Tập Trung Sức Mạnh Của Tư Duy Có Mục Tiêu
16. Gắn kết tất cả để đạt mục tiêu
Nếu bạn đã làm tất cả các bài tập trong quyển sách này, bạn đã tiến được những bước tiến dài trên con đường chinh phục mục tiêu. Tuy nhiên, có rất nhiều người thích đọc xong hết một lượt sau đó mới quay lại và làm những gì trong sách yêu cầu. Trong chương này bạn sẽ được ôn lại tất cả những điểm quan trọng nhất và những bước chính để bạn dễ áp dụng vào quá trình tập trung tới mọi mục tiêu và dự án của bạn từ nay về sau.
Bạn mong muốn điều gì khi áp dụng quá trình tập trung?
Bạn mong mình sẽ thay đổi điều gì nhất trong cuộc đời khi áp dụng những kỹ thuật tạo nên trong quá trình tập trung?
Bước 1: Phân tích 80/20
• Trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, chỉ 20% những gì bạn làm mang lại 80% những kết quả có giá trị.
• Tập trung sự chú ý vào những điều có giá trị là cách nhanh nhất tiến tới thành công.
• Bằng cách xác định 3 hoạt động bạn làm mang lại nhiều giá trị nhất, và hiện nay bạn đang dành bao nhiêu thời gian cho chúng, bạn sẽ biết phân chia thời gian hợp lý hơn.
• Bản chất của con người là luôn trung thành với những thói quen nhưng nếu vượt qua được những thói quen cũ đó, bạn sẽ tiến xa hơn nhiều.
Xét về công việc, việc nào mang lại cho bạn nhiều giá trị nhất?
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Trong cuộc sống riêng tư, cái gì mang lại cho bạn nhiều giá trị nhất?
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Trong công việc, 3 hoạt động nào bạn hiện không làm nhưng lại mang lại cho bạn nhiều giá trị nhất?
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Trong cuộc sống riêng tư, 3 hoạt động nào bạn hiện không làm nhưng lại mang lại cho bạn nhiều giá trị nhất?
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Trong công việc, những thói quen nào tạo ra 80% ít giá trị hơn trong thời gian của bạn? (Đây sẽ là yếu tố bạn nên bỏ đi).
___________________________________________________________________
Trong cuộc sống riêng tư, những thói quen nào tạo ra 80% ít giá trị hơn trong thời gian của bạn? (Đây sẽ là yếu tố bạn nên bỏ đi).
___________________________________________________________________
Bước 2: Đặt ra mục tiêu đầu tiên
• Mục tiêu cần phải tích cực, rõ ràng và có thể đo điếm được.
• Mục tiêu phải nằm trong tầm tay và thực tế ‒ nhưng chính bạn là người quyết định, phụ thuộc vào việc bạn định bỏ ra bao nhiêu công sức. Những mục tiêu lớn cũng đem lại những động lực lớn.
• Đặt ra hạn chót quá ngặt chính là bạn đang tự nhận lấy thất bại bởi vì bất cứ mục tiêu nào cũng bao gồm những yếu tố không thể dự đoán được. Bạn chỉ nên đặt ra những hạn chót chặt chẽ cho những công việc trong tầm kiểm soát.
• Bạn chỉ thất bại khi bạn dừng lại. Hãy thay đổi phương pháp cho đến khi bạn tìm được một phương pháp phù hợp.
• Bạn có thể chia những mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ và quyết định xem cần làm gì để đạt được những mục tiêu nhỏ đó. Bản đồ mục tiêu là một công cụ hữu ích để giúp bạn làm việc này.
• Tưởng tượng bạn là người hùng đang trong chuyến đi tìm kho báu sẽ giúp bạn có động lực hơn.
Viết ra một mục tiêu đủ lớn để gây được hứng thú và động lực cho bạn, để bạn sẵn sàng cam kết dành thời gian và công sức. Nên diễn đạt nó bằng những từ ngữ thật tích cực (những gì bạn muốn, chứ không phải những gì bạn không muốn).
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Làm cách nào bạn biết mình đã đạt được mục tiêu? Bạn đo đếm nó bằng cách nào?
___________________________________________________________________
Ba mục tiêu nhỏ mà bạn cần làm được khi chinh phục mục tiêu lớn đó là gì? Hãy liệt kê chúng ra dưới đây, sau đó dùng phần mềm hoặc chỉ cần một cây bút và một tờ giấy mở rộng chúng ra thành càng nhiều việc nhỏ càng tốt. Nếu cần hãy vận dụng trí tưởng tượng và bài tập hoàn thành câu về chuyến đi của người hùng trong Chương 2 để thêm nhiều ý về các bước nhỏ phải thực hiện.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Tên của người hùng trong chuyến đi này là:
___________________________________________________________________
Vẽ bản đồ mục tiêu là phần quan trọng nhất của quá trình lập kế hoạch nên bạn đừng mong có thể hoàn thành ngay trong lần đầu tiên.
Bước 3: Kiểm tra và thay đổi hành vi
• Chúng ta có những thói quen lặp đi lặp lại cho dù chúng không mang lại những kết quả như mong muốn.
• Xác định những thói quen nào đang làm bạn chậm lại là rất quan trọng.
• Thậm chí những thói quen thường mang lại những kết quả tiêu cực đôi khi vẫn cho chúng ta điều gì bù lại ‒ thường thì đó là khả năng không bị từ chối.
• Khi bạn đã xác định được bạn có được điều gì từ những thói quen xấu đó, bạn sẽ hình dung ra bạn có gì từ những thói quen tốt. Đây là chìa khóa để tiến hành những thay đổi lâu dài trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời bạn.
Khi bạn nhìn lại cuộc sống của mình từ trước đến nay, bạn tìm được những thói quen xấu nào hạn chế thành công của bạn? Có thể là những thói quen liên quan đến niềm tin, cách cư xử, các mối quan hệ hay bất kỳ một phương diện nào của cuộc sống. Trừ khi bạn có cá tính của Mẹ Tersa, Bill Gates và Nelson Mandela cộng lại, bạn nên tìm ra một số những thói quen xấu đó. Ở Chương 3, chúng tôi chủ yếu xem xét thói quen sử dụng thời gian, nhưng giờ bạn có thể gộp tất cả lại, nghĩ rộng ra và viết ra dưới đây:
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bạn nhận được gì từ những thói quen đó?
___________________________________________________________________
Với mỗi điều bạn nhận được đó, thử tìm ra cách khác mà bạn có thể có được kết quả tương tự như vậy mà không còn những hạn chế của thói quen bạn vẫn có trong quá khứ. Điều này có thể tiêu tốn của bạn thời gian và bạn phải suy nghĩ thật kỹ.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Với mỗi biện pháp mới mà bạn nghĩ ra được, hãy viết ra xem nó sẽ giúp bạn những gì để đạt mục tiêu bạn đặt ra cho chính mình.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bước 4: Vượt qua những chướng ngại thường thấy
• Để có nhiều thời gian hơn cho mục tiêu của mình, bạn cần tìm ra những cách giảm số thời gian bạn dành cho những hành động ít quan trọng bằng để có thể tập trung vào các mục tiêu chính.
• Bạn có thể tiết kiệm 10% thời gian nữa bằng cách thuê người: một sinh viên một trợ lý trên mạng hay một người làm tự do.
• Một lý do đơn giản khiến mọi người không làm những việc quan trọng chỉ là họ không thấy hứng thú bằng những việc khác, nhưng bạn có thể tìm cách để làm cho chúng hấp dẫn hơn.
• Một trong những cách làm cho các nhiệm vụ đơn giản hơn là chia chúng thành nhiều bước nhỏ. Một cách khác là tạo ra các điều kiện cho phép bạn ở vào trạng thái tập trung hoàn toàn.
• Bạn có thể tận dụng những khoảng thời gian nhỏ bạn tạo ra trong kế hoạch của mình.
Cách sử dụng thời gian nào hiện nay (1 ‒ 3 cách) bạn có thể bỏ hoặc giảm bớt để tập trung đạt mục tiêu chính?
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Cách sử dụng thời gian nào hiện nay (1 ‒ 3 cách) bạn có thể bỏ hoặc giảm bớt để tập trung đạt mục tiêu chính?
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Ba công việc nào bạn đang tiếp tục phải làm mà đôi chỗ bạn cảm thấy không thoải mái và chán nản.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Với mỗi công việc đó, liệt kê một cách khiến bạn thấy công việc đó hấp dẫn hơn, ít nhất là có thể chịu đựng được. Những biện pháp có thể dùng được là: chia nhỏ công việc, tạo mối liên hệ cho những hoạt động bạn yêu thích hoặc tạo trạng thái tập trung hoàn toàn.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bước 5: Phát huy sở trường
• Trước khi bạn phát huy hết sức mạnh của mình, bạn phải biết những điểm mạnh đó là gì.
• Hãy luôn tập trung phát huy những điểm mạnh hơn là cố gắng cải thiện những điểm yếu.
• Với bất kỳ công việc quan trọng nào bạn không làm tốt hãy chú ý sự khác biệt về thời gian với những khi bạn làm tốt. Hãy xem bạn học được gì và rút ra quy luật.
• Chú ý khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp và xem điều gì tạo lên những thứ đó để bạn có thể áp dụng biện pháp tương tự cho những tình huống khác.
• Khi bạn thực sự làm tốt, hãy tạo một sự liên kết với âm thanh hay mùi vị nào đó, khi bạn cần thực hiện lại một việc như thế, hãy gọi lại cảm xúc đó bằng âm thanh và mùi vị đó.
• Nhận biết khi nào và ở đâu bạn có những ý tưởng tuyệt vời nhất. Đừng coi thường những giấc mơ của bạn.
“Hãy luôn tập trung vào việc phát huy điểm mạnh”
Trong công việc, 3 điểm mạnh của bạn là gì?
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Trong cuộc sống riêng tư, 3 điểm mạnh của bạn là gì?
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bạn nghĩ ra những ý tưởng nào để phát huy những điểm mạnh này nhằm đạt mục tiêu?
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Chọn một vấn đề mà bạn muốn mình xác định rõ ràng hơn, hãy dành 15 phút để nghĩ ngợi về nó. Hãy xem điều này mở ra những ý tưởng gì mới cho vấn đề đó.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bước 6: Vượt qua sự trì hoãn
• Mọi thứ trở thành trở ngại cho bạn chỉ khi bạn chậm hạn chót, làm việc kém chất lượng và cảm thấy bị stress.
• Sự trì hoãn thường đến do bạn thấy rằng nếu ngay lúc đó bạn làm việc khác, kết quả hấp dẫn hơn, trong khi kết quả của việc mà bạn đang trì hoãn lại nằm ở tương lai.
• Bạn có thể làm cho những lợi ích tương lai mạnh mẽ bằng cách tưởng tượng rõ nét về chúng.
• Bạn có thể tạo ra một cái “neo” giúp bạn vào trạng thái thích hợp. Để vượt qua trì hoãn, hãy sử dụng kỹ thuật hoàn thành câu.
• Phương pháp chia nhỏ giúp bạn khởi đầu dễ dàng hơn và làm việc nhanh hơn.
• Các kiểu nhân cách khác nhau sẽ giúp bạn hoàn thành các công việc trong danh sách việc cần làm.
Trì hoãn có phải là vấn đề với bạn không? Nếu không, bỏ qua phần này, nếu có viết ra đây 3 tình huống hay nghiệp vụ mà bạn thường trì hoãn.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Với mỗi tình huống trên, viết ra một viễn cảnh tốt đẹp với kết quả bạn mong muốn. Ví dụ, nếu bạn luôn luôn trì hoãn việc chuẩn bị nộp thuế (và bạn không thể thuê người làm), hãy viết ra càng nhiều càng tốt về việc bạn sẽ cảm thấy thế nào khi làm xong việc này.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Nếu bạn chưa từng làm như vậy, hãy tạo ra một cái “neo” cho tâm trạng của mình hoặc có thể đó là trạng thái bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và sẵn sàng giải quyết mọi khó khăn. Nếu bạn muốn xem lại quá trình này hãy luyện tập nhiều lần.
Mô tả lại một nhiệm vụ bạn trì hoãn làm vào ngày hôm nay (hoặc ít nhất bắt đầu tiến hành làm) và cả những biện pháp bạn định áp dụng để vượt qua sự trì hoãn trong tình huống này. Nếu cần giúp đỡ, quay lại bài tập hoàn thành câu và phân tích nhân cách ở chương 6.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bước 7: Sử dụng chiến thuật Một cái Tôi khác
• Có thể có nhiều tính cách khác nhau trong bạn sẽ lộ ra dựa trên những tình huống cụ thể.
• Bạn có thể lựa chọn một cách trong thời điểm nào đó. Chắc chắn đó sẽ là tính cách tốt nhất giúp bạn kiểm soát nhiệm vụ mà bạn cần hoàn thành.
• Sẽ rất có ích nếu bạn đặt tên cho những tính cách. Ví dụ: Attila, Cô Chặt chẽ, Ngài Cố vấn …
Bạn đặt tên gì cho ít nhất 3 tính cách nằm trong con người bạn (Bạn có một tên cho nhân vật người hùng rồi nhé).
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Quay lại với những mục tiêu, chọn ra 3 bước bạn phải tiến hành. Với mỗi bước đó hãy chọn tính cách thích hợp để thực hiện nó.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bước 8: Hướng dẫn người khác ủng hộ và giúp đỡ bạn
• Bạn có thể hướng dẫn những người xung quanh hỗ trợ bạn.
• Thứ mà tất cả mọi người đều mong muốn chính là: được người khác công nhận.
• Những cách thể hiện sự công nhận của bạn cho người khác bao gồm: lắng nghe, tăng cường giao tiếp bằng mắt, gọi tên, khen ngợi và tham khảo ý kiến của họ.
• Hãy luôn khen thưởng những hành động mà bạn muốn họ lặp lại trong cuộc đời mình.
Ai là người mong được bạn ủng hộ nhiều hơn từ phía họ? Hãy viết tên họ ra đây.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bạn sẽ dùng cách gì để mọi người ủng hộ bạn hơn?
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bạn sẽ dùng cách nào để cho những người ủng hộ bạn biết bạn công nhận họ nhiều hơn? Hãy viết tên những người đó và cách làm của bạn.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bước 9: Tập trung sức mạnh ngôn ngữ
• Hầu hết các cuộc nói chuyện đều là những cuộc độc thoại qua lại. Bạn có thể chuyển chúng thành một cuộc giao tiếp bằng cách lắng nghe.
• Bạn có thể tạo mối quan hệ với người khác bằng cách tìm ra hay tự tạo ra những điểm chung.
• Để thuyết phục một ai đó, hãy bắt đầu từ những điểm tương đồng và lái họ theo hướng bạn muốn.
• Một trong những công cụ giao tiếp có sức mạnh nhất chính là thay đổi những ngữ cảnh hoặc ý nghĩa của cái gì đó bằng cách đưa nó vào một viễn cảnh khác.
• Bạn có thể giải quyết sự phản đối bằng cách tìm hiểu nó, hỏi ít nhất ba câu hỏi về những lý do đằng sau việc phản đối.
• Khi bạn không thể đồng ý, điều đó cũng giúp bạn có thời gian nghĩ lại và tìm ra một biện pháp thay thế.
• Một số người có thói quen luôn tự động phản đối mọi ý kiến. Bạn có thể kiểm soát những phản ứng này bằng cách đưa ra nhiều biện pháp thay thế để lựa chọn, hoặc bằng cách đưa ra cách giải quyết ngược lại với cách bạn mong muốn.
Chọn 3 người bạn hoặc đồng nghiệp và tập luyện kỹ năng lắng nghe với họ. Viết tên họ ra đây và xem bạn nhận được thấy đâu là giác quan sử dụng thườn xuyên của họ (thị giác, thính giác, cảm giác) dựa trên ngôn ngữ họ đưa ra
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Trong một vài ngày tiếp theo, tìm ra ít nhất một cơ hội để mang đến cho ai đó sự đồng tình. Ghi lại những gì bạn quan sát và học được trong quá trình đó.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Tìm ra ít nhất một cơ hội để sử dụng phương pháp thuyết phục. Bạn có thể sử dụng nó cho chính mình hoặc một người khác. Và cũng ghi lại những gì bạn quan sát được.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Lần sau khi bạn gặp sự phản đối hay bất đồng, hãy tìm ra bất cứ kỹ thuật nào có vẻ hiệu quả. Ghi lại những quan sát ra đây:
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bước 10: Tạo ra sự tập trung thông tin
• Chúng ta đang bị tràn ngập thông tin và ô nhiễm tiếng ồn hơn bao giờ hết. Đây là nguyên nhân gây ra stress và quá tải.
• Khi bạn có mục đích cụ thể, bạn sẽ lọc những thông tin liên quan dễ hơn.
• Một số thông tin, đặc biệt là những thông tin trên mạng, đến từ những nguồn không được đánh giá và thẩm định. Điều đó có nghĩa bạn phải kiểm tra thông tin chéo.
• Những người thành công không bao giờ thích ý tưởng bận rộn 24/24. Bạn cần có thời gian để suy ngẫm.
Thông tin lan tràn có phải là vấn đề đối với bạn không? Nếu không hãy bỏ qua bước này. Nếu có, viết ra dưới đây 3 loại thông tin làm bạn căng thẳng:
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Với mỗi vấn đề trên, chọn ra ít nhất một phương pháp trong Chương 10 để đối phó với những thông tin tràn lan:
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bạn sẽ làm gì để có một chút thời gian mỗi ngày để suy ngẫm về mọi việc
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bước 11: Xử lý núi giấy tờ
• Bàn làm việc bừa bộn chỉ là vấn đề khi bạn không thể tìm thấy thứ bạn cần.
• Khi bạn biết mình thuộc kiểu tư duy não trái hay não phải, bạn có thể chọn cho mình cách tổ chức công việc phù hợp.
• Kiểm soát từng loại giấy tờ là việc rất lý tưởng nhưng không phải lúc nào cũng làm được.
• Một hệ thống phân loại giấy tờ cho phép bạn luôn nhìn thấy chúng sẽ hiệu quả và làm hài lòng những người thuộc kiểu thiên về sử dụng não phải.
• Bạn có thể sử dụng những danh sách để phân loại tất cả những công việc lặp đi lặp lại.
• Lên danh sách những việc cần làm trong ngày chỉ bao gồm những việc bạn phải làm trong ngày hôm đó.
• Sử dụng kết hợp những cặp giấy công việc trong tháng và trong ngày để lên kế hoạch công việc.
Bạn có thỏa mãn với cách giải quyết đống giấy tờ hiện tại của mình? Nếu có, bỏ qua chương này. Nếu không, hãy viết ra đây 3 điều bạn cho là tạo ra nhiều vấn đề nhất:
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Nếu cách sắp xếp của bạn không phát huy hiệu quả, hãy thử tiến hành hệ thống đưa ra ở Chương 11. Nó có thể giúp bạn giải quyết vấn đề của bạn như thế nào?
___________________________________________________________________
Nếu việc tổ chức và sắp xếp thời gian là vấn đề, hãy thử làm hệ thống cặp giấy 31 ngày và trên 2 tháng được miêu tả trong Chương 11. Nó có thể giúp cho bạn giải quyết vấn đề vừa đưa ra như thế nào?
___________________________________________________________________
Nếu phương pháp trên không phát huy được, hãy thay thế bằng phương pháp khác trong Chương 11: hạn chế những việc mà bạn có thể làm trong ngày hôm đó. Nó có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề nào bạn vừa đưa ra?
___________________________________________________________________
Nếu bạn hoặc những đồng nghiệp thường xuyên gặp phải vấn đề này, hãy lập ra các danh sách để có thể kiểm soát các vấn đề hay các nghiệp vụ thật nhanh và với cách thức (đã được chứng minh tính thực tiễn) có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề bạn vừa liệt kê như thế nào.
___________________________________________________________________
Nếu một trong những vấn đề bạn vừa nêu không thể giải quyết được bằng những phương pháp này, quay trở lại với các gợi ý của Chương 11.
Bước 12: Xử lý email
• Đọc email vào những khoảng thời gian được ấn định trong ngày.
• Xóa những mail cần xóa – hãy dùng tính cách của Attila.
• Hướng dẫn người khác về những email cần được xóa và những email bạn muốn đọc.
• Lập một hệ thống lọc emaile.
• Sử dụng các dòng tiêu đề email để đưa ra được nhiều hệ thông tin nhất.
• Không bao giờ được đưa ra những thông tin nhạy cảm về người khác và bản thân.
• Trong email của mình, nói ngắn gọn với người nhận về yêu cầu của bạn.
Việc kiểm soát email có phải là vấn đề với bạn không? Nếu không, bỏ qua phần này.
Nếu có, miêu tả những vấn đề với email của bạn:
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Với mỗi vấn đề đó, hãy đưa ra ít nhất một phương pháp bạn tổng kết được từ những điều trên hay học được từ Chương 12 giúp bạn giải quyết vấn đề này:
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Chọn ít nhất một phương pháp và thực hiện nó ngay lập tức. Làm trong vài ngày và liệt kê ra những tác động:
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Sau vài ngày, thêm một phương pháp và thực hiện nó, ghi chú kết quả ra đây:
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bạn có thể tiếp tục quá trình này cho đến khi bạn hoàn toàn kiểm soát được các vấn đề về email.
Bước 13: Kiểm soát họp hành và các buổi giao tế
• Cách đơn giản nhất để đối mặt với những cuộc họp chán ngắt là bỏ qua hoặc chỉ tham dự những phần liên quan đến bạn.
• Các cuộc họp nên có mục đích và chương trình rõ ràng, giới hạn thời gian.
• Trong các cuộc họp cần đề xuất ý tưởng, hãy theo 4 hướng dẫn để duy trì dòng suy nghĩ của bạn: chất lượng, không nhận xét, viết ra mọi thứ và xây dựng dựa trên các ý kiến có trước.
• Làm sao cho các cuộc họp càng ít cần các phương tiện kỹ thuật càng tốt (tránh cả PowerPoint).
• Các cuộc họp truyền thống có xu hướng lãng phí thời gian và gây phiền phức cho rất nhiều người. Hãy sử dụng phương pháp đa tính cách khi bạn chọn tham dự 20% các cuộc họp giá trị.
• Có thể sử dụng các website, blog hay các bài báo để chia sẻ kiến thức của bạn và để mọi người biết đến bạn nhiều hơn.
Các cuộc họp
Các cuộc họp có phải là vấn đề của bạn hay không? Nếu không, bỏ qua phần này. Nếu có, hãy viết ra đây ba vấn đề bạn gặp phải với các cuộc họp. Có thể là: Bạn có quá nhiều các cuộc họp, các cuộc họp quá dài….
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Có cuộc họp nào trong số này bạn đang tham dự trong khi bạn có thể bỏ được, hay chỉ tham dự phần liên quan đến mình không?
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Với những cuộc họp mà bạn phải tham dự, thay đổi nào có thể làm cho chúng trở nên hiệu quả hơn, có thể là: thay đổi chương trình họp, đặt ra các quy định chung cho mọi người:
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Các cuộc giao tế
Bạn có thích tham gia các cuộc giao tế và liên hoan không? Nếu không, bỏ qua phần này. Nếu có, liệt kê ra đây ba vấn đề của bạn:
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Kỹ thuật nào được gợi ý trong Chương 13 bạn có thể áp dụng để làm cho các cuộc giao tế hiệu quả hơn. Hãy nghĩ xem bạn sẽ dùng tính cách nào:
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bằng cách nào bạn có thể thay thế kỹ thuật của các cuộc giao tế truyền thống bằng mạng Internet để khuyến khích mọi người biết đến mình? Nếu thích hợp, quay trở lại với lộ trình mục tiêu và xem có thể đưa những kỹ thuật này vào chỗ nào.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
Bước 14: Đối mặt với hạn chót và nhiều dự án cùng một lúc
• Cách tốt nhất để hình dung ra các bước đi tới mục tiêu là đi từ kết quả mong muốn ngược trở lại.
• Có thể sử dụng các kinh nghiệm để cải thiện khả năng phỏng đoán thời gian từng bước.
• áp dụng nguyên tắc 3D: Xóa (Delete), Ủy nhiệm (Delegate) và Làm (Do).
• Hãy kiểm tra, đừng trông chờ.
• Hãy thật linh hoạt.
• Khi có một vấn đề nảy sinh, tách riêng ra và ngay lập tức tìm cách giải quyết.
• Khi các mục tiêu đi chệch đường ray, có thể nổi giận song đừng phá hủy mọi thứ.
• Khi bạn phải kiểm soát nhiều dự án một lúc, hãy tìm ra sự tương hỗ giữa chúng và cố gắng sao cho không bị trùng hạn chót.
Ở điểm này, bạn đã có thể tạo ra cho mình một bản đồ mục tiêu. Bạn có thể cải thiện những bản đồ này, bắt đầu bằng một đánh giá xem khả năng tiên đoán một việc gì đó sẽ kéo dài trong chính xác bao lâu? Nếu bạn thường đánh giá thời gian ít hơn, quay trở lại và thêm thời gian đệm để chắc chắn lần này sẽ không xảy ra chuyện như vậy nữa.
Nên kiểm tra lại mỗi bước trên bản đồ để kiểm tra chéo việc bạn không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào trong việc loại bỏ bớt công việc hoặc thuê người làm giúp.
Tiếp theo, hãy thêm vào những điểm kiểm tra trên bản đồ để xem liệu những người bạn giao việc có hoàn thành được công việc theo tiến độ đề ra không.
Nếu bạn đang nhắm vào nhiều mục tiêu cùng một lúc, hãy xem lại tất cả các bản đồ mục tiêu và tìm ra điểm tương hỗ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
Cuối cùng, nếu bạn gặp phải những chướng ngại vật bất ngờ, hãy chuẩn bị sẵn sàng để tách chúng ra và ngay lập tức tìm cách giải quyết. Và hãy nhớ, đừng “cả giận mất khôn”.
Bước 15: Duy trì sự tập trung vừa được thiết lập
• Hãy đảm bảo sự cân bằng: Đặt ra mục tiêu cho tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của bạn.
• Không được cắt giảm thời gian ngủ và luyện tập. Ngủ và luyện tập đầy đủ sẽ giúp bạn làm việc và vui chơi hiệu quả hơn.
• Đặt ra thời gian nghỉ ngơi.
• Thay đổi là điều không thể thiếu được của những cái đầu sáng tạo. Hãy nghĩ ra vài trò chơi mỗi ngày.
Bạn có đặt ra mục tiêu cho tất cả các phương diện quan trọng trong cuộc sống của bạn không? Nếu không, hãy nghĩ ra một vài mục tiêu giúp đảm bảo bạn đã phân bổ đủ thời gian cho những phương diện quan trọng nhất của cuộc đời mình.
Mục tiêu về cân nặng và sức khỏe: __________________
Mục tiêu về các mối quan hệ gia đình: _______________
Mục tiêu về các mối quan hệ bạn bè: _______________
Mục tiêu về tinh thần: __________________________
…
Bạn có lên lịch tham gia luyện tập thể dục ít nhất 3 lần một tuần? Nếu chưa, bạn sẽ lên kế hoạch như thế nào?
_________________________________________________________________
Có yếu tố nào trong cuộc sống đem lại cho bạn nhiều niềm vui và cho phép bạn nghỉ ngơi? Nếu chưa có, bạn sẽ lên kế hoạch như thế nào?
_________________________________________________________________
Đây mới chỉ là sự khởi đầu…
Đây mới chỉ là khởi đầu cho hành trình chinh phục mục tiêu. Mỗi khi bạn không chắc chắn về điều gì đó, hãy xem lại cuốn sách này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, đừng chần chừ, hãy liên lạc ngay với tôi, tôi sẽ cố gắng giúp bạn. Tôi cũng rất nóng lòng được nghe những thành công mà bạn có được nhờ áp dụng những điều trong cuốn sách này. Đối với tôi, không có gì hạnh phúc hơn việc chúc mừng những thành quả của bạn!
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.