Pq - Chỉ Số Đam Mê
7. Niềm đam mê thời học sinh – sinh viên
Thắp lên những ngọn nến nhỏ
Có thể mô tả mọi thứ một cách khoa học. Nhưng chẳng để làm gì cả. Sẽ là một hành động vô nghĩa nếu như bạn mô tả một bản giao hưởng của Beethoven thành một dạng dao động sóng.
– Albert Einstein
Hệ thống giáo dục của chúng ta
Có vô số cuộc tranh luận nhằm làm rõ hệ thống giáo dục của chúng ta là tiên tiến hay bất cập, đa phần trong số các cuộc thảo luận mang tính trí tuệ này, nền giáo dục luôn được đặt vào tình trạng báo động. Đây là để tài ưa chuộng của các nghiên cứu, thảo luận và tham luận về chính sách trình quốc hội. Theo đó mọi hệ thống giáo dục đều đáng bị chỉ trích.
Có người nọ học rộng đến độ có thể nói từ con ngựa bằng chín thứ tiếng khác nhau; nhưng cũng dốt nát đến độ mua bò để cưỡi.
– Benjamin Franklin (1706–1790)
Không có cách nào biện hộ cho một thực tế là nền giáo dục của chúng ta quá tập trung vào thành tích và điểm số trong các kỳ thi. Nó không được xây dựng dựa trên những gì chúng ta muốn. Vì thế người ta tổ chức các kỳ thi đầy tính cạnh tranh cho học sinh, sinh viên với cấu trúc để phức tạp và quá thiên về học thuật. Nhưng hãy nhìn thẳng vào sự thật. Nếu muốn trở thành một kỹ sư máytính thì bạn chẳng thể nào bỏ qua các môn học như ngôn ngữ lập trình, Kỹ thuật hệ thống và các đề tài như nhập môn tin học hayđại số luận lý34.
Điều tôi muốn nói là nhà trường phải dạy kiến thức cơ bản, còn sinh viên phải nắm vững những kiến thức cơ bản này. Bạn có thể tạo biến chuyển cho quá trình học và sửa đổi hệ thống thi cử. Nhưng hệ thống giáo dục vẫn đang hoạt động theo hình thức hiện tại. Nó không quan tâm đến việc người học có sẵn lòng học hay không. Suy cho cùng, giáo dục phải thực thi những mục tiêu chính đáng trong cuộc sống.
Một tấm bằng đại học không làm giảm bớt độ dài đôi tai bạn, nó chỉ giấu chúng đi mà thôi.
– Elbert Hubbard (1856–1915)
Điều này hoàn toàn bình thường, tuy nhiên hệ thống giáo dục của chúng ta không dạy về đam mê – yêu những việc ta làm và làm những việc ta yêu. Cần lấp đầy khoảng trống này để học sinh, sinh viên hiểu rõ sở thích lẫn tiềm năng của bản thân. Tôi không có số liệu thống kê để chứng minh cụ thể, nhưng với kinh nghiệm giảng dạy và phỏng vấn hàng ngàn sinh viên nộp đơn vào hệ thống trường hàng đầu, tôi nhận thấy có rất ít người học hoặc tự đào tạo bản thân xuất phát từ sở thích. Trong ngành nghệ thuật, nghềlàm phim và lĩnh vực sáng tạo, số lượng người tham dự lớp học vì yêu thích cao hơn nhiều so với ngành khoa học, kỹ thuật haykinh doanh.
Tôi nghĩ cần chỉ ra mối liên hệ về mức độ cảm xúc. Không chỉ riêng nhà giáo dục hay tổ chức giáo dục cần thay đổi mà phần lớn cần có sự biến chuyển ở người học và phụ huynh. Vì thế, có thể coi việc thúc đẩy cảm hứng cho học sinh, sinh viên và thế hệ trẻ làmột cuộc đầu tư, trong đó phụ huynh, học sinh và tổ chức giáo dục là cổ đông.
Khi tôi 14 tuổi tôi cảm thấy vốn kiến thức của cha tôi nông cạn đến độ tôi không muốn ở gần ông một chút nào. Nhưng khi tôi 21 tuổi, tôi đã vô cùng bàng hoàng trước những gì ông học được trong vòng bảy năm. – Mark Twain
Vai trò của phụ huynh
Cha mẹ là người định hướng cho con cái và có thể thực hiện một số việc để tạo biến chuyển cho cuộc sống của con họ. Dưới đây là những việc phụ huynh có thể theo đuổi.
Nhiều bậc phụ huynh không hiểu rằng những việc làm đơn giản như vậy cũng có thể khơi gợi niềm đam mê cho con mình, hoặc họ không thể thực hiện những việc này vì nhiều lý do khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể làm được, trên thực tế nếu bạn thực sự nỗ lực thì công việc sẽ rất dễ dàng. Tôi sẽ phân tích chi tiết từng việc một.
Sở thích của con bạn là gì?
Câu hỏi này nghe có vẻ quá cũ. Trước hết, bạn không cần phải ngay lập tức cho trẻ tham gia các lớp học đàn, hát với hi vọng chúng sẽ trở thành Mozart hay Picasso chỉ vì chúng thể hiện một số khả năng đặc biệt hoặc vượt trội thông qua hành vi ngay từ khi lên sáu. Đối với đa phần trẻ em, điều này hoàn toàn khớp với thực tế. Bạn nên hiểu rằng không phải ai mê bóng đá từ năm 12 tuổi cũng đều có tài năng thiên bẩm như Pele. Có thể con bạn mê bóng vì cháu thích chơi bóng mà thôi.
Nếu trẻ có tài năng khác thường, phụ huynh sẽ chẳng phải nhọc công tìm kiếm – bởi tài năng đó sẽ tự bộc lộ ngay trước mắt bạn. Điều bạn cần quan tâm là sở thích của trẻ. Chẳng hạn, một số trẻ rất chăm học và thích đọc sách. Một số trẻ thể hiện mong muốn đạt được điều gì đó như sau này sẽ vào làm trong dân chính, trở thành phi công hoặc kỹ sư ngành hàng không. Những khuynh hướng này là dấu hiệu quan trọng, khi định hướng cho trẻ ra quyết định, bạn cần ghi nhớ chúng để áp dụng vào thực tiễn. Chẳnghạn, nếu thấy con mình yêu thích nghề kỹ sư nhưng bạn biết chắc cháu học yếu môn toán, khi đó bạn cần nói với cháu rằng toánhọc là môn học cơ bản của nghề kỹ sư, vì thế cần phải nỗ lực rất lớn. Bạn cũng nên giải thích về mối liên hệ đó để con cái không phạm phải sai lầm khi chọn nghề nghiệp hay lĩnh vực theo đuổi. Cách định hướng như trên là biện pháp đơn giản nhất.
Tập thói quen lắng nghe
Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh không có thời gian lắng nghe con mình. Trên thực tế, cần có sự giao tiếp hai chiều giữa bố mẹ và con cái. Nếu bạn không chia sẻ những điều mình cảm nhận được thì sao bạn lại mong muốn bọn trẻ bày tỏ cảm xúc. Thường thìlắng nghe không phải là một việc dễ dàng.
Lắng nghe sếp, đồng nghiệp hay cấp dưới đã khó, vậy còn việc lắng nghe con trẻ thì sao? Các bậc phụ huynh thường coi đó làviệc có thứ tự ưu tiên cuối cùng. Bạn nên tập cho mình thói quen lắng nghe và ấn định lịch cụ thể trong thời gian biểu bận rộn hàng ngày. Cách đây khoảng ba thập kỷ, trong các gia đình có ít nhất một bữa cơm tề tựu đông đủ thành viên. Trong khi dùng bữa, bọn trẻ có dịp kể cho cả nhà nghe những việc đã trải qua trong ngày và suy nghĩ của chúng.
Ngày nay mỗi chúng ta đều bận rộn với quá nhiều hoạt động đến độ không chuyện trò gì cùng nhau. Nếu muốn định hướng đúng đắn và khơi gợi cảm hứng cho con trẻ, chính các bậc cha mẹ phải xóa bỏ khoảng trống trong giao tiếp. Vì vậy, hãy lắng nghe con bạn, để cho đứa trẻ được thoải mái bộc lộ bản thân.
Đừng ngắt lời hoặc phán xét trong khi lắng nghe, khi đứa trẻ bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ thành lời cũng đồng nghĩa với khả năng biểu đạt và tư duy được cải thiện.
Tìm kiếm các dấu hiệu (qua bạn bè của con)
Bạn bè của trẻ là một nguồn cung cấp thông tin đáng kể cho bạn.
Thông thường những người bạn rất gần gũi nhau, chia sẻ cùng nhau mọi sở thích và cả những điều không hài lòng. Hãy chuyện trò và lắng nghe bạn bè của trẻ, nhờ đó bạn có thể nắm bắt một vài biểu hiện về lối suy nghĩ của trẻ. Bạn bè của con bạn thường dễtâm sự với bạn hơn là với bố mẹ chúng, chúng có thể “mách” cho bạn biết một vài điểm đặc biệt của con bạn dưới góc nhìn củachúng. Đôi khi thông tin chúng đưa ra rất có ích cho bạn khi nhìn nhận về con mình. Chẳng hạn, bạn nhận thấy con mình rất chăm chỉ, các bạn cháu tiết lộ cho bạn hay rằng trong thời gian rảnh rỗi, thay vì chơi bóng rổ, cháu thường đến thư viện đọc sách. Qua đó, bạn đã có thể xác nhận cái nhìn về con.
Nên chọn hướng nào?
Mỗi hệ thống giáo dục đều có quy chuẩn riêng. Ở Ấn Độ, khi đến trường trẻ em phải tự lựa chọn giữa khoa học, thương mại hay nghệ thuật. Đây là quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ. Ở giai đoạn này, cần phải nhìn ra khả năng và năng khiếu của trẻ hơn là đam mê. Hãy nhớ rằng, nếu bạn vượt trội ở lĩnh vực nào đó, đam mê cũng sẽ hé lộ. Nhưng nếu bạn chọn phải lĩnh vực mà bạn không thể theo nổi, khi đó thay vì lòng ham thích, bạn sẽ chỉ thấy chán ghét và sợ hãi. Với kinh nghiệm sống của mình, phụ huynh nên khuyên trẻ chọn hướng đi có thể phát triển nghề tốt về sau.
Nếu bố mẹ được lựa chọn thì hầu hết trẻ em đều sẽ theo ngành khoa học, vì như thế trẻ sẽ có sự chuẩn bị kỹ càng cho nghề kỹ sư, bác sĩ – những nghề được ưa chuộng nhất trong xã hội Ấn Độ hiện tại. Tất nhiên đó toàn là nghề được trọng vọng nhất, nhưng có phải là sự lựa chọn tốt nhất? Câu trả lời là hoàn toàn KHÔNG. Nền công nghiệp tri thức và dịch vụ tạo ra sự thúc đẩy lớn lao đối với nền kinh tế đất nước và chúng ta đang có nhiều lựa chọn hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử. Ngành y tế, du lịch, truyền thông, kỹ thuật, quản lý, dịch vụ tài chính, hợp tác giáo dục, quản lý dự án, quản lý sự kiện là một vài ví dụ trong số hàng ngàn lựa chọn. Chỉ một vài ngành trong đó lấy các môn khoa học làm yếu tố tiên quyết. Ngày nay, có rất nhiều lựa chọn nên ai cũng có thểdễ dàng thử nhiều lần để tìm công việc phù hợp nhất với mình. Tất cả những gì phụ huynh cần làm là giúp cho con mình hiểuđược đâu là ưu, nhược điểm của bản thân, để đưa ra quyết định có tính thực tế. Và cần nhớ, bạn đừng buộc trẻ theo đuổi thứ chúng không thích.
Để tôi kể ngắn gọn cho các bạn nghe câu chuyện của con trai tôi. Ở trường, con tôi chỉ là học sinh có học lực trên trung bình một chút. Cháu muốn theo đuổi ngành khoa học. Tôi thấy cháu học khá toán nên vẫn động viên cháu theo hướng đó. Tất nhiên tôi không kỳ vọng cháu được như Thomas Edison. Lý lẽ của tôi là những kiến thức khoa học cháu học được ở trường sẽ giúp cải thiện khả năng suy luận logic và nhìn chung chẳng phương hại gì. Hoàn thiện chương trình học ở trường – vẫn ở mức trên trung bình một chút, con trai tôi muốn theo học ngành khoa học máy tính (có thể tôi là hình mẫu của cháu). Cháu lấy được bằng cử nhân khoa học máy tính, làm một công việc bình thường nhưng rồi đột ngột có bước chuyển lớn lao. Cháu nhận ra đó không phải nghề nó muốn làm. Thời đó ngành công nghiệp phần mềm đang phát triển cực thịnh, nhưng con tôi muốn làm một nghề nào khác chứ không phải nghề liên quan đến phần mềm. Nhiều bạn đồng nghiệp khuyên tôi nên động viên cháu đừng bỏ nghề máy tính mà hãy theo học bằng thạc sĩ khoa học máy tính hay thạc sĩ khoa học quản trị – những loại bằng cấp có lợi cho nghề.
Lý lẽ của con tôi đưa ra hết sức đơn giản: “Con không ghét máy tính, nhưng con cũng không mê nó.” Con tôi chưa tìm ra thứ nóthích nhưng cháu biết rõ thứ mình không thích. Tôi chẳng còn gì hài lòng hơn. Cháu chọn theo ngành quản lý nguồn nhân lực vì muốn thâm nhập lĩnh vực quản lý. Cháu không thích Marketing và đặc biệt ghét ngành tài chính. Lại một lần nữa biện pháp loạitrừ đã giúp ngành quản lý nguồn nhân lực trở thành một lựa chọn hợp logic. Tôi cho rằng khi nhìn lại, đó là một lựa chọn đúngđắn bởi lẽ con tôi không chỉ vui vẻ mà còn rất yêu nghề và thể hiện cực tốt. Theo tôi, nếu bạn theo đuổi mục tiêu lớn và khôngphức tạp hóa quyết định của mình, bạn sẽ đạt được điều mong muốn.
Đừng bao giờ chỉ trích một người trước khi tự đặt mình vào vị trí của người đó trong một thời gian. Như vậy, nếu người đó có không thích những lời bạn góp ý, cũng chẳng sao cả bởi bạn đã biết được người đó cảm thấy thế nào.
– Robin Evans (1944–1993), nhà sử học Anh
Giảm thiểu chỉ trích, phê bình
Những lời chỉ trích là sát thủ hàng lớn hơn ở người lớn. Nó sẽ gây ra tác động lâu dài đến cá tính đứa trẻ. Ở trường cũng như ở nhà, trẻ luôn có những đồ vật và hoạt động đặc biệt yêu thích, cảm giác yêu thích là bước đầu tiên dẫn đến đam mê. Những lời phê bình, chỉ trích lặp lại nhiều lần sẽ bào mòn lòng nhiệt tình, nhấn chìm năng lực hay cảm hứng của trẻ đối với mọi hoạt động.
Tôi nhớ trước đây chúng tôi rất thích làm mô hình ở trường. Chúng tôi sử dụng các loại nguyên vật liệu khác nhau, bỏ ra hàng giờ liền ở xưởng của trường để dựng lên những lâu đài trong mộng tưởng. Bố mẹ và thầy cô luôn luôn động viên chúng tôi dựng các mô hình đó, dù xét theo tiêu chuẩn thông thường, việc làm của chúng tôi có phần kỳ cục.
Đôi khi không có đủ tiền mua loại nguyên liệu cần thiết, chúng tôi tìm cách ứng biến. Một vài đứa trong nhóm quá sức say mê công việc dựng mô hình đến độ mất cả ý niệm về thời gian và về nhà rất muộn vì cố làm nốt phần công việc. Bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, chúng ta đang hết sức hưng phấn, vậy mà có ai đó chỉ trích, chê bai sản phẩm cuối cùng, cảm giác của chúng ta sẽ ra sao đây? Đôi khi phụ huynh và giáo viên cũng phê bình, chỉ trích để con cái, học trò hành xử theo quy tắc thông thường. Mặc dù các nguyên tắc, sự tôn trọng luật pháp là việc chẳng thể đừng, nhưng nếu quá gò ép thì đồng thời bạn cũng đã giết chết khả năng sáng tạo.
Chúng ta phê bình vì mong muốn con cái mình cư xử hợp lẽ thường. Với cách làm này, chúng ta chỉ có được những công dân rô-bốt hàng loạt. Chúng ta sẽ chẳng thể mong đợi lòng nhiệt tình từ những “công dân rô-bốt” này được.
Hạt giống kiêu kỳ mải miết chỉ trích từng bông hoa một, cho đến một sớm hè nọ, nó tỉnh giấc nhận ra mình chỉ là một cây cỏ dại.
– Mildred Howells (1872–1966)
Hành động như người lãnh đạo thực thụ
Không chỉ lĩnh vực chính trị, quân sự hay các doanh nghiệp mới cần người lãnh đạo. Khi còn bé, bố mẹ và thầy cô chính là tấm gương mà chúng ta hướng đến. Chúng ta trông chờ ở họ sự hướng dẫn, một cái gật đầu và sự đảm bảo. cần nhớ rằng các nhà lãnh đạo lớn biết khơi gợi đam mê trong lòng dân. Winston Churchill, John F. Kennedy, Adolf Hitler, Nelson Manela, Lee Lacocca, Tướng George S. Patton đều là những nhà lãnh đạo truyền “lửa” cho người dân và cấp dưới của mình.
Vì thế, ban giám hiệu, giáo viên và phụ huynh cần bộc lộ khả năng lãnh đạo đúng đắn. Phẩm chất và năng lực lãnh đạo đặc biệt vượt trội ở các ông bố và hội truyền giáo ở trường, và bọn trẻ rất ngưỡng mộ họ. Khi phụ huynh bộc lộ khả năng lãnh đạo, họ không chỉ được bọn trẻ tôn sùng mà còn trở thành tấm gương của các con mình. Những nhà lãnh đạo tài ba sẽ truyền cảm giác tự tin và niềm đam mê cho người khác.
Làm gương
Nhiệt tình là thái độ có thể lây lan. Việc cha mẹ bộc lộ sự hứng khởi và niềm đam mê trong cuộc sống thường nhật sẽ mang lại những tác động tích cực lên con trẻ. Với tư cách là bậc làm cha làm mẹ, chúng ta trở thành nguồn cảm hứng đối với con cái. Khả năng tác động sẽ tăng đáng kể nếu bọn trẻ thấy bạn theo đuổi niềm đam mê chứ không chỉ nói suông. Nếu bạn mê tập Yoga vào buổi sáng và đều đặn luyện tập ở nhà, tôi dám chắc con bạn sẽ quan sát và một ngày nọ, cháu sẽ tham gia cùng bạn. Tôi có một người bạn, cha anh ấy là kỵ binh và rất mê cưỡi ngựa. Bác ấy cưỡi ngựa rất giỏi và thường xuyên chơi môn mã cầu. Cả hai con trai của bác ấy đều thích cưỡi ngựa và đã tập cưỡi từ thời còn bé xíu. Vào giờ ăn tối, những chú ngựa, những bộ yên cương và thú cưỡi ngựa là chủ đề được ưa thích nhất trong gia đình. Họ có một bộ sưu tập khổng lồ các bức ảnh về ngựa, các cuộc đua, thậm chí còn chế yên cương thành ghế ngồi.
Trẻ con trước nay chả bao giờ chịu nghe người lớn, nhưng chúng bao giờ cũng bắt chước rất tài các hành vi của họ. – JamesBaldwin (1924–1987)
Đây thực sự là bài học đáng ghi nhận cho các bậc phụ huynh. Nếu bản thân bạn không yêu thích bất cứ điều gì và không thể hiệnra (vì bạn đâu có thứ gì để thể hiện) thì làm sao bạn có thể mong đợi con mình có niềm say mê nào đó. Nếu gặp phải tình trạng như vậy, bạn nên cố tìm cách đánh thức niềm đam mê của chính mình bằng cách đọc lại cuốn sách này từ đầu. Hãy chú ý những gợi ý trong sách, để phát hiện niềm đam mê của bạn. Hãy để cảm hứng của bạn tuôn trào, và truyền cho con cái bạn.
Hiệu quả lớn nhất của bất cứ một cuốn sách nào chính là ở chỗ nó kích thích người đọc tự thân vận động. – Thomas Carlyle(1944–1993),
Tạo thói quen đọc sách
Với sự ra đời của hàng loạt thiết bị điện tử và máy vi tính, thói quen đọc sách đang dần bị quên lãng. Thế hệ trẻ hầu như đã không còn đọc sách bổ sung kiến thức mà chỉ đọc các sách giáo khoa có trong chương trình học ở trường. Việc đọc sách về các chủ đề khác nhau không chỉ cải thiện khả năng diễn đạt mà còn mở mang tầm hiểu biết của bạn.
Khi tôi khuyên bạn tạo thói quen đọc sách cho con cái, tôi không có ý định nói rằng bọn trẻ phải đọc những cuốn sách chuyên sâu nặng nề. Nên biến sách thành niềm vui. Bằng cách đọc bất cứ loại sách nào mà bạn muốn như truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện tranh… Bạn luôn học được nhiều điều mới mẻ từ những người viết truyện. Mỗi tháng bạn chỉ cần dành ra một khoản tiền nho nhỏ là đủ sách cho cả gia đình đọc. Xây dựng một thư viện nhỏ tại gia cũng không phải là ý kiến tồi. Đừng khăng khăng bắt đầu với những cuốn sách quá “nghiêm túc”, cổ điển. Nếu bạn bảo với bọn trẻ rằng đọc sách là công cụ hỗ trợ hữu ích cho việc học, chắc chắn chúng sẽ chẳng muốn cầm đến sách. Nếu bạn thuyết phục con mình rằng con sẽ có nhiều niềm vui nhờ đọc sách, khi đó tháiđộ của chúng sẽ mềm mỏng hơn. Cách tốt nhất vẫn là duy trì thói quen đọc sách. Hãy làm những gì bạn đã nói, nếu con bạn thấy bố mẹ thích thú đọc một cuốn sách, có thể chúng sẽ tìm đọc chính cuốn đó vì tò mò.
Tôi thấy truyền hình có tính giáo dục cao. Mỗi khi ai đó bật ti vi lên, tôi liền vào thư viện và cầm sách lên đọc. – Groucho Marx(1890–1977), diễn viên hài Mỹ
Đọc sách cũng có thể gây nghiện. Một khi đã mê rồi thì bạn chẳng thể nào dứt bỏ được. Khi thói quen này đã được hình thành, bọn trẻ sẽ rất thích tự đi mua sách về đọc. Lúc này, hãy hướng cho chúng đọc sách tiểu sử. Sách tiểu sử là nguồn khơi gợi cảm hứngđặc biệt. Tôi vẫn nhớ như in cảm giác ngất ngây khi đọc sách về tiểu sử Lee Lacocca35 gần hai mươi năm trước. Bạn cũng nên khuyến khích trẻ đọc sách về thuật lãnh đạo, sách khơi gợi cảm hứng và dạy cách ứng xử. Sẽ rất tốt nếu bạn tạo được thói quen mang theo sách trong các kỳ nghỉ hay khi đi du lịch.
Internet cũng là một nguồn cung cấp thông tin hữu ích. Thật không may trên mạng cũng tràn lan những tác động tiêu cực. Sinh viên không còn tìm đọc sách mà bắt đầu sao chép máy móc bằng cách tải các bài luận về rồi cắt, ghép chúng lại với nhau. Không gì có thể thay thế việc đọc sách báo, tạp chí, cũng không gì có thể thay thế các lớp học. Vì thế khi ai đó ca ngợi việc bạn có thể ngồi dưới bóng cây lướt net qua wifi , bạn hãy suy nghĩ kỹ càng. Liệu việc đó có mang lại nhiều ích lợi không?
Chỉ có duy nhất một điều đáng ngạc nhiên là khi một ai đó hiểu được hoàn toàn về chính họ. – Andre Gide (1869–1951), nhà văn Pháp
Khuyến khích khám phá
Ở phần trước của cuốn sách này, tôi đã để cập rằng người ta nên tạo cho mình thói quen khám phá cái mới. Đọc những cuốn sách mới, thử các món ăn khác nhau, diện những kiểu trang phục thật phong phú. Có như vậy mới có thể phá vỡ nhịp sống đều đều thường ngày.
Một bước tiến xa hơn là khám phá – nghĩa là bạn dò dẫm vào những địa hạt chưa được khai phá. Những người giàu đam mê đều thích mạo hiểm, cảm giác “liều” giúp họ thấy hứng thú hơn. Làm sao bạn có thể biến niềm đam mê thành nghề nghiệp nếu nhưbạn không có tinh thần phiêu lưu. Bởi thế, nếu có thể, chúng ta cần động viên con cái mình đi bộ đường dài, dạo chơi trong rừng, tham gia nhiều trò chơi, các môn thể thao mạo hiểm.
Những hoạt động đó mang tính chất phiêu lưu và cần được sự chấp thuận của bạn. Vì thế, nếu con bạn muốn tổ chức đi bộ đường dài cùng bạn bè, bạn đừng ngăn cản. Ngày nay, bọn trẻ bị “giam chặt” ở nhà vào dịp hè, chúng thường chơi trò chơi điện tử trong những căn phòng điều hòa mát rượi. Chúng bị cách ly hoàn toàn với các môn thể thao năng động, từ bóng đá, khúc côn cầu, bóngrổ cho đến môn leo núi hay chơi tàu lượn. Chúng ta đang tạo ra một thế hệ èo uột. Vì sao bạn mong đợi con mình mạo hiểm theo đuổi các sở thích đặc biệt trong đời (những sở thích vốn chứa đựng nhiều rủi ro) trong khi cháu chưa từng được phép đá bóng dưới mưa vì sợ bị cảm lạnh. Cho con bạn tham gia trại hè do các đơn vị chuyên nghiệp tổ chức cũng là một ý hay. Những người tham gia trại hè sẽ được học kỹ năng nhảy cầu, leo núi, thậm chí là chèo thuyền trên sông. Tôi nhớ đã để cho con trai tôi tham dự một trại hè như vậy trong một tuần với tất cả các hoạt động kể trên. Khi đó cháu mới 14 tuổi và tôi đã hết sức ngạc nhiên trước mọi sự chuyển biến. Một tuần xa nhà, sống trong những căn lều lạnh cóng, thực hiện chương trình luyện tập vất vả và tự mình giải quyết mọi việc đã giúp cháu trưởng thành hơn nhiều.
Nếu bạn không sống bên rìa, có nghĩa bạn đang chiếm quá nhiều chỗ. – Khuyết danh
Tham gia vào việc học của con
Trong bối cảnh hiện tại, đây là một trong những yêu cầu hàng đầu. Rất nhiều phụ huynh sống ở thành thị gặp áp lực về mặt thời gian. Trung bình mỗi ngày một người làm việc khoảng 10 tiếng đồng hồ. Cộng thêm một đến hai tiếng di chuyển trên đường, bạn mất tất cả 12 giờ đồng hồ cho công việc. Lúc ở nhà, bạn phải phân bổ thời gian cho hàng tá hoạt động chung của gia đình như xem ti vi, DVD, trả lời điện thoại, lướt net… Ngày nay, do phải chịu đựng tình trạng quá tải thông tin, chúng ta không còn thời giờ riêng cho bản thân.
Chẳng có gì tự dưng sinh ra cả, việc truyền cảm hứng cho con bạn cũng phải trả một cái giá nhất định. Nếu muốn con mình theo đuổi và dồn hết tâm sức cho niềm đam mê, khi đó bạn cần dành thời gian tham gia vào việc giáo dục cháu. Như tôi đã nhắc đến ở trước, cha mẹ là các đại cổ đông của quá trình trưởng thành của con cái. Bình thường trẻ ở trường khoảng tám tiếng, thời gian còn lại chủ yếu chúng ở nhà hoặc bên bạn bè. Và trong khi một giáo viên phải để mắt đến tầm 40 trẻ một lúc thì phụ huynh chỉ cần để tâm đến con mình là đủ. Do đó, các bậc cha mẹ có khả năng tạo ảnh hưởng sâu đậm hơn thầy cô nhờ mối liên hệ mật thiết với con cái.
Thật đáng buồn khi hiện nay, nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng chỉ việc móc hầu bao là coi như xong phần trách nhiệm của mình. Họ mất nhiều công sức “lên mặt” với thầy cô của con cái mình hơn là hướng dẫn thực sự cho đứa trẻ. Họ dễ dàng đổ lỗi cho phíanhà trường và môi trường giáo dục mà chẳng bao giờ nhọc công xắn tay vào giải quyết vấn đề. Lúc nào họ cũng bênh con mìnhchằm chặp! Đây có phải là những việc cần thiết để nuôi nấng một đứa trẻ? Tôi cho rằng phụ huynh nên cùng trẻ học những môn học khó. Bạn có thể dễ dàng thực hiện công việc này đến năm con bạn học xong lớp 10, bởi vì ở đô thị, thường thì các ông bố bà mẹ đều có học thức cao, ít ra là đủ để chỉ dạy cho trẻ những môn học chính. Khi phụ huynh cùng tham gia, trong mỗi đứa trẻ, lòng biết ơn sẽ lớn dần lên. Trên thực tế, đây chính là điểm khác biệt căn bản giữa nền văn hóa phương Tây và phương Đông. Đa phần phụ huynh phương Đông dành nhiều thời gian hơn cho con cái và việc học của chúng. Thật đáng buồn, ngày nay tình trạng này đang có xu hướng đảo ngược.
Ngoài việc dạy dỗ kiến thức, phụ huynh cũng cần dạy cho trẻ kỹ năng sống. Đây là những nhân tố căn bản định hướng cho trẻ trong cuộc sống. Chẳng hạn như việc đối đầu với thất bại, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng thuyết phục người khác khi có ý kiến trái chiều, khả năng chia sẻ, chăm sóc người khác, tất cả những điều này tốt hơn hết trẻ nên được học ở nhà. Cách dạy đơn giản nhất là làm gương cho trẻ. Đừng quên, mỗi ngày chúng ta càng cần có nhiều kiến thức, nhiều kỹ năng hơn nữa. Một số trong đó nhất định phải do bố mẹ truyền dạy. Với tư cách là người làm cha làm mẹ, bạn phải chỉ bảo cho con mình, sao cho chúng có thể sẵn sàng đối mặt với thế giới.
Đừng để bọn trẻ nuôi ảo tưởng
Khi bản thân có quá nhiều dục vọng chúng ta sẽ trở nên thực dụng hơn rất nhiều. Một tài khoản ngân hàng kếch xù, một khu làm việc sang trọng, một công việc với mức lương hậu hĩnh, một chiếc xe cực “ngon” và một ngôi nhà đẹp lộng lẫy. Đây là những dấu mốc, chúng ta luôn đặt chúng ở mức thật cao. Mỗi khi nhìn người xung quanh làm việc như điên, mỗi ngày tầm 14 giờ đồng hồ, bạn nghĩ họ đang làm việc vì điều gì? Họ làm để đạt những dấu mốc nêu trên! Càng đạt đến vị trí cao, họ càng thấy bất an bởi mục tiêu ngày càng được đẩy lên cao hơn nữa. Nếu bạn nuôi dạy con mình theo phương châm phải đạt đến đỉnh cao nhất trong mọi lĩnh vực, tôi dám chắc rằng chúng sẽ chẳng bao giờ tìm được niềm đam mê trong đời. Bạn đã đặt ra mục tiêu, cung cấp phương tiệncho con bạn, vậy còn lấy đâu ra chỗ cho đam mê được.
Nếu muốn theo đuổi đam mê, bạn phải chấp nhận đánh đổi một số thứ trong cuộc sống. Khi nuôi dạy con, bạn luôn phải hướng đến mục tiêu gia đình. Hãy để con bạn ý thức được rằng tiền là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Điều này ít ngôi trường nào dạy cho trẻ. Không chỉ dạy, cha mẹ còn phải làm gương cho con mình. Chúng ta hãy nghe những gì tài tử John Abraham36 nói: “Bố mẹ là tấm gương mẫu mực giúp tôi luôn tự đứng vững trên đôi chân của chính mình.” Trong nhiều cuộc phỏng vấn, anh kể rằng bố mẹ anh thích đi lại bằng xe buýt. Họ thực sự làm những điều mà họ muốn con cái làm. Con cái của họ sẽ luôn thấy hàilòng và sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong cuộc sống để làm theo lời con tim mách bảo, bởi chúng sẵn lòng di chuyển thậm chí làbằng xe buýt – nếu thực sự cần. Có thể coi đây là một dạng “thanh lọc” – những gì chúng ta học được từ cha mẹ. Đây là một nhiệm vụ khó khăn đối với những ông bố bà mẹ cực kỳ tham vọng và tự đặt mục tiêu cho mình quá cao. Con cái cũng sẽ học theo hình mẫu của họ. Nếu bạn thuộc típ giàu tham vọng như vậy, bạn hãy thử nhìn lại triết lý sống của bản thân sao cho không gây ảnh hưởng nặng nề đến các con.
Khuyến khích con bạn thử và tạo khác biệt
Kiran Bedi37 được mời đến trường chúng tôi để trò chuyện với sinh viên, bà thường chọn chủ đề về tính cá nhân và các môn học này. Bà giải thích về ý nghĩa các môn khoa học nhân văn một cách đơn giản, dễ hiểu. Các môn khoa học xã hội nhân văn giúp bạntheo đuổi một điều gì đó khác biệt so với những gì bạn đã và đang thực hiện. Một kỹ sư có thể học về nhạc lý hay hội họa. Trên phương diện nào đó, điều này cho phép bạn theo đuổi niềm đam mê cá nhân. Nó đồng thời là một giá trị cộng thêm cực kỳ đáng quý.
Tiến sĩ S. B. Mujumdar– Hiệu trưởng trường đại học Symbiosis – trong khi tham gia diễn thuyết về các môn khoa học xã hội nhânvăn – đã nói rằng, có thể chỉ với khoa học xã hội nhân văn thì bạn không tìm được một công việc được trả lương hậu hĩnh, nhưngnó là một giá trị gia tăng vô cùng hữu ích. Ông giải thích về lợi ích của giá trị gia tăng một cách sống động bằng cách lấy ví dụ về nước. Nước nóng và nước lạnh trông thì giống nhau nhưng nước nóng có chứa thành phần giá trị gia tăng. Đam mê cũng được coi là một thành phần giá trị gia tăng – nó mang đến cho bạn một nguồn năng lượng khác biệt. Bạn không thể nhìn thấy nhiệt lượng nhưng có thể cảm nhận được nó.
Nếu bạn muốn con mình giàu đam mê thì hãy hướng dẫn và động viên cháu tạo nên sự khác biệt. Con bạn không cần phải đi theo lối mòn. Hãy để cháu khám phá những con đường, những cơ hội mới. Nếu con bạn theo bước của hàng triệu người khác, khi đó cháu sẽ là một trong số hàng triệu người – cũng giống như mọi người xung quanh. Điều này không có nghĩa con bạn phải luôn luôn khác biệt. Chính bản thân bạn cũng không cần phải khác biệt hoàn toàn, có thể bạn vẫn là một bác sĩ, nhưng con đường đi của bạn sẽ khác những bác sĩ khác. Có thể bạn là họa sĩ nhưng có một phong cách khác với các họa sĩ khác – một phong cách của riêng bạn. Có thể bạn là CEO của một công ty nhưng hãy thể hiện khả năng lãnh đạo khác biệt – một phong cách khác biệt.
Nếu bạn tìm hiểu về Kiran Bedi, bà là nữ cảnh sát viên đầu tiên của Ấn Độ tạo được sự khác biệt. Bà đã phát triển bộ môn thiền ở nhà tù Tihar- một điều không ai dám nghĩ đến. Bà luôn hành động một mình, đặt hết nhiệt tâm vào công việc. Bạn nghĩ bà học được điều này từ đâu? Theo lời bà, bà học được từ cha mình – người luôn nói rằng con gái mình sẽ khác biệt so với người xung quanh, ông khuyến khích con cái hành động khác biệt và Kiran Bedi – con gái của ông khi lớn lên đã thực sự khác biệt.
Dạy về lòng can đảm
Lòng can đảm không nhất thiết phải được hữu hình hóa. Lòng can đảm tồn tại và phát triển dưới nhiều dạng. Khi chọn nghề, bạn cần đến lòng can đảm; khi nhận một công việc, bạn cần đến lòng can đảm và khi bỏ việc vì không thích, bạn cũng phải hết sức can đảm. Có hàng triệu người làm việc để kiếm sống, nhiều người ghét công việc của mình nhưng vẫn đều đặn làm việc mỗi ngày bởivì họ không có lòng can đảm để vứt bỏ nó và làm theo lời mách bảo của trái tim. Lòng can đảm đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình theo đuổi đam mê. Các bậc phụ huynh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc biến can đảm trở thành một nét tính cách của con cái họ. Đôi khi con cái cần được bạn ủng hộ và khuyến khích khi làm điều gì đó. Ruppen Kapoor- người sáng lập tổ chức Niềm tin của trẻ em và Bạn (Child Relief and You – CRY) muốn bỏ việc để dồn công sức cho CRY. Bạn bè khuyên can anh hết lời nhưng mẹ anh lại động viên con mình. Trên thực tế, bà là người duy nhất ủng hộ anh từ bỏ công việc với mức lương bổng cao ngất ngưởng để chăm lo cho CRY – làm theo lời mách bảo của trái tim anh.
Con tàu an toàn nhất khi nằm trên bến cảng, nhưng cuộc sống của chúng lại không nằm ở đó. – William Shedds (1820–1894)
Khuyến khích con bạn thử nghiệm
Làm sao bạn có thể phát minh được điều gì đó mới mẻ nếu không thử nghiệm? Bạn nên biến thử nghiệm thành một thói quen, nó sẽ trở thành bản năng thứ hai nếu được học hỏi từ bé. Thử nghiệm có thể mang lại kết quả tốt đẹp hoặc tồi tệ. Nếu thử nghiệm thành công, bạn sẽ có được kết quả tốt đẹp, nhưng nếu thất bại, nó sẽ trở nên tồi tệ. Khi thử nghiệm, bạn nên chuẩn bị sẵn tâm thế đón đợi thất bại, tích cực dấn bước và nỗ lực hết mình. Những trẻ được bố mẹ nuôi dạy với triết lý như trên chắc chắn sẽ bướctheo con đường chúng chọn, bởi đó là con đường rải đầy hoa hồng đối với chúng.
Cuộc sống sẽ trở nên quá ngắn ngủi đối với những ai không dám trải nghiệm.
Cảm giác hài lòng chính là chìa khóa
Trong bối cảnh hiện tại, cảm giác hài lòng trở thành ưu điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chúng ta cần hiểu được nhu cầu thực sự cần để sống ổn thỏa. Khi đã đạt đến một giai đoạn nào đó, người ta sẽ nhận ra tất cả những gì mà mình đã theo đuổi trong suốt cuộc đời đều sai lầm. Đa phần những mục tiêu của chúng ta đặt ra đều bị nhiễu loạn. Bởi mục tiêu được đặt ra bằng lý trí chứ không phải bằng con tim, nên chúng ta thường “sao chép” mục tiêu của người khác. Thay vì quan tâm xem mình đang tiến triển ra sao chúng ta cứ mải miết nhòm ngó xem người khác đã đạt được những gì. Đây chính là khởi điểm của những cuộc đua vô nghĩa. Như tôi đã nói ở trước, chúng ta nhận ra điều này quá muộn, khi không còn đủ thời gian dành cho trái tim và rồi buột mồm thốt lên tôi ước gì mình từng làm những việc đó.
Bài học rút ra là hãy dạy con mình biết tự hài lòng. Tự hài lòng không đồng nghĩa với đầu hàng số phận, ngồi không và chẳng làm gì. Sự hài lòng là một trạng thái cân bằng của trí óc – sự cân bằng giữa việc đạt được quá nhiều và chẳng đạt được gì – một conđường trung lập. Người đạt được trạng thái này có thể làm theo lời mách bảo của trái tim. Họ không thực sự bận tâm nhiều về thành quả. Họ tận hưởng quãng đường đi hơn là đích đến.
Giải quyết sai lầm
Trong cuộc đời, không ai có thể tránh khỏi sai lầm. Miễn sao chúng ta học được từ những sai lầm đó. Chúng ta có thể phân sai lầm thành ba kiểu:
Sai lầm vô tình thường diễn ra trong cuộc sống vì những sự cố ngoài ý muốn. Vì thế bạn cần nhắc nhở con mình thận trọng một chút để tránh sai sót. Bạn không nên quá nghiêm khắc mà chỉ cần nói rõ cho con biết là phải luôn cẩn thận – dầu sao thì chúng ta cũng đang sống trong một thế giới với nhiều sai lầm vô tình (có thể tránh được nếu ta để ý) cần hạn chế. Chẳng hạn, nếu con bạn để quên ô ở rạp chiếu phim, bạn cần nhắc cháu chú ý hơn ở những lần tiếp theo, tránh bất cẩn như lần vừa rồi. Sai lầm thử nghiệm xảy ra khi trẻ thử làm điều gì đó mới mẻ hoặc đang trong quá trình học hỏi. Bạn không thể trút cơn giận lên đầu con mình vì cháu ngã trong khi tập đi xe đạp hoặc viết sai trong khi ghi số ra sổ tay. Hãy giữ bình tĩnh trước những sai lầm kiểu này. Nếu bị phán xétquá nghiêm ngặt, con bạn sẽ trở nên sợ sệt do đó không dám thử nghiệm hay học hỏi cái mới. Thêm một phương diện khác nữa, nếu khi còn nhỏ trẻ không được phép phạm sai lầm thì về sau chúng sẽ mắc phải những lỗi lớn, nghiêm trọng và gây tổn thất nhiều hơn khi đi làm. Sai lầm do cố ý mới đích thực là phạm lỗi. Thường người ta tạo ra chúng để gây phiền nhiễu hoặc đạt được thứ gì đó một cách sai trái, với dụng ý xấu.
Cố tình quên ô ở rạp chiếu phim để chọc tức bố mẹ không phải là việc đáng làm, hành động này cần được chấn chỉnh. Vì thế, bạn cần khuyến khích trẻ có sai lầm thử nghiệm, nhắc nhở chúng khi có lỗi nhỏ do bất cẩn (vốn có thể tránh được) nhưng đặc biệt khiển trách những lỗi cố ý gắn với ý định xấu.
Đừng quá bao bọc con bạn
Gần đây các bậc cha mẹ có xu hướng quá bọc và nuông chiều bọn trẻ. Có hai lý do chính đáng cho xu hướng này. Thứ nhất, người dân thành thị hiện nay kiếm được nhiều tiền gấp ba lần thời điểm cách đây ba thập kỷ, họ có đủ tiền để chăm lo cho con cái. Thứ hai, vì các bậc phụ huynh bận rộn làm việc, ít có thì giờ cho con cái, họ bù đắp bằng cách đáp ứng mọi nhu cầu của bọn trẻ. Nếu cótiền, bạn cứ việc tiêu xài theo ý muốn nhưng cần phải dạy cho con bạn biết giá trị của đồng tiền. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi bạn không còn theo bước chúng, chúng sẽ cảm thấy giận dữ vì thiếu tiền. Chúng ta cũng hết sức bao bọc cho con cái mình. Điều này chỉ càng khiến cho bọn trẻ dễ nản lòng. Hãy để cho chúng tự đối mặt với những trận chiến nhỏ trong đời. Biến điều nàythành thói quen sẽ làm tăng khả năng chống đỡ của con bạn.
Nếu con bạn không tự giải quyết được công việc riêng mà luôn cần bạn hỗ trợ về mọi mặt, rõ ràng chúng không đủ dũng cảm làm theo lời mách bảo của con tim. Vì thế đừng khiến con bạn trở nên quá phụ thuộc đến độ không thể làm những điều chúng muốn. Nói cách khác, hãy giúp cho con bạn có được một tinh thần thép, điều này sẽ mang lại rất nhiều ích lợi cho chúng trong suốt cuộc đời trước mắt.
Thời trước, phụ huynh thường từ chối một số yêu cầu không chính đáng của con cái, chẳng hạn như món đồ chơi đắt tiền hay chiếc đồng hồ xa xỉ. Thường thường bọn trẻ rất ghét việc này nhưng nhờ thế chúng hiểu được giá trị của đồng tiền và ghi nhớ những lần không được đáp ứng. Ngày nay các ông bố bà mẹ như vậy không còn, bởi họ luôn muốn phung phí tiền cho con cái. Tuy nhiên hành động này gây ảnh hưởng tiêu cực đối với tính cách của trẻ.
Khuyến khích sáng kiến
Nhiều bậc phụ huynh không để cho con mình thử nghiệm hay khám phá những điều mới mẻ. Việc này gây tác động tiêu cực đến trẻ. Hãy coi mình là người may mắn nếu con bạn luôn nảy sinh sáng kiến trong mọi việc. Chẳng hạn, con bạn bỏ tiền túi ra mua một cây con và trồng cây ở góc vườn khiến bạn ngạc nhiên. Có thể đó không phải là vị trí trồng cây lý tưởng nhưng bé đã rất sáng tạo khi tiết kiệm, mua một cái cây và trồng. Nếu bạn không khuyến khích thì ít ra cũng đừng cản đường đứa bé. Nếu đứa bé thấy sáng kiến của nó bị “thất sủng”, chắc chắn bạn sẽ thấy nó không còn hào hứng với những hoạt động khác mà bạn muốn cháu tham gia.
Nỗi sợ thất bại
Chúng ta luôn sợ thất bại. Nếu cha mẹ thổi phồng nỗi sợ này thì nó sẽ trở nên không thể kiểm soát, kết cục là con bạn sợ sệt thái quá khi tiếp cận với mọi thứ xung quanh. Điều này sẽ giết chết khả năng sáng tạo của trẻ. Vì vậy, hãy luôn tự nhủ rằng cứ cố gắng hết mình, đừng quá lo lắng về kết quả.
Tăng chỉ số đam mê nói chung
Nếu bạn luôn tràn đầy năng lượng, sẵn sàng thử nghiệm, chơi hết mình, sống tận độ, chắc chắn bạn sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực đến trẻ. Nếu một đứa trẻ thấy cha mẹ mình luôn chán nản, than vãn, lờ đờ thì rõ ràng cháu cũng bị tác động theo. Điều tôi muốn khuyên bạn là hãy luôn giữ trạng thái tinh thần tỉnh táo, luôn để ý củng cố tâm trạng cho bọn trẻ, bạn sẽ thấy rằng lòng nhiệt tình của chúng luôn ở mức cao. Sự hài hước, hoạt động ngoài trời cùng những buổi gặp gỡ cũng có thể giúp duy trì mức độ cao này. Vì thế, bạn hãy nỗ lực giữ cho chỉ số đam mê chung của gia đình luôn cao. Mọi thứ còn lại sẽ tự động tốt đẹp cả thôi.
Những điều tôi vừa trình bày trên đây khá đơn giản, dễ hiểu nhưng để thực hiện được tất cả thì không hẳn đã dễ. Tôi cho rằng nếu bạn nỗ lực hết sức để hiện thực hóa một số lời khuyên trên, bạn sẽ tạo được con đường đi đúng đắn cho con mình, tuân theo lời mách bảo của trái tim và luôn nhiệt tình với mọi việc trong cuộc sống.
Vai trò của cơ sở giáo dục
Tôi không phải là giáo viên mà chỉ là một người bạn đồng hành có thể trả lời các câu hỏi của bạn. Tôi dự cảm về tương lai của tôi cũng như của các bạn.
– George Bernard Shaw (1856-1950), nhà viết kịch Ireland, đồng sáng lập trường kinh tế London
Đam mê không chỉ giới hạn riêng ở trường. Chúng ta thường trải qua quá trình được giáo dục tuần tự từ thời nhà trẻ cho đến sau đại học. Nếu tôi đặt câu hỏi về sự khác biệt giữa giáo dục và đào tạo, hẳn mỗi người sẽ có một cách lý giải khác nhau. Tôi muốn phân biệt một cách đơn giản, đào tạo liên quan đến các nhóm kỹ năng riêng biệt trong khi giáo dục mang tính toàn diện nhằm phát triển mọi phương diện của một cá nhân. Đây là lý do khiến chúng ta đôi lúc nói rằng ai đó xử sự như thể kẻ vô giáo dục. Như vậycó nghĩa hệ thống giáo dục cần tạo ra ảnh hưởng tích cực đến trí óc cũng như con tim mỗi người. Có như vậy chúng ta mới ngày càng thêm tò mò, hăng say và có trí tưởng tượng phong phú hơn. Thật không may, hệ thống giáo dục của chúng ta lại quá nhấn mạnh vào tính học thuật mà không chú trọng tạo nguồn cảm hứng và lòng say mê cho học sinh, sinh viên.
Không có một hình thức cố định nào để khơi dậy đam mê ở các trường phổ thông và cao đẳng, đại học nhưng cần khuyến khích học sinh, sinh viên coi việc học là vì lợi ích của chúng hơn là nhằm đảm bảo về mặt điểm số và bằng cấp. Chỉ trừ khi chúng ta động viên và cổ vũ niềm đam mê của từng em một, nếu không các em sẽ khó lòng nhận ra năng lực và mong muốn cốt lõi của bản thân. Học sinh, sinh viên cần được khuyến khích để phát triển với tư cách cá nhân hơn là một sản phẩm mô phạm. Trường học hiện nay đều rất hạn chế trong việc dạy cho học sinh kỹ năng sống, như kỹ năng giải quyết tình huống tranh chấp, khả năng tự nhận thức, kỹ năng đàm phán, hiểu biết về động lực và giá trị.
Dưới đây là một số việc mà nhà giáo dục có thể thực hiện để khơi gợi đam mê và thúc đẩy cá tính của học sinh, sinh viên:
Hãy cùng xem xét chi tiết:
Trường học là nơi đá cuội tỏa sáng còn kim cương thì mờ nhạt.
– Abraham Lincoln (1809–1865)
Không phản ứng trước hội chứng cung cầu
Ở trường, người ta thường học tập với mục tiêu tiên quyết là kiếm được việc làm. Không chỉ vậy, họ chọn những ngành học mang tính thời thượng (ngành công nghiệp mới) và hứa hẹn sẽ còn “nóng” trong vài năm tới. Có hai điều bất cập với lựa chọn này. Thứ nhất, cái gì mang tính xu hướng sẽ không tồn tại lâu dài, ít nhất là sẽ không tồn tại suốt đời – thông thường vòng đời của một xu hướng kéo dài khoảng năm đến mười năm. Thứ hai, hiện nay mỗi người có rất nhiều lựa chọn, nếu suốt đời cứ nhất nhất giới hạn mình trong một lĩnh vực thì có thể sẽ gây hạn chế đối với tiềm năng của chính bạn. Vì thế, giáo dục cần đóng vai trò là người dẫn dắt, giúp người học bộc lộ khả năng trong bất cứ ngành nghề nào họ chọn. Nhà giáo dục cần tập trung đến vấn đề này khi tư vấn cho học sinh chọn ngành học. Tôi lấy làm ngạc nhiên khi các kỹ sư điện tử, hóa học, xây dựng và cử nhân kinh tế đều đâm đầu vàongành công nghệ phần mềm chỉ vì đây là ngành thời thượng hiện nay.
Hãy trở thành doanh nhân
Cần nhấn mạnh cho sinh viên hiểu rằng đừng phụ thuộc vào chính sách việc làm của chính phủ. Làm sao để bạn có thể thuê được cả chục người cho công ty bạn sáng lập. Doanh nhân luôn cần có lửa trong lòng và ý tưởng khác biệt để thổi bùng ngọn lửa đó. Giáo viên nên khuyến khích học trò mình trở thành doanh nhân, bởi lẽ nó không chỉ giúp bạn quản lý cả một nhóm nhất định mà còn cho phép bạn dấn bước vào lĩnh vực yêu thích – “theo đuổi niềm đam mê”.
Cần dạy lối tư duy này từ sớm và nuôi dưỡng nó trong quá trình giáo dục.
Mời diễn giả chia sẻ kinh nghiệm
Đây là một hình thức cực kỳ hiệu quả. Nên mời các diễn giả thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đến trường nói chuyện với học sinh, sinh viên. Họ có thể chia sẻ kinh nghiệm, con đường thành công và gợi ý cho học sinh, sinh viên về khả năng lựa chọn. Khi lắng nghe câu chuyện của những người thành công, các em sẽ có động lực cho chính bản thân mình. Nhờ đó tầm nhìn được mở mang và có thêm nhiều kiến thức về các lĩnh vực liên quan.
Học nhóm
Khi học sinh chia nhóm để cùng giải quyết một vấn đề, môi trường học tập sẽ khác hẳn. Các em sẽ không chỉ học cách làm việc theo nhóm mà còn nhận ra được thế mạnh của bản thân. Chẳng hạn một dự án yêu cầu về trình độ công nghệ, phân tích thị trường, huy động tài trợ và trình bày ý tưởng. Như vậy người có khả năng giao tiếp sẽ đảm nhận phần trình bày ý tưởng, người nhạy bén về tài chính sẽ lo việc tìm nguồn tài trợ. Sự phân chia này sẽ giúp tăng cường khả năng tự nhận thức và nhận biết ưu nhược điểm của bản thân. Cuối cùng, nó sẽ thúc đẩy đam mê.
Với những cuốn sách hay, vấn đề không ở chỗ bạn đọc được bao nhiêu mà là bạn thẩm thấu được chừng nào.
– Mortimer Adler (1902–2001), tác giả, nhà giáo dục người Mỹ
Giúp đỡ các bạn học tập
Cần khuyến khích học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Những người khá toán nên giúp một nhóm yếu môn này. Điều này sẽ thúc đẩy người có thế mạnh về một lĩnh vực nhất định phát huy thế mạnh của mình. Đây là cách hữu hiệu để chỉ cho họ về niềm đam mê của bản thân. Tôi từng nghe nhiều người thành công kể rằng họ thành công trong một lĩnh vực bởi vì ngay từ nhỏ họ đã say mê và giúp đỡ người khác trong lĩnh vực họ thông thạo.
Dạy học sinh khả năng quản lý
Học sinh, sinh viên cần được học về kỹ năng quản lý sự kiện. Thật không may, ở hầu hết các trường, kỹ năng này được phó mặc cho chính người học. Tôi đã từng chứng kiến nhiều học sinh sinh viên tham dự sự kiện, chỉ có điều họ không thực sự hòa mình vào không khí chung. Nhiệm vụ của người dạy học là đảm bảo rằng mọi người học đều tham gia quản lý sự kiện. Có thể đó là một trận đá bóng, trò giải đố, một vở kịch, thậm chí là một buổi Picnic. Điều này không chỉ tăng cường cảm giác tự tin trong mỗi học sinh mà còn giúp chúng thấy được đâu là lĩnh vực yêu thích và khả năng của bản thân đạt được đến đâu.
Tham gia hoạt động ngoại khóa
Việc tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ làm tăng lòng nhiệt tình đồng thời củng cố lòng tự tôn của học sinh. Chúng cảm thấy ý tưởng của mình hợp lý nên mới được đưa vào hoạt động. Điều bạn cần lưu ý là dù rất ủng hộ học sinh nhưng quyền kiểm soát và đưa ra quyết định cuối cùng vẫn thuộc về giáo viên và các cấp quản lý. Việc tham gia quá sâu đồng thời có thể làm nảy sinh nhiều vấn đề.
Hoạt động dựa trên các đoàn thể học sinh, sinh viên
Ở trường thường có một số hoạt động diễn ra thường niên. Nên giao cho học sinh đảm nhận một phần nhỏ trong các hoạt động đó. Nhờ đó, chúng có thể lập lên các ban, hội của mình, mỗi học sinh sẽ chịu trách nhiệm đối với một khâu nhất định. Có thể tập cho các em từ tuổi thiếu niên, mức độ chịu trách nhiệm sẽ tùy thuộc vào sự trưởng thành và lứa tuổi của nhóm.
Tạo áp lực hợp lý
Áp lực từ những người đồng trang lứa trở nên sáo mòn, tôi cảm thấy đây là một căn bệnh trong xã hội hiện đại. Chúng ta thường đổ lỗi cho những người đồng trang lứa về hầu hết mọi thứ sai lầm như dính dáng đến chất gây nghiện, lái xe quá tốc độ, bất kính với cha mẹ, coi thường luật pháp, mang bầu ở trường, tự vẫn, thậm chí là xem băng khiêu dâm.
Bạn có nghĩ ba chục năm trước không hề có loại áp lực này? Đúng là như thế đấy, nhưng áp lực này là cần thiết nếu được điều chỉnh với tinh thần đúng đắn. Nếu bạn của tôi đá bóng giỏi, tôi sẽ đánh bại cậu ta trong lĩnh vực thảo luận; nếu cậu ấy học vật lý giỏi hơn tôi, tôi sẽ vượt cậu ấy ở môn văn học Anh – đó chính là tinh thần đúng đắn. Ngày nay, áp lực từ những người đồng trang lứa lại nhắm đến các thương hiệu tên tuổi, chẳng hạn như món hàng hiệu hay chiếc xe đắt tiền mà phụ huynh tặng cho con họ. Rồi chúng ta lên lớp về lòng tự trọng. Thành tố đầu tiên trong “tự trọng” chính là “tự” – tốt nhất chúng ta nên hiểu theo cách này. Đó là thành quả tự bạn đạt được, những nỗ lực tự thân mang ý nghĩa quan trọng bởi nó phụ thuộc vào bạn và chỉ bạn mà thôi. Những thứ còn lại chỉ có được do cầu xin, vay mượn hoặc trộm cướp. Tôi nghĩ phụ huynh, giáo viên cần hiểu rõ luận điểm này.
Hãy tạo ra những công dân tốt, biết tự hào về thành quả bản thân, không chấp nhận sống dựa hơi bố mẹ. Làm sao bạn có thể tạo ra đam mê từ tiền bạc của bố mình? Làm sao bạn có thể tự hào nếu giành được giải thưởng Magsaysay 38nhờ thanh thế của bố? Cha mẹ lúc nào cũng lo lắng thái quá cho con mình, bản thân họ cũng bị cuốn vào vòng xoáy xô bồ – xô bồ hơn mức cần thiết để tạo chỗ dựa và tiền bạc cho con cái. Tôi từng thấy nhiều phụ huynh đứng bên ngoài phòng học có điều hòa của con mình, tay cầm những lon nước, đồ ăn đắt tiền, bồn chồn đợi hết giờ học để đưa cho con không chút chậm trễ! Họ đã quá bao bọc con mình, khiến chúng không có khả năng tự chống đỡ, khả năng chịu đựng và sự kiên nhẫn. Bởi vì mọi thứ đến với bạn quá dễ dàng, bạn không thể chấp nhận thất bại, không chấp nhận lời từ chối và không thể đợi đến lượt mình. Đến lúc này, bạn sẽ đồ thừa cho áp lực từ những người đồng trang lứa! Đây là một thành tố quan trọng giúp xây dựng cá tính và tính cách con người, nếu thành tố căn bản này không được tạo lập đúng đắn thì một người khó có đủ lòng can đảm để dấn thân và làm theo lời trái tim mách bảo.
Động viên, củng cố lòng tự tin của học sinh
Nên tăng cường hoạt động tư vấn của giáo viên. Giáo viên cần tìm ra ưu khuyết điểm của từng học sinh, định hướng cho học sinh tìm hiểu thế mạnh và những hoạt động mà em đó yêu thích. Công việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố cảm giác tự tin của học sinh, khuyến khích các em theo đuổi lĩnh vực mà mình có khả năng. Tất cả chúng ta ai ai cũng rất muốn biết mình đi đúng hướng hay không, các em học sinh, sinh viên cũng không phải ngoại lệ. Những lời khuyên đúng đắn và sự khích lệ kịp thời có thể làm biến đổi cuộc đời một người.
Mối quan hệ giữa phụ huynh – giáo viên
Như tôi đã nói đến ở phần đầu, bố mẹ và thầy cô là nhà đầu tư cho thế hệ tiếp theo, ở đây phụ huynh là cổ đông có thanh thế hơn. Vì thế nếu chỉ có việc định hướng ở trường không thôi thì không đủ. cần phải có sự tương tác chặt chẽ hơn nữa giữa giáo viên và phụ huynh.
Phụ huynh phải tích cực, trở thành một phần trong quá trình phát triển của nhà trường. Hợp tác chính là chìa khóa giúp cho phụ huynh và giáo viên cùng bắt tay vào một công việc khả thi và đảm bảo về sự tiến triển của nó.
Lòng ham học hỏi
Ngày nay, một số kiến thức của nhân loại có tuổi đời kéo dài không quá ba năm. Vì thế, một nửa trong số những kiến thức bạn học được hôm nay sẽ lạc hậu trong vòng chưa tới ba năm nữa. Có điều này bởi vì một thực tế rất đơn giản, công nghệ và các khái niệm đang biến đổi với nhịp độ chóng mặt. Máy tính không ngừng được nâng cấp, điện thoại di động có thêm vô số chức năng, có hàng tá cách mới để tiếp cận thông tin.
Những thay đổi trong công việc sẽ diễn ra rất nhanh chóng, bạn không chỉ cần nắm vững công việc hiện tại mà còn phải sẵn lòng học hỏi. Bởi vậy, lòng ham học hỏi có ý nghĩa sống còn trong bối cảnh thế giới hiện đại. Cần tạo cho học sinh thói quen này ngay từ cấp học thấp và biến nó thành bản năng thứ hai. Tôi đã gợi ý một số mẹo quan trọng mà phụ huynh và giáo viên nên cùng nhau cân nhắc và thực hiện thường xuyên. Để đạt được thành công, phụ huynh và giáo viên cần có niềm tin vào nhau và chung tay xâydựng một chương trình hợp lý tối đa.
Tạo thói quen đọc sách
Về việc học tập, không có gì có thể thay thế cho sách vở. Trường học nên có nỗ lực đặc biệt để đảm bảo học sinh, sinh viên sẽ đọc tất cả các loại sách để mở mang đầu óc.
Cùng tóm tắt
Đường đi của riêng bạn
1. Bạn có nghĩ nền giáo dục hiện tại có thể tạo đam mê cho người học không?
2. Có thể làm gì để khơi dậy niềm đam mê ở trường?
3. Với tư cách là phụ huynh, bạn có nỗ lực tìm hiểu và thúc đẩy niềm đam mê của con cái không? Bằng cách nào?
4. Năm hoạt động nào bạn gợi ý cho con để thúc đẩy lòng nhiệt tình và niềm đam mê đặc biệt của cháu?
5. Ba điều bạn muốn thay đổi trong nền giáo dục hiện tại? Lý do?
Nếu là phụ huynh, bạn hãy thực hiện các hoạt động sau:
7. Đề xuất ba hoạt động bạn thường áp dụng để giúp con mình có sức chịu đựng tốt hơn.
8. Cố gắng không bảo bọc con bạn quá. Dần dần để chúng tự lập
Sự giáo dục còn hơn cả một món đồ xa xỉ, nó là một trách nhiệm mà toàn xã hội chịu mắc nợ chính mình.
– Robin Cook (1946–2005), Cựu ngoại trưởng Anh
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.