Nỗi đau có thể là dấu hiệu của sự trưởng thành chứ không nhất thiết phải là sự chịu đựng. Một khi chúng ta đã rút ra được bài học mà nỗi đau mang lại cho ta thì nỗi đau sẽ tan biến.
Tôi đã chơi bóng bầu dục được 13 năm. Giấc mơ trở thành ngôi sao trong giải đấu quốc gia trở nên vô cùng viển vông sau khi tôi bị chấn thương trong buổi tập cản phá. Mắt tôi trở nên lờ đờ và tôi mất khả năng diễn đạt, toàn thân bên phải bị tê liệt còn cánh tay phải của tôi cứ lủng lẳng bên cạnh. Tay tôi cứng đơ và treo bên mình một cách vô dụng trong suốt hơn một năm trời. Đó là một chấn thương về thể xác nhưng nó ảnh hưởng đến cả cuộc đời tôi. Vốn thuận tay phải nên giờ đây tôi không thể viết và những cơn đau đớn kéo dài khiến tôi không thể tập trung làm việc được. Tôi không thể kiểm soát nổi cả sự co thắt cơ, và thỉnh thoảng các dây thần kinh của tôi đột nhiên nhói đau khiến vai tôi co rút và cánh tay bị giật mạnh. Một đêm nọ, tôi làm rơi cái tô đầy nước xốt khỏi bàn ăn, thế là hôm sau em trai tôi xuất hiện trong bữa ăn với một cái nón và cặp kính bảo hộ! Tôi đã tìm đến mười sáu bác sĩ giỏi nhất ở Bắc Mỹ nhưng tất cả đều kết luận tôi sẽ không thể hồi phục. Mơ ước của tôi tan biến, tim tôi vỡ vụn và cuộc sống của tôi thật sự tồi tệ.
Mặc dù tôi vẫn chơi bóng, nhưng tôi phải chơi với cánh tay bị băng bó. Cuối cùng tôi cũng phải từ bỏ và rơi vào tâm trạng bế tắc hoàn toàn. Vô cùng hoang mang và tuyệt vọng, tôi quyết định tự tử. Nhưng dĩ nhiên là tôi đã không làm vậy, và hôm nay tôi rất vui sướng khi đã hồi phục được 95%. Vậy ba bài học mà tôi đã rút ra được từ kinh nghiệm của mình là gì và nó liên quan đến bạn như thế nào?
1) Tôi vẫn tiếp tục chơi bóng – cho dù có thể sẽ bị liệt hoàn toàn – bởi vì tôi không thể quên được quá khứ. Chúng ta lớn lên với niềm tin rằng những gì ta trải qua trong quá khứ sẽ tạo nên chúng ta ngày hôm nay. Nhưng cho dù quá khứ của ta như thế nào đi nữa thì ta vẫn có một tương lai tinh nguyên. Chỉ khi nào tôi có thể để quá khứ trôi đi thì tôi mới sẵn sàng tinh thần để đón nhận những đổi thay, để có một ước mơ mới và tiếp tục cuộc sống của mình. Tôi học được rằng ta không thể và cũng không nên níu giữ quá khứ. Bài học ở đây là khi con ngựa của bạn chết, hãy xuống ngựa!
2) Tại sao tôi lại muốn được giải thoát hay tự tử? Tôi là người nổi tiếng vì tôi là một vận động viên. Khi tôi bị thương, bỗng nhiên tôi trở nên tầm thường. Tại sao lại như vậy? Khi chúng ta xác định bản thân mình qua những việc ta làm thay vì bản chất ta là ai, thì ta trở thành một-người-chỉ-biết-làm chứ không phải là một người đang sống. Nếu hạnh phúc vĩnh hằng là những gì ta tìm kiếm, thì ta phải nhận ra rằng ta không chỉ là thân xác của mình, là chiếc xe thể thao, là những ngôi nhà hay hội viên của những câu lạc bộ thể thao ngoài trời. Bài học ở đây là chúng ta có giá trị hơn những thứ chỉ mang tính hình thức đó!
3) Tại sao tôi đã không từ bỏ? Tôi thôi không còn chú trọng vào danh tiếng nữa và bắt đầu tập trung để sống trọn vẹn. Tôi bắt đầu đặt trọng tâm vào những mực đích rõ ràng thay vì chỉ thiết lập mục tiêu. Tôi lắng nghe cuộn băng về động lực sống của Zig Ziglar, nó đã tạo cho tôi niềm hứng khởi để bắt đầu mơ ước lần nữa. Ông đã nói: “Nếu bạn không mơ ước thì làm sao biến ước mơ thành sự thật được?”. Điều đó khiến tôi hừng hực nhiệt huyết và làm bất cứ việc gì để có một thể chất khỏe mạnh hơn.
Sự tỉnh ngộ sâu sắc này đã giúp tôi hiểu ra một triết lý ảnh hưởng đến cuộc sống của mình từng ngày một. Bài học ở đây được đúc kết từ những gì J. Stone nói:
Những người có khả năng sáng tạo rõ ràng nhất là những nghệ sĩ mà phương tiện diễn đạt của họ chính là cuộc sống. Họ thể hện những điều không thể diễn đạt mà không cần đến cọ, búa, đát sét hay đàn ghi-ta. Phương tiện diễn đạt của họ chính là sự sống. Sự hiện diện của họ trên bất kỳ phương tiện nào cũng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Họ cảm nhận và không cần phải bộc lộ ra. Họ là những nghệ sĩ của cuộc sống.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.