ngoãn trở lại. Người phụ nữ vẫn đứng trên bậc cửa kính, bất động. Bà ta nhìn Satterthwaite từ đầu đến chân, điềm tĩnh đánh giá.

– Ông chắc là người Anh.

Satterthwaite lại xin lỗi.

– Nếu tôi biết chị cũng là người Anh, tôi đẫ có thể nói rõ ràng hơn. Tôi thành thật xin lỗi chị. Tôi thật thất lễ khi mở cửa. Tuy vậy tôi chỉ tò mò quá thôi, tò mò muốn biết có gì b ên trong một ngôi nhà đẹp đẽ dường này.

Bông nhiên, người phụ nữ cười tật to.

– Nếu nó cuốn hút ông đến vậy thì xin mời ông vào.

Chị ta đứng tránh sang. Satterthwaite mừng rỡ bước qua bậc thềm. Dù hơi tối vì những cánh cửa khác vẫn đóng kín, ông vẫn nhận thấy có rất ít đồ vật bày biện trong nhà. Một lớp bụi phủ mỏng lên đống đồ.

– Mời ông đi tiếp. Tôi không dùng phòng này bao giờ.

Satterthwaite đi theo qua hành lang bước vào phòng khách ở phía bên kia. Cửa sổ phòng này trông ra biển, ánh mặt trời chiếu tràn trong phòng. Đồ đạc ở đây cũng sơ sài như phòng trước nhưng có một tấm bình phong bằng da xứ Cordoue, những bình hoa tươi vừa mới cắt ngoài vườn và những tám thảm đã sờn nhưng nhìn thì biết trước đây chúng rất đẹp

– Ông sẽ dùng trà với tôi nhé – Chủ nhà nói, rồi thuyết phcuj thêm – Trà ngon lắm đấy, lại được pha bằng nước tinh khiết nữa.

Chị ra bước ra ngoài và ra lệnh bằng tiếng Tây Ban Nha rồi quay lại ngồi trên đi văng trước mặt ông khách mời. Ông Satterthwaite nhận thấy người đang bà tỏ ra rất thoải mái.

Trước nhân vật cá tính như vậy, thoạt tiên ông thấy mình già hơn, nhăn nheo hơn bình thường. Đó là phụ nữ cao lớn, tóc nâu, da tươi ánh mặt trời, còn rất đẹp tuy không còn trẻ lắm. Sự hiện diện của nàng khiến mặt trời rạng rỡ hơn. Satterthwaite lại cảm nhận được sự tò mò mãnh liệt và nhiệt tình xầm chiếm ông: “Cô ta mới tràn trề sức sống làm sao”.

Nhớ lại vẻ uy quyền mà người phụ nữ vừa bộc lộ, ông thấy tiếc cho Olga, người được ông bảo trợ, không có được một chút sức mạnh tiềm ẩn kia. Ông tự nhủ: “Isolde chính là người phụ nữ này đây. Nhưng hình như cô ta không có năng khiếu ca hát. Tếh giới này kỳ quặc vậy”.

Một mặt nào đó người đang bà lại khiến ông thấy ngại ngần vì ông không có thiện cảm với những phụ nữ có tính quyền uy.

Tay chống cằm, chị ta quan sát một cách không che đậy mà không cần biết phản ứng của vị khách lạ ra sao. Cuối cùng, chị ta lắc đầu như thể đã quyết định sau một hồi toan tính.

– Tôi rất hân hạnh vì ông đến đây. Chiều nay, tôi rất muốn có người cùng trò chuyện. Còn ông thì đã quen với việc này rồi phải không?

– Tôi cũng không thạo việc đó lắm đâu.

– Không phải mọi người vẫn tin tưởng ông đó sao? Ông biết rõ tôi muốn nói gì mà. Tại sao ông lại tỏ vẻ không hiểu?

– Tôi …có lẽ…

Không cần đợi ông đồng ý, chị ta tiếp tục:

– Người ta có thể thú nhận và tin tưởng mọi điều vào ông. Vì ông có những nét tính cách rất đàn bà, nên ông hiểu được tình cảm, suy nghĩ của chúng tôi, hiểu được những ứng xử kỳ quặc của chúng tôi…rất kỳ quặc.

Chị ta im lặng khi một cô hầu gái to béo người Tây Ban Nha tươi cười mang ấm trà đến.

Thứ trà Trung Quốc hảo hạng mà Satterthwaite vẫn ưa dùng xưa nay.

– Chị sống ở đây à? – Ông bắt chuyện.

– Vâng.

– Nhưng không sông quanh năm phải không? Hầu như ngôi nhà luôn đóng cửa? Là người ta nói vậy.

– Tôi thường ở đây, không như mọi người vẫn nghĩ. Nhưng tôi chỉ quan tâm đến phía nhà bên này thôi.

– Chị ở ngôi nhà này lâu chưa?

– Đã hai mươi năm rồi.

Làm gì lâu đến thế nhỉ. Ông già nghĩ thầm rồi dò hỏi:

– Thế thì cũng khá lâu đấy nhỉ.

– Có gì lâu đói với một người đâu!

Ông già tò mò thấy thực sự hứng thú.

– Cũng còn tùy – Ông thận trọng trả lời.

Chị ta lắc đầu.

– Vâng, cũng còn tùy. Thế nào là lâu, thế nào là chóng… Đến tận bây giờ tôi cũng không biết.

Chị ta lặng yên, đắm chìm trong suy tưởng. Cuối cùng chỉ mỉm cười nói.

– Đã lâu quá rồi tôi không nói chuyện với ai…lâu quá rồi. Nhưng không phải tôi muốn thanh minh việc tôi gọi ông lại đâu. Dù sao thì chính ông đã mở cửa rồi nhìn qua cửa sổ. Mà ông vẫn thường làm như vậy phải không? Ông đẩy cửa nhìn xem việc gì đang xảy ra trong cuộc đời mọi người…nếu người ta đống ý để ông nhìn vào, và thường xuyên ngay cả khi người ta không cho phép! Khó mà giấu được ông điều gì. Ông biết đoán định và đoán đúng.

Satterthwaite thấy cần phải thật trung thực.

– Tôi sáu mươi chín tuổi – Ông nói – Tất cả những gì tôi biết về cuộc đời nay, tôi đều chỉ học qua người khác. Đôi khi tôi thấy nỗi đau khổ lớn lao và sự hối hận không nguôi. Tuy nhiên qua đó tôi biết được nhiều điều.

– Tôi biết. Cuộc sống vốn kỳ lạ và đấy ưu tư. Tôi không hình dung được ý nghĩa của nó… Cuộc đời luôn đầy kịch tính.

Satterthwaite mỉm cười.

– Không, chị không thể hiểu đượcdđâu. Vị trí của chị là ở trung tâm tấn kịch đó. Chị luôn là diễn viên, dù chính, dù phụ trong cả một vở kịch cuộc đời.

– Nhận xét lý thú quá đi!

– Nhưng tôi lại có lý đấy. Cuộc đời chị có biết bao biến cố và nó sẽ luôn là như vậy. Tôi nghĩ, có một vài sự kiện rất đáng sợ. Liệu oôi có nhầm không?

Chủ nhà nhìn Satterthwaite, khóe mắt đã có vài nếp nhăn.

– Nếu ông ở đây lâu, người ta sẽ kể cho ông nghe về chuyện một vận động viên bơi lội người Anh bị chết đuối dưới chân vách đá. Người ta sẽ ngợi ca rằng anh ta thật trẻ trung và mạnh mẽ, rằng anh ta rất đẹp, và sẽ thì thầm với ông rằng cô vợ trẻ của anh ta đứng trên mỏm cao vách đá nhìn anh ta chêt đuối.

– Vâng tôi có nghe chuyện.

– Người đàn ông ấy là chồng tôi. Biệt thự này là của anh ấy. Anh ấy đưa tôi đến đây khi tôi mười tám tuổi, một năm sau anh ấy chết…chêt vì sóng, dập nát, bầm tím, thân xác không còn nguyên vẹn vì những mỏ đá đén kia.

Satterthwaite sững sờ, không nói được tiếng nào. Chị ta nhìn ông, đôi mắt như có lửa.

– Ông nói đến thảm kịch… Ông có thế nghĩ đến điều gì hơn cả thảm kịch khi một người phụ nữ trẻ như vậy, mới cưới được một năm: Yếu đuối, được bao bọc trong vòng tay cứng cáp của người đàn ông mà cô ấy yêu, chiêm ngưỡng anh ấy đấu tranh vì cuộc sống của cô…và mất anh ấy…trong một hoàn cảnh khủng khiếp đến thế?

– Độc ác quá – Satterthwaite xúc động thật sự – Độc ác quá. Chị nói đúng. Không gì còn có thể đáng sợ hơn thế.

Chị ta phá lên cười, đầu ngật ra đằng sau.

– Ông nhầm. Còn có điều đáng ghê sợ hơn gấp nghìn lần rằng: Cô vợ trẻ kia đứng đó, những mong chồng mình chết đuối…

– Lạy Chúa nhân từ! – Satterthwaite kêu lên – Chị không có ý…


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.