Thần Điêu Hiệp Lữ
Hồi thứ ba: Cầu sư Chung Nam
Quách Tĩnh ở dưới thuyền tiềm vận thần công, mấy ngày sau thương thế đã giảm quá nửa. Hai vợ chồng nhắc đến việc mười năm gặp lại Âu Dương Phong, thấy lão ta chẳng hề suy yếu, võ công cao cường hơn xưa; nếu một chưởng vừa rồi mà đánh trúng ngực Quách Tĩnh, có lẽ chàng phải dưỡng thương mươi bữa nửa tháng mới đỡ. Hai người nhắc đến Hồng Thất Công, không biết hiện giờ lão nhân ở đâu, thật là nhớ quá chừng. Hoàng Dung tuy ẩn cư ở Đào Hoa đảo, song vẫn còn giữ địa vị bang chủ Cái Bang; mọi việc trong bang tạm ủy quyền cho Lỗ Hữu Cước thay mặt nàng phân xử. Chuyến đi Giang Nam vừa rồi, nàng định hội kiến các vị trưởng lão trong bang bàn một số việc, tiện thể dò la tin tức Hồng Thất Công, nhưng Quách Tĩnh bị thương, đành phải trở về đảo. Sau đó hai người nói đến Dương Quá, Hoàng Dung bèn gọi cậu bé vào hỏi chuyện trước đây. Dương Quá kể chuyện mẹ cậu lâm bệnh qua đời, cậu thì lưu lạc ở Gia Hưng; vợ chồng Quách Tĩnh nghĩ đến giao tình với Mục Niệm Từ, đều không khỏi thương cảm.
Đợi Dương Quá ra ngoài khoang thuyền, Quách Tĩnh nói:
Ta có một tâm nguyện, nàng chắc cũng biết đó. Lần này may mắn gặp Quá nhi, thế là tâm nguyện của ta có thể đạt được.
Ngày trước phụ thân của Quách Tĩnh là Quách Khiếu Thiên kết nghĩa huynh đệ với ông nội của Dương Quá là Dương Thiết Tâm, khi đó hai người vợ của họ đang có thai. Hai vị ước định với nhau, nếu cùng sinh con trai, sẽ cho kết nghĩa huynh đệ; nếu cùng sinh con gái, cho kết nghĩa kim lan tỷ muội, nếu một bên sinh con trai, bên kia sinh con gái, sẽ kết thành phu phụ. Sau hai nhà cùng sinh con trai, nên Quách Tĩnh kết nghĩa huynh đệ với cha của Dương Quá là Dương Khang. Tiếc rằng Dương Khang nhận giặc làm cha, làm nhiều việc bất nghĩa, cuối cùng chết thảm ở miếu Thiết Thương, Gia Hưng. Quách Tĩnh vẫn còn nhớ hẹn ước cũ, nên vừa rồi chàng nói vậy. Hoàng Dung sớm biết tâm ý của chàng, lắc đầu nói:
Thiếp không bằng lòng.
Quách Tĩnh ngạc nhiên hỏi:
– Vì sao?
Hoàng Dung đáp:
Phù nhi làm sao có thể lấy tên tiểu tử ấy. Quách Tĩnh nói:
Cha nó tuy sai trái, nhưng Quách, Dương hai nhà mấy đời giao hảo, ta thấy nó tướng mạo thanh tú, thông minh lanh lợi, từ nay ở với chúng ta, lo gì sau này không nên người.
Hoàng Dung nói:
Thiếp sợ nó quá thông minh đấy. Quách Tĩnh nói:
Nàng không phải là quá thông minh đó sao? Thông minh thì có gì là không tốt? Hoàng Dung cười, nói:
Thiếp lại thích một ca ca ngốc nghếch như chàng cơ.
Phù nhi sau này lớn lên, chắc gì đã giống nàng, thích một gã ngốc nghếch. Hơn nữa, ngốc nghếch như ta đây, chỉ e thiên hạ không có người thứ hai nữa đâu.
Hoàng Dung làm mặt giận, nói:
Hiếm quá nhỉ! Đừng tưởng nhé!
Hai vợ chồng cười nói mấy câu, Quách Tĩnh lại trở lại chủ đề cũ:
Cha ta có di mệnh, Dương Thiết Tâm thúc phụ lúc lâm chung cũng có ủy thác cho ta. Đối với Dương Khang huynh đệ và Mục Niệm Từ, ta chưa thật tận tâm. Nếu ta không lấy Quá nhi làm thân nhân, thì hóa ra có lỗi với cha ta và Dương thúc phụ hay sao?
Nói rồi thở dài, đầy vẻ buồn bã. Hoàng Dung dịu dàng nói:
May mà hai đứa đều còn nhỏ, việc ấy chưa có gì phải vội. Sau này nếu Quá nhi quả không tệ lắm, thì chàng muốn sao sẽ được vậy thôi.
Quách Tĩnh đứng dậy, vái một cái thật dài, nghiêm trang nói:
Đa tạ nàng đã bằng lòng, ta thật vô cùng cảm kích.
Thiếp chưa bằng lòng đâu. Thiếp chỉ nói rằng để xem sau này Quá nhi thế nào đã. Quách Tĩnh vái xong, vừa đứng thẳng người lên, nghe nàng nói vậy, không khỏi thất vọng, nói:
Dương Khang huynh đệ từ nhỏ ở trong vương phủ nước Kim nên mới nhiễm nhiều cái xấu. Quá nhi ở trên đảo với chúng ta, quyết không thể hư hỏng được. Huống hồ tên của nó hồi trước do chính ta đặt. “Quá” nghĩa là có lỗi. Nay đổi tên đi thì được Hoàng Dung cười, nói:
Tên gọi đâu có gì quyết định. Chàng là Quách Tĩnh, có yên tĩnh chút nào không? Từ nhỏ chàng đã chạy nhảy y hệt một con khỉ đó thôi.
Quách Tĩnh trố mắt cứng họng. Hoàng Dung mỉm cười, nói sang chuyện khác. Thuyền đã tới Đào Hoa đảo. Quách Phù tự dưng có thêm ba người bạn cùng trang lứa, hết sức vui thích.
Dương Quá sau khi uống thuốc giải của Hoàng Dung, đã giải hết chất độc còn lại trong cơ thể. Hiềm khích giữa cậu với Quách Phù lúc mới gặp nhau, sau ít hôm là hai đứa trẻ cùng quên ngay. Hồi này bốn đứa bé bắt dế cho chọi nhau làm trò vui.
Hôm nay Dương Quá từ trong nhà ra, lại đi bắt dế. Đi qua Đạn Chỉ các, Lưỡng Vong
phong, vừa vòng qua Thanh Tiếu đình, cậu bỗng nghe thấy sau núi có tiếng cười nói, bèn chạy về phía đó, thấy Quách Phù và huynh đệ họ Võ đang vạch cỏ lật đá, cũng đang tìmbắt dế. Võ Đôn Nhu cầm một cái ống trúc, Quách Phù thì bưng một cái chậu sành.
Võ Tu Văn lật một hòn đá lên, vù một cái, một conuy dế to tướng nhảy ra. Võ Tu Văn nhào tới, chụp cả hai tay, reo lên vui mừng. Quách Phù nói: – Cho tớ, cho tớ!
Võ Tu Văn bắt con dế, nói:
– Ừ, cho cậu này.
Con dế này đầu vuông, càng to, lưng mập, trông rất oai phong. Võ Tu Văn nói:
Con dế này là đại tướng quân vô địch đây; mấy con dế của Dương ca ca chọi không lại nó đâu.
Dương Quá chưa chịu, rút mấy cái ống trúc ra, chọn một con dế hung mãnh nhất cho chọi với con dế to kia. Chơi được vài hiệp, con dế lớn há to miệng, cắn một cái vào bụng con dế của Dương Quá, hất con kia ra khỏi chậu sành, rồi giương cánh mà kêu đầy vẻ đắc ý. Quách Phù vỗ tay reo:
Con của ta thắng rồi!
Dương Quá nói:
– Đừng vội mừng, còn con dế nữa.
Nhưng ba con dế cậu chọn đều bại trận, con thứ ba thậm chí bị cắn đứt đôi.
Dương Quá vẻ mặt buồn thiu, nói:
– Chả chơi nữa!
Cậu quay mình bỏ đi. Bỗng nghe từ một đám cỏ phía sau có ba tiếng “ri ri ri,” chính là tiếng dế kêu, nhưng khá lạ. Võ Đôn Nhu nói: – Lại một chú dế nữa.
Cậu bé gạt cỏ ra, đột nhiên nhảy lùi lại, kêu lên hốt hoảng:
– Rắn, có rắn!
Dương Quá ngoảnh lại, thấy một con rắn cạp nia cuộn mình trong cỏ, nghển đầu thè tia lưỡi. Dương Quá nhặt một hòn đá, nhắm kỹ ném tới, trúng ngay đầu con rắn. Nó quằn quại vài cái rồi chết. Chỉ thấy cạnh chỗ con rắn nằm có một con dế nhỏ đen trùi trũi, tướng mạo rất xấu xí, giương cánh phát ra tiếng ri ri. Quách Phù cười, nói:
– Dương ca ca, ca ca bắt con quỉ đen ấy chứ?
Dương Quá nghe giọng cô bé có ý châm biếm, bèn tức khí nói:
– Bắt thì bắt!
Liền tóm luôn con dế đó. Quách Phù cười, nói:
Ca ca bắt con quỉ đen ấy làm gì, đòi chọi với con đại tướng quân của muội chăng? Dương Quá nói:
Chọi thì chọi, con quỉ đen cũng đâu để cho người ta khinh thường nó. Liền bỏ con dế đen ấy vào chậu của Quách Phù.
Lạ thay, con dế lớn thấy con dế nhỏ lại có vẻ sợ hãi, cứ nem nép một chỗ. Quách Phù và huynh đệ họ Võ ra sức hò la trợ uy cho nó. Con dế đen nghển đầu nhảy tới, con dế lớn không dám nghênh chiến, chỉ chực nhảy ra khỏi chậu. Con dế nhỏ liền nhảy lên theo, cắn một cái trúng đuôi con dế lớn, hai con dế cùng rơi xuống; con dế lớn xoay xoay vài cái, rồi lật ngửa bụng lên mà chết. Thì ra trong loài dế có một giống thích sống chung với độc trùng; sa id=”filepos273880″>ng chung với rết thì gọi là “Ngô công suất;”(3.1) sa id=”filepos274078″>ng chung với rắn độc thì gọi là “Xà suất.”(3.2) Giống “Xà suất” có nhiễm khí độc, nên mọi con dế khác đều kinh sợ. Con dế mà Dương Quá bắt được chính là một con “Xà suất.” Quách Phù thấy con đại tướng quân bị chết thì buồn bã, nghĩ thế nào, lại nói:
Dương ca ca, cho muội con dế đen của ca ca đi.
Cho thì không tiếc, có điều là ban nãy muội chửi nó là con quỉ đen kia mà? Quách Phù dẩu môi, nói dỗi:
Không cho thì thôi, tưởng báu lắm!
Rồi đổ con dế ra khỏi chậu, lấy chân giẫm chết nó. Dương Quá cả giận, máu nóng bốc lên đỏ cả mặt, liền vung tay tát Quách Phù một cái thật mạnh.
Quách Phù ớ ra, chưa biết có nên khóc hay không. Võ Tu Văn liền nói:
– Ơ, tên tiểu tử đánh người hả!
Rồi đấm một quả vào ngực Dương Quá. Võ Tu Văn gia học uyên nguyên, từ nhỏ đã được cha mẹ dạy võ, võ công có căn cơ hẳn hoi, cú đấm này có lực đạo không nhẹ. Dương Quá cả giận, cũng giáng trả một quyền, Võ Tu Văn vội né tránh, Dương Quá đuổi theo; Võ Đôn Nhu bèn ngáng chân một cái, Dương Quá ngã sấp xuống. Võ Tu Văn quay lại, cưỡi lên lưng Dương Quá. Võ Đôn Nhu cũng làm theo bốn quả đấm cứ thế đấm túi bụi xuống người Dương Quá.
Dương Quá lớn hơn hai cậu kia một, hai tuổi; nhưng hai tay không địch nổi bốn tay. Huynh đệ họ Võ lại từng luyện võ công thượng thừa, còn Dương Quá mới chỉ học qua chút võ công thô thiển do mẹ truyền cho, nên không thể đối phó, đành nghiến răng chịu đựng, không kêu một tiếng. Võ Đôn Nhu nói:
Mi xin tha, huynh đệ ta sẽ tha cho mi. Dương Quá nhiếc:
Nói thối như cứt!
Võ Tu Văn thấy vậy lại đấm cho hai quả. Quách Phù đứng bên cạnh thấy huynh đệ họ Võ trả thù giúp mình thì trong bụng thích thú.
Huynh đệ họ Võ biết rằng nếu đánh vào đầu vào mặt Dương Quá sẽ gây thương tích, Quách Tĩnh, Hoàng Dung nhìn thấy sẽ trách mắng, nên hai đứa chỉ đấm đá vào thân
mình Dương Quá. Quách Phù thấy hai đứa đánh dữ, cũng hơi sợ, nhưng sờ lên mặt thấy nóng rát vì cái tát vừa nãy, thì bất giác kêu lên: – Đấm mạnh vào, đánh đi!
Huynh đệ họ Võ nghe Quách Phù khích lệ, càng đánh mạnh hơn.
Dương Quá nằm dưới đất, nghe Quách Phù nói thế thì nghĩ thầm: “Con a đầu kia độc ác như vậy, sau này ta quyết trả thù.” Nó cảm thấy lưng, mông, hai cánh tay đau như giần, càng lúc càng khó chịu đựng. Huynh đệ họ Võ luyện công từ bé, quyền cước có lực, người lớn bình thường cũng khó chịu nổi, Dương Quá từng luyện chút nội công, nếu không thì đã chết ngất từ lâu. Nó cắn răng chịu đựng, hai tay quờ quạng loạn xạ dưới đất, chợt tay trái vớ được một vật vừa lạnh vừa trơn, chính là con rắn cạp nia nó đập chết ban nãy, bèn vung tay quất mạnh con rắn về phía sau.
Huynh đệ họ Võ thấy vậy kêu lên hoảng hốt. Dương Quá thừa cơ lật người lại, quai tay thật mạnh một quyền, trúng mũi Võ Đôn Nhu, rồi cắm đầu chạy. Huynh đệ họ Võ tức giận đuổi theo. Võ Đôn Nhu trúng đòn vào mũi, tuy không đau lắm, nhưng máu chảy be bét ra mặt. Quách Phù thích xem cảnh náo nhiệt, cứ luôn miệng giục: – Bắt lấy nó, bắt lấy nó!
Dương Quá chạy một hồi, ngoảnh lại, thấy Võ Đôn Nhu mặt nhoe nhoét máu, biết rằng nếu để huynh đệ họ Võ tóm được, thì sẽ bị đánh tệ hại hơn, thế là nó cắm cổ mà chạy, đến chân ngọn núi Thí Kiếm phong, thì cứ thế lao lên trên, càng lúc càng lên cao.
Huynh đệ họ Võ không chịu buông tha, vẫn mải miết đuổi theo. Quách Phù lên tới lưng chừng núi thì dừng lại, ngẩng đầu quan sát. Dương Quá chạy một hồi, thấy trước mặt là một cái khe rộng, không còn đường chạy tiếp. Hồi trước Hoàng Dược Sư mỗi khi nghĩ ra một chiêu thức mới, đều nhảy vọt qua cái khe này để lên đỉnh núi hiểm trở thử chiêu. Dương Quá thì làm sao có thể nhảy qua? Nó nghĩ thầm: “Ta nhảy qua cái khe này dẫu có chết, còn hơn để cho hai tên tiểu tử thối tha kia tóm được.” Nó bèn quay mình lại, quát to:
Các ngươi còn tiến lên một bước, ta sẽ nhảy qua khe vực đấy! Võ Đôn Nhu sững lại, Võ Tu Văn nói:
Ngươi nhảy thì nhảy, ai sợ ngươi kia chứ? Ngươi có dám nhảy không? Nói rồi cậu tiếp tục leo lên.
Dương Quá cả giận, đang định nhảy qua khe, bỗng thấy bên cạnh có một tảng đá to gác lên mấy hòn đá khác nhỏ hơn, trông hơi chênh vênh. Trong cơn cuồng nộ, nó đâu còn nghĩ gì đến hậu quả, bèn giơ tay vần một hòn đá nhỏ bên dưới; tảng đá to bên trên quả nhiên hơi lay động. Nó liền ra phía sau tảng đá, dùng hai tay đẩy thật mạnh, tảng đá lăn ngay xuống sườn núi.
Huynh đệ họ Võ thấy Dương Quá đẩy tảng đá, biết là nguy hiểm, vội co mình, sẵn sàng né tránh. Tảng đá kéo theo vô số bụi đất lăn ầm ầm qua bên cạnh huynh đệ họ
Võ, đè nát các bụi cây nó gặp trên đường, cuối cùng lăn ùm xuống biển. Võ Đôn Nhu hoảng quá, trượt chân một cái, lăn xuống. Võ Tu Văn vội túm lấy người ca ca; hai đứa đứng không vững, cùng lăn xuống đến sáu, bảy trượng, may gặp một thân cây lớn chắn lại, mới không lăn tiếp.
Hoàng Dung ở trong nhà, nghe tiếng động xa xa, vội chạy ra, đến chân ngọn Thí Kiếm phong, chỉ thấy bụi đất mù mịt, Quách Phù đang nấp cạnh một bụi cỏ ở lưng chừng núi, sợ không khóc nổi, huynh đệ họ Võ thì mặt mũi bê bết máu. Nàng chạy lên ôm con gái vào lòng, Quách Phù khóc òa lên một hồi, rồi mới mếu máo kể việc Dương Quá vô cớ tát nó ra sao, huynh đệ họ Võ bênh nó đánh Dương Quá thế nào, Dương Quá lăn tảng đá định đè chết huynh đệ họ Võ ra sao. Bao nhiêu lỗi nó dồn vào Dương Quá tất cả, còn việc nó giẫm chết con dế của Dương Quá và huynh đệ họ Võ đấm đá Dương Quá thì nó lờ đi không kể. Hoàng Dung nghe xong, ngẩn người một lát, thấy một bên má con gái đỏ hằn vết các ngón tay, cái tát quả không nhẹ, thì rất thương con, vội an ủi nó.
Lúc này Quách Tĩnh cũng đã chạy tới, thấy huynh đệ họ Võ sây sát cả mặt mày, hỏi
nguyên do, nghe xong rất buồn. Lại lo Dương Quá gặp chuyện bất trắc, vội chạy lên
đỉnh núi tìm kiếm. Nhưng tìm trước kiếm sau đều không thấy tung tích cậu bé đâu cả.
Chàng cất tiếng gọi to:
– Quá nhi, Quá nhi!
Tiếng gọi vang xa mấy dặm, song thủy chung vẫn không thấy Dương Quá ló mặt ra hoặc lên tiếng trả lời. Quách Tĩnh chờ một lúc, càng thêm lo lắng, bèn về nhà chèo một chiếc thuyền đi quanh đảo tìm kiếm, đến khi trời tối cũng chẳng biết Dương Quá ở đâu.
Nguyên Dương Quá sau khi lăn tảng đá xuống, thấy huynh đệ họ Võ cũng lăn xuống dốc núi, xa xa Hoàng Dung đang chạy tới, biết phen này nó sẽ bị trách phạt, bèn nép mình trong một kẽ đá. Nó nghe rõ tiếng Quách Tĩnh gọi, nhưng không dám trả lời. Nó cứ nép trong kẽ đá, không dám động đậy, ráng chịu đói, nhìn trời và biển cùng sẫm dần, tứ phía không một tiếng người; một hồi sau trên trời có ánh sao, gió lạnh thổi. Nó ra khỏi kẽ đá, nhìn xuống bên dưới, thấy các cửa sổ nhà đều sáng đèn, thiết tưởng cảnh vợ chồng Quách Tĩnh, Kha Trấn Ác, Quách Phù cùng huynh đệ họ Võ cả thảy sáu người đang quây quần quanh bàn ăn đầy các món cá thịt, bất giác nó nuốt nước miếng mấy lần. Nó lại nghĩ, chắc mọi người đang chê trách nó, thì trong lòng ấm ức vô cùng. Nó cứ đứng đó, giữa đêm tối, trước gió biển, nghĩ cảnh cả đời mình cứ bị người ta khinh rẻ, quả là đáng oán giận.
Thực ra Quách Tĩnh tìm không thấy nó, chẳng thiết ăn uống gì. Hoàng Dung thấy phu quân buồn phiền, biết có khuyên chàng cũng chả nghe, nên nàng cũng không ăn, imlặng ngồi bên cạnh chàng. Sáng hôm sau hai người lại đi tìm.
Dương Quá bị đói nửa ngày và một đêm, sáng sớm hôm sau, nó lẻn xuống chân núi,
bắt mấy con ếch bên bờ suối, lột da, vun lá khô nướng ếch mà ăn. Mấy năm lưu lạc, nó vẫn làm như thế để qua ngày. Bây giờ nó sợ Quách Tĩnh, Hoàng Dung nhìn thấy khói, nó liền chui vào nướng trong một cái hang. Nướng xong, nó dập lửa ngay, mới ăn. Nó nghe tiếng Quách Tĩnh gọi “Quá nhi,” thì nghĩ thầm: “Định gọi ta về để đánh đòn, thì ta chả về đâu.”
Tối hôm ấy nó ngủ trong hang. Đang mơ mơ màng màng, bỗng thấy Âu Dương Phong tiến vào, nói:
Này con, ta đến dạy con võ công, để con khỏi bị hai thằng lỏi nhà họ Võ bắt nạt. Dương Quá cả mừng, đi theo ra khỏi hang, thấy Âu Dương Phong ngồi xổm, miệng lẩm bẩm mấy tiếng, song chưởng đẩy ra. Dương Quá bắt chước làm theo, bỗng Âu Dương Phong vung quyền đánh tới, nó không tránh kịp, bộp một cái trúng ngay đỉnh đầu, đau quá, nó kêu tướng lên và bật dậy.
Lại cộp một cái, đầu va vào đá, nó giơ tay xoa đầu, thấy nổi cục u rất đau. Thì ra vừa nãy nó nằm mơ. Bất giác nó thở dài, nghĩ thầm: “Cha mình lúc này chắc đã khỏi, đã chui ra khỏi cái chuông. Không biết bao giờ cha mới tới đón mình, dạy võ công thật sự cho mình, để mình khỏi bị người ta ở đây bắt nạt.” Nó ra khỏi hang, nhìn đường chân trời, chỉ thấy lác đác vài ngôi sao trên các ngọn cây, nhớ lại giấc mơ ban nãy, nhớ lại khẩu quyết Cáp mô công dùng cho quyền cước mà Âu Dương Phong truyền cho nó khi còn ở Gia Hưng. Nó rùn mình ngồi xuống, song chưởng đẩy ra, làm động tác giống như trong mơ, nhưng không đạt.
Nó đứng trên sườn núi, nhìn biển rộng mênh mang, vắng lặng, thấy lòng vô cùng trống trải, cô đơn; bỗng nghe văng vẳng từ biển đưa tới tiếng gọi “Quá nhi, Quá nhi.” Nó liền chạy xuống chân núi, kêu lên:
Con ở đây, con ở đây.
Nó đã tới chân núi, chạy ra bãi cát. Quách Tĩnh từ xa nhìn thấy, cả mừng, vội chèo thuyền lại gần, nhảy lên bãi cát. Dưới ánh sao, hai người chạy về phía nhau. Quách Tĩnh ôm Dương Quá vào lòng, chỉ nói:
– Mau về ăn cơm thôi.
Chàng xúc động, lời nói có phần nghẹn ngào. Về đến nhà, Hoàng Dung dọn cơm cho Quách Tĩnh và Dương Quá ăn, mọi người không ai nhắc đến chuyện hôm kia cả. Sáng hôm sau, Quách Tĩnh gọi Dương Quá, huynh đệ họ Võ, Quách Phù tới đại sảnh, lại mời Kha Trấn Ác đến, bảo bốn đứa trẻ khấu đầu trước linh vị Giang Nam lục quái, rồi chàng thưa với Kha Trấn Ác:
Đại sư phụ, đệ tử xin sư phụ ân chuẩn, cùng sư phụ thu nhận bốn đồ tôn. Kha Trấn Ác vui vẻ nói:
Hay lắm, ta chúc mừng con.
Quách Tĩnh bảo Dương Quá, huynh đệ họ Võ khấu đầu trước Kha Trấn Ác, rồi hành lễ bái sư với vợ chồng chàng. Quách Phù cười, hỏi:
Mẹ, con có vái không? Hoàng Dung nói:
Tất nhiên là có.
Từ hôm nay trở đi, bốn các ngươi là sư huynh đệ. Quách Phù cười, nói xen vào:
Không, còn là sư huynh muội nữa.
Ta chưa nói xong, không được nói leo. Chàng ngừng một chút, rời tiếp:
Từ nay trở đi các ngươi phải tương thân tương ái, có phúc cùng hưởng, gặp nạn cùng chịu. Nếu còn tranh giành đánh lộn với nhau, ta sẽ không tha.
Nói đoạn chàng nhìn Dương Quá một cái. Dương Quá nghĩ thầm: “Bá bá tất nhiên sẽ bênh con gái, từ giờ mình lờ nó đi là xong.”
Kha Trấn Ác nói một vài môn qui của Giang Nam thất quái cho bốn đứa trẻ biết, đại để là không được cậy mạnh khinh người, không được lạm sát người vô tội.
Quách Tĩnh nói:
Sở học võ công của ta rất tạp, ngoài căn cơ do Giang Nam thất hiệp truyền thụ, ta còn luyện nội công của giáo phái Toàn Chân, võ công của hai đại tông đông nam là Đào Hoa đảo và Cái Bang. Làm người không được quên gốc, hôm nay ta trước hết dạy cho các ngươi công phu độc môn của Kha đại sư tổ của các ngươi.
Chàng đang định nói khẩu quyết, Hoàng Dung thấy Dương Quá cúi đầu xuất thần, sắc mặt có vẻ gì rất lạ, trông y hệt dáng dấp Dương Khang ngày trước, thì bất giác thấy ghét, nghĩ thầm: “Phụ thân nó tuy không phải do chính tay ta giết, nhưng cũng có thể nói đã chết trong tay ta, không thể nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà để sau này nó gây đại họa.” Nghĩ vậy, nàng đã có chủ định, bèn nói:
Chàng một mình dạy cả bốn đứa, sẽ rất vất vả; Quá nhi cứ để thiếp dạy cho.
Quách Tĩnh chưa trả lời, Kha Trấn Ác đã vỗ tay cười, nói:
– Thế thì hay lắm! Như vậy sẽ có thể so sánh xem đệ tử của ai giỏi hơn.
Quách Tĩnh trong bụng cũng mừng, chàng biết nàng thông minh gấp trăm lần chàng, cách dạy chắc sẽ hay hơn, nên cũng vui vẻ bằng lòng. Quách Phù sợ cha nghiêm khắc, nói:
Mẹ, con cũng muốn mẹ dạy cơ. Hoàng Dung cười, nói:
Con quen làm nũng mẹ, như thế luyện võ không xong, phải để cha con dạy mới được.
Quách Phù nhìn trộm phụ thân, thấy phụ thân đang nhìn nó chằm chằm, nó vội
ngoảnh đi, không dám nài nỉ thêm.
Hoàng Dung nói với phu quân:
Hai ta định qui củ, chàng không được dạy Quá nhi, thiếp cũng không được dạy ba đứa kia. Bốn đứa cũng không được truyền thụ cho nhau, nếu không sẽ rối loạn hết cả, chỉ có hại mà thôi.
Quách Tính nói:
Điều đó tất nhiên.
Hoàng Dung nói:
– Quá nhi, ngươi đi theo ta.
Dương Quá ghét Quách Phù và huynh đệ họ Võ, nghe Hoàng Dung bảo không cùng học võ với ba đứa kia, thì rất hợp tâm ý, bèn theo Hoàng Dung đi vào nội đường. Hoàng Dung dẫn nó vào thư phòng, lấy trên giá sách xuống một quyển, nói:
Sư phụ của người có bảy vị sư phụ, người ta gọi các vị đó là Giang Nam thất quái. Đại sư phụ chính là Kha công công, nhị sư phụ là Diệu thủ thư sinh Chu Thông, hiện tại ta trước hết dạy cho ngươi công phu của nhị tổ sư.
Đoạn giở quyển sách kia ra, đọc rõ: “Tử viết: học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?”(3.3) Thì ra đấy là bộ Luận ngữ. Dương Quá lấy làm lạ, không dám hỏi, chỉ đọc theo và nhận mặt chữ.
Mấy ngày liền Hoàng Dung chỉ dạy nó đọc sách, trước sau hoàn toàn không nhắc gì đến võ công. Một hôm học xong, Dương Quá một mình đi ra núi dạo chơi, nghĩ đến Âu Dương Phong lúc này không biết đang ở đâu, nhớ quá bèn làm động tác trồng cây chuối. Tập động tác ấy một hồi, theo khẩu quyết Âu Dương Phong truyền thụ mà nghịch hành kinh mạch, trồng cây chuối rồi, tung người bật dậy, hét một tiếng, song chưởng đẩy ra, cảm thấy toàn thân khoan khoái dễ chịu vô cùng, mồ hôi vã ra như tắm. Nó không biết rằng chỉ một lần luyện công như thế, nội lực đã có phần tiến triển. Võ công do Âu Dương Phong sáng tạo là một môn công phu thượng thừa cực kỳ lợi hại, Dương Quá ngộ tính rất cao, tuy mới học được chút ít, nhưng cứ thế luyện tập thì nội lực cũng khá dần.
Từ đó trở đi, ngày ngày sau khi nghe Hoàng Dung dạy kinh thư, mỗi lúc nhàn rỗi, Dương Quá lại ra chỗ núi vắng luyện công. Nó vốn không định luyện thành một môn võ nghệ kinh nhân, mà chỉ vì mỗi lần luyện như thế nó đều cảm thấy toàn thân khoan khoái dễ chịu, không luyện thì nhớ.
Dương Quá lẳng lặng luyện tập, Quách Tĩnh và Hoàng Dung không hề hay biết. Hoàng Dung dạy cậu bé học chữ, chưa đầy ba tháng đã học hết quyển Luận ngữ. Dương Quá có trí nhớ lạ thường, đối với kinh nghĩa trong sách, nó không thắc mắc gì cả. Thực ra Hoàng Dung cũng không muốn dạy chữ cho nó, nàng thường nghĩ thầm: “Thằng bé này thông minh tài trí không kém gì mình, nếu nó thành một kẻ giống như cha nó, lại học võ công, thì sẽ là mối họa không nhỏ, chi bằng cho nó học văn, làm
theo lời dạy của thánh hiền, may ra còn chút ích lợi.” Thế là nàng cố kiên nhẫn dạy chữ, dạy hết “Luận ngữ,” thì chuyển sang “Mạnh Tử.”
Mấy tháng rồi mà Hoàng Dung không nhắc gì đến võ công, Dương Quá cũng không hỏi. Từ sau ngày đánh nhau với Quách Phù và huynh đệ họ Võ, nó cũng chưa lần nào cùng chơi với ba đứa kia; một mình càng ngày càng cảm thấy cô đơn, nghĩ Quách Tĩnh tuy nhận nó làm đệ tử, song không hề truyền thụ võ công cho nó. Nó vốn đã không phải là đối thủ của huynh đệ họ Võ, chờ Quách Tĩnh dạy cho hai đứa kia nửa năm, nếu có tái đấu, chắc nó sẽ bị hai đứa kia đánh chết. Nó định bụng, hễ có dịp là nó sẽ lập tức rời bỏ hòn đảo này.
Chiều hôm ấy, sau khi học mấy dòng trong sách “Mạnh Tử,” Dương Quá rời thư phòng, ra bờ biển dạo chơi. Nhìn các lớp sóng bạc đầu ngoài khơi, nó thầm nghĩ không biết đến bao giờ mới thoát khỏi chốn này.
Ngắm cánh chim hải âu trắng bay lượn, nó thèm muốn được tự do như chim trời. Đang mải ngắm cảnh, nó bỗng nghe từ phía rừng đào vọng lại tiếng hô. Lòng hiếu kỳ trỗi dậy, nó lẻn tới, nấp sau một thân cây xem sao, thì ra Quách Tĩnh đang dạy quyền cước cho huynh đệ họ Võ ở một bãi trống giữa rừng. Chiêu đang dạy có tên là “Thác lương hoán trụ,” một chiêu thuộc cầm nã thủ. Quách Tĩnh miệng nói, chân tay làm động tác mẫu, bảo huynh đệ họ Võ làm theo. Dương Quá chỉ nhìn một lần là nắm ngay được cái cốt lõi của chiêu thức, trong khi huynh đệ họ Võ học đi học lại vẫn không nắm được yếu lĩnh. Quách Tĩnh bản tính chất phác, biết rằng dạy và học võ có cái cam khổ của nó, không ngần ngại dạy đi dạy lại.
Dương Quá thở dài, nghĩ thầm: “Quách bá bá nếu chịu dạy ta, ta đâu có ngu xuẩn như hai đứa kia.” Nó buồn bã trở về phòng nằm ngủ. Bữa tối ăn xong, đọc vài trang sách, nhưng cảm thấy chán, nó lại ra bờ biển, tập thử quyền cước do Quách Tĩnh dạy, sử chiêu kia mấy lần, cảm thấy đã thành thạo, nghĩ thầm: “Nếu ta cứ học lỏm võ công, bảo đảm huynh đệ họ Võ dẫu học được nhiều đến đâu cũng chẳng làm gì nổi ta.” Nhưng rồi nó lại nghĩ: “Quách bá bá đã không chịu dạy, hà tất ta học lỏm làm gì? Hừ, bây giờ Quách bá bá có cầu ta đi học, ta cũng chẳng thèm học. Giỏi lắm thì đánh chết người ta là cùng chứ gì?” Nghĩ tới đây, nó vừa kiêu ngạo, vừa cảm thấy chán ngán, tựa lưng vào vách đá, nghe tiếng sóng vỗ rì rào mà ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, Dương Quá không ăn cơm, cũng không vào thư phòng đọc sách. Nó mò được mấy con hào to dưới biển, đốt lửa nướng ăn, nghĩ bụng: “Ta không ăn cơm nhà họ Quách, cũng chẳng đến nỗi chết đói.” Nhìn những chiếc thuyền lớn thuyền nhỏ neo cạnh bờ, nó nghĩ thầm: “Thuyền lớn ta chèo không nổi, thuyền nhỏ thì không đi được xa, làm cách nào thoát khỏi chốn này kia chứ?” Chán ngán nửa ngày, chẳng biết làm gì, nó liền ra sau một tảng đá thực hiện động tác trồng cây chuối, luyện nội công theo cách Âu Dương Phong đã dạy.
Đang luyện tới lúc khí huyết lưu thông nhanh, toàn thân khoan khoái, đột nhiên phía
sau lưng có người gọi to, Dương Quá giật mình, lập tức đảo người đứng lên, nhưng chân tay tê dại, không đứng ngay lên được. Thì ra Quách Phù và huynh đệ họ Võ đi tới. Phía sau tảng đá vốn hoàn toàn yên tĩnh, không ai bén mảng; nhưng cây cối đường đi lối lại trên Đảo Hoa đảo đều được bố trí theo sự biến đổi của Ngũ hành sinh khắc, Quách Phù và huynh đệ họ Võ không dám đi lại lung tung, chỉ quanh quẩn chơi đùa ở những chỗ quen thuộc. Vừa rồi chúng bắt gặp Dương Quá đang trong trạng thái luyện công. May mà lúc này công lực của Dương Quá rất nông cạn, nếu không, khi bị ba người cùng gọi như thế, kinh mạch sẽ tán loạn, bị tê liệt ngay tại chỗ. Quách Phù vỗ tay cười, nói:
– Dương ca ca làm trò quỉ gì ở đây thế?
Dương Quá dựa vào vách đá, từ từ đảo người dậy, lườm cô bé một cái rồi quay người đi. Võ Tu Văn nói:
Này, Quách sư muội hỏi ngươi, tại sao ngươi lại vô lễ lờ đi như thế? Dương Quá lạnh lùng hỏi:
Mi làm gì được nào?
Chúng mình đi chơi đi, đừng trêu chọc con chó điên. Dương Quá nói:
Đúng đấy, chó điên thấy người là cắn; người ta đang yên lành ở đây, ba con chó điên tự dưng kéo đến sủa loạn cả lên.
Võ Đôn Nhu tức giận hỏi:
Ngươi bảo ba con chó điên hả? Ngươi chửi bọn ta hả?
Dương Quá cười khẩy:
– Ta chỉ chửi chó, không chửi người.
Võ Đôn Nhu tức quá, nhào tới đấm một quyền, Dương Quá tránh được. Võ Tu Văn nhớ lời sư phụ từng răn, sư huynh sư muội không được đánh nhau; vội kéo tay huynh trưởng lại, nói với Dương Quá:
Dương đại ca, đại ca học võ công của sư nương, ba chúng tôi học võ công của sư phụ; mấy tháng nay chưa biết ai tiến nhanh. Bọn ta hãy thử vài chiêu, đại ca có dám hay không?
Dương Quá định nói “Ta không may mắn như các người, sư nương không hề dạy võ cho ta.” Nhưng vừa nghe câu “đại ca có dám hay không?” bằng một giọng đầy vẻ khinh miệt, thì không nói câu kia nữa, hừ một tiếng, lạnh lùng liếc xéo Võ Tu Văn. Võ Tu Văn nói:
Chúng mình đấu thử vài chiêu, bất kể ai thắng ai thua, cũng không được mách với sư phụ, sư nương; nếu có bị vỡ đầu, cũng phải nói là do mình bị ngã. Ai thua thì phải cúi đầu tự nhận mình là đồ chó; đồ ngu. Dương đại ca, đại ca có dám hay không?
Câu “đại ca có dám hay không?” vừa dứt, trước mắt tối sầm, Võ Tu Văn đã bị Dương
Quá đấm một quả rất mạnh vào mắt trái, lảo đảo suýt ngã. Võ Đôn Nhu cả giận, nói:
– Ngươi tự dưng đánh vào mặt người khác như thế à?
Rồi lập tức thi triển quyền pháp do Quách Tĩnh dạy, đấm một quyền vào vùng thắt lưng Dương Quá.
Dương Quá không biết cách tránh, bị trúng đòn. Nó thấy Võ Đôn Nhu lại tung cước đá tới, thì chợt nhớ đến chiêu thức hôm qua Quách Tĩnh truyền thụ cho huynh đệ họ Võ, liền rùn chân phải, tay trái đẩy vào bắp chân phải của đối phương đang đá tới, chính là chiêu “Thác lương hoán trụ” trong cầm nã thủ pháp, tuy không phải là thứ võ công tinh thâm gì, nhưng khi lâm địch rất có tác dụng. Hôm qua Quách Tĩnh đã dạy cho huynh đệ họ Võ, chúng học rồi, nhưng khi vận dụng thì không linh hoạt khôn khéo bằng Dương Quá học lỏm. Võ Đôn Nhu bị cú đẩy ấy mà ngã bắn ra xa.
Võ Tu Văn bị trúng quyền vào mắt, vốn giận lắm, lại thấy huynh trưởng bị ngã, liền xông lại, quyền trái vung lên, Dương Quá tránh sang trái, không biết rằng trong quyền thuật cận chiến, chiêu số tiên hư hậu thực, quyền phải của Võ Tu Văn mới là đòn thực, chỉ nghe hự một tiếng, gò má bên phải của Dương Quá trúng một quả đấm mạnh. Võ Đôn Nhu bò dậy, cũng xông tới. Huynh đệ họ Võ ra đòn có bài bản, mấy tháng qua đã được Quách Tĩnh chỉ bảo, Dương Quá làm sao địch nổi? Thoáng chốc nó đã bị trúng bảy, tám đòn quyền cước vào đầu, vào mặt, vào lưng. Nó nổi khùng, nghĩ thầm: “Cho các ngươi đánh chết ta, ta cũng không bỏ chạy.” Hai tay nó đấm ra loạn xạ, không theo bài bản nào hết.
Võ Tu Văn thấy Dương Quá nghiến răng liều mạng, thì hơi hoảng, nhưng đang chiếm thượng phong, không muốn đấu thêm, bèn nói:
Ca ca thua rồi, chúng tôi tha cho ca ca, không đấu nữa. Dương Quá nói:
Ai cần ngươi tha?
Rồi sấn tới đấm vào mặt Võ Tu Văn. Võ Tu Văn tay trái gạt ra, tay phải túm lấy ngực áo kéo mạnh một cái, đúng lúc ấy Võ Đôn Nhu đấm mạnh vào phía sau lưng Dương Quá, Dương Quá lập tức ngã sấp xuống. Võ Đôn Nhu hai tay túm tóc, đè đầu Dương Quá, hỏi:
Ngươi chịu thua hay chưa? Dương Quá tức giận nói:
Ai chịu thua con chó điên là mi?
Võ Đôn Nhu giúi mặt Dương Quá xuống cát, nói:
– Ngươi không chịu thua, thì cho ngươi chết ngạt này.
Dương Quá mắt mũi miệng toàn cát là cát, không thở được, trong giây lát toàn thân như muốn nổ tung.
Võ Đôn Nhu hai tay đè đầu nó, Võ Tu Văn thì cưỡi sau gáy nó, Dương Quá vùng vẫy không thoát, đúng lúc tức thở hết chịu nổi, bỗng nội lực mà thời gian vừa qua nó
luyện theo kiểu của Âu Dương Phong trỗi dậy, nó cảm thấy một luống khí ấm từ đan điền dâng lên, toàn thân đột nhiên tràn trề tinh lực, nó bật ngay dậy, mở mắt ra, song chưởng cùng đánh tới.
Đòn này trúng ngay vào bụng dưới của Võ Tu Văn. Võ Tu Văn kêu ối, ngã ngửa ra, ngất đi liền. Chưởng lực này là tuyệt kỹ Cáp mô công của Âu Dương Phong, uy lực dĩ nhiên không sánh được với thần công của Âu Dương Phong, Dương Quá vận dụng cũng chưa thạo, nhưng nó tự phát đánh ra trong lúc nguy khốn, Võ Tu Văn không tài gì chịu nổi.
Võ Đôn Nhu chạy lại, thấy huynh đệ nằm thẳng cẳng bất động, hai mắt trắng dã, tưởng là Võ Tu Văn đã bị Dương Quá đánh chết, thì cả kinh vừa khóc vừa kêu to:
Sư phụ, sư phụ, đệ đệ của con chết rồi, đệ đệ của con chết rồi! Nó chạy về gọi Quách Tĩnh. Quách Phù sợ quá, cũng chạy theo.
Dương Quá nhổ cát ra khỏi miệng, chùi cát trên mặt, cảm thấy toàn thân rã rời, cử động khó khăn vô cùng. Nó nhìn Võ Tu Văn nằm thẳng cẳng bất động, lại nghe Võ Đôn Nhu kêu to đệ đệ của con chết rồi, thì nó hoảng hốt, chẳng hiểu xảy ra chuyện gì, chỉ biết là rắc rối to, nhưng không còn sức để chạy trốn.
Chẳng mấy chốc đã thấy Quách Tĩnh, Hoàng Dung chạy như bay tới. Quách Tĩnh ôm Võ Tu Văn lên, xoa bóp vùng ngực bụng cho nó. Hoàng Dung tới bên cạnh Dương Quá, hỏi:
Âu Dương Phong ở đâu, hắn đang ở đâu?
Dương Quá lẳng lặng không trả lời.
Hoàng Dung hỏi:
– Môn “Cáp mô công” ấy, hắn dạy cho ngươi khi nào?
Dương Quá nửa như nghe thấy, nửa như không; ánh mắt thất thần nhìn phía trước, miệng mím chặt, sợ nói ra. Hoàng Dung thấy nó như thế, thì túm hai cánh tay nó, giục giã:
Nói mau! Âu Dương Phong ở đâu? Dương Quá trước sau vẫn im lặng.
Lát sau, Võ Tu Văn được Quách Tĩnh xoa bóp đã tỉnh lại, tiếp đó Kha Trấn Ác cùng với Quách Phù cũng chạy đến. Kha Trấn Ác nghe Quách Phù kể Dương Quá trồng cây chuối, lại đánh chết Võ Tu Văn, nghĩ bụng tên tiểu tử ấy là truyền nhân của Âu Dương Phong, thì oán hận trào sôi trong lòng, nghe Hoàng Dung hỏi dồn Âu Dương Phong ở đâu mà Dương Quá không thèm nói, lão liền bước tới, giơ cao cây thiết trượng, gằn giọng quát hỏi:
Tên gian tặc Âu Dương Phong đang ở đâu? Ngươi không nói, ta đập chết ngươi! Dương Quá lúc này đã bất cần, nó nói to:
Người ấy không phải là gian tặc, người ấy rất tốt. Lão muốn đập chết thì cứ việc, đây chẳng nói đâu.
Kha Trấn Ác cả giận, vụt cây trượng xuống. Quách Tĩnh kêu to:
– Đại sư phụ, đừng…
Chỉ nghe “Bộp” một tiếng, thiết trượng sượt qua đầu Dương Quá, cắm xuống cát.
Nguyên Kha Trấn Ác nghĩ đánh chết thằng bé không ổn, nên đập chệch đi.
Ngươi nhất định không chịu nói hả? Dương Quá nói to:
Lão có giỏi thì cứ việc đánh chết ta, ta sợ gì lão mù kia chứ. Quách Tĩnh xông tới, giáng cho nó một cái tát:
Ngươi dám hỗn xược với sư tổ gia gia hả?
Các người cũng khỏi cần động thủ, muốn lấy mạng ta, thì ta chết cho xong. Nói xong nó chạy xuống biển.
Quách Tĩnh quát:
Quá nhi quay lại!
Dương Quá chạy nhanh hơn. Quách Tĩnh định vọt tới kéo lại, Hoàng Dung nói nhỏ:
– Hãy khoan?
Quách Tĩnh dừng bước, thấy Dương Quá đã lội xuống biển, sắp chìm trong sóng nước, thì hoảng hốt nói:
Nó không biết bơi, Dung nhi, chúng ta hãy xuống cứu nó lên! Hoàng Dung nói:
Không chết được, đừng có vội.
Một lát vẫn không thấy Dương Quá trồi lên, nàng thầm thán phục ngạo khí của thằng bé, liền lao xuống biển. Nàng giỏi bơi lội, đối với nàng, việc cứu một người sắp chết đuối gần bờ dễ như trở bàn tay. Nàng đưa Dương Quá lên bờ, dốc nước biển ra khỏi bụng nó. Thằng bé từ từ tỉnh lại.
Quách Tĩnh nhìn sư phụ, nhìn nàng, hỏi:
Làm thế nào bây giờ? Hoàng Dung nói:
Món này nó học từ trước khi ra đảo. Nếu Âu Dương Phong ra đây, chúng ta nhất định phải biết chứ.
Quách Tĩnh gật đầu. Hoàng Dung hỏi:
Tu Văn thế nào rồi?
Chỉ e phải tĩnh dưỡng một, hai tháng. Kha Trấn Ác nói:
Ngày mai ta trở lại Gia Hưng.
Hai vợ chồng Quách Tĩnh nhìn nhau, tự hiểu ý định của sư phụ nhất quyết không sống cùng một chỗ với truyền nhân của Âu Dương Phong. Hoàng Dung nói:
Đại sư phụ, nơi đây là nhà của sư phụ, sư phụ hà tất phải nhường cho tên tiểu tử này?
Tối hôm ấy, Quách Tĩnh gọi Dương Quá vào buồng, nói:
Quá nhi, chuyện qua rồi, mọi ngươi không nhắc đến nữa. Ngươi vô lễ với sư tổ gia gia, không thể làm môn hạ của ta được nữa, từ nay ngươi chỉ được gọi ta là Quách bá bá. Quách bá bá của ngươi không biết cách dạy, chỉ sợ làm cho ngươi hư hỏng. Vài hôm nữa ta sẽ đưa ngươi đến cung Trùng Dương ở núi Chung Nam, xin Trường Xuân Tử Khưu Chân Nhân của giáo phái Toàn Chân thu nhận ngươi làm môn hạ. Võ công phái Toàn Chân là võ học chính tông, ngươi sẽ ở cung Trùng Dương tu tâm dưỡng tính, mong sao sau này trở thành một chính nhân quân tử.
Dương Quá đáp:
Vâng, Quách bá bá!
Vậy là nó đã đổi cách xưng hô, không còn nhận Quách Tĩnh làm sư phụ nữa.
Hôm nay Quách Tĩnh dậy sớm, từ biệt đại sư phụ, ái thê, nữ nhi, huynh đệ họ Võ, dẫn Dương Quá đáp thuyền đến Chiết Giang, lên bờ. Chàng mua hai con ngựa, cùng Dương Quá ngày đi đêm nghỉ, thẳng lên hướng bắc. Dương Quá chưa cưỡi ngựa bao giờ, nhưng nó có chút nội công, tập vài bữa là quen. Nó trẻ người nên hiếu kỳ, thường thường phóng ngựa chạy trước Quách Tĩnh.
Ít ngày sau, hai người qua Hoàng Hà, đến Thiểm Tây. Bấy giờ nước Đại Kim đã bị Mông Cổ tiêu diệt, từ sông Hoàng Hà trở lên hoàn toàn là thiên hạ của ngươi Mông Cổ. Thời niên thiếu, Quách Tĩnh từng là đại tướng trong quân đội Mông Cổ chàng chỉ sợ gặp lại thuộc hạ cũ của quân đội Mông Cổ sẽ rất rắc rối, bèn đổi hai con ngựa lấy hai con lừa gầy xấu xí, mặc bộ quần áo rách rưới, giả làm một Hán tử thường dân. Dương Quá cũng mặc áo vải thô, đầu quấn một cái khăn xanh, cưỡi con lừa gầy, vừa xấu xí vừa đi chậm, nên suốt ngày cậu bé cứ càu nhàu với con vật.
Hôm nay tới Phàn Châu, đã là địa hạt núi Chung Nam. Vị đại tướng khai quốc Phàn Khoái thời Hán sơ từng lập ấp ở đây, nên gọi là Phàn Châu. Dọc đường đồi núi trập trùng, tùng bách tươi tốt, xen lẫn ruộng nước, rất giống cảnh sắc ở Giang Nam.
Dương Quá từ hôm rời Đào Hoa đảo, lòng buồn rười rượi, không lần nào nhắc đến chuyện trên đảo, lúc này đột nhiên nó nói:
Quách bá bá, vùng này rất giống phong cảnh Đào Hoa đảo của chúng ta. Quách Tĩnh nghe nó nói “Đào Hoa đảo của chúng ta” thì cảm động, nói:
Quá nhi, từ đây tới núi Chung Nam không bao xa. Ngươi chịu khó học nghệ vài năm, ta sẽ tới đón ngươi về Đào Hoa đảo.
Dương Quá lắc đầu, nói:
Suốt đời điệt nhi sẽ không bao giờ trở lại đó nữa.
Quách Tĩnh không ngờ thằng bé còn ít tuổi mà lại nói những lời quyết tuyệt như thế, thì ngẩn ra, nhất thời chưa biết nói sao, một lát mới hỏi:
Ngươi giận Quách bá mẫu lắm ư? Dương Quá đáp:
Điệt nhi đâu dám? Quách bá mẫu giận điệt nhi thì có. Quách Tĩnh thấy nó nói đúng, cũng không tiện nói thêm.
Hai người đi lên một cao nguyên. Giữa trưa thì tới một tòa miếu ở trên đỉnh. Quách Tĩnh thấy cổng miếu đề ngang ba chữ lớn “Phổ Quang tự,” bèn xuống lừa, buộc vào một gốc thông ở bên ngoài, vào trong miếu xin cơm chay. Trong miếu có bảy, tám tăng nhân, thấy Quách Tĩnh ăn mặc lam lũ, thì họ tỏ ra hết sức lạnh nhạt, lấy bảy, tám cái bánh bao đưa cho hai người ăn.
Quách Tĩnh và Dương Quá ngồi trên ghế đá dưới gốc thông ăn bánh, ngoảnh đầu, bỗng thấy sau gốc thông có một tấm bia đá, bị cỏ cao che khuất, lộ ra hai chữ “Trường Xuân.” Quách Tĩnh chợt động tâm, bước tới vạch cỏ xem, thấy tấm bia có khắc một bài thơ của Trường Xuân Tử Khưu Xứ Cơ. Thơ viết:
Thiên thương thương hề lâm hạ thổ
Hồ vi bất cứu vạn linh khổ
Vạn linh nhật dạ tương lăng trì
Ẩm khí thôn thanh tử vô ngữ
Ngưỡng thiên đại khiếu thiên bấtng
Nhất vật tế toả đồ lao hình
An đắc đại thiên phục hỗn độn
Miễn giáo tạo vật sinh tinh linh(3.4)
Trời xanh hỡi mau nhìn cõi thế
Cớ sao không cứu tế muôn người
Ngày đêm máu chảy đầu rơi
Nín hơi nuốt tiếng chết đời vô danh
Ngửa mặt khóc trời xanh chẳng biết
Tạo nhân gian kể xiết công lao
Bình yên bỗng dậy ba đào
Nhìn dân chém giết làm sao cho đành?
Quách Tĩnh thấy bài thơ này, nhớ lại bao chuyện cũ trên đại sa mạc Mông Cổ hơn
mười năm trước, cứ sờ tấm bia mà ngây người im lặng, nghĩ sắp được gặp lại Khưu Xứ
Cơ thì thầm vui trong lòng.
Dương Quá hỏi:
Quách bá bá, tấm bia viết cái gì vậy? Quách Tĩnh nói:
Đây là một bài thơ của Khưu tổ sư. Lão nhân gia thấy người đời đa tai đa nạn, thì vô cùng đau lòng.
Chàng giải thích hàm nghĩa các câu thơ, rồi nói:
Khưu Chân Nhân võ công dĩ nhiên trác tuyệt, song tấm lòng thương dân của Người càng làm cho người ta khâm phục. Phụ thân ngươi hồi trước từng là đệ tử đắc ý của Khưu tổ sư. Khưu tổ sư nghĩ đến phụ thân ngươi, nhất định sẽ đối tốt với ngươi. Ngươi hãy chịu khó học nghệ, tương lai tất có đại thành.
Dương Quá nói:
Quách bá bá, điệt nhi muốn thỉnh vấn Quách bá bá một chuyện.
Ngươi muốn hỏi chuyện gì? Dương Quá nói:
Phụ thân của điệt nhi chết như thế nào?
Quách Tĩnh mặt biến sắc, nhớ đến sự việc ở miếu Thiết Thương, vùng Gia Hưng,
người hơi run, rầu rĩ không nói.
Dương Quá hỏi:
Kẻ nào giết phụ thân của điệt nhi vậy? Quách Tĩnh không trả lời.
Dương Quá nhớ mỗi lần nó hỏi mẹ nó vì sao cha chết, sắc mặt mẹ nó đều rất lạ, cứ né tránh không trả lời. Nó cảm thấy Quách Tĩnh tuy đối với nó rất thân ái, nhưng Hoàng Dung thì lại tỏ ý khó chịu; nó còn ít tuổi thật, song cũng cảm thấy bên trong tất có ẩn tình, bây giờ không nín được, bèn nói to:
Phụ thân của điệt nhi là do Quách bá bá và Quách bá mẫu giết hại phải không? Quách Tĩnh cả giận, vỗ tay xuống tấm bia đá, gằn giọng:
Ai dạy ngươi nói năng hồ đồ như vậy?
Trong cơn thịnh nộ, cái vỗ tay của chàng khiến tấm bia đá lung lay chao đảo. Dương Quá thấy chàng quá giận, vội cúi đầu, nói:
Điệt nhi biết lỗi rồi, từ nay không dám nói năng hồ đồ nữa, xin Quách bá bá đừng giận.
Quách Tĩnh vốn yêu thương nó, nghe nó nhận lỗi thì nguôi giận ngay, đang định an ủi nó vài câu, bỗng nghe phía sau có tiếng “ôi” đầy vẻ kinh ngạc. Chàng ngoảnh đầu lại, thấy hai trung niên đạo sĩ đứng ở cửa miếu, nhìn chàng chằm chằm rất khó chịu. Cái vỗ của chàng vào tấm bia đá hẳn đã làm cho hai đạo sĩ chú ý.
Hai đạo sĩ nhìn nhau, rồi đi ra khỏi miếu. Quách Tĩnh thấy bước đi của họ lất nhẹ, rõ ràng là họ có võ công, nghĩ bụng chỗ này cách núi Chung Nam không xa, hai đạo sĩ kia chắc là người của cung Trùng Dương. Hai vị đó trạc tứ tuần, rất có thể là đệ tử của Toàn Chân Thất Tử. Từ khi về ẩn cư tại Đào Hoa đảo, chàng không có liên lạc tin tức gì với nhóm Mã Ngọc, nên không quen biết các đệ tử môn hạ của phái Toàn Chân, chỉ biết mấy năm gần đây, các vị như Hưng Vượng, Mã Ngọc, Khưu Xứ Cơ, Vương Xứ Nhất của phái Toàn Chân đều thu nhận không ít đệ tử, danh tiếng trong giới võ lâm ngày càng lẫy lừng; họ thường hành hiệp trượng nghĩa, cứu nguy giải khốn, làm biết
bao điều tốt, bất luận là ai hễ nghe nhắc đến phái Toàn Chân đều hết sức kính nể. Chàng nghĩ mình lên núi bái kiến Khưu Xứ Cơ chính là đồng hành với hai vị đạo sĩ kia.
Chàng bèn rảo bước ra cổng miếu, thấy hai đạo sĩ đã cách xa hơn mười trượng, chốc chốc lại ngoái đầu lại. Quách Tĩnh gọi:
– Xin nhị vị đạo huynh dừng chân, tại hạ có lời thỉnh vấn.
Tiếng chàng vang như sấm, xa gần đều nghe rõ; hai đạo sĩ đã không dừng chân, lại còn rảo bước thêm. Quách Tĩnh ngạc nhiên nghĩ thầm: “Không lẽ họ điếc?” Chàng hơi sử kình xuống chân, vài lần khởi lạc đã vọt tới ngang tầm, rồi vượt qua họ, xoay người lại, nói:
– Xin chào nhị vị đạo huynh.
Hai đạo sĩ thấy thân pháp của chàng thần tốc như thế thì lộ vẻ kinh hoàng, thấy chàng cúi mình hành lễ, lại ngỡ chàng vận nội công để ám toán, vội tránh ra hai bên, cùng hỏi:
Các hạ muốn gì? Quách Tĩnh nói:
Nhị vị có phải là đạo huynh của cung Trùng Dương núi Chung Nam hay chăng? Đạo sĩ gầy gò cau mặt, nói:
Vậy thì sao?
Tại hạ là người quen cũ của Trường Xuân Chân Nhân Khưu đạo trưởng, muốn lên núi bái kiến Khưu đạo trưởng, phiền hai vị chỉ đường.
Đạo sĩ tướng ngũ đoản cười khẩy, nói:
Có giỏi thì tự đi lấy!
Đột nhiên xuất chưởng cực nhanh. Quách Tĩnh đành tránh sang bên phải. Nào ngờ vị đạo sĩ gầy gò đã quen luyện võ hợp kích đạo sĩ ngũ đoản, lập tức xuất chưởng từ mé phải đánh sang bên trái, dồn Quách Tĩnh vào giữa. Hai chiêu này gọi là “Đại quan môn thức,” là chiêu số cao minh của phái Toàn Chân, Quách Tĩnh lẽ nào không biết? Chàng thấy hai đạo sĩ chẳng hỏi nguyên do, tự dưng xuất chiêu rất nặng tay đả thương người khác, thì không khỏi ngạc nhiên, chưa hiểu vì sao họ lại nhầm lẫn như vậy, bèn không hóa giải, cũng chẳng né tránh, chỉ nghe “bình bình” hai tiếng, song chưởng của hai đạo sĩ đều đánh vào mạng mỡ chàng.
Quách Tĩnh trúng hai chưởng đó, đã biết võ công của họ như thế nào; chàng nghĩ, luận về công lực, hai người này quả là đệ tử của Toàn Chân thất tử, coi như cùng vai vế với chàng. Khi chịu đòn của hai đạo sĩ, chàng đã vận nội lực chống đỡ, vừa vặn để mình không bị tổn thương, mà đối phương cũng không bị đau đớn bởi lực phản kích.
Hai đạo sĩ khổ luyện mười năm tuyệt chiêu vừa rồi, vậy mà đánh vào người đối thủ lại như đấm bị bông, thì kinh ngạc quá đỗi, liền cùng hét to, cùng nhảy lên, tung cước đá
mạnh vào ngực Quách Tĩnh. Quách Tĩnh lấy làm lạ, nghĩ thầm: “Đệ tử phái Toàn Chân đều là người có đạo, đối xử thân thiện với người khác, tại sao tự dưng chẳng hỏi duyên cớ gì lại đánh người thế này?” Thấy hai đạo sĩ sử dụng cước pháp “Uyên ương liên hoàn thoái,” chàng cũng chẳng đếm xỉa gì, chỉ nghe mấy tiếng bình bịch, bồm bộp, ngực chàng liên tiếp trúng các cú đá.
Hai đạo sĩ mỗi vị đá liền mấy cái, các đầu ngón chân như đá vào bao cát, mềm mềm dễ chịu; thấy kẻ bị đòn thần định khí nhàn, nhơn nhơn như không, thì càng sửng sốt hơn lần trước, nghĩ thầm: “Tên tặc tử này sao lại giỏi đến thế? Các sư phụ, sư bá của ta cũng không có được công phu như hắn. Họ nhìn kỹ, thấy chàng mày rậm mắt to, thần tình chất phác, y phục vải thô, chẳng khác gì một nông phu, không chút dị dạng, thì bất giác cả hai đứng ngẩn ra, không nói nên lời.
Dương Quá thấy hai đạo sĩ hết đấm lại đá Quách Tĩnh, Quách Tĩnh không hề trả đòn, thì nó tức giận bước tới quát:
Hai lão đạo sĩ thối tha, tại sao lại đánh bá bá của ta? Quách Tĩnh vội ngăn lại, nói:
Quá nhi, không được thế, mau lại bái kiến hai vị đạo trưởng.
Dương Quá ngạc nhiên, nghĩ thầm: “Quách bá bá sao lại phải sợ họ thế nhỉ?”
Hai đạo sĩ nhìn nhau, soạt soạt hai tiếng, cùng rút kiếm ra. Đạo sĩ lùn sử chiêu “Thám hải đồ long” đâm tới hạ bàn Quách Tĩnh, đạo sĩ gầy thì sử chiêu “Canh phong tảo diệp” chém vào đùi phải của Dương Quá.
Với nhát kiếm của lão lùn đâm mình, Quách Tĩnh hoàn toàn không chú ý, nhưng thấy đòn của đạo sĩ gầy hiểm ác, thì chàng bực bội nghĩ bụng: “Thằng bé này vô oán vô cừu với các người, tại sao lại nỡ dùng độc thủ, định chém đứt chân nó ư?” Chàng bèn hơi nghiêng người, dùng cạnh bàn tay trái đánh nhẹ vào cán kiếm đạo sĩ lùn, “Thuận thủy thôi chu” hẩy khẽ sang bên trái. Lưỡi kiếm của đạo sĩ lùn tự dưng đưa sang đụng vào kiếm của đạo sĩ gầy, nghe keng một tiếng. Tuyệt kỹ lấy địch đánh địch của Quách Tĩnh vốn biến hóa từ công phu tay không đấu với đao kiếm mà ra, đừng nói địch thủ có hai người, dẫu có đến chín mười người cùng tán công, chàng cũng thừa sức lấy đao kẻ này đánh kiếm kẻ kia, lấy giáo kẻ này đánh roi kẻ kia, lấy địch đánh địch, lấy ít thắng nhiều.
Hai đạo sĩ cảm thấy cổ tay tê tê, hổ khẩu đau nhức, liền nhảy ra hai bên, tức giận nhìn chàng, vừa kinh hãi vừa thán phục, lại hè nhau vung kiếm đánh tới.
Quách Tĩnh nghĩ thầm: “Công phu căn cơ “Thiên Cang Bắc Đẩu trận” sơ luyện của hai người tuy là kiếm pháp thượng thừa, nhưng chỉ có hai người, kiếm thuật lại chưa luyện đến nơi đến chốn, phỏng có ích gì?” Chàng sợ Dương Quá bị mũi kiếm của hai đạo sĩ đụng tới, bèn né tránh song kiếm, giơ tay phải ôm lấy Dương Quá, nói:
Tại hạ là người quen của Khưu Chân Nhân, hai vị hà tất đùa dai. Đạo sĩ gầy nói:
Ngươi có mạo nhận là người quen của Mã Chân Nhân cũng vô ích. Quách Tĩnh nói:
Mã Chân Nhân quả thực cũng từng truyền thụ võ công cho tại hạ. Đạo sĩ lùn tức giận nói:
Tên tặc tử nói nhăng nói cuội, không chừng Trùng Dương tổ sư của bọn ta cũng từng dạy võ công cho ngươi.
Đoạn đâm kiếm tới giữa ngực chàng.
Quách Tĩnh thấy hai đạo sĩ hiển nhiên là môn hạ của phái Toàn Chân, song lại coi chàng như kẻ thù, thật là không hiểu gì hết. Tình nghĩa giữa chàng với Toàn Chân Thất Tử chẳng phải tầm thường, lại nghĩ Dương Quá phải đến cung Trùng Dương học nghệ, không thể đắc tội với đạo sĩ trong cung, nên chỉ né tránh chứ không đánh lại.
Hai đạo sĩ vừa ngạc nhiên vừa lo sợ, sớm biết đối phương võ công cao hơn hẳn họ, khó lòng chế ngự; hai người ra hiệu cho nhau, bỗng nhiên kiếm pháp biến ảo, cứ nhắm trước ngực, sau lưng Dương Quá mà đánh tới, toàn là các chiêu số hiểm độc trí mạng. Quách Tĩnh thấy các chiêu kiếm hiểm độc, không lưu chút dư địa, toàn nhắm tới thằng bé, thì không thể không tức giận, thấy đường kiếm của đạo sĩ lùn đâm mạnh tới, liền giơ hai ngón trỏ và giữa của tay phải kẹp lấy lưỡi kiếm, cổ tay hơi xoay vào trong một chút, cùi chỏ thúc tới sống mũi đối phương. Đạo sĩ lùn cố giằng kiếm lại không được, thấy cùi chỏ của chàng thúc tới, nếu trúng mặt thì không chết cũng bị thương, đành buông kiếm nhảy lùi.
Lúc này võ công của Quách Tĩnh đúng là muốn sao được vậy, bất kể giơ tay vung chân thế nào cũng đạt. Hai ngón tay phải của chàng hơi trầm, thanh kiếm kia đã chúi mũi xuống, hất cán lên trên; đúng lục đạo sĩ gầy chém xuống gáy Dương Quá, “keng” một tiếng, trúng vào cán kiếm hất lên. Đạo sĩ gầy bị chấn động toàn thân, cánh tay phải tê dại, cũng đành buông kiếm, nhảy sang bên cạnh. Cả hai cùng kêu:
Dâm tặc lợi hại, đi thôi?
Rồi quay người bỏ chạy.
Quách Tĩnh trong đời từng bị chửi không ít, nào là đồ ngu, thằng ngốc; cũng có khi là xú tặc, tên tiểu tử thối tha; nhưng hai chữ dâm tặc thì đây là lần đầu tiên bị người ta chửi vào mặt. Chàng vẫn ôm Dương Quá, đuổi tới sau lưng hai đạo sĩ thì nhún chân phải một cái, vọt qua đầu họ, chân vừa chạm đất liền quay mình quát: – Các người chửi ta là gì?
Đạo sĩ lùn kinh hãi, nhưng vẫn nói cứng:
Ngươi không vọng tưởng lấy thiếu nữ họ Long, thì lên núi Chung Nam làm gì? Y nói xong, sợ Quách Tĩnh động thủ, vội lùi lại ba bước.
Quách Tĩnh ngẩn người, nghĩ thầm: “Ta mà vọng tưởng lấy thiếu nữ họ Long ư? Thiếu nữ họ Long là ai? Vì sao ta phải vọng tưởng lấy thiếu nữ họ Long? Ta đã có Dung nhi, cần gì phải lấy ai khác?” Nhất thời chàng chưa nghĩ ra. Hai gã đạo sĩ thấy chàng đứng
sững ra đó, vội lách qua một bên, chạy lên núi.
Dương Quá thấy Quách Tĩnh xuất thần, khẽ níu:
Quách bá bá, hai đạo sĩ đi rồi. Quách Tĩnh như kẻ tỉnh mộng, nói:
Ừ, họ bảo ta vọng tưởng lấy thiếu nữ họ Long, người ấy là ai thế? Dương Quá nói:
Điệt nhi cũng không biết, hai đạo sĩ kia không phân biệt phải trái trắng đen, chưa chi đã động thủ, hẳn là họ nhận lầm người.
Quách Tĩnh muốn cười chẳng xong, nói:
Chắc thế, sao ta nghĩ không ra nhỉ? Ta đi thôi!
Dương Quá nhặt hai thanh kiếm hai đạo sĩ bỏ lại.
Quách Tĩnh nhìn cán kiếm, thấy khắc rõ ba chữ “Cung Trùng Dương.” Hai người đi lên núi, đi hơn một canh giờ, đã qua Kim Liên các, đường từ đây lên hiểm trở, khuất khúc hơn, nhiều mỏm đá cheo leo. Qua Nhật Nguyệt nham thì trời sẩm tối, đến Bão tử nham thì trăng non xuất hiện ở chân trời. Mái đá này trông thật kỳ dị, hình thù giống như một người mẹ ôm con. Hai người nghỉ một lát, Quách Tĩnh hỏi:
Quá nhi, mệt chưa? Dương Quá lắc đầu, nói:
Thưa chưa.
Quách Tĩnh nói:
– Tốt, thế thì ta đi tiếp.
Lại đi một hồi, thấy đằng trước có một khối đá lớn chắn đường, hình thù âm u đáng
sợ, từ trên cao chĩa xuống như một bà lão còng nghiêng ngó. Dương Quá hơi sợ; bỗng
nghe sau tảng đá có tiếng động, rồi bốn đạo sĩ nhảy ra, tay người nào cũng lăm lăm
trường kiếm, lẳng lặng chặn đường.
Quách Tĩnh bước lên hành lễ, nói:
Tại hạ là Quách Tĩnh ở Đào Hoa đảo, lên núi bái kiến Khưu Chân Nhân. Một đạo sĩ dáng cao bước tới, cười nhạt, nói:
Quách đại hiệp lừng danh thiên hạ, là lệnh tế(3.5) của Hoàng lão tiền bối ở Đào Hoa đảo, há trơ tráo như ngươi? Mau mau xuống núi cho rồi.
Quách Tĩnh nghĩ thầm: “Ta làm gì mà bảo ta trơ tráo,” nhưng cố nén bực, nói:
Tại hạ quả là Quách Tĩnh, xin các vị dẫn kiến Khưu Chân Nhân sẽ rõ.
Đạo sĩ cao quát to:
Ngươi lên núi Chung Nam định trổ tài, đúng là chán sống mất rồi. Không để cho ngươi thấy đôi chút lợi hại, ngươi lại ngỡ cung Trùng Dương toàn là những kẻ vô dụng.
Câu này rõ ràng ngụ ý chê trách hai đạo sĩ lùn và gầy. Lời chưa dứt, đã xông tới sử chiêu “Phân hoa phất liễu” đâm kiếm vào sườn Quách Tĩnh. Quách Tĩnh lấy làm lạ,
nghĩ thầm: “Mười năm ta không hành tẩu giang hồ, mọi qui củ trên đời đã thay đổi cả rồi sao?” Bèn né mình tránh, định nói, thì ba đạo sĩ còn lại cùng vung kiếm dồn chàng và Dương Quá vào giữa. Quách Tĩnh nói:
Bốn vị muốn tại hạ phải làm thế nào mới tin tại hạ đúng là Quách Tĩnh? Đạo sĩ cao quát:
Trừ phi ngươi đoạt được kiếm của ta.
Nói đoạn lại đâm một kiếm thẳng tới ngực chàng, đường kiếm khinh linh, không mạnh không cứng như đơn đao, mà vô cùng linh hoạt.
Quách Tĩnh hơi bực, nghĩ thầm: “Đoạt được kiếm của ngươi thì khó gì,” thấy mũi kiếm đâm tới, bèn bật ngón trỏ vào ngón cái mà búng ra, “coong” một tiếng, đạo sĩ cao không giữ nổi thanh kiếm, để nó bay lên trời; ba tiếng “coong” liên tiếp, ba thanh kiếm của ba đạo sĩ kia cũng bị chàng búng văng đi cả, trông loang loáng dưới ánh trăng. Dương Quá hỏi to:
– Các vị đã chịu tin hay chưa?
Quách Tĩnh lúc bình thường xuất thủ luôn có ý chừa dư địa cho đối phương, lúc này chàng giận vị đạo sĩ cao xuất chiêu vô lễ, mới sử dụng đến diệu kỹ “Đạn chỉ thchạy vàon thông.” Công phu ấy là tuyệt học của Hoàng Dược Sư truyền cho chàng. Mấy năm ở trên đảo chàng đã luyện thành thạo; với nội lực thâm hậu, khi sử dụng thật lợi hại vô cùng.
Bốn đạo sĩ cùng bị văng mất kiếm mà vẫn chưa hiểu đối phương sử dụng thủ pháp gì.
Vị đạo sĩ cao nói:
– Tên dâm tặc biết tà pháp, ta rút thôi.
Nói đoạn nhảy ra phía sau tảng đá hình bà lão; ba đạo sĩ kia cũng chạy theo, loáng một cái đã lẫn vào bóng đêm.
Quách Tĩnh lần thứ hai bị gọi là “tên dâm tặc,” rồi còn biết “tà pháp,” thì vừa bực vừa buồn cười, nói:
– Quá nhi, hãy nhặt mấy thanh kiếm kia đặt lên tảng đá bên đường.
Dương Quá y lời, đặt cả sáu thanh kiếm lên một tảng đá; nó vô cùng thán phục võ công của Quách Tĩnh, môi cứ mấp máy định nói: “Quách bá bá, điệt nhi không muốn theo học mấy gã đạo sĩ thối tha đâu. Điệt nhi muốn học võ nghệ của Quách bá bá cơ.” Nhưng nghĩ đến nhiều chuyện trên Đào Hoa đảo, nó lại đành nuốt câu ấy xuống bụng. Hai người đi qua hai khúc quành, thấy phía trước đường rộng ra, chợt nghe tiếng binh khí leng keng, từ trong lừng tùng nhảy ra bảy đạo sĩ, người nào người nấy cầm trường kiếm.
Quách Tĩnh thấy bảy người sắp thành thế trận, bên trái bốn người, bên phải ba người, chính là “Thiên Cang Bắc Đẩu trận,” thì giật mình, nghĩ thầm: “Dính vào thế trận thì hơi rắc rối đây.” Chàng không dám coi thường, hạ giọng nói nhỏ với Dương Quá:
– Ngươi ra sau tảng đá đằng kia chờ ta, xa xa một chút để ta khỏi bị phân tâm vì ngươi.
Dương Quá gật đầu, nó không muốn tỏ ra non kém trước các đạo sĩ, bèn tụt quần, nói to:
– Quách bá bá, điệu nhi đi ị đây.
Rồi nó chạy ra phía sau một tảng đá lớn. Quách Tĩnh thầm vui: “Thằng bé này thông minh linh lợi gần bằng Dung nhi, chỉ mong nó đi theo chính đạo, học lấy điều tốt.” Khi chàng ngoảnh lại nhìn bảy đạo sĩ, thấy họ đứng quay lưng về phía ánh trăng, không thấy rõ mặt, song có sáu vị râu dài, đều đã đứng tuổi, người thứ bảy thân hình nhỏ bé, hình như trẻ hơn. Chàng nghĩ thầm: “Phải sớm lên núi bái kiến Khưu Chân Nhân nói rõ sự nhầm lẫn, kẻo cứ bị vướng chân mãi thế này,” liền lao tới chiếm vị trí sao Bắc Cực ở bên trái.
Bảy đạo sĩ thấy chàng không nói gì, đột nhiên phóng nhanh sang bên trái, họ chưa hiểu dụng ý của chàng, đạo sĩ đang ở vị trí sao Thiên Quyền liền hú nhỏ một tiếng, khiến sáu đạo sĩ kia cùng chạy sang bên trái, định vây Quách Tĩnh vào giữa. Ai ngờ bảy người vừa di chuyển, thì Quách Tĩnh đã chiếm tiên cơ, vọt sang bên phải hai bước, vẫn chiếm giữ vị trí sao Bắc Cực. Đạo sĩ sắm vai Thiên Quyền vốn định để ba người ở cán gáo(3.6) phát động tấn công, nhưng thấy phương vị mà Quách Tĩnh chiếm giữ quái dị, trường kiếm của ba người không sao đánh tới được, trong khi môn hộ của cả bảy người đều để hở, không phòng vệ được cho nhau, cả bảy người đều có thể bị chàng tấn công; bèn vung tay trái, làm hiệu cho trận thế chuyển ra sau. Nào ngờ đạo sĩ sắm vai sao Dao Quang vừa di chuyển, Quách Tĩnh đã lại vọt lên hai bước, vẫn chiếm giữ vị trí sao Bắc Cực, làm cho thế trận của bảy đạo sĩ lại lâm vào tình trạng khó công khó thủ.
“Thiên Cang Bắc Đẩu trận” là công phu cực thượng thừa của phái Toàn Chân, luyện tới mức lô hỏa thuần thanh, do bảy cao thủ phối hợp sử dụng, thì có thể nói là vô địch thiên hạ. Tiếc rằng Quách Tĩnh thừa biết chỗ bí ảo của trận pháp này, chỉ cần chiếm giữ vị trí sao Bắc Cực, thì sẽ là chủ sai khiến tôi tớ, bảy đạo sĩ sẽ như bị trói chân trói tay, không thể thi thố gì được. Hơn nữa, bảy đạo sĩ này luyện chưa thành thục, chứ nếu là trận pháp do các vị như Khưu Xứ Cơ, Mã Ngọc chủ trì, thì đâu có để kẻ khác dễ dàng chiếm lĩnh vị trí sao Bắc Cực. Tám người liên tục thay đổi phương vị, song Quách Tĩnh luôn luôn nắm quyền chủ động, lẳng lặng chiếm giữ vị trí cốt yếu.
Đạo sĩ sắm vai sao Thiên Khu nhiều tuổi khôn ngoan, đã nhận ra sự không ổn, bèn quát:
– Biến trận!
Bảy đạo sĩ liền tản khai, tả xung hữu đột, chạy đông chạy tây cuồng loạn, những tưởng làm rối trận pháp để mê hoặc mục quang kẻ địch, rồi bất ngờ bảy đạo sĩ lại đã sắp thành thế trận. Thế trận đã từ chính tây chuyển sang đông nam. Thế trận vừa hình thành, đạo sĩ sắm vai sao Thiên Toàn và đạo sĩ sắm vai sao Thiên Hoàng liền vung kiếm xông lên, bỗng thấy đối thủ đứng ở cán sao Bắc Đẩu, vị trí chính bắc, hai chân
không ra hình chữ Đinh, chữ Bát, song chưởng giao nhau, vẻ mặt mỉm cười, thì hai vị này nghĩ thầm: “Nếu mình xông lên, hai vị trí Khai Dương, Thiên Toàn sẽ bị trọng thương mất, đành đứng lại, ngẩn ngơ. Đạo sĩ sắm vai sao Thiên Khu quát to: – Công không được thì mau lui về!
Đạo sĩ sắm vai sao Thiên Quyền vừa ngạc nhiên vừa tức giận, lớn tiếng điều khiển sáu
đạo sĩ liên tục biến đổi thế trận. Dương Quá không hiểu sự lý, chỉ thấy bảy đạo sĩ cứ
chạy vòng quanh như điên; trong khi Quách Tĩnh cứ hoặc đông hoặc tây, hoặc nam
hoặc bắc, chỉ di chuyển vài bước, vậy mà bảy đạo sĩ trước sau vẫn chưa dám công
kích chàng một chiêu. Nó càng quan sát càng thú vị, bỗng nó thấy Quách Tĩnh song
chưởng cùng đánh ra, miệng kêu:
– Đắc tội!
Chàng bất ngờ nhảy hai bước sang bên trái. Lúc này Bắc Đẩu trận đã hoàn toàn bị chàng khống chế, khi chàng lao sang bên trái, nếu bảy đạo sĩ không theo sang, tất cả bọn họ sẽ bị hở lưng, không thể phòng ngự, mà đó là điều vạn phần hung hiểm trong võ học; thế là họ đành lao theo sang bên trái. Quách Tĩnh lao nhanh thì họ cũng phải lao nhanh, Quách Tĩnh bước chậm thì họ cũng phải bước chậm. Gã đạo sĩ ít tuổi nội lực kém nhất, sau khi bị Quách Tĩnh điều chuyển gấp gáp mười mấy vòng, đã cảm thấy mắt hoa, khó thở, chỉ chực ngã, nhưng thầm biết Bắc Đẩu trận chỉ cần thiếu một người, sẽ vỡ trận, nên y đành nghiến răng, cố giữ cho vững.
Quách Tính tuy không còn ít tuổi, nhưng từ khi cùng Hoàng Dung về Đào Hoa đảo ẩn
cư, ít giao thiệp với thế giới bên ngoài, vẫn còn phần nào tính trẻ con, thấy bảy đạo sĩ
cứ chạy nháo nhào cũng thích thú, nghĩ thầm: “Hôm nay bỗng dưng vô cớ ta bị các
người nhiếc là tên dâm tặc, bảo ta sử dụng yêu pháp, thế thì ta phải sử dụng yêu pháp
thật cho các người coi,” bèn gọi to:
– Quá nhi, xem ta sử yêu pháp này!
Đột nhiên chàng nhảy lên một khối đá cao. Bảy đạo sĩ kia đã hoàn toàn bị chàng khống chế; chàng nhảy lên chỗ cao, nếu bọn họ không nhảy lên theo, thì nhược điểm của trận thế sẽ bộc lộ ra hết, có vài người còn chần chừ, thì đạo sĩ sắm vai Thiên Quyền vội quát lớn, lệnh cho tất cả cùng nhảy lên trên khối đá kia.
Bảy đạo sĩ chân chưa đứng vững, Quách Tĩnh đã phi thân sang một cây tùng, chàng giữ cự ly không xa, cũng không gần so với bảy đạo sĩ, vẫn chiếm giữ vị trí sao Bắc Cực, có điều là ở trên cao nhìn xuống, muốn tấn công rất tiện. Bảy đạo sĩ thầm kêu khổ: “Không hiểu tên đại ma đầu này từ đâu tới, phái Toàn Chân ta hôm nay chẳng còn chút thể diện nào,” ai nấy vội tìm các cây thích hợp làm chỗ đặt chân để nhảy sang.
Quách Tĩnh cười, nói:
– Xuống cả này.
Chàng nhảy khỏi cây tùng, giơ tay tóm lấy chân vị đạo sĩ đứng ở vị trí sao Khai
Dương. Cái lợi hại nhất của Bắc Đẩu trận pháp là tả hữu hô ứng, hỗ trợ cho nhau, khi Quách Tĩnh tấn công Khai Dương, thì Dao Quang và Ngọc Hoành không thể không nhảy xuống giúp sức; và nếu hai đạo sĩ ấy làm như thế, thì Thiên Quyền, Thiên Khu cũng phái nhảy xuống theo; trong giây lát toàn trận đều chuyển động.
Dương Quá ở bên đứng xem, càng xem càng ngạc nhiên và thích thú, nghĩ thầm: “Giá có ngày ta học được tài nghệ của Quách bá bá, thì dẫu sau đó suốt đời khổ sở, ta cũng cam lòng. Nhưng làm sao ta có thể học được tài nghệ của Quách bá bá? Chỉ có con a đầu Quách Phù và huynh đệ họ Võ có cái diễm phúc đó thôi. Quách bá bá thừa biết võ công phái Toàn Chân thua xa mình, sao còn đưa ta đến học nghệ mấy lão đạo sĩ thối tha này kia chứ?” Nó càng nghĩ càng buồn, buồn phát khóc lên được. Nó ngoảnh đi, không thèm xem nữa, nhưng chỉ một lát, nó lại quay lại xem vậy.
Quách Tĩnh nghĩ thầm: “Bây giờ chắc các người tin ta là Quách Tĩnh rồi. Mình cũng không nên làm quá, để còn giữ thể diện cho Khưu Chân Nhân. Thấy bảy đạo sĩ đang chuyển gấp, chàng bèn đứng lại, ôm quyền, nói:
– Bảy vị đạo huynh, tại hạ đã đắc tội nhiều, xin được các vị dẫn đường cho.
Đạo sĩ sắm vai Thiên Quyền tính nóng nảy, thấy đối phương võ công cao cường, tinh thông Bắc Đẩu trận pháp, càng cho rằng chàng không có thiện ý với bổn giáo, bèn quát:
Dâm tặc, ngươi dốc lòng điều nghiên trận pháp của bổn giáo, mưu đồ thật là thâm độc. Hai ngươi định lên núi Chung Nam giở trò vô liêm sỉ, phái Toàn Chân ta ghét ác như kẻ thù, quyết không khoanh tay đứng nhìn.
Quách Tĩnh ngạc nhiên hỏi:
Thế nào là giở trò vô liêm sỉ?
Xét võ công của ngươi, hẳn ngươi không phải hạng hạ lưu, bần đạo khuyên ngươi hãy mau xuống núi là hơn.
Giọng nói của lão rõ ràng thể hiện sự khâm phục đối với võ công của Quách Tĩnh. Quách Tĩnh nói:
Tại hạ từ phương nam xa xôi ngàn dặm đến đây, có việc bái kiến Khưu Chân Nhân, làm sao có thể chưa gặp lão nhân gia một lần đã xuống núi kia chứ?
Thiên Quyền hỏi:
Ngươi nhất định đòi gặp Khưu Chân Nhân, rốt cuộc là có dụng ý gì?
Tại hạ từ nhỏ đã nhận đại ân của Mã Chân Nhân và Khưu Chân Nhân, hơn mười năm rồi chưa gặp lại, hết lòng thương nhớ. Lần này tại hạ đến còn có một việc cầu xin.
Thiên Quyền nghe vậy thì càng ghét hơn. Nguyên trong giang hồ, người ta coi trọng nhất hai chữ ân cừu. Có khi thù oán sâu xa, lai nói là đến đền ơn, kỳ thực cốt để báo
thù. Khi đó họ nói đại loại thế này:
Hai mươi năm trước, tại hạ được các hạ chặt mất một cánh tay, ân đức ấy, há dám quên sao? Hôm nay tại hạ tới để đền đáp cái đại ân đó.
Còn câu có việc cầu xin, thường thường cũng không phải là thiện chí; chẳng hạn kẻ cướp thường nói:
Huynh đệ bọn ta đói rách, cầu xin lão huynh một việc, hãy cho bọn ta vay vài vạn lượng bạc.
Hiện tại phái Toàn Chân có đại địch, đạo sĩ Thiên Quyền mang sẵn thành kiến, nghe những lời nói tử tế của Quách Tĩnh lại cứ nghĩ ngược đi, bèn nói:
Chỉ e tệ sư phụ Ngọc Dương Chân Nhân cũng có ơn với nhà ngươi.
Quách Tĩnh nghe vậy, liền nhớ hồi nhỏ ở phủ Triệu Vương, Ngọc Dương Tử Vương Xứ Nhất không quản nguy hiểm, gắng sức chống đám tà ma, xả thân cứu giúp, quả thực ân tình không nhỏ, liền nói:
Thì ra đạo huynh là môn hạ của Ngọc Dương Chân Nhân. Ngọc Dương Chân Nhân quả có ân huệ lớn đối với tại hạ, nếu người cũng đang ở trên núi, thì không gì may mắn bằng.
Bảy đạo sĩ đều là đệ tử của Vương Xứ Nhất, họ cùng nổi giận quát to, vung kiếm đánh nhanh tới bảy chỗ trên người Quách Tĩnh. Quách Tĩnh cau mày, nghĩ bụng mình càng khiêm nhường, đối phương càng hung hãn, thật chẳng hiểu tại sao; giá có Hoàng Dung bên cạnh, nàng sẽ biết ngay nguyên nhân, chàng bèn tiến xéo đi, chiếm giữ vị trí sao Bắc Cực, cao giọng hỏi:
Tại hạ là Quách Tĩnh ở Giang Nam, tới đây quả thật không có ý xấu, các vị bảo tại hạ phải làm gì thì mới chịu tin.
Thiên Quyền nói:
Ngươi đã đoạt sáu thanh kiếm của đệ tử phái Toàn Chân, sao không đoạt nốt bảy thanh kiếm của bọn ta?
Đạo sĩ sắm vai Thiên Toàn từ đầu im lặng, đột nhiên lên tiếng:
Tên dâm tặc chó má, ngươi định trổ tài lấy lòng trước nữ tử nhà họ Long, chẳng lẽ có thiện ý với phái Toàn Chân bọn ta thực sao?
Quách Tĩnh tức giận, nói:
Cô nương họ Long là ai, Quách Tĩnh này không hề quen biết.
Ngươi dĩ nhiên không quen biết nàng ta, trên đời há có nam nhân nào quen biết nàng ta? Ngươi có giỏi thì hãy chửi nàng ta một câu thật to xem nào?
Quách Tĩnh ngẩn người, nghĩ thầm: “Nữ tử nhà họ Long chẳng biết là người như thế nào, làm sao tự dưng vô cớ ta lại đi chửi bới người ta,” bèn nói:
Tại sao tại hạ lại chửi nàng ta kia chứ?
Ba bốn đạo sĩ cùng tranh nhau nói:
– Ngươi đã không khảo tự xưng rồi đó.
Quách Tĩnh càng nghe họ buộc tội cho chàng thì càng hồ đồ, nghĩ bụng chỉ có cách xông lên cung Trùng Dương, gặp Mã Ngọc, Vương Xứ Nhất, Khưu Xứ Cơ, thì tất cả sẽ rõ, bèn lạnh lùng nói:
– Tại hạ phải lên núi, các vị còn ngăn cản thì đừng trách tại hạ vô lễ.
Bảy đạo sĩ cầm kiếm tiến lên hai bước. Đạo sĩ sắm vai Thiên Toàn nói lớn:
Các hạ đừng dùng tà pháp, chúng ta hãy chỉ dùng võ công để phân cao thấp. Quách Tĩnh cười, trong lòng đã có chủ ý, nói:
Tại hạ cứ thích một chút yêu pháp; các vị nghe đây, hai tay của tại hạ không chạm tới vũ khí của các vị, mà vẫn có thể đoạt cả bảy thanh kiếm cho coi.
Bảy đạo sĩ đưa mắt nhìn nhau, sắc mặt đều tỏ vẻ không tin, trong bụng nghĩ thầm: “Ngươi tuy võ công cao cường, nhưng lẽ nào không dùng hai tay mà lại có thể đoạt được kiếm của bọn ta? Dẫu ngươi có luyện công phu tay không đoạt gươm giáo đến mức tối cao, thì cũng vẫn cứ phải sử dụng đôi tay.” Đạo sĩ sắm vai Thiên Khu bèn nói:
Được, bọn ta xin lĩnh giáo tứ cước thần công của các hạ.
Tại hạ cũng không cần dùng chân; tóm lại là chân tay, vũ khí của các vị, tại hạ sẽ hoàn toàn không chạm tới; nếu tại hạ chạm tới, coi như tại hạ bị thua, sẽ phải tự quay xuống núi.
Bảy đạo sĩ nghe chàng nói thế đều ngán ngẩm. Đạo sĩ sắm vai Thiên Quyền vung kiếm, lập tức khởi động trận pháp vây chàng lại.
Quách Tĩnh nghiêng người lao đi chiếm giữ vị trí sao Bắc Cực, rồi bước nhanh sang bên trái Bắc Đẩu trận. Thiên Quyền biết sự lơi hại, vội điều động Bắc Đẩu trận chuyển sang bên phải. Hai người đấu với nhau, tất phải quay mặt về phía kẻ địch, nếu kẻ địch vòng ra sau lưng mình, mình không thể không quay người lại để nghênh địch. Lúc này phía mà Quách Tĩnh hướng tới chính là phía sau lưng cốt tử của Bắc Đẩu trận, không cần xuất thủ tấn công, bảy đạo sĩ cũng phải di chuyển trận pháp để đối mặt với chàng. Quách Tĩnh cứ một mạch chạy hướng sang bên trái, không hề xoay người, chỉ hoặc nhanh hoặc chậm, hoặc thẳng hoặc xéo, chỉ một mực chạy sang mé trái. Chàng đã chiếm giữ vị trí sao Bắc Cực, bảy đạo sĩ không thể không theo chàng chạy sang mé trái.
Quách Tĩnh càng lúc càng chạy nhanh, cứ như ngựa phi, thân hình lắc một cái, người đã vọt xa mấy trượng. Công phu của bảy đạo sĩ cũng chẳng tầm thường, tuy ở tình thế bị động, song trận pháp của họ không hề rối loạn; bảy vị trí Thiên Khu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Ngọc Hoành, Khai Dương, Dao Quang đều được giữ vững và chuẩn, chỉ có điều là phải bị động chạy theo mà thôi. Quách Tĩnh cũng phải thầm thán phục: “Môn hạ phái Toàn Chân quả nhiên bất phàm.” Chàng đề khí chạy nhanh gần như chân không chấm đất.
Bảy đạo sĩ thoạt đầu còn cố chạy theo, nhưng càng lâu, thì khinh công cao thấp càng lộ rõ. Ba vị trí Thiên Khu, Thiên Quyền, Ngọc Hoành công phu cao hơn, chạy nhanh hơn; bốn đạo sĩ còn lại dần dần tụt lại sau, Bắc Đẩu trận thế lộ ra chỗ sơ hở, khuyết trống. Họ không khỏi giật mình, nghĩ thầm: “Nếu lúc này kẻ địch xuất thủ công trận, e rằng bên ta đã hết bề chống đỡ;” nhưng tình thế lúc này cũng không thể lo cho người bên cạnh, ai cũng chỉ đem nội lực bình sinh mà chạy như bay xung quanh Quách Tĩnh.
Trẻ con chơi đùa, lấy dây buộc cục đá mà xoay vòng tròn, xoay đến lúc thật nhanh thì đột nhiên buông sợi dây ra, cục đá sẽ mang theo sợi dây bay đi rất xa. Lúc này vòng quay của “Thiên Cang Bắc Đẩu trận” xoay gấp, cũng gần giống như thế; bảy đạo sĩ chạy như điên quanh Quách Tĩnh, trường kiếm giơ cao trên đầu, chạy càng nhanh thì tay giữ kiếm càng không chắc, tựa hồ có một sức mạnh kéo văng nó đi vậy. Đột nhiên Quách Tĩnh quát to:
– Buông tay!
Rồi chàng phi thân vút qua. Bảy đạo sĩ xuất kỳ bất ý, đành nhào theo gấp, cũng chẳng biết tại sao bảy thanh kiếm cùng tuột tay họ, trông như bảy con ngân xà, bay thẳng vào cánh rừng tùng cách xa hơn mười trượng. Quách Tĩnh đột nhiên dừng bước, ngoảnh đầu lại cười hi hi.
Bảy đạo sĩ tái mặt, đứng ngây bất động, song mỗi người vẫn giữ đúng phương vị của
mình, trận thế vẫn nghiêm chỉnh. Quách Tĩnh thấy sau một hồi chạy cuồng loạn vừa
rồi mà trận pháp không rối loạn, đủ biết công phu luyện tập thường ngày của họ quả
không nhỏ. Đạo sĩ sắm vai Thiên Quyền hô nhỏ một tiếng, bảy đạo sĩ rút vào phía
sau vách núi.
Quách Tĩnh gọi:
– Quá nhi, ta lên núi thôi.
Nào ngờ chàng gọi liền mấy tiếng, không nghe Dương Quá trả lời. Chàng vội tìm xung quanh một hồi, không thấy bóng thằng bé đâu cả, chỉ thấy dưới gốc cây vứt lại một chiếc giày nhỏ. Quách Tĩnh giật mình,, nghĩ thầm: “Thì ra ngoài bảy đạo sĩ, còn một đạo sĩ khác đứng ngoài xem trộm, đã bắt Dương Quá mang đi.” Nhưng nghĩ chẳng qua các đạo sĩ nhận lầm người, chứ phái Toàn Chân hành hiệp trượng nghĩa, quyết không gây khó dễ với một cậu bé, chẳng cần quá lo; bèn đề khí chạy lên đỉnh núi. Chàng ẩn cư hơn mười năm ở Đào Hoa đảo, tuy ngày ngày luyện võ công, nhưng đã lâu không giao đấu với ai, lắm lúc cũng buồn tẻ, hôm nay được giao đấu một trận kịch liệt với các đạo sĩ; chiêu nào chiêu nấy đắc tâm ứng thủ, thì trong lòng không khỏi cảm thấy mãn ý.
Lúc này sơn đạo càng chênh vênh, có lúc phải dán sát người vào vách núi mà đi lên; đi chừng nửa canh giờ, bỗng mây đen che lấp mặt trăng, núi rừng tối tăm. Quách Tĩnh nghĩ thầm: “Nơi này mình không thông thuộc địa thế, các đạo sĩ có thể bày nguỵ kế,
mình phải đề phòng mới được.” Bèn thong thả tiến từng bước một.
Lại đi một hồi, mây hết che lấp mặt trăng, núi rừng lại sáng, Quách Tĩnh cảm thấy dễ chịu, chợt nghe từ phía sau núi vọng lại tiếng thở của nhiều người. Tiếng thở của con người tuy không to, nhưng nhiều người thì Quách Tĩnh nghe rất rõ. Chàng vội siết lại dây lưng, rẽ ra sau núi.
Trước mặt là một bãi đất hình tròn cực rộng, núi non bao quanh, dưới chân núi có một hồ nước lớn sóng lấp lánh dưới ánh trăng. Cạnh hồ nước có hơn một trăm đạo sĩ, ai cũng mũ vàng áo xám, tay cầm trường kiếm, kiếm quang loang loáng.
Quách Tĩnh định thần nhìn kỹ, thấy các đạo sĩ cứ bảy người một nhóm, sắp thành mười bốn “Thiên Cang Bắc Đẩu trận.” Cứ bảy “Thiên Cang Bắc Đẩu trận” nhỏ lại sắp thành một “Thiên Cang Bắc Đẩu trận” lớn. Từ Thiên Khu đến Dao Quang, thanh thế thực là ghê gớm. Hai đại “Thiên Cang Bắc Đẩu trận,” một chính một kỳ, tương sinh tương khắc, dựa dẫm vào nhau. Quách Tĩnh kinh ngạc nghĩ thầm: Bắc Đẩu trận pháp kiểu này, mình chưa từng nghe Khưu Chân Nhân nói tới, chắc là mới được phát minh mấy năm nay, cao thâm hơn so với Bắc Đẩu trận pháp do Trùng Dương tổ sư sở truyền. Chàng bèn chậm rãi bước tới.
Chỉ nghe một người trong trận hô nhỏ, chín mươi tám đạo sĩ liền tản ra, người trước kẻ sau, trận thế biến ảo, vây luôn Quách Tĩnh vào giữa. Người nào người nấy trường kiếm chỉ xuống đất, chăm chú nhìn Quách Tĩnh, không nói một lời. Quách Tĩnh ôm quyền, cúi mình xoay vòng, nói:
Tại hạ thành tâm lên bảo sơn bái kiến các vị đạo trưởng Mã Chân Nhân, Khưu Chân Nhân, Vương Chân Nhân, mong các vị đạo huynh đừng ngăn cản.
Một đạo sĩ râu dài trong trận nói:
Các hạ võ công cao cường, sao không tự trọng, lại kết bạn với yêu nhân? Bần đạo thành thật khuyên các hạ điều này, xưa nay nữ sắc làm hại người, các hạ chớ để công phu tu luyện mấy chục năm bị phế bỏ trong một ngày. Phái Toàn Chân chúng ta không quen biết các hạ, hoàn toàn không có sai sót gì với các hạ, tại sao các hạ lại theo bọn yêu nhân lên núi làm loạn? Mong các hạ hãy lập tức xuống núi, sau này còn có dịp gặp lại.
Giọng nói của lão rất trầm, từng lời đều rành rọt, chứng tỏ nội lực thâm hậu, ngữ ý khẩn thiết, thành thật khuyến cáo.
Quách Tĩnh lại vừa bực mình vừa tức cười, nghĩ thầm: “Các đạo sĩ này chắc là nhận lầm mình với kẻ nào đó, giá có Dung nhi đi cùng, thì sẽ không có sự hiểu lầm này,” bèn nói:
Yêu nhân nữ sắc gì gì, tại hạ đều không biết, hãy để tại hạ gặp các vị đạo trưởng Mã Chân Nhân, Khưu Chân Nhân, thì tất cả sẽ rõ.
Đạo sĩ râu dài lạnh lùng nói:
Các hạ chấp mê không ngộ, cứ đòi lĩnh giáo Mã Chân Nhân, Khưu Chân Nhân, thì
trước hết hãy phá Bắc Đẩu đại trận của bọn ta đã.
Quách Tĩnh nói:
Tại hạ có một mình, võ công thấp kém, làm sao dám đương đầu với tuyệt nghệ của quí giáo? Xin các vị trả lại cho đứa bé mà tại hạ mang theo, và dẫn kiến Giáo chưởng Chân Nhân cùng Khưu Chân Nhân.
Đạo sĩ râu dài quát to:
Ngươi chớ phách lối, bỡn cợt thêm nữa, trước cửa cung Trùng Dương núi Chung Nam há có thể cho phép tên dâm tặc như ngươi nói nhăng nói cuội?
Nói đoạn giơ kiếm chém lên không trung, tiếng ong ong ngân dài hồi lâu. Các đạo sĩ khác cũng làm như vậy, chín mươi tám thanh kiếm tua tủa, kiếm quang đan thành tấm lưới ánh sáng, tiếng ngân ù ù như gió.
Quách Tĩnh chán ngán nghĩ thầm: “Đại trận của họ kỳ chính tương phản, một mình ta làm sao chiếm giữ vị trí sao Bắc Cực thứ hai kia chứ? Chuyện hôm nay thật là quá nan giải.” Chàng chưa quyết định thế nào, thì đại trận của chín mươi tám đạo sĩ đã từ hai phía tả hữu hợp vây, kiếm quang đan vào nhau, quả là một con ruồi cũng khó lọt qua. Đạo sĩ râu dài nói:
Mau rút binh khí ra. Phái Toàn Chân không đánh kẻ tay không!
Quách Tĩnh nghĩ thầm: “Bắc Đẩu đại trận dĩ nhiên khó phá, nhưng muốn đả thương ta đâu có dễ. Các người tuy đông, uy lực tuy lớn, nhưng công lực mỗi người một khác, tất có sơ hở; cứ xem trận pháp của họ một lát hãy hay.” Đột nhiên chàng lẳng lặng xoay mình, chạy sang phương vị tây bắc, sử chiêu “Tiềm Long vật dụng” trong “Hàng long thập bát chưởng,” đẩy chéo ra thật mạnh. Bảy đạo sĩ trẻ tuổi chuyển kiếm sang tay trái, cùng giơ hữu chưởng, dùng lực liên hợp của bảy người mà chống lại chiêu này của chàng. Chiêu này của Quách Tĩnh đã được luyện tới cảnh giới xuất thần nhập hóa, lực đẩy ban đầu cố nhiên rất mạnh, nhưng lực thu lại sau đó mới càng lơi hại. Bảy đạo sĩ dồn sức đẩy lại mãnh lực của chàng, không ngờ đột nhiên có một lực kéo mạnh về phía trước; bảy người đứng không vững, cùng ngã sấp mặt xuống; tuy bật dậy được ngay, nhưng mặt mũi ai nấy dính đất cát, thật là hổ thẹn.
Đạo sĩ râu dài thấy chàng xuất thủ lợi hại, một chiêu đã làm cho bảy sư điệt bị ngã, không khỏi giật mình, liền hú một tiếng dài, dẫn động mười bốn Bắc Đẩu trận liên hợp trùng trùng với nhau, thiết tưởng chưởng lực của kẻ địch dẫu mạnh gấp mười lần, cũng chẳng thể dùng hai tay đẩy nổi chín mươi tám người.
Quách Tĩnh nhớ lại trận đại chiến năm xưa chàng cùng Hoàng Dung giao đấu với Cái Bang, đối thủ võ công tuy không mạnh, nhưng khi họ hợp lực, thì mình khó bề chống đỡ, cho nên chàng không dám cường công ngạnh chiến với các đạo sĩ, mà chỉ thi triển khinh công lướt qua lướt lại tìm chỗ sơ hở trong trận thế.
Chàng lướt sang đông, vọt sang tây, dẫn động trận pháp biến đổi, sau thời gian uống cạn một ấm trà, đã hiểu rằng chỉ dựa vào sức của mình thì không thể phá nổi trận thế
này. Một là chàng không muốn đả thương đối phương. Hai là trận pháp quá ư chặt chẽ, không có chỗ nào sơ hở. Ba là chàng suy tính chậm chạp; trong khi trận pháp biến ảo nhanh chóng, dẫu có sơ hở chàng cũng chẳng nhận ra ngay. Dưới ánh trăng, chỉ thấy kiếm quang như nước, bóng người như sóng, tới lui dồn dập không ngừng.
Đấu thêm một lát, thấy trận thế dần dần thu hẹp, khoảng trống để né tránh mỗi lúc ít dần, khó thêm, Quách Tĩnh nghĩ thầm: “Ta phải rút ra khỏi trận, xông thẳng lên cung Trùng Dương mà gặp Mã đạo trưởng, Khưu đạo trưởng thôi.” Chàng ngẩng nhìn tứ phía, thấy trên sườn núi phía tây có vài chục gian nhà, vài tòa kiến trúc lớn, đoán cung Trùng Dương chắc ở đó, bèn lướt nhanh sang phía đông, nhảy vọt mấy lần, rồi ngoặt sang phía tây.
Các đạo sĩ thấy thân pháp của chàng đột nhiên tăng nhanh, lướt đi vùn vụt như một tia chớp, khiến họ hoa cả mắt, thế công liền sững lai. Đạo sĩ râu dài nói: – Tất cả cẩn thận, đừng trúng ngụy kế của tên dâm tặc.
Quách Tĩnh cả giận, nghĩ thầm: “Quanh đi quẩn lại họ cứ gọi ta là tên dâm tặc. Cách gọi này mà truyền ra giang hồ, thì ta còn mặt mũi nào kia chứ?” Lại nghĩ bụng: “Trận pháp là do lão đạo sĩ râu dàiT chủ trì, chỉ cần hạ gục lão ta là có thể phá vỡ thế trận. Bèn lao thẳng về phía đạo sĩ râu dài. Nào ngờ một trong những điều huyền diệu của trận pháp này là dụ địch tấn công chủ soái, các tiểu trận sẽ thừa cơ bao vây, tấn công, dồn kẻ địch vào tử địa. Quách Tĩnh chỉ chạy được bảy, tám bước thì cảm thấy không ổn, áp lực phía sau gia tăng, hai bên sườn cũng cũng đều bị dồn ép lại, chàng định chuyển sang mé phải, thì mười bốn thanh trường kiếm của hai tiểu trận cùng đâm thẳng tới trước mặt. Phương vị của mười bốn thanh kiếm này được bố trí thật khôn khéo, khiến cho chàng muốn né tránh phía nào cũng chẳng xong.
Quách Tĩnh thân lâm hiểm cảnh, trong lòng không chút run sợ, chỉ là nỗi tức giận càng lúc càng tăng, nghĩ thầm: “Các người nhận lầm ta với tên dâm tặc yêu nhân nào đó, người xuất gia lấy từ bi làm gốc, sao chiêu thức nào cũng đều là sát thủ cả thế? Chẳng lẽ các người định lấy mạng ta sao? Vậy mà còn bảo là phái Toàn Chân không đả thương người tay không vũ khí.” Bèn nhảy xéo vài bước, tung cước phải đá lộn nhào một tiểu đạo sĩ, đồng thời tay trái đoạt luôn thanh kiếm của y, thấy bảy thanh kiếm mé phải cùng đâm tới, thì chàng vung kiếm tay trái một cái, tám thanh kiếm chạm nhau, cách một tiếng, cả bảy thanh kiếm đều gãy, riêng thanh kiếm trong tay chàng nguyên vẹn. Thanh kiếm chàng đoạt được cũng như mọi thanh kiếm khác, không sắc bén quí giá gì hơn, chẳng qua chàng vận lực ra đầu mũi kiếm, nên đánh gãy đồng loạt cả bảy thanh kiếm kia mà thôi.
Bảy đạo sĩ tái mặt, đứng ngẩn cả ra, hai tiểu Bắc Đẩu trận bên cạnh vội chuyển sang hỗ trợ. Quách Tĩnh thấy mười bốn người đó đều đặt tay trái lên vai người bên cạnh, sức lực của cả mười bốn người đã hợp thành một, thì chàng nghĩ thầm: “Phải thử xem công lực của mình tới đâu nào,” liền giơ kiếm kiềm chế thanh kiếm của người đạo sĩ
thứ mười bốn.
Đạo sĩ đó vội kéo vào phía trong, nào ngờ thanh kiếm trong tay y như bị giữ chặt tại chỗ, không tài gì lay động nổi. Mười ba người kia ai nấy vận sức, định dùng hợp lực của mười bốn người để kéo kiếm về.
Quách Tĩnh chính muốn dẫn dụ họ hợp lực, vừa cảm thấy lực kéo tăng mạnh, bèn quát to: “Hãy cẩn thận,” cánh tay phải của chàng hất mạnh, giống như đẩy vào một vật cực lớn, nghe một loạt tiếng cách cách, mười hai thanh kiếm bị gãy, hai thanh kiếm cuối cùng thì bay lên trời. Mười bốn đạo sĩ kinh hãi vội vàng nhảy tránh. Quách Tĩnh nghĩ thầm: “Công lực của mình chưa thật tinh thuần, còn hai thanh kiếm chưa bị đánh gãy.” Thế là các đạo sĩ càng thận trọng hơn. Hai mươi mốt đạo sĩ tuy bị mất kiếm, nhưng họ vận chưởng thành gió, uy lực chẳng hề giảm sút. Quách Tĩnh vừa rồi đánh gãy kiếm của đối phương, vẫn chưa vừa ý lắm, cảm thấy trận thế của họ càng siết chặt thêm, không hiểu Mã đạo trưởng, Khưu đạo trưởng mấy năm qua có sáng tạo gì mới cho Bắc Đẩu trận, nếu họ biến hóa cao minh, mình không hóa giải được, e rằng khó thoát bị họ bắt sống, thôi thì đành ra tay trước, bèn quát to:
– Các vị đạo huynh còn không nhường lối thì chớ trách tại hạ không lưu tình.
Đạo sĩ râu dài thấy quân mình đã chiếm thượng phong, cho rằng tài nghệ của Quách Tĩnh cũng chỉ đến thế là cùng, dẫu có đánh gãy cả chín mươi tám thanh kiếm, cũng không thể thoát khỏi Bắc Đẩu đại trận, nghe chàng nói vậy, lão chỉ mỉm cười, không thèm trả lời, chỉ siết chặt thêm trận pháp.
Quách Tĩnh rùn mình xuyên sang góc đông bắc, chỉ thấy hai tiểu Bắc Đẩu trận theo sang như hình với bóng, thì ngón tay chuyển động, thanh kiếm trong khoảnh khắc nhấp nhấp liền mười bốn lần, mười bốn hàn tinh dường như đồng thời chọc tới, mỗi cái chọc đều trúng vào huyệt Dương Cốc ở mé ngoài cổ tay phải của các đạo sĩ. Đây là công phu tối thượng thừa trong kiếm pháp, sử kiếm như gió như chớp, điểm đánh tới không sai một li, tưởng chừng đồng thời bắn ra mười bốn cái ám khí vậy.
Quách Tĩnh xuất thủ nhẹ nhàng, các đạo sĩ chỉ cảm thấy cổ tay hơi tê, các ngón tay vô lực, mười bốn thanh kiếm cùng rơi cả xuống đất. Ai nấy kinh hãi nhảy vội về phía sau, nhìn xem vết thương ở cổ tay thế nào, chỉ thấy chỗ huyệt Dương Cốc hơi đỏ, không bị chảy máu, mới biết tài nghệ điểm huyệt của đối phương quá tài tình. Họ kinh hãi, nghĩ bụng: “Tên dâm tặc này tuy vô liêm sỉ, nhưng không độc ác; chứ nếu hắn thẳng tay, thì tất cả đã mất bàn tay rồi.”
Như thế là đã có ba mươi lăm thanh kiếm văng khỏi tay. Đại sĩ râu dài bực lắm, thừa biết đối phương chưa hạ tuyệt thủ, mà phái Toàn Chân đã mất cả thể diện, nếu để cho một cường địch như chàng xông vào bổn cung, thì hậu họa không nhỏ, bèn liên tiếp phát lệnh, siết chặt trận thế, cho rằng chín mươi tám đạo sĩ hợp vây tứ phía, đối phương chỉ có một đường chết mà thôi.
Quách Tĩnh nghĩ thầm: “Các đạo huynh thật không biết xấu tốt, nói nhẹ không xong,
đành dằn mặt họ vậy.” Tả chưởng đưa xéo, hữu chưởng đẩy sang trái. Bảy đạo sĩ của một Bắc Đẩu trận liền chuyển sang tiếp chiêu. Quách Tĩnh vội vọt tới vị trí sao Bắc Cực. Bắc Đẩu trận thứ hai lập tức tấn công chàng. Lúc này có cả thảy mười bốn Bắc Đẩu trận, cũng tức là có mười bốn vị trí sao Bắc Cực. Quách Tĩnh không có thuật phân thân, nên không thể cùng lúc chiếm giữ mười bốn vị trí trọng yếu. Chàng thi triển thuật khinh công, vừa chiếm vị trí sao Bắc Cực của Bắc Đẩu trận thứ nhất, lại lập tức chạy sang chiếm vị trí sao Bắc Cực của Bắc Đẩu trận thứ hai; cứ thế xoay chuyển mấy lần, trận pháp bắt đầu có vẻ rối loạn.
Đạo sĩ râu dài thấy tình thế bất lợi, vội hạ lệnh cho các đạo sĩ tản xa ra, giữ vững trận thế, lấy tĩnh chế động; biết rằng nếu mọi người cứ xoay chuyển theo Quách Tĩnh, chàng ta chạy nhanh như thế, tất sẽ làm loạn thế trận; còn nếu cố thủ bất động, mười bốn vị trí sao Bắc Cực cách xa nhau, thì dù Quách Tĩnh có thân pháp nhanh đến mấy, cũng chẳng thể cùng lúc chiếm lĩnh.
Quách Tĩnh nghĩ thầm: “Vị đạo huynh này tinh thông yếu quyết trận pháp, quả nhiên tùy cơ ứng biến rất linh hoạt. Họ đã đứng bất động một chỗ, thì ta thừa cơ xông vào cung Trùng Dương vậy.” Nhưng chàng lại nghĩ bụng: “Ồ, không được rồi, có lẽ Mã đạo trưởng, Khưu đạo trưởng đều không ở trong cung Trùng Dương, nếu không, mình đấu với các đạo sĩ lâu như thế, lẽ nào hai vị đó không hay biết?” Chàng ngẩng đầu nhìn về phía cung Trùng Dương, chỉ thấy ở một góc đạo quán loang loáng ánh binh khí, tựa hồ có người đang giao đấu; nhưng vì xa đây nên khó nhìn rõ và cũng không thể nghe tiếng binh khí va chạm.
Quách Tĩnh nghĩ thầm: “Kẻ nào cả gan đến cung Trùng Dương động thủ? Sự việc tối nay quả là khó hiểu!” Chàng rất muốn tới đằng kia xem cho rõ, thì mười bốn Thiên Cang Bắc Đẩu trận đã lại xáp tới gần hơn. Chàng nóng lòng sốt ruột, tả chưởng sử chiêu “Kiến long tại điền,” hữu chưởng sử chiêu “Cang long hữu hối” cùng đánh ra hai phía tả hữu, thấy bốn mươi chín người của Bắc Đẩu đại trận bên trái tiếp chiêu bên trái của chàng; còn bốn mươi chín người của Bắc Đẩu đại trận bên phải thì tiếp chiêu bên phải. Chàng lập tức biến chiêu, chiêu “Kiến long tại điền” biến thành chiêu “Cang long hữu hối,” còn chiêu “Cang long hữu hối” thì biến thành chiêu “Kiến long tại điền.”
Tài nghệ hai tay sử dụng cùng lúc hai chiêu số khác nhau đã hiếm, giữa chừng lại biến chiêu cho nhau, thì các đạo sĩ càng chưa từng thấy, từng nghe. Bắc Đẩu đại trận bên trái vốn định tiếp chiêu “Kiến long tại điền,” còn Bắc Đẩu đại trận bên phải định tiếp chiêu “Cang long hữu hối,” thế đánh của hai chiêu này tương phản, các đạo sĩ mỗi bên đều dồn sức đánh trả; nào ngờ giữa chừng chàng lai hoán đổi chiêu số; chỉ thấy thân hình chàng xuyên qua khe hẹp giữa hai trận; bốn mươi chín đạo sĩ bên trái và bốn mươi chín đạo sĩ bên phải cùng phát lực đánh tới phía trước, đâu còn kịp dừng tay? Chỉ nghe rầm một tiếng lớn, hai Bắc Đẩu đại trận đâm sầm vào nhau, kiếm gãy tay
đau, trán sưng mắt bầm, hơn ba chục người ngã chổng kềnh.
Đạo sĩ râu dài chủ trì Bắc Đẩu trận pháp tuy lanh lẹ né tránh, không bị đồng đạo đả thương, nhưng cũng lao đao một phen, cả giận quát tháo, gấp gáp chấn chỉnh trận thế, chỉ thấy Quách Tĩnh chạy như bay xuống phía hồ Ngọc Thanh dưới chân núi, bèn đem mười bốn tiểu trận đuổi theo. Võ công của phái Toàn Chân vốn thanh tịnh vô vi, lấy nhu khắc cương, nay chủ soái động nộ, chính là phạm điều đại kỵ trong võ công phái Toàn Chân, không còn tỉnh táo, nói gì đến việc quan sát địch tình, tùy cơ ứng biến.
Quách Tĩnh chạy tới bên hồ Ngọc Thanh, thấy trước mặt ánh nước loang loáng, tay phải cầm kiếm liền chặt một cành liễu to trên bờ hồ, quăng kiếm đi, rồi dùng hai tay lẳng cành liễu ra tận giữa hồ. Đoạn chàng nhún chân, thân hình bay đi, đầu chân phải chạm xuống cành liễu, cành liễu hơi chìm xuống, thì chàng đã mượn sức vượt sang bờ hồ bên kia.
Các đạo sĩ ào ào đuổi theo không kịp dừng chân, chỉ nghe nhiều tiếng ùm ùm liên tiếp, bốn năm chục người nhảy tõm cả xuống hồ. Mấy chục người khác vấp vào lưng người đằng trước mới dừng lai được trên bờ hồ. Một số đạo sĩ không biết bơi, sau khi ngã xuống hồ, vùng vẫy chới với, các đạo sĩ biết bơi phải vội vã tiếp cứu. Các đạo sĩ bên hồ Ngọc Thanh ướt lướt thướt, hò hét ầm ĩ, thành một đám hỗn loạn.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.