Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế

CHƯƠNG 8 : ( TIẾP)



ÁP DỤNG HỆ THỐNG LIÊN KẾT

Bây giờ, chúng ta hãy cùng thảo luận một số ví dụ áp dụng Hệ Thống Liên Kết để ghi nhớ các dữ kiện dưới đây.

CHỦ ĐỀ 1: VẬT LÝ SƠ CẤP

Trong ví dụ đầu tiên, chúng ta hãy cùng thảo luận một thứ thật đơn giản. Giả sử bạn muốn ghi nhớ những đặc tính cần có của một dụng cụ đo nhiệt độ hiệu quả.

Một dụng cụ đo nhiệt độ hiệu quả cần có các đặc tính sau đây

1. Dễ đọc nhiệt độ.

2. Sử dụng an toàn.

3. Không đắt.

4. Nhạy với sự thay đổi nhiệt độ.

5. Có phạm vi đo nhiệt độ lớn.

Xác định từ khóa.

Điều đầu tiên chúng ta cần làm là xác định từ khóa trong mỗi đặc tính liệt kê phía trên. Xin nhớ rằng, không phải tất cả các từ đều quan trọng như nhau. Do đó, chúng ta chỉ cần ghi nhớ một hay hai từ khóa có tác dụng giúp chúng ta nhớ lại toàn bộ ý nghĩa của từng đặc tính. Những từ khóa được gạch dưới bên trên.

Hình dung.

Bước tiếp theo là tạo một hình ảnh cho dụng cụ đo nhiệt độ, và từng hình ảnh cho mỗi đặc tính kể trên. Xin nhớ rằng nếu đặc tính đó có nghĩa trừu tượng, chúng ta phải dùng Kỹ Thuật Âm Thanh Tương Tự hoặc Kỹ Thuật Gợi Nhớ để tạo hình ảnh tương tự.

Việc đầu tiên là chúng ta cần hình dung chủ đề chính, dụng cụ đo nhiệt độ. Hãy tưởng tượng trong tâm trí bạn hình ảnh một dụng cụ đo nhiệt độ khổng lồ bằng thủy tinh với một bóng đèn thủy ngân ở đầu và các gạch đo nhiệt độ màu đen dọc theo thân.

Bây giờ, chúng ta hãy tạo ra các hình ảnh cho tất cả năm đặc tính. Đặc tính đầu tiên là “dễ đọc”. Vậy thì bạn có thể hình dung một người đang đọc một quyển sách màu xanh dày rất nhanh, lật tới lật lui các trang sách.

Từ khóa tiếp theo là từ “an toàn”. Vì bạn không thể hình dung được từ “an toàn”, chúng ta sẽ dùng Kỹ Thuật Âm Thanh Tương Tự. Để hình dung từ “an toàn”, bạn có thể nghĩ đến hình ảnh một cái tủ an toàn lớn màu đen, bằng kim loại với một ổ khóa to tướng.

Với từ khóa “không đắt” tiếp theo, chúng ta sử dụng Kỹ Thuật Gợi Nhớ (tự hỏi mình xem bạn nghĩ đến gì đầu tiên) để tạo hình ảnh đại diện cho từ khóa này. Trong trường hợp này, bạn có thể tưởng tượng đến một túi đựng toàn tiền xu loại “500 đồng” để đại diện cho từ “không đắt”.

Từ khóa tiếp theo là từ “nhạy”. Một lần nữa, sử dụng Kỹ Thuật Gợi Nhớ, chúng ta có thề hình dung cảnh một cô gái đang khóc vì cô ấy cực kì nhạy cảm.

Và từ khóa cuối cùng “phạm vi lớn”, chúng ta có thể sử dụng Kỹ Thuật Gợi Nhớ để hình dung một phạm vi bắn súng cực lớn.

Liên tưởng.

Sau khi tạo ra các hình ảnh cho từng ý, chúng ta có thế liên kết chúng lại với nhau để tạo một câu chuyện nghịch lý với nhiều chuyển động, hài hước, nhiều màu sắc để tận dụng các nguyên tắc khác của Trí Nhớ Siêu Đẳng.

Ví dụ: Bạn hình dung có một dụng cụ đo nhiệt độ khổng lồ bằng thủy tinh có bóng đèn thủy ngân và các gạch đen trên thân đo.

Lạ lùng thay, nó có thể hoạt động như một con người. Dụng cụ đo nhiệt này đang đọc một quyển sách dày màu xanh, lật qua lật lại các trang rất nhanh (nhắc bạn nhớ tới đặc tính “dễ đọc”). Bất ngờ, nó tìm thấy giữa các trang sách một tủ sắt an toàn bằng kim loại với một ổ khóa to tướng (nhắc bạn nhớ tới đặc tính “an toàn”). Nó hào hứng mở tủ sắt đó ra nhưng lại chỉ thấy một túi nhỏ đựng toàn tiền xu loại “500 đồng” (nhớ từ “không đắt”). Thất vọng, dụng cụ đo nhiệt độ bắt đầu khóc (nhớ đến “nhạy”). Những giọt nước mắt của nó rơi vào phạm vi tập bắn của một siêu xạ thủ và bị bắn vỡ tung tóe (nhớ đến “phạm vi lớn”).

KIỂM TRA TRÍ NHỚ

Hình dung câu chuyện này trong tâm trí và thử kiểm tra trí nhớ của bạn. Từ câu chuyện này, bạn có thế nhớ lại năm đặc tính của dụng cụ đo nhiệt độ không?

CHỦ ĐỀ 2: LỊCH SỬ SINGAPORE

Giả sử bạn phải ghi nhớ bảy ảnh hưởng tới sự chiếm đóng của Nhật lên Singapore như trình bày dưới đây:

Những ảnh hưởng từ sự chiếm đóng của Nhật

1. Không có luật pháp và trật tự.

2. Xảy ra xung đột dân tộc và bạo động.

3. Đảng Mã Lai ra đời.

4. Rối loạn xã hội và cộng đồng.

5. Những vấn đề kinh tế.

6. Nhu cầu về cao su Mã Lai giảm.

7. Uy tín của Anh Quốc giảm.

Các từ khóa được gạch dưới nhằm giúp bạn nhớ được các ý.

Nguyên tắc vẫn như cũ: xác định từ khóa trong mỗi ý chính, tạo hình ảnh tượng trưng và liên tưởng các hình ảnh đó trong mỗi câu chuyện nổi bật. Xác định từ khóa và hình dung.

Xin nhớ rằng bạn chỉ cần chọn một hay hai từ khóa để nhớ lại từng ý. Những từ khóa bạn cần hình dung được gạch dưới bên trên.

Liên tưởng.

Bây giờ chúng ta sẽ kết hợp tất cả những hình ảnh lại để tạo thành một câu chuyện nghịch lý, hài hước.

Ví dụ, bạn có thể hình dung một ông người Nhật mập đang đi kiếm việc (nhớ tới “ảnh hưởng từ sự chiếm đóng của Nhật”). Cuối cùng, ông ta tìm được việc làm luật sư vì xã hội đang hỗi loạn (nhớ tới “luật pháp”). Là luật sư, ông ta phải bào chữa cho một chú ngựa phạm tội phân biệt chủng tộc (nhớ tới “xung đột dân tộc”). Chủ của con ngựa này là một thành viên trong Đảng Mã Lai (nhớ tới “Đảng Mã Lai”). Bất thình lình, chú ngựa đánh rắm hôi thối đến mức khiến cho mọi người hỗn loạn (nhớ tới “rối loạn xã hội”) và làm sập các tòa nhà văn phòng lớn (“vấn đề kinh tế”). Hàng ngàn quả bóng cao su từ trên tìa nhà rớt xuống (“nhu cầu cao su giảm”) và trúng vào một người Anh làm ông ta bị té (“uy tín Anh Quốc giảm”).

Kiểm tra trí nhớ.

Bây giờ, sau khi hoàn tất bài thực hành bằng việc áp dụng Hệ Thống Liên Kết, bạn hãy viết ra bảy ảnh hưởng từ sự chiếm đóng của Nhật.

CHỦ ĐẦU 3: KINH TẾ HỌC CƠ BẢN

Đây là một môn học phổ biến khi vào đại học. Chúng ta hãy củng dành chút thời gian trong phần này. Giả sử bạn phải ghi nhớ tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu về số lượng của một mặt hàng. Các yếu tố này là:

1. Giá cả mặt hàng đó.

2. Giá cả của những mặt hàng liên quan khác.

3. Thị hiếu.

4. Phân bô thu nhập.

5. Dân số.

Để nhớ được các yếu tố này, hãy tưởng tượng “nhu cầu về số lượng” như một đứa trẻ đang khóc vòi mẹ để ăn bánh ngọt. Chiều con, người mẹ đi đến một tiêm tạp hóa nhưng thấy rằng giá bánh quá đắt (“giá cả”). Cho nên, bà ta mua kẹo sôcôla với giá rẻ hơn (“giá cả mặt hàng liên quan”). Đứa trẻ ăn kẹo và cảm thấy thích hơn cả bánh ngọt (“thị hiếu”). Đứa trẻ hào hứng đến mức nó vô tình làm đổ bình mực lên thảm. Vết dơ loang ra toàn bộ thảm (“phân bố thu nhập”). Mực tràn ra thảm thành từng vết ố (âm thanh làm nhớ đến từ “dân số”). Hãy tưởng tượng hình ảnh trong tâm trí vả kiểm tra trí nhớ của bạn sau đó.

CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÝ SƠ CẤP

Giả sử bạn đang học môn địa lý và phải nhớ các thông tin về bảo tồn đất trồng như sau:

Có sáu cách bảo tồn đất trồng:

1. Cày ruộng bậc thang.

2. Đắp đồi cao.

3. Đắp bờ.

4. Luân canh.

5. Gặt tưới.

6. Bồi đắp đất trồng bằng phân bón.

Một lần nữa, làm theo các bước xác định từ khóa (gạch dưới) nhằm giúp bạn nhớ lại các ý, tạo hình ảnh tượng trưng và kết hợp chúng thành câu chuyện.

Đây là một trong các phương pháp bảo tồn đất trồng dễ dàng. Hãy tưởng tượng các mẫu đất trồng đang truyền tai nhau về việc bảo tồn thiên nhiên (nhắc bạn về việc “bảo tồn đất trồng”). Sau khi nghe về cảnh đẹp bên ngoài những ngọn đồi xanh rì (nhớ đến từ “đắp đồi”) và đi dạo dọc các bờ biển (nhớ đến từ “đắp bờ”). Vào ban đêm, chúng thay phiên canh cho nhau ngủ (nhớ đến từ “luân canh”). Một đêm nọ, một ngọn gió lớn ác độc tước mất quần áo của chúng (nhớ đến từ “gặt tưới”). Quá xấu hổ, chúng lấy cây trồng làm quần áo nhưng lại bị phân làm vấy bẩn (nhớ từ “phân bón”).

NĂM BƯỚC GHI NHỚ

Bạn đã thấy việc ghi nhớ một danh sách các ý chính rất dễ dàng. Nói một cách ngắn gọn, bạn nên tuân thủ năm bước cơ bản dưới đây để đạt kết quả tốt nhất.

1. Xác định từ khóa nhằm giúp bạn nhớ từng ý chính, thậm chí nhớ cả chủ đề.

2. Chuyển từ khóa thành hình ảnh tượng trưng.

3. Kết hợp tất cả các hình ảnh thành một câu chuyện hết sức nghịch lý và hài hước.

4. Vẽ lại diễn biến của câu chuyện ra giấy.

5. Ôn lại các hình ảnh của câu chuyện ít nhất ba lần.

Khi thực hành nhiều, bạn sẽ khám phá ra Hệ Thống Liên Kết là một công cụ hữu hiệu trong học tập. Nó giúp “ghi khắc” các sự việc vào não bộ chúng ta và nhờ vậy bạn lưu trữ thông tin nhanh hơn và lâu dài hơn, thay vì bạn phải “nhai đi nhai lại” những kiến thức khô khan nhiều lần. Hệ thống này cũng giúp việc học trở nên thú vị hơn.

ỨNG DỤNG NÂNG CAO CỦA KỸ THUẬT ÂM THANH TƯƠNG TỰ: HỌC TỪ VỰNG (NGOẠI NGỮ)

Kỹ thuật này đặc biệt có ích trong việc giúp bạn học ngoại ngữ (ví dụ Tiếng Anh) hoặc học một môn học đòi hỏi bạn phải nhớ định nghĩa của nhiều từ phức tạp.

Ý tưởng.

Sử dụng Kỹ Thuật Âm Thanh Tương Tự để tìm một hoặc vài từ thay thế có cách phát âm giống với một từ trừu tương mà bạn muốn học. Từ thay thế này nên là từ dễ hình dung. Sau đó, tạo ra một câu chuyện liên kết tất cả những hình ảnh của những từ thay thế vào ý nghĩa thật sự của từ trừu tượng đó.

Một vài ví dụ:

Hãy cùng xem xét những từ dưới đây và ý nghĩa của chúng mà bạn phải ghi nhớ.

Poignant – Nỗi đau sâu sắc.

Cách nhớ:

Trước tiên, bạn hãy chia từ trừu tượng thành nhiều âm tiết nếu cần thiết. Trong trường hợp này, chúng ta có âm “poig” và “nant”. “Poig” phát âm giống từ “point” (mũi nhọn) và “nant” phát âm giống từ “nun” (bà sơ). Bạn hãy tưởng tượng hình ảnh một mũi nhọn đâm vào 1 bà sơ gây ra vết thương sâu đau đớn. Do đó, mỗi khi bạn nghĩ đến từ “poignant”, bạn sẽ nhớ đến định nghĩa “nỗi đau sâu sắc”.

Exhort – khuyên bảo.

Cách nhớ:

Một lần nữa, chia từ này thành hai âm “ex” và “hort”. “Ex” phát âm giống như từ “axe” (cây búa) và “hort” phát âm giống từ “hot” (nóng). Hãy tưởng tượng mỗi lần ba của bạn khuyên bảo bạn chuyện gì, ông cầm một cây búa có lưỡi được đun nóng đe dọa để bạn chú ý đến. Khi bạn nghĩ đến từ “exhort”, bạn sẽ nhớ tới ý nghĩa khuyên bảo.

Pumice – đá lửa.

Cách nhớ:

“Pumice” phát âm giống từ “pool” (hồ) và “mice” (chuột). Để liên kết các từ thay thế nào, bạn có thể tưởng tượng một miệng núi lửa chứa đầy nước tạo thành hồ và có những con chuột đang bơi trong hồ.

Prodigy – thiên tài.

Cách nhớ:

Bạn có thể tưởng tượng hình ảnh một chuyên gia (professional) đi đào (digging) mỏ chất khoáng. Sau đó ông ta ăn chất khoáng đó và trở thành thiên tài.

Salient – Nổi bật nhất.

Cách nhớ:

“Salient” phát âm giống từ “sail” (lái thuyền) và “ant” (kiến). Hãy tưởng tượng hình ảnh một chú kiến thành thạo lái tuyền và trở thành chú kiến nổi bật nhất. Do đó, khi bạn nghĩ về từ “Salient”, bạn sẽ nghĩ ngay đến nghĩa “nổi bật nhất”.

Forebear – Tổ tiên.

Cách nhớ:

Hãy tưởng tượng tổ tiên của bạn là một người luyện thú. Ông nổi tiếng về huấn luyện được bốn (four) con gấu (bear) chơi đánh quần vợt đôi. “Four bear” có cách phát âm tương tự như “focebear”. Một lần nữa, “focebear” nhắc bạn nhớ đến “tổ tiên”

Đọc qua các ví dụ trên và tưởng tượng các hình ảnh trong tâm trí bạn, bạn hãy viết ra các ý nghĩa của những từ tiếng Anh mới mà bạn vừa học. Bên phải mỗi từ, bạn hãy viết ra ý nghĩa của từ đó.

Đến đây là kết thúc chương về phát triển Trí Nhớ Siêu Đẳng dành cho từ. Chúng ta sẽ cùng thảo luận việc phát triển Trí Nhớ Siêu Đẳng dành cho số.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.