Steve Jobs - Thiên Tài Gàn Dở Và Câu Chuyện Thần Kỳ Về Quả Táo

Phụ lục



Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ trao bằng tốt nghiệp của trường đại học Stanford

Tôi rất vinh dự được có mặt tại lễ phát bằng tốt nghiệp của các bạn ngày hôm nay tại một trường đại học danh giá bậc nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng tốt nghiệp đại học. 

Thực ra, nói một cách trung thực nhất thì tôi chưa bao giờ học đại học. Ngày hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn nghe ba câu truyện đã từng xảy ra trong cuộc đời tôi. Chỉ như vậy thôi, không có gì to tát, chỉ đơn giản là ba câu truyện. 

Câu chuyện thứ nhất là về việc kết nối những điểm

(Connecting the dots – nối những điểm từ hàng vạn điểm hỗn độn – để thấy con đường mình sẽ phải đi) 

Tôi đã bỏ học chỉ sau sáu tháng theo học trường cao đẳng Reed, tôi lưu lại đó tạm thời trong vòng 18 tháng nữa trước khi tôi chính thức rời trường Reed. 

Tại sao tôi lại bỏ học? Tôi đã bắt đầu điều đó khi tôi mới được sinh ra. Mẹ ruột của tôi là một nữ sinh viên trẻ, độc thân và bà đã quyết định cho tôi đi làm con nuôi. Bà thực sự muốn tôi được làm con nuôi của những người đã tốt nghiệp đại học. Vì thế, tất cả mọi chuyện đã được sắp đặt để tôi trở thành con nuôi của một cặp vợ chồng luật sư. Tuy nhiên, tất cả chuyện đó đã bị thay đổi vào phút chót khi tôi vừa cất tiếng khóc chào đời, họ đã đổi ý và muốn nhận một đứa bé gái làm con nuôi chứ không phải tôi. 

Chính vì thế, bố mẹ nuôi của tôi hiện giờ đã nhận được một cuộc điện thoại vào lúc nửa đêm hỏi có muốn nhận tôi, một đứa bé trai được sinh ra không mong đợi, làm con nuôi hay không. Bố mẹ tôi đã trả lời rằng “tất nhiên rồi”. Tuy nhiên, sau đó, mẹ ruột của tôi biết được mẹ nuôi tương lai của tôi chưa tốt nghiệp đại học và bố nuôi của tôi chưa tốt nghiệp trung học, bà đã từ chối ký vào giấy tờ giao nhận con nuôi. Một vài tháng sau bà mới đồng ý khi bố mẹ nuôi của tôi hứa sẽ cho tôi đi học đại học. 

17 năm sau, tôi cũng vào đại học, nhưng tôi đã rất ngây thơ khi chọn một trường đại học danh giá ngang hàng với Stanford. Tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi đã phải dành để đóng học phí cho tôi. Sau sáu tháng, tôi thấy việc học đại học chẳng được ích lợi gì. Tôi chẳng có một câu trả lời nào về việc tôi sẽ làm gì với cuộc đời của mình và cũng chẳng tin rằng trường đại học có thể giúp tôi trả lời câu hỏi đó. Tôi đã tiêu tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi dành dụm phòng khi về hưu vào trường đại học. Vì vậy, tôi đã quyết định bỏ học và tin tưởng rằng rồi mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi. Tại thời điểm đó, mọi việc dường như có vẻ rất khó khăn nhưng khi nhìn lại, tôi lại thấy rằng đó là một quyết định đúng đắn nhất của đời mình. Giây phút mà tôi bỏ học, tôi đã từ bỏ những môn học mà tôi không hề thích, thay vào đó, tôi bắt đầu tìm hiểu những môn học khác có vẻ như thú vị hơn rất nhiều. 

Mọi chuyện diễn ra không nhẹ nhàng một chút nào. Tôi không có phòng trọ vì thế, tôi phải ngủ nhờ dưới sàn nhà trong phòng trọ của các bạn tôi. Tôi mua đồ ăn bằng 5 đô-la tiền công kiếm được nhờ trả lại các chai Coca-cola và mỗi tuần tôi đi bộ 7 dặm qua phía bên kia thành phố để có được một bữa ăn ngon ở trại Hare Krishna. Tôi rất thích những món ăn ở đó. Sau này, tôi mới biết được rằng những gì mà mình đã phải trải qua khi cố gắng theo đuổi niềm đam mê quả là vô giá. Tôi sẽ lấy một ví dụ cho các bạn: 

Có lẽ ở thời điểm đó, trường Reed là trường duy nhất của cả nước giới thiệu nghệ thuật viết chữ đẹp. Ở tất các các khu học xá, tất cả các poster, tiêu đề của tất cả các tranh vẽ đều được viết tay rất đẹp. Vì tôi đã thôi học và không phải tham gia vào những khóa học bắt buộc thông thường nên tôi đã quyết định tham gia khóa học nghệ thuật viết chữ đẹp. Tôi học cách viết các chữ có nét ở chân, những biến đổi về khoảng cách giữa các nét chữ, học cách trình bày một bản in lớn sao cho đẹp. Tôi nhận thấy rằng đây là một môn học mang tính nghệ thuật, lịch sử và đẹp một cách tinh vi mà khoa học không thể làm được. 

Những thứ đó dường như chẳng có ý nghĩa thực tế gì cho cuộc sống của tôi. Tuy nhiên, 10 năm sau, khi chúng tôi đang thiết kế thế hệ đầu tiên của máy tính Machintosh, tất cả những điều đó dường như lại trở lại với tôi và chúng tôi đã thiết kế để cài đặt tất cả những mẫu chữ đó vào máy tính, Machintosh là máy tính đầu tiên có những mẫu chữ nghệ thuật rất đẹp. Nếu như tôi không tham gia vào khóa học đó ở trường thì Mac sẽ chẳng bao giờ có nhiều phông chữ như vậy. Kể từ khi Windows sao chép những mẫu chữ đó của Mac thì không có một máy tính cá nhân nào không có những phông chữ đó. Nếu tôi không bỏ học và không tham gia vào khóa học viết chữ đẹp thì tất cả các máy tính cá nhân bây giờ có thể chẳng bao giờ có được chúng. Tất nhiên, khi đang ở trường đại học thì tôi không thể kết nối những điểm mốc đó khi nó còn đang ở tương lai phía trước. Nhưng 10 năm sau thì những điều đó rất, rất rõ ràng. 

Một lần nữa, tôi muốn nói với các bạn rằng, chúng ta không thể biết những điểm mốc có nối kết với nhau trong tương lai không, các bạn chỉ có thể biết những điều đó khi nhìn lại mà thôi. Vì thế, các bạn hãy tin tưởng rằng, theo một cách nào nó, những điểm mốc sẽ nối kết với nhau trong tương lai của bạn. Các bạn cũng cần phải tin vào một số thứ khác như: sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả hoặc bất cứ cái gì. Phương pháp đó chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của tôi. 

Câu chuyện thứ hai của tôi là về tình yêu và sự mất mát. 

Tôi đã rất may mắn khi quyết định bắt đầu làm việc từ rất sớm. Woz và tôi đã bắt đầu những trang đầu tiên cho lịch sử của Apple trong gara của bố mẹ tôi khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để sau 10 năm, từ chỗ chỉ có 2 người, trong cái gara bé nhỏ, Apple đã phát triển thành một công ty trị giá 2 tỷ đô-la Mỹ với hơn 4.000 nhân viên. Một năm trước đây, chúng tôi vừa mới bỏ đi sáng tạo đầu tiên của mình, máy tính Macintosh và tôi vừa mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải. Làm sao mà bạn lại có thể bị sa thải bởi một công ty mà bạn đã sáng lập ra nó? Vâng, khi Apple phát triển lớn hơn, tôi đã thuê một người mà tôi đánh giá là có khả năng cùng tôi lãnh đạo công ty. 

Khoảng một năm, tình hình có vẻ rất khả quan. Nhưng sau đó, quan điểm của chúng tôi về tương lai bắt đầu khác nhau, thậm chí chúng tôi còn trở nên bất hòa. Khi có mối bất hòa đó xảy ra giữa chúng tôi, hội đồng quản trị đã đứng về phía anh ta. Và tôi, ở tuổi 30, đã bị sa thải một cách rất rõ ràng. Những điều mà tôi theo đuổi trong suốt cuộc đời đã biến mất, chúng đã bị phá hủy. 

Trong một vài tháng, tôi thực sự chẳng biết phải làm gì. Tôi cảm giác mình đã làm cho những thế hệ đi trước tôi thất vọng và rằng tôi đã đánh rơi lá cờ khi nó đã được chuyền đến tay tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi về cách cư xử không hay của mình. Tôi đã thua một cách rõ ràng và thậm chí, tôi đã có ý định bỏ cuộc. Nhưng có một điều gì đó bắt đầu chậm chậm sáng lên trong tôi. Tôi vẫn rất yêu quý những gì tôi đã tạo ra. Sự việc xảy ra ở Apple có thay đổi tình yêu đó một chút, nhưng trong tôi, tình yêu ấy vẫn còn. Chính vì thế, tôi đã quyết định bắt đầu lại. 

Ngay lúc đó tôi không nhận thấy, nhưng sau này, tôi mới biết rằng việc bị Apple sa thải hóa ra lại là một việc tốt đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Gánh nặng của sự thành công đã được thay thế bằng ánh sáng của sự khởi đầu mới, tuy không có điều gì chắc chắn. Tôi đã để cho mình tự do bước vào một quãng thời gian đầy những sáng tạo của cuộc đời mình. 

Trong khoảng 5 năm sau đó, tôi đã bắt đầu xây dựng NeXT cùng một công ty khác tên là Pixar. Tôi đã gặp và yêu một người phụ nữ tuyệt vời, người chính là vợ tôi sau này. Pixar đã sáng tạo ra phim truyện hoạt hình máy tính đầu tiên trên thế giới, Toy Story – Câu chuyện đồ chơi. Hiện tại, Pitxar đã trở thành xưởng phim hoạt hình thành công nhất trên thế giới. Một sự kiện thay đổi đáng ghi nhớ đã diễn ra khi Apple mua NeXT, tôi trở lại Apple, những kỹ thuật mà NeXT đã phát triển trở thành nguồn sinh khí cho thời kỳ phục hồi của Apple. 

Tôi và Laurene cũng có một gia đình hạnh phúc. 

Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tất cả những điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Đó là một viên thuốc đắng nhưng tôi chắc người bệnh nhân sẽ cần đến nó. 

Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng đừng đánh mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những điều tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim mình, các bạn sẽ biết khi tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên theo năm tháng. Vì vậy, hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ. 

Câu chuyện thứ ba của tôi là về cái chết. 

Khi tôi 17 tuổi, tôi đã đọc được một câu châm ngôn như sau: “Nếu bạn sống mỗi ngày đều như ngày cuối cùng của cuộc đời mình, một ngày nào đó bạn sẽ hoàn toàn tin tưởng rằng bạn đã đúng”. Câu châm ngôn đó đã để lại ấn tượng rất sâu trong tôi. Và kể từ đó, trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi mình: nếu ngày hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời tôi, tôi sẽ muốn làm gì và tôi chuẩn bị làm gì hôm nay? Và nếu trong nhiều ngày, câu trả lời vẫn là “không” thì tôi biết, tôi cần phải thay đổi điều gì đó. 

Suy nghĩ mình sắp chết chính là điều quan trọng đã động viên tôi tạo ra cơ hội lớn cho cuộc đời mình. Bởi vì tất cả sự kỳ vọng của mọi người vào bạn, từ niềm tự hào cho đến nỗi sợ hãi phải đối mặt với sự xấu hổ hay thất bại, tất cả sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết. Khi đó, chỉ còn lại điều gì thực sự quan trọng. Ý nghĩ rằng chúng ta đang đối mặt với cái chết, khi chúng ta sắp chẳng còn gì nữa, là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh khỏi việc chúng ta cảm thấy sợ hãi khi sắp đánh mất đi thứ gì đó. 

Chẳng có lý do gì để bạn không lắng nghe sự mách bảo của trái tim mình. 

Khoảng một năm trước đây, tôi được chẩn đoán là bị ung thư. Tôi đã chụp cắt lớp lúc 7:30 sáng và trên phim hiện rõ ràng một khối u trong tuyến tụy. Thậm chí tôi chẳng biết tuyến tụy là gì. Các bác sỹ nói với tôi rằng đây là một dạng của ung thư và bệnh này không chữa được, họ khuyên tôi nên chuẩn bị tinh thần mình sẽ chỉ sống được từ 3 đến 6 tháng nữa thôi. Bác sỹ của tôi khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại các công việc, đó là cách họ nói khi khuyên bệnh nhân chuẩn bị cho cái chết. Điều đó có nghĩa là hãy về và sử dụng mấy tháng còn lại để nói với các con bạn những gì mà bạn dự định sẽ nói với chúng trong khoảng mười năm tới. Điều đó cũng có nghĩa là hãy cố gắng kín đáo để gia đình bạn có thể chấp nhận điều này một cách dễ dàng hơn. Điều đó có nghĩa là bạn phải nói lời vĩnh biệt. 

Tất cả mọi ngày tôi đều sống với sự chẩn đoán đó. Sau đó, vào một buổi tối, tôi tiến hành kiểm tra sinh thiết, họ đút một cái ống qua cổ họng tôi, luồn xuống dạ dày, sâu xuống ruột, ấn một cái kim vào tuyến tụy của tôi để lấy mẫu một số tế bào của khối u. Khi đó, tôi rất bình thản, nhưng vợ tôi, người có mặt lúc đó đã kể với tôi rằng khi các bác sỹ phân tích những tế bào đó dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện ra rằng đây là một trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng cách phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại. 

Đó là cảm giác mà tôi đã có khi phải đối mặt với cái chết và tôi cũng hy vọng tôi sẽ còn cái cảm giác đó một vài thập kỷ nữa. Khi đã trải qua điều đó, tôi có thể khẳng với các bạn một cách chắc chắn hơn thay vì chỉ đơn thuần nhắc đến cái chết như là một điều hữu ích, nhưng chỉ là một nội dung mang tính trí tuệ mà thôi. 

Không ai muốn chết. Thậm chí những người muốn được lên thiên đàng cũng không muốn chết chỉ vì muốn được lên đó. Và cái chết là cái đích mà tất cả chúng ta đều phải đến, không ai thoát khỏi kết cục đó. Và đó là cách mà nó phải diễn ra bởi lẽ cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ. Ngay lúc này, các bạn đang là những người trẻ tuổi, nhưng sẽ không lâu nữa, các bạn sẽ tốt nghiệp, sẽ già đi, và cũng sẽ bị loại bỏ. 

Tôi xin lỗi vì có vẻ như tôi hơi xúc động nhưng điều đó là sự thật. 

Thời gian của các bạn là có hạn, vì thế đừng lãng phí để sống cho một cuộc đời ai đó. Đừng nhốt mình trong những tín điều nào đó, sống như vậy là sống bằng suy nghĩ của những người khác. Đừng để quan điểm của những người khác làm mờ nhạt đi quan điểm của chính bản thân bạn. 

 Điều quan trọng nhất là bạn hãy dũng cảm đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác của mình. Bằng cách nào đó, chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành cái gì. Những điều khác chỉ là thứ yếu. 

Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách kỳ lạ được xuất bản với cái tên Cẩm nang toàn thế giới, cuốn sách này giống như kinh thánh của thế hệ chúng tôi. Người sáng tạo ra cuốn sách này là Steward Brand, một nghiên cứu sinh ở Menlo Park, cách đây không xa. Anh ta đã tạo ra nó bằng cảm giác đầy tính thi sỹ của mình. Thời điểm đó là vào cuối thập kỷ 1960, trước khi có máy tính cá nhân và máy tính xách tay. Tất cả cuốn sách được đánh bằng máy chữ, cắt bằng kéo và bằng máy ảnh. Nó giống như trang Google trên giấy vậy, 35 năm trước khi có trang Google. Nó thực sự mang tính duy tâm, được tạo ra từ những công cụ tinh xảo và những ý tưởng vĩ đại. 

Steward và các đồng sự của ông đã xuất bản một số tập của Cẩm nang toàn thế giới và sau đó, họ xuất bản tập cuối cùng. Thời gian đó, vào khoảng giữa những năm 1970, khi tôi chỉ bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở trang bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường vùng nông thôn trong ánh bình minh, điều mà bạn có thể tìm thấy sự an bình nếu bạn là người ưa mạo hiểm. Bên dưới tấm ảnh có dòng chữ: “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ”. Đó là lời tạm biệt của họ khi kết thúc cuốn sách. “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ” Và tôi luôn cầu chúc điều đó cho chính mình. Ngày hôm nay, các bạn đã tốt nghiệp và chuẩn bị bước vào con đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn. 

Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ. 

Cảm ơn các bạn rất nhiều.

Bài phát biểu hoàn chỉnh của Steve Jobs!

(Đăng tải ngày 19/10/2010, trong hội nghị giữa Steve Jobs và các nhà phân tích sau buổi lễ công bố doanh số kỷ lục của Apple)

 [Lời người biên tập: Steve Jobs có khá nhiều điều muốn nói vào thứ Hai, trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với người phân tích, dựa trên bản thông báo của Apple về thu nhập và doanh số. Sau đây là những lời phát biểu của giám đốc điều hành Apple.]

Xin chào các bạn. Như các bạn đã biết, tôi không thường tham gia vào những cuộc nói chuyện về doanh thu của Apple. Nhưng tôi không thể không nói về quý đầu tiên đạt được 20 triệu đô-la của chúng tôi. Tôi muốn trao đổi về một vài việc, và sau đó là phần Q&A, nếu có thể.

Đầu tiên, hãy cùng nhau thảo luận về iPhone. Chúng tôi đã bán được 14,1 triệu chiếc iPhone một quý, tăng trưởng 91% so với cùng kỳ năm ngoái, và tương đối khả quan so với công bố mới nhất của IDC, ước tính sức tăng trưởng 64% đối với thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý tháng Chín. Và nó cũng dễ dàng đánh bại con số 12,1 triệu chiếc BlackBerry của RIM được bán ra trong quý vừa qua của họ, kết thúc vào tháng Tám.

Hiện nay, chúng tôi đã vượt qua RIM. Và tôi cũng không nghĩ là họ sẽ đuổi kịp chúng tôi trong tương lai gần. Họ phải thoát khỏi lĩnh vực của mình với sức mạnh và sự thoải mái, tiến vào lĩnh vực lạ lẫm đó là trở thành công ty phần mềm. Tôi nghĩ đây sẽ là một thách thức đối với họ khi xây dựng nền tảng cạnh tranh và đảm bảo các lập trình viên tạo ra những ứng dụng cho nền tảng phần mềm thứ 3 sau iOS và Android. Với 300.000 ứng dụng trên Apple’s App Store, RIM còn cả một ngọn núi cao phía trước phải vượt qua.

Google

Thế còn Google thì sao? Tuần trước, Eric Schmidt nhắc lại rằng họ đang kích hoạt 200.000 thiết bị Android mỗi ngày, và có khoảng 90.000 ứng dụng trong cửa hàng ứng dụng của họ. Để so sánh, Apple đã kích hoạt trung bình khoảng 275.000 thiết bị iOS mỗi ngày trong 30 ngày qua, đỉnh điểm là gần 300.000 thiết bị iOS mỗi ngày trong những ngày gần đây. Và Apple có 300.000 ứng dụng trên cửa hàng ứng dụng của mình.

Thật không may, không có một tài liệu nào chắc chắn rằng đã có bao nhiêu chiếc điện thoại Android được bán mỗi quý. Nhưng ngày nay, điều đó không còn là vấn đề. Gartner thông báo rằng có khoảng 10 triệu chiếc Android đã được bán trong quý tháng Sáu, và chúng tôi muốn chờ đợi xem iPhone hay Android sẽ chiến thắng trong quý gần nhất.

Google mô tả đặc điểm của Android là “mở”, còn iOS hay iPhone là “đóng”. Chúng tôi thấy rằng đây là một sự thiếu trung thực nhằm che giấu khác biệt thật sự giữa điều gần giống nhau của hai công ty. Điều đầu tiên mà phần lớn chúng ta nghĩ đến khi nghe tới từ “mở” là Windows, hệ điều hành có thể sử dụng được trên rất nhiều thiết bị. Không giống với Windows, khi phần lớn PC có chung giao diện người sử dụng và chạy những ứng dụng giống nhau, Android vẫn chưa hoàn thiện. Rất nhiều nhà sản xuất thiết bị gốc Android, bao gồm hai hãng lớn nhất, HTC và Motorola, cài đặt giao diện của người sử dụng để phân biệt mình với Android. Việc còn lại của người sử dụng là tự mày mò. So sánh điều này với iPhone, mỗi chiếc điện thoại đều hoạt động như nhau.

Hãng Twitter [TweetDeck] vừa mới giới thiệu ứng dụng mới dành cho Android. Họ thông báo rằng họ phải cân nhắc hơn 100 phiên bản khác nhau của phần mềm Android trong 244 thiết bị cầm tay khác nhau. Rất nhiều ứng dụng của Android chỉ sử dụng được đối với một số điện thoại Android được chọn, chạy phiên bản Android nhất định. Và nó dành cho những chiếc điện thoại đã được vận chuyển chưa đầy 12 tháng trước! So sánh với iPhone, có 2 phiên bản phần mềm để thử nghiệm, bản hiện tại và bản gần đây nhất.

Ngoài thị trường ứng dụng riêng của Google, Amazon, Verizon và Vodafone đều đã thông báo rằng họ đang tạo ra những cửa hàng ứng dụng riêng cho Android. Vậy là sẽ có ít nhất 4 cửa hàng ứng dụng dành cho Android, nơi khách hàng có thể tìm kiếm để có được ứng dụng mình muốn, và những lập trình viên sẽ phải làm việc để phân bố các ứng dụng của họ và được trả tiền. Đây sẽ là mớ hỗn độn cho cả những người sử dụng lẫn các lập trình viên.

Trái ngược với đó là Cửa hàng Ứng dụng đã được cài đặt sẵn của Apple, nơi cung cấp hệ thống các ứng dụng tiện lợi và rộng lớn nhất cho người sử dụng, được cài đặt trước trong mỗi chiếc iPhone. Cửa hàng Apple App Store có số ứng dụng nhiều gấp 3 lần thị trường ứng dụng của Google, và ở đó, các chuyên viên thiết kế có thể dễ dàng đưa ứng dụng của họ ra thị trường và được trả tiền ngay lập tức.

Bạn biết đấy, kể cả khi Google đúng, và vấn đề thực sự là “đóng” và “mở”, thật giá trị khi ghi nhớ rằng những hệ thống mở không phải lúc nào cũng chiến thắng. Lấy ví dụ như chiến lược âm nhạc “Plays For Sure” của Microsoft, sử dụng mô hình máy tính cá nhân – thứ mà Android cũng sử dụng – để chia tách các chi tiết phần mềm từ những thành phần phần cứng. Dù cuối cùng, Microsoft đã bỏ rơi chiến lược “mở” này để bắt chước chiến lược tiếp cận Zune player của Apple, nhưng thật không may là những nhà sản xuất thiết bị gốc của họ lại trắng tay trong suốt quá trình. Google nói đùa rằng nó thích hợp với dòng điện thoại Nexus One của họ.

Trong thực tế, chúng tôi nghĩ rằng sự đối lập giữa khái niệm “mở” và “đóng” chỉ là một màn khói mờ để che giấu vấn đề thực sự, đó là: “Điều gì là tốt nhất cho khách hàng – từng mảnh tách biệt hay tích hợp?”. Chúng tôi nghĩ Android rất, rất tách biệt, và ngày càng tách biệt hơn. Và như các bạn đã biết, Apple đang cố gắng hướng đến một mô hình tích hợp, do đó người sử dụng không bị bắt buộc phải hợp nhất các hệ thống. Chúng tôi thấy được giá trị to lớn khi sở hữu Apple, hơn là việc khách hàng của chúng tôi sẽ trở thành những người tích hợp các hệ thống. Chúng tôi nghĩ đó là nguồn sức mạnh to lớn trong phương pháp của chúng tôi so với Google: khi bán hàng cho những khách hàng muốn thiết bị của họ chỉ phục vụ cho công việc, chúng tôi tin rằng tính thống nhất sẽ luôn luôn chiến thắng sự tách biệt.

Và chúng tôi cũng nghĩ rằng các lập trình viên của mình có thể đổi mới hơn nếu họ hướng tới một mục tiêu nền tảng duy nhất, hơn là hàng trăm mục tiêu khác nhau. Họ có thể dành thời gian để tạo ra những tính năng mới, hơn là thử nghiệm hàng trăm chiếc điện thoại khác nhau. Vì vậy, chúng tôi rất chú trọng vào phương pháp tiếp cận tích hợp, dù Google có cố gắng mô tả nó là “đóng” bao nhiêu lần đi chăng nữa.

Những chiếc Máy tính bảng

Tiếp theo, tôi muốn nói đến “sự dồn dập” của những chiếc máy tính bảng đã sẵn sàng bước vào thị trường trong những tháng tới.

Đầu tiên, nó xuất hiện chỉ như là một số ít những kẻ tiên phong đáng tin cậy, và không mấy dồn dập.

Điều thứ hai, phần lớn chúng sử dụng màn hình 7 inch, so sánh với màn hình gần 10 inch của iPad. Chúng ta hãy bắt đầu điểm này.

Một suy nghĩ tự nhiên đó là, một màn hình 7 inch sẽ chỉ mang đến 70% sự tiện lợi so với một màn hình 10 inch. Thật không may, điều này cách xa thực tế. Các số đo của màn hình là dựa trên đường chéo, vậy nên màn hình 7 inch chỉ rộng bằng 45% so với màn hình iPad 10 inch. Bạn nghe rồi đấy: chỉ 45% mà thôi.

Nếu bạn lấy một chiếc iPad và giữ nó vuông góc với một góc nhìn chính diện, vẽ một đường thẳng tới giữa màn hình, thì màn hình của những chiếc máy tính bảng 7 inch sẽ nhỏ hơn một chút so với nửa dưới của màn hình iPad. Theo chúng tôi, kích thước như vậy không đủ để tạo ra những ứng dụng bảng tuyệt vời.

Apple đã thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm phạm vi rộng trên các giao diện người sử dụng qua nhiều năm, và chúng tôi thực sự hiểu vấn đề này. Có những giới hạn rõ ràng về việc bạn có thể đặt những yếu tố trên màn hình cảm ứng như thế nào trước khi người dùng có thể thực sự tin tưởng để chạm, gõ nhẹ hay kẹp nó. Đây là một trong những lý do chính khiến chúng tôi nghĩ rằng kích thước màn hình 10 inch là kích thước tối thiểu để tạo ra những ứng dụng máy tính bảng tuyệt vời.

Thứ ba là, mỗi người dùng máy tính bảng cũng đồng thời là những người sử dụng smartphone (điện thoại thông minh). Không một chiếc máy tính bảng nào có thể cạnh tranh với tính lưu động của một chiếc điện thoại thông minh. Nó dễ dàng cho vừa vào túi hay ví của bạn. Nó không phô trương khi bạn sử dụng trong đám đông. Chúng tôi cho rằng mỗi người sử dụng máy tính bảng đã có sẵn một chiếc điện thoại thông minh trong túi, từ bỏ một diện tích quý giá để đổi lấy một chiếc máy tính bảng trong túi của họ quả là một sự thỏa hiệp sai lầm.

Máy tính bảng 7 inch có những hạn chế quá lớn để cạnh tranh với những chiếc điện thoại thông minh và quá nhỏ để cạnh tranh với iPad.

Điểm thứ tư là, phần lớn những chiếc máy tính bảng mới sử dụng phần mềm Android, nhưng ngay cả Google cũng nói rằng người chế tạo những chiếc máy tính bảng không sử dụng bản mới ra mắt của họ − Froyo − cho những chiếc máy tính bảng, và để dành nó cho chiếc máy tính bảng đặc biệt sẽ ra mắt vào năm sau. Điều đó nghĩa là gì khi nhà cung cấp phần mềm của bạn nói rằng bạn không được sử dụng phần mềm của họ cho chiếc máy tính bảng của mình, và điều đó nghĩa là gì khi bạn lờ họ đi và vẫn sử dụng nó?

Điểm thứ năm, hiện nay iPad có hơn 35.000 ứng dụng trên App Store. Những dòng máy tính bảng mới gần như chẳng có ứng dụng nào.

Điểm thứ sáu và cũng là cuối cùng, các nhà cạnh tranh tiềm năng của chúng tôi đang có một khoảng thời gian khó khăn trong quá trình tiếp cận với quy trình định giá của iPad, kể cả màn hình của họ nhỏ hơn hay rẻ hơn nhiều. iPad là sự kết hợp chặt chẽ của những gì mà chúng tôi đã tích lũy được khi tạo nên những sản phẩm chất lượng cao, như iPhone, iPod và Mac. Chúng tôi tạo ra chip A4 riêng của mình, phần mềm riêng và pin hóa học riêng, vỏ hộp máy riêng, tất cả mọi thứ của riêng chúng tôi. Và tất cả được kết hợp trong một sản phẩm tuyệt vời, với một mức giá vô cùng hợp lý.

Những bằng chứng này sẽ có trong quy trình định giá sản phẩm của những nhà cạnh tranh với chúng tôi, mà có thể họ sẽ cung cấp ít hơn, nhưng thu được nhiều hơn. Đây là một trong những lý do khiến chúng tôi nghĩ rằng dòng sản phẩm máy tính bảng 7 inch hiện nay sẽ chết dần chết mòn. Những người sản xuất ra chúng sẽ học được một bài học đau thương rằng những chiếc máy tính bảng của họ quá nhỏ, và rồi tăng kích thước vào năm sau, bằng cách đó, sẽ bỏ rơi cả khách hàng lẫn các lập trình viên − những người đã tham gia vào đoàn diễu hành 7 inch với một sản phẩm mồ côi. Nghe có vẻ như sẽ có rất nhiều điều thú vị ở phía trước.

iPad và sự tháo lắp?

iPad rõ ràng sẽ ảnh hưởng tới những chiếc máy tính notebook. Và tôi nghĩ iPad đang chứng tỏ rằng đó không phải là một vấn đề của nó, mà đó là câu hỏi về thời gian. Và tôi cũng nghĩ rằng sẽ có rất nhiều sự phát triển cũng như tiến bộ vượt bậc trong vài năm tới. Nhưng chúng tôi đã nhìn thấy lợi ích to lớn của iPad từ giáo dục, và ngạc nhiên hơn cả, là từ kinh doanh. Chúng tôi chưa thực sự thúc đẩy mạnh mẽ sản phẩm này trong kinh doanh, và nó đang dần tuột khỏi tầm tay của chúng tôi. Hàng ngày, tôi nói chuyện với nhiều người đang sử dụng iPad trong công việc, trong tất cả mọi lĩnh vực kinh doanh. Tất cả, từ ban giám đốc đang sử dụng iPad thay cho những tập tài liệu, cho tới y tá, bác sĩ và bệnh viện, và cả những ngành kinh doanh lớn nhỏ khác nữa.

Vậy là thời gian càng trôi qua, chúng tôi càng chắc chắn rằng mình đã “vuốt râu hùm”, và đây là mẫu máy tính mới, thứ mà, bạn biết đấy, đã có 10 triệu người sử dụng iPhone. Điều đó liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống, cả mặt cá nhân, giáo dục và kinh doanh. Vì vậy, tôi coi đây như một mục đích chung, và nhận thấy nó thực sự lớn lao. Còn về thời gian, ai đó có thể tranh luận về thời gian vô hạn, nhưng tôi không nghĩ họ có thể tranh luận về việc nó có xảy ra nữa hay không. 

 [Q: Ngài có nghĩ rằng đây có thể là thương vụ lớn thứ hai sau iPhone không?]

Tôi cố gắng không dự đoán điều gì, tôi chỉ thông báo, vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục thông báo. Bạn biết đấy, chúng tôi đã bán được chúng nhiều hơn cả Mac chỉ sau vài quý.

 [Q: Có điều gì mới trong lập trường của ngài về Flash không?]

Bộ nhớ Flash? Chúng tôi yêu thích bộ nhớ Flash.

 [Q: Ngài đang bước vào thị trường máy tính bảng hiện nay… Đây là lần thứ hai ngài nói về cuộc cạnh tranh này, và tôi thắc mắc rằng nếu Apple xâm phạm độc quyền của RIM trong hoạt động kinh doanh này, liệu ngài có nghĩ Apple sẽ đủ khả năng duy trì sức tăng trưởng cho máy tính bảng giữa những làn gió cạnh tranh mới không? Một số người tham gia có thể thử những điều hay những chiến lược khác lạ, như là phạm vi và bộ nhớ Flash, tính đa nhiệm, ít nội dung hơn và hạn chế các ứng dụng, trợ cấp giá. Tôi chỉ tự hỏi rằng liệu nó có thể tự tạo ra một thị trường tách biệt không?]

Tôi có một khoảng thời gian khó khăn để hình dung ra những chiến lược nào đang được bạn nhắc tới. Về giá cả, cho đến nay chúng tôi nhận thấy, những chiếc máy tính bảng ít tính năng hơn có một khoảng thời gian khó khăn để phù hợp với giá cả của chúng tôi. Flash không mang đến bất cứ vấn đề nào cả − như bạn đã biết, phần lớn những video trên web hiện nay có thể dùng được trên HTML5. Với cửa hàng phương tiện iTunes và hơn 35.000 ứng dụng trên App Store dành cho iPad và mọi thứ khác nữa. Và chúng tôi nghĩ mình có những sản phẩm tốt và sẽ rất khó khăn để sánh kịp, và chúng tôi vẫn chưa dừng lại, mà đang tạo ra thêm nhiều sản phẩm cho tương lai. Vì vậy, tôi không biết chính xác những chiến lược là gì, và chúng tôi đã định cho iPad một cái giá khá là cạnh tranh. Vì thế, chúng tôi sẽ chiến thắng với sản phẩm lần này.

 [Q: Liệu thị trường điện thoại có phải là một cuộc chơi vô nghĩa?]

Bạn biết đấy, thị trường điện thoại lớn nhất trên thế giới hiện nay không phải là của điện thoại thông minh. Và sau vài năm nữa, rất nhiều chiếc điện thoại bình thường sẽ trở thành điện thoại thông minh. Và chiếc bánh sẽ tiếp tục to lên. Tôi nghĩ rằng sẽ có một vài công ty thành công, nhưng cuối cùng nếu hầu hết những chiếc điện thoại bình thường đều chuyển đổi thành điện thoại thông minh, nó sẽ trở thành môt cuộc chơi vô nghĩa, hoặc ít nhất là gần như thế. Tôi nghĩ, ngay bây giờ, nó là một trận chiến đối với nhận thức của các lập trình viên và trong nhận thức của khách hàng, và hiện nay iPhone và Android đang giành ưu thế trong trận chiến đó.

 [Q: Ngài nghĩ gì về Apple TV và nó đang hoạt động như thế nào, bởi vì hiện nay, dường như nó là một mô hình trực tuyến.]

Chúng tôi đã tiến đến một mô hình hoàn toàn trực tuyến trên Apple TV. Vì vậy, tất cả nội dung được thuê từ của hàng iTunes, hoặc trực tiếp từ máy tính của bạn, hay sẽ sớm phát trực tiếp từ iPhone hay iPad của bạn với AirPlay. Vậy mô hình mới Apple TV của chúng tôi làm việc như thế nào? Được rồi, tôi có thể nói là trong một thời gian ngắn, chúng tôi đã bán được ¼ triệu trong số đó. Hơn 250.000 chiếc. Và chúng tôi rất xúc động vì điều đó. Tôi nghĩ đó là một sản phẩm tuyệt vời, và cái giá 99 đô-la là khá hấp dẫn. Khi chúng tôi hoàn thiện AirPlay trước dịp cuối năm, sẽ có một lý do lớn khác để mọi người mua nó. Vì vậy, chúng tôi hết sức vui mừng với sự phát triển của nó.

 [Q: Vậy rủi ro lớn nhất là gì?]

Mục đích của chúng tôi là tạo ra những thiết bị tốt nhất trên thế giới, chứ không phải là lớn nhất. Như bạn đã biết, Nokia là hãng lớn nhất. Và chúng tôi khâm phục Nokia bởi khả năng bán hàng của họ. Nhưng chúng tôi không khát khao được như họ. Họ làm tốt khi là chính họ. Còn chúng tôi muốn được là chúng tôi. Và chúng tôi muốn tạo ra những thứ tốt nhất.

Vì vậy, bạn biết đấy, trong lĩnh vực của chúng tôi trên thị trường, Android là đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Họ đã đánh bại chúng tôi trong quý tháng Sáu khi chúng tôi chuyển sang sản xuất iPhone 4, họ đánh bại chúng tôi lần đầu tiên theo số liệu của Gartner, mà chúng tôi cho là khá chính xác. Chúng tôi đang chờ đợi một điều gì khác sẽ xảy ra trong quý này. Chúng tôi sẽ tìm ra – tôi không biết là bằng cách nào, nhưng Gartner hoặc có thể những người khác sẽ đưa ra một vài thông số mới, và cuối cùng một ngày nào đó chúng tôi sẽ biết. Tưởng tượng rằng đôi khi chúng tôi sẽ cạnh tranh với họ, nhưng chúng tôi có những cách tiếp cận khác. Và chúng tôi hết sức tin tưởng vào phương thức tiếp cận của mình: cung cấp cho người sử dụng những sản phẩm chất lượng. Chúng tôi nghĩ trên thế giới có rất nhiều người sử dụng muốn thế. Và cách tiếp cận của họ rất khác với điều đó. Có thể có nhiều người sử dụng cũng muốn cách tiếp cận của riêng mình, nhưng chúng tôi sẽ theo đuổi phương thức tiếp cận của chúng tôi, và tôi nghĩ đó là cách tiếp cận sẽ giành chiến thắng cuối cùng.

 [Q: Câu hỏi về vấn đề thị phần.]

Nokia tạo ra điện thoại cầm tay với giá 50 đô-la, và chúng tôi không biết làm thế nào để tạo ra một chiếc điện thoại thông minh tuyệt vời với giá 50 đô-la. Chúng tôi chưa đủ tài giỏi để tìm ra đáp án, nhưng hãy tin tôi, tôi sẽ cho các bạn biết khi có thể. Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá, những sản phẩm tốt nhất trong mỗi lĩnh vực mà chúng tôi tham gia, đồng thời giảm giá thành xuống trong khi vẫn tiếp tục tạo ra những sản phẩm tốt hơn nữa. Đó là điều mà chúng tôi đã làm với iPod. Chúng tôi cập nhật và nâng cấp các sản phẩm của mình rất nhiều lần trong năm với chức năng tốt hơn, giá thành thường thường tương đương và đôi khi thấp hơn. Nó đã được cải thiện không ngừng trong một số trường hợp, với mức giá thấp hơn, điều đó có khả năng đánh bại đối thủ cạnh tranh của chúng tôi và thị phần lợi nhuận mà nó đã làm.

Như bạn biết đấy, chúng tôi chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trên thị trường điện thoại, trong từng con số, trong giới hạn của mọi chiếc điện thoại di động. Tuy nhiên, chúng tôi có thị phần lớn trên thị trường máy tính bảng, bởi chúng tôi là người đi tiên phong. Nhưng chúng tôi không nghĩ về nó theo cách đó.

Lý do mà chúng tôi không muốn tạo ra một chiếc máy tính bảng 7 inch là vì chúng tôi không muốn nhấn mạnh vào yếu tố giá cả, mà là bởi vì chúng tôi không nghĩ rằng mình có thể tạo ra một chiếc máy tính bảng tốt với màn hình 7 inch. Chúng tôi nghĩ nó quá nhỏ để thể hiện được phần mềm mà mọi người muốn đưa vào. Là một công ty phần mềm, chúng tôi nghĩ về những chiến lược phần mềm đầu tiên. Chúng tôi biết rằng các chuyên viên phát triển phần mềm không thật sự xử lí tốt những sản phẩm với kích thước khác nhau, khi chúng tôi phải làm lại phầm mềm mỗi khi kích thước màn hình thay đổi. Họ cũng không thật sự làm việc tốt với những sản phẩm mà họ không thể đặt được đầy đủ các yếu tố trên màn hình để xây dựng loại ứng dụng họ muốn tạo ra.

Vậy là khi chúng tôi đưa ra quyết định về máy tính bảng 7 inch, đó không phải là vấn đề giá cả, mà là về giá trị của sản phảm khi bạn quản lý phần mềm. Bạn có hiểu điều tôi muốn nói đến không? Tất cả những gì chúng tôi muốn là tạo ra sản phẩm tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất. Đó là điều chúng tôi sẽ làm. Đó cũng là điều chúng tôi đã làm với iPod, và sắp làm với iPad.

Bạn đang nhìn nhận sai về vấn đề này. Bạn đang xem xét nó với tư cách là một người làm phần cứng trong một thế giới bị phân mảnh. Bạn đang nhìn nhận nó như một nhà sản xuất phần cứng mà không thật sự hiểu nhiều về phần mềm, những người không nghĩ về một sản phẩm tích hợp mà lại cho rằng phần mềm sẽ bằng cách nào đó tự lo cho nó. Và bạn đang ngồi một chỗ và nói: “Được rồi, làm thế nào để nó rẻ hơn?” Chà, chúng ta có thể đặt cho nó một màn hình nhỏ hơn, bộ xử lý chậm hơn, dung lượng ít hơn, và bạn cho rằng phần mềm này sẽ sống sót trong sản phẩm này bằng cách nào đó, và rằng bạn đang mơ, nhưng điều đó sẽ không xảy ra. Bởi vì những chuyên viên phát triển các ứng dụng đã rút ra những lợi ích của các sản phẩm trước đó, với bộ xử lí nhanh hơn, với màn hình rộng hơn, những khả năng mà họ có thể tận dụng để tạo ra những ứng dụng tốt hơn cho khách hàng. Đó là một điều khó khăn, bởi vì nó đưa bạn quay lại điểm bắt đầu của vấn đề “con gà và quả trứng” một lần nữa. Phần lớn họ sẽ nói: “Xin lỗi, nhưng tôi sẽ không viết ra một phiên bản đơn giản hơn chỉ bởi vì bạn có thể bán chiếc điện thoại này với giá dưới 50 đô-la, và bạn đang cầu xin tôi viết một phần mềm cho nó.”

 [Q: Tại sao ngài không hoàn lại một số tiền của mình cho cổ đông?]

Chúng tôi tin chắc rằng một hoặc nhiều cơ hội chiến lược sẽ xuất hiện, và chúng tôi đang ở vị trí độc nhất để tận dụng các lợi thế nhờ vào vị thế tiền mặt dồi dào của mình. Bạn biết đấy, chúng tôi đã chứng minh một thành tích đáng kể về việc sử dụng chính xác lượng tiền mặt. Chúng tôi không để tiền của mình cháy rụi trong túi, chúng tôi không cho phép nó khiến mình đạt được những thành quả ngu ngốc. Và vì vậy, chúng tôi muốn tiếp tục giữ vững sức mạnh của mình, bởi chúng tôi cảm thấy rất nhiều cơ hội chiến lược trong tương lai. Đó là lý do lớn nhất.

 [Q: Tại sao ngài nghĩ rằng iPad của Apple có lợi thế về giá so với nhà các nhà sản xuất PC khác?] 

Tôi nghĩ một phần là bởi chúng tôi rất nỗ lực để tạo ra nó. Con chip A4 bên trong iPad là một sự sáng tạo của Apple. Tất tần tật mọi thứ từ pin hóa học cho tới vỏ hộp. Chúng tôi cũng đã học được nhiều điều từ việc thiết kế sản phẩm với một quy mô và kích thước nhỏ hơn (cực tiểu hóa) mà chúng tôi đã làm với iPod và iPhone, và chúng tôi là một nhà sản xuất mặt hàng điện tử lớn. Vì vậy, tôi nghĩ chúng tôi đã học được nhiều điều, phát triển được nhiều thành phần của mình trong khi những nhà sản xuất khác phải mua lại chúng trên thị trường thông qua người môi giới. Và tôi nghĩ các kĩ sư hệ thống của chúng tôi biết cách xây dựng hệ thống hiệu quả nhất. Vì vậy, tôi nghĩ rằng đây chính là sản phẩm mà chúng tôi đã tạo ra trong thập kỷ qua.

iPad: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Apple của Steve Jobs trên chặng đường ngành PC (máy tính cá nhân) đang hướng tới

Đã 30 năm, kể từ khi là người mở ra một thời đại mới cho ngành máy tính cá nhân, giám đốc điều hành của Apple Inc., Steve Jobs, vẫn tiếp tục tạo nên những làn sóng mới. Dưới sự giám sát của ông, Apple đã làm thay đổi dịch vụ nhạc số bằng máy nghe nhạc iPod và phần mềm iTunes, cũng như khuấy động ngành công nghiệp điện thoại di động với kiệt tác iPhone. Tháng Tư, Steve Jobs tiếp tục giới thiệu tới công chúng siêu phẩm iPad, loại máy tính bảng mà theo như cách nói của ông sẽ khởi phát một cuộc cách mạng mới trong ngành công nghiệp máy tính.

Trong buổi thảo luận cùng Walt Mossberg và Kara Swisher về điểm khởi nguyên của iPad, về tương lai của loại máy tính bảng này cũng như cách thức nhìn nhận về chế độ bảo mật khách hàng của Apple. Dưới đây là một số trích đoạn có chỉnh sửa của buổi thảo luận.

Một quan điểm hoàn toàn mới

MR. MOSSBERG: Trong quá khứ, ngài từng cho rằng Máy tính bảng (Tablet PC) không phải là một ý tưởng khả dụng. Một lần khác, ngài lại nói rằng không có ý định sản xuất điện thoại bởi lẽ ngài sẽ phải cố gắng để bán hết chúng – Tôi nghĩ rằng ngài gọi đó là Năm Orifice 

MR. JOBS: Vâng, đúng rồi. Là bốn, tôi nghĩ vậy.

MR. MOSSBERG: Các dây chuyền sản xuất điện thoại

MR.JOBS: Chúng tôi đã tìm ra cách để thay đổi điều đó. Chúng tôi đã tìm ra cách thức bán loại điện thoại chúng tôi muốn bán và định nghĩa chúng theo cách mà chúng tôi muốn định nghĩa. Chúng tôi cũng có được sự kiểm soát mà chúng tôi mong muốn đối với những thứ trên điện thoại và với dây chuyền sản xuất.

Tôi nhớ mình đã từng đưa ra quan điểm về loại bảng vẽ rằng loại hình viết tay có lẽ là phương pháp nhập liệu đầu vào chậm chạp nhất từng được phát minh và nó đã hoàn toàn bị thất bại. Điều chúng tôi cố gắng làm đó là hình dung lại về loại bảng này. Tôi cho rằng Microsoft đã làm được khá nhiều điều thú vị với bảng vẽ. Điều chúng tôi làm không phải để cạnh tranh với họ. Anh biết đấy, họ hoàn toàn dựa trên nền tảng bút stylus . Điều chúng tôi muốn nói đó là, nếu như phải cần tới một chiếc bút stylus, bạn đã hoàn toàn thất bại.

Đó chính là động lực dẫn dắt chúng tôi. Máy tính bảng của họ dựa trên nền tảng Máy tính cá nhân (PC). Nó có tất cả các loại hình chi phí của máy tính cá nhân. Tuổi thọ pin cũng của máy tính cá nhân. Cân nặng cũng của máy tính cá nhân. Sử dụng hệ điều hành của máy tính cá nhân. Nó cũng thực sự cần đến sự chính xác của con trỏ chuột.

Ngay khi bạn buông cây bút stylus ra, bạn không thể có được sự chính xác đó. Chính vì vậy, bạn cần một phần mềm mới, hoàn toàn khác biệt. Do đó, bạn không thể sử dụng hệ điều hành của máy tính cá nhân, và phải ngậm đắng nuốt cay chấp nhận rằng, chúng ta phải nhào nặn tất cả lại từ đầu bởi lẽ các ứng dụng của máy tính cá nhân không hoạt động nếu không được viết lại. Và thế là, chúng tôi đã tạo ra một thứ hoàn toàn khác.

MR. MOSSBERG: Khi xây dựng hệ điều hành đa điểm , ngài đã không ngay lập tức áp dụng chúng cho dòng máy tính bảng, mà lại cho áp dụng vào điện thoại. Phải chăng ngài đã có ý tưởng về một dòng máy tính bảng khi sáng tạo ra iPhone?

MR. JOBS: Để tôi cho anh biết một bí mật nhé. Thực ra tôi nghĩ ra máy tính bảng trước. Tôi đã có ý tưởng về việc thủ tiêu bàn phím máy tính. Tôi đã hỏi đồng sự của mình rằng: “Liệu chúng ta có thể theo đuổi ý tưởng về một hệ điều hành đa điểm có thể giúp người sử dụng đánh chữ trực tiếp từ màn hình hay không?” Khoảng 6 tháng sau, họ kéo tôi vào phòng và cho tôi xem nguyên mẫu đầu tiên, và nó thật đáng ngạc nhiên. Lúc đó là đầu những năm 2000.

Tôi giao bản mẫu đó cho một trong số các chuyên gia về giao diện người dùng giỏi nhất. Anh ta gọi lại cho tôi sau một vài tuần, và anh ta đã làm việc với chức năng thanh cuộn quán tính (Inertial Scrolling) và một vài thứ khác nữa. Tôi nghĩ: “Lạy Chúa, sao chúng ta không thử tạo ra một chiếc điện thoại di động nhỉ.”

Thế là tôi tạm gác dự án máy tính bảng lại, bởi vì điện thoại di động quan trọng hơn. Và khi thời cơ đến, chúng tôi lại lôi chiếc máy tính bảng trên giá sách xuống, áp dụng tất cả những gì chúng tôi học được từ việc sản xuất điện thoại vào máy tính bảng.

MS. SWISHER: Vậy xin ngài cho biết chiếc máy tính bảng đã tiến được tới đâu rồi? Có rất nhiều câu chuyện nói rằng ngài đã tới gặp các chủ tòa soạn và quảng cáo rằng đây là cứu cánh cho ngành báo chí.

MR. JOBS: Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng nền báo chí tự do và khỏe mạnh là nền tảng cho mọi nền dân chủ. Và khi suy ngẫm về những nỗ lực quan trọng của ngành báo chí tại đất nước này, tôi nghĩ tới những tờ báo như Washington Post, The New York Times, The World Street Journal cùng nhiều nhà xuất bản báo chí khác, và chúng ta đều biết điều gì đang xảy đến với tình trạng kinh doanh của các doanh nghiệp này. Tôi không muốn thấy chúng ta rơi vào thế giới của các Blogger. Tất cả những gì chúng ta cần làm là giúp đỡ các tổ chức thu thập thông tin tìm ra một giải pháp mới để truyền tải tin tức để từ đó họ có thể duy trì hoạt động thu thập thông tin và biên tập của mình một cách nguyên vẹn, đó là tâm nguyện của tôi.

MS. SWISHER: Ngài có thực sự nghĩ rằng điều đó sẽ mang lại hiệu quả không?

MR. JOBS: Ngày nay, tất cả chúng ta đang có xu hướng chuyển sang tìm đọc tin tức qua mạng. Điều chúng ta cần phải làm đó là tìm ra một cách thức khiến mọi người trả tiền cho sự thỏa mãn khó kiếm đó. Tôi không biết chắc liệu điều đó có mang lại hiệu quả hay không, song bài học lớn nhất mà Apple học được đó là: Giá thật cao và số lượng thật nhiều. Tôi nghĩ mọi người đều sẵn sàng trả tiền để có được sự hài lòng. Tôi tin tưởng điều đó trong âm nhạc. Tôi tin tưởng điều đó trong truyền thông và tôi tin tưởng điều đó trong nhưng tin tức hàng ngày.

MR. MOSSBERG: Phải chăng máy tính bảng thậm chí còn có thể thay thế cả laptop?

MR. JOBS: Khi chúng ta còn là một nước nông nghiệp, mọi loại ô tô đều là xe tải bởi lẽ chúng ta cần chúng trên đồng ruộng. Nhưng khi các phương tiện được sử dụng ở trung tâm các đô thị, ô tô trở nên phổ biến hơn. Những cải tiến mới đặc biệt quan trọng với xe hơi như hộp số tự động hay bộ truyền lực và rất nhiều thứ khác nữa là những điều mà chúng ta không mấy quan tâm khi sử dụng xe tải.

Máy tính cá nhân rồi cũng sẽ giống như xe tải. Chúng vẫn sẽ ở đó, vẫn có rất nhiều giá trị, nhưng chỉ được một trong một số X người sử dụng.

Tôi nghĩ chúng ta đang bắt tay vào thực hiện điều đó. Kế đến sẽ là iPad ư? Ai biết được? Điều đó bao giờ sẽ xảy ra, năm sau, năm năm sau hay bảy năm sau? Chẳng ai biết được? Nhưng tôi cho rằng chúng ta đang hướng tới điều đó.

MS. SWISHER: Hiện tại, ngài nghĩ có thứ gì ngài đang thấy đây sẽ thay đổi trong tương lai không?

MR. JOBS: Không ít người cười nhạo tôi khi tôi sử dụng cụm từ “Thần kỳ” để miêu tả về iPad. Nhưng đó thực sự là điều tôi nghĩ. Càng ngày, bạn càng có nhiều mối liên hệ mật thiết hơn với Internet và truyền thông, các ứng dụng của bạn, sự hài lòng của bạn. Điều đó cứ như thể những thứ trung gian đã bị gỡ ra và vứt bỏ đi.

Phải chăng đó là hành động trực tiếp? Phải chăng bạn có thể hoàn toàn vứt bỏ nó? Phải chăng bạn có thể không cần tới cáp nối hay loại pin có tuổi thọ 10 tiếng? Tôi không biết. Điều đó và nhiều điều khác nữa là những thứ tôi chưa hiểu được. Tôi cho rằng chứng ta mới chỉ khẽ chạm tới những loại ứng dụng mà chúng ta có thể xây dựng trong tương lai. Tôi nghĩ một trong số đó có thể tạo ra rất nhiều sự hài lòng đối với máy tính bảng.

MR. MOSSBERG: Có rất nhiều người hoài nghi loại hình thiết bị này có thể tạo ra được sự thỏa mãn cho người dùng – bởi cách thức sử dụng bàn phím và tất cả những thứ khác nữa.

MR. JOBS: Tại sao đó lại không phải là một câu hỏi nhỉ. Anh có thể nói rằng: “Khi phải viết một bản báo cáo điều tra dài 35 trang, tôi muốn dùng bàn phím kết nối Bluetooth của mình,” nhưng điều đó chỉ chiếm 1% trong tổng số thời gian sử dụng của tôi. Có thể nói, sẽ là thiển cận khi cho rằng những thứ đó qua thời gian sẽ không thể phát triển thành các công cụ đa chức năng.

MR. MOSSBERG: Trong tương lai, có vẻ như ngài sẽ tham gia vào lĩnh vực quảng cáo.

MR. JOBS: Chúng tôi chỉ muốn giúp các nhà phát triển của mình kiếm thêm thu nhập để họ có thể an tâm tiếp tục cung cấp cho khách hàng các ứng dụng miễn phí hoặc có giá thành thấp. Đó là lý do vì sao chúng tôi làm như vậy. Chúng tôi không có ý định kiếm quá nhiều tiền trong lĩnh vực quảng cáo.

Có một vài điều thực sự thú vị đã diễn ra đối với điện thoại di động. Chúng không phải là bản mô phỏng của máy tính để bàn hay máy tính xách tay. Nếu như mọi người muốn tìm kiếm một nhà hàng, họ sẽ không gõ lên công cụ tìm kiếm của mình những cụm từ như “Nhật Bản” hay “Palo Alto ”, mà thay vào đó, họ sẽ sử dụng Yelp  hay bất cứ ứng dụng nào mà họ muốn. Các thông tin quảng cáo hiện nay được thiết kế dưới dạng banner, và khi bạn chạm vào chúng, chuyện gì sẽ xảy ra?

MR. MOSSBERG: Chúng sẽ đưa người sử dụng tới một trang mới.

MR. JOBS: Nó khiến bạn thoát ra khỏi ứng dụng, đưa bạn tới khu vực trình duyệt và nếu chẳng may bạn không hứng thú gì với mấy thứ quảng cáo đó, bạn lại phải lọ mọ tìm cách quay trở lại ứng dụng đó. Vậy, chẳng phải là rất tuyệt sao nếu như các mục quảng cáo trên điện thoại di động không khiến bạn bị thoát khỏi ứng dụng, mà sẽ hiện ngay trên màn hình, tạo cho bạn một trải nghiệm về quảng cáo tương tác, và bất cứ khi nào bạn muốn, bạn chỉ cần ấn một cái nút nhỏ và nó sẽ đưa bạn quay trở lại đúng vị trí nơi bạn vừa rời khỏi ứng dụng.

Chúng tôi có thể gắn tiện ích như vậy vào hệ điều hành nên các ứng dụng không nhất thiết phải làm điều đó. Thật là điên rồ khi để cho các nhà quảng cáo động chạm vào ứng dụng, thay vào đó, chúng ta có thể thuyết phục nhà phát triển bổ sung mục quảng cáo tương tác đó vào trong ứng dụng, việc đó chỉ tốn chưa đầy 30 phút.

MR. MOSSBERG: Xin ngài cho biết có sự khác biệt nào trong vấn đề bảo mật giữa Sillicon Valley và các phần còn lại của nước Mỹ không?

MR. JOBS: Quan điểm về vấn đề bảo mật của chúng tôi rất khác so với các đồng nghiệp của chúng tôi ở Sillicon Valley. Chúng tôi coi bảo mật là một vấn đề vô cùng hệ trọng. Đó là một trong những lý do vì sao chúng tôi thành lập của hàng ứng dụng trực tuyến. Chúng tôi loại bỏ các ứng dụng đòi hỏi quá nhiều thông tin cá nhân của khách hàng và cho chúng tan thành mây khói.

Bảo mật nghĩa là khách hàng được biết họ đang đăng ký vì điều gì. Diễn đạt theo tiếng Anh đơn giản, và lặp đi lặp lại, thì ý nghĩa của việc làm đó là gì. Hãy hỏi họ, hỏi họ mọi lúc mọi nơi. Hãy làm cho họ yêu cầu bạn chấm dứt việc cứ liên tục hỏi như vậy khi họ cảm thấy chán ngấy với việc đó. Hãy để cho họ biết chính xác bạn sẽ làm gì với thông tin cá nhân của họ.

Steve Jobs nói về những thăng trầm của cuộc đời mình

Sau khi đưa ra quyết định nghỉ việc tại Apple, Steve Jobs đã dành ba tiếng rưỡi để nói về những thử thách mà mình gặp phải, cũng như những gì đã diễn ra trong quá khứ và tương lai của ông trong buổi phỏng vấn với Gerald C. Lubenow và Michael Rogers, tạp chí NEWSWEEK. Trích:

Q. Xin ngài cho biết, khi nào Apple không còn giữ được sự hấp dẫn nữa?

A. Như các bạn đã biết, Apple có thể coi là công ty thuộc Sillicon Valley thuần chủng nhất. Chúng tôi bắt đầu mọi thứ từ một cái garage. Woz (đồng sáng lập Stephen Wozniak) và tôi đều lớn lên tại Sillicon Valley. Chúng tôi xây dựng đội ngũ lãnh đạo theo hình mẫu của Hewlett-Packard. Và do đó, tôi cho rằng đó là điều mà chúng tôi luôn khắc ghi trong tâm trí. Bạn biết đấy, Hewlett và Packard, còn chúng tôi là Jobs và Wozniak. Và, như bạn đã biết, ban đầu công ty của chúng tôi khá nhỏ bé trong một thời gian dài. Nhưng trong những năm từ 1970 đến 1980, ngành công nghiệp đã bắt đầu phát triển với tốc độ chóng mặt. Đội ngũ phát triển Macintosh khi đó được mệnh danh “intrapreneurship” (có tinh thần “khởi nghiệp” trong lòng doanh nghiệp lớn) – một vài năm sau đó, thuật ngữ này mới chính thức được mọi người biết tới – thực chất là một nhóm người làm việc trong một cái garage, nhưng đó lại là một công ty lớn. Một lần nữa, bằng cách nào đó, một công ty nhỏ với đội ngũ nòng cốt 50 người, song lại có thể thu hút rất nhiều người khác thực sự muốn làm việc cho nó.

Q. Nhưng liệu có phải lúc nào mọi thứ cũng đúng như những gì ngài muốn họ cống hiến cho Apple và Steve Jobs không?

A. Có thể nói, nếu như tôi nhìn vào và tự hỏi bản thân rằng: “Điều gì tôi làm tốt nhất và điều gì tôi thích làm nhất?” thì câu trả lời là, thứ tôi làm tốt nhất đó là tạo ra những sản phẩm mới mang tính cách tân cao. Và đó cũng là điều tôi thích làm nhất. Tôi thích làm việc, và tôi có thể làm tốt nhất, với một nhóm những con người tài năng. Đó là điều tôi đã làm với máy Apple II, hay hệ điều hành Macintosh. Và, bạn biết đấy, sau một mùa hè, tôi đã có rất nhiều thời gian để suy ngẫm về mọi thứ. Mỗi ngày, tôi lại lấy ra một mảnh giấy và ghi lên đó những điều tôi quan tâm nhất, những thứ mà cá nhân tôi cảm thấy tự hào, và về quãng thời gian 10 năm tôi làm việc tại Apple. Đó hiển nhiên là việc tạo ra máy tính Apple II và hệ điều hành Macintosh. Nhưng hơn tất cả, điều tôi thực sự quan tâm đó là thành lập quỹ giáo dục Apple Education Foundation. Tôi đã nảy ra ý tưởng điên rồ đó và hiện thực hóa nó thành chương trình mang tên “The Kids can’t wait” (Trẻ em không thể chờ đợi), trong đó chúng tôi cố gắng trang bị cho mọi trường học trên toàn nước Mỹ một chiếc máy tính, và hơn một máy tính cho mọi trường học ở bang California, tống số vào khoảng 10.000 máy. Và nếu như tôi kết hợp hai thứ đó với nhau, làm việc với một nhóm những con người tài năng để tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá, cũng như cống hiến cho nền giáo dục, thì đó chính là nơi khởi nguồn cho những ý tưởng mà giờ đây tôi đang thực hiện.

Q. Khi John Sculley đến và tiếp quản công ty thay ngài, thì vai trò của ngài thay đổi như thế nào? Phải chăng lúc đó ngài đã nghĩ rằng: “Thật là nhàm chán khi phải điều hành một doanh nghiệp khổng lồ như thế này?”

A. Tôi đã rất hạnh phúc trong những năm tháng đầu tiên khi Macintosh ra đời. Thực sự là như vậy, kể cả trước đây khi mọi thứ đã gần như kết thúc với tôi. Tôi không nghĩ tôi sinh ra là để điều hành những doanh nghiệp khổng lồ hay đem đến cho nhân loại những tiến bộ không ngừng. Bạn biết đấy, tôi cho rằng, điều Sculley nhận thấy sau những nỗ lực tổ chức lại công ty đó là tôi không nên ở lại Apple, điều đó giúp anh ta nỗ lực thực hiện những gì anh ta muốn thực hiện. Và, bạn cũng thấy rằng, anh ta đã tuyên bố rằng tôi sẽ không giữ vai trò gì từ nay về sau và trong tương lai cũng vậy, hoặc trong tương lai gần. Và đó là sự trắng-đen minh bạch mà bạn cần phải có khi quyết định làm bất cứ điều gì. Trong trường hợp này, điều đó có thể hơi minh bạch thái quá một chút. Song như các bạn thấy đấy, tôi tôn trọng quyền ra quyết định của anh ta.

Q. Vậy ngài đã phản ứng thế nào khi nghe quyết định của hội đồng quản trị – những người mà ngài quen biết và cộng tác làm việc trong nhiều năm?

A. Ồ vâng, tôi cho rằng, ngay cả khi trí tưởng tượng thăng hoa nhất, tôi cũng không thể ngờ được có ngày mình lại phải nhận một kết cục như vậy. Tôi đã hy vọng rằng cuộc sống của tôi sẽ được định hình giá trị trên bức tranh mà tôi đã dệt nên, cả trong và ngoài Apple: Tôi đã ở đó một thời gian dài, và có thể tôi sẽ ra đi và làm một điều gì đó khác để tiếp tục cống hiến, nhưng phải liên quan tới Apple, và có thể sẽ quay lại đó, ở lại đó thêm một khoảng thời gian nữa trước khi lại tiếp tục cất bước ra đi để làm nên một điều gì đó mới lạ hơn. Nhưng mọi thứ đâu phải lúc nào cũng rõ ràng rành mạch như vậy. Như các bạn thấy đấy, tôi đã có quãng thời gian 10 năm tuyệt vời, và tôi không có nhiều thứ phải hối tiếc.

Q. Xin được hỏi ngài rằng có sự phân định rạch ròi nào giữa một người làm kinh doanh và một doanh nhân không? Và ai sẽ là người tạo nên sự khác biệt?

A. Tôi không biết. Nếu như nhìn vào ngành công nghiệp máy tính cá nhân, bạn sẽ thấy IBM, DEC và Hewlett-Packard không phải là người chế tạo ra máy tính nhân. Để làm được điều đó, bạn phải cần tới những tay nhà giàu lãng tử mới phất, thích ngao du đó đây, làm việc trong những điều kiện vật chất thiếu thốn nhưng mang trong mình đầy hoài bão và lòng nhiệt huyết. Có thể đúng khi nói rằng những người tạo ra sự đổi mới trong các ngành công nghiệp có thể không giỏi, hay nói một cách thẳng thắn, không cảm thấy hứng thú với việc điều hành một doanh nghiệp lớn, bởi lẽ điều đó sẽ cướp đi khoảng thời gian sáng tạo quý báu của họ. Tiến sĩ Land ở Polaroid là một ví dụ điển hình.

Cá nhân tôi, một người đàn ông, tôi muốn xây dựng mọi thứ. Tôi 30 tuổi. Tôi chưa sẵn sàng để trở thành một chuyên gia trong ngành công nghiệp. Tôi đã nhận được ba lời mời làm giảng viên mùa hè này, và tôi đã trả lời các trường đại học đó rằng tôi là một giáo viên kém cỏi và tôi không thích hợp với công việc đó. Công việc tôi làm tốt nhất đó là tìm kiếm những con người tài năng, tập hợp họ lại và cùng với họ tạo ra các sản phẩm. Tôi tôn trọng định hướng mà Apple đang theo đuổi. Nhưng các bạn biết đấy, cá nhân tôi, tôi muốn tạo ra các sản phẩm. Và nếu như ở đó không có chỗ cho tôi, tôi sẽ làm gấp đôi những gì tôi đã làm trước đó. Tôi sẽ tạo một nơi cho riêng mình. Bạn thấy đấy, tôi đã bắt đầu mọi thứ từ một garage khi sáng lập nên Apple, và khi tôi bắt đầu xây dựng Mac, nói một cách ẩn dụ, tôi cũng làm việc trong một cái garage.

Q. Vâng, đó cũng chính là câu hỏi tiếp theo đấy ạ…

A. Ồ vâng, chính xác đấy. Tôi đã nuôi dưỡng Apple từ một cái garage phát triển thành một công ty trị giá 5 tới 10 tỷ đô-la. Chính vì vậy, tôi không cần thiết phải nổi nóng về việc phải chứng minh bất cứ điều gì cho bản thân tôi và cho những người khác nữa. Và, xin nhớ cho rằng, cho dù thế giới có rất nhiều cách đánh giá khác nhau về thành công, tôi có thước đo đánh giá của riêng mình. Thước đo của tôi đó là mọi loại máy tính trên thế giới đều phải có chất lượng ngang bằng với máy Macintosh trở lên.

Q. Ý ngài muốn nói rằng lẽ ra ngài nên điều hành Apple?

A. Nếu như tôi có ý định điều hành Apple từ năm 1983, thì tôi đã tự mình ứng cử cho vị trí đó rồi, nhưng tôi đã không làm điều đó. Và quyết định đưa John Sculley về Apple là một quyết định hoàn toàn tỉnh táo của tôi.

Q. Ngài có ngạc nhiên không khi thấy mọi thứ lại trở nên như vậy?

A. Nếu phiếu bầu của tôi đại diện cho tất cả tại Apple, thì chắc chắn tôi đã không phải nói với bản thân mình rằng “không có chỗ cho anh ở Apple đâu”. Nhưng lá phiếu của tôi rốt cuộc vẫn chỉ là một lá phiếu. Thành ra…

Q. Cuối cùng thì nó đã hạ gục người đáng ra sẽ điều hành công ty.

A. Tôi nghĩ rằng, quan trọng hơn cả, kết quả đó thuộc về quan niệm và triết lý, chứ không phải là cá nhân một người nào đó. Bạn biết đấy, triết lý của tôi là – nó thực sự rất đơn giản, tuy nhiên, triết lý đó không phải là không có khiếm khuyết và tôi sẽ chỉnh sửa nó sao cho phù hợp. Triết lý của tôi đó là mọi thứ bắt đầu với một sản phẩm vĩ đại. Do đó, tôi hoàn toàn tin tưởng vào việc lắng nghe khách hàng, nhưng họ không thể nói cho bạn biết bước đột phá mới nào sẽ diễn ra trong năm tới có thể làm thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp. Vì vậy, bạn phải lắng nghe thật cẩn thận. Nhưng sau đó bạn phải trở về và sắp xếp chúng lại – và bạn phải giấu nhẹm chúng đi, không được để chúng lọt vào tay những người thực sự am hiểu công nghệ và cũng đang mơ tưởng tới việc tạo nên một bước đột phá mới. Và đó là quan điểm của tôi, mọi thứ bắt đầu với một sản phẩm vĩ đại. Và nó không phải là hoàn hảo. Tôi chắc chắn sẽ bị chỉ trích là không chịu lắng nghe khách hàng một cách đầy đủ.

Q. Ngài có thể cho chúng tôi biết sơ qua một chút về vai trò của ngài tại Apple khi công ty tiến hành cải tổ không?

A. Lịch trình của tôi bao gồm một số cam kết mà về lâu về dài chứ không phải ngay lập tức tôi có thể điều chỉnh được. Trong đó có chuyến đi tới các nước Xô-Viết cùng một chuyến đi tới châu Âu để giới thiệu các sản phẩm của văn phòng Macintosh. Với tâm trạng hiện thời, tôi nghĩ rằng mình đã làm một điều tốt đẹp cho công ty. Nhưng khi tôi được yêu cầu rời khỏi văn phòng của mình. Họ đã thuê cho tôi một ngôi nhà nhỏ trên con phố gần nơi văn phòng của Apple tọa lạc. Chúng tôi đặt tên cho nó là Siberia.

Q. Ngài được thông báo về việc đó như thế nào?

A. Trợ lý của tôi đã thông báo cho tôi. Vâng, cô ấy nói rằng: “Họ muốn anh ra ngoài trong 2 tuần.”

Q. Ngài cảm thấy thế nào lúc đó?

A. Cảm giác của tôi lúc đó cũng giống như bao người khác gặp phải hoàn cảnh tương tự thôi, chẳng có gì đặc biệt cả. Và thế là, tôi đi dọc theo con phố, tôi chắc mẩm rằng ban giám đốc điều hành đều có số điện thoại nhà riêng của tôi. Tôi biết John có nó, và tôi đã gọi cho từng người trong số họ để chắc chắn rằng họ cũng có số điện thoại của tôi và tôi muốn nói với họ rằng tôi sẽ cố gắng tỏ ra có ích bằng bất cứ cách nào tôi có thể, và tôi xin họ hãy gọi lại cho tôi nếu như tôi có thể làm được một điều gì đó, nhưng điện thoại của tôi vẫn im lìm. Và vì vậy tôi vẫn làm việc, tôi vẫn tới đó, vẫn có một đến hai cuộc điện thoại để nghe, vẫn có một vài email để lướt qua. Nhưng, tháng 6, rồi tháng 7… hầu hết các bản báo cáo công tác quản lý ở công ty không được chuyển đến bàn làm việc của tôi nữa. Một vài người có thể thấy xe của tôi ở bãi đậu, họ đi nhanh qua và tỏ ra thương hại tôi. Tôi cảm thấy thực sự chán nản và lê gót về nhà trong 3, 4 tiếng đồng hồ, chán nản thực sự. Sau một thời gian chịu đựng điều đó, tôi quyết định rằng như thế thật là hại cho sức khỏe. Thế là tôi không buồn tủi nữa. Bạn thấy đấy, chẳng ai nhớ tới tôi cả.

Q. Ngài có cảm thấy rằng chính họ đã cướp đoạt công ty của ngài không?

A. Với tôi, Apple tồn tại trong tâm linh của những ai làm việc tại đó, trong triết lý và mục đích mà từ đó mọi người truyền bá công việc kinh doanh của họ. Chính vì vậy, nếu Apple trở thành nơi máy tính trở thành một món hàng và sự lãng mạn bị biến mất, nơi mọi người quên rằng máy tính là phát minh vĩ đại nhất của loài người, thì khi đó tôi sẽ cảm thấy Apple bị tước đoạt. Nhưng chừng nào mọi người vẫn cảm nhận được những điều cao quý đó cũng như hăng say sáng tạo nên những chiếc máy tính cá nhân tuyệt diệu, thì chừng đó, dẫu có cách đó cả nghìn dặm, tôi vẫn cảm thấy nó tồn tại.

Q. Vậy giờ đây tinh thần ấy vẫn còn tồn tại chứ?

A. Tôi nghĩ bạn có một câu hỏi khá hay đấy… Tôi không phải là người có thể trả lời câu hỏi đó. Bạn làm tôi khó trả lời quá.

Q. Khi xem xét lại Apple trong suốt mùa hè, ngài có nghĩ tới sự thay thế nào không?

A. Không

Q. Ngài có nghĩ liệu có cơ hội nào không khi một ngày nào đó họ sẽ thành lập nhóm R&D  và bổ nhiệm Steve vào vị trí điều hành?

A. Ngày khó khăn nhất, một trong năm ngày khó khăn khi John phát biểu tại buổi họp các nhà phân tích rằng sẽ không có một vị trí nào cho tôi trong tương lai, và anh ta tiếp tục lặp lại điều đó trong một cuộc họp khác được tổ chức một tuần sau đó. Anh ta không trực tiếp nói với tôi mà lu loa lên với cánh báo chí. Cảm giác đó cứ như thể bạn bị ai đó đấm một cú thật đau vào bụng và khiến bạn như muốn tắc thở. Nhưng nếu bạn ngồi xuống và thư giãn, bạn sẽ thở lại được. Đó là những gì tôi cảm nhận được trong mùa hè năm đó. Tất cả những gì tôi phải làm là cố gắng nghỉ ngơi. Điều đó thực không dễ dàng gì. Tôi đã nhiều lần đi dạo rất lâu trong rừng và thực sự không giao tiếp với nhiều người.

Và dần dần, tinh thần của tôi được vực dậy từng chút, từng chút một. Và như các bạn biết đấy, chỉ một vài tuần sau, một ý tưởng đã nảy ra trong đầu tôi. Tôi đã đọc một số tài liệu về sinh hóa và tái tổ hợp DNA. Trước đây, tôi đã từng gặp Paul Berg, người đã phát minh ra một số kỹ thuật tái tổ hợp. Tôi gọi cho ông và nói rằng: “Ngài còn nhớ tôi chứ, tôi không hiểu rõ lắm về lĩnh vực này, nhưng tôi có một số câu hỏi về cách thức hoạt động của nó, và tôi rất mong sẽ được dùng bữa trưa cùng với ngài.” Và chúng tôi đã ăn trưa cùng nhau tại Stanford. Ông ấy chỉ cho tôi cách thức họ sửa chữa gen. Thực ra, chúng khá đơn giản và rõ ràng. Có vẻ như trong đó có rất nhiều khái niệm mà bạn có thể tìm thấy trong khoa học máy tính. Paul đã chỉ cho tôi cách thức ông ấy tiến hành các thí nghiệm, trong một phòng thí nghiệm ẩm ướt và họ phải mất một, hai hoặc ba tuần để thực hiện. Tôi hỏi ông: “Tại sao ngài không mô phỏng các thí nghiệm đó trên máy tính? Nó không những giúp thí nghiệm của ngài được tiến hành nhanh hơn, mà một ngày nào đó, mọi sinh viên ngành học vi sinh trên khắp cả nước đều có cơ hội được sử dụng phần mềm tổ hợp của Paul Berg.” Ngay lập tức mắt ông sáng lên…

Và đó là bước ngoặt của bữa ăn trưa. Bởi lẽ đó là thời khắc tôi thực sự suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này, và mọi bánh răng trong tôi lại bắt đầu chuyển động. Tôi cảm thấy thực sự hưng phấn. Đó không phải là để làm giàu, tôi đã không còn quan tâm tới việc làm thế nào để trở nên giàu có nữa. Điều tôi quan tâm nhiều nhất là, tôi đã 30 tuổi, và tôi có thể nhìn lại quãng thời gian 10 năm trước đây và cảm thấy thật tự hào về nó. Và tôi muốn tiếp tục làm một điều gì đó để rồi khi tôi 40 tuổi, tôi có thể ngoái lại và nói rằng, “bạn thấy đấy, tôi đã không lãng phí những năm 30 tuổi của mình.”

Q. Ngài có thể cho chúng tôi chi tiết hơn làm thế nào mà những điều mới mẻ đó lại đến cùng lúc với nhau như vậy không?

A. Điều thú vị về nhóm làm việc của tôi đó là chúng tôi đã quen biết nhau trong khoảng thời gian 4 năm. Và chúng tôi có một niềm tin to lớn vào khả năng của từng cá nhân trong nhóm và chúng tôi thực sự yêu mến nhau. Và tất cả đều có chung một tham vọng, đó là xây dựng một công ty nhỏ mà ở đó, mọi người có thể tạo ảnh hưởng tới vận mệnh của nó và biến nó thành một nơi thực sự thú vị để làm việc. Khoảng hai tuần trước khi bắt đầu thành lập công ty hiện thời, chúng tôi đã cùng nhau trò chuyện về một doanh nghiệp như thế. Và chúng tôi không hề có bản kế hoạch kinh doanh. Có thể bạn sẽ nghĩ chúng tôi thật điên rồ, nhưng chúng tôi cùng chung một hướng đi. Chúng tôi muốn tìm ra những điều mà nền giáo dục chuyên sâu thực sự cần. Chúng tôi lên kế hoạch thăm quan các trường đại học trong tháng 10 và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của họ. Để rồi sau đó chúng tôi muốn làm một điều gì đó cho họ, bất cứ điều gì. Phần mềm dạy học, hay bất cứ thứ gì cũng được.

Q. Ngài từng đề cập đến việc phải mạnh mẽ để đương đầu với khó khăn, phải có một cá tính gai góc. Liệu điều đó có phải là một trong những nguyên nhân dẫn tới cú vấp ngã của ngài không?

A. Bạn biết đấy, tôi không phải là một chính khách 62 tuổi cả đời ngao du thiên hạ. Do đó, khi tôi 25 tuổi, tôi đã chắc mẩm một điều rằng, nếu có thể quay lại quá khứ, biết trước được những gì tôi biết bây giờ, chắc hẳn tôi đã kiểm soát mọi thứ tốt hơn. Và nếu tôi có thể nói điều tương tự khi tôi 35 tuổi về những gì đã diễn ra trong năm 1985, tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng mọi thứ sẽ khác. Nhưng nhìn chung, tôi muốn được là chính mình và tôi không lo nghĩ tới việc phải thay đổi.

Q. Nhưng kinh nghiệm đó có làm ngài thay đổi không?

A. Ồ có chứ – chắc chắn rồi, tôi nghĩ mình đã trưởng thành lên rất nhiều, và tôi cũng học được nhiều bài học quý báu từ nó. Tôi không chắc nó là cái gì và nó như thế nào. Nhưng quả thực, tôi cảm thấy như vậy. Và tôi không đau khổ. 

Q. Vậy mối quan hệ của ngài và Sculley đã thay đổi như thế nào?

A. À, thực tế thì tôi chỉ nói chuyện với anh ta ba lần kể từ tháng Năm đó – điều đó cho thấy mức độ giao tiếp của chúng tôi – và tôi không biết điều gì sẽ đến với mối quan hệ giữa tôi và John.

Q. Qua đó, ngài rút ra được điều gì trong tương lai?

A. Nếu John Sculley gọi điện, tôi sẽ nhấc máy.

Q. Ý chúng tôi là ngài cơ?

A. Vậy nãy giờ chúng ta nói về vấn đề gì?

Q. Ý chúng tôi là ngoài Apple ra.

A. À

Q. Báo chí nói rằng ngài là người theo đạo Phật và ăn chay?

A. Ai cũng có tín ngưỡng của riêng mình mà.

Q. Tín ngưỡng. Ngài vẫn đam mê với những thứ đó chứ?

A. Tôi cũng không biết phải diễn đạt thế nào. Ý tôi là tôi không ăn thịt và tôi không tới nhà thờ vào mỗi chủ nhật.

Q. Mọi người cũng đồn đại rằng ngài muốn tới Nhật Bản và sống trong một tu viện.

A. Vâng vâng. Tôi thích điều đó nhưng tôi không làm thế. Tôi biết điều đó thật ủy mị. Nhưng tôi là một người Mỹ và tôi được sinh ra trên mảnh đất này. Vận mệnh của thế giới giờ đây đang nằm trong tay nước Mỹ. Tôi chắc chắn điều đó. Tôi sẽ ở lại đây và tôi sẽ làm mọi thứ tôi có thể để cống hiến cho đất nước.

Q. Có rất nhiều người, có phong cách sống mẫu mực như ngài, cũng có những trăn trở về chính trị.

A. Đôi khi tôi cũng nghĩ về điều đó. Các thành viên trong các đảng phái cũng nói chuyện và tranh luận về nó. Nhưng hiện tại, tôi nghĩ rằng điều tuyệt vời nhất mà xã hội đã mang đến cho tôi đó là được làm điều tôi thực sự biết làm. Tôi không bận tâm nhiều lắm về chính trị.

Q. Giờ đây ngài đã 30 tuổi, và là một người giàu có, ngài có ý định hướng tới một cuộc sống ổn định cho bản thân, lập gia đình, xây dựng những tập đoàn lớn ở Sillicon Valley, hay mua sắm tiện nghi trong nhà hay không?

A. Thực ra, tôi có mua một vài chiếc ghế Eames để lấy chỗ ngồi đọc sách, thay vì ngồi bệt xuống sàn. Song, điều tôi muốn nói đó là tôi muốn được làm việc và mong muốn đó cao hơn tất thảy. Tôi, chúng tôi có ý định thuê một căn nhà, đặt cho nó một cái tên, sắp xếp lại các giấy tờ sổ sách. Nghe thì có vẻ mệt nhọc, nhưng vào lúc này tôi mong ước điều đó. Và có lẽ, một ngày nào đó tôi sẽ có con. Nhưng…

Q. Ngoài những giá trị về vật chất, ngài có nhìn thấy sự thay đổi nào khác ở Sillicon Valley không?

A. Có chứ. Trước tiên, thung lũng đang phát triển ngày một rộng lớn hơn, và có những đóng góp không nhỏ cho tổng thu nhập quốc dân. Và doanh nghiệp tại đó cũng ngày một phức tạp hơn. Ý tôi là, nếu như bạn muốn bắt tay vào xây dựng một công ty, sẽ có rất nhiều công ty khác giúp bạn làm được điều đó. Điều tôi hy vọng là họ sẽ không bị mắc kẹt với suy nghĩ rằng Apple là một thước đo cho sự thành công. Sillicon Valley là thánh địa, nơi thu hút nhưng công nghệ đỉnh cao nhất và tôi rất háo hức được chứng kiến sự đổi thay ở nơi đây trong vòng 10 năm tới. Phần mềm chính là thứ tạo nên sự khác biệt giữa các sản phẩm trong 10 năm tới. Và tôi nghĩ rằng, ngành công nghiệp phần mềm đang dần khẳng định được vị trí của riêng mình.

Q. Vậy có điều gì đáng quý ở Sillicon Valley sẽ biến mất mãi mãi không?

A. Quyền lãnh đạo ở Hewlett and Packard, thế hệ đầu tiên, giờ đã được chuyển giao sang thế hệ thứ hai; họ đã có một thời kỳ quá độ khá êm ả. Nhưng Bill Hewlett và Dave Packard đã không còn ở đó. Intel một phần thuộc sở hữu của IBM. Rolm giờ đã sáp nhập vào IBM. Do đó, giờ đây chúng ta có những con người với những phong thái văn hóa khác biệt điều hành một vài công ty ở thung lũng. Tôi cũng cho rằng sẽ là công bằng khi nói rằng ở thời điểm hiện tại, các cá nhân đang điều hành Apple không phải là những người xuất thân từ Sillicon Valley. Tôi cho đó là điều bình thường. Tôi thực sự không biết điều đó sẽ có ý nghĩa gì trong tương lai. Nếu như văn hóa cũng như các nguyên tắc và tôn chỉ hành động của thung lũng bị mai một, thì khi đó tôi nghĩ rằng sự đổi mới ở nơi đây sẽ chấm dứt.

Mong muốn của tôi đó là sẽ ngày càng có nhiều công ty được thành lập và phát triển bởi những con người giống như Hewlett và Packard tại Sillicon Valley. Bản thân tôi cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Bill Hewlett và Dave Packard. Tôi vẫn thường tham dự các lớp học buổi tối vào mỗi thứ ba hàng tuần của Hewlett and Packard khi còn là sinh viên năm thứ nhất và thứ hai. Họ sẽ mời khoảng 20 người tham dự, đó là những sinh ham mê điện tử, và sẽ có một chuyên gia đứng lên trình bày về những phát minh mới của công ty. Và do đó, có thể nói, nếu không có Hewlett and Packard, sẽ không có Apple ngày nay.

Q. Một năm sau, ngài có nghĩ rằng ban lãnh đạo của Apple sẽ cảm thấy xấu hổ vì sự ra đi của ngài không? Ngài có thể tạo dựng một nơi làm việc mới tuyệt vời không kém, và nó xuất sắc và hiệu quả tới mức các cổ đông sẽ phải thốt lên rằng: “Cái gì, các anh để cho ông ta làm thế ư?” Có khi nào họ sẽ nghĩ như vậy không?

A. Tôi không thấy Apple nợ tôi điều gì cả. Tôi cũng không nghĩ tới điều đó. Tôi chỉ nghĩ rằng tôi nợ chính bản thân mình. Và chính vì không phải ngày đêm lo nghĩ đến những mưu ma chước quỷ nữa nên cuộc sống của tôi trở nên thảnh thơi hơn rất nhiều. Chúng tôi không có ý định lấy đi bất cứ kỹ thuật hay ý tưởng độc quyền nào từ Apple. Chúng tôi sẵn sàng cam kết điều đó bằng văn bản. Đó dẫu sao cũng là luật. Dù sao đi chăng nữa, chẳng có gì khẳng định rằng Apple không thể cạnh tranh với chúng tôi nếu như họ nghĩ rằng điều chúng tôi đang làm là một ý tưởng vĩ đại. Một công ty trị giá 2 tỷ đô-la với 4.300 người thừa sức cạnh tranh với một doanh nghiệp nhỏ với 6 anh chàng mặc quần jean như chúng tôi.

Bài phỏng vấn Bill Gates và Steve Jobs

Dưới đây là bản ghi chép cuộc phỏng vấn của Kara Swisher và Walt Mossberg thực hiện với Chủ tịch Microsoft Bill Gates và CEO của Apple – Steve Jobs tại hội thảo D5 ngày 30 tháng 5 năm 2007.

Kara: Xin cảm ơn.

Walt: Trước khi bắt đầu, tôi muốn nói rằng ở đây chúng ta có một số nhà tiên phong – tất nhiên rồi, chúng ta có một số nhà tiên phong ngay trên sân khấu này, nhưng còn có một số nhà tiên phong khác thật sự quan trọng trong video mà chúng ta vừa theo dõi, và hai người họ đang có mặt ở đây trong hàng ghế khán giả. Mitch Kapor, khách mời thân quen của chúng ta, anh có thể đứng dậy không, anh đang ở chỗ nào vậy? Ồ, anh ấy kia rồi.

[Vỗ tay]

Walt: Và Fred Gibbons, người chưa từng đến D trước đây, nhưng đã có mặt tại đây tối hôm nay. Fred. Và Fred ở ngay kia rồi.

[Vỗ tay]

Walt: Và tôi không biết là liệu anh ấy có đang có mặt tại đây hay không, nhưng tôi muốn xác nhận sự có mặt của nhà báo Brent Schlender thuộc tạp chí Fortune, người mà theo tôi biết, đã phỏng vấn những chàng trai này của chúng ta lần gần đây nhất. Đó không phải là một cuộc trò chuyện trực tiếp trên sân khấu mà trên tạp chí Fortune. Brent, tôi không biết liệu anh có đang có mặt trong khán phòng hay không. Nếu có, anh có thể đứng dậy không? Có thể anh ấy đang ở phía đằng kia.

[Vỗ tay]

Kara: Vậy thì bây giờ chúng ta sẽ cùng bắt đầu. Gần đây không ít các cuộc cãi vã ì xèo đã nổ ra trên các blog cũng như các báo đài, vì vậy câu hỏi đầu tiên mà tôi muốn đặt ra nhất đó là các anh nghĩ những thứ này mang lại điều gì cho ngành công nghệ và máy tính? Trước tiên hãy bắt đầu với anh, Steve, sau đó là Bill, và ngược lại.

Steve: Ồ, như cô biết đấy, Bill đã xây dựng công ty phần mềm đầu tiên trong lĩnh vực này, và tôi cho rằng anh ấy đã xây dựng nên một công ty phần mềm trước khi bất kỳ một người nào khác trong lĩnh vực của chúng tôi biết được chính xác một công ty phần mềm nghĩa là gì, trừ những chàng trai ngồi đây. Và điều đó thật sự vĩ đại. Và như cô đã biết, mô hình kinh doanh mà họ quyết định theo đuổi lại trở thành một mô hình hết sức hiệu quả. Tôi cho rằng điều tuyệt vời nhất, lớn lao nhất đó chính là, Bill đã thực sự tập trung vào phần mềm trước khi bất kỳ ai có thể hiểu rõ được rằng đó thật sự là phần mềm. 

Kara: Quan trọng đến như vậy sao?

Steve: Đó là những gì mà tôi nhận thấy. Ý tôi là, có rất nhiều điều quan trọng mà cô có thể nghĩ tới, nhưng điều tôi muốn đề cập ở đây là “sự kìm nén cao độ” (high order bit). Và tôi cho rằng xây dựng một công ty là một công việc hết sức khó khăn, nó đòi hỏi bạn phải có khả năng thuyết phục hoàn hảo để tuyển dụng nhân tài, giữ chân họ và giúp họ có được công việc tuyệt vời nhất trong cuộc đời. Và Bill đã làm được điều đó trong suốt những năm qua.

Walt: Bill, anh nghĩ gì về sự đóng góp của Steve và Apple?

Bill: Ồ, trước tiên tôi muốn được làm rõ một điều rằng: Tôi không phải là một Steve Jobs phiên bản nhái.

Những gì Steve đã làm thực sự phi thường, và nếu bạn nhìn lại thời điểm năm 1977, khi chiếc máy tính Apple II – với mục tiêu sẽ trở thành chiếc máy thị trường đại chúng, sự đặt cược được đưa ra chỉ bởi riêng Apple – bởi còn có rất nhiều công ty với những sản phẩm của riêng họ nữa, nhưng ý tưởng đó đã trở thành một hiện tượng bản quyền đáng kinh ngạc, Apple đã đạt được giấc mơ đó.

Sau đó, một trong những điều thú vị nhất mà chúng tôi đã thực hiện đó chính là Macintosh nhưng việc này chứa đựng rất nhiều rủi ro. Mọi người có thể không nhớ rằng Apple đã thực sự phải đặt cược cả công ty vào vụ này. Lisa đã thực hiện không tốt và một số người đã nói rằng phương pháp thông thường sẽ không hiệu quả, nhưng nhóm những người mà Steve đã xây dựng trong công ty vẫn theo đuổi nó, dù rằng đôi lúc họ nhận ra rằng còn rất ít thời gian ở phía trước – Tôi không biết là anh còn nhớ rằng ổ đĩa Twiggy và…

Steve: 128K.

Kara: Ồ, tất nhiên rồi, ổ đĩa Twiggy.

Bill: Steve đã có một bài nói chuyện – một trong những bài phát biểu mà tôi rất thích – trong đó, anh ấy nói về việc chúng tôi đã gây dựng những sản phẩm mà chúng tôi muốn sử dụng. Và vì thế, anh ấy đã thực sự theo đuổi nó với sự thanh lịch và khiếu thẩm mỹ đáng kinh ngạc – điều đã tạo ra tầm ảnh hưởng lớn đối với toàn bộ ngành công nghiệp. Tài năng của anh ấy luôn giúp thay đổi và tìm ra xem sự đặt cược tiếp theo nên thực hiện ở đâu để tiếp tục tạo ra hiện tượng. Sự thực thì Apple đã gần như thất bại hoàn toàn trước khi Steve quay trở lại, tiếp tục truyền sự đổi mới và sự chấp nhận rủi ro mà đã trở thành hiện tượng đó vào trong công ty. Và vì thế, ngành công nghiệp này đã thực sự “được lợi” từ những việc làm đó của anh ấy. Còn chúng tôi thì đã thật may mắn khi được là một phần của quá trình đó, và tôi phải nói rằng anh ấy đã đóng góp nhiều như bất kỳ ai.

Steve: Chúng tôi đã vô cùng may mắn khi có được những cộng sự tuyệt vời – những người đã cùng chúng tôi xây dựng nên công ty, và chúng tôi cũng đã thu hút được rất nhiều người. Ý tôi là, đã có rất nhiều việc được thực hiện tại Microsolf và Apple bởi những con người phi thường, nhưng không có ai trong số họ đang ngồi ở đây cả. 

Kara: Ồ, không phải chúng ta.

Walt: Không phải chúng ta. Vì thế, theo một cách thức nhất định, các anh là đại diện cho tất cả những người đó.

Steve: Vâng, chúng tôi, theo một cách nào đó. Một cách hiển nhiên.

Walt: Vậy Bill đã đề cập đến Apple II và năm 1977 – tức là cách đây 30 năm. Và khi đó còn có hai chiếc máy tính khác được đưa vào với mục tiêu những người bình thường cũng có thể sử dụng được, và khi xem xét lại nó, có thể thấy rằng một người dưới mức bình thường cũng không thể sử dụng được nó theo tiêu chuẩn ngày nay, chắc chắn rằng đã có sự mở rộng trong tiêu chuẩn của người sử dụng máy tính. 

Tôi đã xem lại một quảng cáo của Apple năm 1978. Đó là một quảng cáo in giấy. Các anh cũng có thể thấy rằng nó đã cổ như thế nào rồi đấy. Quảng cáo nói rằng hàng nghìn người đã khám phá máy tính của Apple, hàng nghìn người. Và nó cũng nói rằng, bạn không muốn mua một chiếc máy tính mà bạn phải lắp đặt thêm một hộp băng từ . Tôi cho rằng quảng cáo đó muốn ám chỉ tới một chiếc máy Atari hay một thứ gì đó.

Steve: Ồ, không.

Walt: Một chiếc máy tính mà bạn có thể tự viết chương trình của mình vào đó. Và rõ ràng đó là thứ mọi người vẫn muốn. 

Steve: Sau đó chúng tôi đã có một số quảng cáo rất khác lạ. Một quảng cáo của chúng tôi được thực hiện trong một phòng bếp và ở đó có một người phụ nữ, có vẻ như là một người vợ, đang gõ một thực đơn lên máy tính và người chồng dõi theo từ phía sau. Đại loại như vậy.

Walt: Quảng cáo đó mang lại hiệu quả cho các anh như thế nào?

Steve: Tôi cũng không rõ lắm.

Walt: Tôi biết là anh bắt đầu xây dựng Microsoft trước năm 1977. Tôi nghĩ là Apple bắt đầu từ trước đó một năm, vào năm 1976.

Steve: 1976.

Walt: Microsoft vào năm …

Bill: 1974 là năm chúng tôi bắt đầu viết chương trình BASIC. Sau đó chúng tôi tạm dừng BASIC vào năm 1975.

Walt: Một số người ở đây, nhưng tôi không cho là hầu hết tất cả mọi người, biết được rằng thực tế một số phần mềm của Microsoft được sử dụng cho máy tính Apple II. Anh có muốn kể cho mọi người biết chuyện gì đã xảy ra sau đó, và nó diễn ra như thế nào hay không?

Bill: Vâng. Sau đó là Altair và một số công ty khác – thực tế, có khoảng 24 công ty – đã sản xuất ra những chiếc máy khác, nhưng nhóm năm 1977 bao gồm PET, TRS-80 …

Walt: Commodore thì sao?

Bill: À, Commodore PET, TRS-80 và máy tính Apple II. Apple II BASIC phiên bản gốc, Integer BASIC, chúng tôi không làm việc với những phần mềm này. Nhưng sau đó là sự xuất hiện của điểm chấm động (floating point), và tôi hầu như luôn phải làm việc với Woz về vấn đề đó.

Steve: Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện này. Người cộng sự mà tôi bắt đầu hợp tác cùng có tên Steve Wozniak. Một chàng trai thông minh, tỏa sáng. Anh ấy đã viết ra BASIC, chính là phiên bản BASIC tuyệt vời nhất trên hành tinh này mà các bạn đang thấy. Bạn không cần phải chạy chúng thì mới tìm ra được các thông báo lỗi. Nó sẽ tự tìm lỗi và tự sửa chữa khi anh gõ chúng. Nó thật sự hoàn hảo theo bất kỳ cách thức nào, trừ một điều, nó là một điểm chấm cố định (fixed point), phải không? Nó không phải là điểm chấm động.

Vì thế chúng tôi nhận được rất nhiều tài liệu về việc mọi người muốn phiên bản BASIC này là một điểm chấm động. Và chúng tôi đã khẩn thiết nài nỉ Woz, làm ơn biến nó thành một điểm chấm động.

Walt: Chúng tôi ở đây là ai? Có bao nhiêu người ở Apple trong đó?

Steve: Ồ, tôi. Chúng tôi đã nài nỉ xin Woz thực hiện điểm chấm động này nhưng anh ấy không bao giờ thực hiện. Anh biết đấy, và anh ấy viết nó bằng tay trên giấy. Ý tôi là anh ấy không có một thiết bị lắp ráp hay bất kỳ thứ gì khác để hỗ trợ viết ra nó. Tất cả mọi thứ để được viết ra trên giấy và sau đó anh ấy đánh máy lại. Anh ấy chưa bao giờ nỗ lực biến nó thành một điểm chấm động.

Kara: Tại sao ạ?

Steve: Đây là một trong những bí mật của cuộc đời. Tôi không biết, nhưng anh ấy đã làm như thế. Vì thế, như anh biết, Microsoft có phiên bản BASIC điểm chấm động rất nổi tiếng, rất tốt mà cuối cùng chúng tôi phải tìm đến họ và nói “xin hãy giúp chúng tôi”.

Walt: Và nó có giá bao nhiêu – Tôi nghĩ là anh sẽ nói cho chúng tôi trước (quay sang Bill)…

Bill: Oh, nó có giá 31.000 đô-la.

Walt: Đó là giá mà Apple trả cho các anh vì…

Bill: Vì BASIC điểm chấm động. Và tôi đã bay đến Apple, dành hai ngày ở đó để nhận được băng cassette. Băng cassette là những cách lưu giữ dữ liệu chính thời bấy giờ, phải không? Và anh biết đấy, điều đó rất vui.

Tôi nghĩ rằng điều thú vị nhất đó chính là sau đó, khi chúng tôi hợp tác cùng nhau.

Walt: Điều gì là thú vị nhất? Hãy kể cho mọi người câu chuyện về những điều thú vị nhất sau đó.

Kara: Có thể là sau đó, không nhất thiết phải là điều thú vị nhất.

Walt: Ồ cứ để họ nói nào.

Bill: Như anh biết đấy, Steve có thể bắt đầu nó tốt hơn nhiều. Nhóm những người được tập hợp để thực hiện chiếc máy Macintosh là một nhóm tận tâm. Và phía chúng tôi cũng có một nhóm tương tự cũng chỉ tập trung vào hoạt động này. Jeff Harbers, rất nhiều những con người phi thường. Và chúng tôi đặt cược tương lai của mình rằng Macintosh sẽ thành công, và sau đó, hy vọng giao diện đồ họa cũng sẽ thành công, nhưng trước tiên và trên hết, thứ cần được đại chúng hóa chính là Macintosh.

Vì thế, chúng tôi bắt đầu làm việc cùng nhau. Lịch làm việc không cố định. Chất lượng không chắc chắn. Và giá cả, ban đầu khi Steve quyết định, chiếc máy có giá khá rẻ so với sau này, nhưng mọi thứ vẫn ổn.

Kara: Vậy các anh làm việc ở cả hai nơi?

Bill: Ồ, chúng tôi ở Seattle và vì thế chúng tôi phải bay xuống đó.

Walt: Nhưng Microsoft, nếu như tôi nhớ được chính xác những gì đã đọc được, không phải là Microsoft mà là một trong một vài công ty được phép dùng thử bản demo của Mac tại thời điểm đó? 

Steve: Vâng. Thật thú vị, giờ đây thật khó có thể nhớ được rằng Microsoft đã không nằm trong danh sách những doanh nghiệp ứng dụng như khi đó. Họ đã thực hiện một cú đặt cược lớn vào Mac bởi đây chính là cách thức mà họ gia nhập ngành kinh doanh ứng dụng. Sau đó, Lotus đã thống trị ngành kinh doanh ứng dụng trong lĩnh vực PC.

 Bill: Đúng vậy. Chúng tôi đã chỉ tiến hành thực hiện phần mềm bảng tính MultiPlan, một bước đột phá đối với máy tính Apple II, sau đó Mitch đã thực hiện một nhiệm vụ khó tin, đặt cược vào máy tính cá nhân của IBM. Kế đó, Lotus 1-2-3 ra đời, và như anh biết đấy, đã quy định phần kinh doanh đó của ngành này. Vì thế, câu hỏi đặ ra là sự chuyển đổi mô hình tiếp theo, mà cho phép tạo ra một mục nhập, sẽ là gì? Chúng tôi đã có Word, nhưng WordPerfect cho đến nay vẫn là phần mềm mạnh nhất trong việc xử lý dữ liệu dBase.

Walt: Và Word là một dạng mã lệnh DOS…

Bill: Tất cả những sản phẩm mà tôi đang nói đến đều dựa trên DOS.

Walt: Đúng vậy.

Bill: Bởi vì Windows không phải lúc nào cũng hợp thời.

Walt: Vâng.

Bill: Đó là đầu những năm 1990, khi chúng tôi thực hiện điều đó. Vì thế chúng tôi đặt cược rằng sự chuyển đổi mô hình sẽ là về giao diện đồ họa và, đặc biệt, Macintosh sẽ biến điều đó thành hiện thực với bộ nhớ 128K, trong đó 22K cho bộ đệm màn hình và 14K cho hệ điều hành. Và nó là…

Walt: 14K?

Bill: Vâng, đúng vậy.

Walt: Hệ điều hành nguyên bản của Mac là 14K?

Bill: 14K là phần chúng tôi phải nâng cấp khi phần mềm hoạt động. Vì thế khi cấu trúc khung ra đời, nó phải có hệ điều hành 128k.

Steve: Vậy hệ điều hành OS lớn hơn 14K. 

Walt: Tôi biết.

Steve: Chúng tôi đã thay đổi những chiếc máy tính này, như anh biết, bây giờ với một bộ nhớ 1 hoặc 2 gigabyte, không ai nhớ đến 128k nữa.

Walt: Tôi thì lại nhớ đấy. Tôi nhớ đã phải trả rất nhiều tiền để có được một chiếc máy tính với bộ nhớ 128k vào thời điểm đó. Vậy là cả hai công ty đã kết hợp chặt chẽ với nhau trong dự án Mac bởi vì các anh không phải là duy nhất mà là một hay một trong những nhà tạo lập phần mềm chủ chốt, đúng không?

Steve: Apple đã tự mình hoàn thành dự án Mac, nhưng Bill và nhóm của anh ấy đã tham gia viết các chương trình ứng dụng này. Chúng tôi cũng tự thực hiện một vài ứng dụng như MacPaint, MacDraw và một số chương trình tương tự, nhưng thật sự Bill và nhóm của anh ấy đã làm những công việc vô cùng tuyệt vời.

Kara: Giờ đây, sau khi anh rời đi và Microsoft ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, trong tương lai, anh nghĩ điều gì sẽ xảy đến với Apple sau hàng loạt những thảm họa khi Steve rời khỏi?

Bill: Apple vẫn luôn giữ được sự cân bằng. Chúng tôi tiếp tục thực hiện phần mềm Macintosh. Excel, phần mềm mà Steve và tôi đã cùng giới thiệu tại New York, một sự kiện thú vị, tiếp tục được tiến hành và đã được tiến hành rất thành công. Nhưng sau đó, như cô đã biết, Apple không đủ khác biệt so với nền tảng higher-volume .

Walt: Ý anh là Windows, phải không?

Bill: DOS và Windows.

Walt: Vâng. Đặc biệt là vào những năm 1990 khi Windows bắt đầu “cất cánh”.

Bill: Năm 1995, Windows bắt đầu phổ biến. Cuộc tranh luận lớn không phải là về vấn đề Mac và Window, mà là về giao diện người dùng ký tự so với giao diện người dùng đồ họa. Và khi 386 xuất hiện, chúng tôi có được bộ nhớ lớn hơn, tốc độc thỏa đáng cũng như một số công cụ phát triển khác.

Walt: Nhưng Apple đã không tận dụng được sản phẩm của mình?

Bill: Sau khi Mac 512K hoàn thành, dòng sản phẩm này không tạo ra sức nóng cần thiết – khi đó, Steve không ở Apple – Và chúng tôi đã phải đàm phán một thương vụ đầu tư và thực hiện một số cam kết với Gil Amelio. Thật sự nghiêm túc.

Kara: Khi nhắc tới Gil Amelio, anh có thể nhìn thấy …

Bill: Tôi gọi cho anh ta vào cuối tuần và điều tiếp theo tôi biết đó là, Steve gọi cho tôi và nói: “Đừng quá lo về vụ đàm phán với Gil Amelio. Bây giờ anh có thể nói chuyện với tôi”. Và tôi thốt lên “Wow.”

Steve: Gil là một chàng trai tốt bụng, anh ấy đã nói: “Apple giống như một con tàu với một lỗ hổng dưới đáy làm rỉ nước vào trong, và công việc của tôi là giúp cho con tàu đó đi đúng hướng.”

Walt: Trong khi đó, thông qua tất cả những điều này – Tôi muốn quay trở lại những gì chúng ta thấy được ở Macworld năm 1997 – khi Windows đã trở thành một tay súng lớn. Ý tôi là, Windows 95, tất cả những phiên bản trước đó của Windows đều không có được những tính năng, các công cụ giao diện người dùng đồ họa mà Mac có, và vì thế Windows 95 đã thực sự trở thành một bước nhảy vọt rất rất lớn.

Bill: Windows 95 ra đời khi các giao diện đồ họa trở trành xu thế chủ đạo và khi ngành công nghiệp phần mềm nhận ra rằng, wow, đây là cách thức mà các ứng dụng sẽ được thực hiện. Thật thú vị khi mà vào những năm 1993, 1994, người ta vẫn chế nhạo nó, nhưng đến năm 1995 thì mọi sự tranh cãi nhanh chóng kết thúc. Đây cũng là lẽ thường thôi. Nó là sự kết hợp của phần mềm và phần cứng “trưởng thành” để đạt tới một mức độ như mọi người đã thấy.

Walt: Vậy tôi không muốn đi vào chi tiết toàn bộ câu chuyện về việc anh đã trở lại như thế nào, nhưng trong đoạn video mà tất cả chúng ta đã xem, anh có nói rằng thật là “thảm họa” nếu như cạnh tranh với Microsoft. Bây giờ, rõ ràng là Apple đang gặp rất nhiều vướng mắc và tôi mạo muội cho rằng phải có những lý do mang tính chiến lược hoặc mục tiêu nào đó cho vấn đề này, chẳng hạn như là trở thành một anh chàng tốt bụng, phải không?

Steve: Anh biết đấy, khi đó Apple đang gặp vấn đề thật sự nghiêm trọng. Và điều rõ ràng là nếu đó là trò chơi zero-sum , trong đó Apple thắng, Microsoft thua, và rồi Apple cũng sẽ thua. Nhưng vẫn rất nhiều người giữ quan điểm đó

Kara: Tại sao lại như vậy, theo quan điểm của anh?

Steve: Ồ, rất nhiều người giữ quan điểm đó tại Apple bởi vì, như cô biết đấy, Apple đã phát minh ra rất nhiều công cụ, và Microsoft đã thành công còn Apple thì không, vì thế chắc chắn sẽ có những hiềm khích, ghen tỵ, hay đại loại như vậy. Tất nhiên có rất nhiều lý do nhưng không quan trọng lắm.

Và kết quả là sẽ có rất nhiều người tại Apple và “hệ sinh thái” Apple tiến hành trò chơi mà trong đó Apple sẽ thắng, và Microsoft phải thua. Nhưng rõ ràng là ta sẽ không phải chơi trò chơi đó bởi Apple không có ý định “đánh” Microsoft. Apple không cần phải đánh Microsoft. Apple cần phải nhớ rằng Apple là ai vì họ đã quên mất Apple là ai.

Vì thế, với tôi, việc phá vỡ mô hình đó là thật sự cần thiết. Hơn nữa, Microsoft là nhà phát triển phần mềm lớn nhất cho Mac bên ngoài Apple. Và Apple khi đó còn rất yếu, vì thế tôi đã gọi cho Bill và chúng tôi cố gắng kết hợp mọi thứ với nhau.

Bill: Bắt đầu từ lúc đó, chúng tôi xây dựng được một nhóm hết lòng cho việc phát triển các ứng dụng Mac, và tất cả mọi người đều được đối xử như nhau, chính vì thế họ đều có mối quan hệ tốt đẹp với Apple. Và điều đó đem lại kết quả tốt đẹp. Thực tế, cứ sau khoảng hai năm, chúng tôi lại phát triển được một điều gì đó mới mẻ đối với Mac, và đó thật sự là lĩnh vực kinh doanh vĩ đại đối với chúng tôi.

Steve: Và thật sự là mối quan hệ giữa nhóm phát triển Mac tại Microsoft và Apple là một mối quan hệ tuyệt vời. Đó là một trong những mối quan hệ tuyệt vời nhất của chúng tôi với nhà phát triển.

Kara: Vậy bây giờ anh có coi mình là đối thủ của Microsoft hay không? Ngày nay, khi mà có rất nhiều “vùng đất tươi đẹp” ngày càng phát triển – chúng ta đang nói về Internet và những thứ tương tự cũng như các công ty phần mềm khác, vậy thì anh nhìn nhận mình như thế nào trong vùng đất tươi đẹp này?

Walt: Bởi vì, ý tôi là, rõ ràng các anh là đối thủ cạnh tranh của nhau theo những cách thức nhất định, cách thức Mỹ, đúng không? Và các anh luôn gây phiền toái, khó chịu cho nhau. Bill, hãy để tôi hỏi anh một câu hỏi. Rõ ràng, Microsoft đã là công ty lớn hơn rất nhiều, anh có nhiều thị trường hơn, nhiều loại sản phẩm hơn Apple. Anh biết đấy, khi anh điều hành công ty, hoặc khi Steve Ballmer điều hành công ty, rõ ràng là anh sẽ xem xét đến Google, tôi cũng không biết nữa, nhưng có thể là Linux trên khía cạnh doanh nghiệp và Sony trong lĩnh vực trò chơi. Vậy Apple thường nằm trong vị trí nào trên màn hình rada của Microsoft xét trên khía cạnh kinh doanh?

Bill: Nói chung, họ nằm trong khu vực “cơ hội” trên màn hình rada. Trong một số trường hợp như Zune, anh sẽ thấy họ coi Apple là một đối thủ cạnh tranh. Họ thích một thực tế rằng Apple đã tạo ra một thị trường khổng lồ, và họ cố gắng để thử, bước chân vào và góp một điều gì đó vào đó.

Steve: Và chúng tôi yêu thích họ bởi họ đều là khách hàng của chúng tôi.

Walt: Tôi phải nghiêm túc nói với anh rằng, J. Allard đã nói với tôi nền tảng phát triển mà họ sử dụng để phát triển rất nhiều phần mềm cho Xbox 360 chính là Mac bởi vì tính năng của bộ xử lý. Và anh ấy nói rằng ở một khía cạnh nào đó, họ sẽ đặt một đơn hàng lớn nhất cho bất kỳ nền tảng Mac nào, và đó chính là Microsoft.

Bill: Tôi không biết liệu đó có phải là lớn nhất hay không, nhưng đúng là chúng tôi có bộ xử lý giống với bộ xử lý của Mac. Một trong những điều trớ trêu nhất là họ đã chuyển sang bộ xử lý khác trong khi Xbox 360 đang sử dụng nó. Vì chúng tôi không nằm trong lĩnh vực ứng dụng di động và đó là một trong những điều mà bộ xử lý đọc bản đồ không có. Dù điều này khá thực dụng, nhưng chúng tôi đang cố gắng và làm mọi việc theo cách đó. Vì thế, đó chính là phần mềm phát triển dành cho những người đầu tiên nhận được phần mềm trong giới thiệu sản phẩm Xbox 360.

Steve: Và chúng tôi đã không bao giờ thực hiện quảng cáo phần mềm đó.

Walt: Tôi biết. Sự tự chủ đáng ngưỡng mộ. Một sự tự chủ tuyệt vời.

Steve: Có hàng trăm người như thế.

Bill: Steve vốn vẫn nổi tiếng bởi sự tự chủ của anh ấy.

Kara: Vậy anh nhìn nhận về Microsoft ra sao từ góc nhìn của Apple? Ý tôi là, anh đang cạnh tranh trong lĩnh vực máy tính và…

Walt: Ý tôi là anh có thể nói rằng anh không cạnh tranh, anh biết đấy, kỷ nguyên của bất cứ thứ gì mang tính hủy hoại, bất kỳ điều gì anh đã nói trong năm 1997, nhưng tôi cho rằng anh thật sự nhận thức rất rõ ràng điều họ đang làm với Windows, và tôi cũng cho rằng anh theo rất sát Vista.

Steve: Như anh biết, điều đó thật sự thú vị – và chúng ta đang nói về điều này sớm hơn – nếu anh xem xét lý do tại sao iPod tồn tại cũng như sản phẩm của Apple trên thị trường, đó là vì có rất nhiều công ty điện tử tiêu dùng lớn của Nhật Bản – những công ty sở hữu thị trường âm nhạc di động, đã sáng tạo ra nó và sở hữu nó, không thể tạo ra được những phần mềm tương thích, thai nghén và thực hiện phần mềm thích hợp. 

Bởi vì một chiếc iPod chỉ là một phần mềm. Đó là phần mềm trong iPod, trong PC hay Mac, và đó là phần mềm trong đám mây đối với bộ lưu trữ.

Và dù nó nằm trong một chiếc hộp xinh đẹp thì nó vẫn là một phần mềm. Nếu anh nhìn vào một thứ được gọi là Mac, anh sẽ thấy OS X, đúng không? Dù nó nằm trong một chiếc hộp xinh đẹp thì nó vẫn là hệ điều hành OS X. Và nếu anh muốn biết một chiếc iPhone được kỳ vọng nhất ở điều gì, thì đó chính là phần mềm.

Và bí mật lớn của Apple, có thể là không lớn lắm – đó là Apple luôn tự coi mình là một công ty phần mềm, và Microsoft cũng là một công ty phần mềm.

Và anh biết không, chúng tôi luôn xem xét những gì mình đã làm và chúng tôi nghĩ rằng một số thứ trong đó thật sự rất tuyệt vời, chỉ có một chút ít trong đó mang tính cạnh tranh, còn lại phần lớn là không. 

Anh biết đấy, chúng tôi không tin rằng Mac sẽ chiếm đến 80% thị trường PC. Vì thế, chúng tôi rất vui mừng khi thị phần của mình tăng lên một điểm, chúng tôi yêu điều đó và đã làm việc thật sự vất vả để có được điều đó. Nhưng về cơ bản, Apple là một công ty phần mềm và không có nhiều công ty phần mềm trên thế giới, và Microsoft là một trong những công ty như thế.

Walt: Có thể về cơ bản, Apple là một công ty phần mềm, nhưng các anh lại đuợc biết đến, ít nhất là đối với khách hàng và hầu hết giới báo chí với tư cách là một công ty phần cứng và phần mềm tích hợp.

Gần đây, Microsoft đã tạo ra được một số bước chuyển để gần đạt đến điều tương tự, rõ ràng không phải là vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi lớn nhất của các anh, nhưng với Xbox và Zune và anh biết đấy là thiết bị máy tính Surface mà chúng ta thấy hôm nay.

Đó không phải là thị trường chỉ dành riêng cho Windows hay Office, mà chúng là thị trường dành cho những sáng kiến.

Steve: Alan Kay đã có một câu trích dẫn tuyệt vời vào những năm 1970, tôi cho là như vậy. Ông ấy đã nói: “Những người yêu thích phần mềm sẽ muốn xây dựng phần cứng của riêng mình.”

Walt: Ồ, Bill rất yêu thích phần mềm.

Steve: Tôi không thể phủ nhận điều đó.

Bill: Câu hỏi đặt ra là liệu có những thị trường mà trong đó sự đổi mới và đa dạng của bạn sẽ hoàn toàn đem lại sự tích cực không? Khía cạnh tiêu cực của nó sẽ là trong giai đoạn đầu, anh sẽ muốn làm cả hai thứ, vì thế anh sẽ muốn tạo ra những nguyên mẫu hay những thứ đại loại như vậy.

Và bây giờ hãy xem xét thị trường điện thoại. Chúng ta nghĩ rằng mình có đến 140 loại phần cứng khác nhau. Chúng ta cho rằng nó đem lại lợi nhuận cho mình đến mức thậm chí ngay cả khi chúng ta tự làm rất ít, thì nó cũng vẫn mang lại cho chúng ta những điều mà chúng ta mong muốn thông qua những sự kết hợp đó.

Tương tự, nếu anh tham gia thị trường người máy – một thị trường rất hẹp. Chúng ta có đến hơn 140 loại người máy cỡ nhỏ sử dụng phần mềm Microsoft. Và thị trường những đồ chơi sáng tạo, đồ chơi xây dựng, những sản phẩm bảo vệ, sản phẩm y tế. Chúng ta thích sự đổi mới, cải tiến và những hệ sinh thái sẽ ngày càng phát triển – ai có thể biết được khi nào, nhưng chúng ta là những người kiên nhẫn – và chúng ta sẽ có được một tài sản lớn với nền tảng phần mềm người máy này.

Vì thế, có rất nhiều sản phẩm như PC, điện thoại và người máy – nơi các lựa chọn của Microsoft là vô cùng đa dạng. Apple, thật sự rất tuyệt vời. Đối với họ, họ sẽ làm những gì thật sự mang lại lợi ích cho họ.

Và có rất ít thị trường như Xbox 360, Zune, và trong năm nay chúng ta sẽ có thêm hai thị trường mới, đó là Surface và thiết bị phòng họp RoundTable.

Walt: Thiết bị phòng họp RoundTable: Đó có phải là thứ mà anh đã thông báo hay anh đang thông báo nó ở đây?

Bill: Chúng tôi đã giới thiệu bản mẫu. Đó là một thiết bị sử dụng cho các buổi hội nghị trực tuyến qua truyền hình vệ tinh với một camera có góc xoay 360˚… 

Walt: Vậy anh có phản đối quan điểm rằng phải có một điều gì đó mà anh muốn làm một cách khác biệt đi không? Và có thể anh sẽ cảm thấy chuyện này xảy ra sau khi anh rời, rằng có điều gì đó anh có thể thực hiện khác đi và đem lại nhiều thị phần hơn cho the Mac hay không?

Steve: Trước khi trả lời câu hỏi của anh, tôi xin phép bình luận về câu trả lời của Bill đã, thị trường tiêu dùng và thị trường kinh doanh là hai khoảng không gian hoàn toàn khác biệt. Trong thị trường tiêu dùng, ít nhất, tôi nghĩ rằng một công ty có thể tạo ra một vị thế tương đối vững chãi ngoài phần mềm Windows trên PCs, thật khó để tìm ra được những ví dụ khác cho trường hợp phần mềm và phần cứng được tách biệt nhau mà vẫn hoạt động tốt.

Nó có thể có trong lĩnh vực điện thoại. Nhưng không thật sự rõ ràng. Anh có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ về sự kết hợp phần cứng và phần mềm hiệu quả. Vì thế, tôi cho rằng đây là một trong những nguyên nhân khiến tất cả chúng ta đi làm hàng ngày, bởi vì không ai biết được câu trả lời cho những câu hỏi này. Có thể những năm tới, chúng ta sẽ tìm được câu trả lời và cả hai đều có thể hoạt động tốt hay không. Sẽ rất tốt nếu như ta thử nghiệm cả hai phương pháp. Trong một số catalogue sản phẩm – ví dụ như máy nghe nhạc – thiết kế đơn sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Còn trong thị trường PC, sự đa dạng về thiết kế sẽ mang lại nhiều thị phần hơn.

Walt: Thị phần cao hơn? Chẳng phải nó đã có thị phần cao lắm rồi sao?

Steve: Không mấy khác biệt so với các loại máy chơi nhạc.

Walt: Liệu có những thời điểm mà anh cảm thấy mình nên làm việc này hay Apple nên làm việc kia hay không, và chúng ta có thể có…

Kara: Anh luôn trung thành với ý tưởng về sự tích hợp giữa phần mềm và phần cứng, giờ đây nó vẫn đang hoạt động tốt.

Steve: Có quá nhiều thứ đã xảy ra mà tôi không chắc rằng mình có thể làm tốt hơn khi ở Apple giai đoạn đầu và có quá nhiều điều xảy ra sau khi tôi rời đi mà tôi cho rằng đó là những việc làm sai lầm, nhưng thực sự thì không vấn đề gì cả. Đó quả thực không vấn đề gì và bạn dường như chẳng còn quan tâm đến mấy thứ rắc rối đó nữa. Chúng ta trở về nơi thuộc về chúng ta. Và rồi mọi thứ trong tương lai lại mở ra trước mắt chúng ta. Và như anh biết, một trong những điều tôi đã làm khi trở lại Apple 10 năm trước đó là tặng bảo tang Đại học Stanford toàn bộ số giấy tờ và máy móc cũ cùng vô số thứ lỉnh kỉnh bỏ đi và nói, đừng nhìn lại quá khứ nữa. Quan trọng là những gì sẽ xảy ra ngày mai. Bởi bạn không thể nhìn lại và nói: “Ồ, lạ thật, anh biết đấy, tôi ước gì mình không bị sa thải, ước gì mình đã ở đó, tôi ước thế này, tôi ước thế kia.” Nhưng tất cả đều vô nghĩa. Vì thế, hãy khám phá tương lai thay vì lo âu vì những gì đã xảy ra ngày hôm qua.

Kara: Chúng ta sẽ nói chuyện một chút về tương lai sau, còn bây giờ hãy nói về hiện tại, về cách anh nhìn nhận những đối thủ khác trong thị trường và về những gì đang phát triển hôm nay. Thật ngạc nhiên là cả hai công ty của các anh đều đã tồn tại được khá lâu, nhưng vẫn rất năng động và vẫn là những công ty chủ chốt. Ngày càng có nhiều nhiều công ty trở nên khá hùng mạnh. Vậy các anh nhìn nhận về việc này ra sao và điều gì sẽ xảy ra trong thế giới Internet?

 Steve: Tôi cho rằng hiện nay nó đã quá hùng mạnh rồi. Tôi nghĩ có rất nhiều những con người trẻ tuổi ngoài kia đang xây dựng những công ty vĩ đại – những người muốn xây dựng công ty, họ không đam mê việc bắt đầu một thứ gì đó rồi sau đó bán lại cho những gã khổng lồ khác. Và tôi cho rằng luôn có những công ty tuyệt vời đang được xây dựng ngoài kia. Anh biết đấy, có một số công cụ thế hệ mới mà chúng ta đang theo đuổi hoặc chúng ta đang tìm cách để kết hợp hay những thứ tương tự như vậy, nhưng lại có rất nhiều hoạt động đang chờ chúng ta ngoài kia, anh sẽ nói như vậy phải không?

Bill: Vâng, tôi cho đó là một giai đoạn đầy sôi động. Khái niệm về việc hệ số hình dạng sẽ trông như thế nào, giao diện tự nhiên có thể làm được gì, khả năng sử dụng điện toán đám mây, Internet, giữ một vai trò trong cách thức bổ sung cho kinh nghiệm thực tế, rất nhiều phát minh mà các phương pháp khởi nghiệp, các công ty đang tồn tại đang nghiên cứu, chúng ta sẽ coi đây là một trong những thời kỳ tuyệt vời nhất của các phát minh.

Steve: Tôi cũng cho là như vậy. Ngày nay có rất nhiều việc chứa đựng sự táo bạo, đó luôn luôn là một dấu hiệu tốt, anh biết đấy, và đó là một thời kỳ của sự táo bạo mà chưa một ai từng làm trước đó.

Kara: Anh có dẫn chứng không?

Steve: Tôi có, nhưng tôi không thể nói.

Kara: Vâng.

Steve: Nhưng tôi có thể, khi cô cảm thấy điều đó, đó là một điều tuyệt vời.

Kara: Đúng vậy.

Steve: Đó chính là điều khiến chúng ta quay trở lại làm việc vào mỗi buổi sáng, và nó nói cho chúng ta biết rằng đang có thứ gì đó đang tồn tại trong giai đoạn tiếp theo.

Walt: OK. Vậy hai anh chắc chắn – các anh làm việc với Internet hàng ngày, các anh có các sản phẩm Internet, hàng loạt những thiết bị về Internet, các anh có iTunes và “Mac” và tất cả những thứ khác nữa, nhưng ở một mức độ khác, các anh là đại diện cho những khách hàng giàu đó, PC và hệ thống điều hành lớn. Và chắc chắn là có một trường phái tư tưởng – Tôi không chắc là có ở trong căn phòng này không – rằng tất cả những điều đó đều được chuyển tới các đám mây và các anh cần một mảnh phần cứng tương đối nhẹ mà không cần phải có tất cả những sự đầu tư đó. Vì thế có rất nhiều người cho rằng các anh là đối thủ cạnh tranh, là những….

Steve: Là những con khủng long?

Walt: Sao cơ?

Steve: Rằng chúng tôi là những con khủng long?

Walt: Khủng long? Ồ, bất cứ thứ gì. Tôi có thể nói về điều đó. Không, thật sự nghiêm túc đấy…

Kara: Anh đang đặt cược vào một hệ thống đang thay đổi.

Walt: Trong vòng 5 năm, PC vẫn sẽ trọng điểm của tất cả những vấn đề này?

Bill: Anh có thể nói rằng điều đó sẽ không xảy ra, đó là điều có thể đoán trước. Anh biết đấy, máy tính mạng kết nối là một ví dụ, năm năm trước chúng đã biến mất. Anh có nhớ máy tính một chức năng không? Đã có ai đó nói rằng những thứ mang mục đích chung chung là những ý tưởng cực kỳ vớ vẩn.

Kara: Là Larry Ellison

Bill: Xu thế chủ đạo luôn luôn bị đe dọa. Điều mà mọi người không nhận ra đó là các bạn sẽ có được tính năng mạnh mẽ hơn, ý tôi là, ít nhất thì chúng tôi cũng dự đoán rằng, trong khi các bạn có những thứ như lời nói và tầm nhìn, chính vì bạn sở hữu nhiều yếu tố mang hình thái tự nhiên hơn, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để sử dụng sự phong phú đó kết hợp với sự phong phú ở những nơi khác nữa.

Và khi nhìn vào thiết bị này, nó được kết nối với một hệ thống truyền hình hoặc được kết nối với xe ô tô, đó là những thiết bị kết nối internet nhỏ gọn, nhưng khi bạn dùng tới chiếc màn hình lớn hoành tráng này để chỉnh sửa văn bản, tạo ra mọi thứ, tôi cho rằng chúng ta vẫn chưa tiến được tới đâu trên hành trình tạo ra những thứ mạnh mẽ hơn. 

Steve: Tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể hơn. Tôi thích Google Maps, cài đặt nó vào máy tính của mình, đúng hơn là trên trình duyệt của mình. Nhưng khi tạo ra iPhone, chúng tôi nghĩ rằng, sẽ chẳng phải là rất tuyệt sao nếu cài đặt bản đồ vào iPhone? Và thế là chúng tôi gọi cho Google và làm việc với một vài ứng dụng khách hàng trên Java ở một số điện thoại, ngoài ra chúng tôi cũng có một Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface) và làm việc trên đó. Và chúng tôi đã có thể viết ứng dụng vì chúng tôi nhận thấy mình thích hợp với việc viết các ứng dụng có khả năng đánh bại bất cứ ứng dụng nào của Google Maps. vài dữ liệu đã bị thất thoát từ máy chủ, nhưng trải nghiệm của bạn từ việc sử dụng nó thật khó tin. Nó còn tiến bộ hơn cả máy tính và ở một tầm khác hẳn những gì chúng ra đã đưa vào điện thoại trước đó.

Và, như các bạn biết đấy, ứng dụng khách hàng đó là kết quả của rất nhiều công nghệ cô đọng trong đó, đó là một ứng dụng dành cho khách hàng. Do đó, khi chúng tôi đưa cho họ xem, họ như mê mẩn bởi sự tuyệt vời của nó. Và bạn khó có thể làm được thứ đó trên một trình duyệt.

Vì vậy, mọi người đang tìm cách làm được nhiều hơn thế trong một trình duyệt, và cách để có thể duy trì sự ổn định của mọi ứng dụng khi bạn bị ngắt kết nối khỏi một trình duyệt, cũng như làm thế nào để các ứng dụng sử dụng các ứng dụng được viết dựa trên những công nghệ này trở nên tiện dụng hơn, cho dù bạn có kết nối hay không.

Tuy nhiên, điều này diễn ra khá chậm chạp và vẫn còn rất nhiều thứ mà bạn có thể làm với môi trường ứng dụng khách hàng phong phú như vậy. Trong lúc đó, phần cứng đã phát triển tới mức độ bạn có thể chạy môi trường ứng dụng khách hàng phong phú trên các thiết bị có cấu hình ngày một thấp hơn, với chi phí ngày một rẻ đi. Có thể nói, có rất nhiều thứ tuyệt vời bạn có thể làm với các ứng dụng khách hàng.

Walt: Vâng, như anh nói thì các ứng dụng khách hàng phong phú vẫn rất quan trọng, nhưng – có thể là tôi hiểu nhầm ý anh, song ví dụ của anh là về một ứng dụng khách hàng tuyệt vời chứ không phải là về máy tính cá nhân như chúng ta đang đề cập ở đây.

Steve: Điều tôi đang nói đó là, tôi cho rằng sự kết hợp giữa một vài ứng dụng khách hàng thực sự tuyệt vời với một vài dịch vụ điện toán đám mây chất lượng mạnh mẽ đến mức không tưởng và ngay bây giờ, điều đó có thể còn mạnh mẽ hơn là chỉ có một trình duyệt cho khách hàng.

Kara: Anh đang nói về một công ty phần mềm trở thành một công ty chuyên về phần mềm và dịch vụ thay vì một…

Steve: Tôi đang nói rằng sự kết hợp giữa các dịch vụ này với một ứng dụng khách hàng phức tạp hơn là một cuộc kết hôn rất tuyệt vời.

Walt: Anh thì sao, Bill?

Bill: Vâng. Nói một cách nôm na thì câu hỏi ở đây là, liệu có phải bạn chỉ cần hoạt động trong đám mây và tất cả những gì bạn vừa tải về đó là một trình duyệt? Và đó cũng chính là câu hỏi dành cho điện thoại vì nó là một thiết bị toàn màn hình. Luôn có được sự khác biệt về kích cỡ màn hình vì, như các bạn biết đấy, màn hình 5 inch không thể nào cạnh tranh được với màn hình 20 inch, càng không thể sánh được với màn hình có kích thước bằng cả một gian phòng. Những điều này có nghĩa là sẽ có những tính toán đằng sau tất cả những điều đó, tất cả được kết nối internet, song ý tưởng ở đây là bạn có thể kết nối tương tác một cách nhanh chóng mà không gặp phải bất cứ sự chậm trễ nào hay bị giới hạn về băng thông đường truyền khi cố gắng truy cập, điều đó đem đến một sự cân bằng hợp lý.

Kara: Vậy các thiết bị trông sẽ ra sao trong vòng 5 năm tới? Và thiết bị trọng yếu của các anh là gì? Có một hay là…

Walt: Nếu tôi không nhầm thì anh có mang theo một chiếc máy tính bảng đúng không?

Bill: Vâng

Walt: Thiết bị đó vẫn chưa tạo được một cơn sốt trên thế giới.

Bill: Vâng. Điều này cũng giống như Windows 92, tôi nghĩ vậy. Đó là vì, tôi không muốn thay đổi niềm tin của mình.

Walt: Vâng. Nhưng xin phép được quay lại với ý kiến của Kara, xin hai anh thử hình dung trong tương lai các anh sẽ mang theo bên mình một thiết bị như thế nào để thực hiện các tác vụ như truy cập Web và…

Kara: Ý tôi là, vừa qua Jeff Hawkins đã cho giới thiệu một thiết bị siêu nhỏ gọn.

Walt: Vâng. Tôi không biết các anh đã xem qua thiết bị đó hay chưa, nhưng đúng là Jeff Hawkins đã cho giới thiệu một thiết bị dựa trên nền tảng Linux, rất nhỏ – Tôi nghĩ rằng anh ta coi đó là cẩm nang cho điện thoại thông minh ngày nay.

Kara: Cẩm nang cho điện thoại à, có vẻ hơi kiêu ngạo.

Walt: Không thành vấn đề, các anh không có mặt ở đó, nhưng các anh nghĩ sao nếu mỗi người trong các anh mang theo một chiếc máy tính bảng. Tôi không biết thương hiệu của nó là gì. Có thể các anh đã thay đổi sang một loại mới hơn. Steve thì chắc hẳn là có mang theo một chiếc MacBook Pro rồi, tôi đoán vậy, hoặc là một chiếc MacBook.

Steve: Và một chiếc iPhone nữa.

Walt: Một chiếc iPhone?

Kara: Anh có một cái à?

Steve: Có chứ.

Walt: Đúng là anh ấy có mang theo. Trước đó Steve có bỏ nó ra.

Kara: Vâng, chúng tiếp tục cuộc nói chuyện. Vậy thiết bị của các anh là gì? Và thiết bị nào sẽ đồng hành cùng chúng ta trong tương lai?

Walt: Trong vòng năm năm nữa, thiết bị đáng tin cậy nhất của các anh là gì?

Bill: Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ có một thiết bị. Mà tôi cho rằng chúng ta sẽ có một thiết bị toàn màn hình có thể mang bên mình bất cứ lúc nào và mọi người sẽ thực hiện được nhiều tác vụ hơn chứ không chỉ giới hạn trong việc đọc sách. Ý tôi là, tôi tin tưởng vào hệ số hình dạng (Form Factor) của máy tính bảng. Các bạn sẽ có âm thanh. Các bạn sẽ có mực điện tử. Các bạn cũng sẽ có bàn phím cùng một vài điều chỉnh kèm theo đó. Và rồi các bạn sẽ được sở hữu một thiết bị bỏ túi nhỏ gọn được tích hợp nhiều tính năng trong đó, bạn biết đấy, như hệ thống định vị máy tính, truyền thông, điện thoại. Kỹ thuật ngày nay cho phép chúng ta bổ sung thêm nhiều ứng dụng hơn vào đó, nhưng một lần nữa, bạn thực sự muốn điều chỉnh chúng sao cho khách hàng có thể biết được điều họ mong muốn là gì. Như vậy, có khá nhiều thử nghiệm với thiết bị bỏ túi đó. Nhưng tôi nghĩ đó là những hệ số hình dạng tất yếu và chúng ta sẽ có mở ra một thời kỳ phát triển mới cho các thiết bị di động. Và sự phát triển của điện thoại không chỉ ở dung lượng bộ nhớ cực cao, các thiết bị bổ sung, mà bên cạnh đó là, nếu bạn sở hữu một, bạn có thể sở hữu thêm nhiều thứ khác nữa.

Kara: Và sau đó ở nhà, anh sẽ có một tập hợp các thiết bị được kết nối với nhau?

Bill: À, ở nhà, phòng khách của bạn, một trải nghiệm chưa đầy 10 bước chân, sẽ được kết nối với internet và ở đó bạn có thể chơi game hay tham gia các hoạt động giải trí. Có rất nhiều thử nghiệm về sự hài lòng trong một thế giới như vậy. Giờ là đến căn phòng nhỏ của bạn, bạn sẽ có rất nhiều thứ mà bàn làm việc của bạn tại công ty vẫn có. Bạn biết đấy, ý tưởng ở đây là mọi bề mặt ngang, dọc của căn phòng sẽ có một máy chiếu giúp bạn có thể nhập thông tin, bàn làm việc của bạn có thể là nơi bạn ngồi cũng như tiến hành mọi thao tác.

Walt: Tôi có thể có một căn phòng không có màn hình hay một máy chiếu trong đó không?

Bill: Chắc chắn rồi.

Walt: Cảm ơn anh.

Bill: Còn phòng tắm.

Walt: À…

Kara: Một địa điểm lý tưởng đấy chứ.

Walt: Vậy thiết bị mà anh sẽ mang trên tay 5 năm tới trông sẽ ra sao?

Steve: Thú vị đây. Ngành máy tính cá nhân đã chứng tỏ là một ngành công nghiệp kiên cường bởi vì, như Bill đã nói trước đó, ý tôi là, sự suy tàn của máy tính cá nhân đã được dự đoán một vài năm trước đó.

Walt: Và ở đây khi anh đangn nói tới ngành PC, ý anh là máy tính cá nhân nói chung, chứ không chỉ là các máy tính cá nhân cài hệ điều hành Windows?

Steve: Ý tôi là máy tính cá nhân nói chung.

Walt: Vâng.

Steve: Và, anh biết đấy, vào thời đại năng suất lao động, các phần mềm bảng tính và xử lý văn bản cùng nhiều sản phẩm tương tự là động lực thúc đẩy toàn ngành công nghiệp. Thời đại đó được tiếp diễn trong một khoảng thời gian và ngày một suy yếu, rồi internet xuất hiện và mọi người cần những máy tính mạnh mẽ hơn để truy cập mạng, các trình duyệt cũng từ đó xuất hiện, tất cả những điều đó mở ra thời đại internet, truy cập internet.

Và rồi một vài năm trước, bạn bắt đầu thấy rằng máy tính cá nhân hiển nhiên là một sự đổi mới đầy sáng suốt.

Sau đó, tôi nghĩ đến khái niệm tổng quát của máy tính cá nhân – thứ mà chúng ta vẫn gọi chung là trung tâm kỹ thuật số, nhưng bạn có thể gọi nó là bất cứ thứ gì bạn muốn – trung tâm truyền thông đa phương tiện của căn nhà, bắt đầu có những bước tiến mạnh mẽ với máy ảnh và máy quay kỹ thuật số cũng như các công cụ chia sẻ thông qua internet cùng một kho lưu trữ cần thiết cho các công cụ đó và nó đã được tái sinh như là một trung tâm của đời sống kỹ thuật số của các bạn.

Các bạn có thể thấy rằng một điều gì đó đang bắt đầu trở lại. Tôi không chắc đó là điều gì, song có thể máy tính cá nhân sẽ được sử dụng kết hợp một cách chặt chẽ hơn với một số dịch vụ quản trị Internet và những thứ đại loại như vậy. Và dĩ nhiên, máy tính cá nhân sẽ cơ động ở một mức độ cao hơn rất nhiều.

Vì vậy, tôi cho rằng máy tính cá nhân sẽ tiếp tục được duy trì. Thiết bị mang mục tiêu chung này sẽ còn đồng hành với chúng ta và sẽ còn biến đổi cùng chúng ta, cho dù nó có là máy tính bảng, notebook hay máy tính để bàn lớn mà bạn vẫn đặt ở nhà hoặc là bất cứ thứ gì. Do đó, tôi nghĩ rằng sẽ có một thiết bị mà hầu hết mọi người đều sở hữu, ít nhất là trong xã hội này. Xã hội khác có thể không, nhưng xã hội này chắc chắn phải có.

Nhưng sau đó sẽ có một sự bùng nổ diễn ra vào thời kỳ mà anh vẫn gọi là là hậu-máy tính cá nhân, đúng không? Anh có thể coi iPod là một trong số đó. Sẽ rất nhiều thứ không…

Walt: Anh có thể gặp rắc rối với cụm từ đó đấy. Tôi muốn cho anh biết điều đó.

Steve: Sao cơ?

Walt: Tôi đùa ấy mà. Các thiết bị hậu-máy tính cá nhân.

Steve: Tại sao cơ?

Walt: Mọi người gửi thư cho biên tập viên và phàn nàn về cụm từ đó. Dù sao thì, anh cứ tiếp tục.

Steve: Vâng, dù sao, tôi cũng nghĩ rằng sẽ có một thế hệ các thiết bị không vì mục tiêu chung, mà chúng sẽ thực sự tập trung vào các chức năng cụ thể, cho dù chúng có là điện thoại di động, iPod hay Zunes hay bất cứ thứ thứ gì anh có. Và tôi cho rằng thế hệ thiết bị này sẽ tiếp tục được cải tiến và chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều những sản phẩm như thế.

Kara: Cho tôi một ví dụ về một thứ như thế đi.

Steve: À, iPod là một thiết bị hậu-máy tính cá nhân…

Kara: Ồ, vâng.

Steve: Điện thoại di động cũng là một thiết bị hậu-máy tính cá nhân.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.