Sự xúc động thường không làm cho ai chết cả. cả người cha và những đứa con đều đã tĩnh tại, từ trước khi chiếc xuồng về đến tàu. Biết lấy đâu lời lẽ để miêu tả cảnh tượng này! Cả đoàn thủy thủ đều khóc, khi nhìn thấy ba người im lặng ắp sát vào nhau.
Harry Grant khi bước lên boong tàu “Duncan”, nơi đối với ông là tượng trưng cho quê hương Scotland thân yêu, đã tạ ơn trời cứu thoát mình. sau đó bằng một giọng run run vì hồi hộp, ông đã bày tỏ lòng biết ơn nồng nhiệt đối với Glenarvan và tất cả những người cùng đi với huân tước. Trong khoảng thời gian ngăn ngũi chiếc xuồng bơi vào bờ. Mary và Robert đã kịp kể vài lời cho cha nghe về cuộc thám hiểm của “Duncan”.
Ông đã tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với huân tước phu nhân Helena, người phụ nữ cao thượng và những người cùng đi chung với nàng! Chẳng phải tất cả họ, từ huân tước Glenarvan đến người thủy thủ bình thường nhất, đã chiến đấu và chịu cực khổ vì ông đó sao? Harry Grant đã bày tỏ lòng biết ơn chứa chan tình nghĩa của mình với một sự giản dị, một sự khẳng khái. Gương mặt dũng cảm của ông ngời lên vẻ trong sáng và dịu hiền, khiến cả đoàn thủy thủ cảm thấy mình được khen thưởng quá nhiều về tất cả những gì mà họ đã vượt qua. Ngay đến thiếu tá vốn điềm tĩnh cũng không cầm lòng được và rơm rớm nước mắt. Còn Paganet thì đã khóc như một đứa trẻ, thậm chí không muốn giấu những giọt nước mắt của mình.
Harry Grant mãi không rời con gái. Ông cảm thấy tự hào về sắc đẹp duyên dáng của con và ông đã nói cho con biết điều ấy, đồng thời yêu cầu huân tước phu nhân Helena chứng giám cho rằng đấy không phải chỉ là lời nói của tình cha con. Quay sang con trai, ông phấn khởi khen con:
– Cu cậu lớn quá! ra dáng đàn ông lắm rồi.
Rồi ông hôn thắm thiết hai đứa con yêu quý.
Robert lần lượt giới thiệu với cha tất cả những người bạn của mình. Mặc dù chú bé đã cố tìm lời để diễn đạt cho khác nhau, nhưng rồi giới thiệu ai chú cũng lập lại một ý giống nhau. Ai cũng tỏ ra rất nhân hậu đối với hai chị em chú. Đến lượt giới thiệu John Mangles. chàng thuyền trưởng trẻ đỏ mặt lên như con gái, và trong khi nói chuyện với cha của Mary, giọng chàng run run. Huân tước phu nhân Helena đã kể cho thuyền trưởng Grant nghe về cuộc haàh trình của họ. Thuyền trưởng có thể tự hào về cả cậu con trai và cô con gái.
Harry Grant đã được biết về những chiến công của Robert, được biết chú bé đã đền đáp phần nào món nợ của người cha đối với Glenarvan. Sau huân tước phu nhân Helen, đến lượt John Mangles lên tiếng. Chàng đã hết lời ca ngợi mary Grant. Những điều ấy ít nhiều Harry Grant đã được nghe qua lời kể của huân tước phu nhân. Ông xúc động nắm tay con gái đặt vào tay chàng thuyền trưởng trẻ tuổi dũng cảm ấy. Rồi quay về phía vợ chồng huân tước Glenarvan, ông nói.
– Thưa huân tước và huân tước phu nhân, chúng ta cầu mong cho con cái chúng ta được hạnh phúc.
Khi tất cả mọi chuyện đã được kể đi kể lại hàng trăm lần, Glenarvan nói cho Harry Grant biết về Ayrton. Theo lời của thuyền trưởng Grant thì tất cả những gì gã hoa tiêu nói về đày hắn lên bờ biển Australie đều đúng cả.
Hắn là người can đảm, nhưng liều lĩnh, ông nói thêm – Những ham muốn cực độ đã lôi kéo hắn vào tội ác. Chúng ta tin tưởng rằng hắn sẽ hối hận và trở lại với những tình cảm tốt đẹp.
Nhưng, Harry Grant muốn, trước khi đày Ayrton lên đảo, được tiếp những người bạn mới tại nơi ở của mình trên đảo đã. Ông mời họ đi thăm căn nhà gỗ của mình và ăn bữa cơm sau chiếc bàn Robinson nơi đại dương.
Glenarvan và những người cùng đi với ông vui vẻ nhận lời. Rob và Mary nôn nóng được nhìn thấy nơi mà người cha đã từng sống và khắc khoải nhớ thương chúng.
Họ chuẩn bị một chiếc xuồng và chẳng mấy chốc thuyền trưởng cùng các con, ông bà huân tước Glenarvan, thiếu tá John Mangles và Paganei đã lên đảo.
Trong vài giờ họ đã kịp đi thăm cơ ngơi của Harry Grant. Hòn đảo nhỏ này thực chất là đỉnh một ngọn núi ngầm dưới biển và là một bình sơn nguyên với nhiều đá huyền vũ và phún thạch. Dưới tác dụng của ngọn lửa ngầm dưới đất, hòn núi này từ thời ký địa chất cổ xưa đã dần dần trồi qua, núi lửa đã tắt và đỉnh của nó đã biến thành hòn đảo, trên đó hình thành lớp đất đất màu mỡ có cây cối mọc lên. Những tàu đánh cá voi đi qua đảo đã đưa đến đây các loài gia súc – dê, lợn, những giống này được phát triển ra, nhưng với thời gian, chúng đã bị thoái hóa dần. Như vậy là trên hòn đảo nhỏ chơi vơi giữa Thái Bình Dương này bây giờ đã có đủ cả ba hệ tự nhiên. Đến khi các thủy thủ bị nạn trên tàu Britania đặt chân lên dây thì lực lượng tự nhiên bắt đầu bị bàn tay con người chi phối. sau hai năm rưỡi. harry Grant và những người thủy thủ của ông đã biến đổi hoàn toàn hòn đảo. Họ đã khai khẩn được vài acre 1 đất và trồng được các loại rau quả rất ngon.
Khách đã đến thăm ngôi nhaànhỏ lợp bằng lá rừng. trước khung cửa sổ, biển khơi lấp loáng dưới ánh mặt trời, thật là ngoạn mục. bên dưới những cành cây lòa xòa kê một chiếc bản và tất cả đã ngồi vây quanh chiếc bàn ấy. Thịt dê chiên, bánh mì nướng bằng bột củ rừng, vài ly sữa, mấy cọng rau diếp dại và nước mát trong lành, làm cho bữa ăn ấy đạm bạc và nên thơ.
Paganel rất phấn khởi. Những ước mơ cũ trở thành Robinson đã sống lại trong ông.
– Chẳng có gì phải thương xót cho tên Ayrton bịp bợm cả! Hòn đảo này là thiên đường thực sự! – Nhà địa lý thốt lên.
– Đúng, nó là thiên đường đối với ba nạn nhân bị đấm tàu. – Harry Grant tán thành. – Nhưng tôi rất tiếc rằng Maria Thèrèsa không phải là nhận mọi thử thách đè lên số phận. Chúng tôi làm việc không ngưng tay. Chẳng bao lâu, chúng tôi đã có vài acre đất được gieo các hạt giống còn lại của tàu “Britania”; khoai tây, rau diếp và rau chút chít đã cải thiện bữa ăn của chúng tôi. Những thứ ấy rất dễ trồng. Đến bây giờ chúng tôi đã có sữa bò. Từ cây “nardo” mọc nơi lòng suối chúng tôi đã làm được những chiếc bánh mì khá ngon. Nói tóm lại, chúng tôi hoàn toàn bảo đảm được những thứ cần thiết nhất cho cuộc sống.
Chúng tôi đã làm một căn nhà bằng những mảnh vỡ của tàu “Britania ” bị giạt vào bờ, lợp bằng vãi buồm đã được quét dầu cẩn thận. Thế là chúng tôi đã có một chỗ chắc chắn để trú mưa. Trong căn nhà ấy đã có biết bao nhiêu ước mơ được ấp, ủ. Và điều ước mơ kỳ diệu nhất trong số những ước mơ của chúng tôi hôm nay đã trở thành sự thật! Thoạt đầu, tôi định rời khỏi đảo bằng một chiếc thuyền đóng bằng các mãnh tàu vỡ, nhưng vùng đất gần hất là quần đảo Pomotou cách chúng tôi những một ngàn rưỡi hải lý. Không thuyền nào có thể bơi xa như vậy được. Chỉ có một sự ngẫu nhiên may mắn mới có thể cứu được chúng tôi.
Ôi, những đứa con yêu quý của cha! Đã từng bao nhiêu lần cha và các bạn đứng trên núi trông ra biển xem có chiếc tàu nào xuất hiện nơi xa khơi không? Trong suốt thời gian cha ở đây, chỉ có hai, ba lần cha thấy tận phía chân trời có cánh buồm xuất hiện, nhưng rồi lại biến mất ngay. Cứ thế hai năm rưỡi trôi qưa. Cha và các bạn đã hết hy vọng, nhưng chưa thất vọng…
Cuối cùng, ngày hôm qua, tôi leo lên một tảng đá cao, bỗng thấy ở phía tây có một làn khói nhẹ, làn khói cứ lớn dần. Tôi nhanh chóng nhận ra một chiếc tàu. Hình như con tày bơi về phía chúng tôi. Nhưng liệu nó có đi qua đảo này không? Mà tội tình gì nó phải dừng lại đây kia chứ?
Ôi, sao cái ngày hôm qua lại khắc khoải đến thế! Tim tôi như muốn vỡ ra trong lồng ngực. Các bạn của tôi đã đốt lửa trên đỉnh núi. Đêm xuống, nhưng không có dấu hiệu nào chứng tỏ người trên tàu đã nhận ra chúng tôi cả. Việc cứu thoát chúng tôi tùy thuộc vào con tàu ấy. Không lẽ chúng tôi lại bỏ lỡ cơ hội này được sao! Tôi không chần chờ nữa! Bóng đêm con tàu có thể chạy vòng qua đảo và đi mất. Tôi lao xuống nước và bơi lại phía tàu. niềm hy vọng đã tiếp thêm sức cho tôi. Tôi rẽ sóng bơi với sức mạnh phi thường. Chiếc táu cách tôi độ sáu mươi mét thì bỗng nó đổi hướng. Lúc ấy tôi mới kêu lên những tiếng kêu cứu thất vọng mà chỉ có những đứa con của tôi mới nghe thấy, và đó không phải là ảo giác của chúng nữa. sau đó tôi trở lại bờ, kiệt sức vì hồi hộp và mệt nhọc. Những ngưòi thủy thủ đã kéo tôi lên bờ trong tình trạng nửa sống nửa chết. cái đêm cuối cùng ấy trên đảo thật khủng khiếp. Chúng tôi đã tưởng được cứu thoát! Và thật là một điều hạnh phúc lớn lao biết bao, những đứa con yêu quý của tôi đã có mặt trên chiếc xuồng ấy và đưa tay về phía tôi!….
Những lời cuối cùng của thuyền trưởng đã chìm lắng trong những cái hôn và sự âu yếm của Mary và Robert dành cho cha. Và mãi đến bây giờ thuyền trưởng mới biết rằng ông được cứu thoát là nhờ bức thư khó đọc mà ông đã để trong chai và bỏ xuống biển sau khi xảy ra tai nạn được một tuần. Nhưng Jacques Paganel đã nghĩ gì trong lúc thuyền trưởng Grant kể chuyện? Nhà địa lý đáng kính đã từng hàng ngàn lần lượt nhắc lại ba lần giải thích nội dung lá thư, mà lần nào cũng đều sai cả. Có từ nào trong số những từ đã bị nước biển ăn mờ có liên quan đến đảo Maria Therésa không?
Paganel không kiềm chế được mình nữa. Ông nắm lấy tay Harry Grant.
– Thuyền trưởng, ông hãy cho biết, rốt cuộc thì nội dung lá thư bí ẩn ấy của ông nói gì?
Khi nhà địa lý nói đến đây, ai nấy đều chăm chú lắng nghe điều bí ẩn mà suốt mấy tháng trời họ đã dày công tìm hiểu; bây giờ đây sẽ được khám phá.
– Thuyền trưởng vẫn nhớ từng chữ nội dung bức thư chứ? – Paganel hỏi tiếp.
– Tôi vẫn còn nhớ như in. – Harry Grant nói – Nhưng, như các vị đã biết, vì muốn tăng thêm những cơ hội được cứu thoát, tôi đã để vào chai ba lá thư bằng những thứ tiếng khác nhau. Vậy các vị quan tâm đến lá thư nào?
– Chẳng phải ba lá thư giống nhau sao? Paganel ngạc nhiên
– Giống nhau, trừ một địa danh.
– Vậy thì ông hãy cho biết bản tiếng Pháp. – Glenarval nói – bản ấy ít bị nước biển ăn mờ hơn và các lời giải thích của chúng tôi chủ yếu cũng dựa vào đó.
– Bản ấy chính xác như sau:”Ngày 27 tháng 6 năm 1862, chiếc tàu ba cột buồm “Britania” đi từ hải cảng Glasgow đã bị nạn ở cách Patagonia một ngàn năm trăm hải lý, phía Nam bán cầu. Hai thủy thủ và thuyền trưởng Grant đã thoát lên đảo Tabor.
– Sao? Paganel kêu to.
– Tại đây, Harry Grant tiếp tục, thường xuyên phải chịu đựng những thiếu thốn cùng cực, họ đã bỏ thư này ở kinh độ 153° và vĩ độ 37″11. Hãy đến cứu giúp họ hoặc là họ sẽ chết.
Sau khi nghe từ “Tabor”, Paganel bật đứng dậy và nỗi khùng lên:
– Sao lại là đảo Tabor” được? Đây là đảo Maria Thérésa kia mà!
– Hoàn toàn đúng như vậy, thưa ngài Paganel, – Harry Grant trả lời. – Trên bản đồ bằng tiếng Pháp thì đó là “Tabor”.
Vừa lúc ấy có ai đó vỗ mạnh vào vai Paganel làm ông chúi xuống. Công bằng mà nói thì đây là lần đầu tiên thiếu tá đã vi phạm nguyên tắc tế nhị nghiêm ngặt của mình và đã tặng Paganel cú đấm ấy.
– Thầy địa lý! – Mac Nabbs nói đầy vẻ coi thường.
Nhưng Paganel thậm chí đã không cảm thấy cú đấm ấy. Cú đấm ấy có nghĩa lý gì so với đòn đánh vào lòng tự trọng bác học của ông ta!
Như vậy là, theo lời ông kể về thuyền trưởng Grant, thì ông đã dần dần tiến gần đến chân lý, Patagonia, Australie, New Zealand đối với ông đều là những nơi chắc chắn xảy ra tai nạn. Những chữ rời rạc của từ Contin mà lúc đầu ông giải thích là Continent (lục địa) dần dần đã có nghĩa thật của nó là Continuelle (thường xuyên). Indi lúc đầu có nghĩa là indiens (người da đỏ). sau đó là indigenes (thổ dân) và cuối cùng đã được hiểu đúng là từ indigenes (thiếu thốn). Chỉ có những chữ rời rạc của từ abor đã làm cho nhà địa lý mãn tiệp bị lạc hướng. Paganel đã bám sát gốc động từ aborde (vào bờ), nhưng nó lại là một phần của từ địa danh bằng tiếng Pháp của đảo Maria Therése, nơi những người bị nạn của tàu “Britania” đang nương trú: đảo Tabor. Đúng là sự nhầm lẫn ấy khó tránh khỏi, bởi vì trên tất cả các bản đồ hàng hải của tàu “Duncan”, đảo ấy đều được viết với cái tên Maria Théresa.
– Nhưng, đằng nào cũng vậy thôi! – Paganel vò đầu bứt tóc với vẻ thất vọng. Lẽ ra tôi không được quên cái tên có hai cách gọi ấy! Đây là một nhầm lẫn không thể tha thứ được. Một sự nhầm lẫn không xứng đáng là thư ký của Hội Địa Lý! Tôi thật nhục nhã!
– Ngài Paganel, hãy bình tĩnh! – Huân tước phu nhân Helena an ủi nhà địa lý.
– Không, không! Tôi đích thị là một con lừa!
– Thậm chí không phải là một con lừa bác học nữa, thiếu tá hài hước.
Khi ăn xong. Harry Grant lo việc thu vén nhà cửa. Ông không mang theo gì cả, muốn để lại mọi thứ cho kẻ phạm tội kế thừa làm người lương thiện.
Mọi người trở lại tàu «Duncan». Glenarvan muốn rời khỏi đây ngay trong ngày hôm ấy, nên đã ra lệnh đưa gã hoa tiêu lên đảo. Ayrtom được dẫn vào phòng Harry Grant.
– Ta đây, Ayrton. – Grant nói.
– Tôi thấy rồi, thưa thuyền trưởng, – gã hoa tiêu lên tiếng, không hề tỏ chút gì ngạc nhiên. – Biết nói sao bây giờ, tôi vui mừng thấy thuyền trưởng mạnh khoẻ.
– Có lẽ, Ayrton, ta đã lầm khi đày ngươi lên côn đảo.
– Có lẽ, thưa thuyền trưởng.
– Bây giờ ngươi sẽ thế chỗ ta trên hòn đảo hoang này. Ta hy vọng rằng ngươi sẽ ăn năn hối hận về những tội lỗi mà ngươi đã gây ra cho mọi người.
– Mọi việc đều có thể, – Ayrton bình tĩnh đáp.
Glenarvan nói với gã hoa tiêu:
– Vậy là, Ayrton, ngươi vẫn muốn được đưa lên một hòn đảo không người như trước chứ?
– Vâng.
– Đảo Tabor được chứ?
– Hoàn toàn được.
– Bây giờ, Ayrton, hãy nghe ta nói lời cuối cùng với ngươi. Ngươi ở đây xa các cách mọi vùng đất liền, sẽ tránh được lọi sự gian tiếp với những người khác. Những điều kỳ lạ cũng hiếm hoi thôi. Ngươi không thể chạy khỏi đảo mà « Duncan » để ngươi lại. Ngươi sẽ chỉ có một mình, nhưng ngươi sẽ không bị quên, bị đoạn tuyệt với thế giới như thuyền trưởng Grant. Mọi người vẫn sẽ nhớ đến ngươi, mặc dù ngươi không xứng đáng. Ta biết ngươi ở đâu, Ayrton, và ta sẽ không quên điều đó.
– Xin trời phù hộ cho ngài, thưa huân tước. – Ayrton trả lời một cách đơn giản.
Đấy là những lời cuối cùng mà Glenarvan và gã hoa tiêu trao đổi với nhau.
Chiếc xuồng đã đậu sẵn, Ayrton xuống xuồng. John Mangles đã cho mang trước lên đảo mấy hòm đồ hộp, quần áo, dụng cụ, súng săn, cũng như thuốc súng dự trữ và đạn. Như vậy là gã hoa tiêu có thể làm việc và tự cải tạo trong lao động … Gã có đủ mọi thứ cân thiết, thậm chí cả sách và trong đó có cả kinh thánh.
Giờ cuối cùng đã đến. Toàn đoàn thủy thủ và các hành khách tụ họp trên boong. Nhiều người tim thắt lại. Mary Grant và huân tước phu nhân không giữ nổi sự hồi hộp.
– Cần phải như vậy sao anh?- Người vợ hỏi chồng – Cần phải từ giã ở đây một người bất hạnh sao, anh?
– Đúng, Helena ạ, cần phải như vậy, – Glenarvan đáp, – Đó là một sự chuộc tội!
Vừa lúc ấy, chiếc xuồng theo lệnh của John Mangles rời tàu. Ayrton vẫn dửng dưng như mọi khi, đứng bỏ mũ ra và cúi xuống với vẻ trang nghiêm.
Glenarvan và sau đó, cả đoàn thủy thủ đã bỏ mũ xuống y như đứng bên cạnh một người đang hấp hối. Chiếc xuồng xa dần. Mọi người trên boong im lặng …
Khi xuồng vào sát bờ. Ayrton nhảy xuống cát, còn chiếc xuồng quay trở lại tàu. Lúc ấy là bốn giờ chiều. Từ trên tầng lái, các hành khách thấy gã hoa tiêu khoanh chéo tay trước ngực, rồi đứng bất động như tượng trên tảng đá sát bờ biển. Mắt gã hướng về « Duncan ».
– Ta lên đường chứ ạ, thưa huân tước? – John Mangles hỏi.
– Lên đường. John, – Glenvarvan đáp. Ông ngậm ngùi, nhưng cố giữ không để lộ ra.
– Mở hết tốc lực, tiến lên! – Thuyền trưởng trẻ ra lệnh cho thủy thủ máy.
Hơi nước reo rào rào trong các đường ống. Chân vịt quay tít, và tám giờ tối, những vách đá của đảo Tabor đã khuất hẳn trong bóng đêm …