Tiền Không Bao Giờ Là Đủ

Tóm tắt nội dung sách



PHẦN 1: BỨC TRANH LỚN

  1. Nếu bạn có trong tay tất cả tiền của trên thế gian – không hẳn thế, nhưng là tất cả những gì bạn muốn có – thì điều đó sẽ thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào?

    Những rắc rối cá nhân lặt vặt mà bạn sẽ giải quyết:

    Những khát vọng cá nhân mà bạn sẽ thực hiện:

    Những mục tiêu cao cả mà bạn sẽ hỗ trợ:

  2. Liệu bạn có thể thực hiện được bất kỳ điều nào trên đây nếu tiền bạc của bạn không đủ dư giả? Cụ thể là bạn sẽ cần bao nhiêu? Liệu chúng có quan trọng tới mức để bạn phải đưa vào danh sách những mục tiêu tài chính dài hạn?

  3. Ngay cả khi bạn có tất cả tiền bạc trên thế gian, thì có điều gì bạn không muốn phí tiền vì nó?

  4. Bài tập suy nghĩ

    Hãy nhìn vào các loại biên lai, hóa đơn của bạn trong một giai đoạn nhất định (thường thì khoảng thời gian một tháng sẽ giúp bạn có được cái nhìn bao quát về những thói quen của mình – tuy nhiên, một ngày thôi cũng được). Hãy viết các khoản tiền cần thanh toán đó lên giấy rồi tự đánh giá xem với mỗi khoản, bạn có cảm nhận gì (1 = điên rồ, 2 = bực mình, 3 = bình thường, 4 = vui vẻ, 5 = phấn khích).

    Khoản chi tiêu nào khiến bạn cảm thấy vui vẻ nhất? Việc này cho biết điều gì về những giá trị của bạn?

  5. Câu hỏi 10.000 đô−la

    Giả sử bạn được nhận một khoản tiền thừa kế 50.000 đô−la. Bạn dành 40.000 đô−la đầu tiên để tiết kiệm, thanh toán các khoản nợ nần, hay quyên góp từ thiện. 10.000 đô−la còn lại dành cho các mục đích giải trí. Bạn sẽ làm gì với nó? Quy tắc duy nhất trong bài tập này là bạn phải tiêu làm sao để sau này bạn có thể hồi tưởng lại chuyện này và gật gù rằng cách chi tiêu của mình thực chí lý. Hãy liệt kê ra một vài ý tưởng rồi đem so sánh với danh sách của bạn bè và biểu quyết xem ý tưởng của ai là hay nhất.

    Bạn muốn được khích lệ ư? Tôi sẽ đăng tải câu chuyện của những người đã thực hiện phần nào trong cái danh sách 10.000 đô−la ấy trên trang web www.LauraVanderkam.com. Trải nghiệm mà bạn dự kiến xây dựng cần phải là những trải nghiệm đáng nhớ, sáng tạo và không đẩy bạn vào chỗ nợ nần. Hãy nhớ chia sẻ với tôi thông tin chi tiết về những việc bạn làm nhé.

PHẦN 2: THU NHẬP

  1. Bạn nghĩ gì về thu nhập của mình? Mức lương hiện nay của bạn đã xứng đáng với công sức bạn bỏ ra chưa, hay cao hơn, hay thấp hơn? Những thành viên khác trong gia đình bạn thì sao? Theo bạn, tại sao bạn lại kiếm được khoản thu nhập như hiện nay?

  2. Khái niệm về sự giàu có của bạn là gì?

  3. Nếu muốn kiếm thêm 2.000 đô−la vào cuối tháng tới, bạn có thể làm được những gì?

  4. Nếu muốn nâng mức thu nhập hộ gia đình lên 25% trong hai năm tới, bạn có thể làm được những gì?

  5. Nếu bạn muốn tăng gấp đôi mức thu nhập hiện nay thì sao? (Nếu bạn thực hiện thành công kế hoạch này, tôi rất muốn được đưa bạn vào danh sách những người đã thay đổi đáng kể mức thu nhập của mình. Nhớ chia sẻ với tôi trên trang www.LauraVanderkam.com nhé).

  6. Mức lương tối thiểu của bạn là bao nhiêu? Tức là, bạn cần phải kiếm được tối thiểu bao nhiêu đô−la/giờ để có thể duy trì cuộc sống tằn tiện một cách hợp lý? Từ những khoản chi tiêu chắt bóp của mình, bạn kiếm được bao nhiêu?

  7. Theo bạn, bạn sẽ cần bao nhiêu tiền cho khoản “ngân sách tự do” – hay khoản thu nhập định kỳ từ các hoạt động đầu tư – để có thể yên tâm ngừng làm việc? Bạn cần bao nhiêu để không phải đi làm trong hai năm?

  8. Nếu không phải đi làm nữa, thì bạn sẽ muốn làm gì với cuộc sống của mình? Tự thưởng cho mình nghỉ ngơi 1 – 2 năm để đi du lịch đó đây hay theo đuổi những thú vui khác. Sau đó bạn sẽ làm gì? Hãy miêu tả thật chi tiết hình ảnh của bạn trong một buổi sáng thứ hai.

  9. Bạn có thể đưa bất kỳ yếu tố nào trong tình huống trên vào công việc hiện tại không? Nếu bạn tự thưởng cho mình hai năm, khi đó bạn có thể thay đổi được điều gì?

PHẦN 3: CHI TIÊU

  1. Ngân sách hiện tại của bạn dành bao nhiêu phần trăm cho vấn đề nhà cửa và đi lại? Tỷ lệ đó đã hợp lý chưa? Nếu bạn giảm con số này đi 10%, bạn sẽ làm gì với số tiền dôi dư?

  2. Nếu thu nhập của bạn bị cắt giảm một nửa, liệu bạn vẫn có thể trang trải những khoản chi tiêu cơ bản?

  3. Theo bạn, bạn sở hữu bao nhiêu món đồ?

  4. Liệu có món đồ/dụng cụ nào bạn có thể dùng chung với hàng xóm, bạn bè hay họ hàng không?

  5. Hãy kiểm kê những món đồ bạn sở hữu – món nào bạn cho rằng là khoản chi tiêu tuyệt vời nhất? (Hãy chia sẻ thông tin chi tiết với tôi, để tôi bổ sung vào danh sách các khoản mua sắm khiến con người cảm thấy hạnh phúc nhất).

  6. Bạn sẽ tốn bao nhiêu tiền cho kỳ nghỉ cuối tuần lý tưởng, khiến bạn muốn lặp đi lặp lại mãi mãi?

Hãy tự hỏi bản thân 4 câu hỏi sau:

  • Bạn thích những hoạt động nào nhất? Hãy liệt kê ra 5 ý tưởng. Nếu có hoạt động nào thiếu tính khả thi, hãy nghĩ cách có được trải nghiệm tương tự mà tốn ít tiền hơn.

  • Chính xác thì bạn có thể thực hiện những hoạt động này vào khi nào? Hãy chọn kỳ nghỉ cuối tuần sắp tới và chia nhỏ thành từng khung thời gian khác nhau. Bạn cần chuẩn bị trước những gì?

    Tối thứ sáu:

    Thứ bảy:

    Tối thứ bảy:

    Chủ nhật:

    Tối chủ nhật:

    Những việc cần chuẩn bị:

    • Bạn cần làm gì để xử lý những công việc không mấy thú vị trong suốt kỳ cuối tuần đó? Bạn có thể dành ra một khoảng thời gian để làm việc nhà, việc lặt vặt và bất kỳ công việc gì mà bạn không muốn làm không? Hoặc phương án tốt hơn là: liệu bạn có thể lờ đi, giảm thiểu, hay thuê người khác làm giúp bạn những công việc này không?

    • Tất cả những việc này tốn hết bao nhiêu và bạn cảm thấy như thế nào về con số đó? Nhớ ghi chép các khoản chi tiêu và cảm giác của bạn trong suốt kỳ cuối tuần đó nhé. Bằng cách này, bạn sẽ biết chắc điều gì giúp bạn hạnh phúc và chi phí của nó là bao nhiêu.

  • Bạn có cho rằng chi phí biên khi nuôi thêm con sẽ giảm đi không? Bạn sẽ sẵn lòng hy sinh những gì khi số lượng thành viên trong gia đình bạn tăng lên? Thói quen chi tiêu của bạn sẽ thay đổi ra sao nếu số người trong gia đình bạn ít hơn?

  • Nếu bạn có trong tay tất cả tiền của trên thế gian – hay có mọi thứ mong muốn – liệu bạn có thay đổi cách chi tiêu cho con cái không? Tại sao? Theo bạn, quyết định đó sẽ thay đổi cuộc sống của lũ trẻ như thế nào?

  • Bạn đang dạy dỗ con những gì về chuyện tiền nong? Bạn học được gì từ bố mẹ? Bạn hy vọng lũ trẻ sẽ kế thừa và không kế thừa thói quen sử dụng tiền nong nào của bạn?

  • Việc gì bạn có thể làm được tốt hơn mọi người khác? Những hoạt động nào mang lại cho bạn niềm vui sướng lớn lao nhất? Hãy liệt kê một số năng lực chính của bạn.

    Bạn có thể dùng tiền ra sao để không phải đa đoan nhiều việc và có thể toàn tâm toàn ý sử dụng/trau dồi những năng lực chính của mình?

PHẦN 4: CHIA SẺ

  1. Những mục tiêu nào thực sự khích lệ tinh thần bạn? Khi đọc lướt qua một tờ báo, bạn chú ý đến loại bài viết vào? Những cộng đồng nào bạn đã từng tới thăm hay từng sinh sống và hiện nay bạn muốn góp phần cải thiện chúng? Đâu là những khoảnh khắc bước ngoặt trong cuộc đời bạn? Vấn đề gì khiến bạn bực mình? Nếu muốn tìm kiếm các ý tưởng, bạn có thể truy cập vào các trang web như DonorsChoose.org và GlobalGiving.org.

  2. Hiện tại, bạn dành bao nhiêu phần trăm thu nhập cho những hoạt động “vì xã hội” – như mua quà tặng và quyên góp từ thiện?

  3. Bạn muốn nhân đôi nhu cầu hay cơ hội nào?

  4. Bạn có thể quyên góp từ thiện như thế nào để vừa giúp bạn làm việc thiện, lại vừa giúp bạn xây dựng và củng cố các mối quan hệ xã hội?

  5. Hãy dành ra cho mình một khoản ngân sách nhỏ để làm những việc thiện nguyện vui vẻ. Bạn có thể làm gì để góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn với vẻn vẹn từ 5 đến 20 đô−la? Hãy nhận xét về những phương án khả thi sau khi đã thử nghiệm. Nhớ gửi e-mail cho tôi về những “hành động từ thiện quy mô nhỏ ngẫu nhiên”, để tôi có thể chia sẻ chúng với mọi người.

  6. Bạn có thể dùng tiền bạc hay thời gian của mình như thế nào để hỗ trợ các doanh nhân địa phương và góp phần tạo công ăn việc làm cho cộng đồng của bạn?

  7. Câu hỏi 1.750 đô-la: Hãy nghĩ về mức lương 17,5 đô-la/giờ. Bạn sẽ làm gì với 100 giờ của người khác? Đâu là những hoạt động nhàm chán mà dù có người hỗ trợ bạn vẫn muốn tự làm? Có việc gì mà bạn có thể bỏ tiền túi thuê người làm thay trong khi vẫn nâng cao được mức thu nhập của mình và/hoặc có được sự hài lòng thỏa mãn trong cuộc sống?

  8. Nếu bạn muốn là người tiêu dùng có trách nhiệm – trách nhiệm biến cộng đồng của mình thành một địa điểm khu biệt và hấp dẫn – thì bạn sẽ muốn lui tới cửa hàng nào thường xuyên hơn? Bạn sẽ mua những gì? Bạn nên tìm đến chuỗi cửa hàng hay các trang web bán hàng trực tuyến trong trường hợp nào?

  9. Liệu có thể “sống như một người nghèo có rất nhiều tiền trong tay” không? Bạn làm điều đó như thế nào?

  10. Cuộc sống hiện nay của bạn có cải thiện hơn so với cuộc sống của ông bà bố mẹ bạn ngày xưa không? Bạn có cho rằng con cái bạn sẽ còn khấm khá hơn bạn hay không?


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.