Tối Đa Hóa Năng Lực Bản Thân

Chương II. Tạo dựng chuyên môn



Cách thức tạo dựng và tối ưu hóa các kỹ năng của bạn theo thời gian

Rất dễ để sống cho qua ngày, để làm việc ở một mức độ “vừa đủ”, để xác định điểm đến và tới đích theo lịch trình sẵn có. Nhưng nếu muốn trở nên thực sự xuất sắc trong công việc, chúng ta cần đánh thức những khả năng tiềm ẩn để phát triển bản thân. Trí tuệ, tài năng và cả những thói quen của chúng ta đều có thể uốn nắn được đáng kể.

Đó là một tin tốt bởi thị trường – cho các kỹ năng, nghề nghiệp và những ý tưởng lớn – đang đổi thay nhanh chóng hơn bao giờ hết. Những lĩnh vực chuyên môn đang “nóng” ngày nay có thể sẽ không còn là những lĩnh vực được quan tâm trong 5 năm tới. Do đó, những người có thể thích ứng và cập nhật liên tục tài năng của họ sẽ có những lợi thế rõ ràng.

Chúng ta phải chấp nhận một tư duy nuôi dưỡng sự phát triển liên tục, dồn hết tâm sức của bản thân vào việc thực hành công việc của chúng ta thường xuyên và nghiêm ngặt đồng thời giám sát những thất bại cũng như thành công của chúng ta qua thời gian. Chúng ta cần phải đưa ra các tiêu chí cao và nâng dần chúng lên.

Nếu bạn muốn nổi bật trong thế giới này, thì việc bước ra khỏi vùng thoải mái của bạn – nuôi dưỡng những kỹ năng mới – chính là xuất phát điểm tuyệt vời.

Tập trung vào việc trở nên tốt nhất thay vì chỉ dừng lại ở mức tốt

— Heidi Grant Halvorson

Những người có năng khiếu xuất chúng – những người mà chúng ta thấy rất thông minh, sáng tạo và sâu sắc – thường đánh giá khả năng của họ không chỉ gay gắt hơn mà về cơ bản còn khác biệt so với những người khác. Mặt khác, những đứa trẻ tài năng thường lớn lên dễ bị tổn thương hơn và ít chắc chắn về bản thân chúng, ngay cả khi chúng là người tự tin nhất trong phòng.

Hiểu được nguyên do của điều này là bước đầu tiên trong việc nhận ra tiềm năng của bạn và tránh được những cạm bẫy mà mà bạn đã từng mắc phải trong quá khứ. Bước thứ hai là học cách thay đổi tư duy – điều mà bạn đã không nhận ra là mình có – và học cách quan sát công việc cũng như thế giới của bạn qua lăng kính mới, chính xác và nhiều động lực hơn.

Nhà phê bình nghiêm khắc nhất của bạn

Khi tôi còn là một sinh viên năm cuối tại Đại học Columbia, thầy cố vấn của tôi, Carol Dweck và một sinh viên khác, Claudia Mueller, đã tiến hành một nghiên cứu xem xét những tầm ảnh hưởng khác nhau của việc khen ngợi những học sinh lớp 5. Họ chú trọng đến tầm ảnh hưởng của những lời khen ngợi đến những niềm tin của một người về những gì họ có thể và không thể làm, và cách họ xử lý những khó khăn và thất bại xảy ra. Tất cả các học sinh thuộc nghiên cứu bắt đầu bằng việc nhận được một loạt các vấn đề tương đối dễ để giải quyết và sau đó đánh giá kết quả. Một nửa trong số chúng được khen ngợi tập trung vào khả năng thiên bẩm của bản thân (“Em đã làm rất tốt. Em hẳn phải rất thông minh!”). Một nửa còn lại được khen ngợi nhờ cố gắng. (“Em đã làm rất tốt. Em hẳn đã làm việc rất chăm chỉ!”).

Tiếp theo, mỗi học sinh lại được giao cho một loạt các vấn để nan giải hơn – thực tế chỉ có một vài học sinh đưa ra câu trả lời chính xác. Tất cả đều nói rằng, chúng đã “làm rất tệ”. Cuối cùng, chúng được giao gói vấn đề cần giải quyết thứ ba – dễ tương đương với gói thứ nhất – để xem mức độ nghiệm thất bại sẽ tác động như thế nào đến thành tích của chúng.

Dweck và Muller đã nhận thấy những đứa trẻ được khen ngợi về “sự thông minh” giải quyết thất bại trong gói vấn đề cuối kém hơn kết quả mà chúng đạt được ở gói đầu là 25%. Chúng có vẻ đã cho rằng thành tích kém của mình là do thiếu khả năng; kết quả là, chúng thích giải quyết những vấn đề đơn giản hơn và từ bỏ chúng nhanh chóng hơn. Mặt khác, những đứa trẻ được khen ngợi bởi sự cố gắng lại thể hiện được sự xuất sắc trong gói vấn đề cuối cao hơn gói đầu đến 25%. Chúng cho rằng khó khăn của chúng là do chưa cố gắng, và kết quả là, chúng đã tập trung nhiều hơn vào gói vấn đề cuối cùng và thậm chí rất thích thú với trải nghiệm đó.

Điểm quan trọng cần ghi nhớ đó là trong công trình nghiên cứu của Dweck và Muelle, không có sự khác biệt về khả năng trung bình giữa những đứa trẻ được khen là “thông minh” và những đứa trẻ được khen “có cố gắng” – tất cả đều làm tốt trong gói vấn đề đầu tiên, và gặp khó khăn trong gói vấn đề thứ hai. Điều khác biệt duy nhất là cách mà hai nhóm này được hướng dẫn giải thích cho khó khăn mà chúng gặp phải – điều có ý nghĩa với chúng khi vấn đề trở nên khó giải quyết. Những đứa trẻ được khen là “thông minh” sẽ nhanh chóng nghi ngờ khả năng của bản thân, mất tự tin và cho thấy hiệu quả kém hơn.

Những dạng phản hồi mà chúng ta nhận được từ cha mẹ, giáo viên, cố vấn khi chúng ta còn trẻ đã tác động rất lớn đến niềm tin mà chúng ta dựa vào để phát triển khả năng của mình – bao gồm cả việc liệu chúng ta có thấy việc phát triển khả năng thông qua thực hành và cố gắng là việc đương nhiên hay không đổi. Việc nói với một nghệ sỹ trẻ rằng cô ấy “thật sáng tạo”, “tài năng” hoặc “có tài năng thiên phú” ngụ ý rằng sự sáng tạo và tài năng đó là những phẩm chất mà người đó có thể có hoặc không. Kết quả rất rõ ràng: Khi một dự án hóa ra không hiệu quả hoặc tác phẩm của nghệ sỹ đó bị từ chối, cô ấy sẽ coi đó là bằng chứng cho thấy cô ấy không “sáng tạo” hoặc “tài năng”, hơn là coi phản hồi đó là dấu hiệu cho thấy cô ấy cần nỗ lực hơn nữa hoặc tìm ra một cách tiếp cận vấn đề hoàn toàn mới.

Hai kiểu tư duy: Tốt và tốt hơn

Chúng ta đều tiếp cận các mục đích mà chúng ta theo đuổi với một trong hai kiểu tư duy: mà theo cách gọi của tôi là tư duy “Trở nên tốt”, nơi mà sự tập trung được đặt cả vào việc chứng tỏ bạn có sẵn rất nhiều khả năng và rằng bạn biết đích xác những gì bạn đang làm, và tư duy “Trở nên tốt hơn”, tập trung vào việc phát triển khả năng của bạn và học hỏi những kỹ năng mới. Bạn có thể nghĩ đó là sự khác biệt giữa việc muốn chỉ ra rằng bạn thông minh so với việc muốn trở nên thực sự thông minh hơn.

Khi sở hữu tư duy “Trở nên tốt”, chúng ta luôn so sánh thành tích của mình với thành tích của người khác, để xem chúng ta đánh giá và công nhận tài năng của bản thân ra sao. Đây là lối suy nghĩ xuất phát từ việc chúng ta được nhận quá nhiều lời khen ngợi về “khả năng” và đi đến việc tin rằng những tài năng của chúng ta là thiên bẩm và không đổi. Đó cũng là lối suy nghĩ mà chúng ta vẫn thường chấp nhận một cách vô thức khi môi trường của chúng ta được đánh giá rất cao – khi công việc của chúng ta thường xuyên được đánh giá bởi những người khác. Đối với những công việc sáng tạo, điều này rất đúng – đánh giá và phê bình là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống của bất kỳ nghệ sỹ nào.

Vấn đề với lối suy nghĩ “Trở nên tốt” là nó sẽ khiến chúng ta dễ tổn thương khi mọi thứ trở nên khó khăn hoặc khi những người mà chúng ta đem ra để so sánh với bản thân quá xuất chúng. Chúng ta sẽ nhanh chóng nghi ngờ khả năng của bản thân (“Ôi không, có thể tôi không giỏi làm việc này”), và điều này tạo ra vô vàn những nỗi lo sợ. Trớ trêu thay, việc lo lắng về khả năng của bản thân sẽ khiến bạn thất bại nhiều hơn. Vô số những nghiêm cứu đã chỉ ra rằng không có gì cản trở hiệu suất của bạn lớn như nỗi sợ hãi hay lo lắng – đó là thứ giết chết sự sáng tạo.

Mặt khác, tư duy “Trở nên tốt hơn” thay vì dẫn tới việc tự so sánh và quan tâm đến tiến độ: Hôm nay tôi làm tốt đến mức nào, so với hiệu suất hôm qua, tháng trước hoặc năm trước? Tài năng và khả năng của tôi có phát triển theo thời gian không? Tôi có đang tiến gần hơn đến việc trở thành một chuyên gia sáng tạo như tôi mong muốn không?

Điều tuyệt vời về lối tư duy “Trở nên tốt hơn” là khả năng tự phục hồi. Khi nghĩ về những gì chúng ta đang làm ở dạng học hỏi và cải thiện khả năng, chấp nhận thực tế rằng chúng ta có thể mắc sai sót, chúng ta luôn giữ được động lực và kiên trì bất chấp mọi trở ngại. Chúng ta cũng nhận thấy công việc mà chúng ta đang làm thú vị, hấp dẫn và trải nghiệm hơn thay vì tuyệt vọng và lo lắng. Chúng ta trì hoãn ít hơn và lập kế hoạch tốt hơn. Chúng ta cảm thấy sáng tạo và đổi mới hơn đồng thời cũng ghi nhớ lý do chúng ta muốn làm công việc này từ đầu.

Thay đổi tư duy của bạn

Làm thế nào bạn có thể kiểm soát não bộ và thích nghi được với lối tư duy “Trở nên tốt hơn” trong công việc cũng như cuộc sống?

Cho phép bản thân được mắc sai lầm. Tôi không thể nói điều này có thực sự quan trọng hay không. Hãy bắt đầu với một dự án hoặc công việc mới hoặc bằng việc tự nhủ, “Ta có thể không biết cách làm nó ngay lập tức. Ta sẽ vấp phải một vài lỗi nhưng không sao.”

Mọi người thường rất lo lắng khi tôi nói với họ hãy cứ mắc sai lầm. Nhưng theo như các nghiên cứu của tôi và nhiều người khác đã chỉ ra, khi mọi người được phép phạm sai lầm, họ dường như ít phạm phải chúng hơn. Thường thì khi xử lý một dự án mới, chúng ta mong mọi việc diễn ra suôn sẻ cho dù nó khó khăn đến đâu. Đó là kiểu tư duy “Trở nên tốt”, vì vậy triển vọng sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Trớ trêu là tất cả áp lực trở nên tốt lại mang đến rất nhiều sai phạm, và hiệu suất kém xa việc tập trung vào tư duy trở nên tốt hơn.

Đề nghị giúp đỡ khi gặp rắc rối. Cần tới sự giúp đỡ không có nghĩa là bạn không có khả năng – trên thực tế, điều ngược lại mới đúng. Chỉ có những kẻ khờ mới tin rằng họ có thể tự làm mọi thứ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đề nghị giúp đỡ khi cần thực sự khiến mọi người nghĩ rằng bạn có nhiều khả năng hơn.

Hãy so sánh hiệu suất của bạn hôm nay với hiệu suất của bạn vào tuần trước hoặc năm ngoái, hơn là so sánh bản thân với những người khác. Tôi biết bạn thực sự khó tránh khỏi việc so sánh bản thân với những người khác, nhưng khi bạn thấy bản thân đang làm việc này, hãy tự nhắc rằng lối suy nghĩ này không đưa bạn đến đâu cả. Điều quan trọng là bạn đang cố gắng và cải thiện bản thân theo thời gian.

Hãy nghĩ đến sự tiến bộ thay vì sự hoàn hảo. Việc viết ra những mục đích của bạn theo bất cứ cách nào mà bạn thường nghĩ về chúng sẽ rất hữu ích – lợi thế là bạn có thể nghĩ về chúng với tư duy ”Trở nên tốt” – và sau đó hãy viết lại chúng, sự dụng ngôn ngữ tư duy “Trở nên tốt hơn”: sử dụng các từ như cải thiện, học hỏi, tiến bộ, phát triển, trưởng thánh, và trở nên. Ví dụ:

Mục đích trở nên tốt của bạn: Tôi muốn giỏi marketing chính công việc của mình.

Phiên bản trở nên tốt hơn: Tôi sẽ phát triển khả năng marketing công việc của mình và trở thành một nhân viên marketing hiệu quả hơn.

Kiểm chứng đức tin của bạn, và khi cần thiết, hãy thách thức chúng. Dù cho bạn được trao kiểu cơ hội học hỏi nào, bạn có thể sẽ không bao giờ thấy được sự cải thiện về lâu dài nếu bạn không tin vào khả năng có thể cải vấn đề. Việc tin rằng khả năng của bạn có giới hạn có thể hủy hoại bạn. Dù cho đó là trí thông minh, sự sáng tạo, khả năng tự kiểm soát, sự quyến rũ hay thể lực – khoa học đều cho rằng khả năng của chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng uốn nắn. Khi xét đến khả năng thành thục bất cứ kỹ năng nào, thì trải nghiệm, nỗ lực và sự kiên trì có ý nghĩa rất to lớn. Sự thay đổi luôn có thể xảy ra – không có khả năng nào được phát triển nếu thiếu đi sự cố gắng. Vì vậy, khi có suy nghĩ rằng, “Tôi không hề giỏi việc đó,” hãy nhớ rằng, bạn chỉ chưa giỏi làm việc đó mà thôi.

Giáo sư Heidi Grant Halvorson là một nhà nghiên cứu, tác giả, diễn giả kiêm phó giám đốc của Trung tâm Khoa học Động lực thuộc trường Kinh doanh Comlumbia. Bà là cộng tác viên thân tín của 99U, Harvard Business Review, Fast Company, WallStreet Journal và Huffington Post. Bà là tác giả của các cuốn sách như Succeed, Nine Things Successful, People Do Differently và Focus.

→ www.heidigranthalvorson.com

10029.jpg
10030.jpg

“Công việc là một hành trình

chứ không phải đích đến.”

— Elbert Hubbard

Phát triển sự tinh thông thông qua thực hành có chủ đích

— Tony Schwartz

Đó là một nghiên cứu nhỏ – chỉ với 30 đối tượng, có thể không đủ để mang tính thống kê – nhưng nó chứa đựng một nguồn thông tin rất phong phú về việc theo đuổi sự thành thục và những thành phần làm nên hiệu suất tuyệt vời.

K. Anders Erisson, chuyên gia hàng đầu thế giới về hiệu suất, đã tiến hành một nghiên cứu đối với 30 nghệ sỹ violon trẻ đăng ký vào Học viện Âm nhạc Tây Berlin, một trong những nhạc viện có yêu cầu đầu vào gắt gao nhất thế giới. Mục đích của Ericsson là tìm hiểu, ở cấp độ chi tiết nhất, không chỉ về điểm chung của các nghệ sĩ tài năng này, mà cả ở điểm khác biệt giữa họ. Tóm lại, những thực tế nào giúp họ đạt đến cấp độ cao nhất về sự xuất sắc?

Phát hiện chính của Ericsson hiện có vẻ quá xa xôi: cụ thể là cần 10.000 giờ dành cho thứ mà ông gọi là “thực hành có chủ đích” để đạt được sự thành thục thật sự ở bất cứ kỹ năng và khả năng nào. Nó cho thấy gần như bất cứ ai cũng có thể đạt đến sự xuất sắc trong gần như mọi thứ, nếu có đủ kiên trì và phản hồi về chuyên môn trong suốt quá trình. Khám phá này là nguyên lý cốt lõi của cuốn sách bán chạy Outliers (Những kẻ xuất chúng) của Malcolm Gladwell và nó cũng được trích dẫn trong hàng tá cuốn sách và bài báo khác, nhưng thực sự đó là một phần nhỏ trong những gì mà nghiên cứu này tiết lộ.

Không thể phủ nhận, thực hành là điểm cốt lõi của sự tinh thông. Trong nghiên cứu của Ericsson, ông chia các nghệ sỹ violon thành 3 nhóm dựa theo mức độ kỹ năng của họ theo đánh giá của các giáo viên. Nhóm có khả năng thấp nhất tập luyện không quá 90 phút mỗi ngày. Hai nhóm còn lại tập luyện trung bình khoảng 4 tiếng mỗi ngày, mỗi đợt không quá 90 phút và sau đó họ được nghỉ giải lao. Điểm khác biệt đáng chú ý nhất trong quá trình luyện tập của hai nhóm là nhóm đứng đầu bắt đầu chơi violon từ khi còn rất nhỏ và vì vậy, họ đã tích lũy được nhiều giờ tập luyện hơn nhóm thứ hai.

Nhưng tại sao, như nhiều nhạc sỹ trưởng thành, họ tập luyện theo gần như chính xác cùng một cách? Và tại sao cách tiếp cận đó cũng là đặc điểm của những người đạt thành tích cao nhất trong số các vận động viên điền kinh, kỳ thủ, nhà văn, các nhà khoa học và nhiều người khác nữa?

Câu trả lời bắt nguồn từ chính quan điểm của chúng ta. Chúng ta là những thực thể sống được tạo nên để di chuyển giữa việc sử dụng và tái tạo năng lượng. Chúng ta đạt hiệu suất cao nhất khi đồng điệu với những nhịp đập nội tại trong cơ thể. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta ngủ vào ban đêm và thức cả ngày. Buổi đêm, khi chúng ta ngủ hay tham gia vào Chu kỳ Hoạt động Nghỉ ngơi Cơ bản – theo 5 giai đoạn, từ chập chờn đến ngủ sâu và quá trình đó lặp lại cứ sau khoảng 90 phút. Chu kỳ tương tự này cũng diễn ra trong quãng thời gian ban ngày, ngoại trừ cứ 90 phút một lần, chúng ta đi từ trạng thái sinh lý tỉnh táo xuống trạng thái mệt mỏi.

Những nghệ sỹ trong nghiên cứu của Ericssion gần như hoàn toàn không nhận thức được những thực tế này, nhưng những người xuất sắc nhất trong số họ đã điều chỉnh những tín hiệu phát ra từ cơ thể. Gần như tất cả các thành viên trong hai nhóm đầu bắt đầu tập luyện từ sáng sớm, khi năng lượng của họ đạt mức cao nhất và số lượng phân tán ở mức thấp nhất. Khi họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, hay tiền gần đến mốc 90 phút, họ ngừng lại để nghỉ ngơi, và làm mới năng lượng của bản thân. Ericsson sau đó đã thừa nhận rằng 4 tiếng rưỡi là giới hạn mức độ tập trung tự nhiên cao nhất của một người vào mỗi nhiệm vụ trong bất cứ ngày nào.

Chúng ta có thể học hỏi được gì từ khoa học về hiệu suất cao

Những phát hiện này ẩn chứa những bài học rất cụ thể và mạnh mẽ đối với bất cứ ai đang kiếm tìm sự tinh thông. Bài học thứ nhất phải kể đến sức mạnh của thói quen. Thói quen là môt thái độ chính xác mà bạn thể hiện tại một thời điểm cụ thể do đó nó trở thành mặc định theo thời gian và không cần đến quá nhiều sự chú tâm hoặc năng lượng.

Hóa ra ý chí và kỷ luật được đánh giá quá cao. Mỗi chúng ta đều có một bể chứa năng lượng cần đến, và nó dần bị cạn kiệt mỗi khi chúng ta sử dụng để hoàn thành một việc. Nếu chúng ta sử dụng năng lượng khi thức dậy để quyết định xem hôm nay sẽ mặc gì, hoặc hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn trong buổi sáng, hoặc nhịn ăn một chiếc bánh đến sau bữa trưa, chúng ta sẽ còn rất ít năng lượng để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ tiếp theo nào. Một cách tiếp cận có trình tự đối với việc tập luyện giúp bảo tồn nguồn năng lượng hữu hạn và quý giá của chúng ta.

Bài học thứ hai về sự tinh thông từ những nghệ sỹ violon của Ericsson cho thấy cách tốt nhất để tập luyện là chạy nước rút trong thời gian giới hạn thay vì trong lượng thời gian vô hạn. Sẽ bớt nặng nề hơn trong việc huy động sự chú tâm vào những nhiệm vụ mà bạn đã rõ sẽ phải xuất phát từ đâu và kết thúc khi nào. Khả năng tập trung chuyên tâm vào một mục đích duy nhất là trọng tâm của việc làm chủ hoặc tinh thông bất cứ thách thức nào. Những khoảng thời gian hạn chế cũng khiến việc tránh được những phiền nhiễu như e-mail và mạng xã hội cũng trở nên dễ dàng hơn.

Bài học thứ ba có lẽ phản trực giác nhất. Đó là tầm quan trọng của sự phục hồi. Rất nhiều người trong số chúng ta lo sợ rằng việc dành thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng sẽ được coi là lười biếng. Nhiều hơn, lớn hơn, nhanh hơn, lâu hơn vẫn là tâm lý chiếm ưu thế trong phần lớn văn hóa các doanh nghiệp. Thực tế, nghỉ ngơi là một phần quan trọng trong quá trình đạt được những thành tích xuất sắc theo thời gian.

Tầm nhìn sâu sắc này dẫn đến một điều thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn. Khi Ericsson đề nghị các đối tượng trong nghiên cứu của ông đặt tên cho yếu tố quan trọng thứ hai trong quá trình cải thiện kỹ năng như một nghệ sỹ violon, câu trả lời chiếm đa số đó là ngủ đủ giấc. Cả hai nhóm đứng đầu ngủ trung bình 8,5/24 tiếng – bao gồm cả 20-30 phút chợp mắt vào buổi trưa. Nhóm có kỹ năng kém hơn chỉ ngủ 7,8 tiếng mỗi tối. Ngược lại, trung bình một người Mỹ ngủ từ 6-6,5 tiếng một đêm. Ngủ không chỉ giúp phục hồi mà còn cho phép não bộ củng cố và duy trì quá trình học hỏi vào ban ngày hiệu quả hơn. Những nghệ sỹ violon hàng đầu nhận ra được điều này bằng trực giác và ngủ đủ giấc.

Tạo ra quy trình cá nhân cho việc luyện tập kỹ lưỡng

Tôi biết phương pháp tiếp cận này hiệu quả, không chỉ bởi tôi đã hướng dẫn cho hàng ngàn người về nó trong 10 năm qua và quan sát kết quả, mà còn bởi đó là cách tôi đã từng học hỏi để làm việc hiệu quả hơn trong các dự án của mình.

Trong nhiều năm, tôi đã viết sách bằng cách ngồi trước bàn vào mỗi buổi sáng và ngồi lì ở đó cả ngày mà không có thời gian nghỉ ngơi cụ thể nào. Tôi luôn bị phân tán, không thể tập trung và thường kết thúc ngày làm việc trong sự kiệt sức cả về thể xác lẫn tinh thần cũng như cảm thấy thất vọng với kết quả đạt được.

Chỉ sau khi bắt đầu nghiên cứu khoa học về hiệu suất cao, tôi mới bắt đầu xây dựng một phần quy trình làm việc kiểu mới. Tôi vẫn ngồi ở bàn trước tiên vào mỗi buổi sáng khi viết sách, nhưng bây giờ, tôi chỉ tập trung viết chính xác trong khoảng thời gian 90 phút – không phải 85 hay 95 phút, sau đó, tôi nghỉ giải lao. Tôi có thể ăn một chút gì đó, chợp mắt, hay dành 10 phút để hít thở sâu, chạy bộ, mỗi hoạt đồng này nhằm tái tạo và phục hồi năng lượng.

Khi kết thúc việc tái tạo năng lượng của mình, tôi quay trở lại và làm việc theo đúng lịch trình cũ, thêm 90 phút nữa, trước khi nghỉ để tái tạo năng lượng lần hai. Sau đó, tôi quay trở lại bàn làm việc để hoàn thành nốt giai đoạn 90 phút cuối cùng trước khi ăn trưa – một dạng thức tái tạo năng lượng khác. Nếu có nhu cầu, tôi sẽ nghỉ trưa. Trong buổi chiều, tôi làm những công việc cần ít những đòi hỏi khắt khe hơn. Việc thực hành có chủ ý mà tôi đã lập ra về bản chất rất hữu ích. Tôi cảm thấy khoan khoái – được phục hồi – ngay cả khi công việc không mang lại những lợi ích rõ ràng. Nhưng nó tạo ra những lợi ích đáng tin cậy trong dài hạn.

Trong suốt những năm ngồi ở bàn làm việc và cố gắng tập trung trong ngày dài, tôi mất ít nhất 1 năm để cho ra đời một cuốn sách. Làm việc ít hơn một nửa số giờ mỗi ngày, với một mức độ tập trung cao, tôi đã hoàn thành hai cuốn sách gần đây của tôi trong chưa đến 6 tháng. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chất lượng suy nghĩ và lời văn của tôi – cảm giác của tôi về sự tinh thông – đã tăng lên một cách rõ rệt.

Đó có vẻ là một việc phi thực tế với phần đông chúng ta khi dành ra 4 tiếng rưỡi một ngày để làm mọi việc. Cứ cho là như vậy, hãy xét đến việc bắt đầu luyện tập đơn giản. Kỹ năng nào bạn muốn được phát triển nhất? Hãy nhớ rằng bạn sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nếu đó là điều mà bạn thực sự đang nghiêm túc nghĩ đến.

Tiếp theo, hãy dành ra một khoảng thời gian liên tục, khoảng 60 phút mỗi ngày để tập trung xây dựng kỹ năng mà bạn đã chọn, có thể là việc đầu tiên vào buổi sáng. Khi khả năng của bạn dần tăng lên, hãy tăng thêm 15 phút, và 15 phút nữa cho đến khi bạn đạt mốc 90 phút.

Ngược lại, hãy xem xét việc xây dựng một lịch trình luyện tập tương tự liên quan đến giấc ngủ. Nếu bạn đang ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi ngày – mức tối thiếu cho mọi người, nhưng khoảng 2,5 % trong số chúng ta cần được nghỉ ngơi hoàn toàn – hãy trải nghiệm bằng việc ngủ sớm 30 phút trong tuần đầu tiên. Theo dõi kết quả về cảm giác của bạn. Nếu bạn cảm nhận lợi ích của việc đi ngủ sớm này trong khoảng thời gian ban ngày, hãy tăng thêm 15 phút vào tuần thứ hai và 15 phút cho tuần thứ ba.

Tôi tin rằng trọng tâm của việc đạt được sự điêu luyện đang mở rộng biên độ những đợt sóng mà bạn tạo ra trong cuộc sống của mình. Khi làm việc, hãy tận dụng mọi thứ bạn có trong một khoảng thời gian ngắn. Khi cần nghỉ ngơi, hãy làm vậy để tái tạo năng lượng thực sự cho bản thân.

Mức trung bình là một trạng thái ổn định, không cao cũng không thấp. Nhưng thật không may, nó không mang lại sự hài lòng. Sự Tinh thông liên quan đến việc thường xuyên thúc đẩy bản thân vượt ra khỏi vùng thoải mái của bạn, đồng thời học cách phục hồi và chăm sóc bản thân. Tạo ra những đợt sóng nhịp nhàng sẽ giúp bạn không chỉ làm tốt hơn những việc bạn luyện tập, mà bạn còn cảm thấy mình có khả năng kiểm soát cuộc sống của bản thân hơn.

TONY SCHWARTZ là chủ tích kiêm CEO của The Energy Project, một công ty hỗ trợ các tổ chức cung cấp hiệu suất cao bền vững bằng cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đội ngũ nhân viên. Những cuốn sách mới nhất của Tony, Be Excellent at Anythingvà The Power of Full Engagement (đồng tác giả với Jim Loehr), đều là những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times.

→ www.theenergyproject.com

10099.jpg
10100.jpg

“Trăm hay không bằng tay quen.”

— E.F.SCHUMACHER

HỎI & ĐÁP:

Học cách sống ngoài vùng thoải mái của bạn

— Joshua Foer

Tác giả của những cuốn sách bán chạy, Joshua Foer, không phải là kiểu tác giả lặng lẽ quan sát từ bên lề. Sau khi nhận được danh hiệu Quán quân ghi nhớ của Mỹ vào năm 2005, Foer đã thấy vô cùng ấn tượng với thế giới lạ lẫm của những thách thức về hoạt động ghi nhớ (thẻ tốc độ, nhận dạng khuôn mặt, học thuộc lòng các bài thơ) và quyết định tự trở thành một chuyên gia ghi nhớ. Vào năm 2006, ông đã thành công, giành chiến thắng ở phần thẻ tốc độ trong 1 phút 40 giây. Trong quá trình luyện tập, Foer đã nghiên cứu cùng với Chuyên gia người Anh về Bộ nhớ, Ed Cooke về cách thức những người tài giỏi nhất – từ các quán quân về trí nhớ trong các cuộc thi đến những vận động viên hay các bác sỹ phẫu thuật – tiếp thu những kỹ năng mới. Chúng tôi đã trò chuyện với Foer về lý do tại sao việc thúc đẩy con người vượt ra ngoài “vùng thoải mái” của họ rất cần thiết cho việc tạo dựng chuyên môn theo thời gian.

Các giai đoạn của quá trình tiếp thu kỹ năng

Trong những năm 1960, các nhà tâm lý học đã xác định được 3 giai đoạn mà chúng ta phải trải qua trong quá trình tiếp thu những kỹ năng mới. Chúng ta bắt đầu ở “giai đoạn nhận thức”, trong đó, chúng ta tiếp nhận nhiệm vụ, khám phá các chiến lược mới để thực hiện chúng tốt hơn và phạm phải rất nhiều sai lầm. Chúng ta tập trung vào những việc chúng ta làm một cách có ý thức. Sau đó, chúng ta chuyển sang “giai đoạn kết hợp”, khi chúng ta phạm phải lỗi ít hơn và nhận thấy mọi thứ đang dần tốt hơn. Cuối cùng, là “giai đoạn tự trị”, khi chúng ta chuyển sang chế độ tự động và đưa kỹ năng ra sau chiếc tủ tâm ngôn của mình và ngừng chú ý đến nó.

Anh có thể giải thích về khái niệm “Cao nguyên bình ổn” được không?

Cao nguyên bình ổn là điểm mà khi chúng ta đạt đến giai đoạn tự quản và tự nhủ một cách có ý thức hoặc vô thức rằng, “Tôi cảm thấy ổn với kết quả khả quan mà tôi đã đạt được trong công việc”, và ngừng chú tâm đến sự tiến bộ của chúng ta. Chúng ta đều đạt tới trạng thái bình ổn này trong mọi việc mình làm. Chúng ta học lái xe khi chúng ta còn trẻ, và đầu tiên, chúng ta tiến bộ rất nhanh, nhưng khi đã lái xe thành thục, chúng ta ngừng tiến bộ một cách đáng kể.

Có một số nguyên tắc khái quát mà tất cả các chuyên gia sử dụng để thúc đẩy bản thân vượt khỏi “cao nguyên bình ổn”. Anh có thể miêu tả về chúng không?

Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu những chuyên gia trong mọi lĩnh vực khả thi mà bạn có thể tưởng tượng ra, từ những vận động viên đến các họa sỹ, tới những doanh nhân. Họ đã tìm ra một số nguyên tắc khái quát đầy bất ngờ, có xu hướng được sử dụng trong mọi lĩnh vực. Những nguyên tắc này giúp giải thích tại sao việc luyện tập của họ lại mang đến các kết quả trong quá trình đạt được các cấp độ chuyên môn mà những người khác không đạt được. Một trong những phát hiện quan trọng của họ đó là, nếu bạn muốn làm tốt một điều gì đó hơn, bạn không thể làm nó trong giai đoạn tự trị. Bởi bạn không tiến bộ được nhiều trong giai đoạn tự trị. Một điều mà các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực có xu hướng làm đó là sử dụng những chiến lược để giữ bản thân họ khỏi bước vào giai đoạn tự trị và luôn đi theo hướng ý thức của họ. Đó là cách bạn chinh phục những cao nguyên bình ổn này.

Vì vậy, các chuyên gia sẽ chắc chắn rằng họ luôn ở trong giai đoạn đầu của quá trình học hỏi?

Một điều mà các chuyên gia trong mọi lĩnh vực có khả năng làm khi họ đang trong quá trình thực hành đó là hoạt động ngoài vùng thoải mái và quan sát những sai lầm của bản thân. Những tay trượt ván xuất sắc nhất thế giới luôn dành nhiều thời gian luyện tập nhảy ở mức họ chưa làm được hơn những tay trượt kém hơn. Điều đó cũng đúng đối với các nhạc sĩ. Trong khi phần lớn các nghệ sĩ sẽ ngồi để tập luyện, chơi những đoạn mà họ đã giỏi. Tất nhiên, điều đó khó có thể mang lại thành công. Nhưng những nghệ sĩ giàu kinh nghiệm sẽ có xu hướng tập trung vào những phần khó, những phần mà họ chưa chơi tốt. Để trở nên tốt hơn ở một kỹ năng nào đó, bạn buộc phải nỗ lực luyện tập vượt ra khỏi những giới hạn của bản thân.

Những chuyên gia này dành bao nhiêu thời gian để luyện tập? Rất nhiều giờ? Hay chỉ tập trung vào đúng điểm?

Không có cách nào để giỏi làm việc gì đó hơn mà không dành thời gian tương xứng để luyện tập. Tuy nhiên, việc sử dụng thời gian hợp lý cũng quan trọng như số giờ bạn dành để luyện tập. Nếu không nghiêm khắc với việc tập luyện của bản thân và tập trung vào những phần khó, bạn sẽ khó có thể cải thiện được kỹ năng của mình.

Anh tập trung được vào những “phần khó” với tư cách một tác giả trong suốt sự nghiệp của mình bằng cách nào?

Tôi đã cố gắng tập trung vào những câu chuyện có thể thực sự thúc đẩy tôi. Ví dụ, dự án sách hiện tại buộc tôi phải dành rất nhiều thời gian sống ở khu rừng nhiệt đới tại Congo với bộ lạc người lùn Babenjele. Mỗi ngày ở đó là cả một thách thức đối với tôi. Nhưng nếu không thể tự thúc đẩy mình, bạn sẽ phát triển bản thân bằng cách nào?

Việc thu thập các phản hồi giữ vai trò như thế nào?

Các chuyên gia luôn khao khát và phát triển mạnh mẽ hơn nữa dựa trên các phản hồi thường xuyên và tức thời. Một ví dụ cho điều này có thể được tìm thấy trong lĩnh vực y khoa. Bạn có thể nghĩ rằng, các bác sỹ càng có nhiều thời gian thực hành, thì họ càng có tay nghề giỏi. Tuy vậy, có một lĩnh vực y học mà điều đó có vẻ không đúng: đó là chụp X-quang tuyến vú. Các bác sỹ thực hiện chụp X-quang tuyến vú để xác định khả năng mắc ung thư ở bệnh nhân không có xu hướng đưa ra dự đoán tốt hơn nếu họ có kinh nghiệm trong việc này. Điều khác biệt nằm ở phản hồi. Việc chụp X-quang tuyến vú có thể diễn ra vài tuần, vài tháng, hoặc vài năm trước khi bác sỹ đưa ra chẩn đoán bệnh nhân mắc hay không mắc bệnh. Mặt khác, một bác sỹ phẫu thuật có thể nhận được phản hồi chính xác và tức thời: Liệu bệnh nhân sau phẫu thuật có biểu hiện phục hồi sức khỏe hay không. Tuy nhiên, có một hướng đi mới cho vấn đề này: Các bác sỹ chụp X-quang tuyến vú cần được thường xuyên thử nghiệm với những tấm phim chụp cũ, để từ đó, họ có thể ngay lập tức nhận được phản hồi và học hỏi từ nó.

Anh đã học hỏi được gì từ huấn luyện viên trí nhớ của mình?

Ed Cooke là một trong những huấn luyện viên trí nhớ tốt nhất tại châu Âu. Tôi không thể trở thành Quán quân Trí nhớ tại Mỹ nếu không được anh ấy giúp đỡ. Anh ấy thúc ép tôi tập luyện và không ngừng phản hồi về cách tôi có thể cải thiện hiệu suất của bản thân.

Anh có nghĩ mình cũng có thể tự huấn luyện bản thân tốt như vậy không?

Thật khó để trở thành huấn luyện viên của bản thân, nhưng điều đó không phải là không thể. Điều cốt yếu là ta phải đưa ra các cơ cấu cung cấp thông tin phản hồi khách quan – và sẵn sàng chấp nhận những phản hồi đó và tận dụng chúng.

Đôi khi một cố vấn hoặc một huấn luyện viên không phải lúc nào cũng rảnh rỗi. Anh đưa ra các hệ thống phản hồi trong tình huống đó bằng cách nào?

Khi tự luyện cách ghi nhớ, tôi luôn thủ sẵn các phiếu theo dõi hiệu suất của bản thân rất tỉ mỉ. Chúng cho phép tôi thấy được điều gì hiệu quả và điều gì không. Những con số không biết nói dối.

Hoạt động một cách liên tục ngoài vùng thoải mái của bản thân là một yêu cầu cao. Liệu anh có bất cứ lời khuyên nào về cách luôn giữ được động lực để thúc đẩy bản thân không?

Nó giúp bạn có một cái nhìn mạnh mẽ và rõ nét về đích đến. Khi mọi thứ bắt đầu trở nên khó khăn, bạn cần phải có khả năng thấy được phần thưởng đang đợi mình ở cuối hành trình.

JOSHUA FOER là tác giả của cuốn sách bestseller, Moonwalking with Einstein: The Art and Science of Remembering Everything. Ông cũng cộng tác viết bài cho các tạp chí như New Yorker, National Geographic, Esquire, New York Times và nhiều nhà xuất bản khác. Ông còn là nhà đồng sáng lập Atlas Obscura và Sukkah City.

“Trong kỷ nguyên của những thay đổi mạnh mẽ, người học hỏi sẽ nắm giữ tương lai.”

— ERIC HOFFER

Thay đổi lại thói quen hàng ngày của bạn

— Scott H.Young

Bạn đã làm gì vào ngày hôm qua? Nếu giống như phần đông mọi người, bạn có thể sẽ cố gắng trả lời câu hỏi này bằng cách tập trung vào những quyết định mà bạn đã đưa ra. Có thể bạn đã quyết định nán lại nơi làm việc lâu hơn hoặc đi về sớm hơn. Có thể bạn quyết định giải quyết một vấn đề khó khăn hoặc đối đầu với sếp về một vấn đề mãi chưa được giải quyết. Những quyết định có chủ đích giống như vậy xuất hiện trong tâm trí của chúng ta bởi chúng ta đã rất nỗ lực để đưa ra chúng.

Nhưng bạn quyết định sẽ ăn gì vào bữa sáng hôm qua bằng cách nào? Hoặc bạn sẽ đi đường nào để đến nơi làm việc? Rất có thể là, không có nhiều lựa chọn được đưa ra. Bạn ăn bữa sáng mà bạn vẫn thường ăn. Bạn đi làm hàng ngày trên con đường mà bạn vẫn thường đi.

Nếu nghĩ kỹ, bạn sẽ biết có bao nhiêu quyết định “tự động” mà bạn đưa ra mỗi ngày. Nhưng những thói quen này không phải lúc nào cũng đơn giản như vệc chọn món cho bữa sáng. Sức khỏe, năng suất lao động, và sự phát triển nghề nghiệp của bạn đều được hình thành bởi những thứ bạn làm mỗi ngày – phần lớn bằng thói quen, không phải lựa chọn.

Ngay cả những lựa chọn bạn đưa ra có chủ đích cũng đều bị tác động mạnh mẽ bởi những mô hình tự động. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng suy nghĩ có ý thức được coi như là nguyên nhân dẫn đến hành động của chúng ta, chứ không phải hệ quả. Thay vì kích hoạt hoạt động, ý thức của chúng ta tìm cách giải thích tại sao chúng ta lại hành động như vậy với những mức độ thành công khác nhau. Điều này có nghĩa rằng ngay cả những lựa chọn chúng ta đưa ra một cách có chủ ý ít nhất cũng bị ảnh hưởng một phần bởi những mô hình vô thức.

Vì điều này, những gì bạn làm mỗi ngày tốt nhất nên được xem xét như một tảng băng trôi, với phần nổi là các quyết định có ý thức, còn phần chìm của tảng băng là nền tảng của thói quen và hành vi. Nhưng quan điểm này cũng không quá bi quan. Việc nhận ra rằng phần lớn các hành động của chúng ta được kiểm soát bởi thói quen có thể rất hữu ích. Một khi biết được rằng các mô hình đó chi phối phần đa cuộc sống của bạn, bạn có thể bắt đầu tìm cách để thay đổi chúng.

Lập trình sự hiệu quả

Khoảng 10 năm trước, tôi đã phát hiện ra một vấn đề trong cuộc sống của mình. Tôi luôn thất bại trong việc hoàn thành được những mục tiêu mà tôi đặt ra cho bản thân. Tôi muốn làm tốt dự án vốn rất cần thiết cho công việc kinh doanh của mình, nhưng tôi đã thất bại trong quá trình thực hiện. Giống như đa số mọi người, tôi đổ lỗi những thất bại đó cho sự lười biếng hoặc thiếu động lực.

Nhưng sau đó tôi học hỏi về các thói quen. Hóa ra ý chí là một nguồn lực hữu hạn – một thứ sẽ cạn kiệt khi sử dụng. Roy Baumeister đã tiến hành những thí nghiệm đầu tiên về hiện tượng này, được biết đến như là “sự suy giảm cái tôi”, chỉ ra rằng việc sử dụng ý chí trong lĩnh vực này sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng nó vào một công việc khác sau đó.

Điều này tương ứng với những gì tôi đã quan sát ở bản thân. Mỗi khi tôi muốn cố gắng làm tốt hơn ở công việc này, tôi sẽ thất bại với công việc khác. Tôi cảm thấy như mình đang chơi trò tung hứng công việc nhưng luôn làm rơi chúng.

Tạo ra thói quen sẽ góp phần tạo dựng sức mạnh vô cùng hấp dẫn. Nếu có thể đảm nhiệm các hoạt động tiêu hao ý chí, tôi sẽ thất bại trong việc thực hiện và dần biến chúng thành thói quen vô thức, sau đó, có thể tôi sẽ phải sử dụng “con tàu kéo” ý chí để thực hiện những việc khác.

Cách thay đổi một thói quen

Chìa khóa giúp thay đổi một thói quen là nhận ra sự thiếu hiệu quả của ý chí. Điều đó không có nghĩa ý chí là thứ không cần thiết, nhưng nó là một công cụ kém hiệu quả hơn nhiều những gì chúng ta nghĩ. Bởi ý chí của chúng ta có giới hạn, nó giúp chúng ta trở nên thông minh hơn trong cách hình thành những thói quen mới.

Nhờ đó, tôi nhận thấy rằng tốt nhất nên đầu tư mạnh vào giai đoạn đầu tiên trong quá trình hình thành thói quen mới để sau đó, nó sẽ hoạt động một cách tự động mà không cần đến các nguồn lực về kỷ luật tự giác của bạn. Tôi gọi đó là nguyên tắc tập trung, và nó đi ngược lại những phương thức mà mọi người sử dụng khi họ muốn thay đổi hành vi.

Nguyên tắc của sự tập trung

Tập trung có nghĩa là chỉ thay đổi mỗi lần một thói quen. Tôi phát hiện ra tốt nhất nên dành ít nhất một tháng để thực hiện một thói quen trước khi chuyển sang thói quen tiếp theo. Ví dụ, bạn muốn thức dậy sớm hơn, tập thể dục thường xuyên hơn, và giới thiệu một hệ thống tổ chức mới ở nơi làm việc. Bạn nhận ra rằng những nói quen hiện tại của bạn dành cho việc ngủ, sức khỏe và công việc đang hạn chế bạn và bạn muốn tạo ra những thay đổi tích cực.

Nếu giống như đa số người, bạn sẽ bắt đầu bằng việc giải quyết ba vấn đề cùng một lúc. Điều này có thể hiệu quả trong một thời gian ngắn. Nhưng sau một vài tuần, có điều gì đó sẽ khiến bạn gặp sơ suất trong các hoạt động mới. Đầu tiên, bạn có thể dựa hoàn toàn vào nỗ lực ý chí, vì vậy, khi một hành vi không đi theo đúng ý định, nó sẽ quay trở lại hành vi mặc định mà bạn đã sử dụng trước đó.

Có một cách hay hơn, đó là thực hiện lần lượt mỗi thói quen mới, chỉ nên tập trung vào một thói quen mới trong một tháng. Tháng đầu tiên, bạn tập trung vào việc dậy sớm hơn. Tháng thứ hai là vào việc tập thể dục đều đặn hơn. Tháng thứ ba đến lượt hệ thống mới cho công việc của bạn. Mặc dù ba ngày có thể không đủ để định hình một thói quen mới (một nghiên cứu đã đưa ra con số trung bình là 66 ngày để hình thành một thói quen), nhưng ít nhất 30 ngày cũng đủ giúp bạn cần đến ít nỗ lực hơn nếu gặp trở ngại.

Một số người có thể thấy phương pháp này khá chậm, nhưng trong thực tế, việc hình thành được một thói quen chỉ trong một tháng là quá nhanh. Trong một năm, bạn có thể:

  • Dậy sớm hơn
  • Tập thể dục thường xuyên hơn
  • Ăn uống hợp lý
  • Đưa ra một hệ thống sản xuất
  • Dành thời gian luyện tập có chủ đích cho nghề nghiệp của bản thân
  • Trở nên có tổ chức hơn
  • Đọc một cuốn sách hàng tháng
  • Cắt giảm thời gian sử dụng Internet vô ích
  • Luôn giữ hòm thư điện tử của bạn trống
  • Cắt giảm việc xem tivi
  • Học hỏi những kỹ năng mới
  • Duy trì việc viết nhật ký

Ngay cả nếu bạn chỉ thực hiện ¼ những điều trong danh sách trên, tôi đoán là bạn cũng có thể tạo nên thành quả đáng kể trong cuộc sống của mình. Nguyên tắc tập trung để thay đổi thói quen thực sự không hề chậm chạp. Thực tế, nó nhanh hơn nhiều việc đan xen thay đổi nhiều thói quen cùng lúc.

Nguyên tắc của sự nhất quán

Cái nhìn sâu sắc tiếp theo về việc thay đổi những thói quen mang tên điều kiện hóa cổ điển. Đây là một nguyên tắc tâm lý cơ bản được phát hiện đầu tiên bởi Ivan Pavlov thông qua thí nghiệm nổi tiếng của ông với các chú chó. Pavlov sẽ rung chuông và sau đó mang thức ăn đến cho các chú chó của ông. Chẳng bao lâu, những chú chó này sẽ chảy nước dãi mỗi khi nghe thấy tiếng chuông kêu, một dự đoán về việc được cho ăn. Hiện tượng chảy nước dãi này sẽ tiếp tục ngay cả nếu thức ăn không bao giờ được đưa tới, cho thấy những chú chó đã tự động thiết lập một mối liên hệ giữa tiếng chuông và thức ăn.

Bạn cũng có thể sử dụng điều kiện hóa cổ điển để tăng tốc quá trình thay đổi thói quen. Bằng việc tạo ra thói quen, bạn đang tập trung vào sự nhất quán, bạn tăng tốc thời gian cần thiết để hình thành thói quen một cách tự động.

Đây là lý do mà những chú chó bắt đầu chảy nước dãi khi chuông kêu. Nếu Tiến sĩ Pavlov chỉ rung chuông một vài lần, hoặc mang thức ăn dựa trên những hành động kích thích khác nhau, những chú chó có thể đã không thiết lập mối liên hệ này một cách tự động.

Sự nhất quán đồng nghĩa với việc bạn cố gắng thực hiện một thói quen theo cùng một cách vào mọi lần. Hãy tưởng tượng bạn muốn hình thành thói quen tập luyện có chủ đích đồng nghĩa với việc bạn tập trung vào một kỹ năng khó khăn mà bạn đang cố làm tốt để phục vụ nghề nghiệp của bản thân. Giả sử bạn muốn tập trung thực hiện nó trong khoảng 3 tiếng mỗi tuần.

Một cách giúp bạn thực hiện việc này là dành một tiếng mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần, khi bạn có thời gian cho thói quen mới đó. Trong một vài ngày, bạn có thể làm nó trước giờ làm, hoặc đôi khi vào cuối tuần nhưng cũng có thể vào các ngày trong tuần. Điều này có thể mang lại hiệu quả, nhưng không nhất quán. Và kết quả là, bạn có thể cần nhiều thời gian hơn để hình thành thói quen.

Thay vào đó, hãy tưởng tượng rằng bạn dành 35 phút mỗi ngày sau giờ làm việc để tập luyện kỹ năng này. Giờ đây, thói quen này đã trở nên nhất quán. Nó được thực hiện vào cùng các ngày trong tuần, trong cùng điều kiện, chính xác theo một cách. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian trước khi tập luyện thói quen của mình sau giờ làm nhằm biến nó trở thành một thói quen trong ngày của bản thân.

Với sự tập trung và tính nhất quán, bạn có thể thay đổi những thói quen của mình. Bằng cách thay đổi thói quen, bạn có thể thay đổi các hành vi kiếm soát phần lớn cuộc sống của bạn và cuối cùng là xác định được thành công của bản thân.

SCOTT H. YOUNG từng nghiên cứu về khoa học học hỏi, thay đổi thói quen và năng suất hiệu quả khi mới 17 tuổi. Ông đã viết rất nhiều sách điện tử, trong đó bao gồm Holistic Learning, hiện có sẵn trên website của ông.

 

“Thay đổi sẽ dẫn đến tầm nhìn nhiều hơn là tầm nhìn sẽ dẫn đến thay đổi.”

— MILTON ERICKSON

Hãy viết nhật ký để tạo ra chất xúc tác cho sáng tạo

— Teresa Amabile, Steven Kramer & Ela Ben-Ur

Andy Warhol có điểm gì tương đồng với tướng George Patton trong Thế chiến II? Và họ đều có điểm chung nào với nhà cải cách Che Guevara, nhà thiết kế có tầm nhìn xa Buckminster Fuller hay nhà văn Virginia Woolf? Đó là tất cả họ đều viết nhật ký.

Điều thú vị là, mặc dù nhật ký được rất nhiều người trong rất nhiều ngành nghề sử dụng, nhưng số lượng người viết nhật ký gắn liền với công việc sáng tạo lại rất ít. Wikipedia liệt kê 223 người viết nhật ký đáng chú ý; nghề nghiệp chính của một nửa trong số họ là về sáng tạo. Không chỉ bao gồm nhà văn, những người viết nhật ký như một việc tất yếu, mà cả những họa sỹ, nhà điêu khắc, nhà khoa học, kiến trúc sư, nhà thiết kế, nhạc sỹ, v.v… Nhiếp ảnh gia vĩ đại người Mỹ, Edward Weston đã viết đều đặn cuốnDaybooks của ông trong gần 30 năm.

Điều đó không phải ngẫu nhiên. Một cuốn nhật ký là nơi mọi người có thể giải khuây và khơi nguồn cảm hứng, có cái nhìn sâu sắc đối với những mô hình nổi bật, và có động lực để đạt đến được những tầm cao sáng tạo mới – nếu bạn biết cách sử dụng nó.

Tại sao lại phải viết nhật ký?

Những người sáng tạo thường làm việc độc lập, không có những đồng sự có thể giúp nắm bắt hoặc phát triển các ý tưởng. Nhưng ngay cả một nhóm và một tổ chức cũng hiếm khi cung cấp cho những người sáng tạo trong thời gian cần thiết, sự thấu hiểu và kiên nhẫn để nuôi dưỡng những hạt mầm ý tưởng của họ.

Một cuốn nhật ký có thể giúp lấp đầy các khiếm khuyết. Nó có thể đóng vai trò như một tấm cách âm và một người đồng hành sẽ không bao giờ quên những gì bạn nói. Những thứ đã từng bị cô lập hoặc bỏ qua trở thành những ý tưởng tiềm năng lâu dài và mạnh mẽ.

Phương tiện phổ biến tư tưởng này có rất nhiều chức năng, chức năng đơn giản nhất là lên kế hoạch. Rất nhiều bài viết trong cuốnThe Daybooks of Edward Weston (tạm dịch: Nhật ký của Edward Weston) đã tiết lộ ông đang tập trung vào những hành động tương lai để tối đa hóa các cơ hội nổi bật.

Những phần trích trong cuốn nhật ký và những bức ảnh sẽ được xuất bản trong số ra tháng 8 của tạp chí Creative Art… Dường như những may mắn của tôi là thay đổi vì những điều tốt đẹp hơn. Giờ đây, tôi cần phải dành tất cả thời gian rảnh của mình để cắt sửa bản thảo.

– Edward Weston, 23 tháng 05 năm 1928.

Đương nhiên, Weston có thể sử dụng một cuốn lịch đơn giản hoặc một danh sách việc phải làm để lên kế hoạch cho những bước tiếp theo. Nhưng hãy chú ý đến nhận xét của ông rằng may mắn của ông dường như đang thay đổi. Điều mà một cuốn lịch không thể mang lại hiệu quả, nhưng một cuốn nhật ký thì có thể, đó là giúp bạn suy nghĩ về bức tranh cuộc đời bạn và công việc sáng tạo của bạn – nó nằm ở đâu, nó có ý nghĩa gì, và đâu là đường hướng mà bạn muốn nó nắm giữ.

Những cuốn nhật ký có thể là những công cụ đặc biệt hữu ích để nắm giữ một cách chính xác những sự kiện tích cực. Trong cuốn sách của ông, Thinking, Fast and Slow (Tư duy nhanh và chậm, được Alpha Books mua bản quyền và phát hành), nhà tâm lý học Daniel Kahneman đã phân biệt giữa trải nghiệm và trí nhớ, ghi chú rằng bộ nhớ của một người về một trải nghiệm có thể được thay đổi một cách dễ dàng. Kahneman mô tả một người có thể tận hưởng một buổi hòa nhạc tới tận phút cuối, cho đến khi có một tiếng động rất khó chịu trong sảnh buổi hòa nhạc xuất hiện. Người đàn ông đó nói rằng tiếng động này đã làm hỏng cả buổi nghe nhạc của anh ta. Nhưng thực tế không phải vậy, đương nhiên, anh ta đã tận hưởng buổi hòa nhạc cho đến thời điểm tiếng động xảy ra. Chính bộ nhớ của anh ta đã làm hỏng buổi hòa nhạc đó.

Bằng việc viết nhật ký hàng ngày, bạn sẽ giảm được nguy cơ mà một sự kiện nào đó gần đây nhất sẽ làm thay đổi ký ức của bạn về trải nghiệm trong ngày. Vì vậy, khi bạn cảm thấy mình vừa hoàn thành một điều gì đó, hãy viết nó ra ngay, trước khi một khách hàng hoặc một người chỉ trích có cơ hội để nói điều gì đó làm giảm cảm giác về sự tiến bộ.

Đây là một trong những lý do quan trọng nhất để viết một cuốn nhật ký: nó có thể giúp bạn ý thức hơn về sự tiến bộ của mình, do đó, trở nên thích thú với ngày làm việc của bạn. Theo bài viết sau, Weston nhận xét về cách mà kỹ thuật chụp ảnh của ông đã được cải thiện, cho phép ông khiến nghệ thuật ngày càng hiệu quả và đáng hài lòng bằng cách nào.

Tôi tin mình đã không ngoa khi nói rằng những điều tiêu cực là những điều quan trọng nhất mà tôi đã từng làm… Kỹ thuật của tôi ăn khớp với cách nhìn của tôi – hai hoặc ba điều hơi quá thời gian, nhưng có thể xuất bản được mà không cần chỉnh sửa…

– Edward Weston, 23 tháng 05 năm 1928.

Trong nghiên cứu của chúng tôi về những cuốn nhật ký của hơn 200 chuyên gia đang tập trung vào các dự án sáng tạo bên trong những tổ chức, chúng tôi phát hiện ra rằng động lực quan trọng nhất là có được sự tiến bộ trong công việc. Khi những chuyên gia tự nhìn thấy bản thân họ tiến bộ ở thứ mà họ quan tâm – ngay cả sự tiến bộ đó rất nhỏ – họ chắc chắn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và càng gắn bó với công việc của họ. Hơn nữa, khi vui vẻ hơn và chuyên tâm hơn, họ sẽ đưa ra các ý tưởng mới hơn và giải quyết nhiều vấn đề một cách sáng tạo hơn. Đó là lý do tại sao Weston đã rất phấn khởi khi nói rằng “kỹ thuật của tôi ăn khớp với tầm nhìn của tôi.”

Để đưa ra các ý tưởng dù lớn hay nhỏ và để biến chúng thành hiện thực, bạn cần phải không lo lắng về những “điều nhỏ nhặt”, cảm giác về sự tiến bộ và hướng đi, cũng như một tầm nhìn xa về cuộc sống của bạn. Trong Chu kỳ viết Nhật ký trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ tóm tắt ba chức năng (và một số chức năng khác) mà một cuốn nhật ký có thể đảm nhiệm – nếu bạn thực sự gắn bó với nó.

Chu kỳ viết nhật ký

2 Cách sử dụng cuốn nhật ký của bạn

Cuốn nhật ký của bạn có thể chỉ hoạt động như một phương tiện phổ biến tư tưởng nếu bạn sử dụng nó đều đặn – và lắng nghe nó. Đối với đa phần chúng ta, giữ thói quen viết nhật ký có thể rất khó, đặc biệt khi mới bắt đầu. Ngày cả những người chuyên viết nhật ký, như nhà văn người Scotland của thế kỷ XIX, Walter Scott, cũng cũng đã phải đấu tranh để tiếp tục viết nhật ký.

Khi xao nhãng việc viết nhật ký trong 2 hoặc 3 ngày, tôi đã cạn dần nhiệt huyết để viết tiếp, và bỏ trắng nó trong nhiều ngày và nhiều tháng…

– Sir Walter Scott, ngày 1 tháng 1 năm 1829

Hình thành thói quen viết nhật ký đơn giản là một việc rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn phát triển bản thân dễ dàng hơn và tự thúc đẩy bản thân nhiều hơn. Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu bằng bước tiến đơn giản. Thay vì tuyên bố sẽ thực hiện nó trong quãng đời còn lại, hãy cam kết viết nhật ký của bạn mỗi ngày trong một tháng. Việc bạn bỏ viết hôm nay sẽ khiến bạn dễ dàng từ bỏ vào ngày tiếp theo, như Scott đã lý giải cho sự mất tinh thần của mình.

Chọn thời điểm thích hợp, khoảng 10 phút cho bản thân. Lý tưởng thì, khung giờ này nên nhất quán mỗi ngày, để giúp bạn xây dựng thói quen. Và để hình thành nên tác nhân kích thích bộ nhớ để bạn không quên. Một vài chương trình viết nhật ký trực tuyến sẽ nhắc nhở bạn hàng ngày. Hoặc bạn có thể để cuốn nhật ký và bút ngay cạnh bàn của mình. Bạn sử dụng phương tiện nào không quan trọng, miễn sao bạn thích thú khi sử dụng.

Một trở ngại khác là việc nghĩ ra thứ để viết. Walter Scott tiếp tục dòng nhật ký phía trên:

Trong khoảng thời gian này, không có gì đặc biệt diễn ra cần ghi chú lại. Cùng những hoạt động ấy, những trò giải trí ấy… Tôi rất khó nghĩ khi cầm bút lên và nghi ngờ liệu có đáng ghi lại những thứ vô nghĩa như vậy không. Nhưng tôi ghét bị đánh bại vậy nên hãy thiết lập một thói quen tốt hơn!

– Ngài Walter Scott, ngày 1 tháng 1 năm 1829

Bạn nên viết gì, đặc biệt là trong những ngày mà bạn cảm thấy như chẳng có gì đáng để ghi lại? Hãy viết về điểm nổi bật nhất trong một ngày; chắc chắn mỗi ngày, đều có một điều gì đó xảy ra.

Không có một công thức thần kỳ nào, như đã được chứng minh với vô vàn điều đáng kinh ngạc mà các chuyên gia viết nhật ký nổi tiếng tập trung vào. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc phản ảnh và viết về bất kỳ điều gì dưới đây đều rất hữu ích:

  • Sự tiến bộ, ngay cả một bước tiến nhỏ trong công việc mà bạn quan tâm
  • Bất cứ ai hoặc bất cứ điều gì đã giúp hoặc cản trở sự tiến bộ của bạn
  • Những mục tiêu và kế hoạch, đặc biệt một kế hoạch để đạt được sự tiến bộ vào ngày mai
  • Những vấn đề hoặc “những việc cần làm” mà có thể là nguyên nhân khiến bạn căng thẳng vì chúng thường xuyên xoáy qua tâm trí bạn
  • Bất cứ thứ mang lại cho bạn niềm vui hoặc sự hài lòng, ngay cả nếu nó chỉ là một thời khắc thoáng qua.

Dù hành động suy nghĩ và viết, bản thân nó, có thể rất có lợi, nhưng bạn sẽ nhân sức mạnh của cuốn nhật ký lên nếu bạn xem lại nó một cách thường xuyên – nếu bạn lắng nghe những gì cuộc sống của bạn đang nói với bạn. Theo định kỳ, có thể là một tháng một lần, hãy dành thời gian để thư giãn và đọc lại những trang nhật ký của mình. Và vào dịp năm mới, hãy hình thành thói quen hàng năm bằng cách đọc lại những gì của năm cũ. Chúng tôi tin bạn sẽ vô cùng ấn tượng trước những suy nghĩ sâu sắc mà bạn có, đặc biệt nếu bạn đang tìm kiếm một số đầu mối quan trọng.

Hãy cảnh giác với những mô hình mới nổi, và ghi lại chúng nếu bạn bắt gặp. Có kiểu dự án nào mà bạn cảm thấy sẽ tạo ra sự tiến bộ đặc biệt ổn định hoặc cảm thấy đặc biệt gắn kết? Cụ thể, hãy thử xác định những nguồn ý nghĩa tuyệt vời nhất trong công việc của bạn – một dạng dự án mà bạn cảm thấy mình thực sự tạo nên sự khác biệt. Chúng là những manh mối về những thứ sẽ thúc đẩy bạn mạnh mẽ nhất và điểm bạn cần tập trung năng lượng để đạt đến sự tiến bộ trong tương lai.

Có một ý tưởng có vẻ đầy hứa hẹn – có lẽ là một ý tưởng mà bạn hoàn toàn đã lãng quên? Điều này có thể báo hiệu rằng những gì bạn đã từng học hỏi kể từ khi có ý tưởng đó, hoặc những gì đã thay đổi trong thế giới quanh bạn, hiện khiến nó có giá trị và khả thi hơn.

Theo dõi những tiến bộ của bản thân cũng như nghề nghiệp của bạn, những tiến bộ mà không thể được nhìn thấy qua từng ngày. Việc nhìn thấy sự tiến bộ đó có thể là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ.

Tìm kiếm các vấn đề và trở ngại thường xuyên; lên kế hoạch tấn công chúng. Tập trung vào những hành động ngắn hạn – một điều mà bạn có thể làm trong ngày kế tiếp – và hành động dài hạn – điều mà bạn có thể làm trong tháng tiếp theo.

Cuối cùng, cho phép bản thân một vài phút để cảm thấy hài lòng với những kỹ năng mà bạn đã phát triển và biết ơn những người đã giúp đỡ bạn. Đây là cuộc sống của bạn, hãy thưởng thức nó. Tập trung vào các chủ đề qua ngày, mà khi đan xen chúng lại với nhau, chúng sẽ tiết lộ nhiều điều về những gì bạn đã đạt được và con người bạn. Tuyệt vời nhất là, khi nhìn thấy câu chuyện xuất hiện, bạn có thể chủ động tạo ra thứ mà bạn muốn tạo ra và con người bạn muốn trở thành.

TERESA AMABILE là giáo sư kiêm giám đốc nghiên cứu tại Trường Kinh doanh Harvard và đồng tác giả, với STEVENKRAMER, cuốn sách The Progress Principle. Họ là các nhà tâm lý học, nghiên cứu những gì khiến con người hạnh phúc, được thúc đẩy, làm việc hiệu quả và sáng tạo trong công việc.

→ www.progressprinciple.com

ELA BEN-UR là một nhân viên có 13 năm kinh nghiệm làm việc tại IDEO (Công ty tư vấn đổi mới và thiết kế) đồng thời là giáo sư tại Olin College. Thông qua công ty của bà, i2i Experience, bà làm việc như huấn luyện viên kiêm tư vấn về đổi mới thiết kế lấy con người làm trung tâm.

Bí quyết bỏ túi

Xây dựng chuyên môn

• Ngừng cố gắng để “trở nên tốt”

Hãy cho phép bản thân bạn được phép mắc lỗi. Một khi ngừng cố gắng trở nên tốt (và trông có vẻ thông minh), bạn có thể tập trung vào những thách thức thú vị có thể giúp bạn trở nên tốt hơn.

• Chạy hết tốc lực để đạt đến sự tinh thông

Dành thời gian để thường xuyên “chạy nước rút” cho những công việc mà bạn quan tâm nhất thuộc những dự án hoặc kỹ năng quan trọng mà không bị phân tán. Sau đó hãy thưởng cho bản thân một giờ nghỉ ngắn.

• Tránh “cao nguyên bình ổn”

Tập trung luyện tập những công việc khó khăn khi phát triển những kỹ năng mới. Nhờ áp lực, bạn biết mình tiến bộ ra sao trong những lúc gặp khó khăn.

• Khao khát những phản hồi

Đưa ra một phương thức thu thập phản hồi – dù bạn tự theo dõi những tiến bộ của bản thân hay thuê một huấn luyện viên. Đó là yếu tố cần thiết nhất để phát triển và học hỏi.

• Biến việc tạo dựng thói quen trở thành một thói quen

Cố gắng thay đổi một thói quen quan trọng trong vòng một tháng. Nếu có thể tạo ra những hành vi giúp bạn làm tốt công việc một cách tự động, thì việc đạt được thành công hơn nữa sẽ rất dễ dàng.

• Việc quan sát thường nhật dẫn đến sự tiến bộ

Theo dõi sự tiến bộ của bạn bằng việc bỏ ra vài phút mỗi ngày để viết nhật ký. Việc thực hành này sẽ giúp bạn xác định được những trở ngại, quan sát các mô hình và khảo chứng thành công.

Việc quan sát thường nhật dẫn đến sự tiến bộ


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.