Pq - Chỉ Số Đam Mê

8. Nhà lãnh đạo giàu đam mê



Tận tâm với mọi vấn đề

Nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo là đưa người dưới của mình đi từ chỗ đã biết đến những nơi họ chưa hề đặt chân lên. – Henry Kissinger

Những gì chúng ta đã đạt được

Tôi đã trình bày về mối quan hệ giữa đam mê với thành công của mỗi cá nhân cũng như biểu hiện của từng cá thể.

Tôi đã gợi ý một số chiến lược và ý tưởng đơn giản để thúc đẩy từng cá nhân, để họ thể hiện tốt hơn, trở nên hào hứng và làm tốt hơn những việc muốn làm. Những bài tập này nên được thực hiện thường xuyên ngay từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường. Thật không may, các trường hiện nay không mấy chú ý đến phương diện này. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở các gia đình khi phụ huynh không quan tâm tìm hiểu niềm đam mê của con cái. Họ cứ để mọi việc trôi theo tự nhiên.

Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu cách tạo cảm hứng cho đám đông, đây chính là chức năng lớn nhất của lãnh đạo. Những người thành đạt thường dồn toàn bộ niềm cảm hứng cho thành công cá nhân. Chẳng hạn như một diễn viên cố sức giành giải thưởng điện ảnh Film Fare Award39 hoặc giải thưởng Oscar. Tương tự như vậy đối với trường hợp các nhà thơ, thợ thủ công, nhà toán học, nhà khoa học, vận động viên Tennis, nhà lập trình hay chuyên viên nhân sự. Tất cả đều là thành tựu cá nhân.

Sẽ rất khó để có thể đạt được thành công nếu bạn bị cô lập. Khi có vấn đề cần giải quyết chúng ta cần điều phối mọi người để có được thành quả tập thể. Điều này có nghĩa là chúng ta phải bộc lộ vai trò của người lãnh đạo. Nhà lãnh đạo giỏi là người luôn đam mê những việc họ làm đến độ họ tạo được cảm hứng tỏa ra năng lượng thúc đẩy người khác. Bạn có thể thấy rõ điều này ở những đạo diễn tài năng.

Trên thực tếcông việc chính của người lãnh đạo  tạo cảm hứng cho người khác. Vì thế, đam mê chính là chìa khóa, là nhân tố chủ chốt để lãnh đạo hiệu quả. Hãy để tôi lý giải rõ hơn về cốt lõi của nghệ thuật lãnh đạo.

Trước khi bạn là một nhà lãnh đạo, bạn đạt được thành công khi có sự phát triển của bản thân. Khi bạn đã là một nhà lãnh đạo, bạn thành công khi có sự phát triển của những người khác. – Jack Welch

Cốt lõi của nghệ thuật lãnh đạo là gì?

Mọi người vẫn thường lẫn lộn, khó phân biệt giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo. Hai đối tượng này thực hiện hai chức năng riêng biệt – một đối tượng quản lý người khác, đối tượng kia thì lãnh đạo họ. Những   mọi người vẫn thường gọi  nghệ thuật lãnh đạo thực chất  nghệ thuật quản Chiến lượckế hoạchphân tíchquá trình thực thimục tiêucon sốchất lượng – tất cả đều  chức năng của cấp quản .

Nghệ thuật lãnh đạo thuộc phạm trù tình cảmliên quan đến con tim hơn  trí tuệĐây  loại nghệ thuật mềm dẻo nhưng đầy hiệu quả. Đam mê và nhiệt tình là những nhân tố chủ chốt của nghệ thuật lãnh đạo. Nếu quá trình quản  đòi hỏi sự “cứng rắn  điểm đạm”- những con số thực tế cứng nhắcquy trình tổng hợp  hiệu quả đo đếm được thì nghệ thuật lãnh đạo cần “mềm dẻo  sôi động”. Nghệ thuật lãnh đạo tài ba nằm ở chỗ suy nghĩ bằng cả con tim, nó gắn với những giấc mơ, cảm giác, niềm hứng khởi, mục đích, lòng tự tôn, ước vọng, sự quan tâm, thậm chí là tình yêu. Nghệ thuật lãnh đạo tồn tại không chỉ ở các công ty, tập đoàn mà còn hiện diện ở mỗi gia đình, cộng đồng, trường học, sở thích lẫn cuộc sống nói chung.

Thật chẳng maycác trường kinh tế của chúng ta đào tạo ra nhà quản  giỏi hơn  nhà lãnh đạo. Sinh viên được học về chiến lược, cách thức phát triển công ty, kỹ thuật định lượng, môi trường kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu và quảng cáo – nhưng lại không được tìm hiểu về niềm đam mê. Nền giáo dục của chúng ta không dạy nghệ thuật lãnh đạo. Nếu  dạy thì chúng ta cũng chỉ duy trì  tỷ lệ 80 : 2080dành cho kỹ năng quản chỉ  20dành cho nghệ thuật lãnh đạo. Nghệ thuật lãnh đạo liên quan đến việc làm biến chuyển và hiểu được cách hành xử của con người, vì thế nó hoàn toàn là vấn đề của trái tim.

Chắc nhiều người đã từng nghe câu chuyện cổ tích về nàng công chúa và con ếch, trong đó nàng công chúa đã phải lòng con ếch xấu xí. Một ngày nọ, nàng nâng con ếch lên và hôn nó thật dịu ngọt! Con ếch đã biến thành một chàng hoàng tử tuấn tú. Trong câu chuyện này, nụ hôn chính là phép màu giúp con ếch bộc lộ rõ nhất bản chất của nó. Nụ hôn giúp thể hiện khía cạnh tốt đẹp nhất của con ếch. Đây chính là cách định nghĩa và cũng là chức năng của nhà lãnh đạo, giúp thể hiện khía cạnh tốt đẹp nhất của con người.  thếlãnh đạo  một nghệ thuậtkhông phải một bộ môn khoa học. Nghệ thuật này không được truyền dạy theo cách thông thường nhưng người ta có thể dần dần thẩm thấu và hấp thụ.

Nghệ thuật lãnh đạo không quyền hạn

Đã bao giờ bạn là nạn nhân của một vụ tai nạn tàu hỏa hay chịu một trận lũ quét khủng khiếp chưa? Nếu chưa, hẳn bạn từng chứng kiến vài vụ qua sóng truyền hình. Trong những vụ tai nạn tàu hỏa, bạn sẽ thấy một vài người có quyền hạn. Nhưng cũng có thể khu vực gặp tai nạn nằm ở nơi hẻo lánh, không có sự cứu trợ của chính quyền địa phương, có hàng trăm người chết và bị thương. Và rồi một vài người xung phong đứng ra điều khiển để những người không bị thương hoặc bị thương nhẹ di chuyển đống đổ nát. Những người này bộc lộ phong thái tự tin, quan tâm và biết động viên mọi người chống lại cảnh đau thương.

Họ khơi gợi cảm giác tin tưởng. Điều quan trọng nhất là mọi người làm theo lời họ như thể họ là người lãnh đạo.

Điều này đồng thời thể hiện nhân tố “ngưỡng vọng”, bởi vì trong trường hợp này những con người tuyệt vọng hết lòng tôn thờ người khiến họ tin tưởng và chỉ cho họ lối thoát. Trận lũ cuồng loạn làm nảy sinh hàng trăm nhà lãnh đạo như vậy – những người lãnh đạo đúng nghĩa.

Như tôi đã trình bày ở trước, nghệ thuật lãnh đạo cốt ở tâm, không phải ở trí. Trong tình thế khó khăn, mọi người thường trông cậy vào những người có thể đưa đến cho họ một giải pháp. Trong công việc hàng ngày của chúng ta, người lãnh đạo phải là người truyền cảm hứng sao cho toàn thể nhân viên đều đồng thanh đúngchúng ta  thể làm được. Tuy nhiên, trong một tình huống cực kỳ đơn giản là khi đèn tín hiệu không hoạt động, lại không có cảnh sát giao thông, đường phố trở nên hỗn loạn, đường tắc kinh khủng. Đã bao giờ bạn thử xuống xe, làm nhiệm vụ của một cảnh sát giao thông chưa? Hãy thử mà xem, sẽ rất hiệu nghiệm. Nếu bạn và người đồng hành xuống xe và điều khiển mọi người thì giao thông có thể trở lại trật tự, mọi người sẽ nghe theo bạn. điều này bởi bản chất tự nhiên của con ngườingười ta tôn trọng những người biết lẽ phải tầm nhìn  biết quan tâm đến mọingười. Sự hiện diện của một “cảnh sát ảo” trấn an mọi người rằng anh ta sẽ biết cách xử lý, chỉ cho họ đường lối, trong trường hợp này là thoát khỏi đám tắc đường. Có đường lối đúng và đạt được mục đích chính là chức năng của nhà lãnh đạo, tôi dám đảm bảo rằng mọi người luôn trông đợi ở những người dám nhận trách nhiệm.

Bài thi cuối cùng của một lãnh đạo chính là truyền cảm hứng và niềm tin cho những người khác tiếp tục phấn đấu. – WalterLippmann (18891974)

Đây chính là trường hợp lãnh đạo không quyền hạn. Theo tôi, đây là hình thức lãnh đạo cao nhất. Ngày nay, trong môi trường kinh doanh, chúng ta đã bóp méo, xuyên tạc khái niệm lãnh đạo. CEO tài ba là người đem lại nhiều lợi nhuận, đáp ứng các nhu cầu và thời hạn. Đó là một tấm gương trong kinh doanh, không phải nhà lãnh đạo.

Có sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo. Nhà lãnh đạo là một chức vụ (có quyền hạn) trong khi nghệ thuật lãnh đạo là một hoạt động (thu phục lòng người).

Nó không đi kèm với một chức danh, bảng mô tả công việc hay danh sách các nhiệm vụ, nó cũng không hẳn gắn với các chức vụ cao nhất trong tập đoàn. Đôi khi  một thực tế đáng buồn  người giữ ghế lãnh đạo được trang bị “tận răng” để điều khiển côngty nhưng không được trang bị để dẫn dắt tổ chức.

Nhà lãnh đạo không điều hành công việc một mìnhhọ tạo thêm các lãnh đạo trong tập đoàn để điều hành doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo thực thụ là kẻ tôi tớ xuất sắc nhất. Trong các công ty, tổ chức phi lợi nhuận, thậm chí là ở tầm quốc gia, bạn sẽ tìm thấy những nhà lãnh đạo vĩ đại đã tạo cảm hứng cho mọi người, đã dám bộc lộ và làm nhiều điều người khác không thể. Trên thực tế, nhà lãnh đạo giúp phát huy tận lực khả năng của những người nằm trong tầm ảnh hưởng của họ.

Tiến  Mujumdarngười sáng lập đại học Symbiosis  thể được coi  hình mẫu điển hình nhất của một nhà lãnh đạo giúp chongười khác bộc lộ hết khả năng của họTôi gọi phong cách lãnh đạo của ông : “nghệ thuật lãnh đạo hào hoalịch lãm”.

Ông hành động để truyền cảm hứngsau đó để mọi người tự làm theo cách của riêng họmiễn sao công việc được hoàn thành. Theo cách này, mọi người đều cố gắng nỗ lực hết mình vì tổ chức.

Nghệ thuật lãnh đạo và tầm nhìn

Công việc lớn nhất của một nhà lãnh đạo là nắm bắt tầm nhìn cho mọi người và dùng cách thức hợp lý nhất để thuyết phục họ đạt được mục tiêu. Tầm nhìn giống như một giấc mơ về những gì sẽ đạt được, dựa trên mục tiêu và giá trị của tổ chức, doanh nghiệp. Phần khó nhất chính là diễn đạt nó một cách đúng đắn, đủ sáng rõ và giàu tính thuyết phục. Tầm nhìn đó phải được hữu hình hóa và có dạng thức xác định – cách mô tả sắc sảo và mạnh mẽ, đủ cho một người bình thường hiểu được. Một hành động không kém phần quan trọng là chỉ cho mọi người biết họ đang đứng ở đâu (điểm khởi đầu) và nơi họ sẽ đạt đến (tầm nhìn). Như vậy tầm nhìn sẽ trở nên dễ dàng truyền đạt  thấm nhuần.

Một lãnh đạo phải luôn thể hiện “cái uy” của mình. Từ ngôn ngữ cơ thể, khả năng giao tiếp bằng ánh mắt, từng cử chỉ một phải bộc lộ niềm tin tưởng. Adoft Hitler đã lẩm nhẩm bài phát biểu của ông ta hết lần này đến lần kháckhoa tay biểu cảm trong không khí  trình bày đầy đam . Ông ta đã bán ý tưởng Đế chế Thứ ba cho người Đức, ông ta chỉ cho họ một điểm đến – một tầm nhìn. Để đấu lại Hitler  Chủ nghĩa phát xítWinston Churchill cũng đã  những bài diễn thuyết không kém phần  saythôi miên cả châu Âu lẫn phần còn lại của thế giới trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai.

Nghệ thuật lãnh đạo và niềm đam mê

Đặc điểm chung nhất của tất cả những nhà lãnh đạo vĩ đại chính là niềm đam mê. Hãy nhìn gương Nelson Mandela, Abraham Lincoln, Walt Disney hay Mẹ Teresa mà xem – tất cả họ – không ngoại trừ ai đều có trách nhiệm và say mê tầm nhìn của mình. Như tác giả nổi tiếng, chuyên viết về lãnh đạo John Maxwell từng nói: “Nghệ thuật lãnh đạo cốt ở tầm ảnh hưởng – không hơn không kém.” Bạn chỉ có thể tạo ra sức ảnh hưởng khi bạn thành thực, trung thành và liêm chính hoàn toàn. Tôi muốn nói thêm rằng, nếu bạn không thực sự dành nhiệt huyết cho tầm nhìn, khi đó bạn không thể đam mê. Các nhà lãnh đạo giỏi đều giàu nhiệt huyết và thích thú với mục tiêu của mình, đa phần họ đều coi đó là điểm tựa. Khi một nhà lãnh đạo giỏi từ chứcnhóm của họ cũng tan ranhưng khi một ông sếp từ chứcnhóm sẽ hợp lại!

Mọi người thường hỏi về sự khác biệt giữa một nhà lãnh đạo và một nhà quản lý. Nhà lãnh đạo dẫn đường, trong khi nhà quản lý dồn người ta đi.

– Theodore Roosevelt (18581919)

Bạn hãy nhìn lại tấm gương lãnh đạo của Adoft Hitler lần nữa. Tầm nhìn của ông ta và cách ông ta biểu đạt tầm nhìn đó hết sức thuyết phục đến độ mọi người gọi ông ta là Fuehrer của tôi, có nghĩa là Nhà lãnh đạo của tôi. Niềm tin của ông thuyết phục mọi ngườitrong một chừng mực nào đó thể nói ai ai cũng đều theo bước ông ta. Đến mức độ mà một người vốn thấp bé như ông ta lại có thể thuyết phục và động viên những chàng lính dẻo dai và to con, trở thành đội quân của riêng ông ta với tên gọi “Đảng viên Đảng quốc xã” hay quân xung kích, những người sẵn sàng cảm tử vì lợi ích của ông ta.

Tôi cũng muốn nói thêm rằng có sự khác biệt giữa “niềm đam mê giả tạo” và “niềm ham thích thực sự”.

Chúng ta thường tưởng thưởng mọi người dựa trên những giá trị bề mặt, chẳng hạn như cách nói của một người, trên thực tế đây là một cách đánh giá cực kỳ sai lầm. Nhà lãnh đạo thực sự biết kết nối cảm hứng của họ với tính chính trực, nhờ đó mà động viên được người khác làm việc vì mục tiêu do họ đặt ra.

Những nhà lãnh đạo giàu đam mê

Chúng ta đã cùng xem xét về lòng đam mê và mối liên quan trực tiếp của nó với nghệ thuật lãnh đạo. Giờ hãy cùng điểm qua những tấm gương các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới, thuộc nhiều lĩnh vực như lãnh đạo quốc gia, quân đội, các ngành công nghiệp và con người nói chung.

Mỗi người trong số họ có một tầm nhìn gắn bó thân thiết với con tim. Từ câu chuyện cuộc đời những con người như thế, chúng ta có thể học được cách họ đạt được thành tựu lớn lao. Quan trọng hơn là cách họ truyền năng lượng của mình cho hàng ngàn, trong một số trường hợp là hàng triệu người. Đây chính là khía cạnh quan trọng nhất của nghệ thuật lãnh đạo. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng những nhà lãnh đạo này nắm rất vững thuật động viên người khác bằng cách truyền đạt tầm nhìn của mình một cách hiệu quả thông qua niềm đam mê đối với các giá trị của bản thân họ. Không có một nguyên tắc nhất định để đạt đến đỉnh cao này – tất cả những nhà lãnh đạo đó sử dụng các phương pháp, kỹ năng khác nhau nhưng đều đạt được kết quả chung.

JRD Tata

Có lẽ không một gia đình nào khác từng có những cống hiến phong phú về các kiến thức cao sâu, sự phát triển kinh tế và hoạt động từ thiện cho một quốc gia giống như những gì dòng họ Tata làm được cho đất nước Ấn Độ, cả trước lẫn sau khi giành được độc lập.

– 100 Great Modern Lives (100 gương mặt hiện đại)

Vốn là một con người khiêm nhường, có thiện tâm, trung thực và ham khám phá, JRD Tata đã dành trọn hơn 70 năm lao động cống hiến cho đất mẹ Ấn Độ. Ông sinh ra ở Paris vào năm 1904 và mất ở Geneva vào năm 1993, hưởng thọ 89 tuổi.

Sau thời của Tata, ở Ấn Độ có nhiều hãng lớn được thành lập, nhưng không hãng nào có thể sánh tầm với hãng của Tata về tính dân tộc và nhân đạo trong kinh doanh.

JRD Tata là Chủ tịch của Tata – tập đoàn công nghiệp lớn nhất Ấn Độ trong suốt 52 năm và nuôi dưỡng nó bằng toàn bộ sự cống hiến cũng như nhiệt huyết của ông. Ông thực lòng quan tâm đến nhân dân và đất nước quê hương. Việc xây dựng và điều khiển một hãng lớn ở đất nước vốn coi trọng hình thức kinh tế kiểm soát thực sự là một thách thức to lớn và JRD – như tên mọi người vẫn thường gọi ông – đã cất lên tiếng nói phản đối những chính sách sai lạc, cản trở sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng như nền kinh tế đất nước.

Ở vào tuổi 82, ông nói: “Tôi có một nỗi buồn, một niềm tiếc nuối, đó là chính phủ từ thời Jawaharlal Nehru40 trở đi đã không mang lại cho chúng ta đủ nhiệt tình và hy vọng.” Ông được tặng thưởng huân chương Bharat Rana – huân chương danh dự cao quý nhất trao tặng cho một công dân vì những đóng góp, cống hiến đối với đất nước. Ở Ấn Độ, thuật ngữ “Lợi ích quốc gia” liên quan đến mọi lĩnh vực và mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Đối với JRD, nó có nghĩa là tăng cường tiềm lực kinh tế, khoa học của đất nước.

Nếu những điều bạn làm khiến cho những người khác hy vọng nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và gặt hái thành tự nhiều hơn, khi đó bạn chính là một nhà lãnh đạo.

– John Quincy Adams

 

JRD mở một hãng hàng không dân sự ở Ấn Độ vào năm 1932. Đến năm 1948, ông đã biến nó thành một hãng hàng không quốc tế. Tiền bạc chưa bao giờ trở thành động cơ trong cuộc sống của ông. Điều thôi thúc ông chính là niềm vui khi chiến thắng. Nhân kỷ niệm lần thứ 30 và lần thứ 50 ngày thành lập hãng hàng không dân sự ở Ấn Độ, ông đã tự điều khiển máy bay. Ít ai ở địa vị của ông làm điều tương tự. Chuyến bay thứ hai của ông khá phi thường, đường bay từ Karachi đến Bombay trên chiếc Leopard Moth động cơ đơn dù đã 78 tuổi.

Sau chuyến bay, ông nói rằng:

“Chuyến bay này nhằm truyền chút ít hy vọng và nhiệt hứng cho thế hệ trẻ ở đất nước chúng ta. Khi họ sống đến tuổi 78 – tôi hy vọng ít ra tất cả thanh niên đều sống đến tuổi 78 – họ sẽ có cảm nhận như tôi, bất chấp mọi khó khăn, mọi xúc cảm tiêu cực, ai ai cũng đều có niềm vui khi hoàn thành công việc tốt nhất có thể và tốt hơn mức mọi người nghĩ về khả năng của bạn.” Câu nói này phản ánh bản chất đam mê trong ông.

Người lãnh đạo mà chúng ta mong muốn là người truyền cảm hứng cho chúng ta đạt đến vị trí kỳ vọng. – Ralph Waldo Emerson(18031822)

Niềm vui của ông không giới hạn  những  ông đạt được  còn  thành tựu của những người  ông nâng đỡ  những ngườilàm việc cho ông. Trong suốt 52 năm ngồi ở ghế chủ tịch Tata Sons, ông đã nâng đỡ nhiều người, giúp họ trở thành lãnh đạo trong các tập đoàn khổng lồ bằng chính khả năng của họ. Hãy nhớ rằng nâng đỡ các nhà lãnh đạo tương lai cũng chính là một chức năng của người làm lãnh đạo.

Có thể tóm tắt những nguyên tắc cơ bản của ông như sau:

• Không thể đạt được bất cứ thành tựu nào nếu không chú tâm suy ngẫm và khổ công lao động.
• Bạn phải nghĩ cho bản thân mình, không bao giờ chấp nhận dừng lại ở vẻ bóng bẩy bề ngoài mà mọi người vẫn thường dễ dàng nhầm tưởng.
• Bạn phải luôn luôn phấn đấu đạt đến mức hoàn hảo trong mọi công việc, kể cả những việc nhỏ nhất và không bao giờ thỏa mãn với vị trí số hai.
• Không có thành công nào về mặt vật chất được coi là đáng giá nếu không phục vụ nhu cầu của đất nước và nhân dân, thành công đó có được nhờ các phương tiện chân chính và ngay thẳng.
• Các mối quan hệ tốt không chỉ là phần thưởng của một cá nhân mà còn cần thiết đối với sự thành công của một doanh nghiệp.

Ông đã dám nhận lấy vai trò lãnh đạo và luôn nghĩ cách đem lại lợi ích cho số đông và cho đất nước.

Tôi muốn mở đầu bằng tiền đề rằng chức năng của nhà lãnh đạo là tạo ra thêm nhiều người lãnh đạo chứ không phải những người chỉ biết nghe lời.

– Ralph Nader

Vào tháng Chín năm 1939, khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, một nhà khoa học xuất chúng ở Cambridge -Tiến sĩ Homi Bhabha đang trong kỳ nghỉ nên bị kẹt lại ở Ấn Độ. Tata đã mời Homi về Viện Khoa học Ấn Độ làm việc để có thể phát huy hiệu quả tài năng của ông.

Bốn năm sau, Tiến sĩ Homi Bhabha tâm sự với JRD nguyện vọng thành lập Viện Thực hành Nghiên cứu ở Ấn Độ. Lý luận của ông là nếu xây dựng được viện này, Ấn Độ sẽ không phải bỏ công mời chào chuyên gia hải ngoại nữa mà họ sẽ tự vận hành được khi năng lượng hạt nhân được ứng dụng để sản xuất các dạng năng lượng khác. Đây chính là lịch sử ra đời của Viện Thực hành Nghiên cứu Tata (TIFR). Về sau khi Tiến sĩ Homi Bhabha được chỉ định thành lập Cơ quan Năng lượng Nguyên tử ở Trombay vào năm 1957, dưới quyền ông có đến 46 nhà khoa học hàng đầu của TIFR. Chương trình Năng lượng Nguyên tử của Ấn Độ sở dĩ được ra đời là nhờ tầm nhìn xa của JRD.

Thời gian đầu khi mới thành lập TIFRJRD đã dồn rất nhiều thời giancông sứctiền của vào viện. Ngay từ ban đầu, JRD đã biết rằng các tổ chức lớn cần có những người giỏi làm việc, ông đặc biệt ấn tượng với mô hình của ngành Dân chính Ấn Độ (ICS), khi mà một sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được đào tạo đa lĩnh vực và cống hiến ở lĩnh vực vượt trội nhất. Dựa trên đó ông đã thành lập Trung tâm Quản trị Tata (TAS), nơi lựa chọn những người trẻ giàu tiềm năng, đào tạo và nâng đỡ để họ thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong tập đoàn. Tata cũng đã thành lập Viện Khoa học Bangalore ở Ấn Độ (IISc), Viện Thực hành Nghiên cứu Tata (TIFR) và Viện Nghiên cứu Cao cấp Quốc gia (NIAS). Đây chính là những trung tâm của tri thức và nghiên cứu.

JRD cho rằng chủ tịch của một tập đoàn lớn như Tata không nên lãng phí thời gian họp hành. Vì thế ông quyết định ủy quyền cho người của mình, ông vẫn giữ chức điều hành Công ty thép Tata và Hãng Tata Sons nhưng giao quyền cho những người có chuyên môn phù hợp với vị trí công việc ở xưởng dệt, nhà máy thủy điện và một số công ty con khác. JRD là một người yêu nước có tư tưởng bảo thủ, ông coi Jamsetji là hình mẫu, nhờ đó đã khiến cho tập đoàn Tata đạt được vị trí độc tôn ở Ấn Độ. Ông không bao giờ đặt câu hỏi “Công ty con nào đạt được mức lợi nhuận cao nhất?” mà chỉ chú trọng “Đất nước cần những gì?” Nếu câu trả lời là sắt thép hoặc một trường học, Jamsetji sẽ đáp ứng ngay.

Có người từng phát biểu: “Điều gì tốt cho General Motors ắt cũng tốt cho nước Mỹ.” JRD thì nghĩ ngược lại: “Điều gì tốt cho Ấn Độ thì cũng tốt cho Tập đoàn Tata.” JRD kính trọng và muốn so tài với Jamsetji vì Jamsetji là người vô cùng thông minh, một người có tầm nhìn phi thường. Có một số người rất thông minh, nhưng họ không có được dự cảm về tương lai – Jamsetji có điều này. Tất cả thành viên của gia đình Tata đều lấy con người làm trung tâm – họ là những nhà từ thiện chân chính. Nhưng họ hiểu rõ rằng từ thiện không chỉ đơn giản là chi tiền ra. Họ tin rằng những kẻ lợi dụng sẽ đòi hỏi nhiều hơn mức thực tế cần thiết. Người Hy Lạp biết rõ điều này nên đã có cách lý giải từ Philanthropy (từ thiện) bắt nguồn từ các từ Fil – Anthra – Pi có nghĩa là “Tình yêu của bè bạn”. JRD luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Những cống hiến của JRD trong lĩnh vực giáo dục quả thực rất phi thường, ông tin rằng nếu không hiểu biết về âm nhạc và hội họa, con người ta sẽ trở nên khiếm khuyết.

Do đó ông đã thành lập Trung tâm Nghệ thuật Trình diễn Quốc gia (NCPA). Việc làm này của ông nhằm tạo động lực để bảo tồn và phát triển di sản kịch, nhạc, vũ của dân tộc đang ngày càng bị mai một. Nhiệm vụ đầu tiên của trung tâm là bảo tồn và duy trì vốn di sản văn hóa, nhiệm vụ thứ hai là xúc tiến tối đa quá trình phục hưng các loại hình nghệ thuật của Ấn Độ – những môn nghệ thuật trình diễn như chúng ta vẫn thường gọi. Ông cũng là người đầu tiên vạch ra trách nhiệm của các nhà kinh doanh đối với thế hệ trẻ vùng nông thôn, tạo ra khái niệm “ngôi làng đỡ đầu”.

Trong quá trình lãnh đạo, Tata còn thành lập Viện Hỗ trợ Giáo dục Kỹ năng Y tế giúp tạo nên cơ sở hạ tầng nền tảng của quốc gia, phát triển nông thôn và xây dựng gia đình, ngoài ra còn giúp nền kinh tế đất nước với ngành công nghiệp hàng đầu là sản xuất các loại sản phẩm tránh thai ở một đất nước đông dân như Ấn Độ. Khi được hỏi “Trải nghiệm nào trong cuộc sống khiến ông hài lòng nhất?” JRD đáp rằng: “Tôi nhớ nhất trải nghiệm khi được bay, không gì có thể sánh được với niềm hứng khởi khi lần đầu bay một mình. Điều thứ hai khiến tôi hài lòng là Hãng Hàng không Ấn Độ, nơi tôi được tự do làm những điều tôi muốn.” Ông là một vận động viên giàu đam mê, ông chơi golf, học trượt tuyết vào năm 40 tuổi. Đến năm 84 tuổi, ông vẫn tiếp tục trượt tuyết.

Ông cũng rất nhạy cảm với nỗi đau của người khác. Khi nhìn thấy một người nghèo băng qua đường ở Bombay, ông đã nói: “Hãy nhìn người đàn ông nghèo khổ kia, có thể ông ta đang đội toàn bộ gia sản của mình trên đầu.” Ông luôn muốn giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình, điều này được ghi nhận qua các hoạt động từ thiện của ông. Tất cả những gì ông mong muốn là được mọi người nhớ đến như một người chính trực trong thời gian tại nhiệm.

 

Một nhà lãnh đạo phải có được dũng khí khi hành động ngược với lời khuyên của chuyên gia. – Khuyết danh

John F. Kennedy

Nỗ lực và lòng can đảm là không đủ nếu thiếu mục địch và định hướng. – John F. Kennedy

John F. Kennedy (JFK) đã tạo nên sức ảnh hưởng to lớn đối với nền chính trị và cuộc sống của người dân Hoa Kỳ. Ông đã có ảnh hưởng tích cực đến nhiều chính trị gia nổi tiếng như Richard Nixon, Lyndon Johnson, Jimmy Carter, thậm chí cả Ronald Reagan trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống cũng đã thực hiện nhiều công việc theo cách của Kennedy. Ở mức độ nào đó, ông cũng đã ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho Bill Clinton.

John F. Kennedy bị một kẻ giấu mặt bắn lén và qua đời vào ngày 22 tháng 11 năm 1963. Theo cuộc bình chọn của đài ABC ông là vị Tổng thống vĩ đại thứ hai của mọi thời đại. Theo kết quả cuộc thăm dò quần chúng do Viện Gallup Hoa Kỳ tổ chức, trong suốt thời gian làm Tổng thống, ông được 70% dân chúng tín nhiệm. Ông đã lãnh đạo đất nước vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn bằng cách khuyến khích người dưới quyền cũng như nhân dân nỗ lực hết mình. Kennedy đã thành công đáng kể khi truyền tầm nhìn và đam mê của chính ông cho người dân Hoa Kỳ. Người ta thường nói rằng khủng hoảng tạo ra lãnh đạo, tuy nhiên có nhiều nhà lãnh đạo không thể nào đứng vững trước các cuộc khủng hoảng. Khi John F. Kennedy tuyên thệ làm Tổng thống vào thập niên 1960, cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ đang ở vào thời kỳ đỉnh điểm. Lúc đó nước Mỹ đã mất đi thế độc quyền về năng lượng hạt nhân – người Nga đã chế tạo được bom khinh khí vào năm 1953. Đối thủ hàng đầu và khó lường nhất của Kennedy là Nikita Khrushchev, người đứng đầu Liên bang Xô Viết. Dưới sự lãnh đạo của ông, người Nga đã khiến cả thế giới sửng sốt khi phóng thành công tàu vũ trụ Sputnik. Tỷ lệ thất nghiệp ở nước Mỹ vào thời Kennedy lên làm Tổng thống là 7% và tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm chưa tới 3%, trong khi người khổng lồ Xô Viết đạt được mức tăng trưởng 10%. Đế chế Anh và Pháp đã mất chỗ đứng, thời kỳ thống trị của các nước này đã lùi vào quá vãng khi mà hơn 20 nước thuộc địa giành được độc lập. Người cộng sản toàn tâm toàn ý Fidel Castro lên nắm quyền ở Cuba. Nước Mỹ lúc này đang mò mẫm tìm lối đi. Đây là thời kỳ khó khăn đối với người Mỹ, và Kennedy phải đứng mũi chịu sào.

Mọi thứ sẽ không thể hoàn thiện trong vòng một trăm ngày đầu tiên, cũng không thể hoàn thiện trong một ngàn ngày đầu tiên hay trong quá trình tồn tại của chính quyền này, thậm chí có thể trong suốt cuộc đời chúng ta trên hành tinh này. Nhưng chúng ta hãy cứ bắt đầu. – John FKennedy

Với tư cách là nhà lãnh đạo, ông đã vạch ra đường hướng cho người Mỹ và cả thế giới trong thời kỳ khó khăn – một đường hướng mà mọi người Mỹ sẽ luôn tự hào. Kennedy có một tầm nhìn rõ ràng, nhờ đó ông có thể truyền đạt cho người dân theo cách dễ hiểu nhất, ông đã phác thảo bức tranh đại cục quá hoàn hảo đến độ người dân cả nước đều đoàn kết ủng hộ ông. Đây chính là vai trò quan trọng nhất của người lãnh đạo. John F. Kennedy tin tưởng rằng lúc bấy giờ, người Mỹ phải coi chừng Xô Viết. Hai thập kỷ trước nước Anh và toàn thể châu Âu đã vô cùng hoảng hốt trước sức mạnh của người Đức. Ông không muốn lịch sử lặp lại. Nếu nước Mỹ muốn tránh tình cảnh thảm khốc từng xảy đến với Anh vào năm 1940, các chính trị gia người Mỹ phải ý thức về trách nhiệm của chính mình, ông viết: “Ai ai cũng sẽ phải tỉnh giấc khi ngôi nhà bén lửa. Những gì chúng ta cần là chuẩn bị người canh giữ và báo động ngay khi ngọn lửa vừa nhen, nhưng có một cách tốt hơn là đừng để ngọn lửa đó có cơ hội cháy lên.”

Tầm nhìn của ông hứa hẹn: “Hòa bình – cho người Mỹ và cho cả thế giới.” Trên thực tế ông đã trở thành người bảo vệ đứng canh cho cả đất nước. Vào ngày 5 tháng 11 năm 1960, John F. Kennedy phát biểu rằng: “Bản thân tôi biết được điều gì sẽ xảy đến đối với một đất nước “say ngủ” quá lâu. Tôi đã chứng kiến nước Anh tự lừa mị bản thân họ trước Thế chiến thứ hai trong khi Winston Churchill cố sức đánh thức họ nhưng vô vọng; và trong khi nước Anh ngủ say, Hitler đã chiêu quân. Nếu trong thập niên 60 này chúng ta cũng ngủ quá lâu thì Khrushchev cũng sẽ “chôn sống” tất cả chúng ta. Đó là lý do mà bất cứ vị Tổng thống nào tiếp theo cũng phải là một vị tổng tư lệnh của khối liên minh vĩ đại vì tự do.”

Công việc của người lãnh đạo là chỉ ra cho nhân dân biết được họ đang ở đâu và họ cần tiến đến đâu. Kennedy đã thực hiện công việc này một cách xuất sắc. Với một đất nước, mà bất cứ hành động nào của bạn cũng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, việc tham khảo ý kiến người khác là một ý hay và Kennedy đã thường xuyên thực hiện điều này. Ông hiểu rõ rằng khi cục diện trở nên quá rộng lớn, không thể có chuyện làm theo mệnh lệnh của một người. Nhưng nhờ lối diễn đạt sáng rõ, tầm nhìn của ông trở nên đơn giản, dễ hiểu và dễ ghi nhớ. Bài diễn văn của Kennedy trong buổi lễ nhậm chức đã đặt một dấu mốc lịch sử quan trọng, bài diễn văn mở đầu như sau: “Từ lúc này và từ nơi đây, hãy để những lời này truyền đi, đến với bè bạn cũng như kẻ thù, rằng ngọn đuốc đã được truyền tay cho một thế hệ người Mỹ mới, những người sinh ra trong thế kỷ này, được chiến tranh tôi luyện, được nền hòa bình khổ công giành được tạo tính kỷ luật, tự hào về những truyền thống của tiên tổ, không muốn chứng kiến hoặc chấp nhận để những quyền con người mà đất nước đã thừa nhận bị hủy hoại dần dần, những quyền mà ngay hôm nay chúng tôi tuyên thệ ở quê nhà cũng như trên toàn thế giới…”

Lời kết của bài diễn văn cũng không kém phần âm vang và là lời kêu gọi xả thân vì đất nước cũng như vì nhân loại: “Và vì thế, những người bạn của tôi trên đất Mỹ:

Đừng hỏi Tổ quốc có thể làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn có thể làm gì cho Tổ quốc. Những người bạn của tôi trên toàn thế giới: Đừng hỏi nước Mỹ có thể làm gì cho bạn mà hãy hỏi chúng ta có thể làm gì cho nền tự do của loài người.”

Bài diễn văn này đã làm lay động tận sâu thẳm trái tim mọi người, và những lời cuối là những lời đáng nhớ nhất. Đây chính là cách Kennedy truyền tầm nhìn cho người Mỹ. Người thành thật  đam  cũng chính  người  thể phá vỡ quy tắcNhà lãnhđạo để lại ấn tượng cho mọi người   khả năng đặt câu hỏi về các quy tắc sẵn   thường tạo nên những biến cải đáng kể. Trong suốt cuộc Thế chiến thứ nhất, Winston Churchill – với vai trò bộ trưởng bộ hải quân đã ban lệnh rằng mọi tàu thuyền trong Hải quân Anh phải sử dụng dầu hỏa thay vì than đá – dù rằng nước Anh giàu than đá và nghèo dầu mỏ! Họ đã dũng cảm xới tung mọi thứ và sắp xếp lại theo hướng đúng đắn.

Thời điểm để sửa chữa mái nhà là khi mặt trời rọi xuống. – John FKennedy

Câu thần chú thành công của Kennedy chính là hãy tạo nên sự thay đổi lớn lao. Những điểm sau rất đáng được lưu tâm:

• Hãy dũng cảm

• Đứng vững trên đôi chân của mình

• Có sẵn tâm thế ứng xử linh hoạt – bạn có thể xem xét và đánh John F. Kennedy cũng bộc lộ tính cách kiên cường đáng nể. Ông coi mỗi thử thách là một cơ hội, luôn kiên tâm bám đuổi thử thách và tìm lối thoát khi có sự cố.

Vai trò đại úy hải quân phụ trách con tàu của Hải quân Hoa Kỳ trong suốt Thế chiến thứ hai là một trải nghiệm lớn lao giúp ông tôi luyện nghị lực và tính kiên cường. Chiếc tàu có số hiệu PT – 109 của ông bị tàu khu trục của quân Nhật va vào và ông phải dầm mình trong nước suốt nhiều ngày liền, điều này khiến cho căn bệnh ở lưng của ông trầm trọng hơn. Cuối cùng, ông và toàn bộ binh lính phải bơi hàng dặm liền đến hòn đảo gần đó để giữ lấy tính mạng. Bất chấp tình trạng sức khỏe lúc bấy giờ, Kennedy phải làm việc nhiều giờ liền, lúc nào cũng trong tình trạng “trực chiến”. Kennedy từng phải vật lộn với những trận đau lưng, trong thời kỳ đương nhiệm Tổng thống Hoa Kỳ, ông thường xuyên phải cầu cứu đến sự trợ giúp của thuốc giảm đau, nhập viện nhiều lần, thỉnh thoảng phải dùng nạng khi đi lại trong Nhà Trắng.

Một thanh niên nếu không có được những phẩm chất của người lính thì khó mà kiếm sống được. – John FKennedy

“Sức thu hút của lãnh tụ” (Charisma) là từ có gốc Hy Lạp, xuất phát từ “uy tín” hay là một khả năng “thiên bẩm”. Người ta có thể cảm nhận được sức hút này ngay khi một đứa trẻ chào đời. Hoặc là bạn sở hữu nó, hoặc là không. Trong chừng mực nào đó, điều này hoàn toàn đúng đắn. Kennedy là một nhà lãnh đạo bẩm sinh. Trên thực tế, ông từ một chàng thanh niên hay ngượng ngùng, bối rối đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo có sức thu hút nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông đã cho mọi người thấy nângcao sức thu hút của một lãnh tụ hoàn toàn  thể được.

Chẳng hạn ông thường xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn trên truyền hình với vẻ giản dị  thư tháinhưng luôn dành thời giannhẩm đi nhẩm lại các câu trả lờiđặt giả định về các câu hỏi “xoáy”  những trường hợp tương tựĐể lãnh đạo hiệu quảphongcách của bạn không thể tách rời tính thực tế. Nếu chỉ có phong cách thôi thì không đủ -đầu óc thực tế cũng là một yếu tố cần thiết. Có lẽ ông học được điều này từ Adoft Hitler, người độc hành như một chiến binh trong cuộc Thế hiến thứ nhất và sau này trở thành nhân vật có sức lôi cuốn quần chúng trong lịch sử hiện đại. Hitler tập luyện, nhẩm đi nhẩm lại và tận dụng ngôn ngữ cơ thể, chất giọng lên bổng xuống trầm để thu hút người nghe, ông đã nỗ lực tận độ cho mọi hoạt động.

John F. Kennedy học được rằng muốn gây ảnh hưởng đến người khác thì bạn phải xây dựng một hình ảnh, bạn phải chân thành đam mê điều đang theo đuổi và quan trọng là phải làm cho người nghe hiểu được bức thông điệp và bị thuyết phục, ông đã làmchủ được nghệ thuật giao tiếpQuan điểm của ông  trước hếtbạn phải tin tưởng vào bức thông điệp hay tầm nhìn của bản thânbạn. Thứ ông quan tâm trên hết chính là tầm nhìn của ông – đó là làm cho thế giới trở nên an toàn – và ông hoàn toàn tin tưởng điều này. Điều thứ hai người ta học được ở ông chính là khi nói cần nhắm vào người nghe chứ không nên thao thao bất tuyệt. Điều này có nghĩa bạn phải thẳng thắn và cất lời từ con tim. Để bộc lộ niềm đam mê và sự chân thành, đôi lúc Kennedy làm mẫu. Bản thân John F. Kennedy là người rất bộc trực. Tôi cảm thấy những người chân thànhtự tin  đam  công việc đều cố gắng để giữvững tính chính trựcNuôi dưỡng tính chính trực chính  một phần không thể thiếu của nghệ thuật lãnh đạo.

Ông tìm hiểu cách quản lý các phương tiện truyền thông và trên thực tế đã biến nó thành một lợi thế -điều ít người làm được, ông luôn bộc lộ sự nhiệt tình, xuất hiện đầy hứng khởi (bất chấp căn bệnh đau lưng tồi tệ) với một thân hình gầy nhưng chắc khỏe. Lòng nhiệt tình của ông truyền cảm hứng nếu như không muốn nói là lây lan cho mọi người. Nói ngắn gọn, ông chính là mẫu hình hoàn hảo cho một nhà quản lý có trách nhiệm và giàu đam mê, một người truyền được niềm đam mê và tầm nhìn của bản thân cho người dưới quyền cũng như toàn thể nhân dân.

Bạn sẽ không bao giờ biết được thứ gì sẽ đánh gục bạn. Một phát đạn có lẽ là cách hoàn hảo nhất. – John FKennedy

Thật không may khi lời này ứng vào số phận của ông. John F. Kennedy chết do bị bắn.

John F. Kennedy

Nỗ lực và lòng can đảm là không đủ nếu thiếu mục địch và định hướng. – John F. Kennedy

John F. Kennedy (JFK) đã tạo nên sức ảnh hưởng to lớn đối với nền chính trị và cuộc sống của người dân Hoa Kỳ. Ông đã có ảnh hưởng tích cực đến nhiều chính trị gia nổi tiếng như Richard Nixon, Lyndon Johnson, Jimmy Carter, thậm chí cả Ronald Reagan trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống cũng đã thực hiện nhiều công việc theo cách của Kennedy. Ở mức độ nào đó, ông cũng đã ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho Bill Clinton.

John F. Kennedy bị một kẻ giấu mặt bắn lén và qua đời vào ngày 22 tháng 11 năm 1963. Theo cuộc bình chọn của đài ABC ông là vị Tổng thống vĩ đại thứ hai của mọi thời đại. Theo kết quả cuộc thăm dò quần chúng do Viện Gallup Hoa Kỳ tổ chức, trong suốt thời gian làm Tổng thống, ông được 70% dân chúng tín nhiệm. Ông đã lãnh đạo đất nước vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn bằng cách khuyến khích người dưới quyền cũng như nhân dân nỗ lực hết mình. Kennedy đã thành công đáng kể khi truyền tầm nhìn và đam mê của chính ông cho người dân Hoa Kỳ. Người ta thường nói rằng khủng hoảng tạo ra lãnh đạo, tuy nhiên có nhiều nhà lãnh đạo không thể nào đứng vững trước các cuộc khủng hoảng. Khi John F. Kennedy tuyên thệ làm Tổng thống vào thập niên 1960, cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ đang ở vào thời kỳ đỉnh điểm. Lúc đó nước Mỹ đã mất đi thế độc quyền về năng lượng hạt nhân – người Nga đã chế tạo được bom khinh khí vào năm 1953. Đối thủ hàng đầu và khó lường nhất của Kennedy là Nikita Khrushchev, người đứng đầu Liên bang Xô Viết. Dưới sự lãnh đạo của ông, người Nga đã khiến cả thế giới sửng sốt khi phóng thành công tàu vũ trụ Sputnik. Tỷ lệ thất nghiệp ở nước Mỹ vào thời Kennedy lên làm Tổng thống là 7% và tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm chưa tới 3%, trong khi người khổng lồ Xô Viết đạt được mức tăng trưởng 10%. Đế chế Anh và Pháp đã mất chỗ đứng, thời kỳ thống trị của các nước này đã lùi vào quá vãng khi mà hơn 20 nước thuộc địa giành được độc lập. Người cộng sản toàn tâm toàn ý Fidel Castro lên nắm quyền ở Cuba. Nước Mỹ lúc này đang mò mẫm tìm lối đi. Đây là thời kỳ khó khăn đối với người Mỹ, và Kennedy phải đứng mũi chịu sào.

Mọi thứ sẽ không thể hoàn thiện trong vòng một trăm ngày đầu tiên, cũng không thể hoàn thiện trong một ngàn ngày đầu tiên hay trong quá trình tồn tại của chính quyền này, thậm chí có thể trong suốt cuộc đời chúng ta trên hành tinh này. Nhưng chúng ta hãy cứ bắt đầu. – John FKennedy

Với tư cách là nhà lãnh đạo, ông đã vạch ra đường hướng cho người Mỹ và cả thế giới trong thời kỳ khó khăn – một đường hướng mà mọi người Mỹ sẽ luôn tự hào. Kennedy có một tầm nhìn rõ ràng, nhờ đó ông có thể truyền đạt cho người dân theo cách dễ hiểu nhất, ông đã phác thảo bức tranh đại cục quá hoàn hảo đến độ người dân cả nước đều đoàn kết ủng hộ ông. Đây chính là vai trò quan trọng nhất của người lãnh đạo. John F. Kennedy tin tưởng rằng lúc bấy giờ, người Mỹ phải coi chừng Xô Viết. Hai thập kỷ trước nước Anh và toàn thể châu Âu đã vô cùng hoảng hốt trước sức mạnh của người Đức. Ông không muốn lịch sử lặp lại. Nếu nước Mỹ muốn tránh tình cảnh thảm khốc từng xảy đến với Anh vào năm 1940, các chính trị gia người Mỹ phải ý thức về trách nhiệm của chính mình, ông viết: “Ai ai cũng sẽ phải tỉnh giấc khi ngôi nhà bén lửa. Những gì chúng ta cần là chuẩn bị người canh giữ và báo động ngay khi ngọn lửa vừa nhen, nhưng có một cách tốt hơn là đừng để ngọn lửa đó có cơ hội cháy lên.”

Tầm nhìn của ông hứa hẹn: “Hòa bình – cho người Mỹ và cho cả thế giới.” Trên thực tế ông đã trở thành người bảo vệ đứng canh cho cả đất nước. Vào ngày 5 tháng 11 năm 1960, John F. Kennedy phát biểu rằng: “Bản thân tôi biết được điều gì sẽ xảy đến đối với một đất nước “say ngủ” quá lâu. Tôi đã chứng kiến nước Anh tự lừa mị bản thân họ trước Thế chiến thứ hai trong khi Winston Churchill cố sức đánh thức họ nhưng vô vọng; và trong khi nước Anh ngủ say, Hitler đã chiêu quân. Nếu trong thập niên 60 này chúng ta cũng ngủ quá lâu thì Khrushchev cũng sẽ “chôn sống” tất cả chúng ta. Đó là lý do mà bất cứ vị Tổng thống nào tiếp theo cũng phải là một vị tổng tư lệnh của khối liên minh vĩ đại vì tự do.”

Công việc của người lãnh đạo là chỉ ra cho nhân dân biết được họ đang ở đâu và họ cần tiến đến đâu. Kennedy đã thực hiện công việc này một cách xuất sắc. Với một đất nước, mà bất cứ hành động nào của bạn cũng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, việc tham khảo ý kiến người khác là một ý hay và Kennedy đã thường xuyên thực hiện điều này. Ông hiểu rõ rằng khi cục diện trở nên quá rộng lớn, không thể có chuyện làm theo mệnh lệnh của một người. Nhưng nhờ lối diễn đạt sáng rõ, tầm nhìn của ông trở nên đơn giản, dễ hiểu và dễ ghi nhớ. Bài diễn văn của Kennedy trong buổi lễ nhậm chức đã đặt một dấu mốc lịch sử quan trọng, bài diễn văn mở đầu như sau: “Từ lúc này và từ nơi đây, hãy để những lời này truyền đi, đến với bè bạn cũng như kẻ thù, rằng ngọn đuốc đã được truyền tay cho một thế hệ người Mỹ mới, những người sinh ra trong thế kỷ này, được chiến tranh tôi luyện, được nền hòa bình khổ công giành được tạo tính kỷ luật, tự hào về những truyền thống của tiên tổ, không muốn chứng kiến hoặc chấp nhận để những quyền con người mà đất nước đã thừa nhận bị hủy hoại dần dần, những quyền mà ngay hôm nay chúng tôi tuyên thệ ở quê nhà cũng như trên toàn thế giới…”

Lời kết của bài diễn văn cũng không kém phần âm vang và là lời kêu gọi xả thân vì đất nước cũng như vì nhân loại: “Và vì thế, những người bạn của tôi trên đất Mỹ:

Đừng hỏi Tổ quốc có thể làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn có thể làm gì cho Tổ quốc. Những người bạn của tôi trên toàn thế giới: Đừng hỏi nước Mỹ có thể làm gì cho bạn mà hãy hỏi chúng ta có thể làm gì cho nền tự do của loài người.”

Bài diễn văn này đã làm lay động tận sâu thẳm trái tim mọi người, và những lời cuối là những lời đáng nhớ nhất. Đây chính là cách Kennedy truyền tầm nhìn cho người Mỹ. Người thành thật  đam  cũng chính  người  thể phá vỡ quy tắcNhà lãnhđạo để lại ấn tượng cho mọi người   khả năng đặt câu hỏi về các quy tắc sẵn   thường tạo nên những biến cải đáng kể. Trong suốt cuộc Thế chiến thứ nhất, Winston Churchill – với vai trò bộ trưởng bộ hải quân đã ban lệnh rằng mọi tàu thuyền trong Hải quân Anh phải sử dụng dầu hỏa thay vì than đá – dù rằng nước Anh giàu than đá và nghèo dầu mỏ! Họ đã dũng cảm xới tung mọi thứ và sắp xếp lại theo hướng đúng đắn.

Thời điểm để sửa chữa mái nhà là khi mặt trời rọi xuống. – John FKennedy

Câu thần chú thành công của Kennedy chính là hãy tạo nên sự thay đổi lớn lao. Những điểm sau rất đáng được lưu tâm:

• Hãy dũng cảm

• Đứng vững trên đôi chân của mình

• Có sẵn tâm thế ứng xử linh hoạt – bạn có thể xem xét và đánh John F. Kennedy cũng bộc lộ tính cách kiên cường đáng nể. Ông coi mỗi thử thách là một cơ hội, luôn kiên tâm bám đuổi thử thách và tìm lối thoát khi có sự cố.

Vai trò đại úy hải quân phụ trách con tàu của Hải quân Hoa Kỳ trong suốt Thế chiến thứ hai là một trải nghiệm lớn lao giúp ông tôi luyện nghị lực và tính kiên cường. Chiếc tàu có số hiệu PT – 109 của ông bị tàu khu trục của quân Nhật va vào và ông phải dầm mình trong nước suốt nhiều ngày liền, điều này khiến cho căn bệnh ở lưng của ông trầm trọng hơn. Cuối cùng, ông và toàn bộ binh lính phải bơi hàng dặm liền đến hòn đảo gần đó để giữ lấy tính mạng. Bất chấp tình trạng sức khỏe lúc bấy giờ, Kennedy phải làm việc nhiều giờ liền, lúc nào cũng trong tình trạng “trực chiến”. Kennedy từng phải vật lộn với những trận đau lưng, trong thời kỳ đương nhiệm Tổng thống Hoa Kỳ, ông thường xuyên phải cầu cứu đến sự trợ giúp của thuốc giảm đau, nhập viện nhiều lần, thỉnh thoảng phải dùng nạng khi đi lại trong Nhà Trắng.

Một thanh niên nếu không có được những phẩm chất của người lính thì khó mà kiếm sống được. – John FKennedy

“Sức thu hút của lãnh tụ” (Charisma) là từ có gốc Hy Lạp, xuất phát từ “uy tín” hay là một khả năng “thiên bẩm”. Người ta có thể cảm nhận được sức hút này ngay khi một đứa trẻ chào đời. Hoặc là bạn sở hữu nó, hoặc là không. Trong chừng mực nào đó, điều này hoàn toàn đúng đắn. Kennedy là một nhà lãnh đạo bẩm sinh. Trên thực tế, ông từ một chàng thanh niên hay ngượng ngùng, bối rối đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo có sức thu hút nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông đã cho mọi người thấy nângcao sức thu hút của một lãnh tụ hoàn toàn  thể được.

Chẳng hạn ông thường xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn trên truyền hình với vẻ giản dị  thư tháinhưng luôn dành thời giannhẩm đi nhẩm lại các câu trả lờiđặt giả định về các câu hỏi “xoáy”  những trường hợp tương tựĐể lãnh đạo hiệu quảphongcách của bạn không thể tách rời tính thực tế. Nếu chỉ có phong cách thôi thì không đủ -đầu óc thực tế cũng là một yếu tố cần thiết. Có lẽ ông học được điều này từ Adoft Hitler, người độc hành như một chiến binh trong cuộc Thế hiến thứ nhất và sau này trở thành nhân vật có sức lôi cuốn quần chúng trong lịch sử hiện đại. Hitler tập luyện, nhẩm đi nhẩm lại và tận dụng ngôn ngữ cơ thể, chất giọng lên bổng xuống trầm để thu hút người nghe, ông đã nỗ lực tận độ cho mọi hoạt động.

John F. Kennedy học được rằng muốn gây ảnh hưởng đến người khác thì bạn phải xây dựng một hình ảnh, bạn phải chân thành đam mê điều đang theo đuổi và quan trọng là phải làm cho người nghe hiểu được bức thông điệp và bị thuyết phục, ông đã làmchủ được nghệ thuật giao tiếpQuan điểm của ông  trước hếtbạn phải tin tưởng vào bức thông điệp hay tầm nhìn của bản thânbạn. Thứ ông quan tâm trên hết chính là tầm nhìn của ông – đó là làm cho thế giới trở nên an toàn – và ông hoàn toàn tin tưởng điều này. Điều thứ hai người ta học được ở ông chính là khi nói cần nhắm vào người nghe chứ không nên thao thao bất tuyệt. Điều này có nghĩa bạn phải thẳng thắn và cất lời từ con tim. Để bộc lộ niềm đam mê và sự chân thành, đôi lúc Kennedy làm mẫu. Bản thân John F. Kennedy là người rất bộc trực. Tôi cảm thấy những người chân thànhtự tin  đam  công việc đều cố gắng để giữvững tính chính trựcNuôi dưỡng tính chính trực chính  một phần không thể thiếu của nghệ thuật lãnh đạo.

Ông tìm hiểu cách quản lý các phương tiện truyền thông và trên thực tế đã biến nó thành một lợi thế -điều ít người làm được, ông luôn bộc lộ sự nhiệt tình, xuất hiện đầy hứng khởi (bất chấp căn bệnh đau lưng tồi tệ) với một thân hình gầy nhưng chắc khỏe. Lòng nhiệt tình của ông truyền cảm hứng nếu như không muốn nói là lây lan cho mọi người. Nói ngắn gọn, ông chính là mẫu hình hoàn hảo cho một nhà quản lý có trách nhiệm và giàu đam mê, một người truyền được niềm đam mê và tầm nhìn của bản thân cho người dưới quyền cũng như toàn thể nhân dân.

Bạn sẽ không bao giờ biết được thứ gì sẽ đánh gục bạn. Một phát đạn có lẽ là cách hoàn hảo nhất. – John FKennedy

Thật không may khi lời này ứng vào số phận của ông. John F. Kennedy chết do bị bắn.

Tướng George Smith Patton

Cầu xin Chúa rủ lòng thương đối với kẻ thù của tôi, bởi tôi đã chiến thắng George S. Patton. Thích phô trương, ngang ngạnh và dũng cảm, Tướng Patton là vị Tổng tư lệnh “nhiều màu sắc” nhất của Quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai. Ông là một thiên tài trong lĩnh vực tăng thiết giáp và đằng sau vẻ tự để cao và liều lĩnh của ông là những đánh giá tinh nhạy và đầu óc lập kế hoạch thiên biến vạn hóa, nhờ đó ông trở thành một trong những vị tướng xuất sắc nhất trong cuộc đại chiến. Ông có đam mê, ông thừa quyết tâm và ông yêu sự vinh quanh được hậu thuẫn bởi tính nhạy bén của một chuyên gia. Đội quân của ông nổi tiếng đến mức khi đội quân không nhận được nhiệm vụ chinh phạt (chiếm lại Normandy để giải phóng nước Pháp) mà phải án binh bất động, người Đức vẫn để phòng, thậm chí Hitler nghĩ rằng Normandy (nơi quân đồng minh bị mắc kẹt) không nên được coi là khu vực ưu tiên chiếm đóng nếu Patton không chọn địa điểm đó. Một trận đánh không  sự hiện diện của Patton  điều không tưởngkể cảtrong suy nghĩ của phe đối lập. Vì thế, Hitler cũng án binh sư đoàn thiết giáp của mình, chờ đến khi Patton xung trận. Do đó chiến lược mang tầm vĩ mô của người Đức là: “tập trung vào Patton” trong trận chiến quan trọng nhất của toàn châu Âu. Patton là một chiến binh quả cảm và chọn phong cách lãnh đạo: “muốn bắt cọp thì phải vào hang cọp”, ông luôn hiện diện ở đầu chiến tuyến. Là một người lính, một vị tướng, một phi công, một vận động viên, một tay thiện xạ, một anh hùng và một huyền thoại – ngay từ thuở nhỏ, George Patton đã muốn trở thành một anh hùng thời chiến. Ông muốn có mặt nơi chiến trận và là vị tướng xung trận đầu. Ông đã học cách đọc các bản đồ địa hình ngay từ năm lên 7 tuổi nhưng mãi đến 12 tuổi ông mới học đọc học viết chữ.

Là một vị tướng, ông luôn sát cánh với các chiến sĩ ngay trên chiến trường. Lòng ham chiến đấu   chiến thắng đã ăn sâutrong máu. Ông luôn bộc lộ tinh thần dũng cảm kể cả khi không ở trong trận chiến. Một lần nọ khi đi dự tiệc tối, ông đã nhảy xuống xe rút súng cứu một phụ nữ bị ba gã đàn ông bắt cóc.

Lần đầu ông tham chiến là khi ở Binh đoàn thiết giáp số 1 của Mỹ và binh đoàn của ông nhận lệnh hoạt động ở vùng sa mạc Bắc Phi. Là một người kỷ luật cao và thực hiện được nhiều nhiệm vụ khó khăn, ông đã điều khiển binh đoàn hết sức nghiêm ngặt, có lần bắt lính của mình hành quân không ngủ trong suốt hai ngày ròng. Tướng Eisenhower- người nắm quyền lực cao nhất trong quân đội đồng minh lúc bấy giờ hết sức tin tưởng ở ông. Người Mỹ vừa nếm trải chiến bại cay đắng, Eisenhower muốn tìm một chỉ huy có thể đảo ngược tình thế và ông đã chọn Patton làm người đứng đầu binh đoàn 2 vừa đại bại. Nhiệm vụ đầu tiên của ông là vực dậy tinh thần thê thảm của đoàn quân và thôi thúc các sĩ quan làm gương cho lính.

Tôi e sợ đội quân hàng trăm lính cừu do một vị tướng sư tử lãnh đạo hơn là đội quân hàng trăm lính sư tử do một vị tướng cừu dẫn dắt. – Talleyrand

Theo ông: “một người dè dặt sẽ chẳng bao giờ khơi gợi được cảm giác tự tin ở người khác.” Những nguyên tắc cứng rắn, lối lãnh đạo xông xáo và sẵn sàng xung trận của ông đã lên dây cót tinh thần cho toàn thể binh đoàn trong một thời gian rất ngắn. Mọi người còn biết đến Patton bởi những khẩu súng lục quay tay cán ngà đã trở thành biểu tượng của riêng ông. Hành động và phong thái của ông đủ thuyết phục binh lính rằng họ đang được một vị dũng tướng chỉ huy. Nhờ đó ông có được lòng trung thành và sự kính trọng từ lính tráng mọi cấp bậc. Ông có lần nói rằng: “Tôi là một người lính. Tôi chiến đấu ở những nơi được điều động đến và tôi giành phần thắng trong mọi trận chiến.” Về sau ông nhận lệnh chỉ huy binh đoàn số 7 chiếm lấy Sicily. Dù ở cương vị chỉ huy ông vẫn giữ vững các nguyên tắc chiến đấu là tiến ra bờ biển, tự mình điều binh khiển tướng ngay giữa chiến trường. Chỉriêng sự hiện diện của người chỉ huy không thôi cũng đủ thôi thúc mãnh liệt tinh thần chiến đấu của đoàn quân lâm trận  Pattonchưa từng bỏ qua  hội làm điều này. Trong số tất cả các vị tướng của quân đồng minh, quân Đức nể sợ ông hơn cả. Khi ông được điều đến Corsica, quân Đức nghĩ rằng ông sẽ dẫn quân tiến về Pháp. Khi ông tới Cairo, họ lo sợ một cuộc chiến nổ ra ở vùng Balkan. Những động thái đó của Patton đã khiến cho quân Đức phải “ém” lại nhiều quân sĩ để đón đợi “ông ba bị” Patton. Chỉ riêng sự hiện diện của ông cũng đủ khiến quân địch khiếp đảm.

Chiến tranh được duy trì bởi vũ khí, nhưng chỉ có con người mới là kẻ chiến thắng.

– George S. Patton

Là con người hành động, chỉ sau hai tuần lễ gần cuối cuộc chiến, ông đã lãnh đạo binh đoàn số 3 nhanh chóng đẩy quân Đức lùi 600 dặm. Trong những thời khắc khốn khó nhất của trận chiến, ông nảy ra nhiều chiến lược quyết liệt chống trả, tấn công kẻ địch. Binh lính của ông luôn sát cánh, nỗ lực hết mình và làm được cả những việc vốn không tưởng trong mắt người chỉ huy. Có lần ông nói: “Nếu mọi người đều suy nghĩ giống nhau, chắc hẳn có người không hề suy nghĩ.”

Cuối cùng, số quân trong binh đoàn số 3 dưới quyền ông lên đến hơn nửa triệu người, họ đã chinh phục được 81.522 dặm vuông đất đai và gây thương vong cho 1.400.000 người trong hàng ngũ quân địch. Patton không phải là một nhà ngoại giao, ông chỉ là một người lính giản dị, yêu nghề và làm chủ nghề của mình, ông đã truyền cảm hứng cho cả binh đoàn vì đã thuyết phục họ rằng họ sẽ giành chiến thắng.

Patton không chết vì súng đạn chiến trường mà qua đời do một tai nạn xe hơi vào tháng 12 năm 1945. Ông vẫn được coi là nhà quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cho đến ngày nay các cựu chiến binh của binh đoàn số 3 năm nào vẫn tự hào tuyên bốrằng họ đã từng chiến đấu dưới quyền PattonÔng đã đạt được thành công vang dội trên cương vị một nhà lãnh đạomột chiếnbinh  một anh hùng.

Trong nghệ thuật lãnh đạo nhà binh, tầm nhìn chính là chiến thắng và nhà lãnh đạo không có nhiều lựa chọn.

Họ phải chiến đấu trên những chiến trường do cấp trên chỉ định. Nhà lãnh đạo quân sự tài ba là người truyền cảm giác tự tin cho binh lính của mình bằng cách làm gương, dấn thân và bộc lộ bởi lẽ mỗi trận chiến cũng giống như một cuộc phiêu lưu.

Thành công chính  sức bật của bạn khi đã chạm đến đáy thất bại.

Richard Branson

Tôi không bao giờ kinh doanh chỉ để làm ra tiền. Tôi muốn trở thành người giỏi nhất hơn là người vĩ đại nhất. Cứ cuối mỗi ngày, tôi lại suy ngẫm về con người, không thứ gì khác chiếm dụng trí óc tôi hơn thế.

– Richard Branson

Trên đời này rất hiếm người có thể biểu hiện trọn vẹn lòng nhiệt tình và niềm đam mê như Richard Branson – đam mê trải nghiệm và sống tận cùng tận độ. Được mệnh danh là: “Nhà lãnh đạo phi đảng phái ôn hòa điên cuồng” Richard nắm trong tay số vốn 5 tỷ đô la Mỹ với hơn 200 công ty trên toàn thế giới hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực. Ông  người luôn sẵn sàng phiêu lưu  đanggiữ kỷ lục bơi thuyền băng Đại Tây Dương nhanh nhấtvượt Thái Bình Dương nhanh nhất   người đầu tiên du ngoạn qua ĐạiTây Dương bằng khinh khí cầu.

Ông đã thể hiện rất rõ một quan điểm là nếu muốn làm theo những gì trái tim mách bảo bạn phải có máu phiêu lưu. Ông  người cùng can đảm   tinh thần phiêu lưu cực độ. Là một doanh nhân khởi nghiệp từ sớm, ông đã mở tòa soạn báo Student – một tờ tạp chí trên phạm vi toàn quốc – ngay từ năm 16 tuổi. Trong vòng ba năm, khi bước sang ngưỡng tuổi 20, ông cho ra đời thương hiệu Virgin – tên gọi này đã ám ảnh ông, ban đầu chỉ với một cửa hàng bán lẻ đĩa hát nhỏ và nhanh chóng phát triển thành shop lớn trên phố Oxford, London. Tham vọng của Richard là nâng nó lên tầm phổ biến như Coca Cola! Phát triển nhanh vùn vụt, ông đã đi đến quyết định thành lập công ty băng đĩa của chính ông, nơi mà một nghệ sĩ trên đảo Virgin tên là Mike đã thu âm CD “Tubular Bells” (Những chiếc chuông hình ống) và phát hành vào năm 1973. Album đầu tiên của Công ty Băng đĩa Virgin đã bán được hơn 5 triệu bản. Những năm tiếp sau đó, ông đã ký hợp đồng thu âm với nhiều ngôi sao lớn như Belinda Cartisle hay nhóm nhạc The Rolling Stones.

Năm 1992, Tập đoàn Âm nhạc Virgin và xưởng thu âm được bán cho Thorn EMI43 với giá 1 tỷ đô la Mỹ. Dưới quyền lãnh đạo của ông, Tập đoàn Âm nhạc Virgin trước đó đã mở các chuỗi đại diện trên toàn thế giới để bán lẻ băng đĩa nhạc, xuất bản sách, phim, chuỗi câu lạc bộ và khách sạn. Năm 1984 Hãng hàng không Virgin Atlantic được thành lập và đến nay trở thành hãng hàng không lớn thứ hai ở Anh về số lượng các chuyến bay đường dài quốc tế. Châm ngôn thành công của ông là: “Thuê những người giỏi nhất. Hình thành năng lượng xung quanh một mục tiêu. Đứng đằng sau lãnh đạo và thôi thúc người lao động đạt lấy mục tiêu. Trở thành chất xúc tác cho thành công của người khác.”

Richard luôn luôn hòa trộn bản tính thích phiêu lưu của ông với các vụ đầu  làm ăn. Ông đã nhen lên tinh thần của người Anh khi vượt Đại Tây Dương trên chiếc tàu có tên: “Virgin – kẻ thách thức Đại Tây Dương” với kỷ lục về thời gian. Một năm sau ông vượt Đại Tây Dương trên một chiếc khinh khí cầu có tên: “Vật thể bay qua Đại Tây Dương của Virgin” – đạt đến tốc độ 130 dặm một giờ. Đến năm 1991 ông lại băng qua Thái Bình Dương khi bay từ Nhật Bản đến cực Bắc của Canada với chiều dài 6.700 dặm, phá vỡ mọi kỷ lục trước đó với tốc độ 245 dặm một giờ trên một chiếc khinh khí cầu có thể tích 73.623m3 không chỉ lập được nhiều kỷ lục về tốc độ và chặng đường, Richard Branson còn mê mẩn và khao khát tạo ra những công việc kinh doanh mới mẻ. Ông yêu thích thử tháchnhất  khi thâm nhập một thị trường vốn chỉ  một vài “ông lớn”.

Trong vòng ba thập kỷ, Richard đã tạo ra một trong những thương hiệu đình đám trên thế giới, ông đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nó ở Anh và ông đã “Virgin hóa” – như cách ông vẫn thường nói – vô số sản phẩm và dịch vụ. Tất nhiên các sản phẩm của ông đã chu du vòng quanh thế giới khi có mặt tại Mỹ, Úc, Canada, châu Âu và Nam Phi.

Bạn chỉ nên tiến vào các thị trường mới khi bạn có niềm tin mãnh liệt rằng mình có thể chiếm lấy ngôi đầu. – Richard Branson

Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi: “Đã bao giờ ngài để cho trái tim lấn át trí óc chưa?” Richard Branson đáp rằng: “Luôn luôn – tôi nghĩ rằng nếu không làm thế, chắc chắn bạn sẽ không thể trở thành một doanh nhân nổi bật được.” Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ khi làm kinh doanh  hãy dựa vào những  trái tim bạn mách bảo chứ không phải trí óc. Một phương châm khác của ông để đạt được thành công mang đậm hơi hướng phiêu lưu. Đó là: “Hãy làm theo trực giác, cân nhắc trước khi hành động.”

Năm 1999, Branson được phong tước Hiệp sĩ và trở thành Quý ngài Richard Branson nhờ những cống hiến trong lĩnh vực kinh doanh. Những đam mê của ông có phải chỉ ngừng lại ở đám khinh khí cầu?

Câu trả lời là hoàn toàn KHÔNG. Branson đã thành lập Ngân hà Virgin – công ty đưa loại hình du lịch vũ trụ vào thực tế với mức giá cả vừa phải.

Vóc người Richard khá nhỏ con nhưng bạn ít khi nhận thấy điều đó vì ông ít chịu đứng yên để bạn kịp có thời gian so sánh. “Tôi lúc nào cũng mang sổ ghi chép bên mình,” ông nói, “và tôi thực sự lắng nghe những gì người khác nói – kể cả khi vừa bước ra khỏi câu lạc bộ vào 3 giờ sáng và ai đó vô tình thốt ra một ý tưởng trong khi say bí tỉ. Ý tưởng hay có thể nảy sinh mọi nơi chứ không riêng gì trong phòng họp.”

Lời khuyên của ông là: “Nếu bạn kinh doanh được ngành này thì bạn cũng có thể nhảy sang ngành khác.” Công ty Ngân hà Virgin, dự án thám hiểm vũ trụ của ông mỗi năm đáp ứng khoảng 100 hành khách với giá 200.000 đô la Mỹ (hơn 4 tỷ đồng) mỗi người với hành trình bay ở độ cao 100 km từ mặt nước biển trong vòng 3 giờ đồng hồ, tổng thời gian hành khách cảm thấy không trọng lượng là 7 phút. Mô hình này được xây dựng từ năm 2005 và chuyến bay thương mại đầu tiên diễn ra vào năm 2008. Phi hành đoàn gồm 6 hành khách và 2 phi công.

Hiện nay, chiếc tàu vũ trụ đầu tiên vẫn đang hoạt động bình thường. Con tàu sẽ đưa hành khách đến ranh giới tận cùng. Rõ ràng theo nghĩa đen có thể nói họ thoát khỏi thế giới này. Theo như bộ phận Marketing lý giải, cảm giác được lên vũ trụ rất đỗi diệu kỳ, siêu thực và có tính tâm linh. Hành khách sẽ được trải nghiệm công nghệ 4G, với tốc độ 600 dặm/giờ đạt được trong vòng chưa đầy 10 giây. Bạn sẽ được nhìn thấy màu trời chuyển từ sắc xanh sang màu hoa cà, màu chàm và cuối cùng là đen thẫm. Bạn sẽ được thấy những vì sao giữa ban ngày – theo đúng nghĩa đen.

Chỉ có một người “quái chiêu” như ông mới có thể nghĩ ra những điều này. Virgin chiêu mộ những người giỏi nhất và lần này người đó là Burt Rutan – chuyên gia thiết kế xuất sắc nhất ngành hàng không hiện đại, anh đã thiết kế con tàu vũ trụ này. Nhân tố chủ chốt của quá trình thiết kế này là trong khi trở về trái đất con tàu vũ trụ đẹp đẽ sẽ biến đổi thành hình quả cầu lông để có thể di chuyển trong khí quyển mà không quá nóng. Sau đó nó lại trở lại hình dáng của một con tàu vũ trụ thông thường trước khi đáp xuống mặt đất.

Liệu người ta có thể nghĩ ra những điều này khi không có lòng đam mê phiêu lưu? Đây chính là những gì Quý ngài Richard Branson nhắm đến – Lòng đam mê, tính phiêu lưu mạo hiểm và tầm nhìn, nhờ đó bạn có được cơ hội tận hưởng bầu trời. Tư duy ngoài chiếc hộp và tư duy vượt ra khỏi bầu khí quyển – Richard thực sự đã có cuộc hành trình ngoạn mục từ một cửa hàng bán lẻ băng đĩa đến tour du lịch vũ trụ.

Toàn bộ nghệ thuật lãnh đạo nằm  khả năng ảnh hưởng đến người khác

Nhìn lại phong cách, trách nhiệm và thành tựu của năm nhân vật vĩ đại ở trên, chúng ta ai ai cũng đều thấy lòng đam mê đã dẫn dắt họ. Họ còn có khả năng thôi thúc người khác bằng cách truyền tầm nhìn của mình đến người khác.

Họ bộc lộ cam kết bằng công trạng và giá trị chân chính của bản thân. Họ có tác động đến cuộc sống của rất nhiều người và tạo ảnh hưởng đến số đông nhờ những thành tựu đạt được. Mỗi người đều có phong cách và phương tiện khác nhau – nhưng tất cả đều có một tầm nhìn và luôn tin tưởng ở tầm nhìn đó. Đây chính là cách tôi định nghĩa về nghệ thuật lãnh đạo.

Cùng tóm tắt

• Những điều chúng ta đã làm cho đến thời điểm này Chúng ta đã tìm ra mối liên hệ giữa lòng đam mê với thành công của cá nhân. Điều quan trọng là hiểu được rằng niềm đam mê có khả năng truyền cảm hứng cho số đông.
• Điều gì là cốt lõi của nghệ thuật lãnh đạo?
• Nghệ thuật lãnh đạo chú trọng vào mặt tình cảm. Đây là vấn đề của con tim chứ không phải của trí óc. Nó liên quan đến những ước mơ, cảm hứng, lòng tự hào và khát vọng.
• Lãnh đạo không cần quyền lực Điều này diễn ra khi một người đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo mà không cần quyền lực chính thức. Đây là hình thức lãnh đạo cao nhất.
• Nghệ thuật lãnh đạo và tầm nhìn Các nhà lãnh đạo giỏi có khả năng biểu đạt rõ ràng giấc mơ của họ và có thể thuyết phục người khác hành động vì mục tiêu chung.
• Nghệ thuật lãnh đạo và lòng đam mê Đặc điểm chung nhất của các nhà lãnh đạo vĩ đại chính là lòng đam mê.
• Các nhà lãnh đạo vĩ đại:
  • JRD Tata
  • John F. Kennedy
  • Mẹ Teresa
  • Tướng George Smith Patton
  • Quý ngài Richard Branson
• Toàn bộ nghệ thuật lãnh đạo nằm ở khả năng ảnh hưởng đến người khác.
• Các nhà lãnh đạo vĩ đại có khả năng mường tượng giấc mơ của mình sống động đến độ có thể thuyết phục người khác theo bước họ.

Khả năng và ý chí tập hợp đám đông theo đuổi mục tiêu chung làm nên cảm giác tự tin. – Tướng Montgomery

Đường đi của riêng bạn

  1. Chỉ ra ít nhất ba phẩm chất quan trọng nhất của mỗi người trong số năm nhà lãnh đạo được nhắc đến trong chương này và lập thành một danh sách cụ thể. Sau đó chọn ra ba phẩm chất quan trọng nhất và cố gắng áp dụng vào cuộc sống của bạn.
  2. Liệt kê ra năm người thành công nhờ tầm nhìn lớn.
  3. Liệt kê ra năm người thành công nhờ niềm đam mê.
  4. Tự chấm điểm bản thân bạn theo tiêu chí đam mê và nhiệt tình.
  5. Bạn có tầm nhìn của riêng bạn không? Nếu có thì đó là tầm nhìn nào?

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.