Thép Đã Tôi Thế Đấy

PHẦN 1 – CHƯƠNG 5



Quân đỏ mạnh mẽ đánh lui các đơn vị của “đầu lĩnh trưởng” Pết-lu-ra. Trung đoàn Gô-lúp lại bị gọi ra trận. Ở thành phố Sê-pê-tốp-ca chỉ còn một số nhỏ quân làm nhiệm vụ bảo vệ hậu phương và tên giám binh ở lại mà thôi.

Dân phố đã bắt đầu cựa quậy, đi lại. Đồng bào Do- thái lợi dụng lúc tạm yên, chôn cất người nhà bị nạn. Trong những túp lều tàn của xóm Do-thái, cuộc sống đã trở lại. Những buổi tối yên tĩnh, tiếng súng nổ ì ầm thoáng vọng lại như những dịp sấm. Chắc là đang đánh nhau dữ ở đâu gần đây.

Thợ xe lửa bỏ nhà ga bò về thôn quê kiếm việc làm.

Trường học đóng cửa.

Trong thành phố, tuyên bố thiết quân luật.

*

Đêm tối như mực, ảm đạm, ghê rợn.

Những đêm như thế này, mắt sáng có mở to cũng không nhìn thấy gì, đi đâu phải sờ soạng, mò mẫm như người mù, sẩy chân một tí là rơi tõm xuống hố rãnh.

Dân phố biết thời buổi này ngồi nhà không thắp đèn là hơn cả. Có ánh lửa trong nhà có thể làm cho nhiều kẻ mò đến quấy rầy. Thà chịu tối còn yên thân hơn. Nhưng có những người ngồi yên không đành, thì họ cứ đi cho thích cẳng, dân phố chẳng có việc gì dính dáng đến họ. Dân không đi đâu làm gì. Chắc chắn như vậy, chẳng ai dại gì đi ra đường lúc này.

Vậy mà vào một đêm cũng tối như thế này, có người lần bước đi.

Đến nhà Ca-rơ-sa-ghin, người ấy thận trọng gõ khẽ vào khung cửa sổ. Thấy không ai trả lời, người ấy gõ lần nữa, mạnh hơn và gấp hơn.

Pa-ven đang nằm mê thấy một con vật lạ lùng, không giống người, đang chĩa súng máy vào anh; anh định chạy, nhưng chạy đi đâu được, tiếng súng máy cứ nổ lạch cạch, lạ lùng, ghê rợn.

Tiếng gõ lanh canh vào cửa kính đang giục mở cửa gấp. Pa-ven từ trên giường nhảy xuống, men lại gần cửa sổ nhìn xem ai gõ. Nhưng ngoài bóng đen lờ mờ thấp thoáng sau cửa kính, cậu không nhìn rõ là ai.

Pa-ven ở nhà một mình. Mẹ sang chơi bên nhà chị gái có chồng làm thợ máy ở xưởng làm đường. Còn anh A-rơ-chom thì đi làm ở lò rèn thị trấn bên, quai búa để kiếm ăn. “Chắc là A-rơ-chom gõ cửa chứ không ai nữa”. Pa- ven định mở cửa, cậu nói vọng vào bóng tối: “Ai đấy?”

Bóng đen cử động sau cửa kính. Tiếng trả lời khàn khàn khe khẽ:

– Anh đây mà! Giu-khơ-rai đây.

Hai bàn tay bám lên thành cửa sổ, Giu-khơ-rai đã nhô đầu vào ngang mặt Pa-ven.

Giu-khơ-rai thì thào:

Anh định đến ngủ nhờ nhà em một đêm. Có được không, em? Pa-ven vồn vã đáp lại:
Anh hỏi hay thật, nhất định là được chứ, anh trèo qua cửa sổ mà vào.

Thân hình lực lưỡng của Giu-khơ-rai luồn qua khung cửa vào nhà. Anh đóng cửa sổ lại, không đi vào ngay, còn đứng bên cửa nhìn ta, tai vểnh lên nghe ngóng.

Mãi khi bóng trăng từ sau đám mây ló ra, soi rõ đường phố, anh chăm chú nhìn đường phố vắng tanh, không có ai, mới quay lại nói với Pa-ven:

– Vào thế này có làm mất giấc của mẹ không, em? Chắc mẹ đang ngủ? Pa-ven nói cho Giu-khơ-rai biết cậu ở nhà một mình. người lính thủy bấy giờ mới thấy thoải mái và nói to hơn:

Em thấy đấy, từ hôm nổ ra bãi công, bọn chó không rời anh một bước, chúng nó muốn đập chúng ta sau những việc vừa xảy ra ngoài ga dạo nọ. Nếu anh em công nhân đoàn kết hơn, thì trong khi chúng nó càn đồng bào Do-thái, ta có thể sửa cho chúng một mẻ… Nhưng em hiểu không, bà con mình còn chưa dám nhảy vào lửa, chưa dám vùng lên. Cho nên thất bại. Bây giờ chúng lùng bắt anh. Hai lần chúng đã ập đến định chộp anh. Hôm nay tí nữa anh bị chúng vớ được. Anh đi về nhà, trèo tường sau vào như mọi lần. Anh còn đang dừng chân một lát ở gần nhà chứa xe thì thấy ngay một lưỡi lê lù lù: một thằng đứng rình nấp sau thân cây trong vườn. Thế là anh chuồn thẳng, đến nhà em đây. Anh tính thả neo ở đây vài ngày. Em thấy không có gì trở ngại chứ? Không à? Thế thì hay lắm.

Giu-khơ-rai vừa cởi đôi giày bết bùn vừa thở lấy lại sức.

Giu-khơ-rai tới đây, Pa-ven lấy làm mừng lắm. Những ngày gần đây, sở máy điện nghỉ việc. Ở nhà vắng vẻ một mình, Pa-ven cũng thấy chán.

Hai anh em đi ngủ. Pa-ven nằm là ngủ ngáy, còn Giu-khơ-rai thì hút thuốc lá mãi. Rồi anh đứng dậy, khẽ rón rén chân không, mò đến gần cửa sổ. Anh nhìn ra đường phố hồi lâu. Không thấy gì, anh lại trở vào giường và mệt quá ngủ thiếp đi. Bàn tay anh luồn dưới gối đặt lên một khẩu súng ngắn nặng. Hơi nóng của bàn tay làm ấm cả khẩu súng.

*

Cái đêm Giu-khơ-rai đến bất ngờ và tám ngày sau sống chung với anh thật có ảnh hưởng rất lớn đối với Pa-ven. Lần đầu tiên, Pa-ven được nghe người thuỷ thủ nói nhiều điều mới lạ, quan trọng vô cùng làm tâm hồn anh hết sức khích động. Những ngày vừa qua thật là quyết định cho tương lai cậu công nhân đốt lò trẻ tuổi.

Người lính thủy ẩn tại đây, bị quân thù giăng bẫy mai phục ở hai đầu, anh tranh thủ lúc bất đắc dĩ phải nằm im này, truyền cho chàng thanh niên háo hức lắng nghe anh nói tất cả ngọn lửa giận dữ và lòng căm thù bốc cháy của mình đối với bọn phản động mang cờ vàng xanh đang bóp nghẹt miền này.

Giu-khơ-rai nói rõ ràng dễ hiểu; lời nói giản dị, đi thẳng vào lòng. Ở Giu-khơ-rai,

không một mảy may hoang mang, do dự. Anh biết rõ và tin chắc con đường mình theo, và Pa-ven bây giờ mới hiểu tất cả một mớ đảng phái mang tên rất kêu ấy, từ “xã hội cách mạng” đến “xã hội dân chủ”, “xã hội Ba Lan”, gồm toàn những kẻ thù hiểm độc của giai cấp công nhân. Chỉ có một chính đảng cách mạng duy nhất, kiên quyết chiến đấu chống bọn giàu có áp bức, đấy là Đảng bôn-sê-vích. Trước kia, Pa-ven thấy tất cả những điều ấy rối như bòng bong.

Và bây giờ, có người vạch ra cho cậu bé đốt lò trẻ tuổi thấy rõ sự thật tàn nhẫn của cuộc đời, người đó là một người cương nghị, một đảng viên bôn-sê-vích trung kiên, một thủy thủ trên biển Ban-tích, nước da rám màu gió biển, một người đã vào Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga (Tiền thân của Đảng Cộng sản Liên Xô) từ năm 1915; Pa-ven lắng nghe Giu-khơ-rai, nói nhìn anh với cặp mắt thán phục.

Này em ạ ! Khi anh còn bé, anh cũng gần giống như em. Anh có sức khỏe mà không biết làm gì. Bản chất anh bướng bỉnh, hung hăng. Gia đình anh nghèo khổ Hễ cứ nhìn bọn con nhà giàu, ăn no, mặc diện là lòng anh căm ghét sôi lên. Nhiều khi anh choảng chúng không tiếc tay, song không đi đến đâu, mà chỉ tổ ăn vọt của ông cụ đẻ ra anh.
Em ạ, một thân một mình chiến đấu chẳng tài nào thay đổi được cuộc đời. Em Pa-ven, em đủ điều kiện để trở nên một chiến sĩ trung thành chiến đấu cho sự nghiệp công nhân ta. Nhưng chỉ hiềm em còn non quá, về ý thức đấu tranh giai cấp, em rất lờ mờ. Anh sẽ chỉ cho em con đường chân chính vì anh biết em có thể thành người. Anh không chịu được những cậu cả ù ì, bụ sữa. Lúc này đây, lửa cách mạng đã nung nấu thế gian. Những người nô lệ đã vùng dậy và họ phải đạp phăng cuộc đời cũ Nhưng muốn thế, phải có một lớp người tương thân, tương ái và dũng cảm, không phải những đứa con cưng rúc bọc mẹ, mà là những tay chắc chắn, để đến giờ quật nhau thì không như loài gián sợ ánh sáng lẩn trốn vào khe vách, mà là biết xông ra đập không thương tiếc.

Nói đến đây, Giu-khơ-rai nắm tay đấm xuống bàn.

Anh đứng dậy đút tay vào túi quần, cau mày, đi đi lại lại trong phòng.

Cảnh nằm im không hoạt động đối với Giu-khơ- rai nặng nề khó chịu. Anh thấy mình ở lại thị trấn này thêm nữa vô ích, nên đã quyết định vượt qua mặt trận về bắt liên lạc với các đơn vị đỏ.

Trong thành phố hiện còn lại một nhóm chín đảng viên có trách nhiệm tiếp tục gây cơ sở.

Giu-khơ-rai bực tức nghĩ thầm:

“Không có ta, các đồng chí cũng sẽ làm được, ta không thể nào ngồi bó tay như thế này. Ta đã mất ở đây mười tháng trời, cũng đủ rồi”.

Một hôm Pa-ven hỏi Giu-khơ-rai:

Anh Giu-khơ-rai, anh là ai thế hở anh?

Giu-khơ-rai tay đút túi, đứng dậy. Anh chưa hiểu ngay ý câu hỏi ra sao:

Sao, em không biết anh là ai ư? Pa-ven khẽ đáp lại:
Em cho anh là một người bôn-sê-vích hay là một người cộng sản.

Giu-khơ-rai bật cười, đấm tay vào ngực rộng bị bó chặt trong chiếc may ô lính thủy kẻ dọc:

Đúng thế, em ạ. Đúng, cũng như hai tiếng bôn- sê-vích và cộng sản nghĩa chỉ là một mà thôi. – Và nghiêm nét mặt, anh nói tiếp:

Nhưng, em đã biết thế thì phải nhớ đừng nói hở điều đó với ai, nếu em không muốn chúng nó móc ruột anh. Em hiểu chứ?

Pa-ven giọng quả quyết, đáp lại:

Vâng, em hiểu.

Ngoài sân có tiếng nói giòn giã; một bọn người không gõ cửa cứ xồng xộc vào. Giu-khơ-rai sờ tay vào túi định rút súng ngắn, nhưng lại thôi ngay. Bước vào nhà là Xéc-gây, xanh và gầy hơn trước, đầu quấn băng, cùng đi với Va-li-a và Cơ-lim-ca.

Chào cậu ạ! – Xéc-gây vừa cười vừa bắt tay Pa- ven. – Ba chúng mình đến thăm cậu. Va-li-a không dám để tớ đi đâu một mình, cô ấy sợ. Còn Cơ-lim- ca không dám để Va-li-a đi đâu một mình, cậu ấy cũng sợ nốt. Cậu ta tuy tóc đỏ hoe, mà khôn ra phết đấy.

Va-li-a lấy tay bịt mồm anh, cười nói:

Anh đến ba hoa. Từ sáng giờ anh ấy cứ trêu mãi, làm anh Cơ-lim-ca đến khổ.

Em trách làm gì người ốm ! Sọ cậu ấy bị nó nện vỡ rồi, nên cậu ấy nói lung tung đấy mà.
Cả bọn cười ầm lên.

Xéc-gây bị thương vì kiếm phang vào đầu, chưa khỏi hẳn. Cậu ngồi lên giường Pa-ven. Câu chuyện giữa mấy người bạn liền nở như ngô rang. Xéc-gây xưa nay vốn tính vui nhộn, bây giờ trở nên trầm lặng. Anh kể lại cho Giu-khơ-rai nghe chuyện tên lính ngụy đánh mình.

Giu-khơ-rai quen biết tất cả bọn trẻ đó. Anh cũng đã từng nhiều lần đến nhà Bơ-ru-giắc. Anh mến đám thanh niên công nhân ấy. Họ chưa tìm được đường đi trong cơn giông tố của đấu tranh, nhưng họ đã tỏ rõ những khát vọng của giai cấp mình. Và anh chăm chú nghe ba thiếu niên kể chuyện, mỗi người trong bọn họ đã giấu các gia đình Do-thái trong nhà mình để cứu giúp đồng bào Do-thái qua khỏi trận càn. Và đêm ấy, Giu-khơ-rai nói rất nhiều về Lê-nin, về những người bôn-sê-vích, giúp cho đám thanh niên hiểu rõ hơn những sự việc đang xảy ra.

Đến tận khuya, .Pa-ven mới tiễn ba bạn ra về.

Cứ tối tối Giu-khơ-rai thường đi vắng, tận đêm khuya mới về. Trước khi rời bỏ nơi này, anh đến gặp các đồng chí ở lại hoạt động để bàn về công tác phải làm sau khi anh

rút đi nơi khác.

Đêm ấy, Giu-khơ-rai đi không thấy trở về. Sáng ngủ dậy, Pa-ven thấy giường Giụ-khơ-rai chăn đệm vẫn nguyên không có ai nằm.

Pa-ven linh tính thấy lo lo, sợ xảy ra chuyện không hay, bèn khoác vội áo đi ra. Pa-ven đóng cửa và giấu chìa khóa vào một chỗ mà Giu-khơ-rai đã biết, rồi đi thẳng đến nhà Cơ-lim-ca hỏi thăm xem có biết gì về Giu-khơ-rai không. Mẹ Cơ-lim-ca, người đẫy đà, khuôn mặt to hơi rỗ, đang giặt quần áo, nghe Pa-ven hỏi Giu-khơ-rai thì tru tréo lên:

Mày tưởng tao không có việc gì làm, suốt ngày chỉ canh nhà bác Giu-khơ-rai cho mày đấy chắc? Chỉ tại cái bác khập khiễng ấy mà nhà bà cụ Dô-du-li- kha bị khám xét tung cả lên. Không hiểu mày cần gì bác ta mà mày cứ quấn lấy bác ấy? Mày không đánh bạn với người ta được. Rõ khéo được một lũ Cơ- lim-ca, nhà bác ta với mày… – Vừa nói, bà vừa vò mạnh thêm đống quần áo đang giặt.

Bà mẹ Cơ-lim-ca vốn là người đàn bà lắm điều, ăn nói chua ngoa.

Từ nhà Cơ-lim-ca, Pa-ven lại tạt sang nhà Xéc- gây nói cho bạn biết mối lo lắng của mình. Nghe Pa- ven kể, Va-li-a nói xen vào:

Gì mà anh cứ cuống lên thế. Có thể anh ấy nấn ná ở lại chơi nhà ai quen. – Nhưng giọng Va-li-a tỏ ra cũng không tin điều mình nói lắm.

Nhà Xéc-gây cố nài anh ở lại ăn cơm, nhưng Pa- ven chẳng còn bụng nào ở lại được, anh cảm ơn rồi ra về.

Về gần đến nhà, Pa-ven ước thầm sẽ thấy Giu-khơ-rai.

Cửa nhà vẫn khóa như cũ. Pa-ven đứng sững trước cửa, lòng nặng trình trịch chẳng buồn bước vào căn nhà vắng.

Anh đứng ngoài sân suy nghĩ một lúc, rồi không hiểu nghĩ sao, đi xuống nhà dưới. Anh trèo lên xà nhà, vuốt mạng nhện dính ở mặt, từ một góc kín, rút ra khẩu súng ngắn Man-li-khe bọc giẻ nặng trĩu. Khẩu súng lủng lẳng trong túi, Pa-ven bước ra cửa đi lên nhà ga.

Chạy khắp mọi nơi, không được tin gì về Giu-khơ- rai cả.

Trên đường về, qua biệt thự quen thuộc nhà người chánh kiểm lâm, Pa-ven chậm bước lại. Một mối hy vọng mơ hồ làm anh ngước nhìn lên cửa sổ, nhưng vườn và nhà đều vắng không một bóng người. Khi đi qua rồi, Pa-ven còn ngoái lại, nhìn một lần nữa các lối đi trong vườn phủ đầy lá khô màu gỉ sắt. Cảnh vườn thật hoang vắng, hiu quạnh, chắc cả nhà đi vắng xa, không ai trông coi. Cảnh tượng im lìm, vắng ngắt của tòa nhà cổ càng gợi mối buồn của Pa-ven.

Pa-ven và Tô-nhi-a vừa giận nhau một trận găng nhất từ trước đến nay. Câu chuyện xảy ra bất ngờ, đã gần tháng nay rồi.

Thủng thẳng đi xuống phố, tay đút túi quần, anh vừa đi vừa nhớ lại chuyện giận nhau với Tô-nhi-a hôm trước.

Một hôm đang đi ngoài phố tình cờ gặp nhau, Tô- nhi-a mời Pa-ven đến chơi nhà.

Chiều mai cậu mợ em đến nhà bác Bon-san-ski ăn cỗ. Em ở nhà một mình. Đến chơi với em, anh Pa- vơ-lu sa nhớ, chúng mình sẽ cùng nhau đọc cuốn truyện hay lắm, truyện Xa-sơ-ca Gi-gu-lếp của An- đơ rê-ép. Em đã xem truyện ấy rồi, nhưng em thích đọc lại với anh, anh ở chơi cả tối thì vui lắm. Anh đến chứ?

( Pa- vơ-lu sa cũng là tên Pa-ven, nhưng gọi rất thân mật)

Dưới vành mũ nhỏ màu trắng phủ lấy mái tóc nâu dày màu hạt dẻ, cặp mắt to của Tô-nhi-a nhìn Pa- ven chờ đợi trả lời.

Đồng ý, anh sẽ đến.

Và họ chia tay nhau.

Pa-ven rảo bước đến nhà máy. Suốt ngày hôm ấy, anh cứ nghĩ mãi đến cả một buổi tối

sẽ được ở chơi với Tô-nhi-a, hai người sẽ ở bên nhau. Nghĩ thế, anh cảm thấy hình

như ngọn lửa cháy càng sáng hơn và củi nổ lách tách vui hơn.

Tối đến, khi Pạ-ven gõ cửa chính, Tô-nhi-a mở cửa, nói hợi lúng túng:

– Em có khách. Họ tự nhiên đến, chứ em không mời. Nhưng anh cứ vào, anh Pa-vơ-

lu-sa ạ.

Pa-ven quay ra cửa, chực bước đi, Tô-nhi-a nắm lấy tay áo anh:

– Anh cứ vào, anh ạ. Họ được quen anh cũng tốt cho họ.

Rồi Tô-nhi-a khoác tay dẫn Pa-ven qua nhà ăn đến phòng mình. Vào đến nơi, Tô-nhi-a mỉm cười giới thiệu với bọn thanh niên nam nữ đang ngồi đó:

– Chưa quen nhau phải không? Đây là anh Pa- ven Ca-rơ-sa-ghin, bạn tôi.

Bọn ấy có ba người, đang ngồi ở quanh chiếc bàn tròn kê giữa phòng. Li-da, em gái Xu-khác-cô, nữ sinh rất kháu, da ngăm ngăm, miệng xinh xinh có vẻ hay làm nũng, mái tóc chải uốn đỏm dáng. Rồi đến một anh chàng mà Pa-ven không biết là ai, người dong dỏng, mặc áo đen lịch sự, tóc chải bóng mượt, mắt xám, có cái nhìn đầy vẻ chán chường. Người ngồi giữa là Vích-to Lê-sinh-ski, diện bộ quần áo học sinh rất bảnh. Chính hắn là người Pa-ven trông thấy trước tiên, khi Tô-nhi-a vừa hé cửa.

Hắn cũng nhận ra Pa-ven ngay. Đôi lông. mày nhỏ, cong của hắn rướn lên, tỏ vẻ ngạc nhiên.

Pa-ven lặng lẽ dừng ở cửa một lát, mắt gườm gườm nhìn thằng Vích-to. Tô-nhi-a muốn phá sự im lặng không khéo đó của Pa-ven, liền mời anh vào và quay lại giới thiệu với Li-da:

– Li-da, làm quen đi.

Li-da đứng lên tò mò nhìn Pa-ven.

Pa-ven đột nhiên quay phắt lại và bước nhanh qua căn phòng ăn nằm trong cảnh

tranh tối tranh sáng, anh đi thẳng ra cửa. Tô-nhi-a đuổi theo đến hiên nắm lấy vai Pa-

ven, giọng xúc động:

– Sao anh lại bỏ đi? Em chủ ý muốn mời anh vào để chúng nó được làm quen với anh

cơ mà!

Nhưng Pa-ven gỡ tay Tô-nhi-a ra, trả lời xẵng:

Thôi cô không cần đem tôi ra bêu trước mặt những quân ấy. Tôi không có việc gì phải dây với chúng nó. Có lẽ cô thích chơi với bọn chúng, côn tôi thì tôi chí ghét. Nếu biết trước cô thân với lũ ấy, tôi đã chẳng bao giờ đến đây đâu.

Tô-nhi-a cố nén giận, ngắt lời Pa:ven:

Tại sao anh lại ăn nói với em như thế? Em chưa từng hỏi anh chơi thân với ai, ai hay đến thăm anh.

Pa-ven vừa bước xuống thềm ra vườn, vừa nói dỗi:

Thôi, cô cứ việc giữ lấy bọn bạn ấy của cô. Còn tôi thì tôi không đến đây nữa đâu. Nói rồi, Pa-ven chạy ra hàng rào.

Từ ngày ấy đến giờ, Pa-ven chẳng có lần nào gặp lại Tô-nhi-a nữa. Những ngày giặc càn Do-thái, Pa- ven và người thợ điện cùng làm với anh bận tìm chỗ cho gia đình đồng bào Do-thái ẩn ở sở điện, vì mải việc nên cũng quên cả câu chuyện giận nhau với Tô- nhi-a hôm trước. Hôm nay Pa-ven chừng như muốn gặp lại Tô-nhi-a. Giu-khơ-rai thì biến đâu mất, về nhà thì chỉ thấy vắng vẻ, trơ trọi một mình. Điều đó làm cho Pa-ven rất khổ. Dải đường màu xám còn ướt bùn lầy của tuyết tan mùa xuân, lồi lõm ổ gà đầy một thứ nước đục màu nâu, chạy ngoặt sang bên phải.

Ở phía sau căn nhà nhô ra đường cái, tường loang lổ róc hết vữa, hai phố gặp nhau. Đến ngã tư, chỗ cái quán đổ nát, cửa đã sập còn mang tấm biển treo ngược “Đây bán nước suối”, Vích- to Lê-sinh-ski chia tay Li-da.

Nắm bàn tay Li-da trong tay mình, Vích-to nhìn người yêu tình tứ

Thế nào cũng đến chứ em? Đừng sai hẹn nhớ !

Li-da giọng lẳng lơ, đáp lại:

– Em sẽ đến! Em sẽ đến! Anh đợi nhé!

Cô ta bước đi còn nheo đôi mắt nâu màu hạt dẻ, lẳng và hứa hẹn, cười tình với Vích-to.

Li-da đi chưa được mười bước thì thấy hai người đàn ông từ chỗ ngoặt bước ra phố lớn. Một người ra dáng thợ đi trước, người đẫy, ngực rộng, áo vét-tông mặc ngoài phanh ra để lộ chiếc áo may-ô lính thủy kẻ sọc, mũ cát-két đen đội sụp xuống trán, một bên mắt sưng húp tím bầm.

Người ấy bước vững chắc, chân xỏ giày da vàng không cổ, đi hơi khập khiễng. Sau người ấy là một tên lính ngụy Pết-lu-ra đi cách ba bước. Hắn mặc toàn đồ xanh xám, mang hai bao đạn ở dây lưng, lưỡi lê cắm đầu súng chĩa thẳng vào lưng người đi trước.

Hai con mắt ti hí của tên ngụy, từ dưới vành mũ lông, nhìn chòng chọc vào gáy người bị áp giải. Râu mép hắn vàng khè thuốc lá, vểnh ra như lông dím. Li-da đi chậm lại, tạt sang hè phố bên kia, Pa-ven lúc ấy đi sau cô ta cũng đang bước

ra con đường này.

Khi quay sang bên phải để về nhà, Pa-ven cũng trông thấy hai người đàn ông đang đi.

Pa-ven kinh ngạc, chân anh như đóng đinh xuống đất không bước được nữa: Pa-ven

nhận ngay ra Giu- khơ-rai.

“Anh ấy không về té ra vì thế !”.

Giu-khơ-rai đi lại gần. Tim Pa-ven đập đổ hồi: ý nghĩ dồn dập rối lên trong đầu, khó mà trấn tĩnh được khó mà nhớ được mình nghĩ gì. Thời giờ để suy nghĩ gấp quá. Một điều rõ ràng là Giu-khơ-rai đã bị bắt.

Nhìn hai người đi lại gần, mọi thứ tình cảm quay cuồng như cơn gió lốc làm Pa-ven bối rối.

“Làm gì bây giờ’?

Đến phút cuối cùng, Pa-ven chợt nhớ ra trong túi có khẩu súng ngắn. – “Để cho hai người vừa đi qua mặt mình, bắn vào lưng thằng nguy thì Giu-khơ-rai sẽ thoát” – Anh quyết định ngay tức khắc làm cho luồng ý nghĩ không còn quay cuồng nữa. Hàm răng anh nghiến chặt như cắn vào nhau. Mới hôm qua chứ nào đã lâu gì, Giu-khơ-rai chẳng đã nói với mình: ” Nhưng muốn thế, phải có một lớp người tương thân, tương ái và dũng cảm!…”.

Pa-ven ngoái ra đằng sau, liếc mắt nhìn rất nhanh. Đường vào thành phố vắng vẻ. Không một bóng người. Trước mặt có bóng dáng thướt tha của một cô con gái mặc áo bành-tô ngắn mùa xuân đi rảo bước. Thứ người đó không ngại lắm. Pa-ven đứng lại, không nhìn thấy phố ngang rẽ ra đường này. Chỉ thấy đằng xa, trên con đường ra ga, có mấy bóng người thấp thoáng.

Pa-ven tránh ra tận mép đường. Đến cách nhau vài bước thì Giu-khơ-rai trông thấy Pa-ven.

Anh ngước mắt nhìn Pa-ven, đôi lông mày rậm nảy lên. Giu-khơ-rai nhận ra Pa-ven và sửng sốt nên đi chậm lại. Lưỡi lê của tên nguy binh thúc vào sau lưng, giọng hắn quát the thé:

– Đi mau lên không có ông cho một báng súng bây giờ. Giu-khơ-rai bước dài ra. Anh muốn nói gì với Pa- ven, nhưng lại thôi và vẫy tay một cái như ra hiệu chào biệt.

Sợ tên lính nguy râu hoe chú ý, Pa-ven để cho Giu- khơ-rai đi qua, rồi quay lảng sang bên, làm như mình dửng dưng chẳng để ý gì đến chuyện đang xảy ra trước mắt.

Một ý nghĩ lo lắng như xoáy vào óc Pa-ven: “Nhỡ ra bắn trượt, đạn có thể trúng anh Giu-khơ-rai…”

Song thằng lính nguy đã bước đến kề ngay bên mình rồi còn suy nghĩ làm sao được nữa?

Và chuyện đã xảy ra như sau: khi tên nguy đi lên ngang mặt, Pa-ven xông ngay vào nó, nắm lấy khẩu súng, giúi mạnh xuống đất.

Lưỡi lê siết vào lề đường kêu rít lên.

Tên nguy bị đánh bất ngờ, bàng hoàng mất một lúc nhưng rồi hồi ngay lại được, hắn lấy hết sức giằng lại khẩu súng. Pa-ven đè cả người, giữ chịt lấy khẩu súng. Đụng phải cò, súng nổ, đạn bắn vào lề đường bật lên một tiếng chối tai và băng sang rãnh bên đường.

Nghe tiếng súng, Giu-khơ-rai nhảy sang bên và quay lại. Tên lính ngụy hết sức gỡ khẩu súng ở tay Pa-ven ra. Hắn xoay xoay khẩu súng, vặn tay Pa- ven. Nhưng Pa-ven vẫn giữ chặt. Hắn nổi khùng lên tức sùi bọt mép, quật Pa-ven ngã xuống đất. Nhưng vẫn không ăn thua, không gỡ được khẩu súng. Pa- ven ngã xuống, kéo thằng ngụy ngã theo. Trong giờ phút này, không sức gì trên đời có thể khiến Pa-ven buông khẩu súng ra được.

Nhảy hai bước, Giu-khơ-rai đã đến kề bên.

Một quả đấm nặng như chì vung lên hình vòng cung, giáng xuống đầu tên lính nguy. Một giây sau, nó đã phải buông Pa-ven ra; bị bồi luôn hai quả trời giáng nữa vào mặt, thân hình nó, như cái bị nặng, ngã lăn kềnh xuống hố rãnh bên đường cái.

Cũng đôi cánh tay rắn chắc của Giu-khơ-rai đã nâng Pa-ven từ dưới đất đứng dậy. Vích-to rời ngã tư một quãng, vừa đi vừa huýt sáo bài “như lông chim trước gió lòng người đẹp thường dễ đổi thay”. Vích-to hãy còn xúc động vì buổi gặp gỡ Li-da và lời cô ta hẹn hôm sau sẽ tìm nhau ở gần chỗ nhà máy bỏ không.

Trong đám những tay chim gái thành thần ở trường có nhiều tiếng đồn đại về Li-da.

Người ta nói cô ấy về món yêu đương thì bạo lắm.

Cái thằng Xôm-ca trơ tráo và tự phụ, cũng đã có hôm khoe với Vích-to là lơn được con bé rồi. Tuy Vích- to cũng chẳng tin mồm thằng Xôm-ca lắm, nhưng vẫn định bụng mai thử xem những điều hắn nói có đúng không, bởi vì dù sao Li-da cũng là một miếng mồi xinh, đầy sức quyến rũ.

“Nếu con bé đến thật thì mình phải tỏ ra bạo dạn mới được. Nghe nói con bé cũng dễ để cho hôn. Và nếu con nhà Xôm-ca không bịp mình thì…” – Dòng ý nghĩ của Vích-to bỗng bị đứt quãng: hai tên lính Pết-lu-ra đi qua, Vích-to né người tránh. Một tên đi con ngựa cụt đuôi, tay lắc lắc cái thùng múc nước bằng vải bạt, chắc hắn cho ngựa đi uống nước. Còn thằng kia mặc áo ngắn, quần xanh lụng thụng tay đặt lên đầu gối thằng đi ngựa, miệng đang kể cho nó nghe một câu chuyện bông phèng.

Vích-to sắp bước đi, một tiếng nổ bất thình lình vang lên ngoài đường làm hắn đứng dừng lại. Ngoảnh lại Vích-to thấy tên lính thứ nhất quất ngựa lồng lên, phi tới chỗ có tiếng nổ. Thằng kia thì lấy tay đỡ kiếm chạy theo sau nó.

Vích-to cũng chạy theo chúng, ra đến gần đầu phố thì lại nghe thấy một tiếng nổ nữa. Từ chỗ ngoặt, thằng đi ngựa lúc nãy bất thình lình chạy trở ra phía Vích-to, hắn lấy gót chân và lấy cả cái thùng thúc vào mình ngựa; đến trại, vừa nhảy vào khỏi cổng, hắn đã la báo ngay cho bọn lính đang đứng ở sân:

– Các cậu ơi! Súng đâu ra ngay, chúng nó thịt một anh em mình ngoài kia!

Chốc lát đã có nhiều đứa từ trong sân chạy xổ ra, vừa chạy vừa lên quy-lát lách cách.

Chúng tóm lấy Vích-to.

Trên đường, người đứng xúm đông, trong đó có cả Vích-to và Li-da. Li-da bị giữ lại để làm chứng.

Li-da sợ quá đã đứng sững ngay tại chỗ, khi Giu- khơ-rai và Pa-ven chạy ngang qua mặt cô. Cô ngạc nhiên nhận ra người đánh tên lính Pết-lu-ra lại chính là thiếu niên mà hôm nào Tô-nhi-a có ý muốn giới thiệu với mình.

Người nọ theo sau người kia, nhảy qua hàng rào một biệt thự, và liền ngay lúc đó, có một tên lính đi ngựa phi ra đường phố. Thấy Giu-khơ-rai vác súng chạy, còn tên lính đi áp giải thì đang cố sức bò dậy, tên đi ngựa liền thúc ngựa về phía hàng rào biệt thự đó.

Giu-khơ-rai quay lại, kề súng vào vai, bắn tên lính đi ngựa, làm tên này phải quay ngựa lùi lại.

Khẽ nhúc nhích cặp môi sưng vều, tên ngụy đi áp giải kể lại đầu đuôi câu chuyện.

Thằng lính đi ngựa nghe xong mắng:

Làm thế nào mà mày để thằng tù nó chuồn ngay dưới mũi, hở đồ ngu như lợn? Mày sẽ biết tội mày, hai mươi nhăm roi vào mông đít.

Bực mình, tên lính áp giải cũng cãi lại:

Mày thì ma lanh lắm đấy! Để cho nó chuồn dưới mũi ! Ai mà biết được có quân khốn nạn nó từ đằng sau xông vào tao như ma hiện, ma vật ấy.

Li-da cũng bị hỏi cung. Cô khai y như tên lính, song giấu không nói rằng mình biết người hành hung là ai. Tất cả mọi người có mặt đều bị dẫn về đồn giám binh và đến tối tên giám binh ra lệnh thả họ ra.

Tên giám binh ngỏ ý muốn tự mình đưa Li-da về tận nhà, nhưng cố ta từ chối. Miệng tên này sặc mùi rượu vốt-ca và ý của hắn ta chẳng có tử tế gì.

Vích-to đưa Li-da về.

Đường về nhà ga còn xa, Vích-to khoác tay Li-da vừa đi vừa mừng thầm, có chuyện xảy ra mới có dịp may thế này.

Khi gần đến nhà, Li-da hỏi:

Anh có biết ai cứu người tù không?

Li-da bảo tôi làm sao mà biết được.

Anh có nhớ tối hôm nào Tô-nhi-a giới thiệu với chúng mình một thiếu niên?

Pa-ven Ca-rơ-sa-ghin chứ gì?

Đúng, tôi mang máng nhớ hình như tên anh ta là Ca-rơ-sa-ghin thì phải. Anh nhớ chứ, hôm ấy anh chàng trông thấy chúng mình là lỉnh đi ngay, đến lạ. Chính anh ta đấy.

Vích-to kinh ngạc:

Li-da không trông nhầm chứ?

Không, Li-da nhớ kỹ nét mặt anh ta lắm.

Thế sao Li-da không khai với ông giám binh. Li-da nổi giận:

Anh cho tôi lại có thể đi làm cái việc khốn nạn ấy ư?

Cô cho thế là khốn nạn à? Chỉ tên kẻ hành hung người lính áp giải theo cô là khốn nạn sao?

Thế theo anh là chính trực hay sao? Anh quên mất những việc chúng làm. Anh không biết ở trường ta có biết bao bạn học sinh Do-thái vì chúng mà mồ côi cha mẹ. Vậy mà anh lại còn muốn tôi đi tố cáo Pa-ven Ca-rơ-sa-ghin nữa ư? Thôi, cảm ơn anh, không ngờ anh là người như thế !

Vích-to có tưởng đâu Li-da trả lời như vậy. Hắn không muốn gây chuyện với Li-da, nên tìm cách nói lảng sang chuyện khác:

Li-da đừng giận, tôi nói đùa đấy thôi. Tôi không biết tính Li-da nguyên tắc như thế đấy.

Li-da đáp gọn lỏn:

Lối đùa của anh khó ngửi lắm.

Đến trước nhà Li-da Xu-khác-cô, khi chia tay bạn, Vích-to hỏi:

– Mai Li-da đến chứ?

Vích-to chỉ nghe thấy câu trả lời lửng lơ:

– Tôi không biết.

Trên đường về phố, Vích-to. suy tính: “Ồ! Nếu cô ả cho là bất chính thì thưa cô tôi lại hoàn toàn nghĩ khác. Tất nhiên về phần riêng mình, đứa nào bắt đứa nào và đứa nào cứu đứa nào thoát, mình chẳng cần biết làm quái gì”.

Vích-to Lê-sinh-ski vốn dòng dõi quý tộc Ba Lan, nên ghét bọn Pết-lu-ra và quân đỏ như nhau cả. Dù thế nào ngày một, ngày hai đây, quân lê dương Ba Lan cũng kéo vào và sẽ lập lại chính quyền chân chính, thật sự của quý tộc Ba Lan. Song cơ hội này dù sao cũng là dịp có thể làm tiêu đời thằng nhãi Pa-ven. Chúng sẽ vặn cổ nó ngay cho mà xem.

Vích-to một mình ở lại Sê-pê-tốp-ca, trọ nhà bà thím là vợ người phó giám đốc xưởng đường. Còn bố mẹ nó và em gái nó là con Nen-ly thì đã đến ở Vác- xô-vi từ lâu. Bố Vích-to hiện đang giữ một chức vụ quan trọng bên ấy. Cửa nhà giấy của đồn giám binh vẫn mở.

Vích-to bước vào, được một lúc rồi đi ra với bốn tên lính Pết-lu-ra. Bọn lính theo

Vích-to đi về phía nhà Pa-ven.

Vích-to chỉ tay vào cửa sổ có đèn sáng nói khẽ:

– Nhà nó đây rồi.

Hắn ngoảnh lại phía tên quan hai đứng cạnh, hỏi:

Tôi có thể về được chứ ạ!

Vâng cậu về, bọn tôi đủ tóm cổ được nó rồi. Một lần nữa, xin cảm ơn cậu. Vích-to rảo bước chuồn thẳng.

*

Chúng đánh vào lưng Pa-ven một roi nữa, rồi ném vào buồng giam. Hai tay anh giơ lên chạm phải tường của gian buồng tối om. Anh sờ soạng thấy một chỗ giống như chiếc bục gỗ, liền ngồi xuống, người kiệt sức đau như dần.

Pa-ven bị bắt giữa lúc không ngờ nhất. “Sao bọn Pết-lu-ra lại biết được là anh nhỉ? Không ai trông thấy anh cơ mà! Chúng sẽ làm gì anh không biết? Không hiểu anh Giu-khơ-rai đâu”.

Hai người chia tay nhau ở nhà Cơ-lim-ca, Pa-ven đến nhà Xéc-gây, còn Giu-khơ-rai thì chờ đến tối là trốn khỏi thành phố.

Pa-ven nghĩ thầm: “May mà mình giấu khẩu súng lên tổ quạ rồi, chứ không chúng khám thấy thì tiêu đời. Nhưng mà sao chúng lại biết là mình được nhỉ?” Điều không tài nào đoán ra được ấy cứ giày vò Pa- ven mãi.

Bọn lính Pết-lu-ra khám xét nhà Pa-ven chẳng kiếm chác được gì bở cả. Bộ cánh diện và chiếc đàn gió thì anh A-rơ-chom đã mang xuống làng. Cái rương của mẹ thì mẹ đã mang đi, thành thử bọn lính lục lọi mãi khắp nơi mà chẳng vớ được gì nhiều.

NhưngPa-ven không bao giờ quên được đoạn đường bị đánh từ nhà đến đồn. Đêm tối như bưng lấy mắt. Trời nặng trĩu mây. Đòn đánh không tiếc tay, bị đá vào sườn, bị đạp vào lưng túi bụi, mạng sườn bị thụi cái nào ra cái ấy, Pa-ven tối tăm mặt mũi đi như người mất hồn mất trí.

Ngoài cửa buồng giam, có tiếng người nói. Buồng bên cạnh là chỗ lính gác. Dưới gầm cửa có vệt sáng làm Pa-ven chú ý, Pa-ven đứng dậy lấy tay sờ soạng men theo tường, lần đi khắp buồng giam. Đối diện với cái bục, Pa-ven sờ thấy cửa sổ, chấn song có răng cưa chắc chắn. Pa-ven thử lấy tay lay, nhưng chấn song bằng sắt chắc lắm. Buồng giam này có vẻ như trước đây là kho chứa hàng.

Pa-ven mò lại cửa, đứng nghe ngóng động tĩnh một phút, rồi khẽ ấn quả đấm. Cánh cửa kêu lên ken két đến ác. Pa-ven phát cáu “Mẹ kiếp ! Chúng chẳng chịu cho dầu”. Pa-ven nhìn qua khe cửa hở, thấy trên mép bục có đôi bàn chân bẩn, ngón chân khoằm khoằm chìa ra. Pa-ven lại vặn quả đấm, nhưng cửa lại kêu to hơn. Trên bục, có một bóng người đầu rối bù, mặt ngái ngủ, ngồi nhổm dậy, gãi đầu rối rít, miệng phun ra một thôi một hồi những lời tục tĩu; khi đã ề à chửi tục chán rồi, hắn sờ lên khẩu súng dựng ngay đầu bục, nói lạnh như tiền:

Đóng ngay cửa lại! Còn dám nhìn ông lần nữa thì ông cho ăn luôn phát đạn.

Pa-ven ấn cửa lại. Phòng bên tiếng cười rộ lên.

Đêm ấy, Pa-ven nghĩ lung lắm. Lần đầu định góp sức vào cuộc chiến đấu đã gặp sự

không may rồi. Mới bước đầu đã bị chúng tóm được và nhốt vào đây, như chuột mắc bẫy.

Anh vẫn ngồi, thiu thiu một giấc, nửa ngủ nửa mê: hình ảnh mẹ hiện ra, khuôn mặt gầy gầy, dăn deo, đôi mắt thân quý yêu dấu. Một ý nghĩ thoáng qua: “May mà mẹ không có nhà, mẹ có nhà thì thật phiền lòng mẹ”.

Ánh sáng lờ mờ chiếu qua cửa sổ in lên nền nhà một khung vuông màu xám.

Bóng tối lùi dần. Sắp sáng rồi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.