Người đàn ông lịch lãm
Chương 2 – Người đàn ông lịch lãm và trang phục
Kể cả khi trời ấm người lịch lãm vẫn luôn mặc áo lót bên trong áo sơ mi.
Trừ phi do đặc thù công việc, người lịch sự không đi giầy cao bồi khi đang mặc com lê. Khi mặc bộ vét cổ chéo, người lịch sự luôn cài cúc áo.
Người lịch sự luôn mặc quần có gấu buông nhẹ và hơi gấp ở giày, khi đứng không để lộ tất.
Người lịch sự luôn nhớ cắt lông mũi và lông mọc trong tai, khi lớn tuổi hơn họ còn cần phải để ý tỉa lông mày nữa.
Người lịch sự không mang nhiều đồ linh tinh trong túi quần túi áo vì chỉ một chùm chìa khoá kềnh càng hay một con dao quân dụng Thụy Sỹ cũng làm hỏng dáng chiếc quần.
Người lịch sự luôn nhớ đánh xi giày.
Người lịch sự không đeo thắt lưng nếu anh ta đang mang dây da.
Khi đeo nơ đen với áo cổ bẻ, người lịch sự luôn để đầu nhọn của cổ áo ở phía sau nơ, vì như vậy hai đầu nơ sẽ giúp chặn cổ áo lại.
Khi trời lạnh, người lịch sự luôn mang găng để giữ ấm đôi bàn tay. Họ biết rằng một cái bắt tay sẽ dễ chịu nếu đó là một bàn tay ấm áp.
Người lịch sự luôn cắt sửa móng tay.
Người lịch sự luôn nhớ phơi áo vét và áo khoác gió bên ngoài một đêm trước khi cất lại vào tủ.
Người lịch sự thường xuyên gội đầu và bằng mọi cách loại bỏ gầu.
Khi một người cảm thấy đến lúc cần nhuộm ria mép thì nên cạo bỏ nó đi.
Người lịch sự tự đeo cà vạt cho chính mình, đặc biệt nếu đó là cà vạt đen.
Khuy rời của áo sơ mi không nhất nhiết phải phối hợp với khuy măng séc một cách quá cầu kỳ mặc dù chúng luôn hỗ trợ nhau.
Khi một người phải đeo khăn thắt lưng (chú thích – thường dùng với bộ dạ phục buổi tối của đàn ông), hãy nhớ gấp vài đường ly. (có thể sử dụng như những cái túi nhỏ bí mật, chống trộm ở nơi đông người như rạp hát.)
Dù một người lịch sự thường mang áo sơ mi tới tiệm giặt là nhưng chính anh ta cũng biết cách sử dụng bàn là và một bình xịt làm cứng vải. Người lịch sự nên trang bị ít nhất một đôi giày dây màu đen.
Khi không mặc vừa quần áo nữa người lịch lãm sẽ mang đi làm từ thiện. Anh ta không tự phỉnh rằng sẽ có ngày mình giảm cân. Nếu có khi nào giảm cân được thì anh chắc chắn không mặc những bộ quần áo đã quá cũ.
Người đàn ông lịch sự không mặc áo cổ bẻ thắt nơ bướm.
Khi cần thiết, người đàn ông lịch lãm sẽ làm lại đế giày.
Không mặc quần jean hai ngày liên tục. Gấu quần luôn để lơ vê trừ quần jean và quần âu trang trọng.
Không bao giờ là ly trên quần jean.
Người đàn ông lịch lãm dùng nước hoa
Người lịch sự coi nước hoa là đồ vật thân thiết. Dùng nước hoa không khiến người khác đánh giá khen chê mà chỉ đem lại sự ngạc nhiên dễ chịu cho những người họ tiếp xúc gần gũi. Người lịch sự hiểu rằng nước hoa là một chi tiết không thể thiếu đối với mỗi cá nhân. Tuy nhiên, nước hoa không phải để dùng thay thế cho chất khử mùi, chỉ một chấm nhẹ hai bên cổ và một giọt vào khăn tay để trong túi là đủ.
Khi dùng quá nhiều, nước hoa sẽ gây khó chịu và người khác sẽ tự hỏi nó đã được dùng để che đậy mùi hôi nào của cơ thể? Nếu một ai đó phát hiện được mùi nồng nặc của nước hoa bạn đang dùng có nghĩa là bạn đã xức quá nhiều.
Khi nào đi giày nâu?
Ngày nay giày đen vẫn được coi là trang trọng, nghiêm túc hơn giày nâu và được giới doanh nhân sử dụng hàng ngày. Trên thực tế ở một số ngành nghề liên quan đến pháp luật hay ngân hàng, giày đen vẫn là loại giày duy nhất được chấp nhận.
Tuy nhiên một đôi giày nâu sẽ rất thích hợp với người đàn ông lịch lãm nếu họ mặc comlê và áo jacket màu nâu hoặc xanh lá cây – ví dụ ở văn phòng có thể ăn mặc thoải mái hay khi đi xem thi đấu thể thao – nơi mọi người đều thích trưng diện.
Tuy nhiên, không nên vận giày nâu đi dự đám tang hay dự đám cưới.
Người lịch lãm đội mũ
Nếu muốn, người lịch sự có thể có một bộ sưu tập mũ lưỡi trai để đội ngoài giờ làm việc, vào dịp cuối tuần hoặc ngay cả những ngày bình thường nơi công sở. Một người có thể coi chiếc mũ họ yêu thích là một phần cơ thể mình nhưng phải luôn nhớ mũ vẫn chỉ là mũ.
Người lịch sự không đội mũ trong nhà, đặc biệt ở những nơi thờ cúng. Theo truyền thống thì một quý ông sẽ bỏ mũ khi chào một người phụ nữ hoặc khi đang được giới thiệu với người khác dù ở giới nào. Nếu trong trường hợp đội mũ để che tóc bẩn hoặc để che đầu hói, người ta không bắt buộc phải bỏ mũ mà người lịch sự chỉ cần kéo nhẹ vành mũ để tỏ lòng tôn trọng người đối diện.
Khi một người có thói quen đội những kiểu mũ lạ, như mũ săn hay mũ lông chồn che tai kiểu Nga, họ tự hiểu rằng mình rất có thể đang gây sự chú ý.
Khi nào mặc Tuxedô
Một người lịch sự không mặc dạ phục trước sáu giờ tối, bất chấp mọi người đang mặc trang phục gì chăng nữa. Nếu bạn có dạ phục bạn có thể mặc bất cứ dịp nào khi trên thiếp mời có ghi chú “thắt nơ đen” hoặc “có thể thắt nơ đen.” Ngược lại, nếu bạn tham dự một sự kiện trang trọng như tiệc cưới hay khiêu vũ bắt đầu từ tám giờ tối, bạn nên đeo nơ đen.
Tuy nhiên, nếu biết trước rằng khách tới dự tiệc sẽ không mặc lễ phục, bạn nên chọn giải pháp an toàn là mặc bộ complê sẫm màu. Nếu thiếp mời không ghi rõ quy định trang phục, hay ghi “có thể mặc lễ phục” thì bạn không bắt buộc phải mặc lễ phục. Trong những trường hợp như vậy, bộ complê sẫm màu là phù hợp nhất.
Ngay cả khi phải thuê lễ phục, người lịch lãm không bao giờ mặc đồ đi mượn.
Khi một người mặc áo lót gilê bên trong anh ta không cài khuy dưới cùng.
1. Dạ phục: tương đương với dinner jacket (Mỹ), tuxedo (Mỹ và Canada), smoking (Châu Âu và Nhật Bản) là trang phục dành cho nam giới trong những bữa tiệc, lễ hội, họp mặt trang trọng nhất. Tuxedo thường là một bộ dạ phục bao gồm: áo khoác, áo sơ mi trắng đi kèm với khăn thắt lưng, nơ bướm và quần.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.