Ngày 26 tháng 7 năm 1864, một chiếc tàu buồm lộng lẫy băng băng lướt trên sóng kênh Bắc Cực theo hướng gió Đông – Bắc đang thổi mạnh. Trên cột buồm trước của tàu phất phới lá cờ Anh, còn trên lá cờ hiệu màu xanh da trời nơi đình cột buồm cao nhất nổi lên hai chữ thêu kim tuyến ” E” và 3G”. Chiếc tàu buồm ấy mang tên ” Duncan” và người chủ của nó là huân tước Edward Glenarvan, hội viên quan trọng nhất của câu lạc bộ thuyền buồm nổi tiếng khắp vương quốc liên hiệp Anh.
Trên boong tàu Duncan ” có huân tước Glenarvan với người vợ trẻ là huân tước phu nhân Helena và người anh họ của huân tước – thiếu tá Mac Nabbs.
Mới đây không lâu, ngoài biển khơi, cách vịnh Fort of Clyde vài dặm, đã diễn ra cuộc chạy thử chiếc tàu buồm này và bây giờ chiếc tàu đang quay trở lại cảng Glasgow.
Nơi chân trời hiện rõ đảo Arran. Khi ấy, người thủy thù trực phiên cho biết có một con cá to nào đó đang bơi sau tàu “Duncan”.
Thuyền trưởng John Mangles lập tức ra lệnh báo cho huân tước Glenarvan biết và huân tước, có thiếu tá Mac Nabbs đi cùng, đã lên ngay tầng lái.
– Anh cho biết, theo anh đó là con cá gì? – Huân tước hỏi thuyền trưởng.
– Thưa Huân tước, tôi nghĩ đây là một con cá mập bự. – John Mangles đáp.
– Cá mập ở vùng nước nầy? – Huân tước kêu lên.
– Điều đó không còn nghi ngờ gì nữa, – thuyền trưởng nói tiếp; Những con cá mập như thế này ở biển nào và vì độ nào cũng thấy có cá. Đó là con cá búa. Hoặc là tôi lắm lẫn hoặc là chúng ta đang phải đưng đầu với một trong những con quái vật chết tiệt. Nếu như ngài huân tước cho phép và huân tước phu nhân Glenarvan vui lòng chứng kiến một cảnh săn bắn cá thú vị, thì chúng ta sẽ có thể mau chóng biết đích xác đó là con cá gì?
– Còn ý kiến bác thế nào, bác Mac Nabbs? Glenarvan quay sang hỏi thiếu tá. – Chúng ta nên bắt nó chăng?
– Tôi hưởng ứng trước tiên của chú, – thiếu tá điềm nhiên trả lời.
– Nói chung, cần phải tiêu diệt nhiều càng tốt những con vật ăn thịt người ấy. John Mangles phán xét, – Nhân cơ hội này ta vừa được thấy một chuyện lạ thường, lại vừa làm một việc có ích.
– Vậy thì ta bắt đaâu John – Huân tước Glenarvan nói.
Ông sai người báo cho vợ biết và huân tước phu nhân Helena rất thích thú với cuộc săn cá hấp dẫn sắp diễn ra, đã vội vàng lên ngay tầng lái với chồng.
Biển lặng sóng, nên từ đài chỉ huy theo dổi mọi hoạt động của con cá mập chẳng khó khăn gì; lúc thì nó lặn ngụp, lúc thì nó vọt thật mạnh lên mặt nước.
John Mangles ra những mệnh lệnh cần thiết. từ mạn thuyền bên phải, các thủy thủ thả xuống biển một sợi dây cầu chác chắn. Lưỡi câu mốc một miếng thịt heo to làm mồi. Con cá mập háu ăn, mặc dù ở cách tàu “Duncan ” đến 50 yards (1), nó đã đánh hơi thấy mồi và nhanh chóng đuổi kịp tàu. thấy rõ những cái vẫy của nó, đuôi vẫy màu xám, chân vãy màu đen, băng băng rẻ sóng, còn cái đuôi thì giúp nó giữ đường bơi thằng không chê được. Con cá mập càng bơi đến gần tàu, mọi người càng nhìn thấy rõ đôi mắt lồi to thâm ẩn của nó. Khi nó lật ngửa người cái mồm của nó để lộ bốn hàm răng, cái đầu của nó hé ra nom giống như một cái búa kép cấm vào càm. John Mangles đã không lầm – đó đúng là con cá mập háu ăn nhất – con cá búa.
Cả hành khách lẫn đội thủy thủ tàu ” Duncan ” đều hết sức chăm chú theo dõi con cá mập. Kìa, nó đã đến sát lưỡi câu, kìa, nó đã ngữa mình lên đớp mồi cho dễ. Loang một cái, cả miếng mồi to tướng đã mất hút trong cái mồm tộng hoắc của nó, lai loang một cái, con cá mập giật mạnh sợi dây và bị mắc lưỡi câu. Các thủy thủ liên tranh thủ thời gian dùng hệ thống ròng rọc gắn vào trụ buồm lớn kéo con cá mắc câu lên.
Con cá mập cảm thấy đang bị tách ra khỏi môi trường tự nhiên thân thuộc, nên giãy giụa một cách tuyệt vọng. Nhưng người ta đã nhanh chóng trị được nó bằng cách quăng dây thòng lọng xiết cứng đuôi, làm tê liệt hoạt động của nó. vài giây sau, con cá mập đã được trục lên khỏi mạn tàu và quăng trên boong. Lập tức, một người trong đám thủy thủ thận trọng tiến lại gần con cá mập và lấy rìu chặt mạnh một nhát đứt phăng cái đuôi kinh khủng của nó.
Cuộc săn đã kết thúc. Chẳng còn gì đáng sợ con quái vật nữa. ý định trả thù của những người thủy thủ đã được thỏa mãn, nhưng tính tò mò của họ thì chưa. Cần phải nói rằng, trên tất cả các tàu biển người ta có quy định phải khám nghiệm kỹ lưỡng dạ dày của cá mập. Những người thủy thủ thừa biết giống cá mập háu ăn này rất liều mạng, nên thường chờ đoơi cuộc khám nghiệm như vậy đem lại một sự bất ngờ nào đó, và sự chờ đợi của họ không phải bao giờ cũng uổng công.
Huân tước phu nhân Glenarvan không muốn tham dự cuộc mổ xẻ gớm ghiếc này đã dđ lên mui tàu. Con cá mập vẫn còn thở. Nó dài 10 feet (2) và nặng 600 pound 3. Đó là kích thước và trọng lượng thông thường đối với loại cá mập này. Nhưng cá búa, dầu là không phải giống cá mập to nhất, song lại được coi là giống cá nguy hiểm nhất.
Chẳng mấy chốc con cá to tướng ấy đã bị người ta dùng rìu phanh thây mà không cần thủ tục gì cả. Chiếc lưõi câu đã lọt xuống tận dã dày con cá. Hóa ra cái dạ dày của nó rổng tuếch. Có lẽ con cá mập đã ăn chay từ lâu. Những người thủy thủ thất vọng, đã định quẳng con cá mập xuống biển, bỗng phó thuyền trưởng để ý thấy một vật gì đó bám chặt vào nội tạng con cá.
– Ồ, cái gì thế này? – Ông ta kêu lên.
– Ừ đúng rồi, một mảnh đá, con cá mập đã nuốt mảnh đá để giữ thăng bằng khi bơi, – một thủy thủ đáp.
– Làm gì có chuyện ấy! – Một thủy thủ khác lên tiếng, – Đó chỉ đơn giản là một miếng mồi mà thôi; miếng mồi ấy đã trôi vào dạ dày con cá và chưa kịp tiêu hóa.
– Im đi các cậu!- Phó thuey-én trưởng Tom Austin xen vào câu chuyện.
Các cậu không thấy con cá này là một con sâu rượu sao? Để không mất đi cái gì cả, nó không những đã nốc cạn rượu maàcòn nuốt luôn cả chai nữa.
– Thế đó! – Huân tước Glenarvan kêu lên – Một cái chai trong bụng con cá mập?
Một cái chai chính cống, – phó thuyền trưởng khẳng định. Nhưng có lẽ, cái chai này đã ra khỏi hầm rượu từ đời tam hoánh nào rồi.
Vậy thì Tom, huân tước Glenarvan nói: – anh khui nó ra, nhưng hãy cẩn thận đó. Vì trong những cái chai tìm thấy ở biển thường có những bức thư quan trọng.
– Chú nghĩ vậy ư! Thiếu tá Mac nabbs hỏi:
– Ít nhất cũng có thể là như thế.
– Ồ, tôi sẽ không tranh luận với chú, – thiếu tá đáp lại. – Không chừng cái chai này ẩn giấu điều bí mật nào đấy cũng nên.
– Bây giờ đây chúng ta sẽ biết điều đó, – Glenarvan thốt lên. Tom, anh cho rửa sạch chai đi, rồi đưa lên mui.
Tom tuân lệnh và cái chai tìm thấy trong bối cảnh lạ lùng ấy chẳng bao lâu đã được để trên bàn trong căn phòng chung. Huân tước Glenarvan, thiếu tá Mac Nabbs, thuyền trưởng John Mangles và huân tước phu nhân Helena – quả người ta nói không ngoa rằng mọi người phụ nữ đều tò mò – đứng vây quanh bàn.
Ở trên biển, bất kỳ điều nhỏ nhất nào cũng trở thành một sự kiện. Mọi ngưòi im lặng chừng một phút. Ai nấy đều nhìn cái chai mỏng manh cố đoán xem trong đó đựng cái gì. Bí mật của một tai nạn đấm tàu ư, hay đơn giản là bức thư của một người đi biển vô tích sự nào đó phó mặc cho sóng gió?
Nhưng đã đến lúc cần khám phá xem sự thế ra sao, và huân tước Glenarvan bắt đầu xem xét cái chai, sau khi đã có những biện pháp cần thiết đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra. Lúc ấy nom ông giống như một điều tra viên hình sự đang phân tích một trọng tội. và đương nhiên ông ta chăm chú vào công việc như vậy là đúng, bỡi vì thường khi cái tưởng không đâu lại có thể hé mở rất hiều điều.
Trước khi mở chai. Glenarvan xem xét kỹ bên ngoài cỏ. Cổ chai dài, cứng cáp còn nguyên đoạn dây thép buộc đã bị gỉ. Thành chai chắc chắn tới mức có thể chịu được áp suất vài atmasphete. Điều ấy nói lên rằng đây là một cái chai đựng rượu Champagne. Đó chính là cái chai mà các nhà trồng nho tên là Épernay và Ai đã đập vào thanh ghế, nhưng không hề bị một vết nứt nhỏ nào. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chính cái chai ấy đã có thể vượt qua mọi thử thách của những cuộc viễn du.
– Chai của hãng Cliquot – thiếu tá tuyên bố.
Và Mac Nabbs được coi là người am hiểu trong chuyện này, nên không ai nghi ngờ sự đúng đán của ông.
– Thiếu tá thân mền, – Huân tước phu nhân Helena quay về phía ông ta, – cái chai ấy như thế nào thì cũng vậy thôi, nếu như ta không biết được lai lịch nó ở đâu ra, có phải không?
– Điều đó thì chúng ta sẽ biết, Helena yêu quý ạ, – Huân tước Glenarvan nói. – Ừ, mà ngay bây giờ cũng đã có thể nói được rằng cái chai ấy trôi từ xa đến. hãy chú ý cái u đá ở ngoài chai. Đó là những khoảng trầm tích của nước biển. Cái cahi ấy đã lâu ngày bị cuốn trôi theo sóng đại đương trước khi lọt vào bụng con cá mập.
– Nhưng nó ở đâu ra? – huân tước phu nhân Glenarvan hỏi.
– Khoan đã. Helena yêu quý! Cần kiên nhẩn một chút. Hoặc là anh nhầm, hoặc là cái chai tự nó giải đáp cho ta mọi câu hỏi.
Glenarvan nói vậy rồi bắt tay vào việc cạo bỏ cục u ở cổ chai, và chẳng bao lâu đã lộ ra cái nút chai quá cũ kỹ, bị nước biển ăn mòn.
– Đáng tiếc. Glenarvan nhận xét, – nếu trong chai có giấy tờ thì chắc là phải bị hư hại dữ lắm.
– Tôi lo vậy đó – thiếu tá đồng tình.
– Nhưng mà, – Glenarvan tiếp lời, – cái chai đậy nút không kỹ này đã có cơ bị chìm sâu xuống đáy biển rồi. May sao, con cá mập đã kịp thời nuốt nó và đưa lên boong tàu “Duncan”.
– Đúng thế. – John Mangles nói. – giá mà ta lưọm được nó ngoài biển khơi, ở một vĩ độ và kinh độ nhất định nào đó thì còn hay hơn nữa. Khi ấy, căn cứ vào luồng không khí và luồng nước biển, ta có thể xác định được đường đi của cái chai, còn bây giờ, với bưu tá viên là con cá mập bơi ngược luồng gió và nước biển này đây, điều đó sẽ rất khó lần ra.
– Ta sẽ xem sao, – Glenarvan nói và hết sức thận trọng kéo nút chai ra.
Khi cái chai vừa được mở nút, cả gian phòng tràn ngập mùi muối măn nồng nặc.
– Thế nào? – Với vẻ nôn nóng hết sức phụ nữ, huân tước phu nhân Helena hỏi.
– Rồi tôi đã nói đúng. – Glenarvan đáp. – trong chai có giấy tở.
– Có thư! Có thư! – Huân tước phu nhân Helena reo lên.
– Nhưng, hình như là các thứ giấy tờ bị ướt, hư hết cả. – Glenarvan nhận xét, – và không thể lôi được những tờ giấy ấy ra, vì chúng đã bị dính chặt vào thành chai.
– Ta đập vỡ chai đi – Mac Nabbs đề nghị.
– Tôi lại muốn giữ nguyên cái chai kia, – Glenarvan đáp.
– Tôi cũng vậy, – thiếu tá đồng tình.
– Dĩ nhiên, giữ nguyên chai là tốt, – Helena xen vào, – nhưng vật chứa trong chai còn quý giá hơn bản thân cái chai chứ. Tốt nhất là ta hy sinh cái chai đi.
– Ngài huân tước chỉ cần đập vỡ cổ chai thôi. – John Mangles khyên, thế là có thể lấy được thư ra mà không bị hư hại gì.
– Nhanh nhanh lên đi, anh Edward thân yêu! – Huân tước phu nhân Glenarvan sốt ruột.
Thật ra, khó có cách nào khác để lấy những tờ giấy ấy ra, nên huân tước Glenarvan đã quyết định đập vỡ cổ cái chai quý giá ấy. Vì cục u kết trên cổ chai cứng như đá hoa cương, nên ngài huân tước phải dùng búa, và những tờ giấy dính vào nhau được lấy ra khỏi chai …
Chú thích
(1)Một Yard bằng 0,91 mét
(2)Feet: Đơn vị đo chiều dài của Anh bằng 30, 4. Từ đây về sau, chúng tôi đổi hết ra mét để bạn đọc dễ theo dõi (N.D)
(3)Pound: đơn vị đo trọng lượng của Anh, bằng 409 gramme