Pq - Chỉ Số Đam Mê

4. Những gương mặt đam mê điển hình



Theo chân những người dẫn đầu

Trọng lực sẽ chẳng thể níu chân nếu bạn có tình yêu.

– Albert Einstein

Trong chương này tôi sẽ viết về những người thành công vượt trội trong các lĩnh vực khác nhau. Theo lẽ thường, chúng ta hiểu được rằng họ sẽ chẳng thể theo đuổi lĩnh vực đó lâu dài nếu không yêu thích, không say mê. Bởi thế, chẳng có gì sai khi nói rằng tất cả những người thành công đều yêu công việc của họ. Niềm đam mê, tình yêu dành cho công việc là trên hết, vì vậy tôi muốn giới thiệu đến các bạn một số tấm gương điển hình trên thế giới. Từ câu chuyện thành công của họ, tôi cũng sẽ chỉ cho bạn một số bài học hữu ích.

Lĩnh vực bạn đam   thể không chỉ giới hạn trong các ngành nghệ thuật như hội họanhiếp ảnh hay âm nhạcBạn  thể đam  bất cứ điều Bản thân cảm giác thắng lợi đã  quá tuyệt vời. Dẫn đầu một cuộc thi, chiều lòng khách hàng, lắp ráp một chiếc xe hơi… tất cả những hoạt động này đều đem lại cho bạn sự thỏa mãn. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng nếu chỉ đam mê không thôi thì chưa đủ đảm bảo thành công. Bạn phải kết hợp nó với ưu điểm của bản thân, biến nó thành một nhiệm vụ khả thi, một nghề có thể theo đuổi. Sẽ là quá ngu ngốc nếu bạn cứ cố sống cố chết theo đuổi niềm đam mê của mình để rồi kết thúc trong cảnh đói nghèo. Mỗi ngày bạn sẽ càng nhận ra sức mạnh của sự đa dạngNói cách khácchìa khóa thành công dành cho bạn chính  việc tìm được nhiều nghềnhiều hoạt động phù hợp với sở thích của mình. Trong hầu hết các trường hợp, những người có tài, hiểu được mục đích công việc của mình và có lòng kiên trì đều là những người thành công.  thếnhững người  tài   đam  nhưng không thành công đều  những người không giữ được lòng kiên trìhoặc không tìm được mục đích cho công việc của mình. Giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài tấm gương đạt được thắng lợi. Tôi đã chọn những người thuộc các lĩnh vực âm nhạc, kinh doanh và nhiều lĩnh vực khác nữa, bởi vì đam mê và thành công có thể tìm gặp bất cứ nơi đâu. “Đọc một câu chuyện ta sẽ có thêm thông tin, từ câu chuyện đó rút ra bài học cho mình mới thực là thông minh.” Vì thế, đừng quá chú trọng vào nội dung mà hãy ghi nhớ kỹ những bài học được tóm tắt ở cuối câu chuyện. Hãy học hỏi ở họ lòng nhiệt huyết, sự cống hiến và bất cứ đặc điểm nổi bật nào giúp họ tỏa sáng.

Sunil Bharti Mital

Khát vọng, lòng trắc ẩn, và một nhà kinh doanh tận tụy

Ông quê ở Ludhiana, sau khi tốt nghiệp Đại học Punjab ông mở công ty sản xuất linh kiện xe đạp vào năm 1976 với số vốn ban đầu chỉ là 20.000 rupi22. ông còn kinh doanh thêm hàng dệt kim và đồ gia dụng, vốn chỉ học hành làng nhàng, ông coi kinh doanh là nghề nghiệp và là vốn sống của mình. Hiện nay, trải qua 30 năm tuổi nghề, ông đã là chủ tịch của Hãng Bharti có giá trị 2,7 tỷ đô la Mỹ. Người đàn ông này hết sức đam mê công việc của mình, luôn luôn khẩn trương, luôn luôn muốn khám phá những điều mới mẻ. Chính  thếtốc độsự đổi mới  niềm đam  chính  các động  của ông. Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi điều gì đã tạo bước tiến cho ông, ông đã thẳng thắn đáp rằng: “ Nếu anh muốn biết về động cơ của tôi, tôi cho rằng tính quy  đãthúc đẩy tôiXây dựng được một doanh nghiệp lớn  điều tôi mong muốn.” Ông cũng nói rằng thật khó để xác định được điều thúc đẩy mỗi người: “Có ai có thể bảo cho tôi hay vì sao các bà các cô lại thường mê mẩn trước các loại trang sức kim cương? Vì sao đến cả một quý bà mập ú xấu xí cũng luôn phiền lòng vì muốn viên kim cương thật to?” ông đặt câu hỏi.

Như vậy kim cương có chứa sức hút không thể lý giải nổi, ông nói.

Và ông cũng không thể hiểu được vì sao có nhiều người lại say mê chăm sóc khu vườn của mình, mua sắm trang phục Armani hoặc kinh doanh nhà hàng… đến thế. Bởi thế, ông cho rằng mọi người sẽ khó lòng hiểu được vì sao ông làm việc đến 18 giờ mỗi ngày, ông thường ở lại văn phòng đến khuya mới chịu về. Khởi nghiệp chỉ với chưa đầy 500 đô la Mỹ và xây dựng được một đế chế có giá trị hơn 1 tỷ đô la Mỹ trong vòng hai thập kỷ chính là động cơ giúp ông tiến bước, ông mong chờ được đến văn phòngmỗi ngàykhông phải  tiền bởi trong vài chục năm qua ông đã kiếm đủthậm chí ông  thể sống như một vị vua.

Ông lý giải nhiệt hứng và lòng đam mê của mình bằng cách đưa ra một ví dụ. Mantra là nhà cung cấp dịch vụ Internet còn Airtel là nhà cung cấp các dịch vụ di động, cả hai đều thuộc tập đoàn Bharti. Dù thành công nhưng Mantra chẳng thể nào sánh được với Airtel. Lý do là vì Sunil Mittal không thể dành toàn tâm toàn ý cho dịch vụ cung cấp Internet như đã dồn tâm sức cho Airtel. Ông không thể cùng lúc chăm lo đồng đều cho cả hai bên. Vì vậy, dù làm bất cứ công việc gì, việc toàn tâm toàn ý và đam mê nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Lại một lần nữa ông lấy Mantra làm ví dụ để thể hiện quan điểm về đam mê và thành công, ông nói nếu như ông dành hết tâm sức cho Mantra mà không làm thêm bất cứ công việc nào khác thì chắc chắn ông đã đưa nó lên vị trí hàng đầu. Ông nói rằng đam mê có thể truyền đi bằng cách tìm một vài người thực lòng đam mê và có khả năng đảm nhiệm công việc, ông nói rằng thành công nằm ở khả năng tập trung vào một đối tượng, như vậy bạn phải toàn tâm toàn ý. Nếu như bạn đứng núi này trông núi nọ, chắc chắn bạn sẽ mất tập trung. Bởi vậy mỗi sáng thức dậy, ông cảm thấy may mắn khi không phải thốt lên: “Lạy Chúa, con đang làm gì với nhà máy thép của mình thế này!” Ông nói ông không bị sao nhãng, bởi vì ông gắn bó với ngành viễn thông, lĩnh vực ông đam mê và cuốn hút ông đến tận xương tủy.

Câu chuyện Sunil Mittal bước vào ngành viễn thông bằng sự khởi đầu của loại điện thoại bấm nút vào quãng năm 1985 – 1986. Đây là cuộc chiến đầu tiên của ông với các “ông lớn” có tiềm lực kinh tế thuộc vào hàng khủng.

Ông đã trích dẫn lời của Mahatma Gandhi, rằng: “ban đầu thì họ phớt lờ bạn, rồi họ cười nhạo bạn, nhưng cuối cùng bạn lại trở thành đối thủ của họ.” Sunil Mittal đã chiến đấu với các công ty sừng sỏ này trong cả ba giai đoạn và cuối cùng trở thành người chiến thắng.

Ông không chỉ đam  công việc  còn tin tưởng những người làm việc cho Tập đoàn BhartiÔng nói tiếp: “Tôi không tin lờiJack Welch  quan niệm xếp hạng của ông ta – loại bỏ 10nhân công mỗi năm,” “chúng ta gắn kết với cuộc sống chứ không riêng gì công việc kinh doanh”.

Bài học từ câu chuyện của Sunil Mittal

• Đam mê là một hiện tượng không thể lý giải – bạn có thể mê mẩn kim cương, thức ăn, sự vượt trội, tiền bạc hay chỉ đơn giản là bộc lộ hiệu quả.
• Sự nhiệt tình và tập trung đóng vai trò quan trọng để giành được thành công. Bạn chỉ nên hướng đến những phẩm chất cốt lõi của mình.
• Hãy nghĩ lớn, khi đó việc gì cũng có thể hoàn thành. Từ sản xuất linh kiện xe đạp, sản xuất thép cho đến trở thành một trong những hãng viễn thông đình đám nhất đều nằm trong tầm với của bạn. Nghĩ lớn và sáng tạo ra thứ gì đó đặc biệt sẽ giúp bạn đạt đến đỉnh cao.
• Một người tốt nghiệp Đại học Punjab đã chỉ ra rằng bạn không nên quá coi trọng bằng cấp.
• Phải làm việc chăm chỉ và hết sức kiên trì thì mới thành công được.
• Người ta không làm việc vì tiền, họ cày đêm cày ngày chỉ vì muốn được thử thách.

Tôi nhận thấy khá rõ rằng mọi người quan tâm đến tình yêu hơn là hôn nhân. – Oliver Gridsmith (17301774), nhà văn Ango – Ailen

Sabeer Bhatia

Nhà phát minh, nhà cải cách và doanh nhân

Là một sinh viên thông minh và ưu tú, Sabeer Bhatia đã tốt nghiệp trường Pune và trở thành kỹ sư của Viện Công nghệ Birla – BITS Pilani. Trong quá trình làm việc ở BITS, năm 1988, Sabeer đã nộp đơn xin học bổng Cal Tech vốn nổi tiếng với các yêu cầu ngặt nghèo, và trở thành ứng viên duy nhất trên thế giới đạt được số điểm đảm bảo là 62 và ở vòng tiếp theo, giành được số điểm cao nhất là 42. Sabeer đã hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kỹ sư điện tử ở Đại học Standford, được nhận làm nghiên cứu sinh nhưng không lâu sau tự ý bỏ chương trình đào tạo tiến sĩ để đầu quân cho Hãng máy tính Apple với công việc tích hợp hệ thống.

Khi đến Mỹ, anh chỉ mới 19 tuổi với số vốn dắt túi là 250 đô la Mỹ, đến năm 31 tuổi, đúng 12 năm sau, anh đã là chủ của 400 triệu đô la Mỹ. Vốn là người có óc tư duy xuất chúng cộng thêm niềm đam mê kinh doanh, Sabeer Bhatia đã kiếm được nhiều tiền và đạt được thành công nhờ một ý tưởng độc đáo về việc lập ra hệ thống thư điện tử miễn phí trên mạng.

Nói về thành công của mình, anh cho rằng: “Đó chỉ là câu chuyện về lòng đam mê mà thôi, chúng tôi khởi nghiệp với một công ty nhỏ chỉ có hai phòng làm việc nhưng ý tưởng của chúng tôi đủ lớn, chúng tôi lại nhiệt tình xây dựng và chưa từng hình dung nó sẽ phát triển lớn mạnh đến vậy.” Phần thú vị nhất trong câu chuyện của anh chính là lúc đi tìm nhà đầu tư ở thung lũng Silicon. Anh đặt tên cho dự án của công ty mình là “Hot Mail”. Sau mỗi lần trình bày ý tưởng của mình, anh đều nhận được những tràng cười giễu từ thư ký của các nhà quản trị cấp cao, bởi họ nghĩ anh đang muốn kêu gọi họ đầu tư khởi tạo một trang web khiêu dâm có tên gọi là “Hot Mail”. Sau 19 lần bị từ chối, cuối cùng anh cũng tìm được người chịu bỏ vốn đầu tư.

Hot Mail chính thức ra mắt vào ngày 4 tháng 7 năm 1996, trong một giờ đồng hồ đầu tiên đã có 100 người đăng ký. Đến giữa năm 1998, công ty có đến 125.000 người đăng ký mỗi ngày. Anh đã xây dựng nên hệ thống khách hàng nhanh hơn bất cứ công ty truyền thông nào trong lịch sử.

Bill Gates đã rất quan tâm đến trường hợp của Sabeer, khi lượng khách hàng của Hot Mail đạt đến con số 6 triệu, Microsoft có ý định mua lại công ty của anh. Sabeer ra giá nửa tỷ đô la Mỹ để bán Hot Mail, sau một vài lần thương thuyết khắt khe, anh chấp nhận bán cho Microsoft với giá 400 triệu đô la – một món hời cho hai năm làm việc! Với món tiền này, anh mua được căn hộ rộng gần 280 mét vuông ở tòa nhà Pacific Heights, một chiếc BMW và một chiếc Ferrari.

Vốn là người sẵn sàng chấp nhận rủi ro, Sabeer kể về trò đánh cược của mình: “Lời khuyên hữu ích nhất tôi từng nghe đó Rủiro lớn nhất trong đời chính  khi bạn không dám chấp nhận rủi ro.” Để chốt lại, anh nói: “Trong một hành trình dài, tất cả chỉ hội tụ ở chân lý giản đơn: người ta tin tưởng ở bản thân đến mức nào.” Một người bạn của Sabeer là Farouk Arjani đã nói về anh như sau: “Điều làm cho Sabeer trở nên nổi bật giữa hàng trăm doanh nhân tôi từng biết chính là giấc mơ lớn lao của anh ấy.”

Bài học từ câu chuyện của Sabeer Bhatia

• Sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
• Tự tin vào bản thân. Như vậy cũng có nghĩa bạn phải hết sức kiên định nếu muốn thành công trong lĩnh vực đã chọn.
• Điều quan trọng là có niềm đam mê đối với công việc.
• Hãy thương thảo về giá nếu sản phẩm của bạn có chất lượng tốt. Sẽ có người sẵn lòng mua.
• Hãy lắng nghe con tim mình.
• Việc kết hợp các ưu điểm của bạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong câu chuyện của Sabeer, đó là sự kết hợp giữa công nghệ và khả năng kinh doanh.

Tôi kiếm tìm một ngành nghệ thuật kết hợp được các yếu tố chính trị – khiêu dâm – thần bí có ý nghĩa thực sự chứ không chỉ nằm án binh bất động trong bảo tàng. – Claes Oldenburg, điêu khắc gia Thụy Điển

M. F. Hussian

Quan sát thế giới bằng cặp mắt của trẻ thơ

Maqbool Fida Hussain, người họa sĩ 90 tuổi tài hoa đã làm nên một trang mới trong lịch sử hội họa Ấn Độ khi hàng loạt báo đưa tin: “Tranh của M. F. Hussain bán được 3 tỷ rupi qua đấu giá!” Đó là cuộc đấu giá 100 bức tranh với chủ đề “Hành tinh chúng ta có tên là Trái Đất”.

Năm Hussain 20 tuổi, tức vào quãng năm 1935, ông đến Mumbai và được nhận vào trường Mỹ thuật J.J. Thời đó không có mấy người hứng thú với hội họa, nên ông kiếm tiền bằng cách vẽ thuê các biển chiếu phim với thu nhập rất thấp.

Ngoài ra, ông còn nhận thiết kế và làm đồ chơi cho một số công ty sản xuất đồ chơi. Dần dần, ông bắt đầu vẽ và có tranh tham gia triển lãm. Đến những năm 1960, người ta biết đến tác phẩm của ông ngày càng nhiều và đến năm 1966 ông được chính phủ Ấn Độ trao giải Padmashree23.

Là một họa sĩ, ông còn thử lấn sân điện ảnh, bộ phim đầu tay của ông là Thế giới dưới góc nhìn của một họa  (Through the eyes of a painter) được công chiếu tại Liên hoan Phim Berlin và giành giải Gấu Vàng (Golden Bear). Sau này ông được nhiều người biết đến và cũng tham gia vào nhiều cuộc tranh cãi cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Ông tổ chức trình diễn nghệ thuật bằng cách vẽ trước công chúng trong vài ngày liền, nhưng rốt cuộc, vào ngày cuối cùng ông hủy tất cả tranh vẽ của mình bằng cách phủ sơn trắng lên toàn bộ các bức tranh. Những bức tranh nổi tiếng nhất của ông đa phần đều là tranh vẽ ngựa và tranh trừu tượng. Các bức tranh tường của ông là độc nhất vô nhị.

Người nghệ sĩ có phong cách độc đáo này được trao giải thưởng Padma Bhushan24 vào năm 1973, giải thưởng Padma Vibhushan25 vào năm 1989 và được đề cử vào thượng viện Ấn Độ (Rajya Sabha26) vào năm 1986. Ông đã đánh bại thời gian nhờlối suy nghĩ trẻ trung  sẵn sàng thử nghiệm những hình thức hội họa mới mẻÔng chưa bao giờ tuân thủ các loại quy tắc lề lối chỉ vẽ những  ông thích  theo cách ông muốn. Ông thử nghiệm nhiều loại hình hội họa khác nhau như tranh khung, tranh tường và cả giấy kiến nhựa. Khi được hỏi  quyết thành công đột pháông trả lời rất khiêm nhường rằng đó  món quà củaChúa. Ông nói: “Đối với tôimỗi ngày sắp tới như một chiếc hộp diệu kỳluôn tràn ngập những điều mới mẻTôi luôn hứng thúvới mọi vật xung quanh  tôi quan sát thế giới bằng cặp mắt của trẻ thơ. Hoàn toàn tự tin về tài năng của bản thân, ông tiếp tục: “Tôi luôn là bậc thầy trong môn nghệ thuật của riêng mình.” Mới đây ông đã vẽ bộ tranh Những góc nhìnThế kỷ 20 (Visions! The 20th century), đánh dấu những sự kiện, trạng thái cảm xúc và dấu mốc của thế kỷ vừa qua.

Người luôn khẳng định mình không thể nhìn thấy một suy nghĩ là người không hề biết gì về hội họa cả. – Wynetka Anrt Reynolds

Bài học từ câu chuyện của M. F. Hussain

• Nếu bạn được Chúa tặng quà, chớ lãng phí nó.
• Với món quà của Chúa, bạn cần phải hết sức kiên trì.
• Để trở nên nổi bật giữa mọi người, bạn phải tạo sự khác biệt.
• Nếu bạn có đam mê, khi đó tiền là thứ sản phẩm bạn có thể hô biến từ 15 rupi mỗi bức tranh thành 1 tỷ rupi.
• Hãy ứng dụng tài năng của bạn vào các lĩnh vực khác nhau, luôn luôn sẵn sàng trải nghiệm – trong câu chuyện của Hussain, đó là các loại tranh khung, tranh tường và phim ảnh.
• Đừng quan tâm người khác sẽ nghĩ gì về bạn.

Mông chính là bộ phận mỹ học tuyệt diệu nhất trên cơ thể bởi nó chẳng có chức năng gì cả. Dù gắn liền với một bộ phận thiết yếu của sự sống, hai quả cầu vô dụng này rất gần với thể loại mà mọi người vẫn gọi là nghệ thuật trừu tượng. – Kenneth Tynan(19271980), nhà văn, nhà phê bình Anh

Narayana Murthy

Các giá trị, tiền vốn từ mồ hôi nước mắt và lòng trắc ẩn

Narayana Murthy giữ vai trò chủ tịch và là người đứng đầu Infosys27, bởi thế tôi chẳng cần phải giới thiệu nhiều về người đàn ông này. Khởi nghiệp từ năm 1981 với số vốn mượn của vợ, ông cùng một vài người quen mở công ty Infosys. Đối với Narayana Murthy, bố mẹ và thầy cô – những người đã vun đắp, bồi dưỡng kiến thức cho ông từ thời bé – chính là hình mẫu trong tim ông. Những nguyên tắc đơn giản nhưng hiệu quả như để cao giá trị, sự trung thực, tính siêng năng, lòng trắc ẩn và coi trọng tài năng chính là người dẫn đường tận tụy của ông.

Sau khi vượt qua kỳ thi đầu vào IITông vẫn phải nhập học  một trường đào tạo kỹ   quê nhà  bố ông không đủ tiền cho contheo học ngôi trường đắt đỏ như IIT. Về sau Narayana Murthy đã hoàn thành chương trình thạc sĩ ở trường IIT Kanpur và trở thành lập trình viên của công ty IIM Ahmeddabad nơi ông có thể xâu chuỗi lại những gì đã học và có được vốn tri thức nền tảng trong lĩnh vực của mình, số tiền lương 800 rupi ông nhận được mỗi tháng quá sức rẻ mạt. Trong thời gian này ông thường xuyênliên lạc với Giáo  Krishnayya  được giáo  dạy cho hiểu về tầm quan trọng của “cảm hứng”  việc học hỏi. Làm việc liên tục trong một môi trường đòi hỏi cường độ cao đến 20 giờ mỗi ngày, ông đã có được vốn hiểu biết dày dặn về kỹ thuật, ông học hỏi từ mọi cơ hội, mọi sự kiện, mọi đối thủ và tất cả các bạn đồng nghiệp. Ông quan niệm rằng để có của cải ban phát thì trước hếtbạn phải tạo ra được của cải đã – nếu không bạn chỉ rơi vào thảm cảnh nghèo đói. Là một doanh nhân nhưng vốn là người có lòng trắc ẩn nên ông tham gia rất nhiều hoạt động xã hội. Ông luôn cảm kích Chúa và cuộc đời đã đối đãi rộng rãi với ông, mang cơ hội đến cho ông vào những thời điểm thích hợp.

Chín năm sau ngày thành lập, vào năm 1990, Infosys trải qua một giai đoạn khủng hoảng. Ban quản trị thậm chí đã tính đến khả năng đóng cửa hoặc bán lại công ty. Nhưng rồi họ đã cùng ngồi lại bàn bạc và quyết định sẽ bám trụ, theo đến cùng trong cuộc đua tranh đầy cam go. Ông chính là người truyền cảm hứng cho cả đội tiếp tục. Ông đã khéo léo bộc lộ khả năng lãnh đạo khi động viên được mọi người suy nghĩ theo hướng biến cái không thể thành có thể và theo hướng đổi mới. Như ông vẫn thường nói hộiluôn đãi ngộ những trí óc sẵn sàng đón nhận năm 1991cuộc giải phóng Ấn Độ đã mở đường cho InfosysÔng được tín nhiệmnhờ tầm nhìn xaTầm nhìn đó không bị giới hạn trong địa hạt thói quen của bản thân  đã biến thành văn hóa của công ty. Ông coi đó là quyết định sáng suốt nhất trong kinh doanh, ông tin vào sự thực, vào các hệ thống giá trị như Hiến pháp Anh, dù không viết ra nhưng được tuân thủ nghiêm ngặt, ông nói thà bỏ qua một tỷ đô la còn hơn mất đi giấc ngủ ngon mỗi đêm.

Làm kinh doanh cũng giống như chèo thuyền ngược dòng. Bạn không có sự lựa chọn, chỉ có thể tiến lên hoặc bị cuốn phăng đi. – Lewis EPierson (18701954), giám đốc ngân hàng nhà nước Irving

Đối với ông, tiền bạc không phải là vấn đề quan trọng hàng đầu. Là người có thói quen đơn giản và cuộc sống ổn định, ông nói rằng ngoài việc đáp ứng nhu cầu cơ bản, chúng ta chỉ nên coi tiền bạc của cải là cơ hội để cải biến xã hội. Ông quan niệm Sức mạnh của Tiền bạc chính là Sức mạnh của sự cho đi. Ông cũng khuyên thế hệ sau nên đi ngủ sớm, thức dậy sớm và cần mẫn làm việc. Hãy nắm bắt ý tưởng mới và nhìn thấu những cánh cửa cơ hội mở ra cho mình. Kinh doanh giống như chạy đua đường dài chứ không phải cuộc thi chạy cự ly 100 mét. Nói về các động  của mìnhông nói vuiphần thưởng cho người chiến thắng trongmột trò chơi chính   hội được tiếp tục chơi  vòng kế tiếp. Niềm vui không nằm ở đích đến mà nằm trong chính hành trình đi tới của bạn.

Kinh doanh cũng giống như đánh Tennis – người dồn nhiều tâm sức nhất cuối cùng sẽ giành chiến thắng – Khuyết danh

Bài học từ câu chuyện của Narayana Murthy

• Giá trị cơ bản không chỉ quan trọng đối với mỗi cá nhân mà với cả công ty để đạt được thành công.
• Bạn có thể tìm thấy niềm đam mê vào bất kỳ thời điểm nào trong đời. Trong câu chuyện Narayana bắt đầu say mê máy tính từ khi học ở IIT Kanpur, trước đó ông không hay biết gì về sở thích của mình.
• Nếu thích điều gì, bạn hãy cứ làm đi, đừng bận tâm chuyện tiền nong làm gì. Hãy nhớ rằng với công việc đầu tiên, Narayana chỉ nhận được 800 rupi mỗi tháng. Tiền bạc sẽ tự chui vào túi bạn, điều này đáng giá hơn nhiều!
• Hãy tạ ơn Chúa vì ngài đã ban cho bạn cơ hội.
• Chớ bỏ cuộc, hãy tin tưởng vào bản thân và luôn sẵn sàng. Cơ hội luôn đến với những người biết đón đợi.
• Việc nhìn xa trông rộng là hết sức cần thiết đối với cả cá nhân và doanh nghiệp.
• Việc lựa chọn một đội làm việc ăn ý, tôn trọng và thưởng cho nhân viên có ý nghĩa rất quan trọng.
• Với các giá trị sẵn có, bạn đừng bao giờ thỏa hiệp dù phải đối diện với nguy cơ thất bại.
• Có thể bạn có tài, nhưng bạn phải có được ý tưởng đặc biệt và làm việc hết mình để biến nó thành hiện thực.
• Hãy luôn nhiệt tình và sẵn sàng học hỏi.
• Không phải đích đến mà chính bản thân cuộc hành trình đã mang đến cho bạn niềm vui. Nhiều người theo đuổi niềm đam mê của họ chỉ đơn giản vì họ thích công việc đó.

Niềm đam mê của chúng ta cũng giống như chim phượng hoàng bất tử, khi già thì tự thiêu và từ đống tro tàn nảy sinh sự sống mới. – Johanna Goethe

Thomas Edison

Một đứa trẻ, nhà khoa học, nhà sáng chế và nhà tư bản công nghiệp hiếu kỳ

Ngay từ lúc lên bốn tuổi Thomas Edison đã là một cậu bé rất tò mò, cậu thường nài nỉ người lớn giải thích cơ chế hoạt động của mọi thứ. Các nhà tâm lý học hiện đại có lẽ sẽ coi cậu là trường hợp mắc chứng tăng động bởi thói quen đặt câu hỏi liên hồi. Ngoài khoa học, Edison còn mê các tác phẩm của Shakespeare và thơ.

Cậu được bố mẹ cho đến thư viện  quê nhà để tập dần thói quen đọc sáchNhờ đó cậu đã trở thành một người  khả năng tựhọctự đào sâu các câu hỏibiến cậu thành một nhà khoa họcmột nhà phát minh đầy say . Mẹ Edison luôn động viên cậu học hỏi, bà biết chắc cậu có khả năng đặc biệt. Con  đam  học hỏi  sáng chế. Thuộc diện học sinh nghèo ở trường, cậu tự học thêm bằng cách tìm đọc sách. Cậu tin tưởng  sự tiến bộ tự thân  niềm tin này đã theo cậu đi suốt cuộc đời. Thomas Edison đã làm việc không ngừng nghỉ để phát minh ra các sản phẩm làm tăng chất lượng cuộc sống của mọi người. Trong 84 năm cuộc đời, ông được cấp 1093 bằng sáng chế và không ngừng cho ra đời những ý tưởng mới.

Vẻ đẹp của dũng khí làm nên những sáng chế, cảm hứng và các thiên tài – RWEmerson (18031882), nhà thơ Mỹ

Ông tin tưởng quan niệm lao động cần phải chăm chỉ và có khả năng làm việc 20 giờ mỗi ngày. Câu nói nổi tiếng của ông là “Thiên tài chỉ  1cảm hứng còn 99đổ mồ hôi.”

Phát minh đầu tiên của ông được cấp bằng sáng chế là một chiếc máy ghi phiếu tự động nhưng có lẽ vì tân tiến quá nên chẳng ai muốn mua. Nhờ đó ông học được bài học: “không bao giờ phí thời gian mày  phát minh những thứ người khác không muốnmua“. Không chỉ nổi tiếng vì đã phát minh ra bóng đèn, ông còn là tác giả của máy hát – chiếc máy có thể thu và phát âm thanh, một chiếc máy quay phim ghi và phát các hình ảnh động. Ba phát minh này xứng đáng là những sáng chế quan trọng nhất thế kỷ 20. Ánh sáng, âm thanh và hình ảnh, ba phương diện này kéo theo các hoạt động khác.

Với bóng đèn điện và nhiều sáng chế khác, Thomas Edison có được tiếng tăm và tiền tài. Có thể coi ông là người đặt nền móng cho nền công nghiệp điện tử, ông đã dành trọn công sức để biến nó thành một giai đoạn phát triển kỹ thuật trung tâm, một hệ thống phân phối hiệu quả và đạt được thành tựu nổi trội (bóng đèn điện), ông đã thành lập Công ty Điện Edison với rất nhiều chi nhánh trên khắp thế giới – về sau trở thành tập đoàn danh tiếng General Electric hay GE.

Edison dùng tiền của mình để đầu tư cho các sáng chế. Ông đã từng thất bại nhiều lần và cũng đã tiêu tốn rất nhiều tiền của trong những lần thử nghiệm thất bại đó. Nhưng một nhà sáng chế đích thực sẽ không bao giờ ngừng khám phá, niềm tin này thôi thúc ông tìm hiểu và thử nghiệm trong các lĩnh vực khác như sản xuất xi măng và khai thác quặng sắt. Edison đã ảnh hưởng khá lớn đến thế giới đương thời và là người góp phần đáng kể trong quá trình kiến tạo thế giới hiện đại. Không ai có thể vượt qua ông nếu xét về phương diện hình thành bối cảnh nền văn minh hiện đại.

Ông là người có tầm ảnh hưởng lớn lao nhất trong thiên niên kỷ vừa qua. Ham muốn học hỏi, sẵn sàng thử nghiệm, ông đã trở thành biểu tượng sáng chế. Để bày tỏ lòng tôn kính đối với người mang ánh sáng đến cho cả thế giớingày 21 tháng 10 năm 1931vài ngày sau khi Edison qua đờitất cả đèn điện trên toàn nước Mỹ đồng loạt tắt trong vòng một phút.

Điều kiện tiên quyết của thành công chính là khả năng cống hiến toàn tâm, toàn ý mà không hề mệt mỏi. – Thomas Edison

Bài học từ câu chuyện của Thomas Edison

• Sự tò mò có thể là món quà tặng quý giá từ Thượng đế.
• Nếu muốn thành công hơn nữa, bạn cần cải thiện các ưu điểm và gia tăng niềm đam mê trong lĩnh vực đã chọn. Trong suốt cuộc đời mình, Edison đã được cấp 1093 bằng sáng chế trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
• Luôn luôn điều chỉnh các kỹ năng và động cơ của bạn sao cho đáp ứng được “yêu cầu của thị trường”.
• Nếu dồn tâm sức cho những lĩnh vực chẳng ai đoái hoài thì bạn chỉ phí công vô ích. Các lĩnh vực sáng chế, âm nhạc, hội họa, thơ ca, sách báo… đều có tính ứng dụng cao cả.
• Đa dạng hóa và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
• Cần tiếp sức cho niềm đam mê của bạn bằng cách làm việc chăm chỉ nếu bạn muốn thành công.
• Bạn phải hình thành thói quen đọc sách. Hãy sắp xếp thời gian dành riêng cho việc đọc sách, ở nhà hãy tập dần thói quen đọc sách cho các con bạn để giúp chúng tiến xa trên con đường thành công.
• Hãy cho phép và ủng hộ đọc các sách liên quan đến niềm đam mê của chúng.

Để trở thành một quán quân vĩ đại, bạn phải tin rằng mình là người tài giỏi nhất. Nếu không được như vậy thì hãy cứ thử đặt mình vào vị trí đó. – Muhammad Ali

Muhammad Ali

Đam mê, tập trung, quyết tâm giành chiến thắng

Cassius Clay thường được biết đến với tên gọi Muhammad Ali lúc bé luôn ước mơ trở thành nhà vô địch môn quyền anh. Năm 12 tuổi, Cassius Clay bắt đầu học chơi quyền anh khi xe đạp của cậu bé bị mất trộm. Cậu nói với một cảnh sát rằng cậu muốn đánh cho kẻ trộm một trận nhừ tử. Viên cảnh sát nhìn cậu bé con, khuyên cậu nên chuẩn bị thật kỹ, học môn quyền anh trước khi đối mặt với tên kẻ cắp.

Cậu rất coi trọng lời khuyên này và đã theo học lớp của thầy Fred Stoner. Và đây là phần còn lại của câu chuyện. Trong lịch sử thểthao rất ít người đạt được những thành tựu  Muhammad Ali đã giành đượcÔng luôn hăng hái với các cuộc chơigiànhphần thắng trong mọi trận đấu  đã ba lần đạt ngôi  địch quyền anh hạng nặng thế giới.

Chuỗi thắng liên tiếp của Ali bắt đầu từ năm ông chưa tròn 18 tuổi và ông không ngừng luyện tập cho hơn một trăm giải quyền anh nghiệp dư. Ông hết sức tập trungtận tụy  chú tâm đến độ không chọn công việc nào khác ngoài việc tự luyện đấu quyềnanhĐộng  của ông  chiến thắng  niềm đam  của ông  được đứng trên bục vinh quang. Năm 1960, ông giành huy chương vàng môn quyền anh hạng nhẹ ở Thế vận hội Olympic diễn ra ở Rome. Kể từ đó, ông trở thành võ sĩ chuyên nghiệp. Năm 1964, ông hạ đo ván Sonny Liston và trở thành nhà vô địch quyền anh hạng nặng thế giới.

Muhammad Ali đã phát triển một phong cách đấu quyền anh cho riêng mình. Ông luôn giữ mình ngoài tầm với của đối thủ – để tránh bị đánh trúng. Một phong cách khác chính là “Khiêu vũ trên võ đài” vì ông tạo nhịp độ thi đấu và luôn luôn xê dịch trên sàn đấu. Đôi chân ông rất vững chãi – có lẽ là đôi chân mạnh nhất trong lịch sử quyền anh, bởi nó giữ cho ông trụ thẳng trên võ đài theo đúng nghĩa đen. Do đó mọi người vẫn thường gọi đùa ông là “Ali Thích Lượn Lờ”. Ông có lòng tin mãnh liệt, cú đấm quyền uy cùng tiếng hét đủ uy lực. Ông không quen giữ im lặng. Trong khi các võ sĩ khác thường không giao thiệp với giới truyền thông thì Ali lại hay qua lại với họ. Câu nói của ông được nhiều người biết đến nhất là câu:

“Ali là người vĩ đại nhất”, để chứng minh cho lời của mình, khi nói về các đối thủ, ông cho rằng: “Tôi là người vĩ đại, đối thủ của tôi sẽ chẳng thể trụ được quá tám nhịp đếm.” Ông không nói ngoa, bởi quá trình tập luyện tích cực cùng tài năng đã ủng hộ ông.

Những kỷ lục thượng đài của Ali gây xôn xao dư luận, ông đã 53 lần giành phần thắng trong 55 cuộc đấu, 35 trận trong số đó, đối thủ của Muhammad Ali bị ngã sàn và thua cuộc. Trận đấu nổi tiếng nhất của ông là lần tranh tài cùng Frazier vào năm 1975, cả hai đều bị gãy răng, bong móng tay; cuối cùng sau 15 lượt đấu Ali chiến thắng vì Frazier không thể tiếp tục trụ lại trên võ đài. Ông trở thành hoàng đế của võ đài quyền anh trong suốt 27 năm trời. Phải vô cùng dũng cảm, mong muốn dâng hiến và đam mê trở thành người đứng đầu thì mới làm được như ông.

Trận đấu cam go nhất của tôi chính là lần tranh chấp với người vợ đầu

– Muhammad Ali

Bài học từ câu chuyện của Muhammad Ali

• Đôi khi một sự tình cờ có thể làm thay đổi cả cuộc đời bạn.
• Ngoài đam mê, bạn phải lao động cần mẫn và tập trung thì mới đạt được thành công.
• Chỉ có niềm đam mê mãnh liệt mới đủ sức giữ chân bạn suốt 27 năm ròng. Ngoài ra không thứ gì khác có thể làm được như vậy.
• Trong mọi cuộc chơi và mọi nghề nghiệp, mỗi người nên sáng tạo và phát triển phong cách của riêng mình. Phong cách đó nên gắn liền với thế mạnh của bạn. Trong trường hợp của Muhammad Ali, đó là sức mạnh của đôi chân, khả năng chịu đựng và khả năng vươn xa.

 

Một người không đủ dũng khí chấp nhận rủi ro thì sẽ chẳng đạt được điều gì trong cuộc sống. – Muhammad Ali

Edwin Land

Một nhà khoa học giàu đam mê, một nhà phát minh chuyên tâm

Vị CEO của Tập đoàn Polaroid đam mê ngành quang học. Ông là người có chủ trương đổi mới và những ý tưởng tuyệt vời giúp biến các môn khoa học thuần lý thuyết trở thành kỹ thuật ứng dụng. Là một doanh nhân, nhà tư bản công nghiệp thành đạt nhưng ông thường tự coi mình là một nhà khoa học thực thụ.

Niềm ham thích khoa học của Edwin Land nảy nở từ khi ông còn bé. Lúc nào ông cũng thích chơi với các loại máy móc, tháo lắp mọi thứ trong tầm tay. Edwin thường bị đánh đòn vì những trò nghịch ngợm như vậy nhưng không vì thế mà ông từ bỏ niềm đam mê khám phá. Ông thích ngồi trong thư viện và đọc sách về quang học trước giờ ngủ, xuất phát từ niềm đam mê khoa học nói chung và quang học nói riêng.

Năm 13 tuổi, Land như bị thôi miên khi thầy giáo làm thí nghiệm mô tả hiện tượng kính phân cực triệt tiêu ánh sáng phản xạ từ mặt bàn. Để theo đuổi niềm đam mê, Land đã bỏ việc học ở trường Havard và bắt đầu các thí nghiệm về sự phân cực. Ông là người đã phát hiện ra cách đặt các tấm nhựa phân cực trước đèn pha ô tô để tránh tình trạng bị chói mắt vào ban đêm. Về sau ông đã lập một phòng thí nghiệm ở Havard, vay tiền bố và cho ra đời một sản phẩm với ưu thế vượt trội. Ông đặt tên cho nó là Polaroid (sản phẩm lọc phân cực). Ông đã hợp tác với Eastman Kodak để sản xuất tấm lọc phân cực cho máy ảnh. Có thể coi sản phẩm lọc phân cực là phát minh quan trọng của ngành quang học trong thế kỷ qua.

Ông cũng chính là người nghĩ ra ý tưởng “chụp ảnh lấy ngay”, ý tưởng này chợt đến khi ông cùng gia đình đi nghỉ mát  ước aođược lập tức ngắm các bức hình vừa chụp. Chỉ trong vòng một năm ông đã cho ra đời loại máy ảnh chụp lấy ngay và lập tức tạo ra được thị trường rộng lớn cho sản phẩm mới này chỉ nhờ phương thức tiếp thị truyền miệng. Vào thời đó, các máy ảnh chụp lấy ngay của Polaroid được coi là hàng công nghệ cao và là một trong số những sản phẩm phổ biến nhất.

Edwin Land còn giữ vai trò cố vấn cho chính phủ Hoa Kỳ trong quá trình chế tạo các máy bay do thám U2 và vệ tinh do thám. Công nghệ ảnh 3D của ông cũng rất hữu ích đối với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, kỹ thuật đồ họa vectơ của ông được sử dụng để thăm dò bờ biển nước Pháp trước Cuộc đổ bộ Normandy lẫy lừng. Dù là một nhà khoa học thực thụ, ông vẫn nhanh chóng nhận ra tiềm năng kinh doanh của công nghệ này. Ông muốn dồn tâm sức vào những lĩnh vực mà ở đó ông có thể tạo ra các sản phẩm phục vụ số đông với mức giá vừa phải. Tất nhiên, ông là người hết sức sáng tạo và thừa hiểu hầu như ai cũng phải trải qua một vài lần thất bại trước khi đạt đến đỉnh vinh quang. Trong suốt cuộc đời, Land nhận được 535 bằng sáng chế, ông điều hành Tập đoàn Polaroid trong vòng 50 năm, nghỉ hưu vào năm 1980 khi đang nắm giữ vị trí CEO, nhưng ông vẫn không ngừng thử nghiệm và nghiên cứu lĩnh vực của mình cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay.

Bài học từ câu chuyện của Edwin Land

• Đọc là một nguồn cảm hứng và cũng là một cách trau dồi tri thức.
• Đôi khi niềm đam mê của bạn gắn liền với những lĩnh vực hết sức đặc biệt. Với trường hợp của Edwin là lĩnh vực quang học.
• Một ý tưởng có thể mang lại danh tiếng cho bạn, miễn sao bạn biết cách hiện thực hóa ý tưởng đó.
• Nên học cách phát triển niềm đam mê của bản thân trở thành sản phẩm có thể bán được.
• Một chuyên gia trong một lĩnh vực nên biết cách kết hợp các kỹ năng kinh doanh và tiếp thị để bộc lộ tối đa sức ảnh hưởng đến mọi người.

Cùng tóm tắt

Những yếu tố cốt lõi của thành công

Bạn vừa đọc câu chuyện thành công của các nhân vật nổi tiếng từ nhiều lĩnh vực khác nhau như hội họa, âm nhạc, kinh doanh, thể thao, công nghệ phần mềm và khoa học, ở mỗi câu chuyện đều có những bài học nho nhỏ kèm theo. Với từng câu chuyện, ta biết được điểm mạnh, niềm đam mê và động cơ của từng người mà thông qua đó họ đạt được nhiều hơn là địa vị trong cuộc sống. Nếu nhìn nhận các bài học này dưới dạng một tổng thể, chúng ta có thể lập ra một danh sách những yếu tố quan trọng nhất. Trên một phương diện nào đó, đây chính là những yếu tố cốt lõi của thành công.

• Tất cả những người đạt được thành công đều đặc biệt đam mê công việc của mình.
• Niềm đam mê có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong đời.
• Đọc sách nói chung và đọc các loại tài liệu thuộc lĩnh vực bạn quan tâm nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập động cơ.
• Nên khuyến khích trẻ em đọc sách.
• Dựa trên các khả năng và động cơ của mình, bạn phải tạo ra một sản phẩm có thể bán được. Bạn nên tìm hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
• Để một ý tưởng có thể đem lại tiền bạc, tiếng tăm cho mình, bạn phải tìm cách hiện thực hóa ý tưởng đó.
• Cùng với động cơ và nhiệt huyết, bạn phải lao động cần mẫn để đạt được thành công. Niềm đam mê mạnh mẽ mang đến cho bạn năng lượng, lòng quyết tâm theo đuổi sở thích trong một thời gian rất dài – có thể là cả cuộc đời.
• Đa phần những người thành công đều tự đánh giá thấp khả năng của bản thân.
• Bạn phải hình thành phong cách riêng trong lĩnh vực theo đuổi, sao cho khác hẳn mọi người.
• Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, các giá trị và tính toàn vẹn là yêu cầu không thể thiếu của thành công.
• Tính tò mò nhiều khi là món quà lớn lao của Thượng đế.
• Cảm hứng có thể nảy nở từ những điều rất nhỏ nhặt.
• Bạn hãy gặp gỡ càng nhiều người càng tốt, bởi ở mỗi người đều có điểm đáng để bạn học hỏi.
• Đừng quan tâm người khác nghĩ gì về bạn.
• Hãy theo đuổi động cơ của bạn, khi đó tiền bạc sẽ tự theo bạn. Hãy tận hưởng cuộc hành trình.

Ba niềm đam mê giản đơn nhưng quá đỗi mạnh mẽ đã chiếm trọn cuộc đời tôi chính là ước muốn yêu thương, cuộc kiếm tìm tri thức và niềm tiếc thương cho những thân phận khổ đau của nhân loại. – Bertrand Russel

Đường đi của riêng bạn

1. Đọc về ba nhân vật thành công thuộc các lĩnh vực khác nhau. Với mỗi người, hãy liệt kê mười lý do họ đạt được thành công. Sau đó hãy đánh dấu vào những phẩm chất mà bạn nghĩ là bạn có. Chú ý những ưu điểm mà bạn cần phát huy. Viết ra ba ưu điểm trong số đó và phát huy chúng trong ba tháng tiếp theo.

2. Viết ra năm phẩm chất quan trọng nhất mà nếu thiếu chúng thì người ta khó lòng thành công.

3. Tự cho điểm bạn trong 10 câu hỏi bên dưới. (10-9-8-7-6-5-4-3 -2-1)

(1) Bạn có hứng thú với những điều nhỏ nhặt không?
(2) Nhìn chung, bạn có phải típ người tò mò không?
(3) Bạn có cố gắng gặp gỡ và kết bạn với nhiều người không?
(4) Đối với bạn tiền có ý nghĩa quan trọng đến chừng nào?
(5) Thông thường bạn đọc nhiều không?
(6) Bạn có thường xuyên đọc sách báo tài liệu liên quan đến lĩnh vực đam mê?
(7) Bạn có chú tâm vào những việc đang thực hiện?
(8) Bạn đã từng gặp rủi ro trong đời chưa?
(9) Bạn có khao khát đạt được mục tiêu nào đó mà bạn tự đặt ra cho mình không?
(10) Bạn có tin vào các giá trị và kiểu làm ăn chân chính không?

Giờ hãy chú trọng vào những mục bạn đạt 5 điểm hoặc thấp hơn thế. Bất cứ khi nào điểm của bạn cao hơn 5, hãy ăn mừng và biến chúng thành thế mạnh của bạn, chúng sẽ giúp bạn thành công.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.